HỌC VIỆN HÀNG KHƠNG VIỆT
NAM KHOA VÂṆ TẢI HANG KHƠNG
¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾
TIỂU LUÂṆ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu của Việt Nam
khi xảy ra dịch Covid-19. Đề xuất giải pháp tăng tổng
cầu nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Mã lớp học phần: 010100010501
Sinh viên thực hiện:
Vũ Thị Thùy Linh
Nguyễn Thị Ánh Linh
Ngô Thị Thao Trinh
Vương Quốc Bảo
Nguyễn Thị Phương Huyền
Nhóm: 6
TP. Hồ Chí Minh – 2021
i
NHẬN XÉT CỦA GIẢẢ̉NG VIÊN CHẤM BÀI 1
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 1
NHẬN XÉT CỦA GIẢẢ̉NG VIÊN CHẤM BÀI 2
………………………………………………………………
………………………………………………………………
………………………………………………………………
Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 2
ii
Bảng phân công nhiệm vụ
iii
iv
MỤC LỤC
1.
Lời mở đầu.............................................................................................................
1.1.
Mục tiêu nghiên cứu:.................................................................................
1.2.
Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................
2.
Cầu thị trường................................................................
2.1.
Khái niệm cầu............................................................................................
2.2.
Luật cầu.....................................................................................................
2.3.
Các hình thức thể hiện cầu........................................................................
2.4.
2.5.
2.3.1
Biểu cầu..........
2.3.2
Đường cầu.......
2.3.3
Hàm cầu..........
Các yếu tố tác động đến cầu......................................................................
2.4.1
Giá cả hàng hó
2.4.2
Giá cả hàng hó
2.4.3
Thu nhập ngườ
2.4.4
Số lượng ngườ
2.4.5
Kỳ vọng trong
2.4.6
Thị hiếu người
2.4.7
Chính sách chí
Một số yếu tố khác....................................................................................
iv
3.
Thực trạng cầu thị trường Việt Nam trong gia
3.1.
Giới thiệu về cầu thị trường Việt nam giai đoạn
3.2.
Thực trạng cầu Việt Nam giai đoạn COVID-19..
3.3.
3.2.1
Thực
3.2.2
Thuậ
3.2.3
Khó
3.2.4
Chín
Đánh giá thực trạng cầu và chính sách chính phủ
3.3.1
Ưu đ
3.3.2
Nhượ
3.3.3
Bài h
4.
Giải pháp...................................................................
4.1.
Các giải pháp cụ thể:...........................................
4.1.1
Ngắn
4.1.2
Dài h
5.
Kết luận....................................................................
6.
Tài liệu tham khảo.................................................
v
1.
Lời mở đầu
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự
báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong năm
nay. Dựa trên tình hình hiện tại, nhóm nghiên cứu tìm hiểu các tác động tiềm ẩn của
đợt bùng phát đại dịch COVID-19 đối với kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu này đi đôi
với một mức độ đáng kể các yếu tố không chắc chắn. Cụ thể là, khi xảy ra đại dịch
COVID-19, các dự đoán được kiểm tra lại và điều chỉnh lại mỗi tuần kể từ khi bắt
đầu xảy ra đợt bùng phát đại dịch.
Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác. Do vậy,
các kịch bản và dự đoán liên quan đến các tác động đối với kinh tế Việt Nam cũng
tương quan với các tác động đối với kinh tế của các nước khác sau đợt bùng phát
đại dịch COVID-19.
1.1.
Mục tiêu nghiên cứu:
Qua việc nghiên cứu phân tích tổng cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu,
liên hệ sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến tổng cầu của Việt Nam khi xảy ra
dịch COVID-19 từ đó phân tích thất bại của thị trường, khi thị trường không vận
hành hiệu quả, cũng như miêu tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc
cạnh tranh hồn hảo. Từ đó đề xuất giải pháp tăng tổng cầu nhằm kích thích tăng
trưởng trong thời gian tới
1.2.
Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng hệ thống phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu, bảng biểu, thống kê,
phương pháp bảng hỏi, khảo sát nhằm phân tích tổng cầu và các nhân tố ảnh hưởng
đến tổng cầu của Việt Nam khi xảy ra dịch COVID-19 . Từ đó đề xuất giải pháp
tăng tổng cầu nhằm kích thích tăng trưởng trong thời gian tới
1
1.3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là phân tích tổng cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu
của Việt Nam khi xảy ra dịch COVID-19 trong giai đoạn 2019-2020.
Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam khi xảy ra dịch COVID-19 trong giai đoạn
2019-2020. Số liệu về phân tích tổng cầu được thu thập từ năm 2019 đến năm 2020.
2. Cầu thị trường
2.1.
Khái niệm cầu
Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua và có
khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các
yếu tố khác không đổi.
Lượng cầu (QD) là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua
muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất
định.
Muốn mua biểu thị nhu cầu cảu người tiêu dùng về một hàng hóa hoặc dịch
vụ nào đó. Sẵn sàng mua biểu thị có khả năng mua, khả năng thanh tốn. Thực thế
cho thấy, nếu thiếu một trọng hai yếu tố muốn mua và có khả năng mua thì sẽ
khơng tồn tại cầu. Cầu khác nhu cầu, nhu cầu là những mong muốn, sở thích của
người tiêu dùng, nhưng có thể khơng có khả năng thanh tốn. Nhu cầu của con
người là vơ tận, chẳng hạn: Một sinh viên đang sống và học tập tại Hà Nội tranh thủ
mấy ngày nghỉ lễ muốn vào thành phố Đà Nẵng bằng máy bay để thăm họ hàng
nhưng anh ta khơng có đủ tiền để mua vé máy bay vì vậy khơng có cầu của sinh
viên này về vé máy bay. Ngồi ra, khi phân tích cầu của người tiêu dùng nào đó
chúng ta phải ứng vào một khơng gian và thời gian cụ thể. Ví dụ, cầu về phở buổi
sáng khác buổi trưa. Trong thực tế, người ta hay nói đến cầu thị trường thay vì cầu
cá nhân bời các hiện tượng kinh tế thường được dự đốn bởi hành vi của một đám
đơng chứ không phải hành vi của một cá thể.
2
Cầu là một đại lượng quan trọng trong nền kinh tế, biểu thị sức mua của thị
trường từ đó để các doanh nghiệp có thể sản xuất một lượng hàng hóa tương ứng
đáp ứng vừa đủ nhu cầu này khơng gây ra dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa trên thị
trường. Bên cạnh đó cầu cũng là một đại lượng ảnh hưởng tới mức giá cân bằng của
hàng hóa trên nền kinh tế thị trường.
2.2.
Luật cầu
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá và lượng cầu biến thiên ngược chiều
nhau. Tức là nếu giá cả hàng hóa tăng thì tổng cầu thị trường sẽ giảm một lượng
tương ứng tùy theo mức độ co dãn của cầu đối với từng loại hàng hóa ngược lại nếu
giá cả hàng hóa giảm thì tổng cầu thị trường sẽ tăng. Quy luật cầu cho thấy sự thay
đổi biến thiên của lượng cầu thị trường đối với một hàng hóa khi mức giá thay đổi
một lượng nhất định.
Giá cả tăng thì lượng cầu giảm: P ↑ thì QD ↓
Giá cả giảm thì lượng cầu tăng: P ↓ thì QD ↑
Hầu hết các loại hàng hóa (dịch vụ) trên thị trường đều tuân theo quy luật cầu, chỉ
có một số rất ít hàng hóa không tuân theo quy luật cầu, ngược với luật cầu được gọi
là hàng hóa Giffen. Hàng hóa giffen do nhà thống kê và kinh tế học Ser Rober
Giffen (1837-1910) người Anh đưa ra. Hàng hóa gọi là Giffen khi mà tác động thu
nhập đủ lớn để làm lược cầu giảm khi giá giảm. Điều này có nghĩa là đường cầu
dốc lên (như đường cung). Trường hợp này hiếm khi xảy ra và ít được quan tâm
trong thực tế.
Ví dụ: Một khu vực xảy ra lũ lụt và bị cô lập dẫn đến giá lương thực-thực phẩm
tăng nhưng cầu về những mặt hàng này không hề giảm mà lại tăng.
3
2.3. Các hình thức thể hiện cầu
2.3.1 Biểu cầu
Biểu cầu là bảng chỉ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn
sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Biểu cầu là một bảng số liệu gồm ít nhất hai cột: mức giá và lượng cầu trên thị
trường tương ứng với từng mức giá. Biểu cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá bán và
lượng cầu hàng hóa hay dịch vụ trên thị trường. Tại mỗi mức giá khác nhau, thị
trường sẽ phản ứng với một lượng cầu khác nhau. Thường khi giá càng cao thì
lượng cầu sẽ càng ít hơn và ngược lại.
Ví dụ: Cho biểu cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng như sau:
Bảng cầu về cà phê trên thị trường thành phố X trong một tháng
Giá (USD)
50
45
42
40
39
2.3.2 Đường cầu
Đường cầu: đường cầu là đường biểu thị mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu
của hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Đường cầu là đường dốc xuống từ trái
qua phải thể hiện mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu. Nếu trong trường
hợp các yếu tố khác khơng đổi, mức giá hàng hóa tăng lên thì sẽ làm lượng cầu về
hàng hóa giảm xuống dẫn tới đường cầu di chuyển lên trên và ngược lại. Khi giá
hàng hóa dịch vụ giảm sẽ kích thích làm tăng lượng cầu dẫn tới đường cầu di
chuyển xuống dưới. Nếu các yếu tố ngoài giá thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường
cầu sang hai phía của đồ thị. Bất kỳ yếu tố nào làm tăng lượng cầu sẽ làm đường
cầu dịch chuyển sang bên phải gọi là tăng cầu và ngược lại. Độ dốc đường cầu là
4
thể hiện cho mức độ phản ứng của thị trường với giá của hàng hóa và độ dốc của
mỗi loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau trong mỗi giai đoạn).
5
Độ dốc của đường cầu thường được xác định bởi cơng thức:
ΔP
ΔQ
P
PA
A
ΔP
PB
ΔQ
D
O
QA
QB
Q
Hình 1. Đồ thị đường cầu
2.3.3 Hàm cầu
Hàm cầu: là một hàm tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu đối
với hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hóa. Hàm cầu được
biểu diễn như sau : Qxd = f (Px, Py, I, N, T, E, …)
Trong đó
Qxd là lượng cầu hàng hóa trên thị
trường Px là giá của hàng hóa hoặc dịch
vụ đó Py là giá của hàng hóa liên quan
I là thu nhập của người tiêu dùng
N là số lượng người mua trên thị trường
T là thị hiếu tiêu dùng
E là kỳ vọng
6
Hàm cầu sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới lượng cầu hàng
hóa và dịch vụ. Tùy thuộc từng yếu tố khác nhau sẽ có một mức độ ảnh hưởng khác
nhau lên tổng cầu. Nhà nghiên cứu tại mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng hàm cầu để
nghiên cứu xem yếu tố nào ảnh hưởng nhiều tới hàm cầu để có thể xây dựng được
chiến lược kinh doanh phù hợp để có thể kích cầu với từng loại hàng hóa và dịch vụ
của doanh nghiệp.
2.4. Các yếu tố tác động đến cầu
2.4.1 Giá cả hàng hóa
Giá cả là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới cầu hàng hóa và cũng là yếu tố quan
trọng nhất. Giá cả là mức giá mà tại đó người mua sẵn sàng chi/ thanh toán một
khoản tiền tương ứng để mua/ sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ đó. Khi giá hàng hóa
hoặc dịch vụ tăng thì người tiêu dùng có xu hướng giảm đi lượng cầu của cá nhân
bởi vì giá hàng hóa vượt quá khả năng chi trả của người tiêu dùng. Khi giá hàng hóa
hoặc dịch vụ giảm thì sẽ kích thích nhu cầu mua của người tiêu dùng, tại một mức
giá thấp hơn phù hợp với khả năng thanh tốn, người tiêu dùng sẽ mua/ sử dụng
hàng hóa hoặc dịch vụ nhiều hơn từ đó tăng lượng cầu. Giá cả là yếu tố ảnh hưởng
cốt lõi tới cầu chính vì vậy chính phủ ln phải sử dụng các chính sách giá nhằm ổn
định thị trường, kiểm sốt cũng như kích thích thị trường.
2.4.2 Giá cả hàng hóa liên quan
Giá cả của hàng hóa liên quan ảnh hưởng tới tâm lý tiêu dùng khi người tiêu
dùng đứng giữa sự lựa chọn các hàng hóa trong giỏi hàng hóa. Trong kinh tế học,
giá của hàng hóa bổ sung và thay thế là hai loại hàng hóa liên quan mật thiết tới
tổng cầu về hàng hóa trên thị trường.
Hàng hóa thay thế là hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy tương
tự hoặc giống nhau và có thể thay thế nhau để đáp ứng được nhu cầu khách hàng
mặc dù mức độ thỏa mãn có thể khác nhau. Khi giá của một hàng hóa tăng thì khả
7
năng người tiêu dùng sẽ quay về lựa chọn các sản phẩm thay thế của nó để có thể
phù hợp với khả năng thanh toán cá nhân và ngược lại. Mặc dù đối với từng loại
hàng hóa thay thế sẽ đáp ứng một mức độ khác nhau trong nhu cầu khách hàng
nhưng người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận để có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản với
một mức giá tương ứng phù hợp.
Hàng hóa bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với
một hàng hóa hoặc dịch vụ khác. Thơng thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc khơng
có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc
dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm. Khi giá của một loại
hàng hóa tăng sẽ dẫn tới cầu hàng hóa đó giảm đồng thời cầu của hàng hóa bổ sung
cũng giảm và ngược lại. Chính vì vậy giá của hàng hóa bổ sung có mối quan hệ mật
thiết và thuận chiều nhau, khi một loại hàng hóa tăng hay giảm giá đều dẫn tới sự
thay đổi trong cầu của hàng hóa bổ sung với nó.
2.4.3 Thu nhập người tiêu dùng
Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định mau gì và
bao nhiêu đối với người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người
tiêu dùng. Nếu thu nhập tăng khiến cho người tiêu dùng có cầu cao hơn đối với một
loại hàng hóa khi tất cả các yếu tố khác là không đổi, ta gọi hàng hóa hóa đó là hàng
hóa thơng thường. Trong hàng hóa thơng thường lại có hàng hóa thiết yếu và hàng
hóa xa xỉ. Hàng hóa thiết yếu hàng hóa được cầu nhiều hơn khi thu nhập tăng lên
nhưng sự tăng cầu là tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ như sự tăng của thu nhập. Có một
số loại hàng hóa và dịch vụ mà khi các yếu tố khác là không đổi, thu nhập tăng sẽ
làm giảm cầu tiêu dùng. Loại hàng hóa này được gọi là hàng hóa thứ cấp. Đối với
loại hàng hóa này, thu nhập tăng khiến người tiêu dùng có cầu về hàng hóa này ít đi
và thu nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.
8
Khi xét một hàng hóa nào đó là hàng hóa xa xỉ, thông thường hay thứ cấp
người ta thường xác định tại một không gian và thời gian cụ thể. Một loại hàng hóa
có thể vừa là hàng hóa thơng thường vừa là hàng hóa thứ cấp. Cùng với sự gia tăng
thu nhập của người tiêu dùng theo thời gian, một hàng hóa, dịch vụ là hàng bình
thường hơm nay có thể trở thành một hàng thứ cấp trong tương lai.
2.4.4 Số lượng người tiêu dùng
Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại. Chẳng
hạn, những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là mặt hàng thiết yếu
nên số lượng người mua trên thị trường những mặt hàng này rất lớn, vì vậy, cầu đối
với những mặt hàng này rất lớn. Ngược lại có những mặt hàng chỉ phục vụ cho một
nhóm người tiêu dùng như rượu ngoại, nước hoa, nữ trang cao cấp, kính cận thị, ...
do đó, số lượng người tiêu dùng đối với những mặt hàng này tương đối ít nên cầu
đối với mặt hàng này thấp. Dân số nơi tồn tại củ thị trường là yếu tố quan trọng
quyết định quy mô thị trường. Cùng với sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các
loại hàng hóa đều có thể gia tăng.
2.4.5 Kỳ vọng trong tương lai
Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa
có thể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người
tiêu dùng kỳ vọng giá cả sẽ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên.
Ngược lại, kỳ vọng về giá giảm trong tương lai sẽ làm sức mua ở hiện tại chững lại,
cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống.
Ví dụ về ngành công nghiệp ô tô, vài tháng trước khi tung mẫu xe mưới ra
thị trường, các nhà sản xuất thường thông báo giá của mẫu xe năm sau sẽ tăng để
kích thích cầu xe của năm nay. Bên cạnh đó, nếu ngưới tiêu dùng kỳ vọng thu nhập
của họ tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống, người tiêu dùng sẽ giành
tiền để đầu tư và tiêu dùng thêm trong tương lai.
9
2.4.6 Thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu người tiêu dùng là sở thích cũng như thói quen của người tiêu dùng.
Mỗi người đều có một thị hiếu khác nhau. Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng
có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng. Thị hiếu ảnh hưởng nhiều đến
lựa chọn loại mặt hàng đồng thời là giá cả hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng
chi trả. Nếu một mặt hàng phù hợp với sở thích của người tiêu dùng, họ sẵn sàng bỏ
ra một khoản tiền lớn hơn để mua/ sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ. Thị hiếu thường
do thói quen, sở thích cũng như văn hóa mơi trường và có thể thay đổi theo thời
gian bởi quảng cáo và xu hướng thị trường. Khi các biến khác không đổi, thị hiếu
của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng sẽ làm cầu tăng và sở thích
người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến giảm cầu.
2.4.7 Chính sách chính phủ
Các chính sách của chính phủ tác động trực tiếp tới cầu thị trường. Bằng
những biện pháp khác nhau, chính sách chính phủ sẽ làm thay đổi nhu cầu thị
trường có thể tăng hoặc giảm tùy vào từng giai đoạn và mục tiêu của chính sách.
Chính phủ có thể sử dụng những công cụ như thuế, ngân sách nhà nước hoặc chi
tiêu nhà nước. Khi nhà nước tăng thuế với một mặt hàng sẽ làm giá mặt hàng đó
tăng lên, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua ít đi và ngược lại khi thuế giảm tức
người tieu dùng được hỗ trợ một phần về giá sẽ kích thích họ mua hàng. Ngồi ra
việc chính phủ sử dụng một số biện pháp như khuyến khích, ủng hộ hay phản đối
việc tiêu dùng một loại mặt hàng nào đó cũng sẽ tác động tới nhu cầu của người tiêu
dùng.
2.5. Một số yếu tố khác
Bên cạnh những yếu tố trên, tổng cầu cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
khác như: thời tiết, xu hướng tiêu dùng và một số yếu tố ngoại sinh khác, … Các
10
yếu tố trên sẽ có một mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cầu hàng hóa và làm thay
đổi đường cầu trên đồ thị cầu.
3.
Thực trạng cầu thị trường Việt Nam trong giai đoạn COVID-19
3.1. Giới thiệu về cầu thị trường Việt nam giai đoạn COVID-19
Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam
là một nước đang phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng chính vì vậy
kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ cả nền kinh tế thế giới lẫn nền kinh tế
trong nước.
Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo cũng như những chính sách kinh tế kịp thời, nền
kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt được mức tăng trưởng 2,91%- mức tăng trưởng
GDP thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 tuy nhiên vẫn là một trong số ít quốc gia
có tốc độ tăng cao nhất thế giới trong năm. Như vậy trước tình hình Covid-19 diễn
biến phức tạp, năm 2020 có thể coi là một năm thành công của nền kinh tế Việt
Nam khi đạt được những thành tựu tốt và vẫn phát triển theo chiều hướng ổn định.
Sang tới 6 tháng đầu năm 2021 với sự bùng nổ bất ngờ của ba đợt dịch, nền
kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững ổn định và đạt được những kết quả tích cực. GDP 6
tháng đầu năm 2021 tăng 5,64% cao hơn tốc độ tăng 1,82% của cùng kỳ năm 2020.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so
với cùng kỳ năm 2020, cán cân thương mại ước tính nhập siêu 1,47 tỷ USD. Có thể
thấy nền kinh tế Việt Nam tuy vẫn phát triển nhưng chịu ảnh hưởng lớn từ thị
trường và đặc biệt là biến động cung cầu trên thị trường hiện nay.
Do nhu cầu thị trường bị ảnh hưởng bởi dịch nên mọi hoạt động sản xuất và
kinh doanh đều thay đổi từ quy mô tới cơ cấu các ngành. Cuộc khủng hoảng đã biến
thành một cú sốc đối với thị trường kinh tế và lao động, không chỉ gây ảnh hưởng
đến nguồn cung (sản xuất hàng hóa và dịch vụ) mà còn tác động tới cả nhu cầu (tiêu
dùng và đầu tư). Phần đa tổng cầu thị trường về các mặt hàng đều giảm trừ một số
11
loại là tăng chính vì vậy một điều thiết yếu đặt ra để phát triển kinh tế đó là giải
pháp để kích thích tổng cầu tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn dịch Covid-19 và
phục hồi sau dịch.
3.2. Thực trạng cầu Việt Nam giai đoạn COVID-19
3.2.1 Thực trạng cầu Việt Nam
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam. Tổng
cầu suy giảm mạnh từ cả đầu tư, tiêu dùng nội địa và nhu cầu hàng hóa của thế giới
do các biện pháp đóng cửa quốc gia, giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa, trong khi
các chính sách chuyển hướng giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngồi
chưa có tác động đáng kể. Về cầu trong giai đoạn này chủ yếu tăng về các mặt hàng
thiết yếu như lương thực, thực phẩm, y tế, gia đình… ngồi ra cịn tăng tổng cầu về
ngành công nghệ với các thiết bị công nghệ internet từ xa hỗ trợ học tập, làm việc.
Các nhu cầu khác chưa thiết yếu như lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xây dựng tư nhân,
may mặc … có xu hướng giảm để hỗ trợ tốt nhất cơng tác phịng dịch. Bên cạnh đó,
Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao (tỷ lệ xuất khẩu/GDP lên tới trên 200%),
cầu xuất khẩu suy giảm đã ảnh hưởng mạnh tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, từ đó
làm giảm việc làm và thu nhập của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như nông,
lâm, thủy sản, dệt may, da giày, máy tính và linh phụ kiện, dẫn tới cầu đầu tư khu
vực kinh tế tư nhân và khu vực đầu tư nước ngồi suy giảm mạnh. Nhìn chung, do
ảnh hưởng đại dịch COVID-19, cầu của nền kinh tế (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu) bị
sụt giảm, từ đó làm suy giảm hoạt động sản xuất và tăng trưởng của nền kinh tế.
Đối với cầu tiêu dùng: bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt
Nam đã ảnh hưởng nhiều đến thói quen người tiêu dùng từ đó làm thay đổi các sản
phẩm được người tiêu dùng lựa chọn. Các ngành sản phẩm và cung ứng sản phẩm
thiết yếu và các ngành về cơng nghệ cũng có tốc độ phát triển nhanh chóng tuy
nhiên ngành du lịch và một số ngành hàng như may mặc, điện tử lại bị sụt giảm
12
nghiêm trọng. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa từ năm 20202021 là ngành duy nhất giữ vững tốc độ tăng trưởng, đặc biệt trong 7 tháng đầu năm
2021, đây là ngành duy nhất có mức tăng trưởng dương với ước tính đạt được
doanh thu 2.269,7 nghìn tỷ, chiếm 81,3% tổng mức và tăng 3,2% so với cùng kì
năm 2020. Ngồi ra các dịch vụ khác đa số đều giảm về doanh thu cũng như tốc độ
tăng trưởng trong năm 2021: dịch vụ lưu trú ăn uống chiếm 8,7% tổng mức và giảm
11,8% so với cùng kỳ 2020, dịch vụ du lịch lữ hành chiếm 0,2 tổng mức và giảm
58,8% - đây là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 còn các dịch
vụ khác cũng giảm so với năm 2019-2020. Như vậy có thể thấy nhu cầu của người
tiêu dùng đã có sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng.
Việc giãn cách xã hội đã làm thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của người tiêu
dùng. Do tình hình giãn cách, người dân cần hạn chế đi laijd dể phịng tránh bùng dịch
chính vì vậy ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện tại Việt Nam, ngành du lịch đã bị ảnh
hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Bên cạnh đó việc người dân ở nhà để đảm bảo các yêu
cầu trong giãn cách xã hội cũng làm thay đổi giỏ hàng hóa của người tiêu dùng. Người
tiêu dùng chuyển từ chi tiêu cho dịch vụ bên ngoài sang tiêu dùng tại nhà, chỉ ưu tiên
mua sắm các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, lương thực và y tế dẫn đến đôi khi tạo
ra các cú sốc cầu trong nền kinh tế. Điển hình là cú sốc cầu khẩu trang năm 2020 dẫn
tới sự biến động lớn trong nền kinh tế và đến tâm lý người tiêu dùng. Đồng thời chất
lượng hàng hóa cũng thay đổi phù hợp với thu nhập người tiêu dùng. Hiện nay thu
nhập người tiêu dùng đang tăng lên, xu hướng sống khỏe và quan tâm tới các sản phẩm
chất lượng ngày càng được phổ biến, chính vì vậy mặc dù quy mơ giỏi hàng về số
lượng hàng hóa thiết yếu giảm nhưng giá trị và số lượng hàng hóa lại tăng lên. Khơng
chỉ thay đổi cơ cấu tiêu dùng, cách thức tiêu dùng của nguwofi dân cũng thay đổi. Tại
lĩnh vực bán lẻ, đại dịch thúc đẩy hành vi tiêu dùng trên nền tảng kỹ thuật số và mua
sắm trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời việc
13
sử dụng công nghệ thông tin được lựa chọn để đảm bảo trong một số lĩnh vực như:
công việc, giáo dục và đào tạo, …
Đối với cầu đầu tư: cầu đầu tư giảm mạnh đối với các khu vực FDI và khu
vực đầu tư ngồi nhà nước và có điểm sáng duy nhất là vốn đầu tư khu vực nhà
nước vẫn giữ được độ tăng trưởng nhờ chính sách giải ngân và hỗ trợ từ chính phủ.
Trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn và tổng cầu suy giảm, Nhà nước đã đóng
vai trị quan trọng nhằm hạn chế sự suy giảm của tổng cầu.
Đối với cầu xuất khẩu: các nền kinh tế lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc) cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh và thực hiện các biện pháp
giãn cách xã hội dẫn đến tăng trưởng kinh tế suy giảm, kéo theo sự sụt giảm về cầu
nhập khẩu, trong đó có hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Chính vì vậy nhu cầu bên
ngồi cũng có sự suy giảm, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó khu vực kinh tế trong nước có
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 11,7%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) giảm 6,7%.
Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng
7,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực kinh tế trong nước tăng 10,8% và khu vực
FDI (kể cả dầu thô) tăng 5,9%. Như vậy, khu vực kinh tế trong nước vẫn duy trì
được kim ngạch xuất khẩu tăng trên 10%; khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa năm 2020 giảm và năm 2019 tăng, do đó làm cho kim ngạch xuất khẩu
của nền kinh tế tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Thực trạng này cho thấy
kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất lớn vào khu vực FDI và
đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến đầu tư và chuỗi giá trị toàn cầu cũng đang
tác động đến xuất khẩu của nền kinh tế nước ta.
3.2.2 Thuận lợi
Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu trên toàn thế giới, tạo nên những cú
sốc cung cầu lớn trên thị trường. Tuy nhiên nhờ những chính sách chính phủ, nền
kinh tế Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định và tránh được những cú sốc cầu mạnh 14
mẽ trong giai đoạn dịch. Mặc dù đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến nhu
cầu thị trường tuy nhiên đại dịch cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ nét hơn
tạo thuận lợi và cơ hội phát triển cho ngành kinh tế Việt Nam nói chung và kích
thích tổng cầu nói riêng.
Thứ nhất, đẩy mạnh kích thích tổng cầu về các ngành chủ đạo đảm bảo đáp
ứng được cầu thị trường để thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt là cầu đầu tư của
nước ngoài cũng là một cơ hội phát triển cho kinh tế sau dịch.
Thứ hai, tạo cơ hội các doanh nghiệp Việt Nam nắm được nhu cầu khách
hàng, chuyến biến trong sản xuất và kinh doanh để bắt kịp mong muốn khách hàng
và xu hướng thị trường.
Thứ ba, đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm công
nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công nghệ tự động hóa và trí tuệ
nhân tạo được phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn dịch, đây là dấu hiệu thể hiện khả
năng cơng nghệ cao của các doanh nghiệp Việt có thể đạt được và phát triển hơn.
Thứ tư, thúc đẩy xu hướng số hóa dịch vụ, làm việc từ xa và tự động hóa cho
các ngành phát triển sau dịch.
3.2.3 Khó khăn
Nhìn chung đại dịch COVID-19 đang là một thách thức lớn cho mọi nền kinh tế.
Bên cạnh một số thuận lợi cơ hội có thể phát triển của các nền kinh tế thì khó khăn
và thách thức do dịch là điều đầu tiên mà các nền kinh tế phải vượt qua được.
Thứ nhất, dịch bệnh COVID-19 làm cho thay đổi xu hướng tiêu dùng khiến
cho các doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp được người tiêu dùng.
Thứ hai, nguồn cung về các sản phẩm thiết yếu là có giới hạn chính vì vậy
nếu lượng cầu tăng cao trong một khoảng thời gian ngắn sẽ dẫn đến mất cân bằng
thị trường bằng các cú sốc cầu.
15
Thứ ba, công nghệ thông tin và kĩ thuật vẫn cịn là một điểm yếu của nền
cơng nghiệp Việt Nam khi chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng và yêu cầu của
nền kinh tế.
Thứ tư, việc giảm cầu ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung đặc biệt là các doanh
nghiệp sản xuất và lao động thị trường. Đặc biệt với các ngành có nhu cầu giảm dẫn
đến sự suy giảm trong doanh thu ngành, gây nên khó khăn lớn cho doanh nghiệp
trong ngành.
Thứ năm, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay dẫn
đến nước ta phải thực hiện mục tiêu kép chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế,
trong một số giai đoạn còn phải đánh đổi giữa hai mục tiêu này. Chính vì vậy cơ sở
để hỗ trợ phát triển kinh tế, kích cầu từ phía nhà nước đơi khi bị ảnh hưởng và khó
khăn trong việc thực hiện.
3.2.4 Chính sách của chính phủ
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng
nhanh chóng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19. Trong nhóm giải pháp đó, kích cầu là
một trong những giải pháp quan trọng, giúp huy động nguồn lực trong nước, tạo
động lực và nền tảng để khôi phục và mở rộng cầu quốc tế. Chính phủ đã đưa ra ba
nhóm giải pháp kích cầu cơ bản: hỗ trợ trực tiếp người dân bằng tiền, trợ giá và
giảm thuế cho hàng hóa/ dịch vụ và sử dụng đầu tư cơng để kích cầu. Các giải pháp
này vừa là ứng phó cấp bách; vừa mang tính căn cơ lâu dài, nhằm giúp nền kinh tế
sớm vượt qua khó khăn và quay trở lại đường ray phát triển hướng đến mục tiêu xây
dựng một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng trong tương lai.
Nhóm giải pháp thứ nhất: hỗ trợ trực tiếp người dân bằng tiền: nhà nước đã
đưa ra gói 62 tỷ để hỗ trợ những người bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19. Tuy
16
nhiên nhóm giải pháp này chưa được thực hiện đồng bộ và còn chậm chạp, tác động
đến cầu còn chưa lớn và chỉ giúp hỗ trợ trong thời gian ngắn.
Nhóm giải pháp thứ hai: trợ giá và giảm thuế: Chính phủ cũng đã triển khai
các chính sách ưu đãi như cắt giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ; thực hiện các chương
trình ưu đãi; giãn, hỗn các khoản phải nộp của doanh nghiệp về thuế, tiền thuê đất;
cắt giảm giá điện, xăng dầu, dịch vụ, ... cho một số đối tượng ưu tiên. Đồng thời
kích cầu cũng có thể được thực hiện thông qua giảm thuế giá trị gia tăng (VAT),
đem lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng và người tiêu dùng. Việc giảm lãi suất và
các khoản vay ngân hàng đã kích thích tổng cầu để phát triển nền kinh tế trong tình
hình dịch bệnh. Chính phủ cũng nỗ lực trong việc đảm bảo giá cả hàng hóa thị
trường đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu như lương thực và y tế để tránh những cú
sốc về giá và cầu trên thị trường. Ngoài ra ngân hàng nhà nước điều hành tín dụng
linh hoạt, an tồn, hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực ưu tiên; tạo điều kiện thuận lợi
tiếp cận vốn tín dụng; kiểm sốt chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
từ đó kiểm sốt tiền tệ và lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh đại
dịch Covid-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng, chương trình tín dụng chính
sách, cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ
dịch bệnh đã được chính phủ chỉ đạo triển khai kịp thời. Nhờ đó, mặc dù cầu tín
dụng suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhưng từ tháng
9/2020 tín dụng tăng trở lại, đến ngày 10/12/2020, tín dụng tồn hệ thống tăng
9,02% so với cuối năm 2019.
Nhóm giải pháp thứ ba: sử dụng đầu tư cơng để kích cầu: nhà nước đẩy
nhanh giải ngân đầu tư công theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra, gắn trách
nhiệm giải ngân đầu tư công cho người đứng đầu; các bộ, ban, ngành, địa phương
cần đồng hành, phối hợp chặt chẽ nhằm tháo gỡ nút thắt để có thể nhanh chóng giải
ngân đầu tư cơng, vừa kích thích tổng cầu trong ngắn hạn, vừa tạo ra năng lực cho
nền kinh tế nhằm tăng trưởng trong dài hạn.
17
3.3. Đánh giá thực trạng cầu và chính sách chính phủ
3.3.1 Ưu điểm
Thứ nhất, nhu cầu thị trường thay đổi theo hướng tích cực, đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành trong và sau dịch.
Thứ hai, nhu cầu thay đổi tạo ra những cơ hội thuận lợi cho việc thay đổi
trong chiến lược kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp Việt.
Thứ ba, các chính sách của chính phủ đã có tác động tích cực đến nền kinh
tế, kích thích được tổng cầu đảm bảo phát triển kinh tế.
3.3.2 Nhược điểm
Thứ nhất, việc xu hướng tiêu dùng thay đổi nhanh tạo nên thách thức cho
doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.
Thứ hai, các giải pháp kích cầu chỉ mang tính tổng thể, thiếu kế hoạch chọn
lọc đặc biệt các chính sách kích cầu cho cầu xuất khẩu chưa thực sự có tác động bởi
cầu xuaats khẩu ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế các nước khác.
Thứ ba, khoảng thời gian khi mà chính sách kích cầu được thực thi và phát
huy hết hiệu lực đối với nền kinh tế còn chậm trễ. Độ trễ này xảy ra do nền kinh tế
phải có thời gian trải qua quá trình số nhân khi mà chính sách ban đầu có tác động
lan tỏa đến sự vận hành tổng thể của nền kinh tế.
3.3.3 Bài học
Thứ nhất cần lựa chọn ngành để ưu tiên kích cầu thị trường. Để hiệu quả
kích cầu cao thì những ngành sau sẽ khơng được ưu tiên lựa chọn: Những ngành
nhập khẩu quá nhiều (nhằm hướng tới mục tiêu kích cầu trong nước và xuất khẩu
thay vì kích thích nhập khẩu; trong khn khổ bài viết này, những ngành có tỷ lệ
nhập khẩu so với tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên 50% đều không được
chọn); những ngành có tỷ trọng quá nhỏ so với nền kinh tế (vì khi chi phí quản lý
gói kích cầu lớn hơn hiệu quả mang lại), những ngành có độ co giãn
của cầu theo 18
giá thấp (tức là giá tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng đến lượng cầu của hàng
hóa đó), hoặc những ngành mà chỉ một nhóm nhỏ người được hưởng lợi (kích cầu
phải có lợi cho số đơng người). Đồng thời, những ngành có số lượng lao động lớn,
những ngành có tác dụng hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng cũng
được ưu tiên xem xét lựa chọn.
Thứ hai, việc thực hiện các chính sách cần được thực hiện đồng bộ, có chọn
lọc để tạo hiệu quả trong việc thực hiện các chính sách kinh tế. Đồng thời đẩy
nhanh thời gian thực hiện các chính sách một cách linh hoạt, nhanh chóng và triệt
để.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần nhanh chóng nắm bắt thị trường và
xu hướng tiêu dùng để thay đổi và xây dựng chiến lược kinh doanh
mới phù hợp tình hình dịch bệnh và phục hồi sau dịch.
4. Giải pháp
Để thực hiện các chính sách hỗ trợ bệnh dịch cũng như thiên tai, trong thời gian tới,
Chính phủ nên thực hiện biện pháp huy động nguồn lực tài chính theo thứ tự ưu tiên
giảm dần sau:
Cắt giảm chi thường xuyên tối thiểu 10%, đặc biệt là các chi phí chưa thực
sự cần thiết như hội thảo, hội nghị, đi cơng tác trong và ngồi nước, v.v;
Tranh thủ các nguồn vốn vay ưu đãi (không lãi suất hoặc lãi suất rất thấp)
nếu có từ các tổ chức quốc tế với mục tiêu phòng chống và khắc phục hậu quả của
bệnh dịch và thiên tai;
Phát hành trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp trong điều kiện hệ thống tài
chính dư thừa thanh khoản hiện nay. Biện pháp huy động vốn thơng qua phát hành
trái phiếu chính phủ nên được sử dụng ở mức vừa phải để đảm bảo khu vực tư nhân
có thể tiếp cận vốn dễ dàng đặc biệt là giai đoạn sau bệnh dịch.
19