Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

BÁO cáo THỰC tập THỰC tập ĐỘNG cơ và THỰC tập cấu tạo máy xây DỰNG đơn vị THỰC tập CÔNG TY cổ PHẦN cơ KHÍ HỒNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP
THỰC TẬP ĐỘNG CƠ VÀ THỰC TẬP CẤU TẠO
MÁY XÂY DỰNG

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ HỒNG NAM

Sinh viên thực hiện: Đồn Đại Phong
Lớp:

69DCMX22

Mã sinh viên:

69DCCK20103

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Hữu Tuấn

Đỗ Hữu Tuấn

Hà Nội 1/2022


1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đỗ Hữu Tuấn, giảng
viên khoa Cơ Khí, trường Đại Học Cơng Nghệ Giao Thơng Vận Tải. Trong quá


trình thực tập và làm làm báo cáo thực tập em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
và tâm huyết của thầy. Thầy đã giúp em tìm hiểu và nắm bắt được nhiều kiến thức
bổ ích đồng thời rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế, trau dồi kĩ năng và sử dụng điều
đó trong q trình thực tập.
Kiến thức là vô hạn và sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn
tồn tại hạn chế nhất định do đó trong q trình hồn thành báo cáo thực tập khơng
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, những ý kiến đóng
góp của thầy cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn, đồng
thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công
tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng 1 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Đoàn Đại Phong

2


MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY………………………………………………………...1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................2
MỤC LỤC ......................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP CƠ KHÍ HỒNG NAM ..5

1.1 Giới thiệu chung về công ty……………………………………………..5
1.2 Nghành nghề kinh doanh ……………………………………………….7

1.3 Nội quy cơng ty……………………………………………………….....7
1.4 Tổng quan cơ cấu quản lí sản xuất của công ty………………………….8
CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CHUNG CỦA CẦU TRỤC , CỔNG TRỤC ..................10

2.1 Cổng trục……………………………………………………………….10
2.1.1 Định nghĩa……………………………………………………………10
2.1.2 Công dụng……………………………………………………………10
2.1.3 Phân loại……………………………………………………………..10
2.1.4 Cấu tạo……………………………………………………………….13
2.1.4.1 Bộ máy nâng……………………………………………………….14
2.1.4.2 Bộ máy di chuyển………………………………………………….14
2.1.5 Ưu nhược điểm của cổng trục………………………………………..16
2.2 Cầu trục………………………………………………………………...17
2.2.1 Định nghĩa……………………………………………………………17
2.2.2 Công dụng……………………………………………………………18
2.2.3 Phân loại……………………………………………………………...18
2.2.4 Cấu tạo của cầu trục………………………………………………….20
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO ĐỘNG CƠ .........................................................................28

3.1 Lịch sử phát triển của động cơ đốt trong……………………………….28
3.2 Định nghĩa……...……………………………………………………....29
3.3 Phân loại………………...……………………………………………...29
3.4 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của động cơ…………………………...30
3.4.1 Cấu tạo………………………………………………………………..30
3.4.2 Nguyên lí hoạt động………………………………………………….38
KẾT LUẬN ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................43

3



LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay đất nước ta đang trên con đường cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Trong đó ngành CƠ KHÍ MÁY XÂY DỰNG là một trong những nghành mũi
nhọn của nước ta. Tạo ra nhiều máy móc, sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu xã hội ngày
càng cao. Vì vậy địi hỏi kỹ sư cơ khí và cán bộ cơ khí phải có kiến thức sâu rộng, đồng
thời phải biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề cụ thể trong sản
xuất, sửa chữa sau này khi ra trường. Mục tiêu của việc thực tập là tạo điều kiện cho
sinh viên áp dụng những kiến thức mà mình đã đươc học trên giảng đường vào cơng
việc cụ thể.
Để từ đó có thể nắm đươc các phương pháp thiết kế, xây dựng, cách thức quản
lý và tổ chức một quá trình sản xuất cụ thể phù hợp với qui mơ cơng ty xí nghiệp. Thực
tập động cơ và thực tập cấu tạo máy xây dựng được xem như là một môn học cụ thể
đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Được sự giúp đỡ của TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, Khoa Cơ Khí và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của
cơng ty cổ phần CƠ KHÍ HỒNG NAM đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hồn thành
cơng việc của mình một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn cơng ty cổ phần CƠ KHÍ HỒNG NAM hướng dẫn
nhiệt tình của ban lãnh đạo cơng ty giúp đỡ cho em hoàn thành tốt kỳ thực tập này.
+ Trong thời thực tập này đã giúp cho em có sự liên tưởng giữa thực tế và lý thuyết.
Từ đó giúp cho em hiểu sâu hơn về các môn học, học hỏi những kinh nghiệm thực tế,
vốn kiến thức này tuy không nhiều nhưng giúp cho em rất nhiều trong tương lai.
+ Tuy chỉ trong một thời gian ngắn không thể lĩnh hội và tìm hiểu rõ hết họat động của
cơng ty nhưng với sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ chịu trách nhiệm từng bộ phận cũng
như các anh chị cơng nhân đã giúp đỡ em hịan thành đợt thực tập này
Nội dung bản báo cáo gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phân cơ khí Hồng Nam
CHƯƠNG 2: Cấu tạo chung của Cầu trục
CHƯƠNG 3: Cấu tạo động cơ


4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠNG TY CP
CƠ KHÍ HỒNG NAM
1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên giao dịch : CƠNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ HỒNG NAM
Tên quốc tế :HONGNAM MECHANICAL JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : HOMECO
Điện thoại : 0243 644 6606
Fax
: 0243 644 660
Email
:
Website
: cokhihongnam.com

Q trính hình thành và phát triển :
Cơng ty Cổ phần cơ khí Hồng Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 4
tháng 11 năm 1971 theo quyết định số: 2445/CLCV của Bộ Cơ khí và luyện kim nay
là Bộ công nghiệp.
Tháng 12 năm 2003 Công ty được Cổ phần hoá theo quyết định số 238/2003/QĐBCN của Bộ Cơng Nghiệp.Các ngành kinh doanh chính của Cơng ty chun Sản xuất
thiết bị nâng vận chuyển, nhà xưởng công nghiệp, nhà kho và các thiết bị phi tiêu chuẩn
khác.. (v.v.)

5


Cơng ty Cổ phần cơ khí Hồng Nam là doanh nghiệp nhà nước được thành lập

ngày 4 tháng 11 năm 1971 theo quyết định số: 2445/CLCV của Bộ Cơ khí và luyện
kim nay là Bộ công nghiệp.
Tháng 12 năm 2003 Cơng ty được Cổ phần hố theo quyết định số
238/2003/QĐ-BCN của Bộ Cơng Nghiệp.Các ngành kinh doanh chính của Cơng ty
chuyên Sản xuất thiết bị nâng vận chuyển, nhà xưởng công nghiệp, nhà kho và các thiết
bị phi tiêu chuẩn khác.. (v.v.)
Cơng ty Cổ Phần Cơ Khí Hồng Nam được biết đến như đơn vị đầu tiên trong cả
nước có khả năng thiết kế, chế tạo, cung cấp thiết bị nâng vận chuyển như: Cầu trục,
cổng trục, băng chuyền, băng tải, vít tải, cần trục cầu cảng, thang máy, vận thăng và
các thiết bị phi tiêu chuẩn. Đồng thời thiết kế, chế tạo, lắp đặt các kết cấu thép nhà
xưởng khung kho, giàn giáo, sàn thao tác và các mặt hàng kim khí khác phục vụ cho
các loại hình cơng nghiệp khác nhau trong cả nước.Cơng ty chúng tơi có đội ngũ cán
bộ kỹ thuật chuyên nghành , đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Công ty Cổ phần cơ khí Hồng Nam có cơ sở hạ tầng bao gồm nhà xưởng, các
khu phụ trợ đạt tiêu chuẩn Việt Nam về sản xuất thiết bị nâng vận chuyển, gia công cơ
khí và kết cấu thép. Cơng ty được trang bị các thiết bị hiện đại như các loại máy tiện,
máy doa, máy phay răng, máy sọc răng, máy mài tròn trong và ngồi có độ chính xác
cao, máy bào các loại, lò luyện cao tần, máy cắt thép tấm tự động, máy hàn tự động
của Mỹ, máy hàn một chiều, máy kiểm tra cơ tính vật liệu chế tạo, máy xác định thành
phần và loại vật liệu, máy đo dao động kết cấu thép, máy dò siêu âm kiểm tra chất
lượng mối hàn, máy phun cát khí nén, hệ thống phun sơn hiện đại, máy kinh vĩ .v.v.,….
đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN4244-2005 về thiết bị nâng vận chuyển cũng như sản
phẩm cơ khí và kết cấu thép khác.
Sau khi Cổ phần hố, Cơng ty đã đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO 90012008 vào quy trình sản xuất mang tính tập trung cao, nâng cao trình độ quản lý.
Hơn 40 năm qua, Công ty đã không ngừng lớn mạnh, ln ln hồn thành xuất sắc
các nhiệm vụ được cấp trên giao và đã được tặng rất nhiều Huân chương lao động và
nhiều bằng khen do Bộ Công Nghiệp tặng.
1.2 Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất các thiết bị nâng hạ và bốc xếp.
- Lắp đặt hệ thống thiết bị công nghiệp trong ngành xây dựng và xây dựng dân

dụng.
- Thiết kế, chế tạo, sửa chữa và lắp đặt các loại thiết bị nâng vận chuyển, các
thiết bị phi tiêu chuẩn và các thiết bị phục vụ ngành công nghiệp và dân dụng.
1.3 Nội quy của công ty
+ Giờ làm việc:
Sáng từ 8h – 12h
Chiều từ 12h45p – 16h45p
+ Trang phục khi làm việc:
Khi vào công ty phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Bảo hộ lao động tuân theo qui định của công ty.
6


+ Cách thức làm việc:
- Công việc được phân chia theo dây chuyền cuả qui trình sản xuất, cơng việc được giao
cho người nào người ấy làm. Tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp linh họat khi cần thiết.
- Khơng được tự ý làm việc khi chưa có sự chỉ đạo của cấp trên

1.4 Tổng quan cơ cấu quản lí sản xuất của cơng ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠNG TY

- Đề ra chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu thích hợp với mục tiêu của công ty, làm cho công ty
họat động có hiệu quả.
- Xác định trách nhiệm và quyền hạn các bộ phận trong cơ cấu tổ chức của công ty và các
mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau.
- Quyết định chiến lược kinh doanh đã được công ty đề ra.
Phê duyệt các tài liệu.
- Bổ sung và đào tạo nhân lực đủ khả năng đáp ứng khối lượng công việc.
- Trực tiếp chỉ đạo các phịng ban trong cơng ty.
- Khi Giám đốc đi vắng, Giám đốc ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách sử lý các họat

động trong cơng ty.
-Chủ trì các cuộc họp trong công ty.
7


1.PHÓ GIÁM ĐỐC:
Thay mặt Giám đốc làm việc với khách hàng, xem xét các họat động sản xuất và lập kế
hoạch sản xuất.
Chỉ đạo các đơn vị sản xuất bảo đảm đúng thiết kế, đúng tiến độ và bảo đảm an tịan lao
động.
Phó Giám đốc có tràch nhiệm:
Kiểm tra, duyệt các phiếu cấp vật tư theo dự toán. Tổ chức phối hợp giữa các đơn vị sản
xuất và phân phối điều động giữa các đơn vị.
Được Giám đốc ủy quyền điều hành khi Giám đốc đi vắng.
+ CÁC BỘ PHẬN THỰC THUỘC:
1. Phịng kinh doanh:
Tìm và tạo thị trường, ký kết các hợp đồng gia công, chế tạo các sản phẩm.
Tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt các yêu cầu của khách hàng.
Trao đổi và sọan thảo hợp đồng, xem xét các họat động do khách hàng yêu cầu để trình
lên Giám đốc xem xét và ký kết.
Theo dõi tiến độ làm việc phù hợp với hợp đồng.
Lập các bản vẽ chi tiết cho các tổ sản xuất theo yêu cầu hợp đồng.
Giải quyết và trình lãnh đạo giải quyết khi có sự cố xảy ra trong q trình thực hiện hợp
đồng.
2. Phịng kế tốn:
Trên cơ sở kế họach đã được xác định trong phạm vi cho phép tùy theo tính chất cơng việc
mà huy động nguồn vốn thích hợp, bảo đảm cho các họat động sản xuất kinh doanh của
công ty được thực hiện với hiệu quả kinh tế cao.
Lập dự thảo về tài chính và thống nhất với kế họach sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Thanh tóan đầy đủ, đúng hạn kịp thời, đúng chế độ các khỏan thanh tóan.

Phải trả ngân sách nhà nước, thanh tóan các khỏan cần thiết với khách hàng và với nhân
viên và thu hồi vốn với các khách hàng còn thiếu nợ nếu có.
Trích lập và sử dụng các quỹ theo đúng chính sách chế độ và mục đích.
Thường xuyên kiểm tra tài chính đối với họat động kinh doanh.
3. Phịng kỹ thuật:
Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc các công tác về kỹ thuật để các đơn vị triển khai
sản xuất.
Lập dự trù các vật tư cần thiết.
Tính tốn và thiết kế bản vẽ, lập quy trình cơng nghệ và phương án tiến hành cho các đơn
vị thực hiện.
Thường xun kiểm sóat q trình sản xuất và máy móc trang thiết bị nếu có sai phạm gì
thì kịp thời khắc phục.
Lập kế họach sửa chữa và bảo trì các thiết bị máy móc.
Thường xuyên kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo chất lượng khi giao cho khách hàng để
có uy tín trong sản xuất kinh doanh.
Đầu tư, nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới.

8


4. Phòng sản xuất:
Gồm các bộ phận trực thuộc:
Nhà kho và tổ cơ khí có trách nhiệm trực tiếp gia cơng sản phẩm theo u cầu của khách
hàng.
Nhà kho: có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản các thiết bị phụ tùng cơ khí để đáp ứng yêu
cầu khi sản xuất. Đảm bảo đầy đủ các dụng cụ để cho các tổ cơ khí sản xuất đúng tiến độ.
Cả xưởng bao gồm:
+ Xưởng cơ khí
+ Xưởng kết cấu
+ Xưởng cơ điện

+ Xưởng hồn thiện
+ Tổ lắp đặt, bảo trì
Tất cả các tổ cơ khí này trực tiếp tiến hành gia cơng các sản phẩm theo quy trình cơng
nghệ đã được phòng kỹ thuật lập bản vẽ. Căn cứ vào bản vẽ đã được lập sẵn gia công các
sản phẩm theo yêu cầu của bản vẽ.

9


CHƯƠNG 2: CẤU TẠO CHUNG CỦA CẦU TRỤC,
CỔNG TRỤC
2.1: Cổng trục (Gantry Crane)
2.1.1 Định nghĩa
Là thiết bị có chức năng nâng hạ và di chuyển hàng hóa, thiết bị nặng trong nhà máy,
các cảng tàu hoặc khu vực ngoài trời… là một biến thể của cầu trục. Sự di chuyển của
cổng trục là trên ray đặt trên mặt nền bê tơng.

Hình 2.1 Cổng trục 5T

2.1.2 Cơng dụng
Nâng, hạ và di chuyển hàng hóa, vật liệu thường được tập kết tại các điểm chứa
vật liệu, bến bãi.
2.1.3 Phân loại
2.1.3.1 Xét theo công dụng:

10


Cổng trục có cơng dụng chung: Là loại thơng dụng và phổ biến nhất, chuyên dùng
để xếp dỡ, vận chuyển hàng, vật liệu rời kho bãi, bến cảng, đường sắt, nhà ga…. Loại

này có tải trọng nâng từ 3.2 tấn đến 10 tấn. Khẩu độ dầm 10m đến 40m, chiều cao nâng
từ 7m đến 16m.
Cổng trục chuyên dùng lắp ráp trong xây dựng: như xây dựng đường cầu, xây dựng
nhà cửa các cơng trình đơ thị…. Loại này có tốc độ nâng, di chuyển xe con và di chuyển
cổng nhỏ hơn loại có cơng dụng chung để phục vụ việc nâng hạ vật được dễ dàng đến
đúng vị trí cần thiết. Cổng trục dùng để lắp ráp thiết bị, máy móc đặc biệt là các cơng
trình năng lượng và lắp ghép các cơng trình giao thơng như dầm bê tơng…
- Cổng trục chuyên dụng: loại này có sức nâng và khảu độ lớn.
+Xét theo kết cấu
- Cổng trục dầm đơn

Hình 2.2 Cổng trục dầm đơn

11


- Cổng trục dầm đơi

Hình 2.3 Cổng trục dầm đơi
- Cổng trục hai chân cứng
- Cổng trục một chân cứng một chân mềm

Hình 2.4 Cổng trục một chân cứng 1 chân mềm
-

Cổng trục có cơng soon một bên, hai bên

-

Bán cổng trục

12


2.1.3.2 Xét theo tải trọng, khẩu độ
- Cổng trục dầm đơn (dầm đôi): 5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100
tấn, 120 tấn… 500 tấn.
- Cổng trục có khẩu độ: 5 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét…

Hình 2.5 Xe tời quay 30T
2.1.4 Cấu tạo
-

Dầm chính: có kết cấu bằng thép, dạng hộ có phần nho ra và xe đẩy được thực

hiện trong nhịp chính.
-

Chân cổng trục (dạng chữ A)

-

Dầm biên (dầm đầu cổng trục)

-

Xe con di chuyển (lắp xe con hoặc tời điện)

-

Cụm móc câu


-

Hệ dây dẫn điện, điều khiển cổng trục, cơ cấu di chuyển cổng trục.

Phụ kiện: lan can, sàn thao tác, kẹp ray, chóng bão….
Kết cấu thép cổng trục được chế tạo từ các loại thép tấm, thép hình nhập khẩu
như SS400, Q345B… Các bộ phận gia công cơ khí như trục, bạc, bánh xe di chuyển,

13


khớp cứng, khớp mềm được chế tạo từ thép hợp kim C45, L55, G65 theo tiêu chuẩn
Việt Nam và được rèn cứng bền mặt.
2.1.4.1 Cơ cấu nâng hạ
Cơ cấu nâng hạ dùng xe con thường nhập khẩu trực tiếp nên cần chú ý các thông số
kỹ thuật đảm bảo yêu cầu như tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng hạ. xe
con cáp điện dầm đơi có các thiết bị an toàn như bộ báo quá tải, giới hạn hành trình
nâng hạ, di chuyển và tay bấm điều khiển đồng bộ.
Cầu trục dầm đơi cũng có thể sử dụng xe con có khả năng làm việc liên tục, trong
điều kiện khắc nghiệt như nhà máy thép, luyện kim…
2.1.4.2 Cơ cấu di chuyển

Hình 2.6 Hệ thống ray di chuyển
Dầm biên cổng trục dầm đôi gồm: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc
và các đầu đấm cao su giảm chấn. Trên dầm biên có lắp bánh xe di chuyển chạy trên
thanh ray giúp cổng trục di chuyển dọc theo nhà xưởng. Động cơ dầm biên lấy nguồn
điện thông qua ray điện cầu trục. cổng trục dầm đơi có tải trọng lớn thì dầm biên càng
dài.


14


2.1.4.3 Các phụ kiện khác

Hình 2.7 Hệ thống cấp điện dọc nhà xưởng

Hình 2.8 Hệ thống cấp điện ngang

Hình 2.9 Động cơ

Hình 2.10 Tang cuốn

Hình 2.11 Hộp giảm tốc

Hình 2.12 Tủ điện điều khiển di chuyển

15


Hình 2.13 Móc câu
Hình 2.14 Điều khiển

Hình 2.15 Phanh thủy lực

Hình 2.16 Phanh thủy lực

2.1.5 Ưu, nhược điểm của cổng trục
+/ Ưu điểm của cổng trục
Cổng trục hiện nay được sử dụng rất phổ biến nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

Hoàn toàn di động: Cổng trục là thiết bị hồn tồn di động, khi sử dụng người dùng
có thể di chuyển chúng từ địa điểm này sang một địa điểm khác có vật liệu, hàng hóa
cần nâng một cách dễ dàng. So với cầu trục và các thiết bị nâng hạ khác thì cổng trục
có kết cấu dễ dàng tháo lắp và vận chuyển hơn nhưng vẫn đảm bảo chi phí lắp đặt khi
di chuyển thấp hơn các loại khác.
16


Dễ dàng lắp đặt: Thông thường, cổng trục được cầu tạo từ 3 khối chính, dầm chính
cổng trục là một khối, dầm biên 1 khối, chân cổng trục 1 khối. Các khối này được liên
kết với nhau bằng bu lông chịu lực cường độ cao nên dễ dàng vận chuyển, tháo dỡ và
lắp ghép.
Chí phí đầu tư hợp lý, phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau: Tùy vào
tải trọng và khẩu độ mà một bộ cổng trục có giá dao động từ khoảng 200 triệu đến
khoảng 1 tỷ. Chi phí đầu tư và lắp đặt thấp hơn so với dùng xe nâng, xe cẩu. Hơn nữa
với mức đầu tư phù hợp nhưng cổng trục có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau
như: nâng hạ hàng hóa, vật liệu tại kho bãi, nâng hạ container tại các cảng biển, nâng
hạ cấu kiện bê tông đúc sẵn, nâng hạ tổng đoạn trong cơng nghiệp đóng tàu, nâng hạ
tổng đoạn trong cơng nghiệp đóng tàu, nâng hạ cửa đập thủy điện và sử dụng cho rất
nhiều mực đích khác.
Hoạt động hiệu quả cả trong nhà và ngoài trời: Với chiều cao nâng hạ không hạn chế
cổng trục đang được sử dụng rất phổ biến ở cả trong nhà và ngồi trời, trong mọi điều
kiện thời tiết cũng khơng làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cổng trục. Đặc
biệt, cổng trục có khả năng nâng được tải trọng hàng hóa lớn nên khơng bị phụ thuộc
vào kết cấu nhà xưởng có sẵn. Nếu tải trọng hàng hố lớn, thì các chủ đầu tư nên trang
bị cổng trục dầm đơn hoặc dầm đơi. Cịn với hàng hóa tải trọng nhỏ, thì cổng trục đẩy
tay sẽ là lựa chọn mang lại hiệu quả tốt nhất.
+/ Hạn chế:
Hệ đường ray chạy có thể ảnh hưởng tới q trình làm việc của thiết bị khác.


2.2

Cầu trục

2.2.1 Định nghĩa
Cầu trục là 1 loại máy thường được dùng để di chuyển vật nặng và vận chuyển
chúng đến những nơi khác. Thường được áp dụng trong các nhà máy sản xuất thiết bị
hạng nặng, nhà xưởng, hay cơng trình xây dựng v.v... Tuỳ vào mỗi cầu trục có thể nâng
vật nặng bao nhiêu do doanh nghiệp hoặc xí nghiệp đặt nhà sản xuất.

17


2.2.2 Cơng dụng
Nâng-hạ-di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, cơng trình xây dựng các tồn nhà
cao tầng, cảng để bốc xếp hàng, cơng trình thủy điện. Thiết bị này có khả năng bốc xếp
hàng hóa từ 1 đến 500 tấn, vận hành chủ yếu bằng các động cơ điện nên được dùng
rộng rãi.
2.2.3 Phân loại
-

Cầu trục dầm đơn: Cầu trục dầm đơn hay còn gọi là cầu trục 1 dầm là cầu trục

phổ biến nhất có dải tải trọng làm việc từ 0,5 tấn đến 20 tấn, khẩu độ từ 3m đến 20m
hoặc có thể lớn hơn.

Hình 2.17 Cầu trục dầm đơn
-

Cầu trục dầm đôi: Cầu trục dầm đôi hay cịn gọi là cầu trục 2 dầm. Cầu trục dầm


đơi có nhiều ưu điểm hơn so với cầu trục dầm đơn: Có kết cấu vững chắc hơn, ít bị
rung lắc trong quá trình vận hành, tải trọng của cầu trục dầm dơi có thể lên đến hàng
trăm tấn hoặc đến 1000 tấn (đối với các nhà máy thủy điện hoặc nhà máy đóng tàu);
Khẩu độ cầu trục lớn hơn so với cầu trục dầm đơn; Chiều cao nâng của thiết bị không
bị hạn chế.

18


Hình 2.18 Cầu trục dầm đơi
Cầu trục dầm treo: Cầu trục dầm treo thường là cầu trục dầm đơn nhưng có kết
cấu xe lớn cầu trục là kiểu treo trên dầm dọc I. Tải trọng của cầu trục dầm treo thường
nhỏ từ 0,5 tấn đến 10 tấn, phù hợp đối với kết cấu mái bằng bê tơng hoặc khơng có cột
đỡ.

Hình 2.19 Cầu trục dầm treo
19


2.2.4 Cấu tạo

Hình 2.20 cấu tạo chung
– Kết cấu thép dầm chính cầu trục
– Cơ cấu di chuyển cầu trục còn gọi là xe lớn cầu trục hay dầm biên cầu trục.
– Cơ cấu di chuyển xe con (là cơ cấu dùng để di chuyển palang điện dọc theo dầm
chính cầu trục).
– Hệ thống đường cấp điện và hệ thống điện điều khiển cho cầu trục và palang.
– Tay bấm điều khiển hoặc Cabin có lắp các thiết bị điều khiển cầu trục.
– Ray di chuyển cho cầu trục (thường sử dụng loại ray P hoặc ray vuông cắt ra từ tôn

tấm).
20


2.2.4.1 Palang nâng hạ

Hình 2.21 Palang điện

-

Palang nâng hạ là bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo của cầu trục với vai trò

nâng hạ và di chuyển các vật nặng.
-

Palang được phân loại dựa trên mục đích sử dụng, phổ biến nhất là 3 loại palang

sau đây:

+ Palang cáp điện: Đây là loại palang chủ yếu được sử dụng cho các loại cầu trục
có tải trọng từ 5 tấn trở lên. Dựa vào cách phân chia cầu trục, người ta lại chia ra thành
pa lăng cáp điện dầm đơn và pa lăng cáp điện dầm đơi. Mỗi loại có sức nâng (tải trọng)
và ứng dụng khác nhau.
+ Palang xích điện: Đây là loại palang phổ biến ở các mức tải trọng nhỏ từ 500kg
đến dưới 5 tấn. Chiều cao nâng thường hạn chế từ 3m đến 12m do đặc điểm cấu tạo
của palang xích. Tuy nhiên, cũng có những loại palang xích tải trọng đến 50 tấn, chiều
cao nâng đến 20m được sản xuất và sử dụng.
+ Palang xích kéo tay thường có tải trọng thấp và chiều cao nâng ngắn, chuyên
phục vụ các công việc nâng hạ không thường xuyên. Palang xích kéo tay chủ yếu được
21



ứng dụng trong công tác thi công, lắp dựng và một số loại thiết bị như cổng trục đẩy
tay hay cầu trục monorail.


Cấu tạo palang

Hình 2.23 Bánh răng

Hình 2.22 Nắp

Hình 2.24 Bánh răng

Hình 2.25 puly

22


Hình 2.26 Bánh xe chạy trên dầm
chính

Hình 2.27 Động cơ

Hình 2.28 tang cuốn cáp

2.2.4.2 Dầm chính cầu trục
Dầm chính có dạng hộp, dạng thép hình hoặc dạng dàng khơng gian, cách phân loại
này được dựa trên tải trọng và khẩu độ của cầu trục và tính có sẵn của ngun vật liệu.


23


Hình 2.29 Dầm chính
2.2.4.3 Dầm biên
Dầm biên là kết cấu thép hiểu hình hộp chữ nhật có chiều dày từ 6 đến 10mm. Hai
đầu dầm được lắp cụm động lực di chuyển và giảm chấn cao su để giảm va chạm khi
cầu trục di chuyển chạm vào mốc dừng cuối đường chạy.

Hình 2.30 Dầm biên

24


×