CHƯƠNG 4
QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Sự kết hơn hợp pháp đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ
và chồng. Nội dung của quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng bao gồm
các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. Các quan hệ nhân thân và
tài sản của vợ chồng được pháp luật bảo vệ và buộc các chủ thể phải
được thực hiện.
Khác với chế độ bóc lột, mục đích của việc xác lập quan hệ hơn
nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng gia đình ấm no,
tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Vì vậy, Luật Hơn nhân - gia đình
điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng dựa trên nguyên tắc bình
đẳng, tiến bộ. Các nghĩa vụ giữa vợ và chồng vừa là nghĩa vụ pháp lý
vừa là nghĩa vụ đạo đức.
Quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại chương IV từ điều
18 đến điều 33 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000, trên cơ sở kế
thừa và phát triển các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1986
cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.
1. QUAN HỆ NHÂN THÂN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO
LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đây là những quy định mang tính khái quát về quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng, trên cơ sở kế thừa và cụ thể hoá một số quyền
nhân thân cơ bản của cá nhân được quy định trong Hiến pháp 1992,
các quy định trong Bộ luật Dân sự 2005, Luật Hôn nhân và gia đình
1986, đồng thời có bổ sung thêm một số quy định mới.
1.1. Tình nghĩa vợ chồng
Tình nghĩa vợ chồng là tình cảm phù hợp với đạo lý. Làm vợ,
56
chồng của nhau phải hiểu rõ và hành động theo tình cảm, bổn phận và
nghĩa vụ của mình, và lợi ích của vợ, chồng và lợi ích của các con, lợi
ích của gia đình. Do vậy, điều 18 quy định: "Vợ chồng chung thuỷ,
thương yêu quý trọng, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng
gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững". Việc
thực hiện bổn phận này vừa mang tính chất pháp lý vừa dựa trên cơ
sở đạo lý. Quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng
giữa vợ, chồng trong các quan hệ nhân thân, đồng thời ngăn chặn
tình trạng vợ, chồng có quan hệ nam nữ bất chính.
1.2. Vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền
Vợ chồng bình đẳng về nghĩa vụ và quyền nhân thân, tài sản
(như: bình đẳng trong việc giáo dục con cái; lựa chọn chỗ ở chung;
lựa chọn nghề nghiệp...). Trong các quan hệ nhân thân và tài sản vợ
chồng bình đẳng với nhau khơng phụ thuộc vào thu nhập, địa vị xã hội
hoặc các yếu tố khác.
1.3. Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
Nơi cư trú của vợ chồng về nguyên tắc do vợ chồng tự lựa chọn,
việc lựa chọn nơi cư trú không bị ràng buộc bởi phong tục tập quán,
địa giới hành chính. Để đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình và điều
kiện làm việc của mỗi bên thì vợ chồng bàn bạc, thoả thuận quyết
định lựa chọn nơi cư trú. Quy định của pháp luật nhằm xoá bỏ những
quan niệm, tập tục có tính chất bắt buộc chỗ ở chung của nam nữ sau
khi kết hôn "thuyền theo lái, gái theo chồng" hoặc tục ở rể của dân tộc
Thái, buộc vợ, chồng khơng có quyền lựa chọn nơi ở chung.
1.4. Vợ chồng có nghĩa vụ tơn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín
của nhau
Quy định này vừa được bổ sung so với Luật Hơn nhân và gia
đình 1986. Điều 21 đã cụ thể hoá các quy định tại điều 71 Hiến pháp
1992 và điều 33 Bộ luật Dân sự. Vợ chồng tơn trọng và giữ gìn danh
57
dự nhân phẩm và uy tín của nhau. Pháp luật cấm vợ, chồng có hành vi
ngược đãi, hành hạ xúc phạm đến danh dự, uy tín của nhau.
1.5. Vợ chồng có nghĩa vụ tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của nhau, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt
Đây là quyền cơ bản của công dân được quy định trong điều 68
của Hiến pháp 1992: "Cơng dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
khơng theo một tôn giáo nào". Do vậy, trong quan hệ vợ chồng phải
tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhau, không được cản trở,
cưỡng ép theo hoặc không theo một tơn giáo nào. Ngồi ra luật cịn
quy định vợ chồng cùng bàn bạc, tạo điều kiện giúp đỡ cho nhau lựa
chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hố chun mơn
cũng như tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị,...
1.6. Việc đại diện cho nhau giữa vợ và chồng
Việc đại diện đã được quy định tại điều 71 và điều 148 của Bộ
luật Dân sự, song quan hệ đại diện giữa vợ và chồng được Luật Hơn
nhân và gia đình quy định cụ thể hơn. Đây là căn cứ pháp lý để xem
xét các giao dịch dân sự do vợ chồng xác lập có đảm bảo tư cách đại
diện hay không.
Một là, khi tham gia xác lập thực hiện các giao dịch dân sự mà
pháp luật quy định giao dịch đó phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng
thông qua sự thoả thuận, cùng ký vào văn bản giao dịch (như bán các
tài sản chung có giá trị lớn như nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất...). Trong trường hợp vợ hoặc chồng ở xa hoặc khơng trực tiếp
tham gia thì có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt
các giao dịch dân sự đối với các giao dịch mà theo quy định phải có
sự đồng ý của cả vợ chồng. Việc uỷ quyền phải lập thành văn bản để
xây dựng rõ phạm vi uỷ quyền.
Tuy nhiên, trong thực tế đối với những tài sản nào được xem có
giá trị lớn để buộc phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng khi tham gia
giao dịch thì chưa có quy định cụ thể, nhất là đối với những loại hợp
58
đồng pháp luật quy định về hình thức có thể thoả thuận bằng lời nói
hoặc văn bản, việc xác định sự đồng ý thoả thuận gặp nhiều khó khăn
(chẳng hạn: Vay tài sản trị giá 50 triệu các bên có thể thoả thuận bằng
lời nói hoặc bằng văn bản, nhưng mua bán nhà có trị giá 30 triệu thì
bắt buộc phải bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực.). Do vậy,
trong thực tế xét xử việc xác định tài sản chung có giá trị lớn của vợ
chồng căn cứ vào mức sinh hoạt bình thường ở địa phương của vợ
chồng thường trú, căn cứ vào mức sống của mỗi gia đình và giá trị của
tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng.
Hai là, vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên vợ hoặc chồng
mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
được Toà án chỉ định người đại diện trong quyết định tuyên bố hạn
chế năng lực hành vi dân sự của Toà án.
1.7. Về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch do
một bên thực hiện
Vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch
dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình (nhu cầu ăn, mặc, ở, khám
chữa bệnh, học tập...). Trong trường hợp này được xác định là có sự
thoả thuận đương nhiên của vợ chồng nên vợ chồng phải chịu trách
nhiệm bằng tài sản chung hợp nhất vì các giao dịch này vì mục đích
gia đình chứ khơng phải vì lợi ích riêng của vợ hoặc chồng. Chẳng
hạn, anh A đang công tác ở xa nhưng chị B ở nhà cần gấp một số tiền
để cấp cứu cho con (nếu đợi anh A về hoặc lập văn bản ủy quyền) thì
khơng kịp nên chị B đã bán tài sản chung của vợ chồng là chiếc xe
máy với giá 35 triệu cho anh H. Khi anh A trở về thì mọi việc đã bình
thường nên không đồng ý với việc bán xe của chị B. Như vậy, mặc dù
pháp luật quy định việc định đoạt tài sản có giá trị lớn, có đăng ký
quyền sở hữu cần được sự đồng ý bằng văn bản nhưng trường hợp này
việc định đoạt của chị B hoàn toàn vì mục đích gia đình nên đương
nhiên có sự thỏa thuận.
59
1.8. Quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về
Việc tuyên bố một người là đã chết được quy định tại điều 91,
điều 92 và điều 93 Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp người bị tuyên
bố đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là họ cịn sống thì theo yêu
cầu Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người là đã
chết. Trong trường hợp này pháp luật phân biệt hai khả năng xảy ra:
Một là, trong trường hợp người bị tuyên bố đã chết trở về mà vợ
hoặc chồng của người đó chưa kết hơn với ai khác thì quan hệ hơn
nhân giữa vợ chồng đương nhiên được khôi phục.
Hai là, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã hơn với
người khác thì quan hệ hơn nhân được xác lập sau có hiệu lực
pháp luật.
2. QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG THEO LUẬT
HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Các quy định về tài sản của vợ chồng trong Luật Hơn nhân và
gia đình 2000 về cơ bản kế thừa các quy định của Luật Hơn nhân và
gia đình 1986, cụ thể hố một số quy định của Luật dân sự, đồng thời
bổ sung một số quy định mới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội trong giai đoạn hiện nay.
2.1. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia
đình 1959, Luật Hơn nhân và gia đình 1986 và Luật Hơn nhân và gia
đình 2000 quy định khác nhau.
Luật Hơn nhân và gia đình 1959, điều 15 quy định: "Vợ chồng
có quyền sở hữu, hưởng thụ ngang nhau đối với tài sản có trước và
sau khi cưới". Theo quy định của Luật Hơn nhân và gia đình 1959 thì
tất cả tài sản của vợ chồng có trước khi kết hơn hoặc tài sản của vợ
chồng có được trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ
chồng. Luật Hơn nhân và gia đình 1959 khơng thừa nhận quyền sở
60
hữu tài sản riêng của vợ chồng. Quy định này vào thời điểm đó nhằm
xây dựng một quan hệ hơn nhân và gia đình mới dựa trên ngun tắc
hơn nhân tự do, tiến bộ, vợ chồng bình đẳng, khơng phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế của mỗi người.
Luật Hôn nhân và gia đình 1986 quy định vợ chồng có quyền sở
hữu đối với tài sản chung hợp nhất (điều 14), ngồi ra vợ chồng cịn
có quyền có tài sản riêng (điều 16).
Luật Hơn nhân và gia đình 2000 quy định vợ chồng có quyền sở
hữu đối với tài sản chung hợp nhất, có quyền có tài sản riêng, ngồi ra
cịn có quy định chi tiết quyền sử dụng, định đoạt tài sản của vợ chồng.
2.1.1. Quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung hợp nhất
* Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng (điều 27):
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ chồng tạo ra,
thu nhập do lao động hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu
nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà
vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung và những tài sản
khác vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng được xây dựng căn cứ vào
nguồn gốc tài sản gồm: Tiền lương, tiền thưởng, tiền lương hưu, tiền
trợ cấp, các khoản thu nhập về sản xuất ở gia đình và các khoản thu
nhập hợp pháp khác của vợ chồng không phân biệt mức thu nhập của
mỗi bên. Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được từ các nguồn nói
trên hoặc tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung. Theo Nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP thì "Những thu thập hợp
pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân có thể là tiền thưởng,
tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài
sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các
Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự,... trong thời kỳ
hôn nhân.
61
So với luật hơn nhân và gia đình 1986 thì Luật Hơn nhân và gia
đình 2000 đã bổ sung thêm cụm từ "và những tài sản khác mà vợ
chồng thoả thuận là tài sản chung" đây là quy định có tính mềm dẻo
đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chồng, khuyến khích việc xây
dựng củng cố chế độ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, góp phần
sự củng cố bền vững của gia đình. Ngồi căn cứ nói trên, Luật Hơn
nhân và gia đình 2000 cũng quy định cụ thể hơn để đảm bảo xác định
tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng được
chính xác:
Một là, trong trường hợp khơng có chứng cứ chứng minh tài sản
vợ chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó là
tài sản chung". (khoản 3 điều 27). Đây là quy định mang nguyên tắc
suy đoán để xác định tài sản khi ly hôn hoặc những trường hợp tranh
chấp khác. Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng khẳng định tài
sản đó là tài sản riêng của mình thì phải đưa ra các chứng cứ chứng
minh, nếu khơng có chứng cứ chứng minh thì được suy đốn là tài sản
chung của vợ chồng.
Hai là, đối với quyền sử dụng đất pháp luật quy định quyền sử
dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng theo nguyên tắc thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hơn nhân.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có trước khi kết hôn, được thừa kế
riêng chỉ là tài sản chung của vợ chồng khi có sự thoả thuận.
Ba là, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ, chồng mà pháp
luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu phải ghi tên cả vợ và chồng. Quy định của pháp luật
nhằm mục đích tránh sự lạm dụng của vợ hoặc chồng tự ý tham gia
các giao dịch có liên quan đến tài sản chung, làm cho cơ quan có thẩm
quyền khi làm thủ tục nhầm lẫn giữa tài sản chung và tài sản riêng.
Quy định của pháp luật nhằm tạo ra căn cứ pháp lý cần thiết xây dựng
rõ đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng thoả thuận
62
hoặc một bên tự ý đứng tên trong các giấy tờ do khơng hiểu biết pháp
luật thì khơng ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu chung của vợ chồng đối
với tài sản đó, kể cả người thứ ba tham gia giao dịch bởi lẽ khi giải
quyết tranh chấp thì bên vợ, chồng cho rằng đó là tài sản riêng phải
chứng minh nguồn gốc tài sản, thu nhập tạo ra; nếu khơng chứng minh
được thì Tồ án xác định là tài sản chung của vợ chồng theo nguyên
tắc "thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân" (theo khoản 1 và
khoản 3 điều 27).
Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với
đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên
của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất,...), song cũng không
phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký
quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận chỉ có thể ghi tên của vợ
hoặc chồng (như xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...) thì căn cứ vào
nguồn gốc tài sản. Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về
tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các
bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hơn
nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong
giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu
khơng có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh
chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được
tặng riêng trong thời kỳ hơn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn
tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng
một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe
môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong
trường hợp khơng chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là
tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản
chung của vợ chồng.
Bốn là, cũng xác định là tài sản chung của vợ chồng đối với
những tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hơn hoặc những tài sản
63
được tặng riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ chồng
tự nguyện nhập vào khối tài sản chung. Khoản 2 điều 32 quy định:
"vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản này vào khối tài
sản chung". Đây là quy định cần thiết nhằm bảo đảm quyền tự định
đoạt của vợ, chồng. Trong thực tế, việc xác định "tự nguyện nhập vào
tài sản chung” phải có những căn cứ pháp lý, nhất là để tránh tình
trạng trốn các khoản nợ riêng của vợ hoặc chồng. Do vậy, Nghị định
70/2001/NĐ-CP quy định đối với tài sản có giá trị lớn, phải đăng ký
quyền sở hữu như là nhà ở, quyền sử dụng đất,... phải được thể hiện
bằng văn bản, có chữ ký của bên vợ hoặc chồng là chủ sở hữu đó.
Việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung để nhằm trốn tránh các
nghĩa vụ riêng của một bên bị tịa án tun bố vơ hiệu khi có yêu cầu.
Đối với tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng được đưa vào sử
dụng chung không đương nhiên là sở hữu chung của vợ chồng, chẳng
hạn điều 99 Luật Hơn nhân và gia đình 2000 quy định: Trong trường
hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng
chung thì khi ly hơn nhà đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu
nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị căn nhà, căn
cứ vào công sức bảo dưỡng nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.
* Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung (điều 28) Luật
Hơn nhân và gia đình 2000 đã quy định cụ thể việc chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản chung như sau:
Thứ nhất, tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất, do đó vợ
chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt đối với tài sản chung. Đây là đặc trưng trong quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng.
Thứ hai, tài sản chung vợ chồng được chi dùng để đảm bảo
những nhu cầu chung của gia đình thì được xác định là đương nhiên
có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện hoặc
chấm dứt các giao dịch dân sự (mua bán, tặng cho, cho vạy,...) liên
quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của
64
gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được sự
bàn bạc thoả thuận (trừ tài sản chung đã được chia đầu tư kinh doanh
riêng khi hôn nhân đang tồn tại theo khoản 1 điều 29 của Luật Hơn
nhân và gia đình 2000). Do vậy, trong trường hợp xác lập, chấm dứt
các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản có giá trị lớn như nhà ở, xe
ôtô, mô tô,... hoặc việc thành lập doanh nghiệp tư nhân, góp vốn vào
cơng ty bằng tài sản chung bắt buộc phải có sự thoả thuận bằng văn
bản và phải có chữ ký của vợ, chồng và phải được công chứng hoặc
chứng thực, trừ những trường hợp theo quy định tại Nghị định
70/2001/NĐ-CP.
Thứ ba, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất
có nghĩa là khơng căn cứ vào cơng sức đóng góp của vợ chồng để tạo
lập khối tài sản để xác định phần quyền của từng người. Trong từng
trường hợp có thể do điều kiện sức khoẻ, nghề nghiệp,... nên sự đóng
góp vào khối tài sản chung không ngang nhau; nhưng quyền và nghĩa
vụ của vợ chồng đối với tài sản chung là ngang nhau nên luật quy
định: "lao động trong gia đình coi như lao động sản xuất".
* Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (điều 29, điều 30)
Một là, những trường hợp được thỏa thuận chia tài sản chung
trong thời kỳ hơn nhân.
Theo Luật Hơn nhân và gia đình 1986, tại điều 18 quy định:
"Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên có yêu cầu và có lý do chính đáng,
thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại điều 42
của luật này".
Xuất phát từ tình hình thực tế quan hệ hơn nhân và gia đình,
đồng thời cũng xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ,
chồng đối với tài sản; trên có sở kế thừa Luật Hơn nhân và gia đình
1986, điều 29 Luật Hơn nhân và gia đình 2000 quy định: "Khi hôn
nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng thực
hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ,
chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung
65
phải được lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền
u cầu Tồ án giải quyết".
Vợ, chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân, trừ trường hợp nhằm trốn tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
tài sản thì khơng được thừa nhận. Việc chia tài sản chung của vợ
chồng không phải gián tiếp thừa nhận chế định ly thân mà nhằm tạo
điều kiện cho vợ chồng tham gia các quan hệ kinh tế, thực hiện các
nghĩa vụ riêng về tài sản,... trong những trường hợp sau: (i) vợ, chồng
dùng tài sản để đầu tư kinh doanh riêng; (ii) vợ, chồng thực hiện nghĩa
vụ dân sự riêng như nghĩa vụ trả nợ, bồi thường thiệt hại; (iii) các lý
do chính đáng khác như một bên có hành vi hoang phí, phá tán tài sản,
vợ chồng đã già mà tính tình khơng hợp nhưng xin ly hôn ảnh hưởng
đến con cái, danh dự...
Hai là, thủ tục chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
Thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật Hơn nhân và gia đình
phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây:
- Lý do chia tài sản;
- Phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền
tài sản); trong đó cần mơ tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị
phần tài sản được chia;
- Phần tài sản cịn lại khơng chia, nếu có;
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung;
- Các nội dung khác, nếu có.
Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ
ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn
bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng
thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về việc chia
tài sản chung, thì cả hai bên hoặc một bên có quyền yêu cầu Toà án
giải quyết.
66
Ba là, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ
chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản,
thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ
chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng,
thì hiệu lực được tính từ ngày xác định trong văn bản thoả thuận; nếu
văn bản không xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực được tính từ
ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ
chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì
hiệu lực được tính từ ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực.
Trong trường hợp Toà án cho chia tài sản chung theo quy định
tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định 70/2001/NĐ-CP, thì việc chia tài
sản chung của vợ chồng có hiệu lực kể từ ngày quyết định cho chia tài
sản chung của Toà án có hiệu lực pháp luật.
Bốn là, hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân.
Việc chia tài sản chung của vợ chồng theo điều 29 của Luật Hơn
nhân và gia đình 2000 có hậu quả pháp lý như sau:
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu
riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở
hữu chung của vợ, chồng.
Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài
sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.
Năm là, khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.
Trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung và sau đó
muốn khơi phục chế độ tài sản chung, thì vợ chồng phải thoả thuận
bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau đây :
67
- Lý do khôi phục chế độ tài sản chung;
- Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên;
- Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có;
- Thời điểm có hiệu lực của việc khơi phục chế độ tài sản chung;
- Các nội dung khác, nếu có.
Văn bản thoả thuận phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và
phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có
người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của
vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Sáu là, thời điểm có hiệu lực của việc khơi phục chế độ tài sản
chung.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận khôi phục chế độ tài sản
chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc
khơi phục chế độ tài sản chung, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng,
năm lập văn bản.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ
chồng được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng,
thì văn bản thoả thuận khơi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng
cũng phải được công chứng hoặc chứng thực và việc khôi phục chế độ
tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày xác định trong văn bản thoả
thuận; nếu văn bản khơng xác định ngày có hiệu lực đó, thì hiệu lực
được tính từ ngày văn bản đó được cơng chứng, chứng thực.
Trong trường hợp văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ
chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật, thì
văn bản thoả thuận khơi phục chế độ tài sản chung cũng phải được
công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể
từ ngày được cơng chứng, chứng thực.
Theo u cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan thì
việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các
nghĩa vụ về tài sản sau đây bị Toà án tuyên bố là vô hiệu: (1) nghĩa vụ
68
nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật; (2)
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; (3) nghĩa vụ thanh tốn khi bị Tồ án
tun bố phá sản doanh nghiệp; (4) nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài
chính khác đối với Nhà nước; (5) nghĩa vụ trả nợ cho người khác và
các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật.
2.1.2. Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng (điều 32, 33)
Thứ nhất, về căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng.
Điều 32 Luật Hơn nhân và gia đình 2000 quy định: "Tài sản
riêng của vợ, chồng bao gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hơn, tài sản được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo điều 29 và khoản 30 của
luật này: đồ dùng tư trang cá nhân. Vợ chồng có quyền nhập hoặc
khơng nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung''.
Kế thừa Luật Hơn nhân và gia đình 1986, Luật 2000 qui định
vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Việc xác định tài sản riêng của
vợ, chồng bao gồm:
- Tài sản có trước khi kết hơn;
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì
hơn nhân;
- Tài sản được chia khi hôn nhân tồn tại (kể cả hoa lợi, lợi tức
thu được từ tài sản đó);
- Đồ dùng tư trang cá nhân.
Chế độ tài sản của riêng vợ chồng theo Luật Hơn nhân và gia
đình là hồn toàn phù hợp với quyền sở hữu tài sản của cơng dân theo
Hiến pháp 1992. Quy định này hồn tồn khơng ảnh hưởng đến tính
chất của hơn nhân mà cịn tạo điều kiện cho vợ, chồng tự do kinh
doanh, thực hiện các nghĩa vụ về tài sản độc lập; đồng thời cịn ngăn
chặn hiện tượng kết hơn vụ lợi, sau đó xin ly hơn để chia tài
sản chung.
69
Thứ hai, về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của
vợ, chồng.
Một là, vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định
đoạt tài sản riêng theo pháp luật dân sự về quyền sở hữu (ví dụ như
mua bán, trao đổi, tặng cho,... mà không cần sự đồng ý của
người chồng).
Hai là, vợ hoặc chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp
vợ chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng khơng ủy
quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó.
Vợ chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài
sản chung.
Ba là, nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người thanh tốn từ tài
sản riêng của người đó.
Xuất phát từ lợi ích các thành viên trong gia đình và đặc điểm
riêng biệt của quan hệ hơn nhân và gia đình, pháp luật qui định trong
trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình thì phải sử dụng cả tài sản riêng. Ngồi ra, pháp luật cũng qui
định hạn chế quyền đối với tài sản riêng trong từng trường hợp tài sản
riêng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, tức thu được từ tài
sản là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản
riêng đó phải được thỏa thuận của hai vợ chồng. Quy định này nhằm
đảm bảo lợi ích của các thành viên trong gia đình, cùng hỗ trợ cho
nhau về cả vật chất và tinh thần để đạt được mục đích xây dựng gia
đình ấm no, dân chủ, hạnh phúc và hòa thuận.
2.2. Quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng
Qui định quyền thừa kế tài sản giữa vợ chồng tại điều 31 Luật
Hôn nhân và gia đình 2000, cụ thể hóa qui định của Bộ luật dân sự,
thể hiện:
Một là, vợ chồng có quyền thừa kế của nhau theo qui định của
pháp luật thừa kế.
70
Hai là, khi vợ hoặc chồng chết hoặc bị toà án tun bố thì bên
cịn sống quản lí tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di
chúc có chỉ định người khác quản lý tài sản.
Ba là, trong trường hợp yêu cầu chia tài sản thừa kế mà việc chia
tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng
cịn sống và gia đình thì bên cịn sống có quyền u cầu Tịa án xác
định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng chung chưa
chia trong một thời hạn nhất định. Nếu hết thời hạn do Tồ án xác
định hoặc bên cịn sống đã kết hơn với người khác thì người thừa kế
khác có quyền u cầu Tịa án chia di sản thừa kế.
Trên cơ sở qui định của điều 31, Nghị quyết số 02/2000/NQHĐTP hướng dẫn:
Việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên
vợ hoặc chồng còn sống và gia đình là trong trường hợp người chết có
để lại di sản, nhưng nếu đem di sản này chia cho những người thừa kế
được hưởng thì vợ hoặc chồng cịn sống và gia đình gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống như: Khơng có chỗ ở, mất nguồn tư liệu sản
xuất duy nhất,...
Ví dụ 1: Trước khi kết hơn anh A mua được một ngơi nhà cấp 4
có diện tích 25m2. Sau đó anh A kết hơn với chị B và không nhập
ngôi nhà này vào khối tài sản chung của vợ chồng. Sau khi sinh được
một người con thì anh A bị chết và khơng để lại di chúc. Bố mẹ của
anh A yêu cầu chia di sản thừa kế là ngôi nhà của anh A. Chị B và con
khơng có chỗ ở nào khác và cũng chưa có điều kiện để tạo lập chỗ ở
khác. Ngơi nhà này lại không thể chia được bằng hiện vật. Trong
trường hợp này việc chia di sản thừa kế là ngôi nhà sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống của chị B và con.
Ví dụ 2: Anh C và chị D kết hơn với nhau và mua được ngơi nhà
có diện tích 20m2. Sau khi sinh được một người con thì anh C bị chết
và không để lại di chúc. Bố mẹ của anh C yêu cầu chia di sản do anh
C để lại là phần nhà của anh C trong ngôi nhà này. Chị D và con
71
khơng có chỗ ở nào khác, trong khi đó ngơi nhà này nếu chia bằng
hiện vật thì khơng bảo đảm cho việc sinh hoạt tối thiểu của chị D và
con; nếu buộc chị D phải thanh toán bằng tiền phần thừa kế mà bố mẹ
anh C được hưởng thì chị D cũng khơng có khả năng. Trong trường
hợp này việc chia di sản thừa kế phần nhà của anh C trong ngơi nhà
có diện tích 20m2 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chị D
và con.
Khi thuộc trường hợp trên, Tồ án cần giải thích cho người có
u cầu chia di sản thừa kế biết là họ mới chỉ có quyền yêu cầu xác
định phần di sản mà họ được hưởng và họ chỉ có quyền yêu cầu chia
di sản sau một thời hạn nhất định, cụ thể là ba năm, nếu trong thời hạn
này bên còn sống là vợ hoặc chồng của người đã chết chưa kết hơn
với người khác. Nếu họ có u cầu xác định phần di sản mà họ được
hưởng thì Tồ án thụ lý để giải quyết. Trong trường hợp này, nếu họ
không được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, miễn án phí thì họ phải nộp
tiền tạm ứng án phí như đối với vụ án khơng có giá ngạch.
2.3. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được cụ thể trong
Chương cấp dưỡng.
72
CHƯƠNG 5
QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON,
GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1. CĂN CỨ PHÁT SINH QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA CHA
MẸ VÀ CON THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện pháp luật
nhất định do Luật Hôn nhân và gia đình quy định là sự kiện sinh đẻ và
sự kiện nhận nuôi con nuôi.
1.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ
Việc đứa trẻ ra đời từ người cha, người mẹ nhất định được xác
nhận giữa hai bên có tồn tại quan hệ hợp pháp hay không sẽ làm phát
sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Như vậy, cơ sở pháp lý
của quan hệ trên là sự kiện sinh đẻ, mối quan hệ huyết hệ tự nhiên.
Tuy nhiên, việc xác định cha, mẹ, con về mặt lý luận và thực tiễn áp
dụng cịn có một số trường hợp khá phức tạp. Việc xác định cha mẹ,
con dựa trên cơ sở suy đốn pháp lý tại điều 63 Luật Hơn nhân và gia
đình 2000.
1.1.1. Xác định cha, mẹ cho con trong giá thú
Luật Hơn nhân và gia đình 2000 quy định phương pháp suy đoán
pháp lý xác định quan hệ cha mẹ, con tại khoản 1 điều 63 như sau:
"Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong
thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trước ngay đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa
nhận cũng là con chung của vợ chồng".
Trong thực tế cuộc sống, có những trường hợp khi kết hơn hai
bên nam nữ đã có quan hệ sinh lý với nhau và người phụ nữ có thai
73
nên Luật Hơn nhân gia đình 2000 khơng quy định giống luật của một
số nước tư bản: Đứa trẻ sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt (do một
bên chết trước hoặc ly hôn) là con chung của vợ chồng. Ví dụ, Bộ luật
dân sự Cộng hịa Pháp quy định “đứa trẻ sinh ra sau thời gian 180
ngày kể từ khi kết hôn hoặc trong thời hạn 300 ngày kể từ khi hôn
nhân chấm dứt được xác định là con chung của vợ chồng” (điều 311,
điều 312).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong các
trường hợp sau đây phải coi là con chung của vợ chồng:
Một là, con sinh ra sau khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến
trước khi chấm dứt quan hệ hơn nhân do Tồ án cơng nhận hoặc quyết
định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.
Hai là, con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hơn nhân do Tồ án
cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả
hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân
(trong thời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi
chấm dứt quan hệ hôn nhân). Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định
“con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm
dứt là con chung của vợ chồng”.
Ba là, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức
đăng ký kết hôn) nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người u
cầu Tồ án xác định một người nào đó là con của họ hay khơng phải là
con của họ thì phải có chứng cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu
phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định
gien. Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.
Thời kỳ thai nghén là khoảng thời gian phụ nữ mang thai. Thời
kỳ thai nghén bắt đầu từ khi người phụ nữ thụ thai cho đến khi họ sinh
đẻ. Y học chứng minh thời kỳ thai nghén tối thiểu là 200 ngày, tối đa
là 286 ngày. Pháp luật quy định thời kỳ thai nghén tối thiểu là 189
74
ngày, tối đa là 300 ngày, xác định thời kỳ thai nghén sẽ xác định thời
điểm người phụ nữ thụ thai đứa trẻ và có ý nghĩa quan trọng trong
việc xác định cha cho con kể cả con trong giá thú.
Do vậy, trong thực tế việc xác định có thai trong thời kỳ hơn
nhân nhiều trường hợp hết sức khó khăn. Về nguyên tắc trong thời
hạn 300 ngày (kể từ thời điểm chấm dứt hơn nhân) người vợ sinh con
thì đứa trẻ đó xác định là con chung của vợ chồng. Đối với trường
hợp trong thời gian 300 ngày mà người vợ kết hơn với người khác
thì theo tinh thần điều 63 khoản 1 nếu sau này người vợ sinh con
được xác định là con của người chồng sau theo nguyên tắc suy đoán
pháp lý: con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Nếu người chồng sau
không thừa nhận đứa con đó là con mình thi quyền đưa ra các chứng
cứ chứng minh (khi kết hơn người vợ đã có thai với người chồng
trước hoặc sự thừa nhận của người vợ qua các chứng cứ khác,...).
Trường hợp cha mẹ không thừa nhận con, pháp luật quy định:
"Trong trường hợp cha mẹ khơng thừa nhận là con thì phải có chứng
cứ và phải được Tòa án xác định" (khoản 1 điều 63) và "Người không
được nhận là cha mẹ của một người có thể u cầu Tịa án xác định
người đó là con mình. Người được nhận là cha mẹ một người có thể
u cầu tịa án xác định người đó khơng phải là con mình".
Trong thực tế, có trường hợp quan hệ hôn nhân đang tồn tại,
nhưng một bên chồng nghi ngờ người vợ khơng chung thủy nên ngoại
tình và đứa con đó khơng phải là con mình thì phải đưa các chứng cứ
chứng minh trước tịa án (có căn cứ khoa học xác định bất lực sinh lý,
trong thời gian có thể thụ thai người vợ đang đảm nhận trách nhiệm
đặc biệt liên quan an ninh quốc phòng...) nếu người chồng khơng
chứng minh được thì được xác định là con chung của vợ chồng và
người vợ khơng có nghĩa vụ chứng minh. Theo quy định tại khoản 2
Điều 63 và Điều 64, khi có người u cầu Tồ án xác định một người
nào đó là con của họ hay khơng phải là con của họ thì phải có chứng
cứ; do đó về nguyên tắc người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ.
75
Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien. Người có u cầu
giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien.
Hiện nay, khoa học phát triển nhiều trường hợp đưa trẻ sinh ra
không trên cơ sở huyết thống (sự kiện sinh đẻ) mà nhờ vào sự can
thiệp của y học, ví dụ như thụ tinh trong ống nghiệm,... đã được quy
định tại Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp
khoa học. Con được sinh ra do thực hiện hỗ trợ sinh sản (thụ tinh nhân
tạo, thụ tinh trong ống nghiệm), không được yêu cầu thừa kế, quyền
được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho nỗn, cho phơi.
1.1.2. Xác định cha, mẹ cho con ngồi giá thú
Luật hơn nhân và gia đình 2000 khơng có định nghĩa “con ngồi
giá thú”, nhưng theo cách hiểu thơng thường thì con ngồi giá thú là
con do cha mẹ không phải là vợ chồng trước pháp luật hoặc do cha mẹ
ăn ở chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn
sinh ra.
Như vậy, trường hợp sinh con ngồi giá thú có thể là do người
mẹ khơng chồng mà sinh con như: người mẹ có thai với người yêu và
bị người yêu bỏ không kết hôn nữa, sau đó sinh con; người phụ nữ bị
hiếp dâm, cưỡng dâm sau đó sinh con,...; người mẹ có chồng nhưng
ngoại tình và sinh con; Những trường hợp này thường dẫn đến việc
xin xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú.
Hệ thống pháp luật hơn nhân và gia đình Việt Nam ngay từ
những văn bản pháp luật đầu tiên đã ghi nhận “Người con hoang vô
thừa nhận được phép thưa trước Tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của
mình” (Điều 9 Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/05/1950 của Chủ tịch nước
về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật). Điều 31 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “Con ngồi giá thú có
quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết”.
Điều 65 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định quyền xin
nhận cha mẹ:
76
1. Con có quyền xin nhận cha mẹ của mình kể cả trường hợp
cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên xin nhận cha khơng địi hỏi có sự đồng ý
của mẹ, xin nhận mẹ khơng địi hỏi có sự đồng ý của cha".
Việc xin xác định cha, mẹ cho con thường xảy ra đối với những
trường hợp người phụ nữ chưa có chồng nhưng lại sinh con do nhiều
nguyên nhân khác nhau: Người đàn ông biết người yêu đã có thai nên
bỏ khơng kết hơn nữa; người phụ nữ bị hiếp dâm, cưỡng dâm,... hoặc
người phụ nữ đã kết hơn nhưng ngoại tình sinh con nhưng người đàn
ơng được khai là cha người đó khơng nhận đó là con mình thì tịa án
có thẩm quyền phải căn cứ vào chứng cứ thu thập được để xác định
cha cho người đó. Tuy nhiên, đối với trường hợp này thực tiễn giải
quyết hết sức khó khăn vì quan hệ rất da dạng và phức tạp, trong khi
việc giám định ở nước ta chưa phổ biến và lệ phí cịn q cao so với
các nước nên nhiều trường hợp khơng có điều kiện yêu cầu giám định.
Trong những trường hợp này thì tòa án phải dựa vào các chứng cứ thu
thập được trong quá trình điều tra tập trung vào các vấn đề cụ thể như
sau: (1) trong thời gian có thể thụ thai đứa con, người đàn ông được
khai là cha và người mẹ đứa con đã công nhiên chung sống như vợ
chồng; (2) hai người đã thương yêu nhau, hứa hẹn kết hơn với nhau và
trong thời gian có thể thụ thai đứa con đã quan hệ sinh lý với nhau
như vợ chồng, sau đó biết người phụ nữ đã có thai bỏ khơng kết hơn
nữa; (3) người mẹ đứa con bị người này hiếp dâm, cưỡng dâm trong
thời gian có thể thụ thai; (4) có thư từ do người này viết xác nhận đứa
con do người phụ nữ sinh ra là con của họ,...
Trong q trình xác minh, Tịa án cần thu thập các chứng cứ và
kết hợp với các biện pháp khác: giám định y học, khả năng sinh lý,
điều tra dư luận, xã hội, bạn bè để xác định mối quan hệ giữa họ, dựa
vào hoàn cảnh của người mẹ trong thời kỳ nuôi con hay qua lời khai
của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án.
77
Người có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự bao gồm:
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000, các chủ thể có quyền trực
tiếp u cầu tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án giải
quyết việc xác định cha, mẹ, con:
Một là, cha, mẹ hoặc người giám hộ của con chưa thành niên ,
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ mất năng
lực hành vi dân sự.
Hai là, Viện kiểm sát, Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội
liên hiệp phụ nữ.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền đề nghị Viện
kiểm sát xem xét yêu cầu Tòa án xác định cha cho con chưa thành
niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định
con cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự.
Thẩm quyền yêu cầu trên phải phù hợp với quy định của Bộ
Luật tố tụng dân sự 2004 mới được công nhận.
1.1.3. Thẩm quyền và thủ tục xác định cha, mẹ, con
Theo Luật hơn nhân và gia đình 1986, việc xác định cha mẹ cho
con có thể dược thực hiện thơng qua cơ quan Tòa án (theo thủ tục tố
tụng dân sự) và Ủy ban nhân dân cấp xã (theo thủ tục hành chính
Nghị định 83/1998/NĐ-CP).
Luật Hơn nhân và gia đình 2000 hành vi xác định cha mẹ con
gắn với thẩm quyền của tòa án. Do vậy, điểm khác biệt cơ bản của
Luật hơn nhân và gia đình 2000 là mọi trường hợp xác định cha mẹ
con chỉ do Tịa án có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện quy định này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên trong
thời gian qua việc hướng dẫn thi hành còn nhiều điểm chưa thống
nhất. Ví dụ như ngày 11/01/2001 Bộ Tư pháp đã có Cơng văn số
20/TPHD theo quy định tại các điều 63 đến điều 66 của Luật Hôn
nhân và gia đình 2000, việc xác định cha mẹ và con thuộc thẩm
78
quyền của Tịa án nhân dân. Do đó, kể từ ngày 01/01/2001 cơ quan
đăng ký hộ tịch không thực hiện việc nhận cha mẹ, con vẫn được thực
hiện việc đăng ký việc nhận cha mẹ, con theo quy định tại mục 6,
chương III Nghị định 83/ 1998 /NĐCP ngày 10/10/1998. Sau đó đến
ngày 03/4/2001 Bộ Tư pháp lại có cơng văn số 410 /TPPLDSKT
hướng dẫn sửa đổi công văn số 20/ TPHT là vẫn cho phép các cơ quan
hộ tịch ở địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về việc đăng ký
xác định cha, mẹ, con tự nguyện khơng có tranh chấp theo Nghị định
83/1998/NĐCP. Do vậy, hiện nay trong thời gian chờ văn bản của cơ
quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể việc thi hành thông qua thủ
tục: Thủ tục hành chính, thủ tục tố tụng dân sự.
Thủ tục hành chính, theo Nghị định 158/2008/NĐ-CP được thực
hiện như sau:
Nếu trường hợp cha, mẹ của trẻ chung sống với nhau như vợ
chồng, nhưng không đăng ký kết hôn, người mẹ để con lại cho người
cha và bỏ đi khơng xác định được địa chỉ, thì khi người cha làm thủ
tục nhận con, khơng cần phải có ý kiến của người mẹ. Khi đăng ký
khai sinh, phần ghi về người mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký
khai sinh được ghi theo Giấy chứng sinh. Trường hợp khơng có Giấy
chứng sinh, thì ghi theo lời khai của người cha; nếu người cha khơng
khai về người mẹ, thì để trống.
Trường hợp con sinh ra trước ngày cha, mẹ đăng ký kết hơn và
được cha mẹ thừa nhận, thì tên của người cha sẽ được ghi ngay trong
Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của người con mà người cha
không phải làm thủ tục nhận con.
1.2. Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con dựa trên sự kiện nuôi
con nuôi
1.2.1. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con cái giữa người
nhận làm con nuôi và người được nhận làm con nuôi, đảm bảo cho
79
người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội (điều 67).
Như vậy, việc xác lập quan hệ cha mẹ và con bằng con đường
nuôi dưỡng để phân biệt với quan hệ sinh đẻ ''huyết thống''. Nuôi con
nuôi nhằm mục đích gắn bó, xác lập quan hệ gia đình giữa cha nuôi
,mẹ nuôi và người được nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trong mơi
trường gia đình, hay nói cách khác là tạo cho trẻ em ''một mái ấm gia
đình'' để phát triển hài hòa thể chất và nhân cách.
1.2.2. Điều kiện nuôi con nuôi trong nước
Nuôi con nuôi trong nước là việc nuôi con nuôi giữa công dân
Việt Nam với nhau thường trú ở Việt Nam.
Quan hệ nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
Thứ nhất, điều kiện đối với con nuôi.
- Về độ tuổi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con ni;
- Được cơ, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Độ tuổi được nhận làm con nuôi quy định trong Luật Nuôi con
nuôi 2010 thống nhất tuổi trẻ em theo quy định cả Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em.
Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc
của cả hai người là vợ chồng. Trong trường hợp mà vợ,chồng nhưng
chỉ có một người nhận ni con ni thì khơng đảm bảo điều kiện
pháp luật quy định. Theo chúng tôi, quy định này phù hợp với thực tế
bởi lẽ đã là vợ chồng thì gắn liền với các quyền nhân thân và tài sản,
nếu chỉ chồng hoặc vợ làm con nuôi sẽ rất khó khăn khi thực hiện các
quyền và nghĩa vụ đối với con.
Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ cơi, trẻ em bị bỏ
rơi, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khác làm con ni.
80