Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Câu 1: Căn cứ vào các lý thuyết thương mại, em hãy lý giải và phân tích mô hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần đây, đồng thời đưa ra một số dự đoán về mô hình thương mại của Việt Nam sau đại dịch Covid19. Trong bối cảnh đại dịch Covid19, sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.08 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GVHD: Th.S. Đàm Thị Phương Thảo

Họ và tên: Trần Hoàng Long
Mã sinh viên: 19050432
Lớp: QH-2019-E KTPT 2
Lớp học phần: INE3001 1

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................1
DANH MỤC HÌNH..............................................................................1
Câu 1: Căn cứ vào các lý thuyết thương mại, em hãy lý giải và
phân tích mơ hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần
đây, đồng thời đưa ra một số dự đốn về mơ hình thương mại
của Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, sử dụng các lý thuyết về cơng cụ chính sách
thương mại, hãy đề xuất “Việt Nam nên sử dụng chính sách
thương mại như thế nào trong quản lý xuất khẩu gạo/ thủy
sản hoặc 1 ngành tùy chọn”?.......................................................2
1.1. Mơ hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần đây........2
1.2. Lý giải và phân tích mơ hình thương mại của Việt Nam...........6
1.3. Dự đốn về mơ hình thương mại của Việt Nam sau đại dịch
Covid-19...........................................................................................8
1.4. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sử dụng các lý thuyết về


cơng cụ chính sách thương mại, đề xuất “Việt Nam nên sử dụng
chính sách thương mại như thế nào trong quản lý xuất khẩu thủy
sản” 10
Câu 2: Dựa vào lý luận và minh chứng thực tiễn, em hãy phân
tích, đánh giá chính sách thương mại của một quốc gia/ một
khu vực hoặc thế giới (do sinh viên chọn) trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 hiện nay. Theo em, Việt Nam trong giai đoạn
Covid-19 nên theo đuổi chính sách thương mại tự do hay
chính sách bảo hộ thương mại, đồng thời đưa ra các lý lẽ để
lập luận cho quan điểm của mình?............................................11


2.1. Chính sách thương mại của Mỹ trong bối cảnh Covid-19 hiện
nay 11
2.2. Việt Nam trong giai đoạn Covid-19 nên theo đuổi chính sách
thương mại tự do hay chính sách bảo hộ thương mại?..................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................17


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI
CNH-HĐH
FTA
TNTN
KH-CN
GDP
Fed

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi
Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

Hiệp định thương mại tự do
Tài nguyên thiên nhiên
Khoa học – Công nghệ
Tổng sản phẩm quốc nội
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mức tăng/giảm xuất khẩu của một số mặt hàng năm 2020 so
với

năm

2019.....................................................................................................
........................... 3
Hình 2. Mức tăng/giảm nhập khẩu của một số mặt hàng năm 2020
so

với

năm

2019.....................................................................................................
........................... 4
Hình 3. Xuất khẩu của một số mặt hàng lớn trong 11 tháng/2021 so
với

11

tháng/2020…………………………………………………………………………
…. 5


1


Hình 4. Nhập khẩu của một số mặt hàng lớn trong 11 tháng/2021 so
với

11

tháng/2020…………………………………………………………………………
…. 6

Câu 1: Căn cứ vào các lý thuyết thương mại, em hãy lý giải và
phân tích mơ hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần
đây, đồng thời đưa ra một số dự đoán về mơ hình thương mại
của Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đại dịch
Covid-19, sử dụng các lý thuyết về cơng cụ chính sách
thương mại, hãy đề xuất “Việt Nam nên sử dụng chính sách
thương mại như thế nào trong quản lý xuất khẩu gạo/ thủy
sản hoặc 1 ngành tùy chọn”?

1.1. Mơ hình thương mại của Việt Nam trong 2 năm gần đây
 Năm 2020
 Tình hình chung
-

Năm 2020, tổng giá trị xuất nhập khẩu cả nước đạt 545,36
tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019. Giá trị xuất khẩu đạt
282,65 tỷ USD, tăng 7,0% (tăng 18,39 tỷ USD), nhập khẩu
đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% (tăng 9,31 tỷ USD).


-

Cán cân thương mại hàng hóa trong năm thặng dư 19,95 tỷ
USD.

-

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI
trong năm 2020 đã đạt đến mức thặng dư trị giá 33,87 tỷ
USD.

 Tình hình xuất khẩu

2


-

Tính cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu đạt được 282,65 tỷ
USD, tăng 7,0% máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
tăng 8,89 tỷ USD, tương ứng tăng 48,6%; máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,66 tỷ USD, tương ứng tăng
24,1%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,72 tỷ USD (16,2%); sắt
thép các loại tăng 1,05 tỷ USD (25,1%)...

-

Nhóm mặt hàng giảm mạnh: hàng dệt may giảm 3,02 tỷ
USD (9,2%); giày dép các loại giảm 1,52 tỷ USD (8,3%);

xăng dầu các loại giảm 1,03 tỷ USD (51,2%)...

Hình 1. Mức tăng/giảm xuất khẩu của một số mặt hàng năm 2020 so
với năm 2019

 Tình hình nhập khẩu
-

Tổng giá trị nhập khẩu năm 2020 tăng 3,7%, tương ứng tăng
9,31 tỷ USD so với 2019. Trong đó: máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện tăng 12,63 tỷ USD (24,6%); điện thoại
các loại và linh kiện tăng 2,03 tỷ USD (13,9%); sản phẩm từ
chất dẻo tăng 731 triệu USD (11,2%)...
3


-

Một số mặt hàng giảm: Xăng dầu các loại giảm 2,80 tỷ USD;
nguyên liệu phụ liệu phục vụ ngành dệt may giảm 2,60 tỷ
USD; sắt thép các loại giảm 1,50 tỷ USD…

Hình 2. Mức tăng/giảm nhập khẩu của một số mặt hàng năm 2020
so với năm 2019

 Đối tác xuất nhập khẩu
-

Năm 2020, thương mại hàng hóa của Việt Nam và châu Mỹ
đạt khoảng 112,02 tỷ USD (tăng 16,2% so với năm trước),

liên tục trở thành châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.

-

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với thị trường châu
Á tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cao nhất (64,7%) trong tổng trị
giá xuất nhập khẩu của cả nước. Xuất nhập khẩu trong năm
2020 với châu Á đạt 352,97 tỷ USD (tăng 4,2% so với năm
trước), cụ thể xuất khẩu là 140,25 tỷ USD (tăng 3,4%) và
nhập khẩu là 212,72 tỷ USD (tăng 4,7%).

4


-

Với một số thị trường khác: châu Âu: 63,85 tỷ USD (giảm
3,1%); châu Đại Dương: 9,79 tỷ USD (tăng 2,4%) và châu
Phi: 6,72 tỷ USD (giảm 5,0%) so với năm trước.

 Năm 2021 (Tính đến hết tháng 11)
 Tình hình chung
-

Hết tháng 11/2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa
của cả nước đạt 602 tỷ USD, tương ứng tăng 22,9% với cùng
kỳ năm trước.

-


Trong đó hàng hóa xuất khẩu đạt 301,73 tỷ USD, tăng
18,3% và nhập khẩu đạt 300,27 tỷ USD, tăng 27,9%.

-

Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI
trong tháng 11/2021 có mức thặng dư 2,62 tỷ USD, đưa cán
cân thương mại tính đến hết tháng 11 đã lên đến mức thặng
dư trị giá 23,55 tỷ USD.

 Tình hình xuất khẩu
Trong 11 tháng/2021, tổng giá trị xuất khẩu đạt 301,73 tỷ
USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy
móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 10 tỷ USD, tương
ứng tăng 41,6%; sắt thép các loại tăng 6,14 tỷ USD, tương
ứng tăng 130,5%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 5,36 tỷ
USD, tương ứng 11,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện tăng 5,24 tỷ USD, tương ứng tăng 13%...

5


Hình 3. Xuất khẩu của một số mặt hàng lớn trong 11 tháng/2021 so
với 11 tháng/2020

 Tình hình nhập khẩu:
Tổng giá trị nhập khẩu trong 11 tháng/2021 là 300,27 tỷ
USD, tăng 27,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy vi
tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 10,56 tỷ USD, tương
ứng tăng 18,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

khác tăng 9,21 tỷ USD, tương ứng tăng 27,8%; điện thoại
các loại & linh kiện tăng 4,59 tỷ USD, tương ứng tăng
31,5%...

6


Hình 4. Nhập khẩu của một số mặt hàng lớn trong 11 tháng/2021 so
với 11 tháng/2020

 Đối tác xuất nhập khẩu
-

Trong 11 tháng/2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt
Nam với châu Á đạt 390,06 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng
kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,8%)
trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

-

Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác
lần lượt là: châu Mỹ: 125,3 tỷ USD, tăng 24%; châu Âu:
66,14 tỷ USD, tăng 14,2%; châu Đại Dương: 12,82 tỷ USD,
tăng 45,7% và châu Phi: 7,69 tỷ USD, tăng 24,5% so với
cùng kỳ năm 2020.

1.2. Lý giải và phân tích mơ hình thương mại của Việt Nam

7



 Dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh dựa vào giá trị lao động
của Ricardo khi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất được sử
dụng với tỷ lệ như nhau ở tất cả các hàng hoá và lao động là
đồng nhất (chỉ tồn tại một dạng lao động). Ông đã chỉ ra rằng
mỗi quốc gia đều có lợi thế so sánh nhất định về một số sản
phẩm hàng hóa và những mặt hàng này thường được chun
mơn hóa xuất khẩu. Hoặc kém lợi thế so sánh về một số mặt
hàng nên nhập khẩu những mặt hàng đó.
 Tuy nhiên, chỉ dựa trên lý thuyết của Ricardo là chưa đủ. Trên
thực tế, lý thuyết của Ricardo chưa giải thích được nguồn gốc
phát sinh lợi thế của một nước về thế mạnh của sản phẩm, mặt
hàng, sẽ không giải thích hết được ngun nhân cụ thể của
q trình thương mại quốc tế. Do đó có thể vận dụng lý thuyết
về lợi thế so sánh dựa trên chi phí cơ hội của Haberler (1936)
khi chi phí cơ hội khơng đổi thì Việt Nam sẽ chun mơn hóa
sản xuất mặt hàng mà có chi phí cơ hội thấp hơn so với quốc
gia khác.
 Mặc dù vậy, để hoàn thiện hơn việc lý giải mơ hình thương mại
Việt Nam, ta vận dụng thêm lý thuyết về lợi thế so sánh H-O để
lý giải khi trường hợp chi phí cơ hội tăng. Như vậy, Việt Nam sẽ
chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thâm
dụng yếu tố dư thừa (nguồn lao động) và nhập khẩu sản phẩm
thâm dụng yếu tố khan hiếm tương đối (về công nghệ, nguyên
phụ liệu).
 Cụ thể, dựa vào số liệu như đã thống kê ở trên, trong 2 năm
gần đây 2020-2021, Việt Nam đã đẩy mạnh chun mơn hóa
sản xuất và tích cực xuất khẩu nhiều nhất các mặt hàng máy
móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; sắt thép các loại. Đây

là các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế về nguồn lao động trẻ
dồi dào, là nước đông dân đứng thứ 15 trên thế giới (Theo số
8


liệu của Tổng cục thống kê 2021). Chính vì vậy mà Việt Nam
đã tận dụng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng thâm
dụng lao động này để tận dụng lợi thế so sánh của mình. Có
thể thấy những mặt hàng này chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu lớn nhất. Và nguồn lao động là yếu tố quan trọng trong
việc đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH của đất nước tạo ra hiệu
quả năng suất cao. Nhờ vào lợi thế so sánh là nguồn lao động
lớn là yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong
bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực cùng với với một số FTA
thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, thì lượng vốn đầu tư nước ngồi
vào Việt Nam đang có triển vọng tích cực.

 Bên cạnh đó, Việt Nam được coi là quốc gia có nguồn tài
ngun khống sản đa dạng với hơn 5000 điểm mỏ của 60 loại
khoáng sản, tận dụng lợi thế này, Việt Nam chun mơn hóa
sản xuất và ít nhập khẩu các mặt hàng này để bảo hộ nền sản
xuất nội địa: Hóa chất, xăng dầu các loại; nguyên liệu phụ liệu
phục vụ ngành dệt may; sắt thép các loại,… Giàu TNTN là một
lợi thế của Việt Nam, và nếu biết tận dụng lợi thế này cùng với
việc biết sử dụng, khai thác TNTN một cách hợp lý, Việt Nam sẽ
có nhiều tiềm năng trong việc sản xuất các ngành thâm dụng
tài nguyên.
 Bên cạnh đó, không thể bỏ qua lợi thế của Việt Nam về vị trí
địa lý. Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển
nơng nghiệp: Có 2 vùng đồng bằng lớn (Đồng bằng sông Hồng

và đồng bằng sông Cửu Long) cùng với mạng lưới sơng ngịi
chằng chịt cung cấp hệ thống thủy lợi, phù sa, bên cạnh đó ba
phần tư diện tích là đồi núi và rừng che phủ. Việt Nam đã
chun mơn hóa và xuất khẩu những mặt hàng nông sản như
rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm
sắn, cao su,…; đẩy mạnh xuất khẩu ngành thủy sản như các
9


mặt hàng tôm, cá tra, cá biển, các loại thủy sản đơng lạnh và
các loại thủy sản khơ,... vì có đường bờ biển dài và hệ thống
sơng ngịi phát triển mạnh.
 Ngồi ra, Việt Nam vẫn cịn phải nhập khẩu những mặt hàng
như máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện vì nguồn lao động tuy dồi dào
nhưng trình độ và khả năng tiếp cận công nghệ mới chưa thật
sự cao, những linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu chưa thật sự đa
dạng, cịn gặp nhiều vấn đề trong chun mơn hóa sản xuất…
 Về đối tác xuất nhập khẩu: Việt Nam có bờ biển dài, có nhiều
cảng biển lớn thuận lợi cho tàu vận chuyển xuất khẩu hàng
hóa sang các nước khu vực và trên thế giới. Việt Nam còn nằm
vị trí trung tâm khu vực Đơng Nam Á gắn liền với lục địa Á- Âu
còn tiếp giáp với Biển Đơng thơng ra Thái Bình Dương, là vùng
kinh tế sơi động thuận lợi trao đổi hàng hóa qua đường vận tải
biển. Do Việt Nam có đường biên giới đất liền giáp với Trung
Quốc nên khơng khó hiểu khi đối tác thương mại chính của Việt
Nam là Châu Á trong đó là Trung Quốc và Châu Mỹ trong đó là
Mỹ. Đây là hai thị trường màu mỡ và sức tiêu thụ rộng lớn.
1.3. Dự đốn về mơ hình thương mại của Việt Nam sau đại
dịch Covid-19

 Xuất khẩu
- Trong thời gian tới, khi dịch bệnh được kiểm soát dần, nền
kinh tế dần ổn định trở lại, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh
chun mơn hóa sản xuất những mặt hàng xuất khẩu nhiều
nhất và có chiều hướng tăng: Hàng nơng sản (bao gồm
hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn);
thủy hải sản (tôm, cá và các sản phẩm thủy hải sản khơ,
-

đơng lạnh).
Biểu hiện: Tính cả năm 2020, tổng trị giá xuất khẩu đạt
được 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% hàng nông sản tăng 8,89 tỷ
10


USD, tương ứng tăng 48,6%; thủy hải sản tăng 8,66 tỷ USD,
tương ứng tăng 24,1%… Mặc dù dịch bệnh vẫn còn nhiều
diễn biến phức tạp, tuy nhiên bằng những chỉ đạo và
phương hướng trong cơng tác phịng chống dịch cũng như
đã có những chính sách phát triển kinh tế kịp thời để khôi
phục lại đà tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tận
dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào trong những ngành
này, cũng như lợi thế về phát triển nông nghiệp để đẩy
mạnh xuất khẩu những mặt hàng nông sản như gạo, sắn,
khoai và các mặt hàng thủy hải sản. Hiện tại, nhu cầu về
lương thực đang được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh đại
dịch Covid-19.
 Nhập khẩu
- Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu nhiều nhất
và có chiều hướng tăng các mặt hàng: Máy vi tính, sản

phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
-

tùng khác.
Biểu hiện: Trong năm 2020, giá trị nhập khẩu hàng máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,63 tỷ USD
(24,6%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,03 tỷ USD
(13,9%); sản phẩm từ chất dẻo tăng 731 triệu USD
(11,2%)... Các mặt hàng này đều thuộc nhóm được nhập
khẩu nhiều nhất dựa vào việc Việt Nam kém lợi thế so sánh
vì trình độ KH-CN cịn chưa thật sự là thế mạnh trong
chun mơn hóa sản xuất so với các nước xuất khẩu. Hầu
hết ta nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong thị trường châu
Á: Trung Quốc, Hàn Quốc,... Các thị trường này đều kiểm
soát được dịch khá ổn định nên sau đại dịch, Việt Nam vẫn

sẽ tiếp tục nhập khẩu nhiều những mặt hàng chính này.
 Đối tác xuất nhập khẩu
Thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam: Châu Á
trong đó lớn nhất là Trung Quốc. Do hiện tại, hoạt động xuất
11


nhập khẩu tại một số cửa khẩu biên giới Việt Trung đã trở lại
bình thường, việc giao thương quốc tế trong khu vực ASEAN là
thuận tiện nhất ở thời điểm hiện tại. Các nước châu Á đang dần
kiểm soát trước đại dịch cho thấy sự khả quan hơn. Trong khi
đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại các khu vực châu Âu, Hoa
Kỳ, ASEAN, Trung Đơng đang có chiều hướng gia tăng, lan rộng
cùng với việc đẩy mạnh chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ

nên việc xuất khẩu sang các thị trường này sẽ còn nhiều hạn
chế.
1.4. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, sử dụng các lý thuyết
về công cụ chính sách thương mại, đề xuất “Việt Nam
nên sử dụng chính sách thương mại như thế nào trong
quản lý xuất khẩu thủy sản”
Hiện nay, khi tình hình Covid-19 đã và đang dần được kiểm sốt, dù
vẫn cịn nhiều diễn biến khó lường song cùng với việc đẩy nhanh
cơng tác tiêm phịng cũng như quyết liệt trong cơng tác phịng
chống dịch, Chính phủ ta đã có những chính sách và phương hướng
để từng bước khôi phục nền kinh tế và đưa nền kinh tế trở lại đà
tăng trưởng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Cơng thương, nhìn chung cán cân
thương mại hàng hóa 7 tháng đầu năm 2021 đã nhập siêu 2,7 tỷ
USD, ngược lại so với cùng kỳ năm 2020 (xuất siêu 8,69 tỷ USD). Tuy
nhiên, nếu khơng có giải pháp hạn chế nhập siêu thì việc nhập siêu
lâu dài sẽ phần nào gây ra những tác động không tốt trong nền kinh
tế. Việc nhập siêu sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng nội địa, gây
khó khăn cho hoạt động sản xuất trong nước. Như vậy, về sản xuất
hàng hóa nói chung và ngành thủy sản nói riêng, chính sách phù
hợp lúc này là sử dụng công cụ thương mại phi thuế quan “Trợ cấp
xuất khẩu” để thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại, cải
thiện tình hình nhập siêu ở hiện tại.
12


 Tác động tích cực:
- Việc trợ cấp xuất khẩu cho ngành thủy sản nói riêng và nền
xuất khẩu hàng hóa nói chung đã thúc đẩy xuất khẩu các
mặt hàng thủy sản như tôm, cá tra… bằng những con số cụ

thể đã cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng
đầu năm 2021 ước tính đạt 4 tỷ USD (thặng dư 24,3% so với
-

cùng kỳ năm 2020).
Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản cũng đã góp phần làm cải
thiện cán cân thương mại của Việt Nam hiện tại đang bị lâm

-

vào tình trạng nhập siêu.
Đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu thủy sản đang tăng trở lại
hậu Covid, đặc biệt ở các thị trường lớn như châu Âu, Hoa

-

Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Khẳng định tiềm năng nuôi trồng và xuất khẩu ngành thủy
sản đang là lợi thế hiện tại của Việt Nam trên thị trường

-

quốc tế.
Thúc đẩy giao thương quốc tế và mở ra cơ hội cho việc ký
kết các FTA thế hệ mới, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên nhiều

lĩnh vực khác.
 Những hạn chế:
- Việc trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của
mặt hàng thủy sản, thúc đẩy xuất khẩu tuy nhiên sẽ làm

-

giảm tiêu dùng trong nước vì giá nội địa tăng.
Mặc dù làm tăng thặng dư sản xuất, thúc đẩy các doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản song sẽ gây ra một khoảng tổn
thất cho chính phủ cũng như làm giảm thặng dư người tiêu
dùng do giá nội địa tăng lên -> làm giảm sức mua thủy sản
của người dân. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro cho
ngành sản xuất và chế biến thủy sản trong nước.

13


Câu 2: Dựa vào lý luận và minh chứng thực tiễn, em hãy phân
tích, đánh giá chính sách thương mại của một quốc gia/ một
khu vực hoặc thế giới (do sinh viên chọn) trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 hiện nay. Theo em, Việt Nam trong giai đoạn
Covid-19 nên theo đuổi chính sách thương mại tự do hay
chính sách bảo hộ thương mại, đồng thời đưa ra các lý lẽ để
lập luận cho quan điểm của mình?
2.1.

Chính sách thương mại của Mỹ trong bối cảnh Covid-19

hiện nay
 Tình hình chung
Trước tình hình đại dịch Covid-19 ngày càng bùng phát, hồnh hành
với nhiều diễn biến phức tạp và làm chao đảo nền kinh tế thế giới,
đặc biệt với một quốc gia có tầm ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu
như Mỹ. Đứng trước những ảnh hưởng mà Covid-19 mang lại, Chính

phủ Mỹ đã đưa ra được những chính sách kinh tế kịp thời và thích
ứng tích cực với tình hình kinh tế “bình thường mới” để từng bước
khơi phục và đưa nền kinh tế Mỹ trở lại đà tăng trưởng dương.
Cụ thể, Mỹ chú trọng vào tăng cường thực hiện những chính sách
khơi phục nền kinh tế nội địa nhằm khắc phục và thúc đẩy “từ trong
ra ngồi”:
 Các chính sách hỗ trợ người dân, kích thích tiêu dùng nội địa,
góp phần tăng thu nhập khả dụng và thúc đẩy tiêu dùng của
khu vực hộ gia đình:
- Các hoạt động kinh tế Mỹ tăng trưởng dần trong quý đầu
năm 2021, nhờ nỗ lực kích cầu của Chính phủ. Đã có 2 gói
kích cầu được đưa ra nhằm thúc đẩy thu nhập và chi tiêu
của người dân: Gói cứu trợ đầu tiên khoảng 900 tỉ USD được
thông qua vào tháng 12/2020 cho mỗi người Mỹ 600 USD.
14


Tháng 3/2021, một gói cứu trợ khác khoảng 1.900 tỉ USD
-

nhằm cấp thêm cho mỗi người 1.400 USD.
Biểu hiện là tốc độ tăng trưởng của Mỹ đạt 10,7% trong quý
1 2021, tăng mạnh so với mức tăng 3,2% trong quý 4 2020.
Các chi tiêu chủ yếu gồm mua xe có động cơ, đồ nội thất,
hàng hóa giải trí và đồ điện tử… Doanh thu các nhà hàng,
sòng bạc và dịch vụ lưu trú cũng tăng trong quý I/2021. Trớc
đó vào đợt phong tỏa 2020 đã khiến hơn 22 triệu người Mỹ
rơi vào cảnh thất nghiệp và GDP Mỹ sụt mạnh đến 31,4%

-


trong quý 2 2020.
Trong số người Mỹ mất việc vì Covid, đến nay đã có 14 triệu
người tìm được việc. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm mạnh về 6%
từ mức đỉnh 14,7%, nhưng vẫn cao hơn so với mức 3,5% vào
thời điểm tháng 2/2020. Theo ước tính, kế hoạch kích cầu
của chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ tạo ra 7,5 triệu

việc làm trong 2021.
 Chính sách tăng chi tiêu công, hỗ trợ các doanh nghiệp trong
nước phát triển và khôi phục:
- Các chuyên gia kinh tế nhận định, dịng tiền mặt từ các gói
ngân sách sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây chính là động
-

lực kinh tế quan trọng trong năm nay.
Với thị trường cịn nhiều khó khăn, Fed có thể tiếp tục duy trì
chính sách tiền tệ siêu nới lỏng để hỗ trợ phục hồi. Ngoài
việc hạ lãi suất cho vay về dưới 0,25% cho các doanh
nghiệp, Fed cũng chi gần 4 nghìn tỷ USD để mua tài sản,
nâng giá trị bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương

-

lên gần 8 nghìn tỷ USD.
Mỹ cũng đã bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để gia tăng
thanh khoản thông qua cơ chế thị trường mở; mở rộng các
cơ chế cho vay lại hoặc tái chiết khấu khoản vay, cắt giảm
lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thiết bị
y tế và đồ dùng thiết yếu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa,


15


doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp trong khu vực cơng
nghiệp; mở rộng nguồn cung tín dụng của ngân hàng để hỗ
trợ doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; ban
hành các công cụ mới để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, bao
gồm cả chương trình lãi suất 0 đồng (chính phủ cấp tiền cho
ngân hàng để ngân hàng cho doanh nghiệp vay lại)…
 Đánh giá
Theo báo cáo GDP do Bộ Thương mại Mỹ mới công bố cho thấy Mỹ
đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng nền kinh tế vẫn chưa hồi
phục hoàn toàn về mức trước đại dịch. Theo đó, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) của Mỹ đạt mức tăng trưởng 6,4% trong quý 1
2021 so với trong quý 4 2020, kinh tế Mỹ tăng 4,3%. Có thể nhận
định rằng đây là một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần hồi
phục và trên đà tăng trưởng mạnh mẽ trong 2021 này. Rõ ràng,
người tiêu dùng Mỹ đang giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế và các
doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư.
Như vậy, sau khi tăng trưởng với tốc độ là 3,4% và 4,3% trong quý 3
và quý 4 2020; 6,4% trong quý 1 2021, có thể nói nền kinh tế Mỹ
đang trên đà phục hồi hồn tồn. Điều này có nghĩa là kinh tế Mỹ sẽ
có thể trở lại mức sản xuất như trước đại dịch Covid-19 vào quý 3
hoặc quý 4 2021.
Ngoài sự hỗ trợ của Fed, nền kinh tế Mỹ cịn nhận được sự hậu thuẫn
mạnh mẽ từ chính sách tài khố khơn ngoan. Có thể thấy, đây là
một bước đi sáng suốt và thơng minh của Chính phủ Mỹ. Bằng
những minh chứng về chỉ số tăng trưởng khả quan trong quý đầu
năm 2021 kết hợp với những chính sách kiểm soát dịch bệnh một

cách nghiêm túc, cẩn trọng, nền kinh tế Mỹ đang có những dấu hiệu
phục hồi dần sau những thiệt hại mà Covid-19 gây ra. Mỹ đã có
những chính sách khơn khéo và đúng đắn khi chủ trương ưu tiên đẩy
16


mạnh phục hồi từ trong ra ngoài, phát triển thị trường nội địa bằng
việc trước mắt sẽ kích cầu tiêu dùng và cầu đầu tư nhằm ủng hộ tiêu
dùng và sản xuất trong nước, trên cơ sở đó ổn định và mở rộng thị
trường, giữ vững vị trí kinh tế trên thị trường thương mại quốc tế và
từ đó gia tăng thặng dư cán cân thương mại trong tình hình hậu
Covid-19.

2.2. Việt Nam trong giai đoạn Covid-19 nên theo đuổi chính
sách thương mại tự do hay chính sách bảo hộ thương
mại?
 Đánh giá tình hình chung
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hồnh hành và tiếp tục
có nhiều diễn biến phức tạp, khó có thể biết khi nào sẽ kết thúc, tình
hình kinh tế thế giới chao đảo, khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng
hoảng, suy thoái trầm trọng. Tuy nhiên với việc nhiều quốc gia trên
thế giới đã phát minh ra vắc xin cũng như việc tiêm chủng và ngăn
ngừa, phòng chống dịch bệnh ngày một được kiểm soát, các quốc
gia đã bắt đầu bước vào giai đoạn “sống chung với dịch”, vừa phòng
chống đẩy lùi dịch bệnh, vừa từng bước khôi phục và đưa nền kinh tế
trở lại tăng trưởng bình thường để thích ứng kịp thời trong thời kỳ
kinh tế “bình thường mới”.
Đứng trước bối cảnh đó, bằng những minh chứng cụ thể đã cho thấy,
nền kinh tế Việt Nam đã từng khơi phục và có những dấu hiệu tích
cực: Việt Nam vẫn duy trì được những kết quả tăng trưởng khả quan

trong những năm gần đây từ sau khủng hoảng. Trong giai đoạn
2012-2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam qua mỗi năm đều
tăng. Chỉ trong vòng 8 năm, giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng
149,69 tỷ USD, đạt gấp 2 lần so với 114,5 tỷ USD năm 2012. Với chủ
trương đúng đắn của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu
17


đã trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng bình quân 11,7% trong giai
đoạn 2016-2020, đạt 281,5 tỷ USD năm 2020.
 Đưa ra kiến nghị về chính sách cho Việt Nam
Như vậy, để thích ứng với tình hình hiện tại, vừa kết hợp chống dịch
nhưng vẫn vừa đảm bảo duy trì ổn định và tăng trưởng kinh tế, Việt
Nam nên theo đuổi chính sách thương mại tự do kết hợp việc hỗ trợ
và bảo đảm nền sản xuất nội địa được tăng trưởng ổn định. Bởi lẽ,
trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan chưa có hồi kết, việc
tiếp tục bảo hộ thương mại và chính sách ưu tiên đối nội thì nền kinh
tế sẽ tiếp tục ngưng trệ và khó có thể trở lại đà tăng trưởng. Vì vậy
việc cần làm là vừa chống dịch vừa ưu tiên khơi phục nền kinh tế
trong tình hình Covid-19.
Tự do hóa thương mại với nội dung giảm thiểu, từng bước xóa bỏ
hàng rào thuế quan và phi thuế quan cản trở giao lưu hàng hóa và
dịch vụ, phù hợp với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, tồn cầu
hóa và khu vực hóa kinh tế. Nhưng bên cạnh đó, nó sẽ đem đến
nhiều rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam. Trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tự do hóa thương mại là một xu thế khách
quan, không thể đảo ngược, cần được thúc đẩy mạnh mẽ, song phải
có bước đi phù hợp với đặc điểm, điều kiện nước ta và yêu cầu hội
nhập với bên ngồi, bảo đảm lợi ích quốc gia.

Hiện nay, tình hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn tiềm ẩn rủi ro. Việt
Nam mới đơn thuần tận dụng được việc chun mơn hóa và gia tăng
xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế so sánh hiện có, mà chưa tận
dụng được các lợi ích mang tính dài hạn, đặc biệt là việc tạo động
lực cho đổi mới và sáng tạo, phát huy tối đa nội lực nhằm tiến tới các
vị trí có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Trong
việc xác định bước đi của q trình tự do hóa thương mại, cần phải
18


tính tốn, cân nhắc nhiều yếu tố như bảo hộ hợp lý sản xuất trong
nước; bảo đảm cán cân ngoại thương hợp lý; bảo đảm xuất, nhập
khẩu cân bằng trong một thời gian xác định; yêu cầu hội nhập với
khu vực và thế giới;...
Như vậy, với tình hình hiện tại, bên cạnh việc thực hiện chính sách
thương mại tự do nhằm đưa nền kinh tế dần mở cửa trở lại, đẩy
mạnh ngoại thương mà cụ thể là chú trọng xuất khẩu thì Việt Nam
cũng cần theo dõi và bảo đảm thị trường nội địa được phát triển ổn
định:
- Về phía doanh nghiệp, để hạn chế rủi ro tối đa trong xuất khẩu,
trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng và đảm bảo quá trình sản
xuất đạt chất lượng kiểm định quốc tế; thường xuyên đánh giá và
báo cáo về thị trường nhằm phát hiện kịp thời rủi ro; tích cực hợp tác
với các doanh nghiệp, tổ chức có liên quan để cùng nhau phát triển;
tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ - kỹ thuật vào trong sản
xuất và vận hành dây chuyền sản xuất.
- Về phía chính phủ, cần phải trước mắt thực hiện những phương
hướng:
+ Hỗ trợ xây dựng và cải tiến quá trình sản xuất cho doanh nghiệp
bằng việc hỗ trợ cho vay vốn, ban hành các gói hỗ trợ các doanh

nghiệp đang gặp khó khăn để kích thích sản xuất nội địa; tích cực hỗ
trợ doanh nghiệp trong việc chuyển đổi mục tiêu xuất khẩu từ xuất
khẩu thô sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến; hỗ trợ nguồn lực
nhằm khôi phục vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp gặp khó
khăn.
+ Có các chính sách khuyến khích tiêu dùng nội địa, tăng cường
cơng tác thơng tin tuyên truyền hưởng ứng cuộc vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

19


+ Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có
hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, tập trung kích
cầu một số ngành, lĩnh vực như du lịch, bán lẻ, vận tải, lưu trú, ăn
uống.
+ Thường xuyên theo dõi, cập nhật, đánh giá tình hình và dự báo xu
hướng thương mại quốc tế. Triển khai có hiệu quả kế hoạch thực thi
các hiệp định thương mại tự do nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới và hiệp định thương mại tự do mới
ký; tận dụng cơ hội từ các xu hướng kinh tế thế giới, đồng thời chủ
động ứng phó với các ảnh hưởng tiêu cực bởi cạnh tranh và xung đột
thương mại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo Đại biểu Nhân dân (2021). Một số cơ chế, chính sách cấp
thiết nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh
tế do tác động của đại dịch COVID-19.
2. Cục Phịng vệ thương mại – Bộ Cơng thương (2021). Tăng cường
cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh biện pháp
phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

3. Nguyễn Kiểm (2021). Xuất khẩu thủy sản vẫn là điểm sáng. Báo
Quân đội nhân dân.
4. Tiến Long (2021). Kinh tế Mỹ trên đường phục hồi hoàn toàn sau
đại dịch Covid-19. Con số sự kiện.
5. TS. Nguyễn Thanh Bình & TS. Dỗn Cơng Khánh (2021). Tự do hóa
thương mại: Lý luận, kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam. Tạp chí
Cộng sản.
6. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2021). Tình hình xuất, nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam tháng 11 và 11 tháng/2021.
20


7. Tổng cục Hải quan Việt Nam (2020). Tình hình xuất, nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/2021.
8. Tổng cục Thống kê (2021). Nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, Việt
Nam tiếp tục nhập siêu.
9. Phan Trang (2021). Xu hướng xuất khẩu đến cuối năm 2021. Báo
Chính phủ.
10. PGS, TS. Bùi Quang Tuấn & TS. Hà Huy Ngọc (2021). Phục hồi
kinh tế sau tác động của đại dịch COVID-19: Kinh nghiệm quốc tế và
bài học cho Việt Nam. Tạp chí Cộng sản.

21



×