Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.78 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ TRẦN PHONG

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,
CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KIẾN TRÚC HÀ NỘI

LÊ TRẦN PHONG

QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC ĐƯỜNG DÂY,
CÁP ĐI NỔI TẠI ĐÔ THỊ TRUNG TÂM THÀNH PHÔ
HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH
Mã số: 62.58.01.06

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN

Hà Nội, 2017


i

LỜI CẢM ƠN
------*-----Sau thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay luận án đã hoàn thành tại
trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến
đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu và động viên, tạo điều
kiện để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa
Quản lý đô thị - Trường đại học Kiến trúc Hà Nội đã quan tâm, động viên, góp ý
kiến q báu để tác giả hồn thành luận án.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ
Hà Nội và các đồng nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội đã tạo điều
kiện về thời gian và những lời động viên quý báu giúp tác giả hoàn thành luận
án.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới người thân trong gia đình đã
tạo điều kiện và động viên cho tơi hồn thành luận án này.

Tác giả Lê Trần Phong


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả

Lê Trần Phong


iii

MỤC LỤC
TT

Nội dung
Lời cảm ơn

Số
trang
i

Lời cam đoan

ii

Mục lục

iii

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt


vii

Danh mục hình, sơ đồ

viii

Danh mục bảng, biểu

xii

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

2

3

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


2

4

Các phương pháp nghiên cứu

3

5

Ý nghĩa khoa học, thực tiễn

4

6

Đóng góp mới của luận án

4

7

Giải thích thuật ngữ khoa học

4

8

Cấu trúc của luận án


7

I. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi
trong và ngoài nước.
1.1

8
8

Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại
các nước trên thế giới

8

1.1.1

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Liên Xô cũ

9

1.1.2

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Trung Quốc

9

1.1.3

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Nhật Bản


11

Tổng quan về công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi tại một số Thành phố ở Việt Nam

13

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành phố Hồ

13

1.2
1.2.1


iv

Chí Minh
1.2.2

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại TP Đà Nẵng

17

1.2.3

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại TP Vũng Tàu

18


1.2.4

Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại Thành phố Hạ
Long – tỉnh Quảng Ninh

19

Thực trạng về công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

21

1.3.1

Giới thiệu về đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội

21

1.3.2

Thực trạng về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại đơ
thị trung tâm Thành phố HN.

23

1.3.3

Những khó khăn, bất cập của quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,
cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố HN


36

1.4

Tổng quan về những cơng trình khoa học có liên quan đến luận án

39

1.5

Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu

42

1.3

Chương 2: Cơ sở khoa học về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi.

43

2.1

Vai trò và tầm quan trọng của việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi với phát
triển đô thị

43

2.2


Các nguyên tắc xây dựng và quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,
cáp đi nổi

44

2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi.

45

2.3.1

Điều kiện tự nhiên

46

2.3.2

Điều kiện kinh tế

47

2.3.3

Điều kiện địa chất cơng trình đến việc xây dựng hạ ngầm các đường dây,
cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội


47

2.3.4

Phân loại đường đô thị phục vụ cho công tác xây dựng hạ ngầm đường
dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội

59

2.3.5

Đặc điểm của các đường dây, cáp đi nổi

65

Các hình thức hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi

66

2.4.1

Chôn ngầm hệ thống các đường dây, đường ống một cách riêng l

67

2.4.2

Bố trí đường dây, cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật

68


2.4.3

Bố trí các đường dây và đường ống chung trong c ng một hào

70

2.4.4

Bố trí hệ thống dây và đường ống vào chung trong một tuy nen kỹ thuật

71

Tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

76

2.4

2.5


v

2.5.1

Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý

76


2.5.2

Nguyên tắc cơ bản tổ chức quản lý hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

76

2.5.3

Phương pháp phân chia cơ cấu tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các
đường dây

76

2.5.4

Các hình thức tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi

77

2.5.5

Các công cụ hỗ trợ để quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi.

81

Cơ sở pháp lý

82


2.6.1

Các văn bản pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành ban
hành

83

2.6.2

Các văn bản do thành phố Hà Nội ban hành

88

Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trong
nước và thế giới.

92

2.7.1

Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi của Thế
giới.

92

2.7.2

Kinh nghiệm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi của
Việt Nam


94

2.6

2.7

Chương 3: Một số đề xuất về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội – Bàn luận kết quả nghiên cứu.

97

3.1

Quan điểm quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

97

3.2

Đề xuất quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

97

3.2.1

Đề xuất bổ sung các nguyên tắc quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,
cáp đi nổi

97


3.2.2

Đề xuất định hướng hệ trục để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đô thị
trung tâm của Hà Nội

99

3.2.3

Đề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi

121

3.2.4

Đề xuất một số giải pháp về quản lý nhà nước và các cơ chế khuyến khích
các thành phần tham gia đầu tư, xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi của thành phố Hà Nội

134

Nâng cao năng lực quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi.

140

3.3.1

Đề xuất tổ chức bộ máy để quản lý công tác xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi

140

3.3.2

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi

142

3.3.3

Đề xuất quản lý cơ sở dữ liệu các đường dây, cáp đi nổi

143

3.3


vi

3.4

Bàn luận kết quả nghiên cứu

146

3.4.1


Bàn luận về định hướng hệ trục để hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi đô
thị trung tâm của Hà Nội

146

3.4.2

Bàn luận về quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi.

147

3.4.3

Bản luận về tổ chức bộ máy quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi

148

Kết luận và kiến nghị

149

III

Danh mục các bài báo đã công bố
Tài liệu tham khảo


vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTN

Cơng trình ngầm

TP

Thành phố

CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐCCT

Địa chất cơng trình

GIS

Hệ thống thơng tin địa lý GIS (Geographic
Information System)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning
System)

GPR


Cơng nghệ chụp ảnh dị tìm ngầm (Ground
Penetrating Radar)

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

KGĐTN

Không gian đô thị ngầm

UBND

Ủy ban nhân dân

PA

Phương án

EVN HCM

Tổng công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh

Busadco

Cơng ty thốt nước và Phát triển đơ thị tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu

KT


Kỹ thuật


viii

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1

Hình ảnh các đường dây, cáp đi nổi tại phố Khâm Thiên – Hà

1

Nội
Hình 1.2

Sơ đồ nghiên cứu của luận án

7

Hình 1.3

Tuy nen kỹ thuật kết hợp với đường giao thông ở Thượng ải,
Trung uốc

10

Hình 1.4

Sơ đồ lộ trình ngầm hóa tại Nhật Bản


11

Hình 1.5

Đường trục chính cơng trình ngầm ở Tokyo, Nhật Bản

12

Hình 1.6

Bố trí các cơng trình HTKT ngầm trên đường phố tại Nhật Bản

13

Hình 1.7

Cơng trình ngầm hóa đường Lê Thánh Tơn (theo giải pháp cổ
điển

16

Hình 1.8

Cơng trình ngầm theo giải pháp cổ điển rất lộn xộn khơng có
trật tự

16

Hình 1.9


Lắp đặt cáp ngầm trên tuyến phố Thành phố Bà Rịa

18

Hình 1.10

Cơng tác ngầm hóa cáp điện và cáp thơng tin tại TP Hạ Long

21

Hình 1.11 Sơ đồ đơ thị trung tâm thành phố Hà Nội

22

Hình 1.12

Hình ảnh bảo dưỡng và sửa chữa điện

23

Hình 1.13

Lưới điện cao áp và trạm biến áp hiện có tại Hà Nội

26

Hình 1.14

Hiện trạng hệ thống cáp viễn thơng, tổng đài


28

Hình 1.15

Sơ đồ các tuyến phố có cơng trình sử dụng hạ tầng kỹ thuật
chung

33

Hình 2.1

Đường Tân Mai, quận Hồng Mai, Hà Nội

45

Hình 2.2

Sơ đồ phân bố và chiều dầy lớp đất lấp đô thị trung tâm Hà Nội

48

Hình 2.3

Mặt cắt ĐCCT theo tuyến IV - IV

51

Hình 2.4


Sơ đồ phân vùng cấu trúc nền ĐCCT đô thị trung tâm Hà Nội

58


ix

Hình 2.5

Mặt cắt ngang đường đơ thị dạng 2 khối

60

Hình 2.6

Mặt cắt ngang đường đơ thị dạng 3 khối

60

Hình 2.7

Mặt cắt ngang đường đơ thị dạng 4 khối

60

Hình 2.8

Mặt cắt ngang đường đơ thị kết hợp với đường cao tốc

61


Hình 2.9

Mặt cắt ngang đường phố chính dạng 4 khối

61

Hình 2.10

Sơ đồ phân loại đường đô thị trong phạm vi khu đơ thị trung
tâm thành phố Hà Nội

64

Hình 2.11

Bố trí cơng trình ngầm riêng l trên mặt cắt ngang đường

67

Hình 2.12

Bố trí đường dây, cáp trong cống, bể cáp kỹ thuật

69

Bố trí cơng trình ngầm trong c ng một hào

70


Cấu tạo điển hình của tuy nen thường, dạng hình tr n và chữ
nhật

72

ình

Bố trí hệ thống đường dây, đường ống trong tuy nen kỹ thuật

73

ình

Mơ hình cơ cấu trực tuyến

78

ình

Mơ hình cơ cấu trực tuyến – tham mưu

79

ình 18

Mơ hình cơ cấu chức năng

79

Hình 2.19


Mơ hình cơ cấu trực tuyến – chức năng

80

Hình 3.1

Sở đồ các trục cơng trình kỹ thuật sử dụng chung như cống, cáp,
hào và tuy nen kỹ thuật xuyên tâm và vành đai TP à Nội

106

Hình 3.2

Mặt cắt ngang đường Phùng ưng

107

Hình 3.3

Mặt cắt ngang đường Giải Phóng

107

Hình 3.4

Sơ đồ phương án hướng tâm 01

107


Hình 3.5

Mặt cắt ngang đường Tơn Đức Thắng

108

Hình 3.6

Mặt cắt ngang đường Nguyễn Lương Bằng

108

Hình 3.7

Mặt cắt ngang đường Tây Sơn

109

ình
Hình 2.14


x

Hình 3.8

Mặt cắt đường Nguyễn Trãi

109


Hình 3.9

Sơ đồ phương án hướng tâm 02

109

Hình 3.10

Mặt cắt đường Văn Cao

110

Hình 3.11

Mặt cắt ngang đường Nguyễn Chí Thanh

110

Hình 3.12

Mặt cắt ngang đường Trần Duy ưng

111

Hình 3.13

Sơ đồ phương án hướng tâm 03

111


Hình 3.14

Mặt cắt ngang đường Nguyễn Thái Học

112

Hình 3.15

Mặt cắt ngang đường Kim Mã

112

Hình 3.16

Mặt cắt ngang đường Xuân Thủy

113

Hình 3.17

Sơ đồ phương án hướng tâm 04

113

Hình 3.18

Mặt cắt ngang đường Lạc Long Quân

114


Hình 3.19

Mặt cắt đường Láng

114

Hình 3.20

Mặt cắt ngang đường Trường Chinh

115

Hình 3.21

Sơ đồ phương án vành đai 0 (đi theo đường vành đai R4)

115

Hình 3.22

Mặt cắt đường đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Vĩnh Tuy (theo quy
hoạch)

116

Hình 3.23

Mặt cắt đường Minh Khai

116


Hình 3.24

Mặt cắt đường Phạm Văn Đồng

117

Hình 3.25

Mặt cắt đường Phạm Hùng

117

Hình 3.26

Mặt cắt ngang đường Khuất Duy Tiến

117

Hình 3.27

Sơ đồ phương án vành đai 0

118

Hình 3.28

Sơ đồ đề xuất tuyến tuynen và hào kỹ thuật cho khu đơ thị
trung tâm của Thành phố Hà Nội


118

Hình 3.29

Sơ đồ các bước thực hiện trong quy trình quản lý xây dựng

129


xi

ngầm hóa các đường dây, cáp đi nổi
Hình 3.30

Sơ đồ bước 1 cơng tác lập kế hoạch

130

Hình 3.31

Sơ đồ bước 2 cơng tác thiết kế

131

Hình 3.32

Sơ đồ bước 3 cơng tác chuẩn bị, xin phép đào đường và triển
khai thi cơng xây dựng

132


Hình 3.33

Sơ đồ cơng tác quản lý vận hành khai thác và lưu trữ hồ sơ

133

Hình 3.34

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm Quản lý HTKT ngầm Hà Nội

142

Hình 3.35

Đề xuất cấu trúc hệ thống cơ sở dữ liệu cơng trình HTKT ngầm

145


xii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT

Trang

Bảng 1.1

Bảng thống kê hiện trạng hệ thống hào, rãnh chôn cáp viễn

thông (lưới truyền dẫn) đô thị trung tâm

29

Bảng 2.1

Phân vùng cấu trúc nền và đánh giá điều kiện địa chất cơng
trình phục vụ xây dựng CTN loại nông đô thị trung tâm Hà
Nội

57

Bảng 2.2

Chức năng của đường sử dụng cho các khu vực

59

Bảng 2.3

Phân loại đường phố theo chức năng giao thông áp dụng cho
đô thị trung tâm Thành phố HN

63

Bảng 2.4

Khoảng cách tối thiểu giữa các đường dây và đường ống kỹ
thuật ngầm


68

Bảng 5

uy định về bố trí các hệ thống

69

Bảng 2.6:

Khoảng cách tối thiếu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật
ngầm đô thị

84

Bảng 2.7

Khoảng cách tối thiểu giữa các cơng trình hạ tầng kỹ thuật
ngầm đô thị không nằm trong tuy nen hoặc hào kỹ thuật

85

Bảng 3.1

Ký hiệu tên các trục đề xuất ngầm hóa

100


1




ẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Cùng với q trình đổi mới và hội nhập của đất nước, Thủ đô Hà Nội đã và
đang đạt được những thành tựu to lớn về xây dựng, phát triển đô thị ô thị trung tâm
thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên gần 750 km 2 bao gồm khu vực nội đô
(giới hạn từ khu vực tản ngạn sông Hồng đến đường vành đai xanh sơng Nhuệ ),
chuỗi đơ thị phía ơng đường vành đai 4 (khu vực phía nam sơng Hồng) và chuỗi đơ
thị phía Bắc sơng Hồng (khu vực Mê Linh – ông Anh; Yên Viên – Long Biên
– Gia Lâm). Vị tr và ranh giới đô thị trung tâm thành phố Hà Nội được xác định cụ
thể trong quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn
2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
ô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử,
dịch vụ y tế.... của thành phố Hà Nội và của cả nước

ô thị trung tâm Thành phố

Hà Nội trong những năm vừa qua và những năm tới đây đã, đang và vẫn sẽ là một
trong những khu vực có tốc độ đơ thị hóa cao nhất cả nước. Tuy có tốc độ đơ thị
hóa cao, nhưng bộ mặt thành phố Hà Nội vẫn chưa thực sự đẹp, cảnh quan kiến
trúc và đặc biệt mạng lưới đường dây, cáp đi nổi chằng chịt như mạng nhện trên
các cột treo cáp, trên cây xanh, trên đường phố hoặc gắn với cơng trình gây mất
mỹ quan đơ thị.

Hình 1.1 Hình ảnh các đường dây, cáp đi nổi tại
phố Khâm Thiên – Hà Nội[nguồn tác giả]



2

Mặt khác việc quản lý các đường dây, cáp đi nổi do quá nhiều cơ quan quản
lý (khoảng 20 đơn vị hiện là chủ sở hữu). Thành phố chưa ban hành quy trình quản
lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi cho nên từ khâu kế hoạch đến thiết
kế, xin phép đào đường, thi công đưa vào vận hành, khai thác sử dụng còn nhiều
bất cập.
rong thời gian qua, Thành phố Hà Nội đã tiến hành hạ ngầm đường dây,
cáp đi nổi ở một số tuyến phố trung tâm thành phố Hà Nội Việc hạ ngầm đường
dây, cáp đi nổi đã đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay Hà
Nội vẫn chưa có bản đồ hiện trạng các cơng trình ngầm, cơng tác lưu trữ cơ sở dữ
liệu và thông tin cập nhật các dữ liệu về cơng trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi c n nhiều hạn chế, chưa có qui chế phối hợp đa ngành và đặc biệt thiếu các quy
định cụ thể về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi ch nh vì vậy
công tác hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi tại Thủ đô Hà Nội đạt hiệu quả chưa cao.
Việc Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “ Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường
dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội” để nghiên cứu là cần
thiết.
2.

ục đích nghiên cứu:

Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng hạ
ngầm đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội, góp phần nâng
cao mỹ quan, cảnh quan kiến trúc đơ thị, giảm thiểu tình trạng đào lên, lấp xuống
và an tồn cho người dân đơ thị
3. hạm vi và đối tư ng nghiên cứu:
- Phạm vi: ô thị trung tâm thành phố Hà Nội với diện tích tự nhiên khoảng
750 km2 (bao gồm khu vực nội đô lịch sử; khu vực nội đô mở rộng; chuỗi đơ thị

phía Bắc sơng Hồng; chuỗi đơ thị ph a ông đường vành đai 4; hành lang dọc sông
Hồng và vành đai xanh sông Nhuệ - theo quy định quản lý quy hoạch chung xây
dựng Thủ đô Hà Nội)
-

ối tư ng nghiên cứu: Quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi

nổi tại đô thị trung tâm thành phố Hà Nội.


3

- Thời gian:

heo

uy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030

và tầm nhìn 2050.

4. ác phư ng pháp nghiên cứu:
a)

iều tra, khảo sát:

-

iều tra điều kiện tự nhiên; địa giới hành chính; dân số; điều kiện hạ

tầng kỹ thuật .... tại khu đô thị trung tâm.

-

iều tra thực trạng hạ tầng kỹ thuật, cụ thể là hệ thống các đường dây,

cáp đi nổi tại các tuyến đường thuộc khu đô thị trung tâm.
-

iều tra công tác hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại các tuyến

đường đang thi công thuộc khu đô thị trung tâm.
-

iều tra thực trạng công tác quản lý xây dựng hạ ngầm các đường

dây, cáp đi nổi tại khu đô thị trung tâm.
-

Khảo sát sự tham gia của cộng đồng, người dân trong công tác thi

công xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.
b)

Phân tích, tổng h p: Dựa trên các tài liệu khoa học đã được công bố

cũng như kết quả nghiên cứu trước của các luận văn, luận án tổng hợp nhận diện
hoạt động và lựa chọn xu hướng mới trong lý thuyết.
c)

Kế thừa và tham vấn ý kiến chuyên gia: Luận án tham vấn ý kiến


chuyên gia trong quá trình nghiên cứu luận án, kế thừa các nghiên cứu lý thuyết
quản lý đơ thị, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến công tác hạ ngầm các
đường dây, cáp đi nổi trong và ngồi nước.
Trong q trình nghiên cứu tác giả đã xin ý kiến, học hỏi kiến thức quý báu
của các chuyên gia đầu ngành về những vấn đề liên quan đến đề tài luận án trong
nhiều lĩnh vực quản lý đô thị, H , H K : giao thơng, cấp thốt nước, các cơ quan
quản lý chuyên ngành, các tổ chức tư vấn thiết kế… để làm cơ sở định hướng cho
luận án.
d)

hư ng pháp so sánh đối chiếu: Các kết quả đề xuất được đối chiếu,

so sánh với thực tế hiện trạng nội dung phân t ch đánh giá công tác quản lý xây


4

dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trên địa bàn Thành phố, từ đó chỉ ra
những cải thiện, hiệu quả của kết quả nghiên cứu;
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn:
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hồn thiện nội dung văn bản quản lý nhà
nước về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi; ổi mới và nâng cao
năng lực quản lý xây dựng ngầm hóa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho các cơ quan quản lý và đơn vị thi công nắm bắt
được quy trình xây dựng hạ ngầm nhằm đảm bảo được tính thơng suốt cũng như
tiết kiệm kinh phí và thời gian xây dựng ngầm, cụ thể:
+

ề xuất qui trình quản lý xây dựng hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi góp


phần bổ sung, hồn thiện các qui định có liên quan đến quản lý xây dựng hạ ngầm
các đường dây, cáp đi nổi nói riêng và xây dựng cơng trình ngầm tại Thủ đơ Hà
Nội nói chung.
+ Giải quyết được yêu cầu ngầm hóa đường dây, cáp đi nổi và giảm thiểu
tình trạng đào lên, lấp xuống, tai nạn giao thông…
+ Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi cho
các cơ quan có liên quan (Điện lực, Chiếu sáng, Thơng tin, Bưu điện, Truyền hình,
Cấp nước, Thốt nước, Giao thơng, Quy hoạch kiến trúc…) trong việc nâng cao
chất lượng tư vấn, thiết kế và phục vụ quản lý xây dựng cơng trình ngầm.
6.

óng góp mới của luận án:

- ề xuất quy trình quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.
- ề xuất định hướng hệ trục HTKT phục vụ cho việc xây dựng hạ ngầm các
đường dây, cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội.
- ề xuất bổ sung cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần tham gia
đầu tư, xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp (cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm)
đi nổi của thành phố Hà Nội.
- ề xuất tổ chức quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.
7. Giải thích thuật ngữ khoa học:


5

+ Không gian xây dựng ngầm đô thị’: là không gian dưới mặt đất được sử
dụng cho mục đ ch xây dựng cơng trình ngầm đơ thị[5].
+ Quản lý khơng gian xây dựng ngầm đô thị’: bao gồm việc quy hoạch
không gian xây dựng ngầm và các hoạt động liên quan đến xây dựng cơng trình
ngầm đơ thị[5].

+ Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị’: là việc tổ chức không
gian xây dựng dưới mặt đất để xây dựng cơng trình ngầm[5].
+ Cơng trình ngầm đơ thị’: là những cơng trình được xây dựng dưới mặt đất
tại đơ thị bao gồm: cơng trình cơng cộng ngầm, cơng trình giao thơng ngầm, các
cơng trình đầu mối kỹ thuật ngầm và phần ngầm của các cơng trình xây dựng trên
mặt đất, cơng trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm, hào và tuy nen kỹ
thuật [5].
+

ơng trình cơng cộng ngầm’: là cơng trình phục vụ hoạt động cơng cộng

được xây dựng dưới mặt đất [5].
+ ơng trình giao thơng ngầm’: là các cơng trình đường tàu điện ngầm, nhà
ga tàu điện ngầm, hầm đường bộ, hầm cho người đi bộ và các cơng trình phụ trợ
kết nối (kể cả phần đường nối phần ngầm với mặt đất)[5].
+

ơng trình đầu mối kỹ thuật ngầm’: là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas...
được xây dựng dưới mặt đất[5],
+ ơng trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm: là các cơng trình
đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thốt nước; cơng trình đường dây cấp điện,
thơng tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất [5].
+ hần ngầm của các cơng trình xây dựng trên mặt đất: là tầng hầm (nếu
có) và các bộ phận của cơng trình nằm dưới mặt đất [5].
+ Tuy nen kỹ thuật: là cơng trình ngầm theo tuyến có k ch thước lớn đủ để
đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
các thiết bị, đường ống kỹ thuật [5].



6

+

ào kỹ thuật: là cơng trình ngầm theo tuyến có k ch thước nhỏ để lắp đặt

các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật [5].
+ ống, bể kỹ thuật: là hệ thống ống, bể cáp để lắp đặt đường dây, cáp ngầm
thông tin, viễn thông, cáp truyền dẫn t n hiệu, cáp truyền hình, cáp điện lực, chiếu
sáng [5].
+ ơng trình đường dây, cáp, đường ống kỹ thuật ngầm: là các cơng trình
đường ống cấp nước, cấp năng lượng, thốt nước; cơng trình đường dây cấp điện,
thơng tin liên lạc được xây dựng dưới mặt đất [5].
+ Chỉ giới xây dựng cơng trình ngầm đặt nơng: Khơng gian ngầm được
phép xây dựng cơng trình ngầm có diện tích giới hạn trên mặt đất được đào xuống
đến độ sâu cho phép với mái dốc thẳng đứng [41].
+ Chỉ giới cơng trình ngầm đặt sâu: Khơng gian ngầm được phép xây dựng
cơng trình ngầm mà khi xây dựng vùng ảnh hưởng tương hỗ khơng vượt ra ngồi
chỉ giới kiểm sốt an tồn[41].
+

ơng trình đầu mối kỹ thuật ngầm: là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật

ngầm, bao gồm: trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp, trạm gas...
được xây dựng dưới mặt đất [5].
+ Quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị: là việc tổ chức không gian
xây dựng dưới mặt đất để xây dựng công trình ngầm[5].
8. Cấu trúc của luận án:
Luận án gồm có 151 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội

dung của luận án gồm có 3 chương:
Chương I Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi
tại đô thị trung tâm TP Hà Nội.
Chương II: Cơ sở khoa học về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi.
Chương III ề xuất các giải pháp về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây,
cáp đi nổi tại đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội và bàn luận kết quả nghiên cứu.


7

VẤ

THỰC TIỄN
TRO G
ƯỚC

Ề NGHIÊN CỨU

ƠS
KHOA HỌC

KINH NGHIỆM
ƯỚC NGOÀI

TỔNG HỢP – PHÂN TÍCH

Ề XUẤT

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Hình 1.2. Sơ đồ nghiên cứu của luận án


8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG HẠ NGẦM CÁC
ĐƯỜNG DÂY, CÁP ĐI NỔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
1.1. Tổng quan về quản lý xây dựng hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi
tại các nước trên thế giới.
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ
thuật đô thị được đầu tư xây dựng, nhiều tuyến đường đô thị được xây dựng mới,
cải tạo, nâng cấp theo định hướng quy hoạch phát triển đô thị.
Sự phát triển kinh tế gắn kết với sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao
thông đơ thị mà ở đó các cơng trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: đường dây, cáp (đi
nổi, ngầm) các ống cấp nước, thoát nước, cấp năng lượng… là một phần không thể
tách rời của giao thông đô thị. Tuy nhiên, hình ảnh thường thấy ở nhiều đơ thị tại
các nước đang phát triển và ở Việt Nam – mạng lưới đường dây, cáp đi nổi được
lắp đặt lộn xộn, đan xen chằng chịt làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy
cơ, nguy hiểm đến an tồn tính mạng con người và tài sản do các sự cố chập, cháy,
nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong khi đó, nhiều nước phát triển cảnh quan của các đơ thị khang trang
và hiện đại, Chính quyền các đơ thị đã có chiến lược, chương trình đầu tư xây dựng
đồng bộ ngay từ khi quy hoạch xây dựng thành phố đặc biệt tại các thành phố cũ,
cải tạo và xây dựng mới. Việc kết hợp xây dựng các công trình giao thơng với xây
dựng một hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung như hào, tuy nen kỹ
thuật được thực hiện từng bước để bố trí lắp đặt các đường dây, cáp đi nổi và các
đường ống kỹ thuật trong quá trình cải tạo, xây dựng các thành phố. Việc ngầm hóa
các đường dây, cáp đi nổi được cho là yêu cầu bắt buộc, mặt khác, việc làm này
đem lại hiệu quả lâu dài cả về quản lý và mỹ quan đơ thị, nhưng chi phí đầu tư xây

dựng lại khá cao, chính vì vậy việc ngầm hóa cần phải được thực hiện theo một lộ
trình nhất định.
Việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi trong cống cáp, hào hoặc tuy nen kỹ
thuật sẽ kéo dài thời gian phục vụ của chúng, tạo ra điều kiện thuận lợi trong công
tác lắp đặt, khai thác và quản lý, đồng thời sẽ làm giảm đáng kể các hiện tượng đào


9

lịng đường, hè phố, khơng gây trở ngại cho các phương tiện giao thơng trên đường
và người đi bộ. Chính vì lẽ đó, nhiều thành phố trên thế giới đã nêu khẩu hiệu “Vì
một thành phố khơng bị đào bới” để kêu gọi sự quan tâm của mọi người về lĩnh
vực thiết kế - thi công các loại hào, tuynen kỹ thuật này, nhằm sắp xếp, bố trí các
đường dây, cáp đi nổi cùng với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong đô thị.
1.1.1 Quản lý xây dựng hạ ngầm tại Liên Xô cũ[22][65]:
Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay là đất nước phát triển và có bề
dày lịch sử trong phát triển đất nước. Đặc biệt là phát triển đơ thị nói chung và phát
triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm nói riêng, việc quản lý xây dựng hạ ngầm các
đường dây cáp đi nổi được quan tâm và triển khai song song cùng các dự án làm
đường. Ngày nay đã có nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngầm nổi tiếng dưới lòng
đất, đặc biệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm là các tuy nen, hào kỹ thuật phục vụ
công tác ngầm hóa hệ thống các đường dây, cáp đi nổi. Tại quảng trường Arơbat có
bốn tầng hầm: tầng trên cùng dành cho người đi bộ, tầng hai cho ô tô nối với
đường vành đai Matxcơva, tầng ba dành cho tầu điện ngầm nối với các ga Kalinin
và Arơbát, tầng bốn dành cho tầu điện ngầm sâu hơn và hệ thống các đường ống
cấp thốt nước, cấp khí đốt, cấp nhiệt, điện thoại, cáp điện, cáp thông tin… vv. Tại
các công trình vượt ngầm ở nút giao thơng, thường gồm hai bộ phận: phần hầm kín
và phần đường đào hở, thường kết hợp làm luôn hầm cho người đi bộ ở phía trên
trần của đường hầm kín, phần dưới làm đường ống kỹ thuật (collector) tuy nen
phục vụ cho việc hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm hiện đại, đặc biệt là các đường dây, cáp đi nổi
được hạ ngầm đưa vào hệ thống HTKT ngầm ( có thể là tuy nen, hào, cống cáp..)
của Thành phố ở Liên Xơ cũ đã góp phần đưa công tác sửa chữa, bảo dưỡng, khai
thác và sử dụng an toàn, thuận tiện và tránh việc đào lên lấp xuống tại các đô thị.
1.1.2 Quản lý xây dựng hạ ngầm tại Trung Quốc [16]
Trung Quốc đã đạt được những bước đại nhảy vọt về phát triển kinh tế, trong
đó đặc biệt là việc phát triển cơ sở hạ tầng. Đi kèm theo đó việc chỉnh trang cảnh
quan kiến trúc các tuyến phố đô thị. Đặc biệt hạ ngầm các đường dây, cáp đi nổi tại


10

các tuyến phố cổ và cũ. Hiện nay nhiều thành phố của Trung Quốc đã khơng cịn
những bó dây trên các cột điện, mà thay vào đó là hệ thống hào, tuy nen, cống cáp
hiện đại để bố trí các đường dây, cáp đi nổi.
Để đạt được những thành tựu phát triển to lớn trong phát triển kinh tế cũng như
cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã có những chiến lược, chính sách quy hoạch phát
triển các trọng điểm kinh tế phù hợp nhằm tập trung nguồn lực đầu tư cho phát
triển cơ sở hạ tầng đồng bộ. Trung Quốc khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi
đầu tư vào các vùng khó khăn ở miền Trung và miền Tây của Trung Quốc. Chính
phủ tập trung xây dựng các đặc khu kinh tế và các thành phố duyên hải. Nhà nước
cho phép địa phương tự khai thác mọi khả năng để có vốn đầu tư xây dựng hạ
ngầm các đường dây, cáp đi nổi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tham gia
vào quy trình tái cơ cấu, đổi mới doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo ra nguồn vốn
thực hiện một trong những việc chỉnh trang đô thị là hạ ngầm các đường dây, cáp
đi nổi.
Để chuẩn bị cho sự kiện Triển lãm Thế giới ở Thượng Hải, tổ chức vào năm
2010 (World Expo 2010 , một hệ thống tuy nen kỹ thuật kết hợp để bố trí các
đường dây, cáp đi nổi với đường kính khoảng 20 mét đã được đề xuất xây dựng.
Mục đích là tạo dựng hình ảnh mới về thành phố Thượng Hải, đảm bảo không gian

sống cho cư dân đô thị sạch sẽ hơn, nâng cao chất lượng sống của người dân; xây
dựng thành một thành phố khơng dây điển hình của Châu với mục tiêu tiết kiệm
năng lượng giảm nh tối đa sự ảnh hưởng của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với mơi
trường [16].

Hình 1.3 Tuy n n

p

n

o

n

T

n

T n

[16]


11

1.1.3 Quản lý xây dựng hạ ngầm tại Nhật Bản[8][12][37]:
Ở Nhật Bản chương trình ngầm hóa nội đơ được thực hiện theo từng giai
đoạn. Năm 1986 là năm khởi đầu cho chương trình hạ ngầm các đường dây, cáp đi
nổi tại nội đơ của các đơ thị Nhật. Có 4 giai đoạn là:

Giai đoạn 1986-1990 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này tập trung chủ
yếu vào các Thành phố lớn có nhu cầu cao về điện. Giai đoạn đầu mỗi tuyến điện
lực hoặc viễn thông đi trong một cống cáp riêng.
Giai đoạn 1991-1994 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này mở rộng thêm ra
các Thành phố khác và các khu tham quan du lịch. Xây dựng trước hệ thống ngầm
tại những nơi có nhu cầu sử dụng điện cao. Ở giai đoạn này vẫn sử dụng giải pháp
mỗi tuyến điện lực hoặc viễn thông đi trong 1 cống cáp riêng.
Giai đoạn 1995-1998 kế hoạch ngầm hóa của giai đoạn này tiếp tục mở rộng
ra các Thành phố, các khu du lịch khác và những khu xây dựng trước, có nhu cầu
sử dụng điện cao. Phương pháp ngầm hóa của giai đoạn này là sử dụng máng ngầm
dẫn điện một cách linh hoạt, gọi là phương pháp máng ống dẫn. Ở giai đoạn này sử
dụng phương thức thế hệ mới. Sử dụng nhiều tuyến điện lực hoặc tuyến viễn thông
đi chung trong một loại hào hoặc tuy nen kỹ thuật.

Hình 1.4 Sơ ồ lộ trình ngầm hóa tại Nh t B n[12]


×