Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN học PHẦN LUẬT THI HÀNH án HÌNH sự quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại theo luật thi hành án hình sự 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.44 KB, 18 trang )

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

NGƠ HỒI KHÁNH TƯỜNG

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022


HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH

Giảng viên hướng dẫn: Ths. PHẠM DUY NGỌC
Sinh viên: NGƠ HỒI KHÁNH TƯỜNG
Mã số sinh viên: 172050305
Lớp: 020100011501 - K4 LUAT SN

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022


PHIẾU CHẤM ĐIỂM

Giảng viên chấm vòng 1

Giảng viên chấm vòng 2



MỤC LỤC
ĐỀ THI...............................................................................................................5
Bài làm............................................................................................................... 6
Câu 1: Quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại
theo Luật Thi hành án hình sự 2019...............................................................6
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án hình sự đối với pháp nhân
thương mại:....................................................................................................... 6
2. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án đối với pháp nhân thương mại:...... 7
3. Việc tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án được thực hiện như sau:
...........................................................................................................................10
4. Đối với việc thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được
chia, tách hoặc hợp nhất, sáp nhập sẽ được thực hiện như sau:...............12
4.1.Trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách:............ 12
4.2. Trong trường hợp pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập:
....................................................................................................................... 13
Câu 2:............................................................................................................... 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................18


ĐỀ THI
Câu 1. (6,0 điểm) Trình bày quy định của Luật Thi hành án hình sự
năm 2019 về thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
Câu 2. Bài tập (4,0 điểm)
Tòa án nhân dân quận A xét xử sơ thẩm M về tội cố ý gây thương tích
và tuyên phạt A 5 năm tù giam. M kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tịa án
nhân dân thành phố B đã ra bản án phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo,
giữ nguyên bản án sơ thẩm. Hỏi:
a. Chánh án Tòa án nhân dân quận A hay Chánh án Tòa án nhân dân
thành phố B có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phạt tù đối với M? Nêu

căn cứ pháp lý.
b. Trong quá trình chấp hành án tại Trại giam H, M bị bệnh nặng nằm
ngoài khả năng điều trị của bệnh xá trại giam. Trình bày thủ tục giải quyết
tình huống nêu trên. Nêu căn cứ pháp lý.


Bài làm
Câu 1: Quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương
mại theo Luật Thi hành án hình sự 2019
Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật
Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) là rất cần thiết trong nền kinh
tế thị trường của nước ta hiện nay. Hiện nay, có khơng ít các tổ chức kinh tế pháp nhân thương mại vì chạy theo lợi nhuận đã có sự thơng đồng thực hiện
nhiều hành vi trái pháp luật mang tính chất tội phạm. Đặc biệt trong lĩnh vực
kinh tế như trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, bn lậu hoặc vì lợi ích
cục bộ đã khơng thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi để bảo vệ môi
trường, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân
để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao. Để phù hợp
với quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),
Luật Thi hành án hình sự 2019 đã bổ sung quy định thi hành án hình sự đối
với pháp nhân thương mại tại Chương XI, cụ thể như sau:
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án hình sự đối với pháp
nhân thương mại:
Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án Để bảo đảm thống nhất hệ
thống tổ chức thi hành án hình sự và khơng làm phát sinh đầu mối mới về cơ
quan quản lý thi hành án hình sự, Điều 158 Luật Thi hành án hình sự 2019
quy định: Cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án
hình sự cấp quân khu thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình
chỉ hoạt động vĩnh viễn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh
vực nhất định; cấm huy động vốn và biện pháp tư pháp như tịch thu vật, tiền
trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sữa chữa hoặc bồi thường thiệt

hại; buộc công khai xin lỗi; buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu (được quy
định tại các điều 78, 79, 80, 81 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 82 của Bộ


luật Hình sự) theo quy định của Luật này. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành
hình phạt tiền và biện pháp tư pháp buộc thực hiện một số biện pháp nhằm
khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (quy định tại Điều 77 và điểm a
khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự) theo quy định của pháp luật về thi hành
án dân sự.

mại:

2. Nhiệm vụ của cơ quan thi hành án đối với pháp nhân thương
Do lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của pháp nhân thương mại rất rộng,

chịu sự quản lý, cấp phép bởi nhiều cơ quan khác nhau; đồng thời, các hình
phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại rất đa dạng,
vì vậy trong thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại, ngồi quy
định đối với cơ quan thi hành án hình sự, Luật còn quy định trách nhiệm của
cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại (Điều 164). Trong
đó, căn cứ vào bản án, quyết định thi hành án và văn bản yêu cầu của cơ quan
thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại,
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước đối
với pháp nhân thương mại có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số biện
pháp sau đây:
- Sửa đổi hoặc đình chỉ hiệu lực giấy phép thành lập và hoạt động hoặc
văn bản khác có giá trị tương đương đối với pháp nhân thương mại trong thời
gian bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khác theo quy định
của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn
theo bản án, quyết định của Tịa án;

- Thu hồi hoặc xóa bỏ nội dung đăng ký của pháp nhân thương mại
hoặc văn bản khác có giá trị tương đương; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp của pháp nhân thương mại, không cấp lại giấy phép thành lập,
hoạt động đối với pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;


áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình
phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án;

- Xóa bỏ nội dung đăng ký; sửa đổi, tạm dừng hiệu lực, thu hồi, từ chối
hoặc không cấp lại một phần hoặc toàn bộ giấy phép hoặc văn bản khác có giá
trị tương đương; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề, hoạt động của
pháp nhân thương mại trong thời hạn bị cấm hoạt động, cấm kinh doanh đối
với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm; áp dụng biện pháp khác theo quy định
của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động
theo bản án, quyết định của Tịa án;
- Tự mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực quản lý sửa đổi,
đình chỉ, hủy bỏ, thu hồi giấy phép; từ chối cấp phép, chấp thuận, tiến hành
thủ tục để huy động vốn trong thời hạn bị cấm đối với pháp nhân thương mại;
áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình
phạt cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án;
- Áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi
hành biện pháp tư pháp buộc khơi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện
một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra theo bản
án, quyết định của Tòa án. Đồng thời, phối hợp với cơ quan thi hành án hình
sự và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát pháp nhân thương mại
trong quá trình chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp. Thông báo bằng văn
bản cho cơ quan thi hành án hình sự về việc thực hiện yêu cầu trong thi hành
án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại. Phối hợp với cơ quan thi
hành án hình sự và cơ quan, tổ chức khác có liên quan thi hành biện pháp

cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Cơng bố quyết định, văn bản


của cơ quan thi hành án hình sự và biện pháp được áp dụng đối với pháp nhân
thương mại theo quy định của Luật.


Ngồi ra, để việc thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại vừa
mang tính khả thi, đạt hiệu quả, vừa mang tính trừng trị, răn đe cao, Luật cũng
quy định cụ thể thủ tục mà pháp nhân thương mại phải tuân thủ khi chấp hành
án (khoản 1 Điều 160). Cụ thể: Khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập
để thơng báo, u cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp, người đại diện
theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải cơng
bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương
mại và niêm yết cơng khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp
nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thơng báo việc chấp hành hình
phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngồi ra,
Luật cũng quy định các thủ tục cụ thể khi: (1) Pháp nhân thương mại bị đình
chỉ hoạt động có thời hạn phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong
một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết
định của Tịa án có hiệu lực pháp luật; (2) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ
hoạt động vĩnh viễn phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong
một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc tồn bộ hoạt
động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực
pháp luật; (3) Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong
một số lĩnh vực nhất định thì khơng được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối
với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định

của Tịa án. Pháp nhân thương mại khơng được tiếp tục kinh doanh, hoạt động
kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật; (4) Pháp nhân
thương mại bị cấm huy động vốn thì khơng được thực hiện một hoặc một số
hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của
Tịa án. Pháp nhân thương mại khơng được thực hiện việc huy động vốn kể từ
ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật; (5) Pháp nhân
thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khơi phục lại tình trạng ban


đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả
tiếp tục xảy ra thì phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật; (6) Pháp nhân thương mại chấp hành án phải báo cáo bằng văn
bản cho cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với
pháp nhân thương mại về việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp theo
bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật.

3. Việc tiếp nhận

bản án, quyết định thi hành án được thực hiện như sau:
Cơ quan thi hành án hình sự khi nhận được bản án, quyết định thi hành
án phải kiểm tra đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật
Thi hành án hình sự. Trường hợp phát hiện những điểm chưa rõ trong bản án,
quyết định, cơ quan thi hành án hình sự phải có ngay văn bản đề nghị Tòa án
đã ra bản án, quyết định thi hành án giải thích, sửa chữa. Trong thời hạn 03
ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thi hành án, Thủ
trưởng cơ quan thi hành án hình sự phải ra quyết định phân công cán bộ thụ lý
việc thi hành án để thực hiện thủ tục thi hành án đối với pháp nhân thương
mại. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết
định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản yêu cầu pháp
nhân thương mại báo cáo về việc thực hiện các công việc, biện pháp để thi

hành bản án, quyết định thi hành án, trừ trường hợp đã nhận được báo cáo của
pháp nhân thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thi hành án, pháp nhân
thương mại phải thực hiện các công việc, biện pháp theo quy định của Luật
Thi hành án hình sự và báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện cho cơ
quan thi hành án hình sự.
Bên cạnh đó, Nghị định nêu rõ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình
sự phải ra quyết định về danh sách các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp
nhân thương mại và gửi văn bản yêu cầu phối hợp tổ chức thi hành án đối với


pháp nhân thương mại cho các cơ quan đó, kèm theo quyết định thi hành án.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan
quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại phải thực hiện các biện pháp
quy định tại Khoản 1 Điều 164 Luật Thi hành án hình sự được nêu trong văn
bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ
quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương
mại phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự về việc
thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân
thương mại để theo dõi, lưu hồ sơ thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự
phải gửi giấy triệu tập đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
thương mại để thực hiện việc thông báo và yêu cầu thi hành án. Trường hợp
người được triệu tập khơng thể có mặt theo u cầu triệu tập vì lý do bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải báo cáo bằng văn bản và được cơ
quan thi hành án hình sự chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, cơ
quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không
được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.

Trường hợp người được triệu tập cố tình khơng có mặt theo đúng thời hạn
triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự lập biên bản vắng mặt và vẫn tiếp tục
tổ chức thi hành án.
4. Đối với việc thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương
mại được chia, tách hoặc hợp nhất, sáp nhập sẽ được thực hiện như sau:
4.1.Trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách:
Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có
trụ sở thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, phạm vi cấp quân khu
của pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách thì cơ quan thi hành án


hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi chia, tách
tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và
Nghị định này; Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi
hành án có trụ sở ngồi phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngồi phạm vi
cấp quân khu thì cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp
nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở tiến hành lập hồ sơ thi hành án và tổ chức
thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và Nghị định này.
Cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân
thương mại trước khi chia, tách có trách nhiệm sao gửi tài liệu trong hồ sơ thi
hành án cho cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận
nghĩa vụ chấp hành án có trụ sở để tổ chức thi hành án. Thời gian đã chấp
hành án của pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách được tính vào
thời gian chấp hành án của các pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi
hành án.
4.2. Trong trường hợp pháp nhân thương mại được hợp nhất,
sáp nhập:
Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có
trụ sở thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, phạm vi cấp quân khu
của pháp nhân thương mại trước khi được hợp nhất, sáp nhập thì cơ quan thi

hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi hợp
nhất, sáp nhập tiếp tục tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án
hình sự và Nghị định này;
Trường hợp pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có
trụ sở ngồi phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngồi phạm vi cấp qn khu
thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương
mại trước khi hợp nhất, sáp nhập bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi
hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có
trụ sở để tổ chức thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và
Nghị định này;Thời gian đã chấp hành án của pháp nhân thương mại trước khi


hợp nhất, sáp nhập được tính vào thời hạn chấp hành án của pháp nhân
thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án.
Câu 2:
a) Chánh án Tòa án nhân dân quận A hay Chánh án Tòa án nhân dân
thành phố B có thẩm quyền ra quyết định thi hành án phạt tù đối với M? Nêu
căn cứ pháp lý.
=> Chánh án Tòa án nhân dân quận A nơi xét xử sơ thẩm có thẩm
quyền ra quyết định thi hành án phạt tù đối với M. Theo khoản 1 Điều 364 Bộ
luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể Chánh án Tịa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm
quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng
cấp ra quyết định thi hành án. Và trình tự thủ tục quy định tại các Điều 21, 22,
77, 84, 96 của Luật Thi hành án hình sự 2019.
b) Trong quá trình chấp hành án tại Trại giam H, M bị bệnh nặng nằm
ngoài khả năng điều trị của bệnh xá trại giam. Trình bày thủ tục giải quyết
tình huống nêu trên. Nêu căn cứ pháp lý.
=> Theo khoản 1 Điều 68 Bộ luật hình sự 2015; khoản 1, khoản 4 Điều
36 Luật Thi hành án hình sự 2019; và theo điều 4, điều 5 Thơng tư liên tịch số
03/2013/ TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BYT: Phạm nhân đang

chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình
sự Cơng an cấp huyện có thể được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù khi
thuộc một trong các trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng đến mức không thể
tiếp tục chấp hành án phạt tù và nếu phải chấp hành án phạt tù sẽ nguy hiểm
đến tính mạng của họ, do đó, cần thiết phải cho họ tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù để có điều kiện chữa bệnh, trừ người khơng có thân nhân hoặc khơng
có nơi cư trú rõ ràng. Người bị bệnh nặng quy định tại khoản này là người
mắc một trong các bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối, liệt, lao
nặng kháng thuốc, xơ gan cổ chướng, suy tim độ III trở lên, suy thận độ IV
trở lên, nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS đang có nhiễm trùng cơ hội,
khơng có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong
cao hoặc mắc một trong các bệnh khác được Hội đồng giám định y khoa,
bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là bệnh
hiểm nghèo, nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, nếu M bị bệnh nặng nằm trong danh mục các bệnh đã nêu ở trên
sẽ được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù để đi chữa bệnh.


Trình bày thủ tục tạm đình chỉ án phạt tù Điều 44 Bộ luật tố tụng
hình sự 2015 quy định: Chánh án, Phó Chánh án Tịa án nhân dân cấp tỉnh nơi
người đang chấp hành án có quyền cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
trong trường hợp người bị kết án bệnh nặng. Về hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù, bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của
người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của UBND cấp xã nơi phạm
nhân cư trú;
- Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại
giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phịng, Thủ trưởng cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự
cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp

quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);
- Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã
có hiệu lực pháp luật;
- Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;
- Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Bên cạnh đó: Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội
đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh
hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm
nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét
nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của
cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV,
đang có nhiễm trùng cơ hội, khơng có khả năng tự phục vụ bản thân và có
tiên lượng xấu.
Thẩm định hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị
tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ đề
nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù phải xem xét, thẩm định và có văn bản
trả lời cho cơ quan lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ.Nếu hồ sơ đề nghị tạm đình
chỉ chấp hành án phạt tù chưa đầy đủ tài liệu thì cơ quan thẩm định yêu cầu
cơ quan lập hồ sơ bổ sung hoặc làm rõ thêm.Thời hạn 02 ngày làm việc để
xem xét, thẩm định được tính lại, kể từ ngày cơ quan thẩm định nhận được tài
liệu bổ sung hoặc văn bản giải trình về vấn đề cần được làm rõ thêm.


- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý
của cơ quan thẩm định, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, trại giam thuộc quân khu làm văn bản đề nghị Tịa án có thẩm quyền
xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.Đối với hồ sơ đề nghị
tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân đang chấp hành án phạt tù
tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Cơng an

cấp huyện, trại tạm giam thuộc quân khu, sau khi thẩm định và đồng ý, cơ
quan thi hành án hình sự Cơng an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp
qn khu có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp
quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án xem xét, quyết định tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù.
Nhận hồ sơ và xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
- Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tịa án
có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:
+ Bàn giao trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi bằng phương tiện điện tử qua Cổng thơng tin điện tử của Tịa án
(nếu có).
- Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù,
Tòa án phải vào sổ tiếp nhận, tổ chức xem xét, nghiên cứu hồ sơ và giải quyết
như sau:
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã đầy
đủ theo hướng dẫn thì xem xét, quyết định việc tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù;
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị chưa đầy đủ theo quy định hoặc
chưa rõ thì Tịa án thơng báo cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị tạm đình chỉ
chấp hành án phạt tù bổ sung tài liệu hoặc làm rõ thêm. Trường hợp này,
thời hạn 07 ngày quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Thi hành án hình sự
được tính lại, kể từ ngày Tòa án nhận được tài liệu bổ sung hoặc văn bản giải
trình về vấn đề cần được làm rõ thêm.
- Sau khi xem xét hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù,
Chánh án Tòa án giải quyết như sau:
+ Trường hợp không đủ căn cứ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì
khơng ra quyết định tạm đình chỉ và có văn bản trả lời trong đó nêu rõ lý do.



Văn bản này có thể bị khiếu nại hoặc kiến nghị theo quy định của Luật Thi
hành án hình sự và phải được gửi theo quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật
Thi hành án hình sự;
+ Trường hợp có đủ căn cứ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì ra
quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đã đầy
đủ nhưng nếu thấy cịn nội dung vướng mắc, chưa rõ thì Chánh án Tòa án
phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp để trao đổi, thống nhất
trước khi ban hành quyết định.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thi hành án hình sự Việt Nam, trường Đại học Luật TP Hồ
Chí Minh.
2. Giáo trình Luật Thi hành án hình sự Việt Nam tập II, NXB Giáo dục Việt
Nam.
3. Bộ Luật Hình sự Việt Nam 2015.
4. Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
5. Luật Thi hành án hình sự 2019.
6. Thông tư liên tịch số 03/2013/ TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQPBYT
7. danluat.thuvienphapluat.vn: Một vài thắc mắc về thẩm quyền thi hành án
hình sự.



×