Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ INTERNET CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 38 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNIC
BỘ MÔN: KINH TẾ
NGÀNH: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHUYÊN NGÀNH: DIGITAL & MARKETING ONLINE

ASSIGNMENT
MÔN HỌC: MARKETING CĂN BẢN
MÃ MÔN HỌC: MAR1021

BÁO CÁO DỰ ÁN MÔN HỌC
Chuyên đề: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING DỊCH VỤ
INTERNET CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT

Giảng viên hướng dẫn
Lớp
Nhóm sinh viên thực hiện
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Phương Linh
: EC17304
: Nhóm 4
: Nguyễn Nhật Tuấn Anh (PD05470)
Hồ Đình Khơi Ngun (PD05471)
Trần Thị Thúy Na
(PD05481)
Trần Lê Trúc Phương (PD05489)
Huỳnh Văn Hiệp
(PD05530)

Đà Nẵng, ngày 6 tháng 10 năm 2021



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Phương Linh.
Trong q trình tìm hiểu và học tập bộ mơn Marketing căn bản, chúng em đã nhận được
sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp chúng em tích lũy
thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Từ những kiến thức mà cơ truyền đạt, chúng em xin
trình bày lại những gì mình đã tìm hiểu về đề tài này gửi đến cơ.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn này của chúng em vẫn cịn những hạn chế nhất
định. Do đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình hồn thành bài tiểu luận
này. Mong cơ xem và góp ý để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người”.
Kính chúc cơ ln dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trị đến những
bến bờ tri thức.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !

1


LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em. Các số
liệu, kết quả nêu trong Báo cáo là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Đà nẵng, ngày 6 tháng 10 năm 2021
Người cam đoan
Nguyễn

Nhật

Tuấn


Anh

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................II
MỤC LỤC......................................................................................................................III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................V
DANH MỤC SƠ ĐỒ......................................................................................................VI
DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................VII
TỔNG QUAN DỰ ÁN................................................................................................VIII
1)
2)
3)
4)
5)

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................... VIII
MỤC TIÊU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU............................................................................. VIII
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................VIII
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................. VIII
Ý NGHĨ NGHIÊN CỨU............................................................................................... IX

BÁO CÁO ĐỀ TÀI...........................................................................................................1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT....................1
1.1.
1.2.
1.3.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.........................................1
LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC SẢN PHẨM/DỊCH VỤ CHỦ YẾU...........................2
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠNG TY VÀ VỊ TRÍ BỘ PHẬN MARKETING...............................3

PHẦN 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT................................5
2.1. MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI.........................................................................................5
2.1.1. Mơi trường vĩ mơ...............................................................................................5
2.1.1.1. Dân số.........................................................................................................5
2.1.1.2. Kinh tế.........................................................................................................6
2.1.1.3. Chính trị - pháp luật....................................................................................6
2.1.1.4. Văn hóa – xã hội..........................................................................................8
2.1.1.5. Tự nhiên......................................................................................................8
2.1.1.6. Công nghệ...................................................................................................9
2.1.2. Môi trường vi mô.............................................................................................10
2.1.2.1. Nhà cung ứng............................................................................................10
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................10
2.1.2.3. Trung gian marketing................................................................................11
3


2.1.2.4. Khách hàng................................................................................................12
2.2. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.....................................................................................13
2.2.1. Nguồn lực doanh nghiệp.................................................................................13
2.2.1.1. Nguồn lực hữu hình...................................................................................13
2.2.1.2. Nguồn lực vơ hình.....................................................................................15
2.2.2. Những thành tựu cơng ty đạt được..................................................................15
2.3. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ ĐE DỌA THÔNG QUA MA TRẬN
SWOT............................................................................................................................16

PHẦN 3. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG....17
3.1. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU........................................................................17
3.1.1 Khách hàng mục tiêu........................................................................................17
3.1.2 Phân đoạn thị trường.......................................................................................17
3.2. CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM...........................................................................18
3.2.1. Điểm khác biệt của sản phẩm..........................................................................18
3.2.2. Chiến lược định vị sản phẩm đang áp dụng....................................................18
PHẦN 4. CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO DỊCH VỤ INTERNET TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT.................................................................20
4.1. CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM.........................................................................................20
4.1.1. Danh mục dịch vụ............................................................................................20
4.1.2. Các quyết định về dịch vụ................................................................................20
4.2. CHIẾN LƯỢC GIÁ....................................................................................................21
4.2.1 Bảng giá hiện tại của dịch vụ...........................................................................21
4.2.2. Phương pháp định giá của dịch vụ..................................................................23
4.2.3. Chiến lược điều chỉnh giá cho dịch vụ............................................................23
4.3. CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI........................................................................................24
4.3.1. Thị trường khu vực kinh doanh hiện tại của công ty.......................................24
4.3.2. Cấu trúc kênh phân phối.................................................................................25
4.3.3. Phương thức phân phối...................................................................................25

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
VN
IPTV
CNTT-VT
NĐ-CP

FTTH
CSHT

Diễn giải
Việt Nam
Truyền hình kĩ thuật số
Công nghệ thông tin – Viễn thông
Nghị định – Chính phủ
Cáp quang
Cơ sở hạ tầng

5


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Ký hiệu

Nội dung

Trang

Hình 1

Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần Viễn Thơng FPT

3

Hình 2

Sơ đồ tổ chức vị trí bộ phận Marketing


4

Hình 3

Doanh thu thuần

14

Hình 4

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

14

Hình 5

Cáp quang cá nhân

21

Hình 6

Cáp quang doanh nghiệp

21

Hình 7

Combo truyền hình + Internet


22

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Ký hiệu

Nội dung

Trang

Bảng 1

Tên thiết bị và nhà cung ứng

10

Bảng 2

Ma trận SWOT

16

Bảng 3

Phân loại theo nhân khẩu học

17


Bảng 4

Phân loại theo thu nhập

17

Bảng 5

Danh mục dịch vụ Internet

20

7


TỔNG QUAN DỰ ÁN
1) Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước đang phát triển về công nghệ. Khi so sánh với những năm
90 ở thế kỉ trước, cơng nghệ tại Việt Nam đã có một bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là
khi Internet được sử dụng ở Việt Nam, biến nước ta trở thành một mãnh đất màu mở để
phát triển ngày dịch vụ viễn thơng. Cũng từ đó các doanh nghiệp ở trong nước và nước
ngoài dần đầu tư vào lĩnh vực này, biến nơi đây trở thành thị trường cạnh tranh rất gay
gắt. Phải kể đến các ông lớn cũng như những người tiên phong trong lĩnh vực này đó là
các doanh nghiệp như VNPT, VIETTEL, FPT,...
Mặc dù đã có bước tiến vượt bậc về mặc công nghệ, song khi so với mặt bằng chung
của thế giới, nước ta vẫn chưa thể bắt kịp được. Cuộc cách mạng 4.0 nổ ra cũng là lúc
nước ta áp dụng chính sách chuyển đổi số, buộc các doanh nghiệp tại Việt Nam phải
tranh nhau thị phần ngành dịch vụ đầy tiềm năng này. Chưa kể đến những năm gần đây,
khi dịch bệnh COVID-19 hồnh hành, chính sách chuyển đổi số dần được đẩy mạnh hơn.

Các ông lớn như VNPT, VIETTEL, FPT dần khẳng định vị thế của mình. Đặc biệt phải
nói đến sự phát triển mạnh mẽ của FPT.
Là công ty ra đời sau, nhưng FPT đã có bước tiến vượt bậc. Nhờ có chiến lược
marketing rất thành cơng và tầm nhìn dài hạn, cái tên FPT Telecom dần vươn lên đứng
thứ ba thị phần trong ngành dịch vụ viễn thơng.
Vì vậy, thơng qua báo cáo “Phân tích chiến lược marketing ngành dịch vụ Internet của
Cơng ty Cổ phần Viễn thơng FPT”, chúng em sẽ trình bày và làm rõ các lý do, cũng như
phân tích chiến lược marketing đã khiến công ty rất thành công trong ngành dịch vụ này.
2) Mục tiêu dự án nghiên cứu
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành viễn thơng
Việt Nam nói chung và ngành dịch vụ internet của công ty FPT Telecom nói riêng.
 Phân tích và đánh giá thực trạng về công tác marketing của Công ty Cổ phần Viễn
thông FPT trong ngành dịch vụ Internet.
3) Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
 Đối tượng là ngành viễn thông Việt Nam và hoạt động marketing tại Công ty Cổ phần
Viễn thông FPT
 Phạm vi nghiên cứu đề tài là tại Công ty cổ phần viễn thông FPT, các số liệu và dữ
liệu thu thập từ năm 2019 đến năm 2021
4) Phương pháp nghiên cứu
 Chọn lọc những nội dung, số liệu cụ thể tương ứng với đề tài báo cáo

8


 Sử dụng các phương pháp kiểm tra, thống kê, so sánh, ... để hoàn thành nội dung
 Dựa theo các nguồn thông tin:
 Trang chủ FPT Telecom: www.fpt.vn
 Các trang báo mạng khác như: www.danso.org, www.moh.gov.vn,
www.laodong.vn,...
 Sau khi thu thập thông tin sẽ được đánh giá lại để chọn lọc phân tích

5) Ý nghĩ nghiên cứu
Tìm hiểu, tiếp thu được các kiến thức mới, đánh giá được tầm nhìn và mức độ hiểu
biết của bản thân về Marketing, rút ra bài học cho bản thân để áp dụng cho các bài báo
cáo sau, sử dụng kiến thức đã có để nghiên cứu thực hành thực tiễn.

9


BÁO CÁO ĐỀ TÀI
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
 Thành lập ngày 31/1/1997, khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành
viên sáng lập cùng sản phẩm mạng intranet đầu tiên của VN mang tên “ trí tuệ Việt
Nam”
 Sau 24 năm FPT Telecom có hơn 9.500 nhân viên chính thức với gần 300 văn phòng
giao dịch và 90 chi nhánh trên 59 tỉnh thành
 31/1/1997 : thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange-FOX)
 2001 : ra mắt trang báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam ( VnExpress.net )
 2002 : trở thành nhà cung cấp kết nối Internet
 2005 : Chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Viễn thông FPT ( FPT Telecom)
 2007 : FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên tồn quốc,trở thành thành viên
chính thức của liên minh AAG ( Asia America Gateway)
 2008 : Trở thành nhà cung cấp dịch vu Internet cáp quang băng thông đầu tiên tại VN
và chính thức có đường kết nối quốc tế từ VN đi Hồng Kông
 2008 : Đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la mỹ và mở rộng thị trường sang các nước lân
cận
 2012 : Hoàn thiện tuyến trục Bắc-Nam với tổng chiều dài 4000km đi qua 30 tỉnh
thành
 2014 : Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu truyền hình FPT
 2015 : FPT Telecom có mặt tại 59 tỉnh thành trên cả nước

 2016 : Khai trương Trung Tâm Dữ Liệu FPT Telecom mở rộng với quy mô lớn nhất
Miền Nam
 2017 : Ra mắt Voice Remote của FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán
Online
 2018 : Ra mắt dịch vụ internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam
 2019 : Ra mắt hàng loạt các sản phẩm dich vụ nổi bật : FPT Camera, Ihome, HBO,
Foxy,..
 2020 : Ra mắt hàng loạt sản phẩm mới như ví điện tử Foxpay, F.Drive

1


1.2. Lĩnh vực hoạt động và các sản phẩm/dịch vụ chủ yếu
- Lĩnh vực hoạt động:
 Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng rộng
 Dịch vụ giá trị tăng trên mang internet,điện thoại di động
 Dịch vụ Truyền hình trả tiền
 Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu , thơng tin giải trí trên mạng điện thoại di động
 Thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông, Internet
 Xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông và Internet.
 Dịch vụ Viễn thông giá trị gia tăng
 Dịch vụ Viễn thông cố định đường dài trong nước
- Sản phẩm/dịch vụ chủ yếu:
 Internet FPT
 Cáp quan cá nhân
 Cáp quan doanh nghiệp
 Combo internet+truyền hình
 FPT Play
 Gói dịch vụ MAX
 Gói dịch vụ VIP

 Lịch phát sóng
 Dịch vu online
 Foxpay
 Fshare
 Startalk
 Smart Home
 FPT camera
 FPT iHome

2


1.3. Sơ đồ tổ chức cơng ty và vị trí bộ phận marketing

Hình 1: Sơ đồ tổ chức cơng ty

3


GIÁM ĐỐC
MARKETING

TRƯỞNG PHÒNG
MARKETING
TRƯỞNG BỘ
PHẬN NGHIÊN
CỨU MARKETING
(CÁC) CHUYÊN
VIÊN NGHIÊN
CỨU MARKETING


TRƯỞNG BỘ
PHẬN CONTENT
MARKETING

TRƯỞNG BỘ
PHẬN DIGITAL
MARKETING

(CÁC) CHUYÊN
VIÊN
COPYWRITER

(CÁC) CHUYÊN
VIÊN SOCIAL
MEDIA

(CÁC) CHUYÊN
VIÊN THIẾT KẾ

(CÁC) CHUYÊN
VIÊN SEO/SEM

(CÁC) CHUYÊN
VIÊN QUAY/DỰNG
VIDEO

(CÁC) CHUYÊN
VIÊN QUẢNG CÁO
ONLINE


TRƯỞNG BỘ
PHẬN TRADE
MARKETING
(CÁC) CHUYÊN
VIÊN TRADE
MARKETING

TRƯỞNG BỘ
PHẬN PR - EVENT
(CÁC) CHUYÊN
VIÊN TỔ CHỨC SỰ
KIỆN

Hình 2: Sơ đồ tổ chức vị trí bộ phân Marketing

4


PHẦN 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN VIỄN THƠNG FPT
2.1. Mơi trường bên ngồi
2.1.1. Mơi trường vĩ mơ
2.1.1.1. Dân số
Dân số Việt Nam ước tính là 97.757.118 người, tăng 876.475 người so với dân số
96.903.947 người. Trong năm 2021, dự kiến dân số Việt Nam sẽ tăng lên sẽ tăng
830.246 người và đạt 98.564.407 người vào đầu năm 2022. So với cùng kì từ những
năm đầu 2000 đến 2009, tỷ lệ gia tăng dân số bình quân hằng năm từ 2009 đến nay đã
giảm nhẹ, cụ thể là từ 1,18%/năm xuống 1,14%/năm. Dân số Việt Nam ngày càng
đông, đồng nghĩa với việc nhu cầu đáp ứng dịch vụ Internet ngày càng cao, nên đây là

cơ hội cho các doanh nghiệp hướng đến để cung cấp, xác định được các khách hàng
mới và các khách hàng tiềm năng.
Theo kết quả Tổng điều tra 10 năm/1 lần, tính đến thời điểm 2019 cả nước có
26.870.079 hộ gia đình, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009. Tỷ lệ tăng số hộ gia đình giai
đoạn 2009 - 2019 là 18,0%, bình quân mỗi năm tăng 1,8%/năm, thấp hơn 1,2 điểm phần
trăm so với giai đoạn 1999 - 2009. Đây là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ thấp nhất trong
vòng 40 năm qua. Điều này cho thấy xu thế quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn
định ở nước ta, bắt buộc xu thế ngành dịch vụ Viễn thông, đặc biệt là dịch vụ Internet
ngày càng cao. Trong thời buổi chuyển đổi số, Internet đóng vai trị rất quan trọng, chiếm
nhu cầu cao tương đương như các ngành dịch vụ tiêu dùng và may mặc. Theo thống kê
của Digital (số liệu tính tới thời điểm tháng 01/2021) thì: Số lượng người dùng Internet ở
Việt Nam là 68.720.000 người, tăng 551.000 người (tăng 0,8%) trong giai đoạn 20202021, chiếm 70,3% dân số, cho thấy tầm ảnh hưởng của Internet đối với đời sống sinh
hoạt của mỗi người.
Thông thường, theo đà gia tăng dân số, lực lượng lao động sẽ luôn tăng sau mỗi
năm, tuy nhiên do ảnh hưởng lớn của đại dịch COVID-19, thị trường lao động Việt
Nam đã chịu ảnh hưởng xấu. Đặc biệt từ đầu năm 2020 đến nay, ước tính Lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệu người, giảm 1,1 triệu người
so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Điều này là thách
thức không nhỏ đến các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong nước, khi nó cung
cấp cơ hội việc làm đến rất nhiều người lao động.

5


2.1.1.2. Kinh tế
Theo thông tin do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report)
công bố mới đây về ngành CNTT-VT và danh sách Top 10 Công ty Cơng nghệ uy tín
năm 2021, trong đó top 3 cơng ty đứng đầu đó là Viettel, VNPT, FPT. đại dịch COVID19 thời gian qua đã đặt ra rất nhiều thách thức và khó khăn cho tồn nền kinh tế cũng như
cộng đồng doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhìn chung đang phải chật vật tìm lối đi riêng
để củng cố và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh nhiều ảm đạm của

thị trường như vậy, ngành Công nghệ thông tin - Viễn thông (CNTT-VT) nổi lên như một
điểm sáng hiếm hoi của nền kinh tế.
Kinh tế thế giới ghi nhận mức tăng trưởng âm 4,3% trong năm 2020 (số liệu World
Bank) và dưới tác động của đại dịch, nhiều ngành nghề cũng nằm trong xu hướng tăng
trưởng âm như bán lẻ (-5,7%), hàng không (-60,9%), trong khi đó, ngành cơng nghệ đã
có sự cải thiện đáng kể vào nửa cuối năm 2020. Theo Gartner, thị trường CNTT thế giới
chỉ còn tăng trưởng (-3,2%) trong quý 4 năm 2020, trong khi quý 3 là (-5,4%). Tổng chi
cho CNTT toàn cầu năm 2020 ước đạt gần 3.700 tỷ USD.
Tại Việt Nam, chỉ số GDP 2020 tăng trưởng dương 2,91% trong bối cảnh đại dịch,
trong đó, ngành CNTT vẫn duy trì được đà tăng mặc dù có phần chậm lại so với giai
đoạn trước. Theo báo cáo của Bộ Thơng tin & Truyền thơng, tổng doanh thu tồn ngành
CNTT-VT Việt Nam năm 2020 đạt 120 tỷ USD. Số liệu ước tính từ cơng ty chun về dữ
liệu thị trường và tiêu dùng Statista (Đức), doanh thu dịch vụ CNTT của Việt Nam ước
đạt 1,12 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2019 (1,1 tỷ USD). Sang năm 2021, Statista dự báo
doanh thu lấy lại đà tăng như thời điểm trước khi đại dịch bùng nổ, con số dự đoán năm
nay là hơn 1,18 tỷ USD, và tiếp tục tăng lên 1,43 tỷ USD vào năm 2025.
Đại dịch đã đẩy nhanh nhu cầu và làn sóng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ tại nhiều
tổ chức và doanh nghiệp trên khắp cả nước. Điều này vừa là thách thức cho các doanh
nghiệp trong ngành CNTT-VT, lại vừa tạo ra cơ hội rõ ràng cho tiến trình phát triển bền
vững của các công ty công nghệ đi tiên phong trong cung cấp các giải pháp, nền tảng,
dịch vụ và sản phẩm chuyển đổi số..

2.1.1.3. Chính trị - pháp luật
Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế khá ổn định, chính phủ ln đề ra những
chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

6


Thu hút các doanh nghiệp ngoài nước xây dựng thị trường, đầu tư vào Việt Nam.

Theo Nghị định số 25/2011/NĐ-CP của Chính phủ về luật Viễn thơng:
-

-

-

Về vấn đề cấp phép viễn thơng, nhằm tiếp tục nâng cao tính minh bạch trong các thủ
tục về cấp phép viễn thông và tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp, Bỏ việc phân loại mạng viễn thông cố định mặt đất theo tiêu chí sử dụng băng
tần và số thuê bao, chỉ quy định điều kiện về mức vốn pháp định và mức cam kết đầu
tư khi thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất theo phạm vi thiết lập mạng (1 tỉnh,
khu vực và toàn quốc) để phù hợp với thực tiễn, xu thế phát triển công nghệ và đơn
giản hoá điều kiện cấp phép. Việc này phù hợp với yêu cầu quản lý chặt loại hình
mạng dùng riêng này để tránh lợi dụng, biến tướng thành mạng viễn thông công cộng.
Về quản lý cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông: Dịch vụ truy nhập
Internet băng rộng cố định và dịch vụ thông tin di động mặt đất. Đây là 2 dịch vụ
phục vụ trực tiếp nhu cầu thông tin liên lạc của xã hội, chỉ đạo điều hành của Nhà
nước và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, cần phải quản lý,
thúc đẩy cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp để
phát triển.
Về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông: Bổ sung các quy định quản lý giá dịch vụ bán
buôn để thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường, phù hợp với thông lệ quản lý quốc tế và
pháp luật về giá. Tiếp tục quản lý giá bán lẻ dịch vụ viễn thơng nhưng chuyển sang
hình thức kê khai giá, quản lý hậu kiểm phù hợp với quy định pháp luật về giá.

Cịn theo luật an tồn thơng tin Việt Nam quy định, Internet là hệ thơng tin tồn cẩu
sử dụng giao thức Internet và tài nguyên internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng
khác nhau cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, vậy nên dịch vụ internet là một trong
các dịch vụ viễn thông cơ bản mà mọi cơng dân đều có quyền sử dụng trừ các dịch vụ bị

cấm. Cơng dân có các quyền sau đây khi sử dụng dịch vụ Internet:
- Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp
đổng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Yêu cẩu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần
thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đổng sử dụng dịch
vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phẩn hoặc tồn bộ dịch vụ viễn thơng theo hợp đổng sử dụng
dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thơng tin riêng theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt
hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông
gây ra.

7


2.1.1.4 . Văn hóa – xã hội
Với sự phát triển của xã hội ngày nay, lối sống và nhu cầu của người dân ngày càng
cao. Quan niệm sống của họ cũng dần được thay đổi cho phù hợp với thời đại. Đặc biệt là
sự bùng nổ về công nghệ thông tin như hiện nay. Trong vòng 1 năm qua, đại dịch Covid19 đã tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những ảnh hưởng
tiêu cực; việc ứng phó với dịch bệnh cũng đã tạo ra nhiều động lực cho sự phát triển, đặc
biệt là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi mặt
của đời sống xã hội.
Năm 2020, Việt Nam bắt đầu khởi động chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột là
Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số. Một trong những yếu tố cốt lõi đảm bảo cho sự
thành công của cơng cuộc chuyển đổi số chính là hạ tầng viễn thơng và thói quen sử dụng
internet của người dân. Mới đây, WeAreSocial và Hootsuite đã phối hợp công bố báo cáo
thường niên “Digital 2021” dựa trên việc khảo sát hạ tầng mạng viễn thơng và thói quen
sử dụng internet của một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn thế giới. Theo đó,

trong vịng một năm qua, internet tại Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với
tốc độ phát triển cao hơn mức trung bình chung của khu vực và đang từng bước đặt chân
vào top các quốc gia hàng đầu của thế giới trong lĩnh vực này.
Không những thế, Trong những năm gần đây, hạ tầng viễn thông tại Việt Nam liên
tục được cải thiện đối với cả mạng viễn thông di động và mạng internet hữu tuyến. Theo
số liệu khảo sát của WeAreSocial & Hootsuite được thực hiện vào tháng 1.2021, tốc độ
download trung bình của internet tại Việt Nam tăng 13.6% đối với mạng viễn thông di
động và tăng 40.7% đối với mạng viễn thông hữu tuyến so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ cải thiện chất lượng và tốc độ truy cập internet, băng thơng trung bình của các
dịch vụ viễn thơng tăng lên sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo cho việc triển khai các
hoạt động giáo dục từ xa trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, các dịch vụ kinh tế số,
xã hội số và giải trí trên mơi trường trực tuyến.

2.1.1.5. Tự nhiên
Địa hình Việt Nam bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, trong đó đồi
núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Đây chính là yếu tố khơng nhỏ ảnh hưởng đến ngày dịch
vụ viễn thơng nói chung và dịch vụ internet nói riêng, khi nó cản trở cơng tác phủ sóng
của các doanh nghiệp hiện nay khi muốn tiếp cận đến khách hàng ở những khu vực này.
Cư dân nơi đây cũng rất khó sử dụng được tất cả dịch vụ viễn thơng một cách trọn vẹn,
có thể kể tới một ví dụ như việc đi dây cáp mạng. Vì địa hình đồi núi khó khăn, chi phí

8


nối dây cao, chưa kể răng vì quá xa khu vực phủ sóng mạng nên đường truyền mạng
kém, các doanh nghiệp cũng chưa tìm ra phương pháp hiệu quả để có thế khắc phục được
nhược điểm này.
Tại Việt Nam, nhiều nơi địa hình đi lại khó khăn, nhiều doanh nghiệp không thể mở
rộng hạ tầng, không thể kéo dây cáp đến được, do đó việc cũng cấp internet địi hỏi phải
có thời gian và kinh phí. Nên hiện nay nhiều khu vực trên địa bàn thành phố vẫn chưa có

có hạ tầng của nhiều doanh nghiệp. Và phải mất nhiều năm nữa, thì tại Việt Nam Internet
mới trở nên phổ biến và rộng khắp.
Dịch vụ Viễn thơng nói chung hay dịch vụ Internet nói riêng, đều sử dụng đường
truyền bằng cáp quang, dưới sự tác động của các hiện tượng tự nhiên thì việc làm đứt dây
cáp được nối thơng qua biển ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền, cũng như khả năng
phục hồi gặp nhiều khó khăn. Việc trao đổi thông tin đi quốc tế như dịch vụ web, email,
thoại, video... sẽ bị ảnh hưởng do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phịng và có khả
năng gây nghẽn.
Hiện nay, mặc dù chiến dịch phủ sóng dịch vụ Internet đã được triển khai trên khắp cả
nước, nhưng vẫn còn một số nơi vẫn chưa thể sử dụng được dịch vụ này, đặc biệt là
những vùng sâu vùng xa, vùng đồi núi. Vậy nên yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rất quan
trọng đến hoạt động các ngành dịch vụ như du lịch và viễn thơng. Vì các ảnh hưởng nhỏ
của mơi trường hay địa hình cũng trở thành rào cản đối với ngành, và những tác động do
thiên nhiên gây ra sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc bổ
sung kinh phí sửa chữa, bảo trì lại hệ thống cáp mạng.

2.1.1.6 Cơng nghệ
Viễn thơng là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trên thế giới bất chấp
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Thậm chí ngay trong thời điểm đại dịch bùng phát
mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc, nhà mạng nước này cịn nhanh chóng triển khai 5G để hỗ
trợ truy vết và điều trị bệnh nhân.
Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Các doanh nghiệp viễn thông cũng tăng gấp
đôi băng thơng tất cả các gói cước FTTH với mức giá giữ nguyên trên toàn quốc; tặng
dung lượng data cho khách hàng cài đặt ứng dụng Bluezone,... góp phần nâng cao ý thức
của người dân và xã hội trong công tác phịng, chống dịch bệnh. Đồng thời phục vụ tốt
cơng tác điều hành chống dịch của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống giao ban trực tuyến
giữa Bộ Y tế và các bệnh viện có liên quan. Khơng những vậy, Việt Nam đã hồn tất việc
tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog) và chính thức hồn thành Đề án số hóa
truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất góp phần hoàn thành các mục tiêu: Chuyển đổi
hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ cơng nghệ tương tự sang công nghệ


9


số trên phạm vi toàn quốc với gần 100 triệu dân; Giải phóng 112MHz trên băng tần
700MHz là băng tần có độ phủ sóng tốt nhất hiện nay cho thơng tin di động 5G tồn
quốc; Mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất đến tất cả 63 địa phương trên toàn
quốc (tương đương với 80% dân số) xuống đến nhiều huyện, xã, thơn, bản.
Trong đó việc triển khai 5G là một trong những bước tiến cho thấy Việt Nam trong
việc dần bắt kịp với xu thế thế giới. Các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, MobiFone,
VNPT) thử nghiệm thương mại mạng và cung cấp dịch vụ 5G tại một số thành phố lớn
như Hà nội, TP. Hồ Chí Minh góp phần vào việc đưa Việt Nam là một trong những nước
triển khai 5G sớm nhất trên thế giới.

2.1.2. Môi trường vi mô
2.1.2.1 Nhà cung ứng
Tên thiết bị
Moderm
Dây cáp đồng
Dây cáp quang
Bộ tách kênh

Nguồn cung cấp
Nhập khẩu
Nội đia
Nội địa
Nhập khẩu

Tên nhà cung cấp
TP Link

Viethan Cablr
Viethan Cablr
HLC

Xuất xứ
Đài loan
Việt nam
Việt nam
Malaysia

Bảng 1: Danh sách cung ứng

Nhà cung cấp là nơi cung cấp các thiết bị cho công ty và các đối thủ cạnh tranh vì vậy
cơng ty cần phải quản lý mối quan hệ một cách có hiệu quả là vấn đề rất quan trọng.
Công ty cũng cần phải theo dõi khả năng cung cấp và giá cả của các nhà cung cấp. Công
ty chọn các nhà cung cấp các sản phẩm như moderm, dây cáp có uy tín trên thị trường để
bảo đảm cho quá trình cung cấp dịch vụ của công ty không bị sự cố khi cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, hạn chế được chi phí khi phải sửa chữa, bảo hành.
Hiện nay, công ty vẫn đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp
trong và ngoài nước nhằm đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu ổn định, mở rộng
mạng lưới nhà cung cấp, để tăng lượng nguồn hàng khi cần thiết. Tuy nhiên với các
doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị cho FPT mà không đáp ứng được nhu cầu về chất
lượng sản phẩm mà FPT u cầu, thì cơng ty sẽ hủy hợp đồng và u cầu bồi thường.
Chính vì lý do đó, mà từ trước đến nay chưa có doanh nghiệp nào vi phạm hợp đồng hay
cam kết với FPT.
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay tại thị trường Việt Nam, có 3 nhà cung cấp lớn đang cạnh tranh với nhau, đó
là VIETTEL, VNPT, FPT, bên đó cịn có những nhà cung cấp nhưng chiếm thị phần nhỏ
hơn là SCTV, CMC, EVN, …. Cho thấy Việt Nam là một thị trường màu mỡ và đầy tiềm
năng, khi lượng người có nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thơng ngày một tăng. Đặc biệt

10


khi đại dịch Covid bùng nổ, nhu cầu sử dụng internet để làm việc và giải trí trở thành một
thứ không thể thiếu, sự lên ngôi của các nền tảng mạng xã hội Facebook, Tiktok,
Instagram, Youtube, … là một trong những cách để kiếm thêm thu nhập cho giới trẻ cho
thấy Internet ngày nay là một thứ không thể thiếu. Đây chính là lý do mà các nhà cung
cấp lớn luôn cố gắng cạnh tranh để giành thị phất nhất định của mình trên thị trường này
Đầu tiên phải kể đến VIETTEL. Trong những năm gần đây, VIETTEL dần vươn mình
lên vị trí đứng đầu, giữ mức 41,32 % thị phần, sau nhiều năm rượt đuối sát nút với VNPT.
Với nhiều ưu điểm như: sở hữu 4 đường truyền cáp quốc tế nên rất đảm bảo tính ổn định,
băng thơng truy cập cao, sở hữu mức giá cước rẻ nhất trong các nhà mạng hiện nay, chế
độ chăm sóc khách hàng tốt và luôn phục vụ được các khách hàng vùng núi và nông thôn,
…., VIETTEL cũng song hành với những điểm yếu như : chưa thực sự phù hợp với dịch
vụ internet tại chỗ và vì phạm vi phủ sóng ở đơ thị cịn thấp nên nhiều lúc gây bất tiện
cho khách hàng.
Tiếp theo là VNPT, một trong những nhà cung ứng đầu tiên và lâu đời nhất ở Việt.
Với thị phần ở mức 40,2 %, xếp sau VIETTEL, đây là nhà cung ứng có độ phổ lớn nhất
Việt Nam. Cũng như VIETTEL, ưu điểm của VNPT là cũng sở hữu đường truyền ổn định
cả trong nước và ngoài nước, có hệ thống chi nhánh lớn ở cả nước, giá cả phải chăng và
sử dụng 100% công nghệ cáp quang, ứng dụng được trong nhiều ngành nghề và các công
cụ hiện đại. Thế nhưng VNPT vẫn tồn tại những điểm yếu như cách chăm sóc khách hàng
khơng được tốt cũng như ít chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới.
Cuối cùng là FPT. Cũng là một trong những nhà mạng lớn ở Việt Nam, FPT dần
khẳng định được vị thế của mình khi là một trong những doanh nghiệp có tốc độ tăng
trưởng cao trong ngành dịch vụ viễn thông. Mặc dù chỉ chiếm hơn 26,80 % thị phần cả
nước, song với tốc độ tăng trưởng mạnh sau mỗi năm, đây chính là đối thủ cạnh trạnh lớn
của 2 ông lớn kể trên. Với một hệ sinh thái lớn đa ngành nghề, FPT có một lượng lớn
data khách hàng tiềm năng. Vì lý do đó, việc các khách hàng trong cùng một hệ sinh thái
sẽ dễ dàng có được hưởng lợi nhiều hơn. Khơng những thế, với quy trình lắp đặt nhanh

chóng, ứng dụng nhiều cơng nghệ bảo mật tốt và hiện tại, FPT rất được lòng người tiêu
dùng với phong cách làm việc chuyên nghiệp đến từ cả hệ thơng chăm sóc khách hàng
lẫn hệ thơng lắp đặt bảo trí. Song, FPT vẫn tồn tại những điểm yếu như giá thành vẫn còn
hơi cao so với mặt bằng chung, cụ thể là cao hơn 20% so với thị trường cũng như chưa
đáp ứng triệt để được nhu cầu của khách hàng ở những vùng nông thôn.

2.1.2.3. Trung gian marketing
Đầu tiên phải kể đến các phương tiện truyền thông. Khi truyền thơng hiện nay chính
là đánh giá khách quan nhất về một doanh nghiệp, truyền thơng đóng vai trị như bộ mặt
của doanh nghiệp đó trên thị trường. Bằng cách marketing thơng qua rất nhiều các hình
thức truyền thơng hiện đại như: mạng xã hội (Facebook, Zalo), truyền hình,… hay các
11


hình trức truyền thơng cổ điển như phát tờ rơi, băng rơn quảng cáo, FPT Telecom cho
thấy mình ln hướng đến tất cả các đối tượng khách hàng.
Tiếp theo, đó chính thơng qua các trung gian phân phối của chính từ thương hiệu FPT
của mình, đó là FPT Shop. Trong trường hợp một số khách hàng chưa tiếp cận được các
phương tiện truyền thông như đã kể trên, hay họ muốn được tư vẫn kĩ càng hơn về dịch
vụ của công ty để dễ lựa chọn sao cho phù hợp, thì đây chính là địa điểm để khách hàng
có thể đến. FPT Shop là chuỗi các cửa hàng phân phối không chỉ phân phối các sản phẩm
như điện thoại, laptop; nơi đây còn là địa điểm phân phối cung cấp dịch vụ Internet chính
của cơng ty. Vì thuộc hệ sinh thái của FPT, nguồn lực từ chính trong cơng ty nên việc đáp
ứng nhu cầu cho khách hàng luôn rất nhanh gọn và thuận tiện. Các cửa hảng FPT Shop
được phân bố rộng khắp cả nước, mong muốn được cung cấp dịch vụ Internet đến tất cả
mọi người ở tất cả mọi nơi.
Bằng cách triển khai cùng lúc 2 kênh trung gian marketing kể trên, FPT cho thấy vị
thế của mình qua thời gian, giữ vững thị phần trên thị trường của mình và muốn cạnh
tranh trực tiếp đến các đối thủ hiện nay như VNPT và VIETTEL. Không chỉ hướng đến
tất cả các đối tượng khách hàng mà còn muốn phục vụ tồn bộ thị trường, cho thấy tầm

nhìn và tham vọng rất lớn của mình của cơng ty.

2.1.2.4 Khách hàng
Số lượng khách hàng viễn thông lớn và thường xuyên gia tăng, do thu nhập người dân
ngày càng cao dẫn đến nhu cầu về trao đổi thông thông tin là khơng có giới hạn. Khách
hàng sử dụng dịch vụ internet thuộc tất cả các tầng lớp xã hội. Với đặc điểm riêng của
Internet là khả năng thực hiện thông tin ở hầu hết mọi lúc, mọi nơi và đòi hỏi hệ thống
được trang bị hiện đại, rộng khắp tại tất cả các vùng, miền. Hiện nay khách hàng của FPT
telecom được chia làm 3 nhóm: Khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khách hàng tổ chức:
 Khách hàng cá nhân
 Hộ gia đình
 Khách hàng tổ chức: một số khách hàng tổ chức tiêu biểu là: Unilever, BIDV,
Techcombank, Vietcombank,...
Công ty FPT telecom không chỉ chiếm thị trường lớn trong nước mà còn đặt dấu ấn
trên cả thị trường nước ngồi, hiện nay đang có 12 chi nhánh trải dài khắp Campuchia và
1 chi nhánh tại Myanmar. Không chỉ vậy, FPT telecom còn mong muốn và triển khai các
kế hoạch mở rộng trên các ngước khác.
Với sứ mệnh tiên phong mang Internet, mang kết nối đến với người dân Việt Nam
cùng mong muốn lớn lao “Mỗi gia đình Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ của
Cơng ty”.

12


Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa đồng đều, dẫn đến nhiều khu dân cư khơng thể có trải
nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ Internet, nên việc thay đổi giữa các nhà mạng sao cho phù
hợp với nhu cầu sử dụng cũng tạo nên một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Nên việc các
nhà mạng luôn đánh mạnh vào các khu dân cư mà độ phủ sóng Internet của mình tại nơi
đó tốt, tạo ra cơ hội cạnh tranh cao với đối thủ, cũng như cố gắng mang lại trải nghiệm tốt
nhất cho người dùng.


2.2. Môi trường bên trong
2.2.1. Nguồn lực doanh nghiệp
2.2.1.1. Nguồn lực hữu hình
a. Cơng nghệ
 Trải qua nhiều giai đoạn phát triển và chuyển đổi, FPT telecom đã xây dựng toàn bộ
CSHT với trang bị cáp quang FTTH – dịch vụ cáp quang toàn phần, cho tín hiệu
truyền đi với tốc độ tối đa mà ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết, cũng như tăng
cường bảo mật cấp cao.
 FPT không ngừng đầu tư, triển khai và tích hợp ngày càng nhiều các dịch vụ giá trị
gia tăng trên cùng một đường truyền internet
 FPT đã xây dựng các gói dịch vụ chỉ dành riêng cho cá nhân và hộ gia đình nhằm thỏa
mãn nhu cầu truy cập Internet cá nhân. Với nhiều gói băng thơng cho phép khách
hàng lựa cho theo đúng nhu cầu và điều kiện về tài chính của khách hàng.
 FPT còn cung cấp các cổng kết nối riêng phù hợp với từng đối tượng cũng như mục
tiêu của đối tượng bao gồm:
o Internet Leased Line là dịch vụ cung cấp kết nối Internet trực tiếp ra Quốc tế
(GIA) và Internet trong nước (NIX). Khác với các kết nối Internet thơng thường,
đường truyền Internet Leased Line có thể cung cấp mọi tốc độ từ 0,1 Mbps đến
hàng chục Gbps với cam kết tốt nhất về độ ổn định, tốc độ kết nối, tính riêng biệt
cùng với chế độ chăm sóc khách hàng đặc biệt.
o Global Internet Acess (GIA) là dịch vụ kết nối Internet có cổng đi ra Quốc tế
riêng biệt, phục vụ cho các cơ quan, cơng ty, văn phịng đại diện có u cầu cao
về chất lượng và băng thông cho kết nối ra Internet Quốc tế.
o National Internet Exchange (NIX) là dịch vụ kết nối Internet qua VNNIC và các
ISP lớn tại Việt Nam, dựa trên hạ tầng Peering tốc độ cao được kết nối trực tiếp
từ FPT tới các ISP khác và ngược lại.

13



 Làn sóng 5G đã và đang đổ bộ mạnh mẽ vào nước ta; FPT cũng nhận thức được tầm
quan trọng của công nghệ này và tập trung thử nghiệm.

14


b. Tài chính
 Trong 2 năm trở lại đây, tình hình kinh tế nước ta có những chuyển biến xấu; tuy
nhiên, FPT Telecom vẫn cho thấy mình là một ơng lớn đích thực với mức doanh thu
đạt mức 2 con số

Hình 3: DOANH THU THUẦN 11.466 TỶ ÐỒNG, TĂNG TRUỞNG 10,3% YOY

 Cổ phiếu của công ty tăng truởng 18,1% so với 2019 cho thấy hoạt động kinh doanh
năm 2020 tiếp tục đem lại hiệu quả tốt cho cổ đông Cơng ty.

Hình 4: LÃI CƠ BẢN TRÊN CỔ PHIẾU (EPS) 5.165 ÐỒNG/CP, TĂNG TRUỞNG 18,1 % YOY

 Với tiềm năng phát triển to lớn như vậy, FPT thu hút nguồn vốn đầu tư khổng lồ, là
nền tảng cho sự phát triển vê công nghệ.
c. Cơ sở vật chất
 FPT Telecom luôn được đánh giá cao là một trong những doanh nghiệp có văn hóa và
mơi trường làm việc tốt bậc nhất Việt Nam, Bởi mọi thành viên đều được làm việc
trong môi trường trẻ trung, năng động, sáng tạo với chế độ lương thưởng và cơ hội
phát triển sự nghiệp hết sức hấp dẫn.

15



×