Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐƯỢC THÔNG QUA ĐẠI HỘI LẦN THỨ III ( THÁNG 9 NĂM 1960) CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.87 KB, 15 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Khoa ………. Đại học …. vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ
thống hiện đại, đa dạng, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu
thơng tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy ………. đã giảng dạy tận tình, chi
tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến
thức, trong bài làm chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để
bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành cơng và hạnh
phúc.

ĐỀ BÀI


CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
ĐƯỜNG LỐI CHIẾN LƯỢC CÁCH MẠNG
VIỆT NAM ĐƯỢC THÔNG QUA ĐẠI HỘI
LẦN THỨ III ( THÁNG 9 NĂM 1960) CỦA
ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

BÀI LÀM
A, PHẦN MỞ ĐẦU : GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN LÝ LUẬN


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp trong hoàn cảnh lịch sử đất
nước và thế giới có những đặc điểm nổi bật sau đây: Đến cuối năm 1960, sự
nghiệp cách mạng ở hai miền nước ta có những bước tiến quan trọng. Ở miền
Bắc, cơng cuộc khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa với các thành phần


kinh tế đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Ở miền Nam, cuộc đấu tranh chống Mỹ – Diệm đã giành được thắng lợi có ý
nghĩa chiến lược trong phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960), làm lung lay
chế độ ngụy quyền Sài Gòn. Phong trào cũng đánh dấu bước phát triển nhảy
vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng
chuyển sang thế tiến công. Trong thời điểm này, tình hình thế giới cũng có
nhiều thay đổi, vừa là thuận lợi, vừa là thách thức cho cách mạng Việt Nam.
Sự phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xơ và Trung Quốc
đã có nhiều ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mỹ
Latinh phát triển mạnh mẽ. Đó là thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam ở
cả hai miền. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong phong trào cộng sản mà tâm điểm
là quan hệ Liên Xô – Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và cũng ảnh hưởng đến cách mạng
Việt Nam. Sự phát triển của cách mạng hai miền Bắc – Nam địi hỏi Đảng phải
nhanh chóng hoạch định đường lối cách mạng cho cả nước, thống nhất ý chí và
hành động, định hướng tư tưởng và hoạt động thực tiễn cho cách mạng của hai
miền. Mặt khác, đã gần 10 năm kể từ khi diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ 11
của Đảng (tháng 2-1951), cách mạng Việt Nam đã có nhiều thay đổi, thế và lực
của đất nước đã phát triển, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cho cả
dân tộc ta trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã
hội.


Đặc biệt, cùng với sự thách thức của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một
nước nghèo nàn, lạc hậu, Đảng và dân tộc Việt Nam đã và đang đối mặt với
nhiều vấn đề thực tiễn phức tạp đặt ra yêu cầu cấp thiết Đảng phải sớm khẳng
định những nhiệm vụ cụ thể cho sự nghiệp cách mạng ở hai miền đất nước.
Bài tiểu luận sẽ góp phần làm cũng cố “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của đường
lối chiến lược Cách mạng Việt Nam thông qua đại hội lần thứ III ( Tháng 9

năm 1960) của Đảng lao Động Việt Nam”
B,PHẦN NỘI DUNG: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1, Cơ sở lý luận
- Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu đã phát triển vượt
bậc và ngày càng được củng cố thêm, nối liền từ Âu sang Á, là thành trì của
hịa bình và an ninh các dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc và phong trào
cơng nhân ở các nước tư bản cùng với phong trào hịa bình trên thế giới đã có
sự phát triển nhanh chóng. Lực lượng so sánh trên thế giới đã biến đổi một cách
căn bản, ưu thế rõ rệt thuộc về các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc
và yêu chuộng hịa bình.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân ta đã giành được những thắng lợi lịch sử. Chiến thắng Điện
Biên Phủ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra và
đế quốc Mỹ giúp sức. Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, hịa bình được lập lại
ở Đơng Dương trên cơ sở các nước công nhận chủ quyền độc lập, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Miền Bắc Việt Nam được hồn tồn giải
phóng đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, miền Bắc đã vượt qua nhiều khó khăn, khơi phục và phát triển kinh
tế, văn hóa, hàn gắn những vết thương chiến tranh; hoàn thành kế hoạch 3 năm
cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa, giành được thắng lợi có tính chất quyết
định trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Miền Bắc ngày càng củng cố trở


thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Cuộc đấu tranh
anh dũng của đồng bào miền Nam chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai mặc dù
bị khủng bố rất dã man nhưng vẫn giữ vững và không ngừng mở rộng. Sự
nghiệp đấu tranh của nhân dân cả nước ta nhằm thực hiện thống nhất nước nhà
phát triển mạnh mẽ. Tình hình ấy đã hình thành ở nước ta hai chiến lược cách
mạng khác nhau đòi hỏi Đảng ta phải khẳng định đường lối, bước đi, chính
sách và kiện tồn sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu mới của

cách mạng.
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền
Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam
nhảy vọt sau Đồng Khởi.
- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ
ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
2, Thực tiễn
Đường lối của Đảng được Đảng ta xác định rõ trong Đại hội III (9/1960): "Cách
mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Một là,
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam
khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước
nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Hai nhiệm vụ chiến lược ấy
có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau".
Đảng ta cũng chỉ rõ vai trò của từng chiến lược cách mạng: Cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ
vai trị quyết định nhất với tồn bộ sự nghiệp cách mạng cả nước.
Đại hội xác định nhiệm vụ của toàn thể nhân dân ta trong giai đoạn cách mạng
lúc này là tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hịa
bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh


cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hồ
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường
phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hồ bình ở Đơng Nam Á và thế giới.
Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: “nhiệm vụ quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp
thống nhất nước nhà của nhân dân ta”. Cịn cuộc cách mạng miền Nam “có tác
dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách

thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hồ bình thống nhất nước
nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước”.
Trong điều kiện đất nước cịn tạm thời bị chia cắt làm hai miền, thì sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc phải biến miền Bắc thành hậu phương
vững chắc cho cả nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Quá trình
cải biến cách mạng ở miền Bắc là quá trình kết hợp cải tạo và xây dựng chủ
nghĩa xã hội, là quá trình đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa hai con đường xã hội
chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, tư tưởng, văn hố, xã hội.
Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có
ruộng. Vì vậy, “nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn
dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ
tập đồn thống trị Ngơ Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính
quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, các
quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững hồ bình, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, tích cực góp phần bảo
vệ hồ bình ở Đơng Nam Á và trên thế giới”.


Đại hội đã xác định những nhiệm vụ cơ bản của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
(1961-1965) như:
- Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện một bước việc ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển
nông nghiệp tồn diện, cơng nghiệp thực phẩm, cơng nghiệp nhẹ.
- Hồn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp, thủ công
nghiệp, thương nghiệp nhỏ và công thương nghiệp tư bản tư doanh, mở rộng
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc doanh.
- Nâng cao trình độ văn hố của nhân dân, đẩy mạnh đào tạo cán bộ và công
nhân lành nghề, nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, xúc tiến công

tác khoa học kỹ thuật.
- Cải thiện thêm một bước đời sống vật chất và văn hố của nhân dân, mở mang
phúc lợi cơng cộng, xây dựng đời sống mới ở nông thôn và thành thị.
- Ra sức củng cố quốc phòng, trật tự an ninh xã hội.
Các nhiệm vụ đó liên hệ mật thiết với nhau.
Đại hội cũng quyết định các chủ trương tăng cường nhà nước dân chủ nhân
dân, củng cố sự nhất trí về chính trị của nhân dân, đồn kết quốc tế và đẩy mạnh
xây dựng Đảng.Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội đã khái quát 30 năm lãnh
đạo cách mạng của Đảng và rút ra những bài học kinh nghiệm chủ yếu của cách
mạng nước ta trong 30 năm qua.Đại hội cũng đã xem xét về ngày thành lập
Đảng, trong đó nêu rõ: “Từ mấy chục năm nay, Đảng ta lấy ngày 6 tháng Giêng
dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Nay căn cứ theo các văn kiện và
tài liệu lịch sử, thì ngày bắt đầu cuộc Hội nghị hợp nhất để thành lập Đảng là
ngày 3-2-1930 dương lịch, tức ngày 5 tháng 1 theo âm lịch. Vì vậy, Đại hội đại
biểu tồn quốc lần thứ III của Đảng quyết nghị từ nay trở đi sẽ lấy ngày 3 tháng
2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”.


Đường lối đó được Đảng ta lãnh đạo, chỉ đạo và đem lại kết quả trong thực tiễn.
Q trình đó diễn ra trong nhiều giai đoạn kế tiếp nhau.
Giai đoạn 1954 - 1960:Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, củng cố
hồ bình, tiến tới cuộc "Đồng khởi". "Đồng khởi" thắng lợi đánh dấu bước phát
triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang
thế tiến công.
Miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế, hồn thành những nhiệm vụ cịn lại của
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc (đặc biệt là Cải cách ruộng
đất); cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế; phát triển kinh tế
- xã hội.
Những thắng lợi của cách mạng hai miền đã tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong
hoàn thành nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước. Miền Bắc đã bước đầu mở

đường (5/59; 7/59) chuẩn bị chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ. Mặt
khác, với những thành tích đã đạt được, miền Bắc cổ vũ mạnh mẽ về mặt tinh
thần cho cuộc đấu tranh của đồng bào ta ở miền Nam. Miền Nam trực tiếp đấu
tranh chống Mỹ - Diệm cũng góp phần quan trọng ngăn chặn âm mưu mở rộng
chiến tranh của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ở Việt Nam và Đông Dương.
Giai đoạn 1961 - 1965:Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt" của đế quốc Mỹ ở Miền Nam. Với thắng lợi này, ta vừa giữ được quyền
chủ động, vừa tạo ra thế trận mới cho cách mạng miền Nam; vừa làm phá sản
một hình thức chiến tranh; đẩy Mỹ và chính quyền ngụy vào thế bị động chiến
lược trên toàn chiến trường miền Nam.
Cũng giai đoạn này, Đảng lãnh đạo tiến hành thắng lợi Kế hoạch 5 năm lần thứ
nhất ở miền Bắc (1961 - 1965). Với thắng lợi này, cùng với kết quả xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc giai đoạn 1954 - 1960, đã "đưa miền Bắc tiến
những bước dài chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con
người đều đổi mới".


Những thắng lợi của cách mạng hai miền đã tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong
hoàn thành nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước. Với thắng lợi của cách
mạng miền Nam tiếp tục góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc miền Bắc xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Còn với thắng lợi của cách mạng miền Bắc, tiếp tục cổ
vũ tinh thần cho quân và dân ta ở miền Nam đánh Mỹ. Mặt khác, những thành
tích đã đạt được ở miền Bắc cịn góp phần quan trọng tạo ra điều kiện vật chất
chi viện cho chiến trường miền Nam.
Giai đoạn 1965 - 1968:Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục
bộ" của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Thắng lợi của quân và dân ta, dưới sự lãnh
đạo của Đảng trong giai đoạn 1965 - 1968, đỉnh cao là chiến dịch Mậu Thân
1968, đã làm đảo lộn thế chiến lược của địch trên chiến trường, làm choáng
váng cả nước Mỹ, chấn động dư luận thế giới, tạo ra bước ngoặt quan trọng của
cuộc chiến tranh, đánh dấu sự phá sản của chiến lược "chiến tranh cục bộ", làm

lung lay tận gốc ý chí xâm lược và buộc đế quốc Mỹ chấm dứt chiến tranh phá
hoại miền Bắc không điều kiện, chấp nhận đàm phán trực tiếp với ta tại Hội
nghị Pari.
Cũng giai đoạn này, ở miền Bắc Đảng lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân ta, tiến hành
chuyển hướng xây dựng kinh tế, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều
kiện cả nước có chiến tranh; đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất
của đế quốc Mỹ.
Những thắng lợi của cách mạng hai miền đã tác động, hỗ trợ lẫn nhau trong
hoàn thành nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước. Với những thắng lợi ở
miền Bắc đã góp phần quan trọng bảo vệ miền Bắc, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa
xã hội, đồng thời, giai đoạn này, miền Bắc còn tăng cường chi viện cho miền
Nam làm tròn vai trò to lớn của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Với


những thắng lợi to lớn trên chiến trường miền Nam, khơng những trực tiếp làm
phá sản một hình thức chiến tranh điển hình của đế quốc Mỹ, ở miền Nam, mà
cịn góp phần quan trọng cùng miền Bắc đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh
ra cả nước của đế quốc Mỹ.
Giai đoạn 1969 - 1973:Đảng lãnh đạo đánh thắng chiến lược "Việt Nam hóa"
và "Đơng Dương hố" chiến tranh của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Thắng lợi của
quân và dân ta thể hiện: Trong hai năm 1970 - 1971, quân dân ta ở miền Nam
cùng với quân dân hai nước Lào và Campuchia đã giành những thắng lợi có ý
nghĩa chiến lược trên mặt trận qn sự, chính trị và cuộc tiến công chiến lược
1972 đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giáng đòn mạnh
mẽ vào ngụy quân (công cụ chủ yếu) và quốc sách "bình định" (xương sống)
của chiến lược "Việt Nam hố chiến tranh".Cũng trong giai đoạn này, ở miền
Bắc, Đảng lãnh đạo quân và dân ta thực hiện những nhiệm vụ chính trị quan
trọng: Khơi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội; đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ,
đặc biệt là đánh bại cuộc tập kích bằng đường khơng, 12 ngày đêm (18 29/12/1972), của đế quốc Mỹ.Những thắng lợi của cách mạng hai miền đã tác

động, hỗ trợ lẫn nhau trong hoàn thành nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước.
Với thắng lợi của chúng ta trên chiến trường miền Nam và Đông Dương đã góp
phần quan trọng chia lửa với đồng bào miền Bắc chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ. Với thắng lợi của cách mạng miền Bắc đã góp phần quan trọng
cùng với đồng bào ta ở miền Nam đánh thắng chiến lược "Việt Nam hóa" và
"Đơng Dương hố" của đế quốc Mỹ. Mặt khác, với thắng lợi của cách mạng
hai miền đã góp phần quan trọng tạo ra thế trận có lợi cho chúng ta trên bàn
ngoại giao, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc,
ngồi vào bàn đàm phán, kí kết Hiệp định Pari về "chấm dứt chiến tranh lập lại
hồ bình ở Việt Nam".


C. PHẦN KẾT LUẬN: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN . LIÊN HỆ
1,Đánh giá vấn đề
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đánh dấu một bước phát triển
mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Đại hội đã đề ra được đường lối
tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Nghị quyết của Đại hội là nguồn ánh sáng mới, là cơ sở để toàn
Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền
Nam, thực hiện hịa bình, thống nhất nước nhà.
Đại hội đã vấp phải một số sai lầm, khuyết điểm, chủ yếu là do tư tưởng chủ
quan, nóng vội, giáo điều, thể hiện rõ nhất qua việc đề ra phương châm tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, đề ra các mục tiêu, chỉ
tiêu quá cao, khơng tính đến khả năng thực hiện và điều kiện cụ thể của đất
nước.
Trong khi thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội thì ngày 5 tháng 8 năm 1964,
Mĩ mở Chiến dịch Mũi Tên Xuyên bắn phá miền Bắc sau khi dựng lên Sự kiện
Vịnh Bắc Bộ,từ đây miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng, phát triển và không
thể tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội III.

2, Liên hệ
Cuộc đấu tranh cách mạng và xây dựng cuộc sống mới của nhân dân ta tiến
hành trong hoàn cảnh lịch sử thuận lợi, nhưng con đường dẫn tới thắng lợi cuối
cùng vẫn cịn nhiều khó khǎn, gian khổ. Toàn Đảng và toàn dân ta phải đoàn
kết nhất trí, phát huy cao độ truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần
cù, ra sức khắc phục khó khǎn, đánh bại mọi âm mưu và hành động của địch,
bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng, trước mắt là phấn đấu thực
hiện thắng lợi kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất và đẩy mạnh cuộc đấu tranh thực
hiện hịa bình thống nhất nước nhà. Những thắng lợi đã giành được vô cùng to


lớn, nhưng so với toàn bộ nhiệm vụ cách mạng cịn phải tiếp tục thì những
thắng lợi đó mới là những bước đầu trên con đường nghìn dặm. Tồn Đảng ta
cần phải nhận rõ nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của mình. Mỗi đảng viên
cần phải ra sức thi đua, gương mẫu trong mọi công tác, không ngừng bồi dưỡng
tính chiến đấu anh dũng của người cộng sản để làm tròn nhiệm vụ trong giai
đoạn mới.
Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, đứng đầu là đồng chí Hồ
Chí Minh, tồn Đảng và tồn dân ta hãy tǎng cường đoàn kết, anh dũng tiến lên
dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.136.
[2] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002,
tr.135.
[3] Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr153
[4] Lênin, Toàn tập, tập 26, Nhà xuất bản tiến bộ Mát xcơ va1980, tr 174.
[5] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 567
[6] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr

227
[7] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr
219
[8] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr
243
[9] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr
301
[10] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr
120
[11] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 172
[12] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 452
[13] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 124
[14] Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002,
tr466.
[15] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 293
[16] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 522
[17] Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr30


[18] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 7,8
[19] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr470
[20] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr 136
[21] Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002, tr
587
[22] ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, NxbCTQG, H. 2001, Tr. 82
[23] ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, NxbCTQG, H. 2001, Tr. 67,68
[24] ĐCSVN, VKHN lần thứ Tư Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb
CTQG, HN, 1998, tr 54.
[25] ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX của Đảng, NxbCTQG, Hà Nội,
2001, tr 166.

[26] ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX của Đảng, Nxb CTQG, Hà Nội,
2001, tr 67




×