Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Địa chính trị Trung Cận Đông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.65 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LỊCH SỬ
Học phần HIST109802 Địa chiến lược và địa chính trị

Đề tài:

ĐỊA CHÍNH TRỊ TRUNG CẬN ĐƠNG HIỆN NAY


TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2020

MỤC LỤC
1.

Lý do chọn đề tài.....................................................................................................................4

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................................4

3.

Mục tiêu nghiên cứu vấn đề.....................................................................................................6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................6

5.

Đóng góp của đề tài.................................................................................................................7



6.

Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................7

7.

Bố cục dự kiến.........................................................................................................................8

Chương 1.

Khái quát về khu vực Trung Cận Đông.....................................................................9

1.1

Khái niệm Trung Cận Đơng..............................................................................................9

1.2

Những yếu tố tạo nên vị thế địa chính trị khu vực Trung Cận Đơng..............................12

1.2.1

Vị trí địa lý...............................................................................................................12

1.2.2

Điều kiện tự nhiên....................................................................................................13

1.2.3


Về lịch sử.................................................................................................................14

1.2.4

Về xã hội..................................................................................................................14

1.2.5

Về dân cư và ngôn ngữ............................................................................................14

1.2.6

Về chế độ chính trị...................................................................................................15

1.3

Tác động của vị thế địa chính trị Trung Cận Đông với khu vực và thế giới...................16

1.3.1

Tác động đến khu vực..............................................................................................16

1.3.2

Tác động đến thế giới..............................................................................................18

2



Chương 2.

Trung Cận Đơng trong chiến lược địa chính trị của các nước lớn...........................20

2.1

Bối cảnh khu vực địa chính trị Trung Cận Đông hiện nay..............................................20

2.2

Mục tiêu chiến lược của các nước tại khu vực Trung Cận Đông....................................22

2.3

Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của các nước.............................24

2.3.1

Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của Mỹ..............................24

2.3.2

Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của Nga.............................25

2.3.3

Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của Trung Quốc.................27

2.3.4


Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của các nước khác.............28

2.4

Q trình triển khai chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của các nước............29

2.4.1

Q trình triển khai chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của Mỹ..............29

2.4.2

Q trình triển khai chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của Nga.............33

2.4.3

Q trình triển khai chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của Trung Quốc 35

2.4.4

Q trình triển khai chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của nước khác...38

Chương 3.

Chiến lược địa chính trị Trung Cận Đông của Việt Nam.........................................40

3.1

Mục tiêu của chiến lược địa chính trị Trung Cận Đơng tại Việt Nam............................40


3.2

Nội dung và quá trình triển khai hoạt động đối ngoại của Việt Nam..............................40

Kết luận………………………………………………………………..…………………………44
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………….46

3


1.

Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử thế giới, địa chính trị của một khu vực hay một quốc gia khơng chỉ
có ảnh hưởng lớn đến đường lối đối nội và đối ngoại mà cịn có vai trị chỉ đạo và chi
phối mọi lĩnh vực khác của khu vực, quốc gia đó. Một trong những khu vực có thế mạnh
về địa chính trị trên thế giới đó là Trung Cận Đông. Trung Cận Đông là tên gọi mà các
nước Phương Tây dùng để chỉ các vùng lãnh thổ nơi tiếp giáp giữa ba châu lục châu Á,
châu Âu và châu Phi.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu địa chính trị của một khu vực, đặc biệt là Trung Cận
Đông theo một cách khoa học và có hệ thống sẽ là những công cụ quan trọng giúp chúng
ta nắm được các yếu tố chi phối xu thế và thái độ chính trị của quốc gia hoặc khu vực đó
cũng như hiểu hoạch định được một chiến lược đối ngoại hợp lý và khả thi nhất. Chính vì
vậy việc tìm hiểu về địa chính trị khu vực Trung Cận Đơng hiện nay là vô cùng cần thiết.
Bài tiểu luận này muốn đề cập trực tiếp đến vấn đề đó với mong muốn hệ thống hóa
những vấn đề nổi bật của khu vực Trung Cận Đông. Một số vấn đề căn bản sẽ được đề
cập như: Những nhân tố nào giúp Trung Cận Đông trở thành khu vực có vị trí địa chính
trị? Tác động của vị trí địa chính trị Trung Cận Đơng đến thế giới như thế nào? Chiến
lược địa chính trị Trung Cận Đơng của các nước là gì? Đặc biệt, bài tiểu luận sẽ góp phần

đánh giá vị thế địa chính lược Trung Cận Đơng và toan tính của các nước tại khu vực này.
Qua đó rút ra những điểm lưu ý cho công tác đối ngoại Việt Nam với các nước Trung Cận
Đơng.
Để tìm hiểu rõ nhất các vấn đề trên, chúng tơi chọn đề tài “Địa chính trị Trung
Cận Đơng hiện nay” làm đề tài của nhóm.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Qua quá trình nghiên cứu và tham khảo các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau,
chúng tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu hay cơng trình nghiên cứu nào có liên quan
4


mật thiết đến vấn đề “Địa chính trị Trung Cận Đơng hiện nay”. Các bài viết từ các tạp
chí chun ngành như Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tạp chí Quốc phịng tồn dân cùng
với những tài liệu tham khảo khác… đều chưa có sự nghiên cứu hồn chỉnh về vấn đề
dưới thành quả của một cơng trình nghiên cứu thật sự. Trong q trình sưu tầm tài liệu,
chúng tơi chia lịch sử nghiên cứu vấn đề thành hai phần.
(1) Tài liệu trong nước: Cuốn sách Lịch sử Trung Cận Đông của tác giả Nguyễn Thị
Thư do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành có đề cập đến vị trí địa lý, dân cư và xã hội,
kinh tế, chính trị, quân sự và lịch sử phát triển của các dân tộc sinh sống tại Trung
Cận Đông nhưng theo hướng lịch sử. Cuốn sách Lịch sử Trung Đông 2.000 năm
trở lại đây của tác giả Bernard Lewis do Nguyễn Thọ Nhân dịch và được nhà xuất
bản Tri Thức Mới phát hành đi sâu vào lịch sử và nền văn minh của vùng Trung
Cận Đơng nhằm giải thích và phân tích những sự kiện chính trị hiện đang xảy ra.
Tuy nhiên cuốn sách này ra đời năm 1995, khi sự can thiệp quân sự trực tiếp của
Mỹ vào Trung Cận Đông, nhất là ở Iraq, chưa sâu rộng như ngày nay.
(2) Tài liệu nước ngoài: Cuốn sách Keys to understanding the Middle East của Alam
Payind do The Ohio State University in năm 2009 tập trung vào các ngơn ngữ,

cộng đồng văn hóa, tôn giáo và giáo phái của Trung Cận Đông và sự kiện quan
trọng của khu vực nhưng chỉ dừng ở bước cung cấp cho người đọc những kiến
thức lịch sử tổng quan nhất mà chưa đi vào phân tích vị thế địa chính trị - địa
chiến lược. Cuốn sách của Jonathan Woetzel viết năm 2019 với tựa đề China and
the world: Inside the dynamics of a changing relationship được McKinsey Global
Institute ấn hành có đề cập đến sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc tại khu vực
Trung Cận Đông trong những năm đầu thế kỷ XXI. Ngồi ra, cịn có các tài liệu sơ
cấp về chiến lược đối ngoại tại Trung Cận Đơng được chính phủ các nước cơng
bố: Mỹ với President Donald J. Trump is Ending United States Participation in an
Unacceptable Iran Deal; Nga với Sắc lệnh số 605 “Về các biện pháp thực thi
chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”, Những định hướng cơ bản chính sách
đối ngoại của Liên bang Nga, Học thuyết chính sách đối ngoại của Nga”“Học
thuyết chính sách đối ngoại của Liên bang Nga; Trung Quốc với China's
Endeavors for Arms Control, Disarmament and Non-Proliferation.
5


3.

Mục tiêu nghiên cứu vấn đề

Đề tài “Địa chính trị Trung Cận Đơng hiện nay” hướng tới tìm câu trả lời cho
những vấn đề căn bản:
Trung Cận Đông là khu vực nào và những yếu tố tạo nên vị thế địa chính trị cho
Trung Cận Đơng?
Vị thế địa chính trị của Trung Cận Đông đã tác động đến các nước trong khu vực
và thế giới như thế nào?
Mục tiêu khi triển khai chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của các nước
lớn? Nội dung và q trình triển khai đã diễn ra như thế nào?
Để giải thích các vấn đề trên, đề tài có nhiệm vụ:

Nghiên cứu về địa chính trị của Trung Cận Đơng. Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng
của địa chính trị Trung Cận Đơng với khu vực và thế giới.
Nghiên cứu về khu vực Trung Cận Đơng trong chiến lược địa chính trị trị của các
nước lớn. Qua đó gợi mở cho Việt Nam trong công tác đối ngoại với Trung Cận Đông.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a.

Đối tượng

Chúng tôi tập trung nghiên cứu về địa chính trị của khu vực Trung Cận Đơng cụ
thể là Ai Cập, Libya, Kuwait, Bahrain, Qatar, UAE, Oman, Ả Rập Xê Út, Yeman, Israel ,
Jordan, Libang, Syria, Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đó phân tích chiến lược của các nước
lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản…tại khu vực này.
b.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài này nghiên cứu địa chính trị khu vực Trung Cận Đơng từ sau năm 2000.

6


5.

Đóng góp của đề tài

Xét về mặt khoa học, đề tài “Địa chính trị Trung Cận Đơng hiện nay” sẽ giúp cho

người đọc hệ thống hóa được những nét địa chính trị - địa chiến lược nổi bật tại khu vực
Trung Cận Đơng. Đồng thời, mang đến một cái nhìn khách quan về chiến lược của các
nước lớn tại khu vực này và gợi mở cho công tác đối ngoại hiện nay của Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ là tài liệu cho sinh viên trong việc nghiên cứu
địa chính trị thế giới nói chung và địa chính trị khu vực Trung Cận Đơng nói riêng hoặc
những bạn đam mê nghiên cứu lịch sử, chính trị của khu vực Trung Cận Đơng nói chung.
Đồng thời, kết quả của đề tài sẽ làm phong phú thêm nguồn tư liệu về quan hệ quốc tế,
chính trị, đối ngoại của khu vực Trung Cận Đơng. Đề tài mang tính hệ thống hóa địa
chính trị Trung Cận Đơng với mong muốn sẽ đóng góp tư liệu hữu ích trong việc tham
khảo tài liệu về quan hệ quốc tế ở khu vực và thế giới.
6.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu dựa thực tiễn tình hình khu vực Trung Cận
Đông. Đây là nền tảng để xử lý các nguồn tư liệu nhằm phân tích các yếu tố tác động đến
khu vực. Theo đó, phương pháp luận này được vận dụng để xem xét, hệ thống hóa những
đặc điểm địa chính trị nổi bật của khu vực Trung Cận Đơng.
“Địa chính trị Trung Cận Đơng hiện nay” là một đề tài thuộc lĩnh vực quan hệ
quốc tế, do vậy các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như phương pháp nghiên cứu
quan hệ quốc tế, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là những phương pháp căn
bản được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Bằng phương pháp lịch sử, đề tài nghiên cứu
sẽ tái hiện các yếu tố lịch sử tạo nên vị thế địa chính trị cũng như quan hệ Trung Cận
Đơng và các nước khác có sự thay đổi theo trình tự thời gian. Với phương pháp logic, đề
tài nghiên cứu tác động của vị thế địa chính trị Trung Cận Đơng đến thế giới. Ngồi ra,
các phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu quốc tế như phân tích tổng thể
hay tồn cục nội dung và sự kiện, phân tích so sánh, hệ thống hóa, khái quát, đánh giá…
cũng được vận dụng trong đề tài nghiên cứu. Việc kết hợp các phương pháp nêu trên cho
phép xem xét chiến lược địa chính trị Trung Cận Đông của các nước lớn.
7



7.

Bố cục dự kiến

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Mục lục, nội dung
chính nghiên cứu của chúng tôi gồm 3 chương.
CHƯƠNG I: Khái quát về khu vực Trung Cận Đông
Đây là chương làm cơ sở nền tảng để khái quát khu vực Trung Cận Đơng. Qua đó
chúng ta thấy rõ được những vị thế địa chính trị của khu vực và tác động của nó.
CHƯƠNG II: Trung Cận Đơng trong chiến lược địa chính trị của các nước lớn
Chương này đề cập đến chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đơng của các nước
lớn. Nhìn chung, mỗi nước đều theo đuổi mục đích là ngăn chặn sự ảnh hưởng của nước
khác và tranh thủ đem lại lợi ích cho quốc gia mình.
CHƯƠNG III: Chiến lược địa chính trị Trung Cận Đơng của Việt Nam
Từ việc phân tích và hệ thống những yếu tố địa chính trị của khu vực Trung Cận
Đơng và chiến lược của các nước lớn, chương này đi đến những hoạt động đối ngoại của
Việt Nam tại khu vực này.

8


Chương 1. Khái quát về khu vực Trung Cận Đông
1.1 Khái niệm Trung Cận Đông
Trung Cận Đông là tên gọi mà phương Tây thường dùng để chỉ vùng lãnh thổ, nơi
tiếp giáp của ba châu lục: châu Á, châu Âu và châu Phi. Tuy nhiên, khái niệm này có tính
chất ước lệ bởi bị phụ thuộc vào các yếu tố biên giới khu vực thay đổi hoặc theo đặc điểm
của giai đoạn lịch sử cụ thể hoặc theo quan điểm chiến lược của từng nước. Vì vậy, để
hiểu rõ khái niệm Trung Cận Đơng thì cần tìm hiểu thêm về lịch sử của khái niệm.

Trung Cận Đông là một từ ghép, trong đó khái niệm “Cận Đơng” ra đời trước và
từng tồn tại độc lập nhiều thế kỷ. Khái niệm này bắt nguồn từ quan niệm về địa lý thời
trung đại của các cường quốc hàng hải ven Đại Tây Dương và tây Địa Trung Hải như:
Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Italia. Thoạt đầu, thương nhân các
nước này gọi vùng ven bờ phía đơng Địa Trung Hải là vùng Cận Đông. Khái niệm này
dần dần trở thành khái niệm địa lý phổ biến mà sau đó các nước lớn khác nhau: Nga, Áo
và Đức cũng chấp nhận sử dụng. Cận Đông trở thành một khái niệm có tính chất quốc tế
và được thừa nhận rộng rãi. Vào thế kỷ XVI, toàn bộ vùng Cận Đông nằm trong đường
biên giới của đế chế Osman hùng mạnh, gồm lãnh thổ trải rộng trên ba châu lục, bao trùm
một phần lãnh thổ nước Áo, Hungary và toàn bộ bán đảo Balkan ở Châu Âu, tất cả các
nước Ả Rập kể cả Israel ở Tây Á, một phần Iran và các nước Kavkaz thuộc Liên Xô cũ,
các nước Bắc Phi và các đảo chiến lước Địa Trung Hải. 1
Trong khi đó, Đế chế Osman suy yếu kể từ nửa sau thế kỷ XVII và đi đến tan rã
hoàn toàn sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ này, các cường quốc
Châu Âu tăng cường xâm nhập và tranh giành ảnh hưởng ở đế quốc Osman. Mọi vấn đề
tranh chấp giữa các nước này ở thời điểm đó đều được gọi là “vấn đề phương Đông”.
Châu Âu bắt đầu sử dụng khái niệm Trung Đông để chỉ vùng giữa đế quốc Osmman và
vùng Viễn Đông (vùng gồm các nước không giáp Địa Trung Hải như Iran, Afghanistan và
Ấn Độ).2 Từ đó, khái niệm Trung Đơng đã ra đời. Trong cuộc chiến tranh Thế giới thứ
hai, Anh đã dùng khái niệm Trung Đông để chỉ vùng lãnh thổ từ Nam Á đến Bắc Phi và
1 Nguyễn Thị Thư (1999), Lịch sử Trung Cận Đông, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 6
9


đặt Bộ chỉ huy quân sự Trung Đông tại Ai Cập. Kể từ đây, khái niệm Trung Đông đã bắt
đầu được sử dụng chính thức trong ngơn ngữ chính trị quốc tế.
Như vậy, không giống như các khu vực khác, tên gọi Trung Cận Đơng đã trải qua
một q trình hình thành tương đối phức tạp với cơ sở ban đầu là Trung Đông và Cận
Đông. Hai tên gọi được sử dụng để chỉ hai khu vục địa lý kề nhau trong một thời gian khá
dài. Sau đó, do những sự đồng nhất về địa lý, lịch sử và văn hóa của khu vực mà từ ghép

Trung Cận Đơng mới được sử dụng rộng rãi trên diễn đàn quốc tế.
Ngày nay, tùy theo từng mục đích nghiên cứu cụ thể mà người ta lại đưa ra lại
danh sách các nước Trung Cận Đơng khơng hồn tồn giống nhau. Tuy nhiên, dù quan
niệm theo cách nào, Trung Cận Đông cũng bao gồm các nước Đông Bắc Phi và Tây Nam
Á, cụ thể là Ai Cập và Libya (Đông Bắc Phi); ArapXeut, Kuwait, Bahrain, Qatar, Oman,
Yemen, UAE (bán đảo Arap); Israel, Jordan, Iraq, Libang, Syria (vùng lưỡi liềm); Iran và
Thổ Nhĩ Kỳ (gồm cả phần châu Á và châu Âu). Toàn bộ các nước này chiếm diện tích
khoảng 9.000.000 km2 và dân số khoảng 290.000.000 người.1
Ngoài ra, các nước Bắc Phi gồm Algeria, Tunisia, Morocco cũng thường được coi
là các nước Trung Cận Đơng vì cùng là các nước Arap, gắn bó về mặt lịch sử và văn hóa
với các nước trong khu vực trong suốt thời kì lịch sử dài trong thành phần các đế quốc
Arap và Osman. Sudan, do sự gắn bó chiến lược với Ai Cập, đơi khi cũng được xem là
thành viên khu vực. Cận kề với Iran, Afghanistan và Pakistan cũng được xem là thuộc
khu vực này trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, Hy Lạp, Cyprus và các nước Hồi giáo
thuộc Liên Xô trước đây nhiêu khi cũng tự coi mình thuộc khu vực Trung Cận Đơng. Mỗi
nước đều có lí lẽ riêng xuất phát từ quan điểm lịch sử hay tôn giáo.
Những đặc trưng cơ bản của một vùng chuyển tiếp kết hợp với những thành tố bản
địa đặc biệt tao nên tính đồng nhất độc đáo của khu vực Trung Cận Đông. Ở đây, sự gắn

2 Nguyễn Thị Thư (1999), Lịch sử Trung Cận Đông, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 6
1 Lấy theo số liệu Từ điển Bách Khoa Britanica
10


bó, hịa quyện và tác động lẫn nhau của các yếu tố địa lý, lịch sử và văn hóa đã khiến
Trung Cận Đông trở thành nơi giao thoa về kinh tế và văn hóa thế giới.
Các quốc gia vùng Trung Cận Đông (theo số liệu của từ điển Britanica – 1999)
ST
T


Tên nước

Diện tích
(km2)

1

Ai Cập

2

Dân số
(người)

Chế độ chính trị

Thủ đơ

1.001.450 77.505.75
6

Cộng hòa

Cairo

Libya

1.758.378 5.183.363

Cộng hòa


Tripoli

3

Kuwait

17.818

2.992.000

Quân chủ lập hiến

Kuwait City

4

Bahrain

665

688.345

Quân chủ

Manama

5

Qatar


11.437

863.051

Quân chủ

Doha

6

Các tiểu vương
quốc Ả Rập thống
nhất (UAE)

83.600

4.496.000

Liên bang quân
chủ

Abu Dhabi

7

Oman

212.460


3.001.583

Quân chủ

Muscat

8

Ả Rập Xê Út

1.960582

26.417.59
9

Quân chủ

Riyadh

9

Yemeh

527.970

20.727.06
3

Cộng hòa


Sana

10

Israel

20.770

7.015.680

Cộng hòa

Jerusalem

11

Jordan

92.300

5.759.732

Cộng hòa

Amman

11


12


Libang

10.452

3.826.018

Cộng hòa

Beirut

13

Syria

185.180

18.448.75
2

Cộng hòa

Damascus

14

Iraq

437.072


26.000.00
0

Cộng hòa

Baghdad

15

Iran

1.648.195 68.588.43
3

Cộng hòa

Teheran

16

Thổ Nhĩ Kỳ

769.295

Cộng hòa

Ankara

61.554.68
8


1.2 Những yếu tố tạo nên vị thế địa chính trị khu vực Trung Cận Đơng
1.2.1 Vị trí địa lý
Khơng có vùng nào khác trên thế giới ngồi Trung Cận Đơng có được những ưu
thế đặc biệt trong vị trí chiến lược với ba châu lục Âu, Á, Phi tụ hội và có thể nối liền
hoặc chia cắt ba đại dương (Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương). Ngồi ra,
xung quanh khu vực Trung Cận Đơng có năm biển: biển Đen, biển Caspi, biển Đỏ, biển
Ả Rập và biển Địa Trung Hải. Đây đều là những khu vực thuận lợi cho hoạt động giao
thương đường biển, vận chuyển dầu mỏ - mạch máu nuôi dưỡng sự phồn thịnh của các
quốc gia Vịnh, đồng thời cũng nguồn vàng đen mà các nước tư bản ln thèm khát. Bên
cạnh đó, với vị trí địa lý như trên, các nước Trung Cận Đơng đóng vai trị quan trọng
trong hàng hải và thương mại quốc tế. Từ Ấn Độ Dương bằng đường biển qua biển Đỏ
rồi qua kênh đào Suez có thể ngược lên các biển Địa Trung Hải và Hắc Hải… và thông ra
Đại Tây Dương để giao thương với các nước khác ở Bắc Âu và thế giới.
Những yếu tố địa lý đã tạo ra mọi vấn đề chiến lược liên quan đến sự liên lạc giữa
các vùng, giữa các châu lục và giữa các đại dương thơng qua việc kiểm sốt các eo biển
và các đảo chiến lược Địa Trung Hải. Các nhà chinh phục vĩ đại trong lịch sử đều có liên
quan điểm chung về ý nghĩa chiến lược của Trung Cận Đông. Pierre Đại đế và Napoleon
Bonaparte đều đánh giá: “Ai kiểm sốt được Constantinople, người đó cai trị được thế
12


giới”.1 Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều coi Trung Cận Đông là khu
vực lợi ích sống cịn. Theo Tổng thống Mỹ Eisenhower, khơng có vùng nào quan trọng
hơn Trung Cận Đông về mặt chiến lược.2
1.2.2 Điều kiện tự nhiên
Trung Cận Đông bao gồm nhiều nước lớn, nhỏ khác nhau. Những nước có diện
tích lãnh thổ lớn nhất là Ả Rập Xê Út (trên 2,1 triệu km 2), Libya (gần 1.8 triệu km 2), Iran
(trên 1.6 triệu km2), Ai Cập (995.450 km2), Thổ Nhĩ Kỳ (769.630 km2), trong khi lại có
những nước nhỏ với diện tích chưa đầy 1000 km2, như Ba-ranh.3

Núi, cao ngun khơ cằn và sa mạc là hình ảnh chung quen thuộc của thiên nhiên
vùng Trung Cận Đơng. Nơi đây cịn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, khí hậu nóng và
khơ và khơng có nhiều sơng. Hai hệ thống sơng lớn: hệ thống sông Nile và hệ thống hai
sông Euphrates – Tigris và một số sơng nhỏ có nước chảy quanh năm như sông Jordan và
sông Litani (ở Libăng) là nguồn nước quan trọng của toàn khu vực.
Đồng bằng đáng kể nhất ở Trung Cận Đông là đồng bằng Lưỡng Hà, do hai con
sông Euphrates – Tigris tạo nên. Ven Địa Trunng Hải có một dải đồng bằng hẹp nhưng có
ý nghĩa quan trọng đối với khu vực này. Phần lớn các loại đất trồng ở Trung Cận Đông
không phải là loại đất tốt. Rừng kém phát triển (ngoại trừ vùng ven biển Đen và biển
Caspi), thực vật tự nhiên còn nghèo.
Khống sản nổi tiếng của Trung Cận Đơng là dầu mỏ, tập trung chủ yếu ở các
nước ven vịnh Ba Tư. Trữ lượng dầu mỏ của cả khu vực ước tính khoảng 100 tỷ tấn,

1 John Holland Rose (2018), The life of Napoleon I, Frankfurl am Main, page 126
2 Ray Takey (2000), Origins of Eisenhower Doctrine, Macmillan Press, page 8
3 Theo số liệu The World Giude 2003 – 2004, Thư viên Ngân hang thế giới tại Hà Nội
13


chiếm khoảng 41% trữ lượng dầu của cả thế giới. 4 Các vựa dầu quan trọng nằm trên lãnh
thổ các nước Ả Rập Xê Út, Iran, Iraq, Kuwait, UAE.
1.2.3 Về lịch sử
Từ thời thượng cổ, Trung Cận Đông đã trở thành con đường giao lưu buôn bán
hương liệu và tơ lụa giữa các nước phương Đông và châu Âu. Ở đây có kênh đào Suez
nối liền Địa Trung Hải với Hồng Hải- con đường hàng hải ngắn nhất từ Đông sang Tây.
Trung Cận Đông suốt một thời gian dài đã từng là trung tâm của nền văn minh
nhân loại. Nơi đây bao gồm các quốc gia có nền văn hóa lâu đời từ 2.000 đến 3.000 năm
trước Công nguyên. Không chỉ nổi tiếng với nền văn minh Lưỡng Hà và văn minh Ai
Cập cổ đại mà Trung Cận Đơng cịn là nơi xuất xứ của các dịng tơn giáo lớn trên thế giới
như: Hồi giáo, Do Thái giáo, Thiên chúa giáo. Do có vị trí chiến lược quan trọng và

nguồn dầu lửa dồi dào nên từ xưa đến nay, Trung Cận Đông vẫn luôn là địa bàn tranh
chấp, giành giật ảnh hưởng và lợi ích giữa các cường quốc như: Mỹ, Tây Âu và Nga.
1.2.4 Về xã hội
Văn hóa và tôn giáo là nét đặc sắc nhất của miền đất này, đóng vai trị quan trọng
trong mọi mặt của đời sống xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về kinh tế và
thương mại của các nước trong khu vực. Ba tôn giáo lớn (Thiên chúa giáo, Hồi giáo và
Do Thái giáo) đều có nguồn gốc từ Trung Cận Đông. Ngày nay, Hồi giáo đã trở thành
quốc giáo của hầu hết các nước trong vùng. Dân số Hồi giáo ở Trung Cận Đông chiếm
hơn 44% tổng dân số Hồi giáo trên thế giới. 1 Thiên chúa giáo ở Trung Cận Đơng có tỉ lệ
tín đồ khơng cao, nhưng tiếp tục tồn tại vững chắc và cũng có nhiều giáo phái. Đạo Do
Thái có truyền thống tập trung hơn và là quốc giáo của Israel . Tuy nhiên, nó cũng được
phân thành nhiều nhánh với nhiều giáo phái khác nhau.

4 Balat, Mustafa (2006), “The Position of Oil in the Middle East: Potential Trends, Future Perspectives, Market and
Trade”, Energy Sources, Part A: Recovery, Utilization, and Environmental Effects Volume 28, page 821.

1 Alam Payind (2009), Keys to understanding the Middle East, The Ohio State University, page 35

14


1.2.5 Về dân cư và ngôn ngữ
Xã hội Trung Cận Đông là một tập hợp phức tạp các dân tộc và văn hóa. Trong
suốt tiến trình lịch sử, nhiều tộc người từ các vùng lân cận đến sinh sống, hợp thành cộng
đồng dân Trung Cận Đông, trong khi vẫn giữ được bản sắc riêng của họ. Thêm vào đó,
hồn cảnh biệt lập của sa mạc và núi non cũng tạo mơi trường bảo vệ cho các cộng đồng
nhỏ duy trì sự tồn tại riêng. Các tín đồ Hồi giáo coi nhau như anh em, gắn bó với nhau
bởi một niềm tin mãnh liệt hơn bất kỳ một tôn giáo nào khác, vì vậy các dân cư Hồi giáo
tạo ra một khối vững chắc.
Tốc độ tăng dân số trong khu vực khá cao từ 1,6 % đến 4,3 % . Dân số còn rất trẻ

khi 45 % dân dưới 15 tuổi. Sự phân bố dân số cũng chênh lệch: dân cư tập trung chủ yếu
ở những vùng nông nghiệp, trong khi nhiều vùng sa mạc rộng lớn khơng có người ở. Q
trình đơ thị hóa diễn ra nhanh. Trung Cận Đơng có những thành phố thuộc loại đồng dân
nhất trên thế giới: Cairo (gần 10 triệu dân), Istanbul (7,8 triệu), Tehran (6,8 triệu ).1
Do khu vực thị trường này bao gồm nhiều nước khác nhau nên có các ngơn ngữ
bản địa khác nhau. Ngôn ngữ và tôn giáo là những thành tố cơ bản tạo nên cả sự đa dạng
và sự đồng nhất của khu vực. Các ngơn ngữ chính ở đây là tiếng Ảrập, tiếng Ba Tư và
tiếng Thổ. Ngoài ra, tiếng Anh rất thơng dụng nên nó cũng là tiếng nói chung cho tồn
khu vực trong giao tiếp, ngoại giao và thương mại.
1.2.6 Về chế độ chính trị
Hiện nay, hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Trung Cận Đơng đều đã giành độc
độc lập. Trong đó, nhiều nước theo chế độ qn chủ vì vậy Hồng gia đóng vai trị vơ
cùng quan trọng trong xã hội. Một số nước như Kuwait, Ảrập Xêút thì các thành viên gia
đình Hoàng gia nắm giữ phần lớn những chức vụ quan trọng trong bộ máy điều hành Nhà
nước. Có 9 quốc gia trong khu vực theo chế độ Cộng hòa, gồm: Thổ Nhĩ Kỳ, Syria,
Jordan, Liban, Iran, Iraq, Libya, Ai Cập và Yemen.

1 Nguyễn Thị Thư (1999), Lịch sử Trung Cận Đông, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 18
15


Tóm lại, các yếu tố trên đã giúp một Trung Cận Đơng có một vị thế địa chính trị
nổi bật và điều đó đã tác động đến chiến lược của các nước trong khu vực này cũng như
với cả thế giới.
1.3 Tác động của vị thế địa chính trị Trung Cận Đông với khu vực và thế giới
1.3.1 Tác động đến khu vực
Do bị ảnh hưởng từ lịch sử nên đến nay, giữa một số quốc gia tại Trung Cận Đơng
chưa có đường biên giới xác định hoặc chưa có sự thống nhất với dẫn đến mâu thuẫn
giữa các nước với nhau rất mạnh. Iraq luôn coi Al-qeada một tỉnh phía Bắc của mình,
Syria ln coi Liban là một tỉnh của mình.

Ngồi ra, tài ngun thiên nhiên là căn ngun dẫn đến các nước trong khu vực
đấu đá lẫn nhau. Mặc dù nước là điều kiện tiên quyết cho sinh hoạt và sản xuất nhưng
khu vực Trung Cận Đông dùng ít nước nhất trên thế giới và giá nước rất đắt, cịn đắt hơn
cả giá xăng. Vì vậy, khu vực ln rơi vào tình trạng bất ổn khi ngày càng có nhiều cuộc
chiến tranh giành nguồn nước. Trong lịch sử, cuộc chiến dai dẳng giữa người Isarel và
người Palestine được cho là một phần do tranh giành nguồn nước. Bờ Tây nằm trên một
khu vực ngậm nước lớn. Thêm vào đó, cao nguyên Golan mà Isarel lấy đi từ Syria trong
cuộc chiến 6 ngày năm 1967 là nơi bắt nguồn của sông Jordan và các nguồn nước đổ vào
Biển Galilee. Ở một khu vực khô hạn như Trung Cận Đông, kiểm sốt nguồn nước mang
tính sống cịn đối với cả một dân tộc. Trận đánh Beersheba nổi tiếng trong chiến tranh thế
giới thứ nhất giữa liên quân Anh – Australia – New Zealand với liên minh giữa 2 đế chế
Ottoman và Đức là trận đánh tranh giành quyền kiểm soát các nguồn nước ở Thổ Nhĩ Kỳ
và Birussebi. Tranh chấp nguồn nước mặn giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Syria, giữa Syria – Isarel –
Jordan, cuộc tranh chấp nguồn nước ngầm giữa Ả Rập Xê Út – Jordan.1
Bên cạnh đó, dầu mỏ là nguồn thu nhập chính của các quốc gia Trung Cận Đông.
Tuy nhiên, trong lịch sử phần lớn thời gian thuộc một đế quốc thống nhất (Ottoman), khi
thực dân Anh và Pháp chia ra để cai trị, đường biên giới giữa các quốc gia chưa xác định
1 Linda Givetash (2018), “Water scarcity fuels tensions across the Middle East”, NBC News, Nov 1
[truy cập lúc 7:28
ngày 15/6/2020]

16


một cách rõ ràng nên thường xảy ra tranh chấp dầu mỏ giữa các nước. Điển hình như
cuộc xung đột giữa Iraq và Côoét, cuộc xung đột giữa Ảrập và Tiểu vương quốc Ả Rập.
Ngoài ra, cuộc chiến tranh Iran và Iraq (1980 - 1988).1
Các nước Trung Cận Đông đều bị nhiễm yếu tố văn hóa Ả Rập và Hồi giáo của
các nước trong khu vực. Từ xưa, những người Ả Rập sống trên vùng đất sa mạc khắc
nghiệt nên đã hình thành nên văn hóa nam tính cực đoan, khơng khoan nhượng, khơng

bao dung. Từ đó đã hình thành nên tính cách con người. Trong q trình Ả Rập hóa, Hồi
giáo hóa đã thi hành phương thức dùng vũ lực theo nguyên tắc Hồi giáo. Chính những
điều này đã đơi khi tạo ra chính sách cực đoan, hiếu chiến của các nước Trung Cận Đông
Khu vực Trung Cận Đông là một khu vực thống nhất về tính Ả Rập và Hồi giáo
nhưng không phải tất cả đều là Ả Rập chính thống mà nó xuất phát từ nhiều tộc người
khác nhau. Vì vậy, khu vực này ln có sự xung đột biên giới, mưu toan xâm lược của
các nước lớn đối với các nước nhỏ, là sự xung đột giữa các nước vốn trước đây là một thể
thống nhất nay bị chia tách thành nhiều quốc gia. Cùng xuất phát điểm lịch sử là được
thiết lập trên lãnh thổ của đế quốc Ottoman tan rã các nước trong khu vực Trung Cận
Đơng đều có tư tưởng nước lớn, đều muốn trở thành trung tâm của thế giới Ả Rập.
Mặc dù trong quá trình phát triển, Hồi giáo đã trở thành một tơn giáo chung cho
phần lớn các tín đồ của các nước Trung Cận Đông, giúp các nước này đoàn kết cùng nhau
phát huy những ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo đối với tiến trình phát triển của mỗi
nước cũng như của cả khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những tương đồng, tôn giáo này đã
tạo ra những khác biệt lớn với nhiều dòng khác nhau, nổi lên trên đó là hai dịng Sunni và
Shitte. Căng thẳng giữa hai cộng đồng người Hồi giáo Sunni và Shittle là một trong
những nguyên nhân lớn nhất làm cho Trung Cận Đơng khơng bình n trong nhiều thập
kỷ qua. Tuy nhiên, ngun nhân xung đột giữa hai dịng khơng phải chỉ là tôn giáo mà
một nguyên nhân không kém phần quan trọng là mâu thuẫn về quyền lực và kinh tế. Sau
khi nhà tiên tri Mohammad của Hồi giáo qua đời, khơng bao lâu sau đó và trong q trình
phát triển, mâu thuẫn giữa những người theo dòng Sunni và dòng Shitte ở nước này hay
1 Étienne Deschamps (2016), “Relations with the Middle East and the oil crises”, CVCE,
[truy cập lúc 22:34 ngày 10/6/2020]

17


nước khác thường xuyên xảy ra và dẫn đến những vụ xung đột. Trong đó, những vụ đánh
bom tàn sát lẫn nhau ngày một tăng lên và phức tạp đã gây ra những lo âu, sợ hãi cho tín
đồ Hồi giáo nói riêng và người dân nói chung ở nhiều quốc gia.

Hơn thế, nhiều nước Trung Cận Đông do quá đề cao Hồi giáo nên tơn giáo này có
mối quan hệ chặt chẽ với các thể chế nhà nước. Nhiều giáo sĩ Hồi giáo đồng thời cũng là
những nhà lãnh đạo chính trị, nhiều giáo luật đồng thời cũng trở thành những điều khoản
của luật pháp quốc gia. Thực tế này đang gây ra những khác biệt giữa những quốc gia
bám sát theo đạo Hồi và những quốc gia tuy theo đạo Hồi nhưng đã có nhiều thay đổi
theo chiều hướng dân chủ hóa. Về các dịng tơn giáo, bên cạnh đa số những người theo
giáo lý đạo Hồi nói chung hay theo Hồi giáo ơn hịa, đã xuất hiện một số phần tử Hồi
giáo cực đoan coi trọng bạo lực, lợi dụng cụm từ “chiến đấu” trong kinh thánh để phát
động chiến tranh, khủng bố, không chỉ chống lại những nước đi theo các tôn giáo khác
như Do Thái giáo, Thiên chúa giáo hay Hinđu giáo, mà còn chống lại ngay cả những lực
lượng đối lập tại nước Hồi giáo của chính mình.
Cho đến nay, khi so sánh những tương đồng và khác biệt của Trung Cận Đơng thì
dường như những khác biệt đóng vai trị chi phối, lấn át cả tương đồng. Chính những
tương đồng, khác biệt này cũng là nguyên nhân cơ bản từ bên trong quyết định tình hình
khu vực, tạo nên phức tạp cho nội bộ Trung Cận Đông và đẩy khu vực vào những cuộc
chiến tranh tương tàn, khốc liệt khi các thế lực bên ngoài tranh giành ảnh hưởng.
1.3.2 Tác động đến thế giới
Chính vì Trung Cận Đơng có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng và bất cứ ai
chiếm được khu vực này sẽ có nguồn lợi rất lớn, thậm chí có thể khống chế cả châu Âu
và châu Á nên các nước đế quốc bên ngồi đều tìm cách chiếm lấy, xâm lược, gây ảnh
hưởng tạo ra nhiều vấn đề phức tạp ở khu vực, ra sức chi phối can thiệp làm cho khu vực
này trở nên bất ổn. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh – Pháp đã tìm cách xâu xé,
khống chế khu vực này. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh – Pháp vẫn tiếp tục can
thiệp, cùng với đó là Mỹ - Liên Xô. Sau năm 1945, đây là khu vực tranh chấp giữa Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghĩa với Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt là sau
chiến tranh lạnh, Trung Cận Đông tiếp tục chịu sự chi phối, tranh chấp hết sức mạnh mẽ
18


của các cường quốc như việc thực dân Anh sớm can thiệp, lập nền bảo hộ ở hầu hết các

nước: Quatar (1918-1971), các tiểu vương quốc Arập (1892-1978). Bên cạnh đó, các
nước khu vực này mới giành được độc lập, chính quyền cịn nhỏ yếu, chưa xác định được
đường đi của mình. Điều này đã làm cho các nước lớn lợi dụng, chi phối và lơi kéo.
Ngồi ra, các nước lớn đặc biệt những nước thiếu dầu mỏ như Nhật Bản, Trung
Quốc hay cả những nước giàu dầu mỏ như Mỹ, Nga… đều nhịm ngó Trung Cận Đơng vì
tài ngun dầu mỏ nơi đây. Điều này làm cho khu vực Trung Cận Đông luôn chịu sự tác
động, chi phối, tranh giành từ các nước bên ngoài, các cường quốc bên ngồi ln mong
muốn có những hợp đồng hoặc chiếm lấy để dễ dàng kiểm soát nguồn dầu mỏ ở khu vực
này. Vì vậy, các nước tìm cách khống chế, can thiệp vào, cố tìm cách khai thác mọi quyền
lợi ở Trung Cận Đông, tạo ra nhiều vấn đề quốc tế phức tạp.
Bên cạnh đó đối với vấn đề của Iraq thì HĐBA gồm 5 nước lớn ra nghị quyết cho
phép can thiệp quân sự vào Iraq năm 1990, Mỹ, Anh, Pháp bỏ phiếu thuận vì Iraq chiếm
Kuwait sẽ đe dọa tới Saudi Arabia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp dầu mỏ
cho phương Tây. Liên Xô lúc ấy cần phương Tây giúp đỡ tài chính, chính trị cho cơng
cuộc cải tổ nên cũng đồng ý. Còn Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn đang bị cô lập,
rất cần tranh thủ phương Tây. Trung Quốc lại không thể công khai ủng hộ phương Tây
tấn công quân sự một quốc gia có chủ quyền nên đã bỏ phiếu trắng. Cịn đối với vấn đề
Libya thì có lẽ can thiệp qn sự với mục đích nhân đạo, bảo vệ thường dân chỉ là cái cớ.
Còn nguyên nhân sâu xa các thành viên HĐBA bỏ phiếu cho Nghị quyết 1973 có thể vì
Libya rất giàu tài nguyên dầu mỏ. Nếu hạ được chính quyền Gaddafi, lập ra chính quyền
mới thì có thể chi phối được chính quyền đó, tạo ảnh hưởng trong khu vực và bảo đảm
nguồn cung cấp dầu mỏ ổn định cho một số cường quốc.
Cuộc chiến do các nước lớn phát động để sắp đặt chính phủ như các quân cờ trong
bàn cờ lớn nhằm phục vụ cho các mục tiêu chính trị, kinh tế, quân sự riêng. Sự can thiệp
chi phối sâu sắc của các cường quốc từ xưa đến tận ngày nay đã gây ra sự chia rẽ giữa
các quốc gia trong khu vực, đây luôn là điểm nóng của thế giới

19



Chương 2. Trung Cận Đơng trong chiến lược địa chính trị của các nước lớn
2.1 Bối cảnh khu vực địa chính trị Trung Cận Đơng hiện nay
Trung Cận Ðơng tiếp tục là khu vực địa - chính trị chiến lược thu hút sự quan tâm
của thế giới. Kể từ khi nhà nước Israel được thành lập, mâu thuẫn giữa khối Arab và
Israel chi phối phần lớn địa chính trị khu vực này. Người Israel và người Palestine từng
tiến gần tới hịa bình, nhất là vào khoảng thời gian từ sau khi ký Hiệp ước hịa bình Oslo
ngày 13/09/1993 cho tới vụ ám sát Thủ tướng Israel lúc đó là Yitzhak Rabin vào ngày
04/11/1995.1 Nhưng liệu người Israel và người Palestine có thể hịa giải với nhau, để từ
đó mang lại hịa bình cho khu vực Trung Cận Đơng hay khơng, vẫn cịn là một mối lo
ngại chính yếu trong các vấn đề quốc tế.
Mâu thuẫn giữa Israel và Palestine không còn là trọng tâm của khu vực sau khi
Mỹ dẫn quân xâm lược Iraq vào năm 2003 và càng bị lãng quên sau khi sự kiện “Mùa
xuân Arab” bắt đầu diễn ra vào cuối năm 2010. Sau năm 2011, cuộc nội chiến ở Syria và
sự ra đời của Nhà nước Hồi giáo (ISIS) chi phối hoàn toàn câu chuyện về Trung Cận
Đông. Nhưng bây giờ khi một liên minh quốc tế phá tan vương quốc Hồi giáo tự xưng
của ISIS ở Syria và Iraq, cuộc đấu tranh giữa Iran và Saudi Arabia thông qua các cuộc
chiến tranh ủy nhiệm tại Syria và Yemen nhằm chi phối khu vực lại nổi lên. Trong khi
vấn đề hạt nhân Iran cũng dần trở thành điểm nóng tại Trung Cận Đơng.
Khi nhắc đến khu vực Trung Cận Đông, người ta thường mặc định rằng Saudi
Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel là những đồng minh thân cận của Mỹ trong khi Iran và
Syria ở phe chống lại Mỹ và duy trì quan hệ thân thiết với Nga. Tuy nhiên, bàn cờ Trung
Cận Đông đang thay đổi mạnh mẽ, không chỉ biểu hiện ở các lực lượng của từng quốc gia
trên thực địa mà còn nằm ở quan điểm của các nước khi nhìn nhận quan hệ “bạn – thù”
vốn định hình trong những năm qua.
Mặc dù hứng các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ Liên Hợp Quốc và Mỹ nhưng
Iran vẫn xây dựng được kho vũ khí và lực lượng quân đội hùng mạnh. Một báo cáo do Bộ
1 Justus R. Weiner (1996), An Analysis of the Oslo II Agreement in Light of the Expectations
of Shimon Peres and Mahmoud Abbas, Michigan Journal of International Law, page 667

20



Quốc phịng Mỹ cơng bố ngày 19/11 cho thấy Iran sở hữu kho tên lửa lớn nhất khu vực. 1
Iran luôn coi việc phát triển tên lửa là một nhu cầu chiến lược do những hạn chế trong lực
lượng không quân của nước này.
Trong khi Iran vẫn kiên quyết không “khuất phục” trước các lệnh trừng phạt của
Mỹ thì Saudi Arabia cũng đang điều chỉnh mối quan hệ của mình với đồng minh lâu năm
này. Nước này đánh giá cao mối quan hệ với Nga, như một Kế hoạch B dự phòng giữa
bối cảnh Mỹ đang đánh mất lòng tin của các đồng minh.
Trong khi đó, sau khi Trung Quốc chuyển các tên lửa chống hạm Silkworm cho
Iran, Saudi Arabia là một trong những nước Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng.
Saudi Arabia và Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung mang tên “Blue
Sword 2019” (Lưỡi gươm Xanh 2019) tại căn cứ Hải quân King Faisal. Các lực lượng
của Trung Quốc cho biết “cuộc tập trận chung này nhằm tăng cường sự tin tưởng lẫn
nhau và mối quan hệ hữu nghị giữa hải quân 2 nước, thúc đẩy khả năng chiến đấu trên
biển của các bên tham gia, trao đổi kinh nghiệm và cải thiện mức độ huấn luyện”. 2
Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Iran giữa lúc
nền kinh tế nước này vẫn đang xoay xở với lệnh trừng phạt từ Mỹ. Ngoài ra, với việc
căng thẳng leo thang ở Eo biển Hormuzi, Iran ngày càng tăng cường quan hệ với Trung
Quốc và Nga trên lĩnh vực quân sự.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu thể hiện những dấu hiệu dần xa rời Washington và xích
lại gần Moscow. Trong suốt cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ 2, Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép
Không quân Mỹ triển khai lực lượng ở các căn cứ của nước này như một phần trong sự
triển khai quân đội của NATO để tiến hành khơng kích Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ cũng phớt lờ
mọi cảnh báo, thậm chí đe dọa trừng phạt từ Mỹ để mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-

1 RFE (2019), “U.S. Says Iran Has Region's 'Largest Missile Force'”, RadioFreeEupore,
/>Noveber 19 [truy cập lúc 8:44 ngày 14/06/2020]
2 Tom Connor (2019), China begins military drills with Saudi Arabia and U.S thinks it will soon sell weapons to
Iran too”, Pakistan Defence, Nov 21 [truy cập lúc 15:12 ngày 15/06/2020]


21


400 của Nga. Dù là thành viên NATO, đồng minh của Mỹ nhưng Ankara lại tìm thấy
tiếng nói chung với Nga trong nhiều vấn đề, trong đó có những diễn biến ở Syria.
Như vậy, những diễn biến mới ở Trung Cận Đông đang cho thấy một thực tế rằng
Mỹ sẽ chỉ trở thành một trong những nhân tố quốc tế trong khu vực, cùng với Trung
Quốc, Nga, Ấn Độ và EU thay vì là “người chơi duy nhất” chiếm ưu thế ở khu vực này
như trước đây. Tình hình Trung Cận Đông đang tiếp tục diễn biến phức tạp, thậm chí là
phức tạp hơn với những mâu thuẫn mới nảy sinh bởi mâu thuẫn dai dẳng giữa hai giáo
phái lớn của Hồi giáo là dòng Sunni và dòng Shi'ite với đại diện một bên là Saudi Arabia
và một bên là Iran vẫn chưa được giải quyết triệt để, kéo theo các cuộc chiến ủy nhiệm tại
Trung Cận Đông chưa thể đi đến hồi kết.
2.2 Mục tiêu chiến lược của các nước tại khu vực Trung Cận Đơng
Về phía Washington, với mục tiêu đầy tham vọng là “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”
và chủ trương “Nước Mỹ trước tiên”, chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald
Trump sẽ phát triển theo xu hướng thực dụng, tối đa hóa lợi ích của Mỹ và đặt lợi ích của
Mỹ lên hàng đầu trong mọi tính tốn chiến lược. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng
lưu ý rằng, chính sách đối ngoại của Washington dựa trên “chủ nghĩa hiện thực, tự kiểm
sốt và tơn trọng”. Theo đó, Tổng thống Donald Trump muốn “Mỹ trở thành một hình
mẫu”1 và đây chính là mơ hình ngoại giao mà chính quyền Tổng thống Donald Trump
đang xây dựng. Căn cứ vào phát biểu này, có thể hiểu Washington theo đuổi chính sách
đối ngoại dựa trên cách tiếp cận “thận trọng”, nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, hạn chế sự
dàn trải sức mạnh ở nước ngoài, tránh phiêu lưu trong các cuộc chiến khơng có mục tiêu
rõ ràng. Vì vậy, chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Đông kể từ khi Tổng thống Donald
Trump nhậm chức cũng nằm trong chủ trương cốt lõi này, thể hiện ở những bước điều
chỉnh cả về hoạch định lẫn triển khai chính sách đối với từng hồ sơ cụ thể nhằm duy trì vị
thế lãnh đạo, ngăn chặn bất kỳ quốc gia hay liên minh nào trong khu vực trỗi dậy tranh
giành vai trò, vị thế lãnh đạo này và chống Hồi giáo cực đoan.


1 Larry Horstman (2018), Commentary: Character still counts, doesn’t it?, Dayton Daily News, Jan 25.
[truy cập lúc 15:22 ngày 15/6/2020]

22


Do giữ vị thế địa - chiến lược quan trọng nên Trung Cận Đông luôn thu hút sự
quan tâm của Liên Xô trước đây cũng như của nước Nga hiện nay. Mục tiêu chiến đối
ngoại của Nga là tiếp tục xây dựng thế giới đa cực, xác lập lại vị thế cường quốc của
mình như thời Liên Xơ, thực hiện thành cơng chiến lược về chính trị, an ninh, qn sự,
kinh tế… nhằm phục hồi ảnh hưởng quốc tế đã từng có và phát triển kinh tế ổn định,
vững vàng, bảo đảm an ninh, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tại Trung Cận Đông, từ một
quốc gia bị cho là ở thế yếu hơn, Nga đã trở lại với mục tiêu không chỉ nhằm đưa Nga trở
thành quốc gia lãnh đạo khu vực mà là sử dụng ảnh hưởng của nước này tại khu vực để
mặc cả những vấn đề có ý nghĩa quan trọng với Nga. Chiến lược của Nga tại Trung Cận
Đơng là duy trì quan hệ gần gũi hơn với tất cả các “tay chơi” khác tại khu vực.1 Từ đó,
Nga tạo ảnh hưởng nhiều nhất có thể tại Trung Cận Đơng để phục vụ mục đích khác, đó
là buộc Mỹ phải nhượng bộ Nga tại các khu vực. Nếu Mỹ từ chối đề nghị của Nga, Nga ít
nhất sẽ làm cho tình hình Trung Cận Đơng trở nên khó khăn hơn đối với Mỹ và làm cho
Mỹ bị sa lầy tại khu vực này, dẫn tới sao nhãng tại các khu vực khác.
Mục tiêu của Trung Quốc là khẳng định vị thế cường quốc khu vực và thế giới,
phát huy ảnh hưởng chính trị, kinh tế, quân sự trên phạm vi khu vực và trên toàn thế giới,
muốn trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới trong thế kỷ XXI. Trung Quốc nhìn thấy
những lợi ích riêng trong việc giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Cận Đơng và duy trì
ổn định ở khu vực này nhằm đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt. Từ đó, mục
tiêu của Trung Quốc tại Trung Cận Đơng cịn là xây dựng hình ảnh một quốc gia có trách
nhiệm, sẵn sàng đóng vai trị trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.
Trong Chiến lược mới của mình, EU đã đề ra nhiều mục tiêu, cả mục tiêu tổng
quát, cốt lõi và các mục tiêu khác, nhằm làm cho châu Âu hùng mạnh hơn. EU khuyến

khích sự phát triển kinh tế của các nước và khu vực kém thịnh vượng nhất như Trung Cận
Đông. Các thành viên EU sẽ tiếp tục góp phần làm giảm nghèo nàn, tạo tăng trưởng bền
vững của các nước và nhóm nước ở khu vực này. Qua đó, có thể thấy, mục tiêu trong
chiến lược địa chính trị của EU tại Trung Cận Đơng là EU đã, đang chuyển mình vươn
lên, từng bước tách khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, vươn tầm hoạt động vào các khu vực đầy
1 Lâm Phương (2020), ”Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Nga tại khu vực Trung Đơng”, Tạp chí Quốc phịng tồn dân,
đăng ngày 21/5/2020. [truy cập lúc 7:42 ngày 15/6/2020]

23


tiềm năng, nhằm củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của mình trước thềm thế kỷ XXI.
Nếu đạt được mục đích tại Trung Cận Đơng, Liên minh này sẽ góp thêm một bước quan
trọng trong chính sách đối ngoại và an ninh chung của mình.
Ngồi ra, các quốc gia khác như Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang thực hiện chiến lược
tại Trung Cận Đông nhắm tới “mục tiêu kép” nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia, nhất là vấn
đề năng lượng, vừa thể hiện vai trò hòa giải quốc tế trong tư cách “nhân tố mới”.
2.3 Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của các nước
2.3.1 Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của Mỹ
Nội dung cơ bản trong điều chỉnh chiến lược của Mỹ ở Trung Cận Đông là chuyển
từ chấp nhận nguyên trạng sang tích cực can dự dưới chiêu bài thúc đẩy kinh tế thị trường
tự do và dân chủ, nhân quyền. Theo đó, Washington đã khai thác triệt để tình trạng khủng
hoảng kinh tế – xã hội và bất bình đẳng về chênh lệch giàu – nghèo ở các nước, hịng lật
đổ các thể chế chính trị lâu năm nhưng không nghe theo sự chỉ đạo của Mỹ. Để thực hiện
chủ trương đó, Mỹ đã sử dụng mọi biện pháp (kể cả lợi dụng khủng bố) đẩy nhiều quốc
gia vào các cuộc xung đột, nội chiến sắc tộc, tôn giáo, nhất là xung đột giữa người Hồi
giáo dòng Sunni và Shittle. Với các khẩu hiệu: “Đừng bao giờ ngừng chiến”, “Trung
Đơng có thể tốt hơn”, Mỹ muốn chia nhỏ các quốc gia nơi đây thành các khu vực của bộ
lạc thời nguyên thủy để dễ bề quản lý và “Mùa xuân A-rập” được coi là một trong những
bước đi của sự điều chỉnh chiến lược này. 1 Cùng với đó, Mỹ ra sức thúc đẩy đạt được

thỏa thuận cuối cùng, tồn diện giữa nhóm P5 + 1 với Iran về chương trình hạt nhân của
Tehran. Với thỏa thuận này, Mỹ không những tránh được một cuộc chiến tranh với Iran,
mà cịn có thể can dự hợp pháp vào bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Trước mắt, Mỹ đã
có thể sử dụng căn cứ khơng qn của Thổ Nhĩ Kỳ để khơng kích Tổ chức Nhà nước Hồi
giáo tự xưng (IS) ở Syria, trong đó cũng hỗ trợ phe đối lập chống lại chính quyền Syria.

1 An Tuấn Việt (2015), “Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu đáng chú ý gần đây của Mỹ”, Tạp chí Quốc
phịng tồn dân, [ truy cập lúc 15:43 ngày 15/6/2020]

24


2.3.2 Nội dung chiến lược địa chính trị tại Trung Cận Động của Nga
Trong thập niên 90 của thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân mà vị trí của Trung Cận
Đơng trong chính sách đối ngoại của Nga vẫn cịn mờ nhạt. Tuy nhiên, văn bản đối ngoại
hoàn chỉnh đầu tiên của nước Nga là “Học thuyết chính sách đối ngoại của Nga” được
Tổng thống V. Putin phê chuẩn ngày 28/6/2000 đã lần đầu tiên nhắc tới Trung Cận Đông.
Cụ thể là trong Mục IV về những ưu tiên khu vực, Học thuyết xác định, “sử dụng quy chế
là nước đồng bảo trợ cho tiến trình hịa bình Trung Cận Đơng, Nga sẽ tích cực tham gia
giải quyết khủng hoảng, sẽ cố gắng làm ổn định tình hình ở Trung Cận Đông, kể cả vùng
Vịnh”, “nhiệm vụ ưu tiên của Nga sẽ là khôi phục và củng cố vị thế của mình, đặc biệt là
về kinh tế ở khu vực rất quan trọng đối với lợi ích của Nga”.1
Đến thời Tổng thống Medvedev (2008 - 2012), trong văn bản đối ngoại được Tổng
thống Medvedev ký phê chuẩn ngày 12/7/2008 mang tên Những định hướng cơ bản
chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, Nga đã nhấn mạnh rằng Trung Cận Đông là
“khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với lợi ích quốc gia Nga”.2 Trong văn bản này,
ngồi việc nêu rõ những quan điểm mang tính nguyên tắc trong xử lý các vấn đề của
Trung Cận Đông, đã đề cập đến cách giải quyết xung đột giữa Isreal và các nước Arap
cũng như giải quyết tình hình chính trị tại Iraq, chương trình hạt nhân của Iran; việc tiếp
tục phát triển các mối quan hệ không chỉ với -ran mà cịn với Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út,

Syria trong khn khổ hợp tác song phương và đa phương; việc ưu tiên phát triển hợp tác
kinh tế cùng có lợi, trong đó có lĩnh vực năng lượng với các quốc gia ở khu vực này...3
Năm 2012, Sắc lệnh số 605 “Về các biện pháp thực thi chính sách đối ngoại của
Liên bang Nga” có đề cập đến việc giải quyết các cuộc xung đột, khủng hoảng tại Trung
Cận Đông. Sắc lệnh nhấn mạnh: “Tiếp tục đấu tranh để thực hiện chủ trương giải quyết
1 “Học thuyết chính sách đối ngoại của Liên bang Nga”, Tạp chí Đời sống quốc tế, số 8 và số 9-2000, trang 13
2 Hà Mỹ Hương (2020), “Chính sách Trung Đơng của Nga: sự trở lại của một cường quốc có trách nhiệm”, Tạp chí
Cộng sản, đăng ngày 12/5/2020. [truy cập
lúc 20:43 ngày 09/6/2020]

3 Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam (2008), Những định hướng cơ bản chính sách đối ngoại của Liên bang
Nga, trang 15.

25


×