Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn Thạc sĩ Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

TRẦN HỒNG ANH

ĐÁNH GIÁ RỦI RO AN TOÀN
SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC MÁY,
THIẾT BỊ GIA CƠNG CƠ KHÍ TẠI
PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY
HONDA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN THÚ

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề
nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại
phân xưởng hàn dập Cơng ty Honda Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu
độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Thú. Luận
văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu,
nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền ở hữu trí tuệ.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn
thạc sĩ.
Tác giả luận văn



Trần Hoàng Anh


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Cơng đồn, cùng các thầy cơ giáo khoa
Sau đại học và khoa Bảo hộ lao động đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, rèn luyện tại trường và làm
luận văn tốt nghiệp.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Thầy giáo TS. Vũ Văn Thú đã ln tận tình hướng dẫn, đinh hướng, động
viên em trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Lãnh đạo Công ty Honda Việt Nam, Bà Đinh Thị Minh Ngọc – Trưởng
khối Hành chính nhân sự Công ty Honda Việt Nam tại Hà Nam, cùng tồn thể
cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong
suốt thời gian tìm hiểu và hồn thành luận văn tại Cơng ty.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài ..........................................................................................4
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu .......................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................5
Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 6
1.1. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia cơng cơ khí
trên thế giới ........................................................................................................6
1.1.1. Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá trình
hàn cắt kim loại tại Cộng hoà Slovak ............................................................... 6
1.1.2. Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ ............. 7
1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC tại Ba
Lan ..................................................................................................................... 8
1.1.4. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của người vận
hành máy cắt laser tại Ba Lan ........................................................................... 9
1.2. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia công cơ khí tại
khu vực Đơng Nam Á ......................................................................................13
1.3. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và một số nghiên
cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam ..............................................................15
1.3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ............ 15
1.3.2. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam ......................................... 19
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................22


Chương 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN VỆ SINH LAO
ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA VIỆT NAM ........23

2.1. Thông tin chung về Công ty Honda Việt Nam ......................................23
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Honda Việt Nam ............................................... 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Cơng ty Honda Việt Nam ......................... 24
2.1.3. Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của Cơng ty Honda Việt Nam 27

2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động .........................28
2.2.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại nhà máy ....................... 28
2.2.2. Kế hoạch An toàn vệ sinh lao động năm 2019 ..................................... 32
2.2.3. Thực trạng công tác kĩ thuật an tồn ..................................................... 33
2.2.4. Thực trạng cơng tác vệ sinh lao động ................................................... 43
2.2.5. Công tác đánh giá rủi ro ........................................................................ 54
2.2.6. Công tác báo cáo, tổng kết định kỳ ....................................................... 55
2.3. Đánh giá hiệu quả cơng tác an tồn vệ sinh lao động. ..........................56
2.3.1. Những mặt đã đạt được ......................................................................... 56
2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế ................................................................... 56
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................58
Chương 3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO AN
TOÀN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC
TẠI CÁC MÁY, THIẾT BỊ GIA CƠNG CƠ KHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN
DẬP CƠNG TY HONDA VIỆT NAM ..............................................................59

3.1. Phương pháp đánh giá rủi ro ..................................................................59
3.1.1. Các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại có thể gây nguy hiểm.............. 59
3.1.2. Phương pháp đánh giá mức độ rủi ro. ................................................... 62
3.2. Đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động
làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập
Cơng ty Honda Việt Nam ...............................................................................66


3.3. Đề suất áp dụng giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn sức khoẻ nghề
nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí
tại phân xưởng hàn dập Cơng ty Honda Việt Nam .....................................71
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................79



DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Nội dung thay thế

ATLĐ

An toàn lao động

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

BHLĐ

Bảo hộ lao động

BVMT

Bảo vệ môi trường

HVN

Honda Việt Nam


ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

MTLĐ

Môi trường lao động

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

OSH

Hệ thống quản lý an tồn - vệ sinh lao động

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

PCCN

Phòng chống cháy nổ

PTBVCN


Phương tiện bảo vệ cá nhân

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TNLĐ

Tai nạn lao động

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCV

Tiêu chuẩn công việc

UBAT

Uỷ ban an toàn

VSLĐ

Vệ sinh lao động


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của người vận hành máy CNC với việc sử dụng

phương pháp Điểm rủi ro ................................................................... 9
Bảng 2.1: Số liệu về lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019 .......... 25
Bảng 2.2: Số liệu về lực lượng lao động theo độ tuổi....................................... 25
Bảng 2.3: Lực lượng lao động phân theo trình độ chun mơn ....................... 26
Bảng 2.4: Tổng hợp chi phí an toàn vệ sinh lao động năm 2019 ..................... 33
Bảng 2.5: Bảng thống kê máy, thiết bị cơ khí ................................................... 35
Bảng 2.6: Bảng thống kê thiết bị nâng, vận chuyển ......................................... 37
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về Cơng tác kỹ thuật an tồn tại phân
xưởng hàn dập .................................................................................. 42
Bảng 2.8: Kết quả đo vi khí hậu tại các vị trí năm 2019 .................................. 43
Bảng 2.9: Kết quả đo tiếng ồn tại các vị trí năm 2019...................................... 44
Bảng 2.10: Kết quả đo hàm lượng bụi, hơi khí độc tại các vị trí năm 2019 ..... 45
Bảng 2.11: Kết quả đo ánh sáng tại các vị trí năm 2019 .................................. 47
Bảng 2.12: Kết quả khám sức khoẻ định kỳ năm 2019 .................................... 48
Bảng 2.13: Số tai nạn lao độngxảy ra tại phân xưởng hàn dập qua các năm
2015- 2019 ....................................................................................... 49
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát về phương tiện bảo vệ cá nhân tại phân xưởng
hàn dập ............................................................................................. 51
Bảng 2.15: Thống kê cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân tại phân
xưởng hàn dập ................................................................................ 52
Bảng 3.1: Yếu tố có thể dẫn đến nguy hiểm cho người lao động ..................... 59
Bảng 3.2: Mức độ thương tật nếu phát sinh tai nạn .......................................... 63
Bảng 3.3: Mức độ khả năng phát sinh tai nạn ................................................... 63
Bảng 3.4: Mức đánh giá rủi ro .......................................................................... 64
Bảng 3.5: Bảng quan điểm ưu tiên triển khai đối sách ..................................... 64
Bảng 3.6: Bảng đánh giá rủi ro cho người lao động làm việc tại các máy, thiết
bị gia cơng cơ khí tại phân xưởng hàn dập ...................................... 66
Bảng 3.7: Bảng đối sách giảm thiểu rủi ro người lao động làm việc tại các
máy, thiết bị gia cơng cơ khí tại phân xưởng hàn dập ..................... 71



DANH MỤC BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2019 ...................... 25
Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi ......................................... 26
Hình
Hình 1.1: Máy cưa vịng Bomar Ergonomic 290.250 GAC ............................... 6
Hình 2.1: Máy dập 600 tấn ................................................................................ 35
Hình 2.2: Thiết bị nâng, vận chuyển ................................................................. 37
Hình 2.3: Trạm khí Argon và trạm khí CO2 ..................................................... 39
Hình 2.4: Thiết bị phòng cháy chữa cháy ......................................................... 40
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam .................. 18
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Honda Việt Nam ................................ 24
Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất ............................................................................ 28
Sơ đồ 3.1: Trình tự ưu tiên thực hiện các đối sách ........................................... 65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình lao động sản xuất luôn xuất hiện và tồn tại các yếu tố
nguy hiểm và có hại, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề
nghiệp cho người lao động, đặc biệt là vào thời kì cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa, hội nhập quốc tế của đất nước, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất tại các
nhà máy, xí nghiệp cũng như các khu cơng nghiệp, cơng trình tổ hợp đang có
xu hướng gia tăng và phát triển đa dạng về ngành nghề sản xuất, chế tạo, lắp
ráp. Việc phát triển của các khu công nghiệp cũng như các cơng trình phụ trợ
được xây dựng để thu hút nguồn nhân lực như các khu nhà ở giá rẻ, khu cao

ốc, văn phòng, các nhà máy và phân xưởng với sự tham gia của rất nhiều đơn
vị nhà thầu đi kèm với lực lượng lao động dồi dào bao gồm cả trong nước và
quốc tế. Quá trình tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và
ngành sản xuất, chế tạo, lắp ráp nói riêng có thể cho chúng ta thấy những tác
động hay dễ dàng nhận thấy nhất chính là hệ lụy của sự phát triển như các vấn
đề xã hội, ô nhiễm, tắc nghẽn giao thơng, đặc biệt là tình trạng mất ATVSLĐ,
tai nạn lao động, người mắc bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp, xí nghiệp, làng nghề đang có xu hướng gia tăng cả về số vụ và tình
hình nghiêm trọng, theo đó có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây tổn thất
lớn về người và tài sản, để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho người lao động và
xã hội.
Theo báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019,
trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động làm 8.327 người bị nạn
(bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực NLĐ làm việc không
theo hợp đồng lao động) trong đó:


2

Khu vực có quan hệ
lao động

Tổng số

Khơng có hợp đồng
lao động

Tổng số

So với

2018

Tổng số

So với
2018

Số người chết
vì TNLĐ

979 người

610 người

Giảm
1,93%

369 người

Giảm
11,5%

Số vụ TNLĐ
chết người

927 vụ

572 vụ

Giảm

1,03%

355 vụ

Giảm
9,9%

1.892 người 1.592 người

Giảm
5,5%

300 người

Tăng
17,6%

2.771 người 2.535 người

Tăng
1,84%

236 người

Tăng
32,6%

Tăng
56,6%


27 vụ

Giảm
25%

Số người bị
thương nặng
Nạn nhân là
lao động nữ
Số vụ TNLĐ
có 2 người bị
nạn trở lên

146 vụ

119 vụ

Nguồn: Tác giả thống kê

Những con số chỉ ra về tai nạn lao động trên cho thấy, nguyên nhân của
các vụ TNLĐ thì có nhiều, đa dạng, song những nguyên nhân cơ bản thuộc
trách nhiệm của NSDLĐ, NLĐ và vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước
- Về phía NSDLĐ:
+ Chưa chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện lao động, sử dụng máy
móc, thiết bị lạc hậu, khơng bảo đảm an tồn và chưa trang bị đầy đủ các
phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện, thiết bị an toàn như thiết bị che
chắn, thiết bị bảo hiểm, biển báo, biển chỉ dẫn về an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc.
+ Chưa quan tâm đến việc huấn luyện, đào tạo, thông tin, tuyên truyền
nâng cao nhận thức, kỹ năng làm việc an toàn cho NLĐ.

+ Chưa chú trọng xây dựng môi trường làm việc, văn hóa an tồn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc.
- Về phía NLĐ:
Do phần lớn lực lượng lao động xuất thân từ nơng thơn, nơng nghiệp,
trình độ văn hóa thấp, chuyên môn nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động, nhận


3

thức về an tồn, vệ sinh lao động cịn nhiều hạn chế nên trong q trình lao
động cịn nhiều trường hợp khơng chấp hành nội quy, quy trình làm việc an
tồn, vệ sinh lao động, khơng sử dụng hoặc sử dụng khơng đúng cách các
phương tiện làm việc an tồn, vệ sinh lao động.
- Về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước:
Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động mặc dù đã
được ban hành khá đầy đủ song việc triển khai ở nhiều cấp, ngành, địa
phương chưa đầy đủ và quyết liệt; công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn
chế do lực lượng thanh tra hạn chế về số lượng, chất lượng.
Qua những thơng tin trên đây, chúng ta có thể thấy mức độ tai nạn lao
động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) hiện nay là rất nghiêm trọng. Do
đó, cần thiết phải nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề
nghiệp một cách nghiêm túc & chặt chẽ.
Công ty Honda Việt Nam Được thành lập vào năm 1996, là công ty liên
doanh giữa 3 đơn vị: Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda
Motor (Thái Lan), Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt
Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ơ tơ. Sau hơn 20 năm có mặt
tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một
trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và ô tô uy
tín tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất ln xuất hiện
và tồn tại các yếu tố nguy hiểm và có hại, có nguy cơ gây ra tai nạn lao động

hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động việc khảo sát và điều tra xác định
rõ nguồn gốc mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con
người và đề ra biện pháp để làm giảm tiến đến loại trừ các yếu tố đó là nội
dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Do đó việc đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao
động tại nơi làm việc là thực sự cần thiết, góp ngăn ngừa tai nạn lao động, bảo
vệ sức khỏe cho người lao động. Đề tài “Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe
nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ


4

khí tại phân xưởng hàn dập Cơng ty Honda Việt Nam” vừa có tính cấp thiết
vừa có ý nghĩa thực tiễn cao. Đề tài tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá
rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất hiện nay, đồng thời
nghiên cứu nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro an toàn sức khoẻ nghề nghiệp
cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia cơng cơ khí thuộc phân
xưởng hàn dập Cơng ty Honda Việt Nam nói riêng. Từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả đánh giá rủi ro nhằm cải thiện điều kiện làm việc, phòng
tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá thực trạng công tác an toàn sức khoẻ nghệ nghiệp cho người
lao động làm việc tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.
Đề suất giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao
động, bảo vệ sức khỏe người lao động bằng cách đánh giá rủi ro quá trình làm
việc của người lao động tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Người lao động làm việc tại các máy thiết bị gia
cơng cơ khí;
Phạm vi nghiên cứu: phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp hồi cứu số liệu về công tác đánh giá rủi ro tại phân xưởng
hàn dập Công ty Honda Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn nhân viên
làm việc tại các máy thiết bị gia cơng cơ khí tại phân xưởng hàn dập Cơng ty
Honda Việt Nam.
Điều tra khảo sát:
Tác giả sẽ tiến hành điều tra khảo sát bằng bảng hỏi dành cho người lao
động, thông tin được điền vào phiếu để đánh giá cảm nhận của người lao
động đối với tình hình an tồn vệ sinh lao động của phân xưởng;


5

Nội dung phiếu (Cảm nhận của nhân viên về công tác kỹ thuật an tồn tại
phân xưởng, tình hình cấp phát và sử dụng PTBVCN của người lao động, tình
hình tuyên truyền, huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, đề xuất kiến nghị
của người lao động);
Điều tra xã hội học: phỏng vấn, bảng hỏi;
Khảo sát, đánh giá.
Phương pháp xử lý thống kê tổng hợp số liệu
Phân loại, sắp xếp, phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu hồi cứu, số
liệu thu thập về hiện trạng an toàn vệ sinh lao động tại phân xưởng hàn dập
Công ty Honda Việt Nam;
Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê kết quả điều tra bằng phiếu câu
hỏi của tác giả.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm những nội dung chính
như sau:

Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại
phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam
Chương 3. Đề suất áp dụng giải pháp giảm thiểu rủi ro an toàn sức
khoẻ nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia cơng
cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam.


6

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia cơng cơ
khí trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro trong quá
trình hàn cắt kim loại tại Cộng hồ Slovak
- Tác giả: Martin Kotus, Róbert Drlička, Rastislav Mikuš và Jozef
Žarnovský
- Đơn vị công tác: Đại học Nông nghiệp Slovak, Cộng hòa Slovak
- Địa điểm nghiên cứu: Cơ sở sản xuất MetalTrade, s.r.o. Nitra

Hình 1.1: Máy cưa vịng Bomar Ergonomic 290.250 GAC
Nguồn: Multidisciplinary Aspects of Production Engineering – MAPE
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng tiêu chuẩn STN EN ISO 31 000:2019
Risk management để đánh giá cho máy cưa vịng Bomar Ergonomic 290.250
GAC. Theo đó, phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro là phương pháp
tính điểm để phân tích các rủi ro trong q trình sản xuất và môi trường lắp
đặt máy. Đối với phương pháp này, tỉ lệ rủi ro sẽ được tính bằng tích của ba
tham số: tần suất xảy ra sự cố, hậu quả của sự cố và mức độ nhận biết rủi ro.



7

Sau khi đánh giá, kết quả được phân chia thành các nhóm “A, B, C” dựa trên
quan điểm về mức độ đe doạ của mối nguy: rủi ro cao nhất được chỉ ra là điện
giật (đây là rủi ro không thể chấp nhận nếu khơng có biện pháp bảo vệ), rủi ro
liên quan đến việc chấn thương cột sống khi bê vật liệu một cách thủ công.
Nghiên cứu cũng chỉ ra các rủi ro có thể chấp nhận được nếu đạt được sự cải
thiện bằng cách lập kế hoạch đề phịng cùng với các biện pháp an tồn trong
q trình vận hành như: trang bị Phương tiện bảo vệ cá nhân, cải tiến thao tác
làm việc.
1.1.2. Nghiên cứu Đánh giá rủi ro an toàn trong cắt GAS CNC tại Ấn Độ
- Tác giả: Ashish Yadav, Abhaynath Kumar, Sandeep Yadav
- Đơn vị cơng tác: Khoa Cơng nghệ Phịng cháy và Kỹ thuật An toàn,
Học viện IES-IPS, Indore (M.P), Ấn Độ
Phạm vi nghiên cứu của nhóm là ngành cơ khí cơng nghiệp ở Ấn Độ và
biện pháp đánh giá là chấm điểm để phân loại rủi ro gồm 6 bước:
- Bước 1: Liệt kê các công việc khi vận hành máy
- Bước 2: Tổng hợp các bước thực hiện công việc với máy vào bảng
kiểm sốt
- Bước 3: Mơ tả rủi ro của các bước thực hiện công việc
- Bước 4: Đánh giá và chấm điểm rủi ro trước khi đưa ra biện pháp khắc phục
- Bước 5: Đề suất các biện pháp khắc phục
- Bước 6: Đánh giá và chấm điểm lại sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục
Các bước thực hiện của nhóm đã đưa ra được tồn bộ rủi ro có thể xảy
ra trong q trình làm việc, ngồi ra nó cịn được chấm điểm trước và sau khi
đưa ra biện pháp khắc phục giúp người đọc có thể thấy được rủi ro đã được
giảm thiểu đến mức nào. Nghiên cứu đã chỉ ra 6 mối nguy chính khi vận hành
máy cắt như sau:
- Vận chuyển tấm kim loại: người lao động có thể bị thương hoặc tử

vong do rơi linh kiện hoặc va chạm vào cạnh sắc của tấm kim loại.


8

- Căn chỉnh tấm kim loại: các loại máy hiện đại sử dụng máy tính để
thực hiện cơng việc cắt kim loại, do đó người lao động phải trực tiếp căn
chỉnh các tấm kim loại. Do đó nếu khơng sử dụng các cơng cụ phụ trợ phù
hợp có thể dẫn đến các thương tích hoặc tai nạn.
- Cắt bằng gas: khi vận hành các thiết bị này có nguy cơ cháy nổ cao,
ngồi ra nhiệt và khí độc phát sinh cũng tạo ra trong quá trình vận hành, ảnh
hưởng nhiều tới người lao động trực tiếp.
- Kiểm tra thiết bị: trong q trình này có thể có các nguy cơ va đập, kẹp,
cuốn, cán, kéo tới các bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc với vùng chuyển động
của máy.
- Di chuyển thiết bị: mối nguy ở hoạt động này bao gồm các công cụ, vật
liệu sử dụng & gồm các mối nguy khác của cơng trình lắp đặt.
- Phoi của q trình cắt: các vật này có rất nhiều hình dạng và độ sắc
nhọn khác nhau dẫn đến mối nguy cắt, mài đối với người lao động.
1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại vị trí vận hành máy cắt CNC
tại Ba Lan
- Tác giả: Andrzej Pacana.
- Đơn vị cơng tác: Khoa Cơ khí và Hàng khơng, Đại học Công nghệ
Rzeszow
Nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra các yếu tố nguy hiểm khi vận hành
máy cắt CNC như: các bộ phận chuyển động của máy, dụng cụ rơi, nhiệt độ
bề mặt vật sau cắt, hở điện ở vỏ thiết bị. Yếu tố có hại được liệt kê trong
nghiên cứu bao gồm: tiếng ồn, độ rung, hơi hoá chất, bụi, nhiệt độ làm việc và
độ ẩm khơng khí. Ngồi các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại đã nêu ở trên,
tác giả đưa thêm các mối nguy liên quan đến tư thế làm việc đứng kéo dài

hoặc căng thẳng tâm lý.


9

Bảng 1.1: Đánh giá rủi ro của người vận hành máy CNC với việc sử dụng
phương pháp Điểm rủi ro
Stt

Mối nguy

Xác
suất (P)

Sự
tiếp
xúc
(E)

Mức
thương
tật (S)

Điểm

6

6

3


108

Quan trọng

Rủi ro = P*E*S
Đánh giá

1

Va đập

2

Bị thương
nhẹ

0,5

3

3

4,5

Có thể chấp nhận

3

Bỏng


0,5

2

3

3

Có thể chấp nhận

4

Tiếng ồn

10

6

1

60

Nhỏ

5

Nhiễm
trùng, bệnh



0,2

0,5

3

0,3

Có thể chấp nhận

6

Stress

3

3

3

27

Nhỏ

7

Dị ứng

0,5


1

3

1,5

Có thể chấp nhận

Nguồn: International Journal of Engineering Research & Technology
(IJERT)
Sau khi áp dụng tiêu chuẩn PN-N-18002 (của WOŹNY A., PACANA
A. 2014) để tính điểm các mối nguy cho thấy rủi ro bị thương nhẹ, bỏng,
nhiễm trùng, bệnh lý và dị ứng là có thể chấp nhận được. Sự khác biệt chỉ xảy
ra trong trường hợp nguy hiểm liên quan đến sự căng thẳng khi làm việc và
nghiên cứu cũng chỉ ra cần phải kiểm soát định kỳ các yếu tố tiêu cực đến
NLĐ như sự va đập, tiếng ồn.
1.1.4. Nghiên cứu về đánh giá rủi ro trong môi trường làm việc của
người vận hành máy cắt laser tại Ba Lan
- Tác giả: Michal Palega, Marcin Krause.
- Đơn vị công tác: Đại học Công nghệ Czestochowa, Đại học Công nghệ
Silesian, Ba Lan.


10

Nghiên cứu của nhóm tác giả là “xác định các mối nguy và đánh giá rủi
ro” tại nơi làm việc của người vận hành máy cắt laser. Nhóm cũng chỉ ra
những yêu cầu cơ bản đối với nơi làm việc sau khi phân tích. Các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: quan sát nơi làm việc (sử dụng bảng

kiểm), phỏng vấn người sử dụng lao động, các nhân viên vận hành và giám
sát an toàn, cũng như phân tích các tài liệu nội bộ của cơng ty. Đánh giá rủi ro
nghề nghiệp được thực hiện tại nơi làm việc theo phương pháp Điểm rủi ro
cho thấy có nhiều yếu tố rủi ro khác nhau đối với tai nạn hoặc bệnh tật liên
quan đến công việc được thực hiện tại vị trí của người vận hành máy cắt laser.
Phương pháp Điểm rủi ro được sử dụng các tham số:
- Giá trị S: là hậu quả có thể xảy ra của sự cố, tổn thất do sự cố gây ra
được xác định theo bảng 1.2:
Bảng 1.2: Đánh giá tác động của mối nguy – S
Giá trị
S

Loại hiệu ứng

100

Thảm hoạ lớn

40

Thảm hoạ

15

Rất lớn

7

Lớn


3

Trung bình

1

Nhỏ

Mơ tả tổn hại
Con người
Nhiều trường hợp tử
vong

Vật chất
30 triệu Złoty Ba Lan

Một số trường hợp tử

Từ 10 đến 30 triệu

vong

Złoty Ba Lan

Nạn nhân tử vong

Từ 1 đến 10 triệu Złoty
Ba Lan

Tổn thương cơ thể


Từ 30.000 đến 1 triệu

nghiêm trọng

Złoty Ba Lan

Phải nghỉ việc
Phải sơ cấp cứu

Từ 3 đến 30.000 Złoty
Ba Lan
Nhỏ hơn 3.000 Złoty
Ba Lan
Nguồn: Sciendo


11

- Giá trị E: là khả năng tiếp xúc với mối nguy.
Bảng 1.3: Đánh giá khả năng mối nguy – E
Giá trị E

Mô tả sự tiếp xúc

10

Liên tục

6


Thường xuyên (hằng ngày)

3

Thỉnh thoảng (1 tuần/lần)

2

Thỉnh thoảng (1 tháng/lần)

1

Tối thiểu (vài lần một năm)

0,5

Không đáng kể (mỗi năm một lần)
Nguồn: Sciendo

- Giá trị P: là xác suất xảy ra sự cố.
Bảng 1.4: Đánh giá xác suất xuất hiện của mối nguy – P
Giá trị P

Mơ tả xác suất

Xác suất (%)

10


Rất có khả năng xảy ra

50

6

Hồn tồn có thể xảy ra

10

3

Khơng có khả năng, nhưng có
thể xảy ra

1

1

Chỉ thường xuyên có thể xảy ra

10-1

0,5

Có thể xảy ra

10-2

0,2


Hầu như khơng thể xảy ra

10-3

0,1

Chỉ có thể xảy ra về mặt lý
thuyết

10-4

Giá trị rủi ro R được tính bằng cơng thức: R = S*E*P

Nguồn: Sciendo


12

Bảng 1.5: Giải thích chỉ số mức độ rủi ro – S
Giá trị R

Loại rủi ro

R < 20

Rất nhỏ

20 ≤ R < 70


Nhỏ

70 ≤ R < 200

Trung bình

200 ≤ R < 400

Lớn

R ≥ 400

Rất lớn

Khả năng chấp
nhận rủi ro
Có thể chấp nhận
được

Các hành động cần
thiết
Kiểm soát được
khuyến nghị
Cần kiểm soát
Cần cải thiện

Không thể chấp
nhận được

Cần cải thiện ngay lập

tức
Dừng ngay công việc
Nguồn: Sciendo

Khu vực được đánh giá là nơi đã đáp ứng các điều kiện làm việc phù
hợp về: nhiệt độ, ánh sáng, sàn phẳng, không trơn trượt, không bám bụi và
khơng có ngưỡng ngăn cách giữa các phịng. Nghiên cứu đã phân tích về các
yếu tố nguy hiểm, có hại và nguy hiểm thực tế và có thể (tiềm ẩn) tại vị trí
làm việc với máy cắt Laser. Song song với việc xác định các mối nguy, nhóm
đã tiến hành đánh giá ban đầu về các tác động tiềm tàng của chúng và thời
gian tiếp xúc của nhân viên (phơi nhiễm), có tính đến các biện pháp phịng
ngừa đã sử dụng (kỹ thuật, tổ chức và con người) trong nhà máy.
Bài nghiên cứu đã chỉ ra các tác động nghiêm trọng nhất liên quan đến
tổn thất sức khỏe hoặc tính mạng con người, cũng như tổn thất vật chất sẽ là
kết quả của các sự kiện như: cháy, bị các chi tiết máy đang di chuyển, bị máy
va đập, đè bẹp, bị vật rơi rơi trúng tầng thấp, điện giật. Ngược lại, khi xem xét
mức độ tiếp xúc với mối đe dọa, theo ý kiến của tác giả, hầu hết các mối đe
dọa được đặc trưng bởi sự tiếp xúc thường xun (hàng ngày). Tiếp xúc
khơng thường xun có thể liên quan đến các yếu tố nguy cơ như: hỏa hoạn,
điều kiện thời tiết thay đổi hoặc căng thẳng trên hệ thần kinh. Xem xét thông
số đánh giá rủi ro tiếp theo, là xác suất xuất hiện của một mối nguy hiện hữu,
mức cao nhất (tức là có thể thực tế) được ước tính cho các mối đe dọa sau: tác
động đối với các yếu tố sắc nhọn và cố định, điều kiện thời tiết thay đổi, bỏng


13

nhiệt. Đổi lại, xác suất xảy ra nguy hiểm thấp nhất được ước tính đối với các
sự kiện liên quan được chụp bởi các bộ phận máy chuyển động, bức xạ điện
từ và laser.

1.2. Một số nghiên cứu về đánh giá rủi ro máy, thiết bị gia cơng cơ
khí tại khu vực Đông Nam Á
Hiện nay máy cắt plasma được sử dụng rất phổ biến do dễ dàng sử
dụng và thực hiện các tác vụ khó cực hiệu quả, nhưng trong q trình vận
hành khơng phải là khơng có các mối nguy hiểm như: điện giật, cháy nổ, tia
cực tím, v.v.
Giống như sử dụng một con dao nóng để cắt bơ, máy cắt hồ quang
plasma có thể cắt qua bất kỳ tấm kim loại dẫn điện nào nhanh hơn so với các
phương pháp cắt truyền thống, bao gồm cưa, cắt hoặc mỏ hàn xì oxyaxetylen. Mặc dù cơng nghệ cắt plasma đã có hơn 50 năm, sự ra đời của các
loại có kích thước nhỏ, dễ dàng vận chuyển (dưới 50Kg) và giá cả phải chăng
vào giữa những năm 1990 đã tạo ra sự phát triển phi thường trong việc sử
dụng máy cắt hồ quang plasma. Nhiều kỹ sư, nông dân / chủ trang trại, cơ sở
sản xuất bảng hiệu, cửa hàng sửa chữa, cơ sở bảo trì và cơ sở tạo kim loại
thường xuyên sử dụng công nghệ này.
Tuy nhiên, vì sự mới mẻ của nó nên nhiều người chưa nắm rõ được quy
trình cắt hồ quang plasma đúng cách. May mắn thay, các bước sử dụng đảm
bảo an tồn cơ bản khơng q khó.
Nguy cơ cháy nổ
Máy cắt plasma thổi ra kim loại nóng và các tia lửa, đặc biệt là trong
quá trình tiếp xúc ban đầu với tấm kim loại. Nó cũng làm nóng phơi và mỏ
cắt, tất cả đều có thể gây cháy và bỏng. Để bảo vệ đôi mắt của bạn trong khi
cắt plasma, hãy đeo kính bảo hộ đã được phê duyệt với tấm chắn bên. Để tăng
khả năng bảo vệ, hãy sử dụng tấm che mặt hoặc mũ an toàn kết hợp với kính
an tồn.


14

Để bảo vệ cơ thể khỏi tia lửa trong quá trình cắt và kim loại nóng, cơng
nhân phải ln mặc quần áo bảo hộ và găng tay khô, không hư hại, chống

cháy. Quần áo bảo hộ làm từ chất liệu khó cháy như sợi thuỷ tinh. Khơng để
bật lửa hoặc các vật dễ cháy khác trong túi của bạn. Giày hoặc bốt da cao cổ
giúp bảo vệ chân khỏi tia lửa.
Tia hồ quang plasma cực nóng và mạnh có thể nhanh chóng đâm xuyên
làm đứt găng tay và dẫn đến bỏng da. Để tránh bị thương, không cầm vật liệu
gần đường cắt. Hồ quang bắn ra cũng có thể gây bỏng, vì vậy hãy tránh xa cơ
thể khỏi đầu mỏ hàn khi nhấn cò súng. Khi bắt đầu hàn cắt, hướng tia hồ
quang theo chiều ra khỏi cơ thể và hướng về phía phơi.
Vì nhiệt và tia lửa có thể đốt cháy các vật liệu dễ cháy, hãy di chuyển
tất cả các vật liệu dễ cháy ra xa khu vực cắt ít nhất 5m hoặc bảo vệ chúng bằng
các tấm che chống cháy. Khơng được cắt các vật chứa có áp suất, chẳng hạn
như bồn chứa hoặc thùng phuy. Không cắt trên các thùng chứa có thể chứa chất
dễ cháy hoặc các vật liệu độc hại hoặc phản ứng trừ khi chúng đã được người
có chun mơn kiểm tra và đảm bảo đã an toàn. Khi cắt trên trần nhà, sàn nhà,
vách ngăn, hãy nhớ rằng tia lửa và kim loại có thể bắt lửa các vật liệu dễ cháy ở
mặt khuất. Trên thực tế, không bao giờ cắt hồ quang plasma gần nơi có khí,
hơi, chất lỏng, bụi dễ cháy hoặc ở những vị trí có thể xảy ra nổ.
Nguy cơ điện giật
Mỏ cắt hồ quang plasma thường được thiết kế với hệ thống khóa liên
động an tồn có thể tắt máy nếu người vận hành nới lỏng tấm chắn hoặc nếu
đầu mỏ chạm vào điện cực bên trong vòi phun. Tuy nhiên, cắt hồ quang
plasma yêu cầu điện áp cao hơn so với hàn để bắt đầu và duy trì hồ quang thường là 230V đến 380V - và việc chạm vào các bộ phận mang điện có thể
gây giật điện chết người hoặc bỏng nặng. Dây dẫn có nối kém an tồn và các
điểm trần trên dây làm tăng khả năng bị điện giật. Kiểm tra các hạng mục này
hàng ngày và thay thế nếu không đảm bảo an tồn, tuyết đối khơng sử dụng
bất kỳ cáp mòn hoặc kết nối bị hỏng nào.


15


Vì nước dẫn điện rất tốt nên tránh điều kiện làm việc ẩm ướt (mồ hơi ra
nhiều có thể làm tăng khả năng bị điện giật của cơ thể). Cách điện tại nơi làm
việc và mặt đất bằng cách đứng trên thảm cao su khô hoặc tấm ván ép khô đủ
lớn để che toàn bộ khu vực tiếp xúc của bạn với sàn làm việc hoặc mặt đất.
Hãy thận trọng, vì cả cao su và gỗ đều có thể bắt lửa. Nếu bạn có thể tìm thấy
vật liệu khơ, khơng cháy để đứng (đặt giữa bạn và mặt đất), hãy sử dụng nó.
Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra các vị trí tiếp đất của máy.
Kết nối khung của tất cả các máy chạy bằng điện với công cầu dao, ổ cắm
hoặc mặt đất thích hợp khác được nối đất thích hợp. Ln kiểm tra kỹ việc lắp
đặt và xác minh tiếp đất phù hợp. Không được sử dụng xích, dây thừng, cần
trục, palăng và thang máy làm đầu nối tiếp đất.
1.3. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động và một số
nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại Việt Nam
1.3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, Công tác ATVSLĐ là một phần rất quan trọng và
không thể tách rời của chiến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Những năm
qua, công tác ATVSL được Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc
biệt. Đầu tiên, Nghị quyết đại hội Đảng IX đã nhấn mạnh "chú trọng đảm bảo
an toàn lao động". Tiếp đến, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng chỉ rõ
"cần thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao
động". Từ các cơ sở đó Chính phủ và các Bộ đã thơng qua và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn và chỉ đạo công tác ATVSLĐ như:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm
1992 mới được sửa đổi tại kỳ họp lần thứ 6 Quốc hội khóa 13: Điều 56 của
Hiến pháp quy định "Nhà nước ban hành chế độ, chính sách về bảo hộ lao
động, Nhà nước quy định thời gian lao động... chế độ nghỉ ngơi, chế độ bảo
hiểm xã hội..." cho người lao động.
Bộ luật Lao động 2012 ban hành ngày 01/5/2013: Chương IX Bộ luật
gồm 20 điều nói về an toàn lao động, vệ sinh lao động hay sắp tới vào



16

01/01/2021 Bộ Luật lao động 2019 có hiệu lực quy định “Tuân thủ pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động”.
Bảng 1.6: Các yêu cầu pháp lý về an toàn vệ sinh lao động
Số hiệu văn bản
Luật số
84/2015/QH13
Luật số
80/2015/QH13
Thông tư
07/2016/TTBLĐTBXH
Thông tư 04/2014/TT
- BLĐTBXH

Loại văn bản
Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
Thông tư quy định một số nội dung tổ chức thực
hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đối với cơ sở
sản xuất kinh doanh
Thông tư hướng dẫn trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân.

Thông tư 28/2016/TT Thông tư hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp.
- BYT
Thông tư
Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng
25/2013/TTbằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong

BLĐTBXH
điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Thơng tư
19/2016/TT- BYT

Thơng tư hướng dẫn quản lý về vệ sinh lao động và
sức khỏe người lao động.

Thông tư 15/2016/TT Thông tư quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm
- BYT
xã hội.
Thông tư 21/2016/TT Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
- BYT
điện từ trường tần số cao - mức tiếp xúc cho phép
điện từ trường tần số cao tại nơi làm việc.
Thông tư 22/2016/TT Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
- BYT
chiếu sáng - mức cho phép chiếu sáng tại nơi làm
việc.
Thông tư 23/2016/TT Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
- BYT
bức xạ tử ngoại - mức tiếp xúc cho phép bức xạ tử
ngoại tại nơi làm việc.


×