Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TIỂU LUẬN học PHẦN MARKETING căn bản CHỦ đề phân tích thực trạng các chính sách marketing của công ty cổ phần acecook việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.44 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: MARKETING CĂN BẢN

CHỦ ĐỀ: Phân tích thực trạng các chính sách Marketing của Cơng ty cổ phần
Acecook Việt Nam

Nhóm Sinh viên

:

Nhóm 10

Lớp

:

N01

Giảng viên hướng
dẫn

:

ThS Lương Mai Hương

Hà Nội, tháng7/2021



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................3
Chương 1. Cơ sở lý luận về các chính sách Marketing trong doanh nghiệp.4
1.1. Các khái niệm từng chính sách theo quan điểm Marketing.......................4
1.2. Mục tiêu và nội dung của từng chính sách.................................................5
Chương 2. Thực trạng các chính sách Marketing của Cơng ty cổ phần
Acecook Việt Nam.........................................................................................10
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam.................................10
2.2. Giới thiệu về các sản phẩm......................................................................12
2.3. Khách hàng mục tiêu...............................................................................12
2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.................................12
2.5. Thực trạng các chính sách Marketing được áp dụng vào Cơng ty cổ phần
Acecook Việt Nam..........................................................................................12
2.5.1. Chính sách về sản phẩm...................................................................12
2.5.2. Chính sách về giá cả........................................................................13
2.5.3. Chính sách về phân phối..................................................................15
2.5.4. Chính sách về quản bá, truyền thơng...............................................16
2.5.5. Chính sách con người, chính sách nhân sự, đào tạo, khuyến khích.16
2.5.6. Chính sách về quy trình, hệ thống, tính chun nghiệp...................16
2.5.7. Chính sách về triết lý, tư tưởng, văn hóa.........................................16
Chương 3: Đánh giá chung về các chính sách Marketing của Công ty cổ
phần Acecook Việt Nam...............................................................................18
KẾT LUẬN....................................................................................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................22

LỜI NÓI ĐẦU


Mì ăn liền đã từng có một thời hồng kim với mức tăng trưởng nóng 20%/năm.
Năm 2015, Hiệp hội mì ăn liền thế giới cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm này tại Việt

Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Theo
đó, tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ gói/năm.
Ngày nay, thị trường mì ăn liền bị chia sẻ rất nhiều,đã qua thời sản xuất ra
khơng kịp bán. Dù sản phẩm có tốt và ngon đến đâu, hình thức có đẹp đến đâu, nếu
khơng có một chiến lược Marketing mì ăn liền cụ thể, bài bản và mới lạ chắc chắn sẽ
cầm thua.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường diễn ra khá quyết liệt cả giữa các doanh nghiệp Việt
Nam và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trước hết, phải kể đến
Acecook Việt Nam, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực này. Hảo Hảo nhận danh
hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất suốt 8 năm liền, trở thành thương hiệu quen
thuộc của gia đình Việt, trong 20 năm qua.

Chương 1. Cơ sở lý luận về các chính sách Marketing trong doanh nghiệp


1.1.1.Chính sách sản phẩm:
- Khái niệm sản phẩm theo quan điểm Marketing: 
Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn
được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay
tiêu dùng.
Theo quan niệm này sản phẩm và hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vơ hình
( các dịch vụ), bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất. 
-Ba cấp độ của sản phẩm: 

Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm.
- Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành.
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được
dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt
chúng với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
- Bộ phận cấu thành: Tên nhãn hiệu, dấu hiệu của nhãn hiệu, dấu hiệu của hàng hóa, quyền

tác giả
- Tầm quan trọng của nhãn hiệu:
Với khách hàng
 Xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
 Chỉ dẫn về chất lượng của sản phẩm
 Tiết kiệm chi phí tìm kiếm
 Khẳng định giá trị bản than
Với nhà sản xuất
 Công cụ để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm


 Là phương tiện để bảo vệ hợp lý các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm
 Khắc họa sản phẩm vào tâm trí khách hàng
 Lợi thế cạnh tranh
 Là phương tiện gọi vốn hữu hiệu và thu hút nhân tài
 Khẳng định đảng cấp chất lượng trước khách hàng
-Có bốn cách đặt tên cho nhãn hiệu:
 Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng mặt hàng, nhưng có đặc tính khác
nhau ít nhiều.
 Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuất bởi công ty.
 Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản phẩm.
 Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dịng sản phẩm (từng chủng loại hàng) do cơng ty
sản xuất.
-Khi đặt tên cho nhãn hiệu phải đảm bảo bốn u cầu:
 Nó phải hàm ý về lợi ích của sản phẩm.
 Nó phải hàm ý về chất lượng sản phẩm.
 Nó phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ.
 Nó phải khác biệt hẳn với những tên khác
 Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm.
-Các lớp bao gói:



Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm



Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc

 Lớp bao bì vận chuyển
- Vai trị của bao gói:
 Để bảo vệ, giới thiệu và xác định sản phẩm chủng loại
góp phần tạo ra hình ảnh, niềm tin, ấn tượng tốt đẹp về doanh nghiệp
 Giúp tạo ra ý niệm của người tiêu dùng về sự cải tiến sản phẩm
-Các quyết định về bao gói
 Xây dựng thống nhất quan niệm về bao gói
 Quyết định về các khía cạnh: Kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung
trình bày…
 Quyết định về các thơng tin trên bao gói về: sản phẩm, phẩm chất sản phẩm, ngày
sản xuất, nơi sản xuất, đặc tính sản phẩm, kỹ thuật an toàn sử dụng…
 Quyết định về thử nghiệm bao gói
 Quyết định về chi phí cho bao gói


 Quyết định về dịch vụ khách hàng.
-Quyết định các vấn đề:
 Nội dung hay các yếu tố dịch vụ và tầm quan trọng tương đối từng yếu tố dịch vụ
đó
 Chi phí dịch vụ
-Hình thức cung cấp dịch vụ:  cơng ty tự tổ chức lực lượng cung cấp dịch vụ, dịch vụ được
cung cấp bởi các trung gian buôn bán, dịch vụ do tổ chức độc lập bên ngồi cơng ty cung

cấp.
 Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm.
Quyết định về chủng loại
Quyết định về sự phân giải về số lượng các mặt hàng thành phần theo một tiêu
thức nhất định, ví dụ như theo kích cỡ, theo công suất,....
Quyết định về danh mục sản phẩm
Bốn thông số đặc trưng cho danh mục sản phẩm
.Bề rộng của danh mục sản phẩm
. Mức độ phong phú của danh mục sản phẩm
. Bề sâu của danh mục sản phẩm
.Mức độ hài hịa của danh mục sản phẩm
1.1.1. Chính sách về giá
Mục tiêu:

. Nắm bắt và dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tác động đến các quyết định về giá.

Xác định mức giá chào hàng, giá bán, giá sản phẩm mới, khung giá, giá giới
hạn, thời hạn thanh toán….

Ra các quyết định về điều chỉnh và thay đổi giá theo môi trường kinh doanh
luôn biến đổi.

Lựa chọn những ứng xử thích hợp trước những hoạt động cạnh tranh qua giá
cả.
Nội dung:
1.Khái niệm:
Theo
quan
niệm

kinh
tế
học
Giá cả được định nghĩa là mối tương quan trao đổi trên thị trường.
-Với người mua: Giá cả của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải
trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng dịch vụ đó.


-Với người bán: Giá cả là một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được
nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó.
Theo quan niệm của marketing

Giá là biến số duy nhất của marketing - mix tạo doanh thu cho doanh nghiệp.
Các quyết định về giá luôn gắn với kết quả tài chính của doanh nghiệp.

Thơng tin về giá ln giữ vị trí quan trọng trong việc đề xuất các quyết định
kinh doanh. Quản trị giá được coi là một trọng tâm của quản trị marketing.
2.
Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định về giá.
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
2.1.1. Các mục tiêu marketing.


Mục tiêu “Tối đa hóa lợi nhuận hiện hành”.



Mục tiêu dẫn đầu thị phần.




Mục tiêu dẫn đầu về chất lượng.



Mục tiêu “đảm bảo sống sót”.



Các mục tiêu khác.

2.1.2.  Chiến lược định vị và các biến số khác của marketing - mix.
Có thể tóm tắt ảnh hưởng của chiến lược định vị, các chữ P khác đến quyết định giá
qua sơ đồ sau:
     Chiến lược định vị => Lựa chọn 4Ps => Quyết định về giá
Sơ đồ này đòi hỏi:

Giá và các chiến lược khác của marketing - mix phải có sự hỗ trợ lẫn nhau
để doanh nghiệp thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu đã chọn.

Sự lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về các biến
số khác của marketing đã được thơng qua.
2.1.3. Chi phí
2.1.4. Các nhân tố khác.
2.2. Những yếu tố bên ngoài.
2.2.1. Đặc điểm của thị trường và cầu.
Ảnh hưởng của thị trường và cầu đến giá chủ yếu tập trung vào 3 vấn đề:

Thứ nhất, mối quan hệ tổng quát giữa giá và cầu. Mỗi mức giá mà doanh
nghiệp đưa ra để chào hàng sẽ dẫn đến một mức cầu khác nhau.




Thứ hai, sự nhạy cảm về giá hay độ co giãn của cầu theo giá. Sự nhạy cảm
về giá hay độ co giãn của cầu theo giá được sử dụng để mô tả mức độ phản ứng của
cầu khi giá bán sản phẩm thay đổi.


Thứ ba, các yếu tố tâm lý của khách hàng khi chấp nhận mức giá.

2.2.2. Cạnh tranh.

Tương quan so sánh giữa giá và chi phí cung ứng sản phẩm của doanh
nghiệp và của sản phẩm cạnh tranh.

Mối tương quan giữa giá và chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, đặc
biệt là sự đánh giá của khách hàng về tương quan này.


Phản ứng của đối thủ cạnh tranh về giá.

2.2.3. Các yếu tố bên ngoài khác.


Mơi trường kinh tế.



Thái độ (phản ứng) của chính phủ.




Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế.

3.
Xác định mức giá cơ bản.
3.1. Tiến trình xác định mức giá bán cơ bản.
3.2. Xác định mục tiêu định giá.

Nghiên cứu kỹ mục tiêu kinh doanh, chiến lược định - vị mà doanh nghiệp
lựa chọn.


Nắm nội dung của các chính sách sản phẩm; phân phối và xúc tiến.


Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giá gồm: phạm vi và vai trò của giá, sự
hỗ trợ của giá với các chữ P khác trong việc thực hiện chiến lược định vị và mục
tiêu của doanh nghiệp.
3.3. Xác định cầu ở thị trường mục tiêu.
3.3.1. Xác định cầu ở thị trường mục tiêu.


Xác định tổng cầu 



Xác định hệ số co giãn của cầu.

3.4. Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá.



Xác định các chi tiêu chi phí.



Phân tích mối quan hệ giữa giá thành,sản lượng và mức giá dự kiến.



Tìm kiếm tiềm năng hạ thấp giá thành.

3.5. Phân tích sản phẩm và giá cả của đối thủ cạnh tranh.


3.6. Lựa chọn phương pháp định giá.


Phương pháp định giá dựa vào chi phí.



Định giá theo giá trị cảm nhận.



Định giá theo mức giá hiện hành hay định giá cạnh tranh.




Định giá đấu thầu.

3.7. Lựa chọn mức giá cụ thể.
4. Các chiến lược về giá.
4.1. Xác định giá cho sản phẩm mới.


Chiến lược giá “Hớt phần ngon”.



Chiến lược giá “bám chắc thị trường”.

4.2. Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm.


Định giá cho chủng loại sản phẩm.



Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm.



Xác định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc.

4.3. Các chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản.


Định giá 2 phần




Định giá trọn gói.



Định giá theo nguyên tắc địa lý.



Chiết giá và bớt giá.



Định giá khuyến mại.



Định giá phân biệt.

4.4. Thay đổi giá.


Chủ động cắt giảm giá.



Chủ động tăng giá.




Chương 2: Thực trạng các chính sách Marketing của doanh nghiệp ……
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
 Tên: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam 
 Trụ sở chính: Lơ II-3, Đường số 11 - KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh Quận Tân Phú - TP. Hồ Chí Minh
 Điện thoại: (028) 38154064

Fax: (028) 38154067

 Email:
 Vốn điều lệ: 298,4 tỷ đồng (dữ liệu của VietTimes, tính đến cuối năm 2018)
Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư
vào thị trường Việt Nam hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật
Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam ( Vifon) vào ngày 15/12/1993. Kết quả
của quá trình đầu tư đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam, vào ngày
18/01/2008, cơng ty đã chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần. 
Acecook Việt Nam hiện đã sở hữu được 11 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả
nước. Cơng ty có 7 chi nhánh với hơn 300 đại lý trên toàn quốc và xuất khẩu sang hơn
40 quốc gia: Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na
Uy, Cộng Hoà Czech, Nga, Australia, New Zealand, Slovakia, Hàn Quốc, Singapore,
Hồng Kông, Đài loan, Malaysia, Campuchia, Nhật, UAE,…
2.2. Giới thiệu về các sản phẩm của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành
công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị
trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao.
Sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm
các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền,... với những thương
hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Siukay, Bốn Phương,
Số Đỏ,..

Hiện Acecook Việt Nam có:
 14 loại mì gói: mì Hảo Hảo, Thế giới mì, mì nấu Maxkay, mì Siukay, mì Udon
Sưki Sưki, mì Doraemon, mì Đệ Nhất, mì Mikochi, mì Bốn Phương, mì Hảo
100, mì Số Đỏ, mì Good, mì khơng chiên block, mì Spaghetti Bistro


 11 loại mì tơ- ly- khay: Mì ly ăn liền Caykay, mì ly Handy Hảo Hảo, mì ly
Meme, Mì ly Modern, mì ly Enjoy, mì xào Táo Quân, mì trộn Today, mì Nhớ,
mì ly mini ăn liền Doraemon, mì ly ăn liền mini Handy Hảo Hảo, mì tơ ăn liền
mì trộn Caykay.
 8 loại phở- hủ tiếu- bún: Đệ Nhất phở, phở trộn Đệ Nhất, Hủ tiếu khô Nhịp
sống hương vị Nam Vang, Hủ tiếu Nhịp sống, Bún Hằng Nga, Phở Xưa & Nay,
Phở khô Xưa & Nay, Phở Xưa & Nay Premium.
 3 loại miến: Miến trộn Phú Hương, miến Phú Hương, miến Phú Hương Yến
Tiệc.
 Mới đây nhất, Acecook Việt Nam đã cho ra mắt muối chẩm Hảo Hảo và snack
mì Nà Ní. 
2.3. Khách hàng mục tiêu 
Chân dung khách hàng mục tiêu của Acecook: 
-Độ tuổi: trẻ em từ 6-15 tuổi và khách hàng từ 16-35 tuổi.
-Nghề nghiệp: Sinh viên là thị trường mục tiêu lớn nhất mà Mì Hảo Hảo hướng tới,
ngồi ra trẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng cũng là những khách hàng
Acecook  hướng tới.
-Giới tính: cả nam và nữ
-Nơi ở: bất kỳ nơi nào ở Việt Nam đều có thể mua được sản phẩm của Acecook
-Hành vi:
 Lý do mua hàng: Mua thường xuyên phục vụ bữa ăn, tiết kiệm thời gian
 Lợi ích khách hàng tìm kiếm: Chất lượng, ngon, rẻ, tiện lợi
2.4. Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường.
Xác định thị trường mục tiêu mì Hảo Hảo

Sinh viên là thị trường mục tiêu lớn nhất mà Mì Hảo Hảo hướng tới, ngồi ra
trẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng cũng là những khách hàng Mì Hảo Hảo
hướng tới.
Mì Hảo Hảo cho ra đời nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ tốt và định vị thương hiệu
của mình khơng chỉ với khách hàng mục tiêu và còn với cả khách hàng tiềm năng: 
 Hảo Hảo chua cay: dành cho những khách hàng thích vị cay và chua, với đủ
các hương vị tơm, gà, bị.
 Mì xào khơ làm thỏa mãn những người thích món mì xào.
 Mì hảo hảo hương nấm cung cấp thêm khoáng và protein.
 Mới đây cho ra đời Hảo Hảo đậu xanh: bổ sung tinh chất đậu xanh, ngon, bổ
dưỡng và khơng sợ nóng.


Định vị thị trường
Định vị là một trong những khâu mà Vina Acecook làm tốt nhất. Với Hảo Hảo,
không một người tiêu dùng nào mà lại không biết sản phẩm này.
Bằng những chiến lược định vị của công ty, Hảo Hảo đã tạo ra những sự khác
biệt đối với đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược định vị này rất thành công vì khi nghĩ đến Hảo Hảo người ta nghĩ
ngay đến sự tiện dụng của nó : “ngon, nhanh, rẻ ” Để làm được điều này, công ty đã
đưa ra rất nhiều chiến lược như : Khuyến mãi trúng tiền tỷ, các trương trình từ thiện...,
Hảo Hảo mẩu quảng cáo nêu bật tính năng nhanh tiện dụng của mình. Đặc trưng nhất
là phỏng vấn người tiêu dùng về những trải nghiệm của họ khi dùng Hảo Hảo. Đó như
một sự “ tra tấn” đối với người tiêu dùng trong thời gian dài nhưng lại khá hiệu quả.
Kết quả là mọi người đều biết tới mì Hảo Hảo biết tới tính năng tiện dụng của nó :
"phục vụ trên 2 tỷ bữa ăn ngon mỗi năm".
2.5. Thực trạng của các chính sách Marketing của doanh nghiệp…
2.5.1. Chính sách về sản phẩm 
- Tên nhãn hiệu Công ty Acecook được in trên tất cả các bao bì sản phẩm tạo
sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

- Nhãn hiệu mì “Hảo Hảo” được in nổi bật với hai màu đỏ-trắng , dễ gọi, dễ
nhớ, tạo cho người tiêu dùng ấn tượng tốt về sản phẩm và dễ hình dung được về chất
lượng sản phẩm.
- Bao bì sản phẩm bằng chất liệu nilon khá chắc chắn, tiện lợi, dễ dàng cất giữ,
vận chuyển, hình dáng, màu sắc được thiết kế đẹp mắt, nổi bật, thông tin về sản phẩm
được in rõ ràng, đầy đủ giúp người tiêu dùng tiện tìm hiểu.
- Chất lượng sản phẩm: Hương vị mì ngon, phù hợp khẩu vị người Việt, dinh
dưỡng trong mỗi gói mì được đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001,ISO
14001,HACCP,IFS.
- Không ngừng đầu tư nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với
khách hàng, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nét riêng cho sản phẩm.
Ví dụ như sản phẩm mì gói Hảo Hảo: với cái tên dễ nhớ, in đậm trong tâm trí mỗi
người dân Việt Nam với hương vị đặc trưng, sợi mì dai, bao bì sặc sỡ, nổi bật, bắt
mắt. Điểm nổi bật trên bao bì là có hình ảnh bát mì tượng trưng trơng rất bắt mắt.
Hiện nay dịng sản phẩm mì gói Hảo Hảo đã phát triển đa dạng hơn với 6 hương vị,
chiều lòng nhiều khẩu vị ẩm thực khác nhau.


2.5.2. Chính sách về giá cả
Các hoạt động khuyến mãi
 Hoạt động thẻ cào may mắn trúng thưởng các phần thưởng có giá trị cao như:
điện thoại Smartphone, xe máy, nhiều thùng mì,...
 Tổ chức các chương trình phát mẫu dùng thử khi ra sản phẩm mới
 Thưởng sản lượng: mỗi trung gian thương mại khi đặt đủ số lượng (tính theo
thùng) trên mỗi đơn hàng sẽ được thưởng thêm sản lượng của cùng chủng loại
sản phẩm hoặc các sản phẩm khác.
 Hợp tác với các hệ thống siêu thị lớn như Big C, Co.opmart, Vinmart, Metro
trong việc tổ chức các chương trình phục vụ khách hàng.

2.5.3. Chính sách về phân phối

Acecook quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc,
hơn 600 đại lý phân phối hàng trải đều trong cả nước, mỗi khu vực đều có một văn
phịng chi nhánh như ở Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP HCM. Sự phát triển mạnh mẽ


của các kênh phân phối, tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng và thu lợi
nhuận lớn.
Mì Hảo Hảo đã lựa chọn nhiều hình thức kênh phân phối khác nhau để mang
sản phẩm tới người tiêu dùng nhưng chủ yếu vẫn là phân phối theo hệ thống đại lý
(bán sỉ ) - doanh nghiệp chọn ra nhiều nhà bán sỉ (đại lý cấp 1 ) và nhiệm vụ của các
nhà bán sỉ này là phân phối xuống các nhà bán sỉ cấp dưới rồi phủ đến các tiệm bán lẻ.
Khi khách hàng có nhu cầu, các tiệm bán lẻ sẽ báo lên các nhà bán sỉ và doanh nghiệp
này sẽ cung cấp sản phẩm theo hình thức bán đứt.


Ưu điểm : Vốn đầu tư không cao, phù hợp với những thương hiệu mạnh, được
thị trường ưa chuộng. 

Nhược điểm:  Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra với sản phẩm (chẳng hạn chất
lượng sản phẩm có vấn đề ), chắc chắn khả năng đẩy hàng xuống các cấp phân phối
của nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Mặt khác, do phân phối theo nhu cầu nên sản phẩm
đến tay người tiêu dùng sẽ có lúc nhanh, lúc chậm.
Ngồi ra kênh phân phối kênh phân phối: Nhà sản xuất = > nhà bán lẻ = > người tiêu
dùng. Cũng được cơng ty Acecook chú trọng để tiêu thụ mì Hảo Hảo.


Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là ngày càng tiếp cận gần hơn
với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị cửa hàng tự chọn. Chính vì vậy, Hảo Hảo
đã tiến hành chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thơng qua các kênh bán lẻ
này. Sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng chỉ qua một nhà bán lẻ. Cụ thể, Hảo

Hảo được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị do mart, hệ thống
Maximax... Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng
cuối cùng, bằng cách cho người tiêu dùng tự lựa chọn mặt hàng, dịng sản phẩm mình
ưa thích và phù hợp.
Kênh phân phối này tập trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số
lượng nhỏ nhưng thường xuyên. Như vậy, chiến lược phân phối của mì Hảo Hảo là
mở rộng thị trường, mở rộng các đại lý, tăng dần về số lượng và chất lượng các kênh
phân phối.
2.5.4. Chính sách quảng bá, truyền thơng
Đặc điểm của người tiêu dùng là thường lựa chọn sản phẩm qua hình ảnh, tên gọi đặc
trưng của sản phẩm qua việc xem quảng cáo trên truyền hình, qua các TVC quảng cáo
dễ nhớ với tần suất cao.
Nắm bắt tâm lý khách hàng, Acecook đã thực hiện các chính sách quảng bá, truyền
thông như sau: 
 Phát TVC quảng cáo trên truyền hình vào các khung giờ vàng như trước
chương trình thời sự, trước và trong lịch chiếu phim hot, đặc biệt là buổi tối
trước 21h 
 Chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,...
 Hợp tác với các KOL, hot blogger   


 Lựa chọn các trang báo, tạp chí có số lượng độc giả và phát hành lớn như:
Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động,...
 Thuê quảng cáo màn hình LCD tại các trung tâm thương mại, chung cư, bến
xe,...
Bên cạnh đó, Acecook cũng thực hiện các hoạt động xã hội hết sức ý nghĩa và thiết
thực: 
 Hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, người già neo đơn, những người có cơng với
đất nước, các bà mẹ Việt Nam anh hùng
 Lập quỹ từ thiện, quỹ học bổng

 Tổ chức events đặc biệt, ví dụ: “Tết sum vầy”, “Vine cùng Hảo Hảo sáng tạo
chua cay”,...

 Đồng hành cùng nhân dân cả nước phịng chống dịch Covid 19

2.5.5. Chính sách con người, chính sách nhân sự, đào tạo, khuyến khích
Acecook có thể quản lý tốt nhân sự đồng thời tạo được cho nhân viên tinh thần trách
nhiệm, kỉ luật bằng các chính sách kỉ luật nghiêm khắc khi vi phạm, hay chế độ khen
thưởng để nhân viên có động lực trong công việc và phát huy tốt năng lực của bản
thân.


- Khen thưởng: 
 Hàng tháng, công ty đều xét chọn danh hiệu Ngôi Sao Đỏ trong tập thể công
nhân để khen thưởng, khích lệ tinh thần làm việc. 
 Hàng năm, công ty xét chọn và tổ chức cho các cá nhân xuất sắc “Top 10”
Ngơi Sao Đỏ tồn cơng ty đi du lịch nước ngoài, nhằm bồi dưỡng mở rộng tầm
nhìn tri thức, tái tạo sức lao động và động viên khuyến khích phong trào thi đua
lao động sáng tạo.
 Xét thưởng bổ sung đối với các cá nhân đạt thành tích cơng việc tốt và xuất
sắc.
-Bên cạnh chế độ khen thưởng, Công ty cũng: 
 Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi sai trái và hành động
tùy tiện vô tổ chức của người điều hành công ty hay các cán bộ quản lý.
 Xây dựng hệ thống kiểm soát và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của
tổ chức hay một bộ phận nhân viên nào đó.
-Đào tạo và Phát triển:
Học hỏi là một phần tất yếu của văn hóa Acecook. Mỗi nhân viên dù ở vị trí
nào, cũng cần liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Vì thế, ham học hỏi là
điều kiện không thể thiếu của người ứng viên được chọn vào làm việc với Công ty.

Trước tiên, đào tạo được thực hiện thông qua việc học ngay trên công việc được giao.
Hướng dẫn và huấn luyện là trách nhiệm của từng người lãnh đạo và hết sức quan
trọng đối với sự phát triển của từng cá nhân ở vị trí của mình.
 Chương trình đào tạo thực tiễn phát triển kỹ năng nhân viên được đưa vào
khung chương trình, kế hoạch đào tạo phát triển hàng năm. Vì thế, việc tham
gia đào tạo khơng những được xem như một phần thưởng, mà còn là nghĩa vụ
của mỗi nhân viên.
 Ngồi việc học cho cá nhân mình, nhân viên Acecook, đặc biệt đối với vị trí
lãnh đạo, chun gia, chun viên cần có nhiệt tình mong muốn chia sẻ kiến
thức và kỹ năng mà mình học được cho đồng đội với nhiều hình thức khác
nhau như chia sẻ những điều mình học được trong các cuộc họp của
phịng/nhóm, đứng lớp, tổ chức các hoạt động thực hành cho nhóm, tham gia
nhóm dự án, v.v. 
2.5.6. Chính sách về quy trình, hệ thống, tính chun nghiệp
Để giúp người tiêu dùng hiểu rõ và an tâm hơn về nguồn gốc sản phẩm mì ăn
liền, Acecook tổ chức tham quan nhà máy cho người tiêu dùng tại Việt Nam.



ê
y
r
T

á
b
đ

í
H

s

à
L
ơ
u
k
p
C

v
a
m

K
i
g

ư
l

c
ó
Đ
n
ù
h
t
o



P
S
Tham gia chương trình, người tiêu dùng có cơ hội tận mắt chứng kiến nhà máy
được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản, khép kín, đảm bảo khơng bị cơn trùng xâm
nhập; hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa, được làm bằng thép khơng
gỉ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao. Tại đây, Acecook đã cung cấp ra
thị trường hơn 2,5 tỉ gói mì ăn liền mỗi năm cho người tiêu dùng trên khắp Việt Nam.
Quy trình sản xuất gồm các cơng đoạn: 

Ơng Kajiwara Junichi, Tổng Giám Đốc Cơng ty Acecook Việt Nam nhấn
mạnh, chất lượng là điều kiện cơ bản quan trọng nhất đối với ngành thực phẩm nói
chung và mì ăn liền nói riêng, để đáp ứng yêu cầu tối thiểu nhất là tính an tồn và an
tâm. Sau đó sẽ mở rộng hương vị và đa dạng trải nghiệm để nâng cao mức độ hài lịng
của khách hàng.
Theo đó, tại doanh nghiệp này, để mỗi sản phẩm mì ăn liền đến tay người tiêu
dùng đều đạt chất lượng, đảm bảo yếu tố an tồn là cả một hành trình đầu tư, khe khắt
từ nguyên liệu, công nghệ sản xuất đến khâu bao bì, đóng gói. Chỉ riêng tại 01 nhà
máy ở HCM, ước tính tổng số vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD. Toàn bộ dây chuyền
sản xuất tại Acecook Việt Nam đều được thiết kế khép kín theo tiêu chuẩn Nhật Bản,
không bị côn trùng xâm nhập. Đồng thời, hệ thống máy móc đạt mức độ tự động hóa
gần như 90%, được làm bằng thép khơng gỉ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
ở mức cao nhất. Bình qn mỗi năm, cơng ty dành từ 30 – 40 triệu USD để tái đầu tư
cho máy móc, thiết bị và cải tiến, sáng tạo, năng suất các nhà máy cũng tăng dần qua
các năm.


Nhấn để phóng to ảnh
Dây chuyền sản xuất hiện đại tự động hóa gần 90% tại Acecook Việt Nam.
Nhờ vậy, người tiêu dùng được hưởng lợi vì thành phẩm ln có sự ổn định về chất

lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm khắt khe và hương vị thơm ngon
cũng như giá thành hợp lý.
Để đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt nhất, Acecook tiến hành kiểm sốt chặt
chẽ ngay từ ngun liệu đầu vào. Theo đó, nguyên liệu dùng để sản xuất mì ăn liền
như bột lúa mì, dầu thực vật cùng các loại gia vị, rau củ tự nhiên, bột thịt, bột trứng,
bột tôm… cho đến bao bì đều được nhập từ những nhà cung cấp uy tín, đạt tiêu chuẩn
an tồn vệ sinh thực phẩm. Các nhà cung cấp cũng phải trải qua quá trình đánh giá và
tái đánh giá hàng năm từ Acecook Việt Nam nhằm đảm bảo duy trì chất lượng. Tại
Acecook Việt Nam, các nguyên vật liệu và sản phẩm đều trải qua nhiều khâu kiểm
soát chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm
Điều ít ai ngờ là để làm nên gói mì ngỡ đơn giản, Acecook Việt Nam đã xây
dựng hẳn một phịng thí nghiệm với trang thiết bị tối tân để kiểm tra các chỉ tiêu vi
sinh, hóa lý cũng như những tiêu chuẩn đặc biệt như NON-GMO, dư lượng thuốc trừ
sâu… Được đầu tư lên đến hàng triệu đơ, phịng thí nghiệm này đã giúp kiểm tra
ngun liệu, thành phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan,
nhằm đảm bảo mì ăn liền đến tay người tiêu dùng đều là những sản phẩm an toàn, an
tâm.
Bên cạnh việc chứng kiến thực tế quy mô và uy tín của doanh nghiệp trong
việc cam kết mang lại những sản phẩm an tồn, an tâm, chương trình tham quan nhà
máy của Acecook Việt Nam còn giúp người tiêu dùng tích lũy thêm nhiều thơng tin
thú vị về món ăn quen thuộc hằng ngày.


Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin "một chiều", chương trình cịn
tạo cơ hội để người tiêu dùng trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp thông qua việc giải
đáp các thắc mắc liên quan từ sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm, tính an tồn, dinh
dưỡng của mì ăn liền, cho đến cả các chính sách, hoạt động của doanh nghiệp đóng
góp cho xã hội…
2.5.7. Chính sách về triết lý, tư tưởng, văn hoá.
Triết lý kinh doanh của Acecook Việt Nam là “Thông qua con đường ẩm thực

để cống hiến cho xã hội” cùng với sứ mệnh “ Cung cấp sản phẩm- dịch vụ chất lượng
cao mang đến SỨC KHỎE- AN TOÀN- AN TÂM cho khách hàng”. 
Dựa trên sứ mệnh này, Acecook Việt Nam luôn đặt ưu tiên hàng đầu là chất
lượng sản phẩm, đồng thời hỗ trợ truyền đạt những thông tin đúng đắn và khoa học về
sản phẩm mì ăn liền để tạo sự an toàn và an tâm cho khách hàng. Những năm gần đây,
Acecook Việt Nam tập trung những sản phẩm vì sức khỏe, vừa để đáp ứng nhu cầu
mới của người tiêu dùng, vừa nâng cao giá trị cho sản phẩm mì ăn liền. 
Omoiyari là nét văn hóa ứng xử rất đáng trân trọng của người Nhật. Tinh thần
Omoiyari bắt nguồn từ những hành động nhỏ, từ việc luôn đặt cái "tôi" và lợi ích cá
nhân đi sau các giá trị cộng đồng, từ đó hình thành thái độ sống biết "Nghĩ cho người
khác".
Tại Acecook Việt Nam, tinh thần này còn được thể hiện rõ rệt nhất trong các
hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Điều này bắt nguồn từ việc nghiên cứu
sâu rộng văn hóa ẩm thực Việt và sự gắn bó với thị trường hơn 23 năm. Cơng ty trân
quý nét đặc trưng của món Việt bằng những nguyên liệu truyền thống như gạo, tinh
bột đậu xanh, hành, tỏi, ớt, nước mắm… và kết hợp những tinh hoa ẩm thực từ Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… để tạo ra những sản phẩm ăn liền với hương vị phong
phú, gần gũi nhưng cũng đem lại nhiều trải nghiệm mới khi sử dụng.để phóng to ảnh.
Song song với hương vị, những nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu và hành vi sử dụng
của người dùng có thể dễ dàng nhận thấy ở những tiện ích đi kèm sản phẩm của
Acecook Việt Nam như vạch chế nước sôi trên thân ly mì để người dùng dễ dàng ước
lượng nước khi chế biến, hoặc những đường vân dọc bên ngồi ly mì được thiết kế
đặc trưng nhằm làm giảm nóng cho người dùng khi cầm ly mì vừa mới chế xong…


Chương 3: Đánh giá chung về các chính sách Marketing của doanh nghiệp
(Ma trận SWOT)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Thông tin về Acecook Việt Nam
/>2. Báo Tuổi Trẻ, Hơn 10.000 người tham quan nhà máy Acecook Việt Nam mỗi năm,
2018
/>3. Báo Dân Trí, Tinh thần "nghĩ cho người khác" trong văn hóa kinh doanh của doanh
nghiệp Nhật, 2019
/>4. Một số chính sách sản phẩm của Cơng ty Vina Acecook
/>5.



×