Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Van dung phuong phap moi va hinh thức to chức day hoc theo chu de mon mi thuat truong thi anh nhung THCS tra mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 22 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
1. Mô tả bản chất của sáng kiến:
1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thực hiện.
1.1.1. Các giải pháp thực hiện:
Để thực hiện sáng kiến này trước tiên tôi khảo sát chất lượng học sinh
các khối lớp 6,7,8,9 để nắm bắt tình hình học sinh. Qua kết quả khảo sát chất
lượng học sinh cũng như tình hình thực tế khi giảng dạy, tôi thấy học sinh
chưa mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình vào thực hành. Kĩ năng áp dụng lí
thuyết vào thực tế đời sống, kĩ năng giải quyết vấn đề cịn hạn chế, học sinh
khơng hứng thú trong tiết học dẫn đến hiệu quả tiết học chưa cao. Ngoài ra
đối tượng học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên việc tiếp cận phương
pháp học trải nghiệm của các em còn rất hạn chế. Các em ngại tiếp xúc với
bạn bè, và ngại đưa ra ý kiến của mình vì cứ nghĩ mình sẽ khơng làm được.
Trước những thực trạng hiện nay tôi đề ra các giải pháp như sau:
- Giáo viên chủ động xây dựng nghiên cứu nội dung chủ đề học tập, kế
hoạch, nội dung giảng dạy phù hợp với kĩ năng, nhận thức của học sinh và
phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Dựa trên nội dung từng tiết học giáo viên lựa chọn quy trình, phương
pháp phù hợp với đối tượng học sinh để vận dụng vào tiết học.
Thống kê chất lượng môn mĩ thuật đầu năm học 2019 - 2020, tôi thu
được kết quả như sau:
Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra
Thời gian

TSHS

Đầu năm học
2020 -2021


246

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Rất thích

Thích

Khơng
thích

37%

37%

26%

Kết quả chất lượng giáo dục bộ môn
Năm học
2020-2021

Loại Đạt

TSHS
246

Chưa đạt

SL

Tỉ lệ%


SL

Tỉ lệ%

231

93,90

15

36,09


1.1.2. Các bước và cách thực hiện giải pháp:
1.1.3. Xây dựng chủ đề học tập và kế hoạch dạy học theo chủ đề.
* Xây dựng chủ đề học tập.
Chủ đề học tập là sự tích hợp những nội dung từ một số đơn vị kiến
thức, bài học, mơn học có liên quan đến nhau làm thành nội dung bài học
trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn. Nhờ đó, học sinh có thể tự hoạt
động nhiều hơn, có cơ hội làm việc hợp tác theo nhóm để cùng nhau tìm ra
kiến thức, cách giải quyết vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều
kiến thức khác nhau để vận dụng vào thực tiễn. Học theo chủ đề giúp học sinh
có thể thu thập từ nhiều nguồn, nhiều kênh học tập khác nhau.
Dạy học theo chủ đề là những gợi ý giúp cho giáo viên Mĩ thuật sắp xếp
các bài học riêng lẻ của các phân mơn trong chương trình Mĩ thuật hiện hành
để vận dụng dạy học sao cho phù hợp với thực tế mà vẫn đảm bảo mục tiêu
giáo dục. Trong cách dạy và học mới, nội dung kiến thức môn Mĩ thuật được
lựa chọn đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng, thái độ trong chương trình hiện
hành gắn với thực tiễn và có giá trị với người học. Số tiết học của một chủ đề

có thể là 2, 3 hoặc 4 tiết sao cho phù hợp với thực tế địa phương và năng lực
của học sinh.
Theo phương pháp mới thì giáo viên được chủ động xây dựng chủ đề
học tập, kế hoạch, nội dung giảng dạy trên cơ sở căn cứ vào chương trình hiện
hành và kĩ năng nhận thức của học sinh. Do đó, để xây dựng các chủ đề cho
phù hợp trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung, chương trình Mĩ thuật
hiện hành để xây dựng các chủ đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của môn
học. Ví dụ:
Lớp 6
Tuần

1,2,3

Chủ Số
đề
tiết
1

3

Tên Chủ đề

Hoạt động chủ đề

Ghi
chú

- Tìm hiểu vài nét về
Sơ lược Mĩ thuật MTVN thời kì Đồ đá, Đồ
Việt Nam thời đồng.

đại Đồ đá, Đồ - Mô phỏng họa tiết trên
đồng
trống đồng đông sơn. (2
tiết)

Lớp 7
Tuầ
n
1,2,3,

Chủ
đề

Số
tiết

Tên Chủ đề

Hoạt động chủ đề

- Tìm hiểu Mĩ thuật thời
Sơ lược Mĩ thuật Trần (1226 – 1400).

Ghi
chú


4

1


4

Việt Nam
Trần

thời

- Mô phỏng tác phẩm
chạm khắc thời Trần.
- Ứng dụng họa tiết cổ
thời Trần trong trang trí
trang phục áo dài truyền
thống.
- Trưng bày, giới thiệu
sản phẩm

Lớp 8
Tuần

Chủ
đề

Số
tiết

Tên Chủ đề

Hoạt động chủ đề


Ghi
chú

- Kí họa dáng người
3,4,5,
6

2

4

Tết trung thu

- Tạo hình dáng người theo
chủ đề : ”Tết trung thu”
(nặn, xé dán ...)
- Tạo hoạt cảnh
- Trưng bày, nhận xét sản
phẩm

Lớp 9
Tuần

Chủ
đề

Số
tiết

Tên Chủ đề


Hoạt động chủ đề

Ghi
chú

- Tạo hình con rối dây
5,6,7,8 3

4

Tạo hình con - Thiết kế tạo dựng sân
rối và sân khấu khấu biểu diễn rối
biểu diễn rối.
- Trình bày tiểu phẩm rối
- Trưng bày, nhận xét sản
phẩm

Hiệu quả sau khi áp dụng: Khi dạy học theo chủ đề học tập, tơi thấy
học sinh rất hào hứng. Vì nhờ đó, học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn, có
cơ hội làm việc hợp tác theo nhóm, được kết nối với thực tế và rèn luyện được
nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Từ đó, tạo ra được nhiều sản phẩm
đa dạng và phong phú.
* Kế hoạch giảng dạy một chủ đề học tập. (Giáo án)
Sau khi xây dựng được các chủ đề học tập, giáo viên cần linh hoạt, chủ
động, sáng tạo thực hiện sao cho phù hợp với thực tế dạy học của mình mà


vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục của chương trình. Để vận dụng linh hoạt
phương pháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả, Tôi đã xây dựng

các tiết dạy theo một chủ đề như sau:
VÍ DỤ
Mĩ thuật 8: Chủ đề 2: TẾT TRUNG THU
(4 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Biết cách kí họa dáng người, tạo hình được dáng người phù hợp với bối
cảnh tết Trung Thu
- Tạo được sản phẩm về đề tài Tết Trung Thu
- Hiểu thêm ý nghĩa và các hoạt động của Tết trung Thu
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập thực hành;
- Hình thức tổ chức:
+ Hoạt động cá nhân
+ Hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện:
Chuẩn bị của GV:
- Hình minh họa phù hợp với chủ đề: Tết Trung Thu
- Sách Học mĩ thuật lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực
Chuẩn bị của HS:
- Sách Học mĩ thuật lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực
- Sưu tầm tranh ảnh, các sản phẩm về Tết Trung thu
- Giấy vẽ, màu vẽ, hồ dán, giấy màu …
Tiết 1: Hướng dẫn học sinh kí hoạ dáng người.
Giáo viên cho học sinh quan sát, tìm hiểu về tỉ lệ người, các dáng hoạt
động của con người, nội dung chủ đề Tết trung thu thông qua các câu hỏi để
học sinh thảo luận.
Học sinh thảo luận nhóm, tìm ra những kiến thức cơ bản về dáng người
và chủ đề Tết trung thu
Kí hoạ được một số dáng người phù hợp với các hoạt động của tết Trung

thu.


Ở hoạt động này, tôi sử dụng phương pháp tổ chức: cho HS tạo một số
dáng hoạt động theo chủ đề để các nhóm cùng nhau ký hoạ

Tiết 2: Tạo hình dáng người theo chủ đề : ”Tết trung thu” (nặn, xé
dán ...)
Ở phần này tôi gợi ý cho học sinh tạo hình dáng người và các loại đèn
trung thu, mặt nạ, đồ chơi phù hợp chủ đề. Các nhóm thảo luận thống nhất nội
dung và phân ông thành viên tạo các các sản phẩm từ những nguyên vật liệu
đã chuẩn bị (giấy, chai lọ phế thải, đất nặn...).Tiết này tơi sử dụng phương
pháp: Hoạt động nhóm, tạo hình theo chủ đề từ vật liệu tìm được

Tiết 3: Tạo hoạt cảnh
Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn những sản phẩm phù hợp với
nhau để tạo thành bố cục chung theo ý tưởng hay câu chuyện của nhóm. Gợi
ý cho học sinh về nhân vật, thêm chi tiết tạo bối cảnh (mơ hình) cho sản phẩm
nhóm thêm sinh động.


Ở hoạt động này, tôi sử dụng phương pháp: Quan sát, gợi mở, hoạt động
nhóm, tạo hình từ vật liệu tìm được.

Tiết 4: Trưng bày và giới thiệu sản phẩm.
Khi các em hoàn thành bài học, giáo viên hướng dẫn các nhóm trưng bày
sản phẩm, thuyết trình, chia sẻ ý tưởng bằng câu chuyện của nhóm hoặc sắm
vai nhân vật trong tranh hay trình diễn theo nội dung bức tranh của mình.
Các nhóm khác thảo luận và đưa ra ý kiến nhận xét. Với phương pháp liên kết
học sinh với tác phẩm, bằng nhiều hình thức khác nhau giúp phát triển năng

lực biểu đạt và năng lực giao tiếp của học sinh.
Kết quả đạt được: Khi lập kế hoạch giảng dạy tốt là giáo viên đã
thành công một phần trong quá trình dạy học. Giáo viên sẽ chủ động hướng
học sinh theo các hoạt động đã đề ra một cách trình tự, khoa học và gắn kết
với nhau. Học sinh dễ tiếp thu bài hơn và phát huy khả năng tưởng tượng,
sáng tạo và năng lực của từng đối tượng học sinh. Từ đó, hiệu quả sản phẩm
các em làm ra sẽ sáng tạo và phong phú rõ rệt so với cách tổ chức dạy truyền
thống.
1.1.4. Quy trình tổ chức tiết dạy Mĩ thuật mới phù hợp với chủ đề học tập
và thực tế địa phương.
a. Quy trình vẽ cùng nhau:
Trong giáo dục Mĩ thuật, học sinh được phát triển khơng ngừng và có
sự khác biệt của mỗi em về khả năng quan sát trí tưởng tượng, trí nhớ và cách
thức thể hiện con người con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ
lệ…Với phương pháp này, học sinh sẽ biến quan sát của mình từ đời sống
hàng ngày để tự tạo các dáng hoạt động vui chơi, làm việc và học tập. Các em
có thể khơng tự minh xây dựng 1 bài vẽ hoàn chỉnh, nhưng từng thành viên sẽ
đóng góp sản phẩm trí tuệ của mình để cùng tạo ra một sản phẩm chung,
phong phú và sinh động.
Ví dụ: Mĩ thuật 7, Chủ đề 5: “Cuộc sống quanh em”, giáo viên có thể
tổ chức chia nhóm cho học sinh vui chơi tại sân trường như: đá cầu, nhảy


dây, chơi ô ăn quan… và mỗi em học sinh sẽ vẽ một dáng người ở vị trí khác
nhau, góc nhìn khác nhau. Khi đó, giáo viên có thể quan sát bài vẽ của từng
em và có sự giúp đỡ, định hướng thêm cho phù hợp.
Mỗi bài vẽ của cá nhân sẽ được tập hợp lại tạo thành một kho hình ảnh.
Để sau này từ hình ảnh đó các em sẽ vẽ lại hoặc cắt xé theo dáng để sắp xếp
lại thành một tác phẩm lớn theo nhóm.


Từng tác phẩm của cá nhân sẽ được tổ hợp thành sản phẩm của chủ
đề
Mỗi nhóm sẽ nghiên cứu các hình ảnh có sẵn rồi suy nghĩ và thảo luận
về đề tài hay câu chuyện của nhóm (có thể là chuyện vui, chuyện buồn hoặc
hài hước) để tạo ra bức tranh. Với hình thức này, học sinh sẽ tạo ra những câu
chuyện có nội dung khác nhau thông qua việc di chuyển vị trí của hình vẽ đã
cắt, xé theo dáng lên khổ giấy lớn của nhóm. Các nhóm có thể thảo luận, di
chuyển các hình vẽ, số lượng nhân vật để tìm bố cục cho bức tranh và thêm
những hình ảnh về không gian, địa điểm để làm rõ nội dung bức tranh của
nhóm mình.
Kết quả sau khi áp dụng: Tơi đã thấy mình thành cơng trong tiết học vì
học sinh có thể phác họa được các bộ phận cơ thể nhanh và ấn tượng. Tự tạo
lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong học tập, vui chơi và làm
việc. Cuối hoạt động học sinh có khả năng hợp tác để tìm ra ý kiến chung và
phát triển ý tưởng sắp xếp hình ảnh theo nội dung chủ đề.
b. Tạo hình từ vật tìm được:
Nếu như trước kia, khi thực hành Mĩ thuật, sản phẩm của học sinh chỉ là
những bức tranh vẽ và xé dán bằng giấy màu. Thì nay, khi áp dụng phương
pháp mới, sản phẩm của học sinh sẽ phong phú hơn. Học sinh có thể tạo hình
bằng những chiếc lá, từ những hộp giấy, xốp, vỏ lon bia, vỏ chai nhựa…Sắp
xếp thành những tác phẩm 2, 3 chiều rất đẹp mắt.
Ví dụ: chủ đề 10 -MT7:“Giao thơng” HS có thể dùng xốp hay một số
vật phế thải tạo thành mơ hình đường phố và các phương tiện tham gia giao
thông.


Chủ đề 2 – MT7 “Tạo hình căn phịng” hay chủ đề 9 – MT8 “ Tỉ lệ mặt
người” học sinh có thể dùng giấy loại, giấy báo, nan tre… tạo thành những đồ
vật trong gia đình như bàn ghế, giường tủ, mặt nạ,…


Với các bài trang trí cũng vậy, các em không nhất thiết cứ phải thực
hành
theo cách vẽ mà các em có thể tạo họa tiết bằng những chiếc lá, bằng cúc áo,
cắt xé bằng giấy thành những con vật, con người… Khi dạy phần này, giáo
viên cần căn cứ theo điều kiện thực tế ở địa phương để hướng dẫn học sinh
linh hoạt sử dụng vật liệu thì mới có thể thành cơng.


Những vật liệu phế thải được học sinh tạo thành những đồ vật, mơ hình có ý
nghĩa, có tính thẩm mĩ cao, phục vụ cho tiết học Mĩ thuật.
Kết quả sau khi áp dụng: Khi áp dụng phương pháp này, tơi thấy học
sinh có những ý tưởng sáng tạo vơ cùng từ những vật liệu đơn giản, học sinh
cũng năng động hơn và hơn nữa giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường,
biết tái tạo vật liệu phế thải thành đồ vật có ích.
c. Tạo hình khơng gian:
Hoạt động tạo hình khơng gian khiến học sinh rất thích thú vì khi tham
gia các hoạt động này các em được sáng tạo một cách linh hoạt với các chất
liệu và không gian khác nhau. Qua sự sáng tạo của học sinh, những vật liệu
như: bìa giấy cát tơng, gỗ, rơm, cành cây, cỏ, dây thừng và những vật liệu tái
chế khác có thể trở thành đồ vật, những câu chuyện mang tính biểu đạt cao.

Từ những tư liệu về dáng người, cảnh vật được học sinh sắp xếp thành những
mô 2D, 3D sống động.
Theo như yêu cầu bài học trước kia, học sinh sẽ vẽ hoặc xé dán giấy lên
mặt phẳng, sản phẩm tạo ra cũng chỉ dừng ở mức độ như tranh vẽ trên giấy,
điều này khiến HS chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp của bức tranh và đặc biệt
là tính khơng gian xa gần trong tranh. Nhưng với phương pháp và cách tổ
chức tiết dạy mới này này, tôi định hướng cho các em chọn và sắp đặt hình
dáng nhân vật, đồ vật đứng trên nền cảnh 2 chiều, 3 chiều, kết nối chúng với
nhau tạo ra một câu chuyện có khơng gian và nội dung sống động. Học sinh



được ngồi theo nhóm để có thể hỗ trợ lẫn nhau tuỳ theo năng lực của từng
thành viên.
Kết quả sau khi thực hiện: Khi tạo hình khơng gian, học sinh phát
triển được khả năng quan sát, phát huy tính tưởng tượng, sáng tạo từ đó các
sản phẩm được tạo ra một cách đa dạng và phong phú.
d. Trưng bày và thuyết trình về sản phẩm.
Cuối mỗi chủ đề thường là tiết “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm” . Giáo
viên là người đưa ra yêu cầu cụ thể đối với từng nhóm, phát huy vai trị nhóm
trưởng, HS sẽ thảo luận, xây dựng nội dung thuyết trình cho sản phẩm nhóm
mình, cử đại diện nhóm lên thuyết trình, giới thiệu sản phẩm. Từ đó tạo cho
học sinh năng lực tư duy, tinh thần đoàn kết, xây dựng và khả năng diễn đạt
trước đám đơng.

Sau khi đại diện các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm, giáo
viên mời các nhóm khác có ý kiến nhận xét, góp ý thêm về bài nhóm bạn.
Giáo viên sẽ là người cuối cùng nhận xét, đánh giá sản phẩm cũng như quá
trình thực hiện sản

phẩm của nhóm. Ln dộng viên, khích lệ các em kể cả với những sản phẩm
chưa tốt để tránh việc HS chán nản trong chủ đề tiếp theo. Để giúp HS có thể
làm được và đạt kết quả tốt, trong thời gian tổ chức các hoạt động dạy học tôi
luôn quan tâm, theo dõi, bám sát để nắm bắt, phát hiện được từng HS có năng
lực gì (thiết kế, tạo hình hay ngơn ngữ, giao tiếp) để khi chọn và chia nhóm


cho đồng đều, tránh tình trạng nhóm làm q tốt, nhóm lại làm chưa đạt yêu
cầu.
Kết quả đạt được: Cuối hoạt động này, học sinh có khả năng soạn

thảo được bài thuyết trình hay viết được một câu chuyện,một đoạn kịch ngắn
cho sản phẩm của nhóm. Đặc biệt, các em mạnh dạn, tự tin trình diễn trước
đám đơng. Đây cũng là sự thành cơng trong việc dạy tích hợp liên mơn và
góp phần hồn thiện phẩm chất, năng lực tồn diện cho học sinh.
1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.
Dạy học theo phương pháp truyền thống chỉ giúp học sinh nắm được lí
thuyết cơ bản, hình thức học còn hạn chế đa số chỉ thực hành vẽ trên giấy,các
em cảm thấy nhàm chán, sợ sệt chưa thể phát hết khả năng phát triển một
cách toàn diện, học sinh chưa có khả năng vận dụng kiến thức đã học ứng
dụng vào thực tiễn, …. . Sau khi áp dụng sáng kiến vận dụng các quy trình
dạy học mới cho các em tham gia trải nghiệm tạo nên những sản phẩm thật
theo không gian 2 chiều, 3 chiều, tôi thấy học sinh đã có sự biến đổi tích cực
về mọi mặt, học sinh u thích mơn học hơn và mạnh dạn đưa ra nhiều ý
tưởng sáng tạo, bên cạnh việc nâng cao chất lượng thì đã có sự thay đổi về sự
phát triển tồn diện học sinh, thơng qua đó học sinh đã nâng cao kĩ năng thực
hành, kỹ năng hợp tác, kỹ năng trình bày Qua sáng kiến, giáo viên có thể vận
dụng rất nhiều biện pháp theo hướng hoạt động nhóm, cặp nhằm phát huy
tồn diện học sinh, nhằm khắc phục những nhược điểm khi dạy học phương
pháp truyền thống
1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo:
Đề tài được thực hiện với quy trình và nội dung chặt chẽ: Từ khâu
nghiên cứu, đánh giá thực tế đến việc xây dựng đề ra được nhiều phương
pháp phù hợp, triển khai thực hiện đồng bộ phương pháp dạy học trải nghiệm
có hiệu quả, đánh giá tổng kết (có đối chiếu, so sánh) rút kinh nghiệm, mở ra
hướng tiếp tục nghiên cứu cho giai đoạn tiếp theo. Sáng kiến đưa ra các
phương pháp dạy học trải nghiệm hoàn toàn mới, nhiều hình thức làm việc cụ
thể như xây dựng chủ đề học tập; vận dụng một số phương pháp dạy học
trong mơ hình trường học mới; tổ chức các hoạt động như học nhóm, thực
hành nhóm, chơi trị chơi, đến việc khuyến khích học sinh tham gia đánh giá,
nhận xét, xếp loại bài vẽ, sản phẩm của chính học sinh. Qua đó học sinh có

thể trải nghiệm qua việc thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế, và trong
các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh hình thành các kĩ năng nhằm phát
triển học sinh một cách toàn diện.
1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Lần đầu tiên được nghiên cứu, áp dụng tại đơn vị Trường PTDTBTTHCS Trà Mai. Đối tượng nghiên cứu mới, phương pháp dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh. Hiện nay tại Nam Trà My chưa có nghiên cứu nào về


nội dung này. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Đề tài này đã phát huy
hiệu quả ở Trường PTDTBT THCS Trà Mai trong năm học qua. Và có thể áp
dụng rộng ở tất cả các đơn vị trường học trực thuộc Ngành GD&ĐT Nam Trà
My hoặc rộng hơn là toàn bộ những đơn vị trường học trong tỉnh Quảng Nam.
1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Cần phối hợp với nhà trường trang bị một số đồ dùng đặc thù bộ môn,
mẫu vật, phương tiện đồ dùng trực quan.Học sinh chịu khó sưu tầm tư liệu
phục vụ, vật dụng cần thiết cho môn học và chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập
như màu vẽ, giấy vẽ, bút chì. Bên cạnh đó cần tăng cường sự quan tâm của
phụ huynh đến môn học mĩ thuật để chuẩn bị tốt về dụng cụ học tập, họa
phẩm cần thiết.
1.6. Hiệu quả của sáng kiến:
Làm thay đổi trong tư duy, nhận thức và hành động của giáo viên về
thay đổi phương pháp dạy học, thay đổi học sinh một cách tồn diện, nhằm
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên về dạy – học
Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực và những tài liệu về hướng dẫn
dạy học theo chủ đề, cách tổ chức các hoạt động dạy học theo mơ hình trường
học mới. Đồng thời, được sự hỗ trợ nhiệt tình, động viên khích lệ, tạo mọi
điều kiện của BGH nhà trường, tôi đã áp dụng đề tài: “Vận dụng phương
pháp mới và hình thức tổ chức dạy học theo chủ đề môn Mĩ thuật ở trường

PTDTBT – THCS Trà Mai” So sánh giữa hai năm học, tôi thấy dù mới áp
dụng dạy học theo phương pháp mới nhưng kết quả đã có sự tiến bộ rõ rệt:
100% các em hoàn thành sản phẩm và đạt kết quả tốt. Điều đó giúp tơi tự tin,
phấn khởi và thêm yêu nghề hơn. Qua việc học tập theo phương pháp mới, tơi
đã giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận,
cảm giác, sự tị mị, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu
đạt. Phương pháp dạy học mới sẽ hạn chế được cảm giác lo sợ vì khơng biết
vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi thực
hành, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được
bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em
tìm tịi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa
đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽ, mơ hình…Biết tạo
ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí
góc học tập. Một điều khơng thể khơng nhắc tới đó là học sinh u thích mơn
học hơn, làm bài một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến
cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã
thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất
ngờ, đẹp mắt. Bên cạnh đó các em đã đạt giải trong các hội thi vẽ tranh.


Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lí và giáo viên cùng bộ mơn đánh giá
cao tính khoa học, tính phù hợp thực tế và tính khả thi cao của đề tài. Đánh
giá cao những lợi ích mà đề tài đã mang lại.
Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra
Thời gian

TSHS

KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Rất thích


Thích

Khơng thích

Đầu năm học
2020-2021

246

37%

37%

26%

Cuối năm học
2020-2021

246

46%

54%

0%

Kết quả đối chiếu chất lượng giáo dục bộ môn
Năm học


Loại Đạt

TSHS

Chưa đạt

SL

Tỉ lệ%

SL

Tỉ lệ%

Đầu năm
2020-2021

246

231

93,90

15

36,09

Cuối năm

246


242

98,37

4

1,63

2020-2021
2. Những thông tin cần được bảo mật- nếu có:
3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu – nếu có:
TT

Họ và tên

Nơi cơng tác

Nơi áp dụng sáng kiến

1

Nguyễn Thị Hữu Trường PTDTBT Trường
PTDTBT
Duyên
THCS Trà Vinh
THCS Trà Vinh

2


Đặng Ngọc Na

4. Hồ sơ kèm theo:

Trường PTDTBT- Trường
PTDTBT
THCS Trà Vân
THCS Trà Vân

Ghi
chú


Hình ảnh hoạt động và các sản phẩm của học sinh.

Quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện học sinh vẽ dáng người
và tập hơp thành kho hình ảnh



Sử dụng kho tư liệu để tạo nên một sản phẩm chung cho nhóm
Học sinh sử dụng vật liệu tìm được tạo hình đồ vật trong gia đình (Quy
trình tạo hình từ vật tìm được)



Sản phẩm hồn thiện quy trình tạo hình từ vật tìm được




Sản phẩm Quy trình tạo hình khơng gian


Trưng bày và thuyết trình sản phẩm




×