Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quan điểm của chủ nghĩa mác về CNXH hiện thực và sự sụp đổ của xô viết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.56 KB, 12 trang )

lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

Bài tiểu luận:

Quan điểm của chủ
nghĩa Mác về CNXH
hiện thực và sự sụp đổ
của Xô Viết
Người thực hiện: Phạm Hải Yến – Kinh tế học K59

1


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

DANH MỤC TÀI LIỆU
1. GT Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin – NXB Chính trị quốc gia
2. GT Chủ nghĩa xã hội – NXB Chính trị quốc gia
3. Tạp chí cổng sản online
4. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam
5. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tập 36

2


lOMoARcPSD|11558541


Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

MỤC LỤC
Lời nói đầu

4

A. Quan điểm của CN Mac-Lenin về CNXH hiện thực

5

I. Sự ra đời của CNXH hiện thực

5

a. Sự xuất hiện của CNXH khoa học

5

b. CNXH khoa học trở thành hiện thực

6

II. Các giai đoạn phát triển của CNXH hiện thực

7

a. Giai đoạn từ sau CM tháng mười Nga đến thúc chiến tranh thế giới lần 2 (năm 1945) 7
b. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến đầu những năm 1970


7

c. Giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980

8

d. Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay

8

III. Những thành tựu nổi bật của CNXH hiện thực

9

IV. Sự sụp đổ của Xô Viết

9

a. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình XHCN Xơ Viết

9

b. Ngun nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mơ hình CNXH

10

Xơ Viết
c. Ngun nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mơ hình CNXH Xơ Viết

3


11


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

LỜI NÓI ĐẦU
Trong thế kỷ XX, có một sự kiện lịch sử quan trọng trong xã hội lồi người, đó là cuộc
Cánh mạng tháng mười Nga năm 1917. Cuộc Cách mạng đã giành được thắng lợi và hiện
thực hóa chủ nghĩa xã hội trên thế giới, giáng một đòn nặng vào hệ thống các nước tư bản
chủ nghĩa. Vậy, chủ nghĩa xã hội đã hình thành, tồn tại ra sao và sự sụp đổ Xô Viết như
thế nào? Trong khuôn khổ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin, em
xin trình bày nội dung về quan điểm của CN Mac-Lenin về CNXH hiên thực và sự sụp
đổ Xô Viết, để từ đó áp dụng vào việc xây dưng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam cũng như
xây dựng niềm tin đúng đắn về chế độ của nhà nước.
Đây là đề tài khá rộng và em xin phép được trình bày cụ thể về sự ra đời, phát triển của
CNXH hiện thực và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Xô Viết.

4


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

A. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LENIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN
THỰC
I. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội hiện thực

a. Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển
mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn. Cùng sợ lớn mạnh
của giai cấp tư sản, giai cấp cơng nhân có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và sự
chuyển đổi về cơ cấu. Tỷ trọng công nhân trong chông nghiệp đã tăng đáng kể và trở
thành bộ phận hạt nhân của giai cấp. Đây là lực lượng công nhân lao động trong khu vực
sản xuất then chốt có trình độ cơng nghệ và kỹ thuật hiện đại nhất. Cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bức của giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã
hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệt giữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày
càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữ tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất. Nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và
trên quy mô rộng khắp. Điều kiện kinh tế, xã hội ấy địi hỏi phải có lý luận tiên phong
dẫn đường, điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỷ đã khơng thể
đảm đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp cơng nhân mà
cịn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sự vận động
đi lên của lịch sử.
- Tiền đề văn hóa và tư tưởng:
Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoa học, văn hóa
và tư tưởng. Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và
sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng. Trong triết học và khoa học
xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổ điển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ

5


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59


đại: Heghen, Phoibac; của kinh tế chính trị cổ điển Anh: A.Smit và D.Ricacdo; của chủ
nghĩa xã hội không tưởng – phê phán: H.Xanh Ximong, S.Phurie và R.Ooen. Những giá
trị khoa học, cống hiến mà các ông để lại đã tạo ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà
khoa học thế sau kế thừa. Vấn đề còn lại là ở chỗ ai là người đủ khả năng kế thừa và phát
triển những di sản ấy và kế thừa, phát triển như thế nào?
- Vai trò của Các Mác và Phridrich Ăngghen đối với sự ra đời của nghĩa xã hội khoa học:
Các Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăngghen (1820 – 1895) trưởng thành ở một quốc gia có
nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật của L.Phoiobac
và phép biện chứng của Heghen. Bằng trí tuệ un bác, các ơng đã tiếp thu với một tinh
thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học cổ điển và với kho tàng tư tưởng lý
luận mà các thế hệ trước để lại; sớm đắm mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động tất cả những điều đó đã cho phép các ơng đến với nhau,
trở thành đơi bạn cùng chí hướng, giúp các ơng nhận thức được bản chất của những sự
kiện kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản. Kế thừa các
giá trị khoa học trong kho tàng tư tưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh thần
khoa học những sự kiện đang diễn ra đã cho phép các ông từng bước phát triển học
thuyết của mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói
riêng phát trienr lên một trình độ mới về chất.
b. Chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực:
V.I. Lênin (1870 – 1924) là người đã kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp cách mạng và
khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen.
Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Đảng Bonsevich Nga, đứng đầu là V.I. Lênin đã lãnh đạo
quần chúng nhân dân khởi nghĩa phá tan dinh thự cuối cùng của Chính phủ lâm thời tư
sản Nga, báo hiệu sự toàn thắng của cuộc khởi nghĩa vũ trang giành “Tồn bộ chính
quyền về tay Xơ Viết”. Với sự tháng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga lịch sử đã mở
ra một con đường mới cho sự giải phóng các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân ép buộc. Nó

6



lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười thể hiện sự ưu việt của chủ nghĩa Mac-Lenin so
với các trào lưu cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chính từ
đây chủ nghĩa xã hội khơng chỉ cịn là lý tưởng, là học thuyết mà là hiện thực cụ thể.
II. Các giai đoạn phát triển của CNXH hiện thực
a. Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga kết thúc đến chiến tranh thế giới lần 2
Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới hình thành ở Liên Xơ, các điều kiện xây dựng chế
độ mới rất khó khăn và phức tạp; nền kinh tế vốn đã lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề trong
chiến tranh thế giới lần thứ 1, sau đó là nội chiến, tiếp đó là chiến tranh can thiệp của 14
nước đế quốc và bị bao vây cấm vận kinh tế.
Tuy nhiên, với tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, sự lãnh đạo sáng suốt ĐCS Nga, đứng
đầu là Lênin, nước Nga đã vượt qua giai đoạn khó khăn với chính sách cộng sản thời
chiến tranh và chính sách kinh tế mới (NEP).
Nhờ sự đứng vững của Liên Xô mà chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại trong Thế chiến 2,
cứu nhân loại thoát khỏi hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
b. Giai đoạn đoạn từ sau 1945 đến đầu những năm 1970
Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Sau
Thế chiến 2, hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời như: Cộng hòa Dân chủ Đức,
Bungari, Ba Lan, Hungari, Rumani, Tiệp Khắc, Trung Quốc,…
Cùng với sự ra đời của hàng loạt nước xã hội chủ nghĩa thì những thành tực của cơng
cc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân
chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa, động viên các nước thuộc địa đứng
lên đấu tanh giải phóng dân tộc. Trong những năm 60 của thế kỷ XX đã có hơn 100 quốc
gia giành được độc lập dân tộc với những mức độ khác nhau.


7


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

c. Giai đoạn từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980
Trong giai đoạn này thì nhiều nước đã khơng chú ý tới cơng tác xây dựng Đảng, tình
trạng quan liêu, chệch mục tiêu, lý tưởng cách mạng khá phổ biến trong Đảng viên ĐCS.
Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản với những thay đổi mới để thích nghi với thời đại đã “qua
mắt” những người cộng sản không nắm những lý luận của chủ nghĩa Mac-Lenin về bản
chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản.
Trong xây dựng kinh tế thì chủ quan, nóng vội, khơng tơn trọng quy luật khách quan,
chậm chạp áp dụng khoa học kỹ thuật… Trong lĩnh vực xã hội thì bao cấp tràn lan, khơng
tạo được động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Những sai lầm trên chậm được khắc phục nên đã đẩy các nước xã hội chủ nghĩa vào tình
trạng khủng hoảng, buộc các nước phải đổi mới để tồn tại. Nhưng trong quá trình đổi mới
thì nhiều ĐCS lại mắc những sai lầm mang tính ngun tắc. Lợi dụng tình hình đó, các
thế lực chống phá đã tấn công làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
d. Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến nay
Trong giai đoạn này thì chủ nghĩa xã hội lầm vào “thối trào”, cùng với sự sụp đổ của
Liên Xô và các nước Đông Âu, nhiều ĐCS tan rã, một số nước có định hướng đi lên chủ
nghĩa xã hội, giờ đây mất chỗ dựa vè tinh thần và vật chất, thêm vào đó là sự chống phá
quyết liệt của kẻ thù đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng phạm vi của chủ nghĩa xã hội trên
toàn thế giới.
Những thế lực phản động dùng trăm phương nghìn kế để chống chủ nghĩa xã hội, xác lập
sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Lịch sử đặt ra những thách thức to lớn cho
chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.


8


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

Để vượt qua những thách thức đó thì các nước xã hội chủ nghĩa phải tự khắc phục những
khuyết điểm của mình, tranh thủ các điều kiện thuật lợi để cải thiện đời sống cho nhân
dân, nâng cao sức mạnh mọi mặt của đất nước, củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên
thế giới.

III. Những thành tựu nổi bật của CNXH hiện thực
Mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực cịn khơng ít những khuyết tật do sai lầm chủ quan,
những vẫn thể hiện rõ tính ưu việt và đã đạt được những thành tựu to lớn không thể phủ
nhận, thể hiện tập trung ở những vấn đề sau:
 Chủ nghĩa xã hội đã giải phóng người lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột; xác
lập quyền lực thuộc về đa số nhân dân lao động và từng bước đưa nhân dân lao
động lên làm chủ xã hội.
 Hơn 70 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã
phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế; địa vị kinh tế của Liên Xơ đang từ vị trí
thứ tư châu Âu vươn lên vị trí thứ hai của thế giới và trở thành một trong hai siêu
cường của thế giới.
 Về văn hóa, xã hội: Giáo dục phát triển, trình độ dân trí được nâng cao; chăm sóc
sức khỏe, phát triển y tế và bảo đảm phúc lợi xã hội cho đại bộ phận nhân dân lao
động.
 Trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học chinh phục vũ trụ đạt thành tựu
cao, tiền lực quân sự và quốc phòng hùng mạnh.
 Sự ra đời và phát triển lớn mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã có tác
động mạnh đến đời sống chính trị thế giới và trở thành lực lượng tiên phong của

phong trào hịa bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới nổ ra. Vì vậy, hịa bình thế
giới được giữ gìn trong suốt gần nửa thế kỷ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội hiện thực đã thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi
dân sinh, dân chủ, phúc lợi xã hội… diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước phương Tây.

9


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

IV. Sự sụp đổ của Xô Viết
a. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mơ hình XHCN Xơ Viết
Lịch sử phát triển của lồi người khơng phải là con đường thẳng tắp mà có những khúc
quanh co và phong trào cách mạng cũng không tránh khỏi những sai lầm thất bại hoặc
thối trào.
Mơ hình XHCN Xô Viết tuy phát huy tác dụng trong thời chiến, thời kỳ gấp rút cơng
nghiệp hóa, thời kỳ khơi phục kinh tế sau chiến tranh, song chứa đựng những khuyết tật,
hạn chế. Do vậy, từ cuối thập niên 70, nhất là giữa những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới
có những biến đổi sâu sắc. Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô lâm
vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, trước hết là về kinh tế, sau đó lan rộng ra đến những
vấn đề chính trị - xã hội và đánh dấu bằng sự sụp đổ của chế độ XNCN ở Đông Âu và
Liên Xô (tháng 9/1991).
b. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của mơ hình CNXH Xơ Viết
Nguyên nhân xét về mặt lý luận dẫn đến sự khủng hoảng, trì trệ và đổ vỡ của
các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Âu – đó là chủ nghĩa giáo điều và
chủ nghĩa xét lại đã phát triển đến mức trầm trọng. Chủ nghĩa giáo điều đã dẫn
đến tâm lý bảo thủ và sự lạc hậu về lý luận; hiểu không đúng đắn bản chất
khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin; chậm trễ trong việc phát

hiện những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn nảy sinh và những vi phạm
quy luật khách quan của mơ hình xã hội chủ nghĩa khơng thích ứng đã trở nên
xơ cứng, thiếu sức sống và triệt tiêu động lực phát triển. Song song với căn
bệnh giáo điều, chủ nghĩa xét lại cũng trỗi dậy mạnh mẽ và ra sức tấn công,
xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, phản bội lại chủ nghĩa xã hội.
Nguyên nhân sâu xa là do duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao
cấp một cách tràn lan; do chậm đổi mới cơ chế và hệ thống quản lý kinh tế;
hình thành quan niệm đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản một cách

10


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

máy móc theo một tư duy lôgic ngược: chủ nghĩa xã hội là trái với chủ nghĩa tư
bản.
Ví dụ: xố bỏ kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội; thành kiến với sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường, với quy luật giá trị và
quy luật cạnh tranh; cường điệu vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp…
Tình hình này diễn ra phổ biến ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa trước đây,
trong đó có Việt Nam. Quan niệm này đi ngược lại quan điểm của V.I.Lênin
khi Người cho rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, những người cộng sản
phải “học tập chủ nghĩa tư bản nhà nước…, dốc hết sức ra bắt chước nó”, phải
“dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài” . Hậu quả là, các nước
xã hội chủ nghĩa đã không kịp thời tiếp cận và ứng dụng những thành tựu mới
về khoa học – kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới để xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nên đã thua kém các nước tư bản chủ nghĩa phát triển trong lĩnh
vực khoa học - công nghệ và năng suất lao động. Trong khi đó lại là những yếu

tố mà V.I.Lênin cho rằng: xét đến cùng nó quyết định thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội.
c. Nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của mơ hình CNXH Xơ Viết
Ngun nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu bao gồm:
Một là: những sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức
trong quá trình cải tổ.
Trong quá trình cải tổ, Đảng cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm nghiêm trọng
khi đi chệch khỏi những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, thể hiện ở
việc đề ra đường lối hữu khuynh, cơ hội và xét lại, thậm chí ngày càng công
khai tuyên bố từ bỏ những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, từ bỏ chủ nghĩa
Mác-Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Thực chất đây là sự

11


lOMoARcPSD|11558541

Quan điểm của CN Mác vềề CHXH hiện thực và s ự s ụp đ ổ của Xô Viềết | Phạm Hải Yềến – Kinh tềế học K59

phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin, phản bội sự nghiệp chủ nghĩa xã hội, trước hết
ở những người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản Liên Xô.
Thực hiện dân chủ vô nguyên tắc, thậm chí tạo ra làn sóng bơi đen, tấn cơng
vào lịch sử, phủ định sạch trơn những thành tựu của chủ nghĩa xã hội sau hơn
70 năm xây dựng, dẫn đến sự hoang mang, dao động đến cực độ trong tư tưởng
xã hội, niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng cộng sản, đối với chủ
nghĩa xã hội bị giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí, một bộ phận đảng viên và
quần chúng nhân dân thờ ơ, thụ động, đứng ngồi chính trị khi Đảng lâm nguy.
Hai là: Sự can thiệp, chống phá của chủ nghĩa đế quốc thông qua “diễn biến
hồ bình”.

Sự đổ vỡ của Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa Đơng Âu cịn do chủ nghĩa
đế quốc tìm mọi cách tấn cơng khi bằng vũ khí, khi bằng “diễn biến hồ bình”.
Các thế lực bên ngồi đã tác động vào q trình cải tổ cả về tư tưởng, chính trị
và tổ chức nhằm thực hiện “Chiến thắng khơng cần chiến tranh” (Níchxơn).
Tóm lại ngun nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng là do duy trì q lâu những
khuyết tật của mơ hình cũ đã lỗi thời và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp
đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là do những sai lầm
trong đường lối cải tổ cộng với sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc. Do vậy, sự
sụp đổ của mơ hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu thực chất là một
sự “tự huỷ diệt”.

12
Downloaded by quang tran ()



×