Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nêu và phân tích hệ thống quy phạm luật thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.52 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-----o0o-----

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: LUẬT THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
NÊU VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUY PHẠM
LUẬT THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Giảng viên: GS.TS Nguyễn Bá Diến
Mã số sinh viên: 17031839
Lớp: K11 – Kép Luật học

Hà Nội - 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 1
Chương 1: Cơ sở lý luận ................................................................................................. 1
1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế ......................................................................... 1
1.2. Khái niệm Luật Thương mại quốc tế ................................................................... 2
Chương 2: Hệ thống quy phạm luật thương mại quốc tế .............................................. 2
2.1. Quy phạm pháp luật quốc gia............................................................................... 2
2.2. Quy phạm điều ước ............................................................................................... 3
2.2.1. Các điều ước quốc tế đa phương ................................................................... 5
2.2.2. Các điều ước quốc tế song phương ............................................................... 7
2.3. Tập quán quốc tế ................................................................................................... 8
2.4. Án lệ..................................................................................................................... 10
Chương 3: Hệ thống quy phạm Luật Thương mại quốc tế Việt Nam........................ 11
3.1. Quy phạm pháp luật quốc gia............................................................................. 11


3.2. Quy phạm điều ước ............................................................................................. 11
3.2.1. Các điều ước quốc tế đa phương ................................................................. 12
3.2.2. Các điều ước quốc tế song phương ............................................................. 12
3.3. Quy phạm tập quán quốc tế ............................................................................ 14
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 17


MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế được hình thành từ lâu đời và thực sự phát triển mạnh mẽ
từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt động thương
mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc
pháp lý nhất định. Hiện nay, pháp luật thương mại quốc tế đã trở thành một hệ thống
khá hoàn chỉnh, tạo lập hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh tế - thương mại
quốc tế, thúc đẩy q trình tồn cầu hóa.
Luật thương mại quốc tế là cơng cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho thương mại quốc
tế, toàn cầu hóa và hội nhập. Chính vì vậy, người viết lựa chọn phân tích hệ thống
quy phạm luật thương mại quốc tế để làm đề tài tiểu luận cuối kì của mình.
NỘI DUNG
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm Thƣơng mại quốc tế
Ở Việt Nam, hoạt động thương mại được hiểu là hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trong khi đó, việc mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là việc xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa. Như vậy, Thương mại quốc tế là hoạt động thương mại có yếu
tố nước ngồi. Các yếu tố nước ngoài trong thương mại quốc tế được xác định trên
cơ sở của ba dấu hiệu: Chủ thể trong quan hệ thương mại là các bên có quốc tịch
khác nhau hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; sự kiện làm phát sinh
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thương mại xảy ra ở nước ngoài và đối tượng của

quan hệ thương mại như hàng hóa, dịch vụ hoặc các đối tượng khác ở nước ngoài.
1


1.2. Khái niệm Luật Thƣơng mại quốc tế
“Luật Thương mại quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật,
bao gồm quy phạm pháp luật quốc gia, quy phạm điều ước, tập quán quốc tế và các
án lệ nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại – quan hệ thương mại hàng hóa,
thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại liên quan đến quyền sở hữu
trí tuệ - có yếu tố nước ngồi.” 1
Có thể thấy, luật thương mại quốc tế bao gồm các quy phạm mang tính chất
cơng pháp quốc tế và các quy phạm mang tính chất tư pháp quốc tế. Các quy phạm
mang tính chất cơng pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia và chủ
thể của luật quốc tế phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế. Các quy phạm
mang tính chất tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân, pháp nhân
phát sinh trong hoạt động thương mại quốc tế.
Chƣơng 2: Hệ thống quy phạm luật thƣơng mại quốc tế
2.1. Quy phạm pháp luật quốc gia
Cũng như mọi lĩnh vực khác, trong thương mại quốc tế, pháp luật đóng vai trò
quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể. Pháp luật của mỗi
quốc gia là tổng thể các quy tắc, quy định điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội của quốc gia đó. Các quy tắc và quy phạm này tùy theo hệ thống pháp luật của
mỗi nước mà được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc không thành văn bản.
Quy phạm pháp luật quốc gia trong Luật Thương mại quốc tế là tổng hợp các
quy định điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc
tế. Với tư cách là nguồn của luật thương mại quốc tế, luật quốc gia có thể được thể
hiện dưới hình thức văn bản hoặc khơng được thể hiện dưới hình thức văn bản.

1


PGS. TS Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội – 2005.

2


Nguồn luật này được thể hiện dưới hình thức nào thì hồn tồn phụ thuộc vào từng
hệ thống pháp luật nhất định.
Ví dụ, trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, Đạo luật thuế quan 1930, Đạo luật
thương mại 1974, Đạo luật về các hiệp định thương mại 1979, Bộ luật thương mại
thống nhất (US UCC) …là những nguồn quan trọng của pháp luật thương mại quốc
tế. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực luật hợp đồng, luật dân sự,
luật tố tụng dân sự…trong hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng là những nguồn
luật thương mại quốc tế quan trọng.
Pháp luật của mỗi quốc gia dược áp dụng trong thương mại quốc tế trong hai
trường hợp, đó là: Khi các bên chủ thể thoả thuận áp dụng và khi có quy phạm xung
đột dẫn chiếu đến luật của quốc gia. Do đặc thù của quan hệ pháp luật trong hoạt
động thương mại quốc tế mà các hệ thuộc luật sau đây thường được quy phạm xung
đột dẫn chiếu đến: Luật quốc tịch của các bên chủ thể; Luật nơi cư trú cùa các bên
chủ thể; Luật nơi có vật, Luật nơi kí kết hợp đồng, Luật nơi thực hiên hợp đồng.
2.2. Quy phạm điều ƣớc
Điều ước quốc tế được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi các điều
ước này điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Bất cứ điều ước
nào được kí kết nhằm điều chỉnh thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu
trí tuệ và đầu tư có yếu tố nước ngồi đều được coi là nguồn của luật thương mại
quốc tế.
Căn cứ vào số lượng chủ thể của điều ước quốc tế, có thể chia thành hai loại:
Điều ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế song phương.
Căn cứ vào tính chất điều chỉnh của điều ước quốc tế mà chúng được chia thành
hai loại: điều ước quy định những nguyên tắc chung và điều ước quy định một cách


3


cụ thể quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong giao dịch thương mại và kinh
doanh quốc tế.
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia, do đó các điều ước này có
giá trị bắt buộc áp dụng đối với các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực
hiện các cam kết quốc tế. Như vậy, khi các nước kí kết hoặc tham gia các điều ước
quốc tế về thương mại thì các quy phạm ghi nhận trong các điều ước về thương mại
này sẽ đương nhiên áp dụng để điều chỉnh các hành vi của quốc gia trong hoạt động
thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế được áp dụng trên các
nguyên tắc sau:
- Điều ước quốc tế về thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc đối với
các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế nếu các bên chủ thể này có quốc
tịch hoặc hoặc có nơi cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên của điều ước
quốc tế đó.
- Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế về thương
mại và luật trong nước của nước là thành viên điều ước quốc tế đó thì quy định của
điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.
- Trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế khơng
mang quốc tịch hoặc khơng có nơi cư trú ở các nước thành viên của một điều ước
quốc tế về thương mại thì các quy định trong điều ước này vẫn điều chỉnh quyền và
nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng các điều khoản của điều ước
quốc tế đó.
Ví dụ: Các hiệp định của WTO; Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua
bán hàng hố quốc tế 1980 (CISG); Cơng ước của Liên hợp quốc về công nhận và

4



thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài 1958 (Công ước New York); Quy tắc
La Haye – Visby và Quy tắc Hambourg.
2.2.1. Các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng
Điều ước quốc tế đa phương là loại điều ước do ba chủ thể trong quan hệ quốc tế
trở lên kí kết hoặc tham gia. Các điều ước này đề cập từng lĩnh vực nhất định trong
thương mại quốc tế. Ví dụ như: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)
được kí kết năm 1947; Cơng ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được
kí kết năm 1980; Cơng ước Vacsava kí kết năm 1929 về thống nhất một số nguyên
tắc về vận tải hàng không quốc tế; Cơng ước Bruxen được kí kết năm 1924 về thống
nhất một số quy tắc pháp lý về vận đơn đường biển…Các quy định điều ước quốc tế
đa phương có giá trị bắt buộc đối với các thành viên của điều ước.
Công ước Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế là một hiệp ước hay bản
hợp đồng có tính chất ràng buộc giữa các nước. Nó thiết lập một loạt những quy tắc
điều chỉnh những mặt cụ thể trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng thương
mại giữa người bán và người mua mà trụ sở thương mại của họ ở các nước khác
nhau. Bằng việc thừa nhận nó, một nước sẽ cam kết với các nước khác cũng thừa
nhận Công ước này sẽ thừa nhận các quy tắc của Công ước như một phần của pháp
luật nước đó.
Một số vấn đề pháp lý về Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Cơng ước này ký kết ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo). Ban đầu ký kết chỉ có 6 quốc
gia thành viên. Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước này ngày càng tăng lên
và đến nay đã có 85 quốc gia là thành viên. Công ước Viên là nguồn luật chủ yếu để
điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay.
Cơng ước Viên 1980 bao gồm 101 điều, được chia làm 4 phần:
5


a. Phạm vi áp dụng của Công ước:

Phạm vi áp dụng và các quy định chung (Điều 1 – 13), quy định trường hợp nào
Công ước viên được áp dụng và trường hợp nào không được áp dụng, đồng thời nêu
rõ nguyên tắc trong việc áp dụng Công ước, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành
vi xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng.
Công ước Viên được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên
có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Công ước này áp dụng khi các bên
tham gia hợp đồng có trụ sở ở các quốc gia là thành viên của Công ước.
b. Về xác lập hợp đồng trong Công ước
Việc xác lập hợp đồng, trình tự, thủ tục ký hợp đồng được quy định trong 11
điều khoản (Điều 14 – 24), quy định chi tiết, đầy đủ các vấn đề pháp lý đặt ra trong
quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
c. Về mua bán hàng hóa
Các Điều 25 – 88 quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện hợp
đồng. Phần này được chia thành 5 chương:
- Những quy định chung (Điều 25 – 29).
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người bán
- Quy định về quyền và nghĩa vụ của người mua
- Quy định về chuyển rủi ro (Điều 66 – 70)
- Quy định về các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua.
d. Các quy định cuối cùng (Điều 89 – 101)
Phần này quy định về các thủ tục để các quốc gia ký kết, phê chuẩn, gia nhập
Cơng ước, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Cơng ước có hiệu lực và một số
vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước này.
6


 Nhìn chung, CISG tạo thuận lợi và hiệu quả cho việc mua bán hàng hóa quốc
tế, tạo nền tảng pháp lý chắc chắn. CISG chứa đựng các quy tắc điều chỉnh
q trình tạo lập và giải thích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nó cũng
cung cấp các quy tắc điều chỉnh nghĩa vụ và các biện pháp khắc phục của các

bên trong các giao dịch thương mại quốc tế. CISG không hạn chế sự tự do của
người bán và người mua trong việc soạn thảo hợp đồng cho phù hợp với điều
kiện của họ.
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 đến nay, CISG đã trở thành một trong các công
ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất. Trong phạm vi
hạn hẹp hơn, so với các công ước đa phương khác về mua bán hàng hóa, CISG là
cơng ước quốc tế có quy mô lớn hơn hẳn về số quốc gia tham gia và mức độ được
áp dụng. Trong số các quốc gia thành viên của CISG có sự góp mặt của các quốc gia
thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển cũng như các quốc
gia đang phát triển, các quốc gia tư bản chủ nghĩa, các qc gia xã hội chủ nghĩa…
CISG cịn là nguồn tham khảo quan trọng của Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp
đồng thương mại quốc tế và các nguyên tắc của Luật Hợp đồng châu Âu. Trên cơ sở
nền tảng của CISG, các nguyên tắc này trở thành các văn bản thống nhất luật quan
trọng về hợp đồng, được nhiều quốc gia và doanh nhân tham khảo và sử dụng trong
các giao dịch thương mại quốc tế.
2.2.2. Các điều ƣớc quốc tế song phƣơng
Điều ước quốc tế song phương là loại điều ước quốc tế do hai bên chủ thể trong
quan hệ quốc tế kí kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong
hoạt động thương mại quốc tế. Thông thường, nội dung của loại điều ước này đề cập
từng lĩnh vực cụ thể như: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ,
đầu tư hoặc các vấn đề có liên quan như hàng hải, hải quan, thanh toán quốc
tế…Những quy định trong các điều ước quốc tế song phương chỉ điều chỉnh các
7


quan hệ pháp lý giữa hai bên ký kết. Ví dụ như Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ
2.3. Tập qn quốc tế
Tập qn quốc tế đóng vai trị quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế
với tư cách là nguồn luật. Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại
được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được

các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến.
Không phải bất cứ tập quán thương mại nào cũng có thể được coi là nguồn luật
thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được coi là nguồn của luật
thương mại quốc tế khi nó thỏa mãn các điều kiện pháp lý nhất định.
Các cơ sở pháp lý để xác định tập quán thương mại quốc tế là quy phạm của luật
thương mại quốc tế bao gồm:
Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời
và phải được áp dụng liên tục.
Tập quán thương mại phải có nội dung cụ thể rõ ràng
Tập quán thương mại phải là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại
quốc tế.
Tập quán thương mại phải được đại đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế
hiểu biết và chấp nhận.
Tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý trong thương mại quốc tế ở
các trường hợp sau:
Tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng.
Tập quán thương mại được các điều ước quốc tế liên qaun quy định áp dụng.
8


Tập quán thương mại quốc tế được luật trong nước quy định áp dụng.
Những tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế chủ yếu gồm
các tập quán về thương mại và hàng hải quốc tế. Ví dụ: Các điều kiện thương mại
quốc tế (INTERCORM) đã được Phòng Thương mại quốc tế Paris tập hợp và ban
hành từ năm 1963.
Một số vấn đề pháp lý về INCOTERMS
INCOTERMS được viết tắt từ tiếng Anh là “International Commercial Terms”
(các điều kiện thương mại quốc tế). Là một tập hợp các tập quán thương mại do
Phòng Thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và ban hành, INCOTERMS quy định
những điều kiện thương mại quốc tế thống nhất.

Vai trò của INCOTERMS:
INCOTERMS có vai trị vơ cùng quan trọng trong hệ thống điều chỉnh quan hệ
thương mại quốc tế. Vai trò đó được thể hiện cụ thể như sau:
- INCOTERMS là một tập hợp các quy tắc hệ thống hóa và giải thích thống
nhất các tập quán thương mại phổ biến trên thế giới, với mục đích giúp cho
thương nhân có thể hiểu và áp dụng dễ dàng và thống nhất trong quá trình
thực hiện các hoạt động thương mại, đặc biệt là với các đối tác nước ngoài.
- INCOTERMS là cơ sở quan trọng, nếu trong hợp đồng có dẫn chiếu việc sử
dụng một bản INCOTERMS nhát định để xác định các nội dung của điều
khoản về giá cả, giao nhận hàng hóa, phân chia các chi phí và rủi ro đối với
hàng hóa, vận tải hành hóa, các nghĩa vụ về bảo hiểm hàng hóa, thủ tục thơng
quan hàng hóa, thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp.
- INCOTERMS với sự tập hợp sẵn những điều kiện thương mại chuẩn mực và
thống nhất trong đó xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, được coi là phương tiện quan trọng để
9


đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và
góp phần thúc đẩy sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
Là tập hợp các tập quán trong mua bán hàng hóa quốc tế nên INCOTERMS chỉ
có giá trị pháp lý đối với các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong một
số trường hợp nhất định sau đây:
Thứ nhất, INCOTERMS chỉ có giá trị pháp lý bắt buộc các bên thực hiện khi họ
thỏa thuận dẫn chiếu đến trong hợp đồng: INCOTERM là tổng hợp các nguyên tắc
giải thích thống nhất những tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc
tế soạn thảo và ban hành, do đó nó khơng có giá trị pháp lý bắt buộc các bên chủ thể
trong giao dịch thương mại quốc tế, INCOTERMS chỉ có giá trị pháp lý điều chỉnh
quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể nếu khi giao kết hợp đồng họ thỏa thuận áp
dụng.

Thứ hai, những điều khoản riêng do các bên chủ thể giải thích trong hợp đồng có
giá trị pháp lý cao hơn mọi điều giải thích của INCOTERMS: Trên thực tế, các điều
khoản của INCOTERMS có thể khơng phù hợp với một số thói quen giao dịch của
một số ngành nghề hoặc một số tập quán khu vực nào đó. Do vậy, một số trường
hợp, trong quá trình giao kết hợp đồng các bên có thể thỏa thuận dẫn chiếu đến tập
quán của một ngành riêng biệt, tập quán của một địa phương hoặc những thực tiễn
mà bản thân các bên đã tạo nên trong q trình giao dịch thương mại trước đó của
họ. Khi đó, các điều kiện thỏa thuận riêng biệt của các chủ thể sẽ có giá trị pháp lý
cao hơn cả các điều giải thích của INCOTERMS.
2.4. Án lệ
Án lệ được hiểu là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật do tịa án
hoăc cơ quan trọng tài ban hành.

10


Ví dụ: Các bản án, quyết định của Tịa án trọng tài của Phòng Thương mại quốc
tế Paris.
Ở các nước phát triển và các nước thuộc hệ thống Cammon law thì án lệ có vai
trị rất quan trọng tỏng việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế thương mại.
Chƣơng 3: Hệ thống quy phạm Luật Thƣơng mại quốc tế Việt Nam
3.1. Quy phạm pháp luật quốc gia
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam có rất nhiều văn bản được coi là nguồn
của luật thương mại quốc tế. các văn bản này có thể chứa đựng một hoặc nhiều quy
phạm điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế. Các văn bản quy phạm chủ yếu sau:
Hiến pháp, Luật Dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Luật Thương mại 2005, Luật
quản lý ngoại thương 2018, Luật trọng tài thương mại 2010, Luật Thuế xuất nhập
khẩu 2016, Luật Đầu tư 2014, Luật hải quan 2014, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật
chuyển giao công nghệ 2017, Luật Đất đai 2013…
Bên cạnh đó cịn rất nhiều văn bản quy phạm dưới luật nhằm điều chỉnh các

quan hệ thương mại quốc tế cũng đã được ban hành như: Nghị định 09/2018/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua
bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà
đầu tư nước ngồi, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; Nghị
định 125/2003/NĐ-CP về việc vận tải đa phương thức quốc tế; Nghị định
187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước
ngồi; Nghị định 53/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len giai đoạn 2021-2022…
3.2. Quy phạm điều ƣớc
11


Từ trước đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và
đa phương với các nước và tổ chức quốc tế về các vấn đề thuộc lĩnh vực của thương
mại quốc tế.
3.2.1. Các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng
Các điều ước quốc tế đa phương là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế như:
Công ước năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hiệp định chung về
thuế quan và Thương mại (GATT 1994/WTO), Hiệp định về các Biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại (TRIMs/WTO), Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
(GATS/WTO), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (TRIPS/WTO), Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành
quyết định của trọng tài nước ngồi, Cơng ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng
hóa bằng đường biển năm 1978, Quy tắc thống nhất về hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường sắt 1980, Cơng ước Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng
vận tải đa phương thức quốc tế, Công ước Paris năm 1983 về sở hữu công nghiệp,
Thỏa ước Madrit năm 1891 vê đăng ký quốc tế các nhãn hiệu hàng hóa, Hiệp định
về bn bán hàng dệt may Việt Nam – EU 1995, Hiệp định khung về thiết lập khu

vực đầu tư ASEAN 1988, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định về
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho khu vực thương mại tự do
ASEAN (AFTA)…
3.2.2. Các điều ƣớc quốc tế song phƣơng
Các điều ước quốc tế song phương đã tạo lập nền tảng pháp lý cho các quan hệ
dân sự - kinh tế, thương mại giữa nước ta với nước ngoài, trước hết là các Hiệp định
tương trợ tư pháp và pháp lý. Ví dụ như Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý với
Cộng hòa Séc và Slovakia (1982), với Bungari (1986), với Ba Lan (1993), với Lào
(1998), với Trung Quốc (1998), với Liên bang Nga (1998), với Ucraina (2000), với
Pháp (2000), với CHDCND Triều Tiên (2002) …
12


Ngồi những quy định về việc cơng nhận và tơn trọng lẫn nhau các quyền tài sản
và nhân thân của công dân và pháp nhâ, nội dung chủ yếu của các Hiệp định tương
trợ tư pháp là điều chỉnh thống nhất các xung đột phát luật về pháp luật áp dụng và
về thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật về quyền sở hữu, về hợp đồng dân
sự - kinh tế - thương mại giữa công dân và pháp nhân Việt Nam với công dân và
pháp nhân các nước ký kết.
Để trực tiếp điều chỉnh các hoạt động thương mại và hàng hải, Việt Nam đã ký
kết nhiều hiệp định thương mại và hàng hải với các nước. Các hiệp định thương mại
thường ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của pháp luật thương mại quốc tế như
nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc có đi có lại. Bên
cạnh các nguyên tắc trên, nhiều hiệp định thương mại và hàng hải còn quy định
nghĩa vụ của quốc gia trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của
nhau trong các hoạt động mua bán, dịch vụ, đầu tư…Đến nay, Việt Nam đã ký kết
hiệp định thương mại và hàng hải với rất nhiều quốc gia trên khắp các châu lục như:
với Ba Lan 1968, với Cu Ba 1970, với Liên Xô năm 1978, với Anbani năm 1990,
với Campuchia năm 1991, với Lào năm 1991, với Indonesia 1991…
Bên cạnh các điều ước về thương mại và hàng hải, các điều ước quốc tế về

khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương cũng là nguồn cấu thành quan trọng
của pháp luật thương mại quốc tế. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định song phương
về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với các quốc gia khắp châu lục: với Ý năm 1990,
với Malaysia năm 1992, với Philippine năm 1992, với Singapore năm 1992, với
Trung Quốc năm 1992, với Thái Lan 1991, với Đức năm 1993, với Pháp năm 1992,
với Thụy Điển năm 1993, với Nhật Bản năm 2003…Các hiệp định này đều ghi nhận
nguyên tắc tối huệ quốc dành cho công dân, pháp nhân của nhau trong lĩnh vực đầu
tư cũng như các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư.

13


Cùng với những hiệp định liên quan trực tiếp đến thương mại và đầu tư, Việt
Nam còn ký kết nhiều hiệp định về tránh đánh thuế hai lần với các nước Tây Âu,
Bắc Âu, Đông Âu, châu Mỹ và khi vực châu Á. Việc ký kết các Hiệp định này có ý
nghĩa rất to lớn, góp phần khuyến khích đầu tư nước ngồi tại Việt Nam thơng qua
việc loại bỏ việc đánh thuế trùng lặp giữa Việt Nam và các nước, tạo lập môi trường
pháp lý ổn định hơn cho các nhà đầu tư của hai bên, góp phần bảo vệ quyền lợi của
tổ chất và cá nhân thương nhân, là cơng cụ pháp lý góp phần mở rộng quan hệ hợp
tác kinh thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế
giới.
3.3. Quy phạm tập quán quốc tế
Những tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật thương mại quốc tế Việt Nam
chủ yếu gồm các tập quán về thương mại và hàng hải quốc tế. Ví dụ: Các điều kiện
thương mại quốc tế INCOTERMS. Bên cạnh INCOTERMS cịn có các tập qn
thương mại quốc tế phổ biến như: Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng
chứng từ (UCP) của phịng thương mại quốc tế Paris.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Điều 666 BLDS 2015 quy định các bên
được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của
Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên

tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Khoản 2
Điều 664 BLDS năm 2015 quy định trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc Việt Nam có quy định các bên có
quyền lựa chọn thì có thể áp dụng tập quán quốc tế với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi được xác định theo lựa chọn của các bên.
Như vậy, pháp luật Việt Nam thừa nhận tập quán quốc tế là nguồn của pháp luật
thương mại quốc tế và cho phép áp dụng tập quán thương mại quốc tế nhưng với

14


điều kiện việc áp dụng tập quán thương mại đó không được trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam.

15


KẾT LUẬN
Như vậy, Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, các quy phạm
điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt độn thương mại quốc tế. Hệ thống
quy phạm Luật quốc tế bao gồm quy phạm pháp luật quốc gia, quy phạm điều ước,
tập quán quốc tế và các án lệ nhằm điều chỉnh các quan hệ thương mại – quan hệ
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ - có yếu tố nước ngoài.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước Viên 1980 về hợp đồng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

2. PGS. TS Nguyễn Bá Diến (Chủ biên), Giáo trình Luật thương mại quốc tế,
Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội – 2005.
3. Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công
an Nhân dân, Hà Nội – 2017.
4. Nguyễn Thị Mai, Luận văn thạc sĩ: Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.
5. Pháp luật về Hợp đồng trong Thương mại và Đầu tư - Những vấn đề pháp lý
cơ bản, TS Nguyễn Thị Dung – NXB Chính trị QG – Năm 2008: Tìm hiểu về
nội dung, hình thức, các quy định về HĐ mua bán hàng hoá theo quy định của
pháp luật Việt Nam.

17



×