Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Quản lý chuỗi cung ứng ngành bán lẻ ứng dụng công nghệ blockchain

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.79 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
KHOA CƠNG NGHỆ PHẦN MỀM

NGUYỄN HỒNG TRIỀU

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH BÁN LẺ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ BLOKCHAIN
Retail supply chain management using Blockchain technology

KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM


TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
KHOA CƠNG NGHỆ PHẦN MỀM

NGUYỄN HỒNG TRIỀU – 17521160

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH BÁN LẺ ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN
Retail supply chain management using Blockchain technology



KỸ SƯ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS. Nguyễn Hà Giang
Ths. Nguyễn Thị Thanh Trúc


TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


THƠNG TIN HỘI ĐỒNG CHẤM KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, thành lập theo Quyết định số ……………………
ngày ………………….. của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Công
Nghệ Phần Mềm, trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin, ĐHQG TP.HCM,
đã tận tình hướng dẫn nhóm trong suốt thời gian học tại trường. Những kiến
thức mà thầy cô đã truyền đạt là nền tảng quan trọng để nhóm có thể hồn
thành đề tài này.
Đặc biệt, chúng em xin gửi đến cô Nguyễn Hà Giang và cô Nguyễn Thị
Thanh Trúc lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Cảm ơn các cô vì đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn và đưa ra lời khun bổ ích trong q trình hồn
thành khố luận. Nếu khơng được các cơ quan tâm, khơng có những lời góp ý,
hướng dẫn của các cơ thì chúng em đã khơng thể hồn thành khố luận tốt
nghiệp một cách trọn vẹn được
Đồng thời, chúng em cũng muốn được thể hiện lịng biết ơn của mình đến gia

đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng em về cả mặt vật chất lẫn tinh thần để chúng
em có thể hồn thành chặng đường học hành, và luôn ở bên cạnh để động
viên khi chúng em gặp khó khăn.
Trong thời gian hơn 4 tháng thực hiện đề tài, nhóm thực hiện đã cố gắng vận
dụng những kiến thức nền tảng đã học, kết hợp học hỏi và tìm hiểu cơng nghệ
mới để ứng dụng xây dựng đề tài khóa luận tốt nghiệp “Hệ thống hỗ trợ quản
lý chuỗi cung ứng”. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, do kiến thức và kinh
nghiệm cịn nhiều hạn chế, khó tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy,
nhóm thực hiện rất mong nhận được sự góp ý từ q thầy cơ để nhóm hồn
thiện thêm những kiến thức mà nhóm đã học tập, làm hành trang q báu cho
nhóm trong cơng việc sau này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
TÊN ĐỀ TÀI: Quản lý chuỗi cung ứng ngành bán lẻ ứng dụng công nghệ
Blockchain
TÊN ĐỀ TÀI TIẾNG ANH: Retail supply chain management using Blockchain
technology.
Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hà Giang, ThS Nguyễn Thị Thanh Trúc

Thời gian thực hiện: Từ ngày 30/08/2021 đến ngày 27/12/2021
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Triều: 17521160


Nội dung đề tài:

1. Chi tiết mục tiêu
Với những giá trị cốt lõi, riêng biệt có thể kể đến như: Tính tin cậy, khơng thể đảo
ngược, tính bền vững và tính sẵn sàng, ngày nay, Blockchain là một cơng nghệ được
ứng dụng vào những hệ thống quản lý. Một trong số đó chính là hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng cho ngành bán lẻ. Không chỉ đơn thuần là đề tài khóa luận, nếu ứng
dụng này có hình hài rõ ràng, vận hành đúng những đầu ra mong đợi, chắc chăn mục
tiêu của em sẽ biến nó thành Ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng áp dụng công nghệ
Blockchain đầu tiên tại Việt Nam với những giá trị nó có thể đem lại như:
- Xác thực và kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng.
- Theo dõi hàng hóa và sản phẩm theo thời gian thực.
- Tăng cường vận chuyển hàng hóa và giao hàng.
- Cải thiện tính minh bạch cho chuỗi cung ứng.
- Tự động hóa thanh tốn.
2. Phạm vi
Tập người dùng mà em hướng tới cho đề tài bao gồm tất cả những mắt xích trong
một chuỗi cung ứng kinh điển: Các đơn vị sản xuất, các đơn vị bán lẻ( bên thứ 3), các
đơn vị vận chuyển và người dùng cuối. Đây là một sản phẩm mang thiên hướng của
Saas, (Software-as-a-service), cung cấp giải pháp cho các tập đồn có vai trị then
chốt trong một chuỗi cung ứng, hoạt động theo mơ hình B2B, đồng thời cũng là một
sản phẩm B2C bởi vì khách hàng chính là mắt xích cuối cùng của hệ thống quản lý
chuỗi cung ứng.
3. Đối tượng
Với thế mạnh của công ty em hiện tại, là một công ty vận tải(Cty Vexere), em sẽ đề

xuất với cấp trên cho triển khai thử nghiệm ứng dụng này với các hãng xe, đơn vị vận
chuyển, nhà máy sản xuất,... tại TP Hồ Chí Minh trước khi mở rộng quy mô thị


trường lên toàn quốc, cung cấp giải pháp cho họ tham gia với mơ hình Subscription
Revenue Model - mơ hình doanh thu đăng ký theo tháng, năm.
Sau khi khảo sát về thị trường chuỗi cung ứng, em lần lượt thống kê các số liệu cụ
thể về các mắt xích trong chuỗi cung ứng như sau:
- Chỉ tính riêng khu chế xuất công nghiệp quận 7, chưa kể đến những khu cơng
nghiệp khác như Sóng Thần,... tại Tp Ho Chi Minh, tồn tại trên dưới 50 công ty hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, từ nguyên liệu thô đến thành phẩm, đa phần đều có bộ
phận Logistics có bổn phận với phần mềm quản lý chuỗi cung ứng. (Đơn vị sản xuất)
- Ngay cả trong thời dịch, vừa hết giãn cách, có đến hơn 2,800 đơn vị bán lẻ mặt
hàng tiêu dùng trong TP Hồ Chí Minh, bán hàng đa kênh với đa dạng sản phẩm nhập
từ các đơn vị sản xuất ( Đơn vị bán lẻ - bên thứ 3).
- Số lượng về các đơn vị vận tải lớn nhỏ, các cơng ty vận chuyển lớn của nước ngồi
tại Việt Nam hoặc công ty thuần Việt lên đến con số gần 3,000 đơn vị(Đã đăng ký
kinh doanh hợp pháp), chuyên phục vụ cho lĩnh vực vận chuyển hàng hóa.(Và đa
phần các đơn vị vận chuyển trên đều có chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh). Đây là con
số về đơn vị vận chuyển
- Và cuối cùng, xét về mật độ dân số tại Tp Hồ Chí Minh, với đà tăng trưởng khoảng
một triệu người / một năm, tính đến hiện tại 2021 chiếm khoảng 65-70% tỉ lệ người
tiêu dùng mua sắm online của toàn quốc( toàn quốc là 46,1 triệu người, khoảng hơn
40% dân số tham gia mua sắm online qua các kênh bán lẻ - 65% của 46,1 triệu người
thì sẽ rơi vào khoảng 25 triệu người tại TpHồ Chí Minh có nhu cầu mua sắm online).
Đây chính là tập khách hàng cuối của chuỗi cung ứng ngành bán lẻ.
Những con số trên chính là động lực để em thực hiện đề tài này, giải quyết được
những vấn đề còn tồn động của các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng truyền thống.

3. Phương pháp thực hiện



- Nghiên cứu nghiệp vụ:
Thuật ngữ “hợp đồng thông minh” (smart contracts) được đưa ra bởi Nick Szabo –
một nhà khoa học máy tính, nhà luật học và nhà mật mã học – vào năm 1994, ngụ ý
khái niệm về một hợp đồng kỹ thuật số có thể tự động thực hiện lệnh bằng cách sử
dụng các thuật toán mà không cần gặp mặt trực tiếp hoặc sự can thiệp của một bên
thứ ba đáng tin cậy để thực hiện quy trình.
Nhưng phải đến năm 2008, khi Satoshi Nakamoto giới thiệu Bitcoin với blockchain là
cơng nghệ nền tảng thì hợp đồng thơng minh mới trở nên hồn thiện, từ đó các nhà
phát triển mới sinh ra các nghiệp vụ liên quan đến blockchain, điển hình ở đây là các
nghiệp vụ liên quan đến smart contract
Cốt lõi của hợp đồng thông minh trên blockchain là xử lý logic kinh doanh trên môi
trường số, trong cơ sở dữ liệu phân tán, khiến việc thực hiện các điều khoản diễn ra tự
động như một chiếc đồng hồ báo thức.
- Các hệ thống tương tự: Các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu:
+ Odo:






Đồng bộ hóa hoạt động giữa các cơng ty và kho hàng khác nhau.
Nhanh chóng tạo đơn hàng bán, chia sẻ khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩm.
Quản lý hóa đơn cơng ty.
Cải thiện hiệu quả hoạt động mua hàng, kiểm kê với các quy tắc mua sắm.
Quy tắc hậu cần, đơn đặt hàng, dự báo đơn hàng,...

+ Megaventory:




Là ứng dụng SaaS được sử dụng toàn cầu với các đặc tính: Efficient Cloud Solution,
bảo mật dữ liệu, auto backup dữ liệu, tối ưu tốc độ truy vấn...
UI/UX thân thiện với người dùng

+ Precoro:



Ứng dụng được chau chuốt với các api realtime, đảm bảo dữ liệu nhất quán, nhanh
chóng
Các thư viện về báo cáo, tạo mẫu report custom được nhúng vào ứng dụng, hoạt
động hiệu quả.

+ Dynamic365:






Tự động hóa quy trình tài chính
Quan hệ khách hàng và chuỗi cung ứng
Đây là một ứng dụng của Microsoft, tích hợp các loại thư viện .NET Core, phù hợp
cho các doanh nghiệp lớn, sử dụng trên Window Desktop là chủ yếu

- Kỹ thuật được áp dụng trong đề tài:
+ Smart contract sẽ là kỹ thuật tiên quyết để xây dựng ứng dụng quản lý chuỗi cung

ứng.

+ Solidity chính là ngơn ngữ lập trình bậc cao - được phát triển bởi đội ngũ thành lập
mạng lưới Etherum, sử dụng Solidity để biên dịch Smart contract trên EVM.

+ Truffe và Ganance là bộ đôi môi trường test, bao gồm Truffe là môi trường để test
smart contract, tạo ra các artifact của Javascript. Còn bản thân Ganache, trong đồ án
em sử dụng Ganace-Cli, như một server ảo để tạo các địa chỉ Etherum, số dư mặc định
của địa chỉ đó cho việc test Smart contract.

+ React.js và Express.js là hai thư viện giúp quản lý state của phía Client hiệu quả,
routing đúng vai trị của từng mắt xích trong Quản lý chuỗi cung ứng.

+ Google map javascript API: Sử dụng để khai báo các kinh tuyến - vĩ tuyến cho tác vụ vận
chuyển sản phẩm.

+ Hyperledge Fabric: Đây là bước nâng cao, hoạt đồng như một nền tảng để biến smart
contract thành Chaincode để sử dụng hiệu quả hơn về mặt bảo mật trong ứng dụng
Blockchain của doanh nghiệp. Sau khi thành thục với Smart contract, em sẽ chuyển
dần qua Hyperledge Fabric và cố gắng ứng dụng nó.
Ví dụ: Thay vì sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch liên quan đến nền tảng
blockchain công khai (như Bitcoin và Ethereum), nền tảng Hyperledger Fabric xử lý
các giao dịch bằng cách chỉ sử dụng logic kinh doanh như: mã thông báo (token) được


xác định trong chaincode (Trong Hyperledger, Hợp đồng thông minh được gọi là
Chaincode thay vì Smart contracts).
Cơ chế của hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain doanh nghiệp cấp phép như
akaChain sẽ trải qua một số bước như sau:
Ban đầu, hợp đồng lấy dữ liệu đã được xác minh trên cơ sở dữ liệu blockchain. Sau đó

các bên trong chuỗi sẽ thực thi hợp đồng thông minh để kiểm tra xem các giao dịch có
hợp lệ hay khơng. Nếu hợp lệ, các bên sẽ ký, tạo ra một giao dịch được xác nhận. Cuối
cùng, để đáp ứng điều kiện của thuật toán đồng thuận, giao dịch sẽ chỉ được coi là
thành công và được ghi lại trên sổ cái khi thu thập đủ chữ ký của các bên liên quan.

Nhóm em qua nghiên cứu có thể liệt kê một số ưu điểm sau:
- Cơ chế tự động
Tự động hóa cho phép một hợp đồng thực hiện cùng lúc một số lượng lớn các giao
dịch.
1.1.1.

- Loại bỏ các bên trung gian và bên thứ ba đáng tin cậy:

Vai trò của bên trung gian hoặc bên thứ ba đáng tin cậy là đảm bảo sự tuân thủ các
điều khoản bởi các bên có thẩm quyền. Tuy nhiên, vấn đề là các bên này địi hỏi một
chi phí đáng kể để duy trì các dịch vụ vốn mang giá trị thấp
1.1.2.

- Truy xuất nguồn gốc:

Với hợp đồng thông minh, tất cả thông tin được tự động cập nhật, lưu trữ và báo cáo
trong một sổ cái phân tán thống nhất, góp phần tạo nên hệ thống quản lý tốt hơn.
1.1.3.

- Giảm thiểu nhầm lẫn các điều khoản:

Ngôn ngữ và điều khoản trong hợp đồng bắt buộc phải chính xác và khơng gây hiểu
lầm. Hợp đồng thông minh trên blockchain sử dụng ngôn ngữ một cách hợp lý để phù
hợp với thuật toán, các điều khoản ít phức tạp hơn
1.1.4.


- Giảm thiểu chi phí, tăng cường hoạt động kinh doanh:


Quy trình hiệu quả hơn, cắt bỏ các thành phần khơng cần thiết là chìa khóa để cắt
giảm chi phí và hỗ trợ chuyển đổi mơ hình hoạt động kinh doanh mới.
- Các bài tốn liên quan
Hợp đồng thơng minh và Hyperledge Fabric được áp dụng trong rất nhiều giải pháp
thuộc các lĩnh vực khác nhau, điển hình là: trong Tài chính và Ngân hàng (chẳng hạn
như Hợp đồng quyền chọn trong giao dịch chứng khoán, Hệ thống chấm điểm tín dụng
dựa trên Blockchain, eKYC), Yêu cầu bảo hiểm, Chuỗi cung ứng, Thương mại điện
tử.
4. Đánh giá tổng quan về khả năng thực thi của đề tài:
Về mặt tổng quan, các mặt logic của hợp đồng thông minh sẽ thỏa các test plan, test
case và cả unit test đã đề ra, hiểu được cách Blockchain vận hành về mặt bản chất cơng
nghệ trước. Nếu hồn thành các bước lập trình với công nghệ Blockchain một cách
tạm ổn trong thời gian ngắn, các nghiệp vụ về chuỗi cung ứng của đề tài sẽ sớm được
thực thi.
5. Kết quả mong đợi:
- Xác thực và kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng.

- Theo dõi hàng hóa và sản phẩm theo thời gian thực.

- Tăng cường vận chuyển hàng hóa và giao hàng.

- Cải thiện tính minh bạch cho chuỗi cung ứng.

- Tự động hóa thanh tốn.

Kế hoạch thực hiện:



STT

Cơng việc

Thời gian thực hiện

Phase 1: Tìm hiểu các hệ thống thanh tốn tiền

8 tuần

điện tử đang có trên thị trường và xây dựng hệ

(30/08/2021 – 08/09/2021)

thống riêng
1.

Tìm hiểu các định nghĩa về

Tuần 1-2

Blockchain và Cryptocurrency

(30/08/2021 – 13/09/2021)

payment
1.1


- Blockchain là gì?

- Smart contract là gì? Ưu điểm của
smart contract (hợp đồng thơng minh)
khi đưa vào ứng dụng thanh tốn?

- Các hệ sinh thái nổi bật của Etherum
– một loại Cryptocurrency sử dụng cơ
chế Smart contract.

- Private Blockchain là gì? Khác biệt
của nó so với Consoritum Blockchain
(Blockchain liên hợp).

- Tìm hiểu resource về các ứng dụng
phi tập trung(Decentralized Apps)
đang thịnh hạnh trên thị trường.


- Tìm hiểu về Truffle, Ganache để có
thể test được Smart contract.

- Tìm hiểu cách kết nối từ phía Client
là React.js --> Web3 --> Solidity.

2

Tìm hiểu chi tiết kỹ thuật của

Tuần 3 -4


Smart contract, các bước chuẩn bị

(13/09/2021 – 27/09/2021

cho ứng dụng web.
2.1

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của
Smart contract

- Thực hiện demo một số smart
contracts với ngôn ngữ lập trình
Solidity của Etherum

- Tìm hiểu về Hyperledge Fabric và
những cơng năng nó có thể đem lại
cho quản lý chuỗi cung ứng(Thơng
qua các seminar + nghiên cứu khoa
học).
2.2

- Tìm hiểu các thư viện của Javascript
hỗ trợ tốt nhất khi giao tiếp với các
Blockchain web api. (Angular
framework + Reactjs)


3


Xây dựng hệ thống Blockchain

Tuần 5-6-7-8

quản lý chuỗi cung ứng sơ bộ, mang (27/09/2021 – 18/10/2021
tính demo để quyết định hướng đi
của Phase 2:
- Xây dựng được coding-structure của
đề tài(kết nối từ mạng Blockchain -->
Web3 --> Client) ra sao.

- Hoàn thành giao diện web cơ bản,
hiểu được workflow của từng giao
diện đối với từng mắt xích trong quản
lý chuỗi cung ứng(sản xuất -> bán lẻ
-> vận chuyển -> khách hàng)

- Triển khai với Nginx, load balancer
cân bằng tải.

Phase 2: Xây dựng Blockchain payment trên

8 tuần:

môi trường staging: (Pre – Production)

18/10/2021 – 29/11/2021

4


Quyết định các backend – frontend
framework để phát triển chuyên
sâu cho dự án

4.1

- Đưa ra các chỉ số về performance
cũng như độ khó của các framework


khi áp dụng smart contract (chủ yếu là
backend framework)

1 tuần
(18/10/2021- 25/10/2021)

- Frontend sử dụng React.js chủ yếu,

- Client sẽ kết hợp giữa Nginx + +
Reactjs + Express.js để thực hiện
routing các dashboard của từng người
dùng một cách chính xác.

5

Xây dựng ứng dụng với Hyperledge
Fabric (Demo và reasearch)

5.1


- Demo các coding function migrate
từ Smart contract sang chaincode.

3 tuần
5.2

- Set up Google map API key để thêm
Kinh tuyến - vĩ tuyến đối với

6

Xây dựng ứng dụng với Hyperledge
Fabric (Ở mức độ Production)

6.1

- Liên kết các backend services đã
khởi tạo từ trước cho những chức
năng có tính tái sử dụng
(authentication, smart contract…)

(25/10/2021 – 08/11/2021)


- Từng mắt xích của chuỗi cung ứng
có thể xác nhận được sản phẩm, thành
tiền trên nền tảng Hyperledge Fabric
6.2

- Về phía Client, giao diện phải tường

minh, rõ ràng

4 tuần
(08/11/2021 – 29/11/2021)

- Phải thực hiện đúng các outcome đã
đưa ra cho các lệnh Chaincode của
Hyperledge Fabric.
Phase 3: Hoàn thiện và tối ưu performance cho
kiểm thử ứng dụng.
7

Tối ưu performance cho ứng dụng

7.1

- Triển khai trên môi trường
production, áp dụng các thuật tốn
cân bằng tải (Load balancer) cho cả
phía client và server.

8

Kiểm thử ứng dụng

8.1

- Hoàn thiện các test plan, một số unit
test cho những core functions ưu tiên,
sau đó tổng kiểm thử các function về

mặt workflow, logic ở phía client.

- Đánh giá chung cuộc, những chức
năng cam kết thực hiện hoặc chưa

5 tuần
(22/11/2021 – 20/12/2021


thực hiện được, phân tích nguyên
nhân và báo cáo kết quả.


TP. HCM, ngày….tháng …..năm…..
Sinh viên
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
Chương 1.

MỞ ĐẦU ........................................... Error! Bookmark not defined.

1.1. Chủ đề cấp độ 2 ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Chủ đề cấp độ 3 ......................................................................................3
1.1.2. Chủ đề cấp độ 3 ......................................................................................3
1.1.2.1. Chủ đề cấp độ 4 ................................................................................3
Chương 2.

TÊN CHƯƠNG 2 ................................................................................4


2.1. Chủ đề cấp độ 2 .............................................................................................4
2.1.1. Chủ đề cấp độ 3 ......................................................................................4
2.1.1.1. Chủ đề cấp độ 4 ................................................................................4
2.2. Chủ đề cấp độ 2 .............................................................................................4
2.2.1. Chủ đề cấp độ 3 ......................................................................................4
Chương 3.

TÊN CHƯƠNG 3 ................................................................................5

3.1. Chủ đề cấp độ 2 .............................................................................................5
3.1.1. Chủ đề cấp độ 3 ......................................................................................5
3.1.1.1. Chủ đề cấp độ 4 ................................................................................5
3.2. Chủ đề cấp độ 2 .............................................................................................5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Tên hình 1 ...................................................................................................3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tên bảng 1 ..................................................................................................3
Bảng 2.1: Tên bảng 1 ..................................................................................................4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Trong vài năm qua, điển hình là hai năm trở lại đây, từ 2020 đến 2021 và có thể sẽ

tiếp tục diễn biến ở những năm kế tiếp, công nghệ Blockchain đã ngày càng thu hút
sự chú ý các ngành công nghiệp ở mọi lĩnh vực. Không năm ngồi sự cộng hưởng
đó, Chuỗi cung ứng nói chung và Chuỗi cung ứng cho ngành bán lẻ nói riêng cũng
kết hợp với công nghệ Blockchain nhằm tăng cường khả năng minh bạch và truy
xuất nguồn gốc đồng thời giảm chi phí đáng kể. Kết quả là, Blockchain cung cấp
một dấu vết kiểm toán đầy đủ, đáng tin cậy và chống giả mạo của các hoạt động xác
thực trong chuỗi cung ứng.
Với nguồn cảm hứng từ ý tưởng trên, dựa trên các framework có sẵn của các nghiên
cứu sinh phần mềm của trường đại học MIT và những bài toán nghiệp vụ từ các bài
diễn thuyết, seminar trực tuyến các chuyên gia trong lĩnh vực Blockchain trên toàn
cầu, em đã tự phát triển một ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng cho ngành bán lẻ tại
Việt Nam, giải quyết một số bài tốn điển hình mà các ứng dụng quản lý chuỗi cung
ứng truyền thống đang gặp phải:
 Xác thực và kiểm tra chất lượng chuỗi cung ứng: Công nghệ blockchain cho
phép truy xuất lại nguồn gốc hàng hóa từ một đơn vị trung gian, đại lý bán
lẻ,... chung quy là một bên thứ ba trong ngành bán lẻ đến một nhà sản xuất
với dữ liệu có độ chính xác cao.
 Theo dõi hàng hóa và sản phẩm theo thời gian thực: Giúp cho các bên liên
quan theo dõi chính xác vị trí của lơ hàng, sản phẩm và nó đang ở vị trí nào.
Cụ thể, em tích hợp thêm Google Map API cùng Blockchain trong dự án này
bởi vì ngày càng có nhiều phương tiện bị mất do theo dõi khơng hiệu quả và
mất tầm nhìn của các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông thường, hệ
thống của em sẽ phần nào đó khắc phục hạn chế này thơng qua Blockchain.
 Tăng cường vận chuyển hàng hóa và giao hàng: Các chức năng lập hóa đơn,
thanh tốn truyền thồng và quá trình vận chuyển sẽ được dễ dàng kiểm sốt
cũng như tự động hóa thơng qua Smart Contracts – các hợp đồng thông minh
với sự trợ giúp của công nghệ Blockchain do em biên soạn để thực thi.
 Cải thiện tính minh bạch chuỗi cung ứng: Thách thức của chuỗi cung ứng
trước giờ chính là thơng tin có độ tin cậy thấp, đồng thời muốn truy xuất các
dữ liệu có thể làm tăng chi phí vận chuyển và giao hàng. Mỗi người tham gia


1


×