Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 TRONG TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.57 KB, 22 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO
HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 TRONG TRƯỜNG THCS
MỤC LỤC
STT
1
2
3
4
5
6
7
7.1
7.1.1
7.1.2
7.1.3
7.1.4
7.2
8
9
10

NỘI DUNG

Lời giới thiệu
Tên biện pháp
Tác giả biện pháp
Chủ đầu tư sáng tạo ra biện pháp
Lĩnh vực áp dụng biệp pháp
Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu
Mô tả bản chất của biệp pháp
Phần nội dung


Cơ sở lí luận
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biệp pháp
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Kết quả sau khi áp dụng biện pháp
Phần kết luận chung
Những thông tin cần bảo mật
Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả và
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
biện pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
10.1
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng biệp pháp theo ý kiến của tác giả
10.2
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu
được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tổ chức, cá
nhân
11
Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp
dụng thử hoặc áp dụng biện pháp lần đầu
Tài liệu tham khảo

BÁO CÁO KẾT QUẢ
1

TRANG
2
3
3

3
3
3
3
3
3
5
7
18
20
20
20
20

21
21
21
22


NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP:
“NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHO HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 TRONG TRƯỜNG THCS”
1.

Lời giới thiệu
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Văn học, nghệ thuật là công cụ để
hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội”, hay như M.L Kalinine cũng
từng khẳng định: “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho
con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”. Như vậy, ta thấy được chức

năng, vai trò cũng như tầm quan trọng của văn học đối với mỗi con người, đặc biệt
là lứa tuổi học sinh THCS đang trong q trình “lớn lên” và hồn thiện về nhận
thức, tinh thần, tâm hồn, tình cảm. Văn học thực sự là thứ công cụ đắc lực làm sâu
sắc thêm nhận thức, đúng đắn hơn về cách nhìn đời, nhìn người cho lứa tuổi học
sinh.
Và nhiệm vụ trang bị công cụ đắc lực ấy cho học sinh thuộc về việc dạy học
bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Môn Ngữ văn được chia làm ba phân môn: Văn
bản, tiếng Việt và Tập làm văn, nhưng giữa các phân mơn lại có mối quan hệ mật
thiết, đặc biệt ở phân mơn Tập làm văn. Đó chính là sự tích hợp cao độ của hai
phân mơn cịn lại. Qua những bài viết, học sinh thể hiện được những kĩ năng,
những kiến thức về tiếng Việt và văn bản mà mình đã học, đồng thời thể hiện được
quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của cá nhân với những vấn đề của tác phẩm,
của đời sống đặt ra.
Nhưng thức tế giảng dạy ở các trường cho thấy, một bộ phận không nhỏ học
sinh lại đang “từ chối” quyền được trang bị công cụ đắc lực “văn học”, bởi cho
rằng đây là mơn học xa rời thực tế, khơng có tính ứng dụng cao như các môn khoa
học tự nhiên. Các em hổng về kiến thức, thiếu sót về kĩ năng làm bài, đặc biệt là kĩ
năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận văn học. Bộ phận học sinh này chính là tác
nhân chính kéo chất lượng bộ mơn văn đi xuống. Chính vì lí do đó, tơi chọn đề tài
“nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh yếu môn Ngữ
văn lớp 8 trong trường THCS”.
Một phần nữa, xuất phát từ chính q trình giảng dạy của bản thân tôi tại
những lớp đầu thấp. Khi tơi nhận lớp, có những học sinh trao đổi thẳng thắn với tơi
rằng: “em khơng thích mơn văn”, “em khơng muốn học văn”, “em không biết viết
văn như thế nào”, nhưng chỉ sau một thời gian giảng dạy, học sinh cảm thấy hứng
thú với việc học văn, đặc biệt là viết văn, thậm chí chủ động xin đề bài về nhà để
2


2.

3.
4.
5.

6.
-

thực hành vận dụng. Vì thế tơi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cùng chia sẻ với
các đồng nghiệp, hy vọng nó sẽ hữu ích, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
bộ môn Ngữ văn ở trường THCS.
Tên biện pháp: “Nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận văn học cho học
sinh yếu môn Ngữ văn lớp 8 trong trường THCS”
Tác giả biện pháp:
Chủ đầu tư tạo ra biện pháp:
Lĩnh vực áp dụng biện pháp:
Đề tài này nghiên cứu và áp dụng vào thực tế giảng dạy của giáo viên
trong nhà trường nhằm rèn luyện kĩ năng cho học sinh yếu lớp 8, từ đó nâng cao
chất lượng của môn học.
Ngày biện pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Chuyên đề được áp dụng lần đầu vào tháng 9 năm 2020 và áp dụng cho đến nay.
7.Mô tả bản chất biện pháp
6.1.
Phần nội dung
6.1.1. Cơ sở lí luận.
6.1.1.1.
Mục đích dạy viết văn nghị luận văn học:
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Ngữ văn hiện hành, một trong ba
mục tiêu của môn học Ngữ văn là “Hình thành và phát triển cho học sinh các năng
lực sử dụng tiếng Việt, tiếp cận văn học, cảm thụ thẩm mĩ, phương pháp học tập, tư
duy, đặc biệt là phương pháp tự học, năng lực ứng dụng những điều đã học vào

trong cuộc sống”. Như vậy, dạy viết trong nhà trường có mục đích hình thành và
phát triển cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt và tạo lập văn bản dưới dạng
viết. Và nghị luận văn học là một trong các dạng văn bản học sinh cần được trang
bị.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm nghị luận văn học. Và theo
cách định nghĩa do trường THPT Vĩnh Viễn – Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra thì
“Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học
theo suy nghĩ của cá nhân, là những lí lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề
thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra
nhứng giá trị, thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của
mình”. Như vậy nghị luận văn học về cơ bản là sự cảm thụ tác phẩm văn học của
mỗi cá nhân về những nội dung, những vấn đề mà tác phẩm đặt ra trong quá trình
lĩnh hội. Bạn đọc cảm nhận được, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, bình
luận, phân tích… của riêng mình về thế giới quan của tác giả, thế giới tâm hồn,
3


cảm xúc của nhân vật và những giá trị hiện thực, nhân đạo mà tác phẩm đem lại.
Cách cảm đó trở thành một trong những cách tiếp nhận mang tính định hướng cho
bạn đọc khác về tác phẩm văn học đó. Nếu học sinh nắm được cách viết văn nghị
luận văn học sẽ giúp cho quá trình đồng sáng tạo trong tiếp nhận trở nên phong
phú, đa dạng hơn.
6.1.1.2.

Vị trí, vai trị của nghị luận văn học trong bộ mơn Ngữ
văn THCS.

Có thể khẳng định trong chương trình Ngữ văn THCS, nghị luận văn học
chiếm vị trí quan trọng. Điều đó được thể hiện rõ qua chương trình mơn học và
trong cấu trúc đề thi lớp 8, 9 đặc biệt là thi vào 10. Nghị luận văn học thường

chiếm hơn 50% tổng số điểm của đề bài. Tuy nhiên nghị luận văn học lại là nội
dung gây khó khăn cho học sinh hơn cả bởi ngay theo định nghĩa thì nghị luận văn
học liên quan đến năng lực cảm thụ của học sinh, mà điều này không phải học sinh
nào cũng sẵn có.
Vì vậy, để hướng tới cái đích học sinh có khả năng viết một bài nghị luận văn
học hồn chỉnh thì việc rèn luyện kĩ năng viết bài là vô cùng quan trọng. Việc tạo
lập một bài văn nghị luận văn học giống như trị chơi xếp hình với rất nhiều những
mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng là một đoạn văn và chúng có vị trí nhất
định trong bức tranh lớn ấy. Người giáo viên đóng vai trị định hướng để học sinh
biết cách tìm và ghép sao cho chính xác. Muốn thành cơng, ta phải đi theo từng
mảnh nhỏ, phải nhận diện được vị trí của từng mảnh ghép hay chính là nắm được
đặc điểm và cách viết đoạn văn nghị luận văn học.
Ở học sinh lớp 8, việc hình thành được cho học sinh kĩ năng viết đoạn văn
nghị luận văn học là vô cùng quan trọng, đó chính là cơ sở, là tiền đề để nâng cao
chất lượng môn Ngữ văn ở năm học hiện tại, và là cái gốc, cái nền tảng để nâng
cao chất lượng cũng như kết quả thi vào 10 ở năm học kế tiếp. Tuy nhiên để hình
thành kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh khá, giỏi đơi khi vẫn
cịn rất nan giải, khó khăn, vì vậy để rèn được cho học sinh yếu có thể nói là khó
khăn chồng chất khó khăn. Nhưng vì học sinh, vì chất lượng giáo dục, bắt buộc
mỗi giáo viên phải tìm ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để đáp ứng được
mục tiêu môn học đề ra.
6.1.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
6.1.2.1.
Thực trạng:
*Về phía giáo viên:
4


-


-

-

Về phương pháp giảng dạy: Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích
cực, phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh là chủ chương, đường lối của Bộ
Giáo dục, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục trong suốt nhiều năm qua, nên đại đa số
giáo viên đều có ý thức tự bồi dưỡng và trau dồi những phương pháp dạy học tích
cực. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận giáo viên vẫn dạy học theo hình
thức đọc chép, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán và khơng nắm được những kĩ
năng khi làm bài. Hoặc có những giáo viên đã đổi mới nhưng làm chưa đến cùng
nên cũng chưa đem lại hiệu quả.
Về kiến thức: Tác phẩm là sản phẩm của quá trình đồng sáng tạo giữa tác giả
và bạn đọc, vì vậy những gì tác phẩm mang lại là khơng giới hạn. Do đó việc mở
rộng kiến thức là một yêu cầu cần thiết để giáo viên mang lại cho học sinh những
cái nhìn đa chiều. Tuy nhiên một số giáo viên chưa chủ động, tự bó hẹp những kiến
thức mà mình có, từ đó kiến bài viết của học sinh trở nên nghèo nàn ý bởi giáo
viên chính là một trong những kênh thơng tin hữu hiệu nhất đối với học sinh.
*Về phía học sinh:
Năm học 2020 – 2021, 2021 – 2022, tôi được nhà trường phân công dạy lớp 8
và đều là lớp thường, xuất phát điểm khơng có học sinh giỏi, số lượng học sinh khá
cũng rất ít. Thực tế nhận lớp tơi nhận thấy một số thực trạng từ phía học sinh như
sau:
Học sinh ít hứng thú với giờ văn, đặc biệt là giờ tập làm văn.
Học sinh thụ động, trong lớp không chú ý, không chịu phát biểu ý kiến xây dựng
bài, khi cô hỏi hiểu bài hay không hiểu cũng khơng dám bày tỏ đặc biệt ở nhóm
học sinh yếu thì tình trạng này càng phổ biến.
Khi viết bài, học sinh ngồi im nhưng không làm bài, giáo viên đi tới thì giả vờ cầm
bút viết. Hết thời gian, bài được giao vẫn khơng hồn thành nhưng thái độ của học
sinh coi đó là việc rất bình thường.

Một số học sinh khơng nắm được kĩ năng trình bày đoạn văn, diễn đạt lủng củng,
khơng thốt được ý.
Học sinh có thói quen chờ giáo viên đọc bài mẫu, chép lại và học thuộc khiến kĩ
năng làm bài dần thui chột.
Một số học sinh không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi lên lớp.
*Về phía phụ huynh:
Nhận thức của một số phụ huynh về mơn văn cịn sai lệch, kéo theo là nhận thức
sai lệch của học sinh, coi đây là môn học không thiết thực, xa rời thực tế nên
không sao sát việc học tập bộ môn văn của con em mình.
6.1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng:
5


-

-

-

-

-

*Nguyên nhân chủ quan:
Do giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chậm đổi mới về phương pháp
giảng dạy, chưa lôi cuốn được học sinh trong giờ học.
Giáo viên chưa chú ý phân loại năng lực học sinh để thay đổi, điều chỉnh phương
pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Hiểu biết của một số giáo viên về các kiểu loại văn bản, đặc điểm tiến trình tạo lập
văn bản, năng lực viết cịn hạn chế nên việc hướng dẫn cho học sinh không rõ ràng,

học sinh sẽ không nắm được các bước thực hiện và không làm được.
Một số giáo viên chỉ quan tâm đến sản phẩm cuối cùng là bài viết của học sinh chứ
chưa quan tâm đến quá trình học sinh tạo ra sản phẩm, vì vậy học sinh thường sinh
ra tâm lí chống chế bằng cách chép văn mẫu hoặc chép bài của bạn để nộp.
*Nguyên nhân khách quan:
Do học sinh học văn một cách thụ động, khơng nắm được hình thức cơ bản của
đoạn văn, bài văn, không phân biệt được giữa kể lại các chi tiết và phân tích, cảm
nhận chi tiết, khơng chịu khó viết bài, kĩ năng làm bài cịn yếu, học tập cịn mang
tính chất chống chế khi bị kiểm tra, đặc biệt chưa có hứng thú, lí tưởng và ý thức tự
giác trong việc học.
Do học sinh mặc cảm về môn học, coi môn văn là mơn học thuộc nhiều nên vất vả,
từ đó sinh ra tâm lí chưa học đã chán nản. Đặc thù nhóm học sinh yếu lại là những
học sinh thường kém về tư duy, về ý thức nên rào cản với môn học càng lớn hơn.
Phụ huynh không coi trọng, không nhận ra vai trị của mơn văn, thậm chí khơng
đầu tư cho con cái học văn, dù cho năng lực môn học của con yếu hơn các bạn,
khiến việc định hướng trong học tập môn văn của giáo viên gặp nhiều trở ngại.
6.1.2.3.
Kết quả của thực trạng:
Từ thực trạng nêu trên thì một hệ quả tất yếu đó là kết quả học tập của bộ môn
văn chưa cao.
Dưới đây là bảng số liệu thống kê một bài khảo sát về viết đoạn văn nghị luận
văn học đối với học sinh lớp 8B năm học 2020-2021 và lớp 8A, B năm học 20212022 vào thời điểm đầu năm học, khi tôi mới nhận lớp và chưa áp dụng sáng kiến:
Lớp
8B
(2020-2021)
8A
(2021-2022)
8B

Sĩ số

32

Giỏi
SL
%
0
0

Khá
SL
%
8
25

Trung bình
SL
%
15
46,9

Yếu
SL %
9
28,1

40

2

5


11

27,5

16

40

11

27,5

41

1

2,4

13

31,7

15

36,6

12

29,3


6


(2021-2022)
Qua thống kê, ta thấy kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học của học sinh
cịn yếu, thì đương nhiên học sinh khó có thể viết bài, và kết quả tất yếu là chất
lượng môn Văn sẽ không cao. Vậy nên việc rèn cho học sinh có được kĩ năng viết
bài có vai trị quan trọng và cần được đẩy mạnh.
6.1.3.
6.1.3.1.

Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Tạo hứng thú, cảm xúc cho học sinh:

Như trên tôi đã trình bày, một trong những nguyên nhân khiến học sinh khơng
thích học mơn văn và yếu về kĩ năng viết bài là do mặc cảm về môn học. Cảm giác
đó chi phối làm học sinh cảm thấy chán ghét và ngại làm bài, từ đó kéo theo kết
quả học tập của các em sa sút và chất lượng môn học không cao.
Tạo hứng thú, gây cảm xúc cho học sinh là việc làm tưởng chừng không liên
quan nhiều đến kĩ năng viết bài, nhưng lại là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng
mơn học Ngữ văn. Bởi vì chỉ khi u thích, thì học sinh mới có động lực để cố
gắng. Hơn nữa, nếu học chỉ từ phía giáo viên ép buộc mà không phải học sinh tự
nguyện thì kết quả có thể tốt nhưng chỉ giải quyết được về mặt điểm số, cịn khó
hình thành năng lực cho học sinh.
Dựa vào tâm lí học lứa tuổi, học sinh lớp 8 đã có sự trưởng thành hơn về nhận
thức nhưng về cơ bản chúng vẫn mang suy nghĩ của những đứa trẻ, tâm lí chung
vẫn muốn được quan tâm, được thấu hiểu, được ngợi khen…. Học sinh yếu thường
là nhóm đối tượng kém về mặt nhận thức, thậm chí cả về ý thức, vì vậy thường
khơng hay được chú ý đến. Các em thường khơng hồn thành các nhiệm vụ học tập

được giao, đặc biệt là khi viết bài, nên hay bị khiển trách và bị phạt. Điều đó dễ
khiến học sinh tự ti về bản thân, cảm thấy mình sẽ ln sai, mặc định mơn văn khó,
viết bài khó và càng ngày càng thu mình lại. Vì vậy, để nâng cao chất lượng môn
học, nâng cao kĩ năng viết bài, viết đoạn thì giáo viên phải giống như “kĩ sư tâm
hồn”, cần tìm lại niềm tin cho học sinh vào khả năng của mình đối với mơn học
bằng một số nguyên tắc sau:
-

Cần kiên trì, nhẫn nại, quan tâm nhiều hơn, đặt ra những yêu cầu,
nhiệm vụ học tập phù hợp với năng lực học sinh.

7


-

-

Không áp đặt, không biến việc luyện viết đoạn văn thành giờ đọc chép
và ép học sinh học thuộc lòng đoạn văn đó.
Thường xuyên tặng điểm số, tặng lời khen khi các em có sự thay đổi
thái độ tích cực đối với mơn học, chịu khó viết bài, cố gắng hoàn thành
nhiệm vụ được giao, đúng tới đâu khen tới đó, để học sinh thấy mình
cũng có khả năng làm bài.
Chịu khó ra đề, chấm bài và góp ý chân thành với những điểm cịn
thiếu sót, khơng nói bằng giọng điệu mạt sát, gây ức chế cho học sinh.
Cố gắng tạo ra một không gian học tập cở mở, để học sinh không cảm
thấy ngại ngùng, lo sợ bị khiển trách khi nói ra những điều mình chưa
hiểu trong khi các bạn đã hiểu.


Ví dụ: Khi dạy học sinh viết đoạn văn mở bài cho đề bài: Cảm nhận của em
về nhân vật cậu bé Hồng trong trích đoạn “trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên
Hồng? sẽ được áp dụng các nguyên tắc trên và thực hiện như sau:
Ở đề bài này, với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể để học sinh thỏa sức sáng
tạo, thì với học sinh yếu, giáo viên cần có sự định hướng và chỉ yêu cầu học sinh
viết mở bài đúng và đơn giản nhất là theo công thức 3 nội dung:
+
+
+

Giới thiệu tác giả: Tên, vị trí của tác giả với nền văn học, phong cách
sáng tác….
Giới thiệu tác phẩm chứa đoạn trích: có vị trí như thế nào với tác giả
Nêu yêu cầu đề bài

Để dễ dàng hơn, giáo viên có thể tạo điều kiện cho học sinh yếu sử dụng sách
giáo khoa làm tư liệu xác định trước các thông tin sẽ sử dụng theo 3 nội dung của
công thức mở bài. Dự kiến học sinh sẽ làm được:
+

+
+

Giới thiệu tác giả: Nguyên Hồng là một trong những tác giả tiêu biểu
của văn học việt nam hiện đại, chuyên hướng ngịi bút về những người
cùng khổ gần gũi mà ơng yêu thương thắm thiết
Giới thiệu tác phẩm chứa đoạn trích: Tập hồi kí “những ngày thơ ấu”
là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông.
Nêu yêu cầu đề bài: Đoạn trích “trong lịng mẹ” đã xây dựng thành
cơng hình tượng nhân vật Cậu bé Hồng đầy đáng thương nhưng có tình

u thương mẹ tha thiết.

8


Dựa vào nội dung đã xác định, giáo viên cho học sinh viết mở bài, cần sát sao
trong quá trình thực hiện, sẵn sàng trợ giúp khi học sinh cần, khen ngợi và động
viên tại chỗ với những học sinh viết đúng dù chỉ mới được 1,2 câu văn để các em
có động lực viết tiếp. Khi học sinh viết xong, giáo viên cho học sinh đọc bài, khen
ngợi ý thức làm bài rồi sau đó cho các bạn khác nhận xét để các học sinh khác tự
rút ra kinh nghiệm làm bài từ bài của bạn. Giáo viên sẽ nhận xét cuối cùng. Dành
lời khen với những điểm học sinh đã làm được và góp ý với những điểm cịn thiếu
sót. Khích lệ học sinh lần sau cố gắng hơn nữa.
6.1.3.2.

Củng cố lại những kiến thức cơ bản nhất về đoạn văn
(khái niệm, cách trình bày đoạn văn)

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh học yếu mơn văn
đó là do bị hổng kiến thức từ trước. Điều đó khiến học sinh cảm thấy lúng túng và
khơng biết mình phải viết đoạn văn như thế nào. Qua một cuộc khảo sát nhỏ ở 2
lớp đầu thấp tôi đang dạy, sau khi thống kê tôi thấy rằng có đến 1/3 số học sinh
khơng biết đoạn văn là gì, có những kiểu đoạn văn nào, cách trình bày đoạn văn
như thế nào, cách nối các câu trong đoạn ra sao. Số cịn lại nắm được nhưng khơng
phải tồn bộ các đơn vị kiến thức. Đây là thực trạng rất đáng lo. Và để hướng tới
mục tiêu cuối cùng là hình thành kĩ năng viết thì trước hết giáo viên phải trang bị
lại các kiến thức về đoạn văn bị hổng bằng cách:
+

+


+
+

Giáo viên nhóm đối tượng học sinh yếu lại và tổ chức những buổi học
phụ đạo, dạy lại các kiến thức về đoạn văn, cách trình bày các kiểu
đoạn văn, câu chủ đề, luận điểm, luận cứ….
Sau khi dạy lại các khái niệm, giáo viên đưa ra những đoạn văn bất kì
và yêu cầu học sinh nhận diện các yếu tố có trong đoạn văn. Việc vừa
trang bị lại, vừa vận dụng sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản,
hiểu rõ các khái niệm, nắm được cách trình bày.
Cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa các kiến thức đã học
Phát phiếu bài tập về nhà củng cố thêm kiến thức.

Đối với đối tượng là học sinh yếu, để vừa tầm với năng lực của các em, giáo
viên sau khi trang bị các kiến thức thì nên chú ý hơn đến 2 cách trình bày đoạn văn
diễn dịch và quy nạp.
Ví dụ 1: Quá trình vận dụng thực hành
9


Đọc các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng hết mực. Tình cảm ấy được thể hiện rõ
qua từng hành động, lời nói, cử chỉ. Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách
cứu chữa cho chồng. Được hàng xóm giúp cho chút gạo, chị nhanh chóng nấu
cháo rồi vội vàng múc ra bát, lấy quạt quạt cho cháo chóng nguội để chồng “ăn
lấy vài húp” vì chồng chị “đã nhịn sng từ sáng hơm qua đến giờ". Lời nói của
chị chan chứa sự quan tâm “thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
Rồi từng cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần khi ngồi xuống “như có ý chờ xem chồng chị ăn
có ngon miệng hay khơng” cũng đều thể hiện rõ tình thương chị dành cho anh

Dậu. Đặc biệt, trong cuộc đối đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng, vì chồng chị
sẵn sàng hạ mình van xin và cũng vì chồng, chị vùng lên mãnh mẽ chống trả.”

a.

b.

“Những kẻ vá trời khi lỡ bước/Gian nan chi kể việc con con?” là hai câu thơ
cuối trích trong bài thơ “đập đá ở Cơn Lơn” của Phan Châu Trinh. Mượn câu
chuyện thần thoại Nữ Oa đội đá vá trời, Phan Châu Trinh tự ví mình là “kẻ vá
trời”. Bằng cách nói ẩn dụ khoa trương, hai câu thơ thể hiện chí lớn của người chí
sĩ cách mạng: Tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đối với ông, đập đá
cũng chỉ là một “việc con con”, cịn theo đuổi hồi bão mới thực sự là hành trình
gian nan và thử thách. Ơng coi thường những vất vả, nhọc nhằn trước mắt để giữ
ý chí vững bền và hiên ngang trước kẻ thù. Một chí khí thật ngang tàng, một châm
ngôn sống khiến người khác phải ngưỡng mộ. Có thể nói, bằng ngịi bút phóng
khống, giọng điệu thơ hào hùng, ha câu thơ đã khắc họa thành cơng hình ảnh
người chí sỹ cách mạng đầy bản lĩnh, hiên ngang, bất khuất.
Câu 1: Các ngữ liệu trên có phải đoạn văn hồn chỉnh khơng? Vì sao?
Câu 2: Xác định luận điểm, câu mở đoạn, câu kết đoạn, câu phát triển đoạn,
câu chủ đề trong các ngữ liệu trên?
Câu 3: Ngữ liệu trên được trình bày theo kiểu đoạn văn nào? Vì sao?
Học sinh sẽ dựa vào các kiến thức được củng cố lại sẽ nhận diện các đơn vị
kiến thức. Dự kiến câu trả lời:
Câu 1: Các ngữ liệu trên là đoạn văn hồn chỉnh vì:
- Xét về mặt nội dung: ngữ liệu diễn đạt một ý hồn chỉnh
- Xét về mặt hình thức: đảm bảo hình thức của một đoạn văn
Câu 2:
Ngữ liệu a:
10



-

Luận điểm: tình yêu thương chồng của chị Dậu
Câu mở đoạn: Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng hết mực
Câu kết đoạn: Có thể nói, tình cảm chị Dậu dành cho anh Dậu thật là
sâu nặng!
Câu phát triển đoạn: các câu còn lại
Câu chủ đề: Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng hết mực

Ngữ liệu b:
Luận điểm: chí lớn, con người bản lĩnh của người tù cách mạng
Câu mở đoạn: Hai câu thơ trên trích trong bài thơ “đập đá ở Côn Lôn” của Phan
Châu Trinh.
-

-

-

Câu kết đoạn: Có thể nói, bằng ngịi bút phóng khống, giọng điệu thơ hào hùng,
tác giả đã khắc họa thành cơng hình ảnh người chí sỹ cách mạng đầy bản lĩnh,
hiên ngang, bất khuất.

-

Câu phát triển đoạn: các câu còn lại
Câu chủ đề: Có thể nói, bằng ngịi bút phóng khống, giọng điệu thơ hào hùng, tác
giả đã khắc họa thành công hình ảnh người chí sỹ cách mạng đầy bản lĩnh, hiên

ngang, bất khuất.
Câu 3: Ngữ liệu a được trình bày theo kiểu đoạn văn: diễn dịch vì có câu chủ
đề ở đầu đoạn
Ngữ liệu b được trình bày theo kiểu đoạn văn: quy nạp vì có câu chủ đề ở đầu
đoạn
Giáo viên sẽ cho thêm các đoạn ngữ liệu khác có đúng có sai để học sinh vận
dụng. Việc vừa trang bị kiến thức, vừa vận dụng thực hành sẽ giúp học sinh khắc
sâu những kiến thức cơ bản, hiểu rõ cách trình bày đoạn văn. Điều này sẽ có lợi
trong q trình luyện viết.
Ví dụ 2: Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Sau khi học lí thuyết và thực hành vận dụng, giáo viên hệ thống lại kiến thức
bằng sơ đồ tư duy. Học sinh yếu sức sáng tạo thường hạn chế, tuy nhiên giáo viên
vẫn để học sinh tự làm, nhưng sau đó sẽ cho sơ đồ đúng để đối chiếu

11


12


Ví dụ 3: Phiếu bài tập về nhà:
Giáo viên giao thêm các phiếu bài tập vận dụng để học sinh thực hiện ở nhà:
Đọc 2 đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
a. “Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O Hen-ri, chiếcĐoạn
lá cụvăn
Bơ-

men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa
sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức
con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ

chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ
đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong
khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình u thương tha thiết
cụ dành cho Giơn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa
cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng
sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những
thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh.
Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến
sự sống tuyệt vời của con người.”

b.

“Cô bé bán diêm là một đứa trẻ đáng thương. Lần quẹt diêm thứ nhất em thấy một
lò sưởi. lần quẹt diêm thứ hai em thấy bàn ăn thịnh soạn. Lần quẹt diêm thứ ba, em
thấy cây thông nô-en. Lần quẹt diêm thứ tư, em thấy bà đang mỉm cười. Và lần thứ
năm, em quẹt cả bao diêm để giữ bà ở lại.”
Câu 1: Chỉ ra đâu là đoạn văn đúng? Vì sao?
Câu 2: Xác định luận điểm, câu mở đoạn, câu kết đoạn, câu phát triển đoạn,
câu chủ đề trong đoạn văn đó?
Câu 3: Đoạn văn được trình bày theo kiểu đoạn văn nào? Vì sao?
6.1.3.3.

Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học

*Kĩ năng dựng đoạn về nội dung:
Xét về mặt nội dung, đoạn văn là một ý hoàn chỉnh ở một mức độ nhất định
về ngữ nghĩa. Vì vậy, trước khi viết, giáo viên cần để học sinh xác định được nội
dung chính mình sẽ trình bày là gì, sẽ triển khai các ý nào để làm rõ nội dung đó?
Cách xác định nội dung sẽ thực hiện như sau:
Bước 1: Gạch chân các từ ngữ quan trọng trong đề bài để xác định yêu cầu

13


Bước 2: Dự kiến các ý sẽ triển khai để làm rõ vấn đề
Sau khi xác định được các ý, giáo viên cho học sinh trình bày ý tưởng và sửa
chữa những điểm chưa chuẩn xác cho học sinh.
Ví dụ 1: Cho đề bài sau: Viết đoạn văn chứng minh rằng: Lão Hạc trong tác
phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là người cha thương con vô bờ?
Bước 1: Với đề bài này, học sinh sẽ gạch chân các từ sau: Đoạn văn chứng
minh, Lão Hạc, người cha thương con vô bờ


Yêu cầu: làm sáng tỏ ý kiến: Lão Hạc là người cha thương con vơ bờ dưới
hình thức đoạn văn.

Bước 2: Dựa vào yêu cầu đã tìm được, học sinh sẽ lựa chọn các ý phù hợp để
làm sáng tỏ nhận định. Dự kiến các ý triển khai để làm rõ vấn đề học sinh có thể
đưa ra:
-

Vợ lão mất sớm, lão một mình gà trống ni con.

-

Khơng có tiền cưới vợ cho con, lão thương con và luôn day dứt

-

Con lão bỏ đi, mỗi lần nhắc đến con lão rân rấn nước mắt


-

Lão yêu cậu Vàng một phần vì nó là kỉ vậy duy nhất con trai lão để lại.

-

Lão thà chọn cái chết cũng giữ nguyên tiền và ba sào vườn cho con.

Ví dụ 2: Cho đề bài sau: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ
sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên:
“Giấy đỏ buồn khơng thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
Bước 1: Với đề bài này, học sinh sẽ gạch chân các từ sau: Đoạn văn, cảm
nhận,
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”


Yêu cầu: cảm nhận những đắc về nghệ thuật và nội dung của hai câu
thơ dưới hình thức đoạn văn.

Bước 2: Dựa vào yêu cầu đã tìm được, học sinh tìm ra những tín hiệu nghệ
thuật và nội dung của khổ thơ để viết cảm nhận. Dự kiến các ý triển khai học sinh
có thể đưa ra:
-

Nghệ thuật: Nhân hóa
14



-

Nội dung: Nỗi buồn tủi của ông đồ khi ế khách thấm đượm sang cả đồ vật
*Kĩ năng dựng đoạn về hình thức
Xét về mặt hình thức, đoạn văn thường bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu
dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Đoạn văn thường do các câu liên kết
tạo thành và thường có các loại câu sau:

-

Câu mở đoạn: nêu ngắn gọn, rõ ràng luận điểm của cả đoạn
Câu phát triển: gồm một số kiểu câu liên kết với nhau như: câu giải thích, câu dẫn
chứng, câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận….
Câu kết đoạn: nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai.
Câu chủ đề: mang ý chính của toàn đoạn.
Sau khi xác định về nội dung, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh chuyển các nội
dung ấy thành các loại câu trong đoạn.
Ví dụ 1: Xét vào đề bài: Viết đoạn văn chứng minh rằng: Lão Hạc trong tác
phẩm cùng tên của nhà văn nam Cao là người cha thương con vô bờ?
Ở đề này, học sinh đã xác định được luận điểm và các ý chính như sau:

-

Luận điểm: Lão Hạc là người cha thương con vô bờ

-

Các ý chính:

+

+

+

Vợ lão mất sớm, lão một mình gà trống ni con.

+

Khơng có tiền cưới vợ cho con, lão thương con và luôn day dứt

+

Con lão bỏ đi, mỗi lần nhắc đến con lão rân rấn nước mắt

+

Lão yêu cậu Vàng một phần vì nó là kỉ vậy duy nhất con trai lão để lại.

+

Lão thà chọn cái chết cũng giữ nguyên tiền và ba sào vườn cho con.

Khi ta chuyển thì sẽ được:
Câu mở đoạn: Lão Hạc là người cha thương con vô bờ
Câu phát triển:
Vợ lão mất sớm, lão một mình gà trống ni con
Khơng có tiền cưới vợ cho con, lão thương con và luôn day dứt
Con lão bỏ đi, mỗi lần nhắc đến con lão rân rấn nước mắt
Lão yêu cậu Vàng một phần vì nó là kỉ vậy duy nhất con trai lão để lại.
Lão thà chọn cái chết cũng giữ nguyên tiền và ba sào vườn cho con.

15


Câu kết đoạn: Lão đã tìm đến cái chết, “thà chết chứ không chịu bán đi một
sào”.
+

Câu chủ đề: Lão Hạc là người cha thương con vơ bờ

Ví dụ 2: Xét vào đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ
sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên:
“Giấy đỏ buồn khơng thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
+
+

Ở đề bài này, học sinh đã xác định được yêu cầu và các ý chính như sau:
Yêu cầu: Cảm nhận những đắc về nghệ thuật và nội dung của hai câu thơ dưới hình
thức đoạn văn.
Nội dung đoạn viết:
Nghệ thuật trong hai câu: Nhân hóa
Nội dung trong hai câu: Nỗi buồn tủi của ông đồ khi ế khách thấm đượm sang cả
đồ vật
Khi ta chuyển thì sẽ được:
+ Câu mở đoạn: hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “ơng đồ” của Vũ
Đình Liên.
+ Câu phát triển:
Tác giả đã nhân hóa giấy, mực, nghiên để nói lên tình cảnh và tâm trạng sầu
buồn của ơng lúc bấy giờ.
Giấy đỏ bày ra không ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông

động vào, nỗi buồn tủi sầu não thấm cả vào những vật vô tri vơ giác.

+
+

Câu kết đoạn: Có thể nói, bằng nghệ thuật nhân hóa và bút pháp tả cảnh ngụ tình,
nỗi buồn sầu của ông đồ khi ế khách trở nên cụ thể và da diết làm sao!
Câu chủ đề: Có thể nói, bằng nghệ thuật nhân hóa và bút pháp tả cảnh ngụ tình, nỗi
buồn sầu của ơng đồ khi ế khách trở nên cụ thể và da diết làm sao!
*Rèn kĩ năng viết đoạn:
Dựa vào dựng đoạn về nội dung và hình thức, học sinh vận dụng viết bài. Tuy
nhiên với đối tượng học sinh yếu, nhận thức của các em thường rất chậm, giáo viên
nên để học sinh luyện viết từng câu một cho đạt yêu cầu, rồi mới ghép lại thành
đoạn văn. Trong quá trình viết, giáo viên quan sát và chỉnh sửa những lỗi mà học
sinh mắc phải. Khơng nên nóng vội vì dù nội dung và hình thức đã được xác định
rất rõ ràng, nhưng học sinh chưa chắc đã làm được. Sau khi học sinh đã quen với
16


cách trình bày của từng loại câu trong đoạn thì có thể bỏ qua các bước như dựng
đoạn về hình thức, luyện viết từng câu, để sau khi dựng đoạn về nội dung thì sẽ
trực tiếp viết đoạn.

+
+

Ví dụ 1: Xét vào đề bài: Viết đoạn văn chứng minh rằng: Lão Hạc là người
cha thương con vô bờ?
Ở đề bài này, học sinh đã dựng được nội dung và hình thức như sau:
Câu mở đoạn: Lão Hạc là người cha thương con vô bờ

Câu phát triển:
Vợ lão mất sớm, lão một mình gà trống ni con.
Khơng có tiền cưới vợ cho con, lão thương con và luôn day dứt
Con lão bỏ đi, mỗi lần nhắc đến con lão rân rấn nước mắt
Lão u cậu Vàng một phần vì nó là kỉ vậy duy nhất con trai lão để lại.
Lão thà chọn cái chết cũng giữ nguyên tiền và ba sào vườn cho con.
Câu kết đoạn: Lão đã tìm đến cái chết, “thà chết chứ không chịu bán đi một
sào”.
+

Câu chủ đề: Lão Hạc là người cha thương con vơ bờ

Thì đến bước này, sẽ luyện viết từng câu một. Căn cứ vào nội dung của từng
loại câu để thêm, bớt, dẫn dắt cho hợp lý. Dự kiến sau khi chỉnh sửa đoạn văn sẽ
đạt được:
“Đọc truyện ngắn “lão Hạc” của nhà văn Nam Cao, ta cảm nhận được lão
Hạc là người cha thương con vô bờ. Vợ lão mất sớm, lão một mình gà trống ni
con. Biết con buồn vì khơng có tiền để cưới vợ “lão thương con lắm...”. Con lão vì
thế phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão đau đớn chỉ biết khóc. Có nỗi đau nào lớn
hơn nỗi đau mất con, nỗi đau khi làm cha mà không lo nổi hạnh phúc riêng cho
đứa con độc nhất của mình. Cho nên mỗi khi nhắc đến con là lão lại rấn rấn nước
mắt với một giọng buồn thương. Lão chỉ biết dành tất cả tình thương, nỗi nhớ gửi
gắm vào cậu Vàng mà chăm sóc nó “như một đứa con cầu tự” bởi đó là kỉ vật duy
nhất con lão để lại. Hoa lợi trong vườn, bán được bao nhiêu lão dành dụm cho
con, hi vọng khi con trở về “có chút vốn mà làm ăn”. Đói khổ quá, nhưng lão Hạc
đã giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Lão đã tìm đến cái chết, “thà chết chứ khơng
chịu bán đi một sào”.
Ví dụ 2: Xét vào đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ
sau trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên:
17



“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

+

Ở đề bài này, học sinh đã dựng được nội dung và hình thức như sau:
+ Câu mở đoạn: hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “ơng đồ” của Vũ
Đình Liên.
Câu phát triển:
Tác giả đã nhân hóa giấy, mực, nghiên để nói lên tình cảnh và tâm trạng sầu
buồn của ông lúc bấy giờ.
Giấy đỏ bày ra không ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông
động vào, nỗi buồn tủi sầu não thấm cả vào những vật vơ tri vơ giác.
+ Câu kết đoạn: Có thể nói, bằng nghệ thuật nhân hóa và bút pháp tả cảnh
ngụ tình, nỗi buồn sầu của ơng đồ khi ế khách trở nên cụ thể và da diết làm sao!
+ Câu chủ đề: Có thể nói, bằng nghệ thuật nhân hóa và bút pháp tả cảnh ngụ
tình, nỗi buồn sầu của ông đồ khi ế khách trở nên cụ thể và da diết làm
sao!
Ta làm tương tự như ví dụ 1. Dự kiến đoạn văn sau khi chỉnh sửa sẽ là:
“Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ “ơng đồ” của Vũ Đình Liên. Tác
giả đã nhân hóa “giấy, mực, nghiên” những vật dụng gắn bó thân thiết, là máu, là
thịt là linh hồn của cuộc đời ông đồ để nói lên tình cảm của ơng lúc bấy giờ và
tâm trạng sầu buồn của lớp người đang tàn tạ và bị lãng qn. Những tờ giấy đỏ
bày ra khơng cịn ai để ý đến, nghiên mực không được chiếc bút lông động vào,
nỗi buồn tủi sầu não như đã thấm cả vào những vật vơ tri vơ giác. Hay nói cách
khác nỗi buồn ấy đã làm cho mực khô và đọng lại trong nghiên sầu, làm cho giấy
đỏ nhạt nhòa buồn khơng thắm. Có thể nói, bằng nghệ thuật nhân hóa và bút pháp
tả cảnh ngụ tình, hai câu thơ tái hiện nỗi buồn sầu của ông đồ khi ế khách mới cụ

thể và da diết làm sao!”
6.1.4.

Kết quả sau khi áp dụng biện pháp

Qua quá trình áp dụng biện pháp trong các tiết thực dạy ở các lớp 8B (20202021) và 8A, 8B (2021-2022) tại Trường Trung học cơ sở Tân Tiến đến thời điểm
này, tôi đã thu được những tín hiệu khá khả quan:
*Đối với học sinh:
18


-

Có sự hứng thú hơn với mơn ngữ văn, đặt biệt trong những buổi luyện viết đoạn
văn nghị luận văn học.
Thay vì ngồi chờ các bạn viết và cơ giáo chữa để chép vào vở, nhóm học sinh yếu
đã biết chủ động làm bài và nhờ cô trợ giúp khi cảm thấy khó khăn.
Học sinh tích cực trình bày bài trước lớp, khơng cịn ngại ngùng và tâm lí sợ bị chê
khi các bạn và cô nhận xét, biết tiếp thu và sửa chữa bài hoàn chỉnh hơn.
Chất lượng đoạn văn các em viết ngày càng đạt yêu cầu hơn cả về nội dung và hình
thức.
*Đối với giáo viên:

-

Được học sinh chia sẻ nhiều hơn, giúp ích cho việc điều chỉnh biện pháp giảng dạy
phù hợp với học sinh. Sự tương tác giữa cơ và trị tăng lên dần theo từng buổi học,
nhờ đó chất lượng dạy học cũng tăng lên.
Và để đánh giá chính xác kết quả thu được, tôi tiếp tục làm một bài khảo sát ở
lớp 8B (2020-2021) vào thời điểm gần cuối năm học và 8A, 8B (2021-2022) vào

ngày 15/10/2021. Kết quả đạt được như sau:
Lớp
8B
(2020-2021)
8A
(2021-2022)
8B
(2021-2022)

Sĩ số
32

Giỏi
SL
%
3
9,4

Khá
SL
%
10
31,3

Trung bình
SL
%
17
53,1


Yếu
SL %
2
6,2

40

4

10

13

32,5

16

40

7

17,5

41

3

7,3

14


34,2

16

39

8

19,5

Qua kết quả đó, tơi thấy đây là một tín hiệu đáng mừng. Những biện pháp tơi
đề ra đã bước đầu phát huy tác dụng. Ớ lớp 8B năm học 2020 – 2021, sau gần 1
năm áp dụng, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu giảm từ 28,1% xuống còn 6,2%. Ở hai lớp
8A, 8B, do thời gian áp dụng mới được gần 2 tháng nên tỉ lệ giảm vẫn còn chậm,
số bài đạt điểm yếu lớp 8A giảm từ 27,5% xuống còn 17,5%, lớp 8B giảm từ
29,3% xuống cịn 19,5%, nhưng tơi tin cho đến cuối năm học, khi tôi tiếp tục áp
dụng biện pháp này, tỉ lệ học sinh yếu của 2 lớp sẽ tiếp tục giảm và góp phần nâng
19


cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn lớp 8.
6.2.
Phần kết luận chung
Thực hiện biện pháp: “Nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận văn học cho
học sinh yếu lớp 8 trong trường THCS” là một trong những trải nghiệm của bản
thân tôi trong những năm đầu tiên của tuổi nghề. Là sự đúc kết kinh nghiệm sau
bao nhiêu trăn trở trước những khó khăn khi giảng dạy tại những lớp đầu thấp, khi
đại đa số lực học của học sinh còn hạn chế, kĩ năng viết bài còn yếu và tinh thần
hợp tác của các em không cao. Bản chất của sáng kiến chung quy lại đòi hỏi người

giáo viên cần phải thật sự tâm huyết và bao dung để phá bỏ bức tường mà học sinh
yếu dựng lên nhằm tạo khoảng cách với thầy cô, phá bỏ đi sự mặc cảm tự ti mà các
em đã tự tạo trong suốt nhiều năm học. Giáo viên còn phải thực sự kiên trì để dẫn
dắt các em từng bước đi đầu tiên là những đơn vị kiến thức cơ bản, cho đến sản
phẩm cuối cùng là đoạn văn nghị luận văn học hồn chỉnh nhất có thể theo khả
năng của mình.
Thực tế học sinh khơng thích học văn, khơng biết viết bài không đáng sợ, mà
đáng sợ hơn cả đó là giáo viên vơ cảm, thiếu trách nhiệm, chỉ quan tâm đến thành
tích là con số trên những bài kiểm tra chứ khơng phải là năng lực được hình thành
trong q trình học tập, là sự u thích và dũng cảm bày tỏ quan điểm cá nhân
trước mỗi tác phẩm văn học. Thay vì làm sẵn và biến học sinh thành những “con
vẹt”, tôi mong muốn mỗi giáo viên hãy dùng sự nhiệt huyết của mình để truyền
lửa, truyền niềm tin cho các em, để các em khơng cịn thụ động mà có khả năng
chủ động dùng ngịi bút của mình viết nên những cách cảm riêng, để cơ và trị là
những người đồng sáng tạo trong q trình tiếp nhận tác phẩm văn học.
Những thông tin cần bảo mật: Không
Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp:
Về phía nhà trường: Cần trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để
giáo viên và học sinh có điều kiện dạy và học tốt nhất.
Về phía giáo viên: Cần tự bồi dưỡng chuyên mơn thường xun, trau dồi những
phương pháp dạy học tích cực, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đã nhiều năm
phụ đạo học sinh yếu hiệu quả.
Về phía học sinh: Phải chăm chỉ, chịu khó, nhận thức đúng về vai trị của việc học,
có tinh thần quyết tâm vượt lên “sức ì” của chính mình.
Về phía phụ huynh: Cần đơn thúc việc học tập tại nhà của con em mình, nhưng
không gây áp lực, tạo một môi trường học tập thoải mái.
7.
8.

-


-

20


Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng biện pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
9.1.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả:
Việc áp dụng sáng kiến đã đem lại hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng đại trà
của môn ngữ văn 8 ở các lớp tôi đã và đang giảng dạy.
9.2.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng biện pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Biện pháp này có thể sử dụng linh hoạt, không chỉ áp dụng cho viết đoạn văn
nghị luận văn học, mà có thể áp dụng trong q trình viết bài văn nghị luận văn
học, nghị luận xã hội. Không chỉ áp dụng với lớp 8, mà cịn có thể áp dụng ở các
khối lớp khác với các dạng bài tương tự. Đã có một số thầy cơ trong trường áp
dụng và theo phản hồi là kết quả khả năng viết của học sinh được cải thiện so với
trước khi áp dụng sáng kiến.
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng biện
pháp lần đầu (nếu có):
9.

TT

Tên tổ chức/cá nhân


Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực áp
dụng biện pháp
Áp dụng vào dạy phân
môn Tập làm văn
Áp dụng vào dạy phân
môn Tập làm văn

1
2

Tân Tiến, ngày

tháng 10 năm 2021

HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

………, ngày

tháng

năm 2021

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BIỆN
PHÁP CẤP CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)


21

Tân Tiến, ngày 29 tháng10 năm 2021

TÁC GIẢ BIỆN PHÁP
(Ký, ghi rõ họ tên)


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Dạy học phát triển năng lực Ngữ văn THCS – NXBĐHSP – Đỗ Ngọc
Thống chủ biên.
Hướng dẫn dạy học mơn Ngữ văn THCS theo chương trình giáo dục
phổ thông mới – NXBĐHSP – Đỗ Ngọc Thống chủ biên
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 8 – NXBGD
Phương pháp dạy học văn – tập 2 – NXBĐHSP – Phan Trọng Luận chủ
biên.
Củng cố và ôn luyện Ngữ văn 8 – NXBĐHQGHN – Nguyễn Việt Hùng
chủ biên.
Khám phá siêu tư duy mind map Ngữ văn 8 – NXB Thanh Hóa – Phan
Thế Hồi chủ biên.
Giáo trình tâm lí học đại cương – NXBĐHSP – Nguyễn Quang Uẩn chủ

biên
Một số thông tin trên mạng In-ter-nét

22



×