ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Lý luận về giá trị hàng hóa và vận dụng để nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Họ và tên SV: Chu Thị Thu Hà
Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác-Lênin(121)_08
Mã SV: 11201144
GVHD: PSG.TS. Tơ Đức Hạnh
HÀ NỘI, NĂM 202
I. Lý thuyết về hàng hóa
1. Lý luận về hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
1.1 Khái niệm của hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu của con người
thơng qua trao đổi, mua bán.
- Dạng biểu hiện của của hàng hóa:
+ Dạng hàng hóa vật thể: thực phẩm, nguyên nhiên liệu, đồ nội thất,…
+ Dạng hàng hóa phi vật thể: các dịch vụ truyền thơng, báo chí hoặc các dịch vụ
của bệnh viện, trường học,…
1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
1.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là cơng cụ của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người. Một vật phẩm có thể có một hoặc nhiều giá trị sử
dụng khác nhau.
- Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu
cho tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
- Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên (lý, hóa, sinh) của vật quyết định, do
vậy, đây là một phạm trù vĩnh viễn. Ví dụ: Len là một loại vải được dệt từ sợi
lơng của động vật, được hình thành chủ yếu từ lơng cừu có tính co giãn, mềm
nhẹ và giữ ấm rất hiệu quả.
- Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản
xuất càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con
người phát hiện ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu người
mua. Cho nên, nếu là người sản xuất phải chú ý hồn thiện giá trị sử dụng của
hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt khe và
tinh tế của người mua.
1.2.2 Giá trị của hàng hóa:
Để hiểu về giá trị của hàng hóa, ta cần tìm hiểu khái niệm giá trị trao đổi.
2
- Giá trị trao đổi: Là quan hệ tỉ lệ trao đổi giữa những hàng hóa có giá trị sử
dụng giống nhau.
- Để nhận biết được thuộc tính giá trị, ta xét trong một quan hệ trao đổi cụ thể.
Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: 1 cừu = 2 rìu. (Tức là một con cừu có
thể được trao đổi với hai chiếc rìu). Vậy vấn đề được đặt ra là: Tại sao cừu và
rìu có là những hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được
với nhau, theo những giá trị xác định?
- Câu trả lời là sở dĩ các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau là vì giữa chúng
có một điểm chung. Điểm chung đó khơng thể là giá trị sử dụng của hàng hóa vì
giá trị sử dụng của cừu là lấy lông làm len và làm thịt cịn rìu thì được dùng để
đốn, chặt. Mà điểm chung thì phải được tìm thấy trong cả hai loại hàng hóa này.
Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của hàng hóa thì chúng có điểm chung là:
đều là sản phẩm của lao động; một lượng lao động bằng nhau đã hao phí để tạo
ra số lượng các giá trị sử dụng trong quan hệ trao đổi đó.
- Trong trường hợp trao đổi đã xem xét ở trên, lượng lao động đã hao phí để
ni một con cừu (đến lúc có thể bán) đúng bằng lượng lao động đã hao phí để
làm ra hai chiếc rìu. Đó là cơ sở để các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau có
thể được trao đổi với nhau theo một giá trị nhất định.
- Giá trị của hàng hóa: Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh
trong hàng hóa.
- Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất, trao
đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử. Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng
hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa. Vậy nên, giá trị hàng hóa là nội dung,
là cơ sở quyết định giá trị trao đổi. Còn giá trị trao đổi được nhắc ở trên là hình
thức biểu hiện của giá trị hàng hóa trong trao đổi. Thực chất, khi trao đổi hàng
hóa, người ta đã ngầm trao đổi lao động hao phí ẩn dấu trong hàng hóa, tức là
trao đổi giá trị với nhau.
- Trong thực hiện sản xuất hàng hóa, để thu được hao phí lao động đã kết tinh,
người sản xuất phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng để được thị trường chấp
nhận. Hàng hóa phải được bán đi.
3
1.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa ln có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nó
vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau.
- Mặt mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại
bên trong hàng hóa, một vật phải có đầy đủ cả hai thuộc tính trên mới được coi
là hàng hóa, nếu thiếu một trong hai thì sẽ khơng phải là hàng hóa. Cụ thể, nếu
một vật có giá trị sử dụng nhưng khơng có giá trị (tức là khơng có hao phí lao
động kết tinh trong sản phẩm) ví dụ như: khơng khí, nước trong tự nhiên,… Và
ngược lại.
- Mặt mâu thuẫn thể hiện ở chỗ:
+ Xét về mặt là giá trị sử dụng thì các hàng hóa có khác biệt về chất. Nhưng xét
theo về mặt giá trị thì các hàng hóa lại có sự đồng nhất về chất vì đều có sự hao
phí lao động kết tinh trong sản phẩm.
+ Q trình thực hiện của hai thuộc tính này cũng tách rời nhau về cả mặt không
gian và thời gian. Giá trị được thực hiện trước, trong lưu thơng lĩnh vực lưu
thơng cịn giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong tiêu dùng.
Đối với người sản xuất, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích cuối cùng của
họ lại là giá trị, việc nhà tư bản đến quan tâm tới giá trị sử dụng cũng là vì để đạt
được giá trị mà thơi. Ngược lại, đối với tiêu dùng, cái mà họ quan tâm là giá trị
sử dụng điều thoả mãn nhu cầu của họ về tiêu dùng. Song, muốn được vậy
người mua phải trả giá trị cho nhà tư bản sản xuất nó. Vậy nên, rõ ràng giá trị
phải được thực hiện trước giá trị sử dụng.
1. Lượng giá trị hàng hóa và các vấn đề ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
2.1 Khái niệm
- Lượng giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội trừu tượng của người sản xuất
ra hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng hao phí lao động tạo ra
hàng hóa đó.
- Trong sản xuất, cần phải tích cực sáng tạo, đổi mới nhằm giảm thời gian lao
động cá biệt xuống mức thấp hơn mức hao phí lao động xã hội trung bình. Khi
đó mới có những ưu thế trong cạnh tranh.
4
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
2.2.1 Năng suất lao động
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm thời gian lao động hao phí cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa. Tăng năng suất lao động sẽ giảm lượng giá trị trong
một đơn vị hàng hóa.
- Năng suất lao động phụ thuộc và những yếu tố: trình độ chun mơn của người
lao động, mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy
trình cơng nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu quả
của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.
- Muốn tăng năng suất lao động thì phải có những phương pháp hồn thiện các
yếu tố kể trên. Trong đó yếu tố mang tính chất quyết định nhất là mức độ phát
triển của khoa học và trình độ áp dụng chúng vào quy trình cơng nghệ.
2.2.2 Cường độ lao động
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
trong sản xuất.
- Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động
lao động. Trong một chừng mực, việc tăng cường độ lao động làm tăng số sản
phẩm. Khiến tổng giá trị tất cả các loại hàng hóa tăng lên. Song thời gian lao
động xã hội cần thiết một đơn vị sản phẩm lại khơng thay đổi. Do đó, cường độ
lao động chỉ nhấn mạnh tính tích cực, khẩn trương của hoạt động lao động thay
vì lười biếng khiến làm cho sản xuất giảm đi.
- Trong điều kiện trình độ sản xuất thấp, tăng cường độ lao động cũng góp phần
thỏa mãn nhu cầu xã hội. Cường độ lao động chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố
chính như: sức khỏe, thể chất, tâm lý, độ thành thạo của lao động; công tác tổ
chức, kỷ luật quản lý sản xuất; … Nếu giải quyết toàn bộ những vấn đề trên, các
quy trình sản xuất sẽ diễn ra trơn tru, thành thạo và nhanh chóng hơn.
2.2.3 Tính chất phức tạp của lao động
5
Căn cứ vào độ phức tạp của lao động mà chia lao động thành: lao động giản đơn
và lao động phức tạp.
- Lao động giản đơn: Là lao động không địi hỏi có q trình đào tạo một cách
hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác.
- Lao động phức tạp: Là những lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào
tạo về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ theo theo yêu cầu nhất định của ngành
nghề.
Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, nhìn chung, lao động phức
tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Đây là một trong những cơ sở lý
luận để nhà quản trị xác định mức thù lao phù hợp cho người lao động tham gia
vào quá trình lao động sản xuất.
* Tổng kết lại:
Từ lý luận về hàng hóa đã đề cập ở trên, tiêu chí hàng đầu của sức cạnh tranh
của hàng hóa chính là giá trị sử dụng của hàng hóa. Hiển nhiên, mỗi hàng hóa
khác nhau, ở những phân khúc thị trường khác nhau thì đều có những tiêu chí
khác nhau để đánh giá được tính cạnh tranh trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nhìn
chung hàng hóa có tính cạnh tranh cao là hàng hóa có giá trị thấp mà giá trị sử
dụng cao. Biểu hiện của tiêu chí trừu tượng giá trị thấp là việc giá cả hàng hóa
thấp. Một mặt hàng sẽ hấp dẫn hơn khi có giá cả thấp hơn so với các mặt hàng
cùng loại khác bởi họ chỉ phải bỏ một chi phí thấp hơn mà vẫn thỏa mãn nhu cầu
cá nhân. Điều này nằm rất nhiều ở việc tác động đến những yếu tố ảnh hưởng
đến lượng giá trị hàng hóa.
II. Thực trạng về hàng hóa trong nền kinh tế và nâng cao cạnh tranh trong
nền kinh tế Việt Nam.
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
- Cho đến khi đại dịch COVID-19 tấn công nền kinh tế Việt Nam cũng như tồn
cầu vào đầu năm 2020, tình tăng trưởng kinh tế có vẻ chững lại, tuy nhiên đã
dần bắt nhịp lại vào quý IV năm 2020. Tình hình tăng trưởng kinh tế đạt tăng
trưởng dương 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%;
quý IV tăng 4,48%). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2020 ước tính
6
tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý IV các
năm trong giai đoạn 2011-2020.
- Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính
đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD
so với năm 2019); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình
độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Đồng thời, tốc độ tăng năng
suất lao động giai đoạn 2016-2020 là 5,17%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015
là 4,42%
- Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016
xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn
2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 20112015.
- Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu, Việt Nam tăng 61,5 điểm đang
đứng thứ hàng 67 trên toàn thế giới, thuộc 7 Đông Nam Á. Cụ thể, trong 5 năm
qua, so với thời kỳ 2011-2015 trước đó: Năng lực cạnh tranh du lịch tăng 12
bậc, xếp thứ 63; Hiệu quả logistics tăng 25 bậc, xếp thứ 39; Đổi mới sáng tạo
toàn cầu tăng 17 bậc, xếp thứ 42. Đặc biệt, xếp hạng về phát triển bền vững tăng
34 bậc, từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020. Ngồi ra, khơng ít chỉ số, tiêu
chí cụ thể của nước ta được ghi nhận tiến bộ vượt bậc như: Tiếp cận điện năng
tăng 81 bậc, xếp thứ 27; ứng dụng công nghệ thông tin tăng 54 bậc, xếp thứ
41… (một số số liệu thuộc về cuối năm 2019 do năm 2020 các đánh giá và báo
cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh tồn cầu khơng được cơng bố chi tiết do tình
hình của đại dịch COVID-19)
- Trình độ tổ chức, quản lý trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực bao gồm tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình
quân 45,72%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 20112015. Cùng với đó, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ
6,42 năm 2016 xuống 6,08 năm 2019.
7
- Năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt
543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng
3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD,
mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Về cơ cấu nhóm
hàng xuất khẩu năm 2020, nhóm hàng cơng nghiê ̣p nă ̣ng và khoáng sản ước tính
đa ̣t 152,5 tỷ USD, tăng 11,3% so với năm trước. Nhóm hàng cơng nghiê ̣p nhe ̣ và
tiể u thủ cơng nghiê ̣p ước tính đa ̣t 100,3 tỷ USD, tăng 2,4%. Nhóm hàng nông,
lâm sản đa ̣t 20,3 tỷ USD, giảm 1,9%. Nhóm hàng thủy sản đạt 8,4 tỷ USD, giảm
1,8%. Về cơ cấu nhập khẩu hàng hóa, nhóm hàng tư liê ̣u sản xuấ t ước tính đa ̣t
245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm trước và chiế m 93,6% tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa; nhó m hàng tiêu dùng ước tính đa ̣t 16,8 tỷ USD, giảm 3,8%
và chiếm 6,4%.
2. Đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
2.1 Những kết quả đạt được
- Năm 2020, mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ là 2,91%, so sánh với
các năm trong thập kỷ qua thì đó là con số thấp nhất trong vòng mười năm qua
tuy nhiên với tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến nền kinh tế, đây lại được coi là
mức độ tăng trưởng đáng kể khi ta lọt top 4 về mức độ tăng trưởng nền kinh tế.
Bên cạnh đó, mức độ tăng trưởng năng suất lao +5,4% chứng tỏ chúng ta đang
dần vượt qua khó khăn, kiểm sốt tốt tình hình để nhanh chóng phát triển, nâng
cao cạnh tranh. Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực và thế giới cịn có chỉ
tiêu tăng trưởng âm.
- Tỷ lệ người lao động có qua đào tạo ngày càng được nâng cao. Điều đó thể
hiện qua tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%,
cao hơn mức 22,8% của năm 2019. Điều này góp phần đáng kể vào việc cải
thiện tốc độ gia tăng của năng suất lao động.
- So với 2018, Việt Nam đã tăng 3,5 điểm tổng thể (từ 58 điểm lên 61,5 điểm)
trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh trên thế giới, cao hơn điểm trung bình
tồn cầu (60,7 điểm) và tăng 10 bậc (từ vị trí 77 lên vị trí 67). Điều đáng chú ý,
8
trong Đông Nam Á, Việt Nam là nước duy nhất có thành tích đạt được như vậy.
Những trụ cột có kết quả khả quan bao gồm: Quy mơ thị trường(nhóm Rất tốt,
xếp hạng 26/141); Ứng dụng cơng nghệ thơng tin(nhóm Tốt, xếp hạng 41/141).
- Ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền
kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19
và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Năm 2020 là một bức tranh nhiều mảng sáng
đối với xuất nhập khẩu Việt Nam. Ước tính năm 2020 xuất siêu 19,1 tỷ USD,
mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Sự tăng lên của
nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản cũng như nhóm hàng cơng nghiệp
nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp, bên cạnh đó, hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu có xu
hướng giảm cho thấy những hàng hóa này ngày càng có sức cạnh tranh tốt trên
thị trường trong nước và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân.
- Không phủ nhận trình độ lành nghề của người lao động Việt Nam vẫn ln
được cải thiện, tuy nhiên vẫn cịn là chưa quá cao so với thế giới và khu vực.
Phần lớn lao động làm việc vẫn là lao động giản đơn, có tính thời vụ, việc làm
khơng ổn định, nên giá trị gia tăng tạo ra không cao, dẫn đến NSLĐ thấp: Chiếm
tới 44,3% lao động của cả nước nhưng chỉ tạo ra 17,4% GDP trong năm 2020.
Nguyên do có lẽ Nhà nước và xã hội vẫn đã và đang tìm kiếm lời giải cho bài
tốn làm sao để nâng cao nhanh hơn trình độ lành nghề của người lao động?
- Tại bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh, có một vài trụ cột vẫn cần phải ưu tiên
cải thiện trong thời gian tới ví dụ: Thị trường sản phẩm (ở vị trí 79/141 và vị trí
thứ 7 trong ASEAN); Thị trường lao động (ở vị trí 83/141 và vị trí thứ 7 trong
ASEAN); Năng lực đổi mới sáng tạo (vị trí 76/141 và vị trí thứ 7 trong
ASEAN). Nhìn chung, tuy đã tăng hạng tuy nhiên những trụ cột trên vẫn được
xem là “vùng trũng” của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Tổng quan trình độ tổ chức, quản lý trong sản xuất ở giai đoạn 2016-2020 khá
tốt. Tuy nhiên 2020, giảm sút tương đối do những khó khăn bất cập đến từ dịch
bệnh khiến cho bình quân hệ số của trình độ này thấp hơn giai đoạn 2011-2015.
9
- Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, hoạt động sản
xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án cơng trình hồn thành đưa
vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình
quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04. Điều này cho thấy rõ năng lực
tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế vẫn còn chưa được hiệu quả.
- Cho đến hết năm 2020, đối với nhóm hàng nơng, lâm, thủy hải sản việc giảm
xuống về sản lượng xuất khẩu nguyên nhân chính do dịch COVID-19 đã tác
động lớn đến hoạt động sản xuất, chế biến của nhiều doanh nghiệp/nhà máy chế
biến phục vụ xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp/nhà máy chỉ hoạt động từ 30-40%
cơng suất, thậm chí phải đóng cửa do có F0. Đối với nhóm hàng tư liệu sản xuất
có tốc độ tăng trong nhập khẩu của nước ta đồng thời chiếm tỷ trọng cao trong
tổng kim ngạch nhập khẩu cho thấy nước ta cịn yếu tại khía cạnh phương tiện
và đối tượng lao động. Nguồn nội sinh chưa đủ để thỏa mãn toàn bộ nhu cầu về
điều kiện vật chất cần thiết trong tổ chức sản xuất hàng hóa.
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam.
Dựa trên cơ sở lý luận cũng như thực trạng được trình bày ở trên, dưới đây là đề
xuất của những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Nâng cao trình độ lành nghề của lực lượng lao động tại Việt Nam
Một đội ngũ lao động lành nghề, chuyên môn tốt là một yếu tố cạnh tranh mạnh
của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay đặc biệt là tại Việt Nam.
- Thứ nhất, Nhà nước cần chú trọng nâng cao chất lượng và quy mơ của hệ
thống đào tạo nghề. Có thể thấy rõ phần trăm lao động lành nghề, hay đã có trải
qua đào tạo ngày càng được gia tăng gần đây. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng, chứng chỉ quý II năm 2021 là 26,1%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với
quý trước và cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ qua
đào tạo của lao động khu vực thành thị đạt 41,1%, cao hơn 2,3 lần so với khu
vực nông thôn (17,6%). Đây là nhu cầu thiết yếu bởi người lao động cần được
10
đào tạo. Tức là hướng dẫn cho họ những kỹ thuật sản xuất để người lao động có
thể nắm vững chuyên môn của nghề.
- Thứ hai, doanh nghiệp cần tiếp tục đào tạo để nâng cao tay nghề trong quá
trình thực hiện hoạt động sản xuất. Bởi lao động là yếu tố tối quan trọng, việc
tạo điều kiện cho người lao động được học thêm, đào tạo thêm cũng xem như
một nguồn đầu tư cho hệ thống sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp, trực tiếp
ảnh hưởng đến cạnh tranh.
- Thứ ba, cần tạo điều kiện cho người lao động không ngừng rèn luyện để nâng
cao chất lượng. Điều này liên quan trực tiếp đến chính sách lương thưởng và
phạt. Có thể thúc đẩy động lực lao động của nhân công, làm tăng năng suất.
Song trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần chú trọng kiểm soát
người lao động chặt chẽ nhằm phòng tránh và hạn chế dịch bệnh lây lan.
2. Cải tiến khoa học ký thuật và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào
quy trình công nghệ
Yếu tố khoa học kỹ thuật được xem là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của
hàng hóa cả về chất và lượng. Nhiều những cải tiến về công nghệ dẫn đến nhiều
hiệu quả cao trong sản xuất lại mang lại hiệu quả bảo vệ môi trường, giảm thiểu
tai nạn nghề nghiệp.
- Thứ nhất, doanh nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh cho công nghệ. Chủ động đưa
những yếu tố khoa học kỹ thuật vào quy trình cơng nghệ sản xuất hàng hóa. Có
thể sử dụng những dây chuyền tự động hóa trong cơng nghiệp, sử dụng các các
hạt giống và các chế phẩm sinh học đạt được hiệu quả cao hơn để tăng năng suất
cũng như giá trị sử dụng trong công nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế, đây được xem là phương pháp đầu tư cho ngắn hạn, dài hạn hợp lý.
- Thứ hai, Nhà nước cần tạo điều kiện cho công nghệ nước nhà phát triển. Từng
bước cải tiến và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học công nghệ tại Việt
Nam. Cần đầu tư, phát hiện vào những cá nhân, tổ chức có những sáng kiến
mới. Nghiêm túc trong việc bảo hộ quyền sở hữu các tài sản trí tuệ. Khuyến
khích phát triển tài năng, đặc biệt là các nhà khoa học. Mới đây, tại Công ty Cổ
phần Dược phẩm An Thiên (TP. Hồ Chí Minh) qua việc khuyến khích sáng tạo,
11
đã tìm ra một sáng kiến được đa phần ban lãnh đạo rất tâm đắc là “Cải tiến quy
trình sản xuất thuốc tiêm đông khô” của kỹ sư trẻ Nguyễn Trường Đồn Trung
(Phịng Nghiên cứu và phát triển). Sáng kiến này không chỉ giúp rút ngắn thời
gian sản xuất từ 20%-30% mà cịn tiết kiệm năng lượng và nhân cơng. Tổng giá
trị làm lợi mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
3. Cải tiến cách thức tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế
- Thứ nhất, Nhà nước cần cải cách cách thức tổ chức và quản lý sản xuất. Một ý
tưởng cho rằng Nhà nước sẽ quản lý hàng hóa hiệu quả hơn và tăng sức cạnh
tranh trong nền kinh tế khi giảm tiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính
nhưng vẫn giữ hiệu quả hành chính tốt. Kết hợp với doanh nghiệp, tìm ra cách
thức điều hành hợp lý.
- Thứ hai, doanh nghiệp cần không ngừng tự đổi mới tổ chức và quản lý sản
xuất. Việc thực hiện các quy trình cần diễn ra linh hoạt và thích ứng với với mơi
trường kinh tế. Bên cạnh xây dựng những quy tắc, luật lệ bên trong doanh
nghiệp cũng cần chú ý đến việc kết hợp hài hòa các quy trình sản xuất.
4. Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu sản xuất.
Hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng đều có quan hệ mật thiết đến tư liệu sản
xuất, việc sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất là một trong những phương pháp
đáng để cân nhắc nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
- Thứ nhất, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tư liệu sản xuất tối ưu hơn.
Nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, hệ thống viễn thông, hệ thống
giao thông,… để mang lại lợi ích to lớn trong hệ thống sản xuất hàng hóa.
- Thứ hai, bản thân doanh nghiệp cũng cần đổi mới và nâng cao hiệu quả sản
xuất của các tư liệu sản xuất. Cần lập những kế hoạch để sử dụng tư liệu sản
xuất (máy móc, nguyên nhiên liệu,…) vừa tránh lãng phí vừa khai thác tối đa
nguồn lực, tránh trường hợp “máy nghỉ, người chơi”. Bên cạnh đó cũng cần tiết
kiệm, tích trữ ngun nhiên liệu phịng ngừa những trường hợp cần thiết.
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Khai thác và sử dụng quá tải tài nguyên thiên nhiên khơng những làm ơ nhiễm
mơi trường cịn khiến cạn kiệt các nguồn lực tự nhiên ấy.
12
- Thứ nhất, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên. Nhà nước cần có kế hoạch quản lý, phân bổ, kiểm sốt q trình khai
thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh lãng phí. Điều đó buộc doanh
nghiệp phải khai thác và bảo vệ tài nguyên tối ưu, qua đó, nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa.
- Hai là, doanh nghiệp cần chủ động nâng cao sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên. Doanh nghiệp cần sử dụng: các chuyên gia phân tích về cách sử dụng tiết
kiệm nguyên nhiên liệu; lựa chọn các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu;
đổi mới quy trình cơng nghệ sản xuất sao cho tiêu tốn ít tài ngun nhất. Ví dụ
như: “Cơng nghệ chế tạo phụ gia tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải hiện
được nhà đầu tư định giá khoảng 20 triệu USD. Khi sử dụng mỗi lít phụ gia
FNT6VN, lãi rịng mang lại cho khách hàng không dưới 200 triệu đồng cho
nhiên liệu xăng/xăng sinh học; tối thiểu 45 triệu đồng cho nhiên liệu DO và 20
triệu đồng cho nhiên liệu FO. Với quy mơ sản xuất 200.000 lít/năm lợi nhuận
rịng vào khoảng 23.000 tỷ đồng.”
6. Nỗ lực thích nghi trong bối cảnh đại dịch để duy trì sản xuất.
Như đã đề cập, dịch bệnh COVID-19 đã và đang mang đến nhiều tác động hết
sức nghiêm trọng đến nền sản xuất hàng hóa nước nhà, ảnh hưởng trực tiếp tới
nhiều chỉ tiêu, số liệu trong những báo cáo thống kê kinh tế. Vậy nên, một trong
những trọng yếu điều cần làm là tìm ra những biện pháp cụ thể phù hợp để ứng
phó với tình hình hiện tại.
- Thứ nhất, về phía Nhà nước cần ban hành những chính sách, đưa ra những giải
pháp thiết thực để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp nói chung. Thí dụ
như thực hiện miễn giảm những khoản thuế, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hoạt động sản xuất tiếp tục trong ngắn hạn.
- Thứ hai, bản thân doanh nghiệp cũng cần linh hoạt, sáng tạo trong phương
thức sản xuất. Ở những vùng xanh, những thời chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi đại
dịch các doanh nghiệp cần nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và ứng
dụng các giải pháp, công nghệ số để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất
lượng lao động; cũng như nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới nếu có.
13
KẾT LUẬN
Tóm lại, qua lý luận lý thuyết, thực tiễn và phân tích của bài tiểu luận trên. Sức
cạnh tranh thể hiện qua nhiều khía cạnh; tại đây với tư cách nghiên cứu về một
trong những lý thuyết đáng tin cậy nhất: Lý thuyết về hàng hóa và lượng giá trị
hàng hóa của C.Mác, ta thấy được mối liên quan giữa lượng giá trị hàng hóa và
sức cạnh tranh. Qua đó muốn tăng sức cạnh tranh cần tác động tới các yếu tố về
năng suất, cường độ, mức độ phức tạp của lao động mà chủ yếu là tăng năng
suất lao động. Bên cạnh đó trình bày và phân tích thực trạng sức cạnh tranh của
nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây. Dù đã có nhiều bước tiến song
do một số những tồn tại mà sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn
nhiều những hạn chế. Cuối cùng, dựa trên những lý luận và thực tại nền kinh tế,
em cũng đã vận dụng học thuyết để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập. Hy vọng đề tài này sẽ
mang lại những hiệu quả trong việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê-nin, PGS.TS Ngơ Tuấn Nghĩa (2021)
2. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội nước ta 2020, Tổng cục thống kê Việt Nam
3. Báo cáo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ đánh giá của nhà đầu tư nước
ngoài và Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0, Hội đồng tư vấn cải cách
thủ tục hành chính của thủ tướng Chính Phủ (2020)
4. C.Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia (2004)
Hà Nội
5. Tư bản - Chỉ trích về kinh tế chính trị I, C.Mác (1967)
6. Tài liệu Diễn đàn Nâng cao NSLĐ, đòn bẩy tăng trưởng kinh tế, Viện năng
suất Việt Nam (2018)
14
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
I. Lý thuyết về hàng hóa
2
1. Lý luận về hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
2
1.1 Khái niệm của hàng hóa
2
1.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
2
1.2.1 Giá trị sử dụng của hàng hóa
2
1.2.2 Giá trị của hàng hóa
2
1.3 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa
4
2. Lượng giá trị hàng hóa và các vấn đề ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa
4
2.1 Khái niệm
4
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
4
2.2.1 Năng suất lao động
5
2.2.2 Cường độ lao động
5
2.2.3 Tính chất phức tạp của lao động
5
II. Thực trạng về hàng hóa trong nền kinh tế và nâng cao cạnh tranh
6
trong nền kinh tế Việt Nam.
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
6
2. Đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay
8
2.1 Những kết quả đạt được
8
2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
9
III. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
10
nền kinh tế Việt Nam.
1. Nâng cao trình độ lành nghề của lực lượng lao động tại Việt Nam
10
2. Cải tiến khoa học kỹ thuật và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào
11
quy trình cơng nghệ
3. Cải tiến cách thức tổ chức và quản lý hoạt động kinh tế
12
4. Đổi mới và nâng cao hiệu suất của tư liệu sản xuất.
12
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
12
6. Nỗ lực thích nghi trong bối cảnh đại dịch để duy trì sản xuất.
13
15
16