Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường trung học phổ thông tô hiệu, huyện thường tín, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.07 KB, 22 trang )

Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh Trường
Trung học phổ thơng Tơ Hiệu, huyện
Thường Tín, Hà Nội
Trương Quang Lâm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lí học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trương Khánh Hà
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống một số vấn đề lý luận về tự đánh giá (TĐG), TĐG của học sinh trung
học phổ thông (THPT) và một số yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của học sinh THPT. Tìm
hiểu thực trạng, các mặt biểu hiện TĐG của học sinh trường THPT Tô Hiệu, huyện
Thường Tín, Hà Nội. Tìm hiểu mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với thực
trạng nói trên. Đưa ra một số kết luận và kiến nghị.
Keywords. Tâm lý học; Học sinh; Hà Nội; Phổ thông trung học; Tự đánh giá

Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình tự giáo dục và tự rèn luyện bản thân của mỗi người là điều quan trọng
nhất để trở thành người có ích cho xã hội. Việc cá nhân tự đối chiếu bản thân với chuẩn
mực xã hội sẽ giúp cho họ nhận ra giá trị của mình, từ đó cá nhân có những ứng xử phù
hợp với những chuẩn mực đó, chính là năng lực tự đánh giá.
Gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay đều hướng tới việc giáo dục sự tự ý thức
cho thế hệ thanh niên, vì mục tiêu của giáo dục là đạt được sự tự giáo dục, tự đánh giá, tự
hoàn thiện bản thân của người học.
Tuy nhiên hiện nay một số vấn đề tiêu cực trong xã hội đang diễn ra ở lứa tuổi thanh
thiếu niên... trong đó có em đang là học sinh THPT (độ tuổi từ 15 – 18). Các em dễ đánh
mất mình, khơng làm chủ được suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân do tâm lý bị dao
động, tự đánh giá của các em chưa đúng và phù hợp.
Từ các lý do trên chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu TĐG của lứa tuổi học sinh
THPT hiện nay là một vấn đề cần thiết khơng chỉ về mặt lý luận mà cịn cả về thực tiễn,



1


chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh trường Trung
học phổ thông Tơ Hiệu, huyện Thường Tín Hà Nội”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
Tự đánh giá của học sinh Trung học phổ thông trên các mặt: đánh giá về thể chất,
đánh giá về học tập, đánh giá về giao tiếp xã hội và đánh giá về định hướng tương lai.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu tự đánh giá của học sinh trường THPT Tơ Hiệu, huyện Thường Tín, Hà
Nội và cách ứng xử của cha mẹ với con cái, nhằm đề xuất một số kiến nghị góp phần làm
cho tự đánh giá của các em trở nên phù hợp hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về TĐG, TĐG của học sinh THPT và một số yếu
tố ảnh hưởng đến TĐG của học sinh THPT.
- Tìm hiểu thực trạng, các mặt biểu hiện TĐG của học sinh trường THPT Tơ Hiệu,
huyện Thường Tín, Hà Nội.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với thực trạng nói trên.
- Đưa ra một số kết luận và kiến nghị.
5. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu 256 học sinh của 3 khối tại trường THPT Tô Hiệu, trong đó: 90 học sinh
lớp 10; 84 học sinh lớp 11; 82 học sinh lớp 12. Chúng tôi cũng nghiên cứu trên 6 giáo
viên chủ nhiệm và 256 phụ huynh học sinh
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung
- Thực trạng TĐG của học sinh THPT về thể chất, về học tập, về giao tiếp xã hội
và về định hướng tương lai.
- Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của học sinh THPT, chúng tơi chỉ tìm
hiểu ảnh hưởng cách ứng xử của cha mẹ với con cái.

6.2. Về địa điểm
Trường THPT Tô Hiệu – Huyện Thường Tín – Hà Nội.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Phần lớn học sinh trường THPT Tơ Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội có tự đánh
giá ở mức trung bình. Có sự tương quan giữa cách ứng xử của cha mẹ với tự đánh giá của
học sinh.

2


8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về tự đánh giá và tự đánh giá của học sinh
1.1.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài
TĐG đã được nghiên cứu từ rất sớm dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó có
Tâm lý học. Nhìn chung các tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: về sự hình thành
của TĐG, về các đặc trưng của TĐG, về vai trò của TĐG đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách cá nhân. Trong đó đối tượng của TĐG chính là bản thân chủ thể, là “cái
Tôi”: cá nhân đánh giá khái quát về các giá trị của mình đồng thời đánh giá cụ thể từng phẩm
chất năng lực của bản thân trong mối tương quan với người khác. TĐG là điều kiện bên
trong của tự ý thức, tự hoàn thiện nhân cách. TĐG có nguồn gốc từ đặc điểm và thái độ
của các nhóm xã hội mà cá nhân tham gia vào, đồng thời cũng xuất phát từ bên trong là
mong muốn, nguyện vọng của mỗi cá nhân.
1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, TĐG được nghiên cứu khá phong phú ở lứa tuổi học sinh, sinh viên.
Các tác giả đã đề cập đến vấn đề TĐG dưới nhiều khía cạnh liên quan đến nhận thức,
cảm xúc về bản thân và ý thức về bản ngã…Các tác giả tập trung nghiên cứu ở các lứa
tuổi như: tuổi mẫu giáo, học sinh trung học cơ sở hay nghiên cứu ở thanh niên sinh
viên…nhằm mục đích chỉ ra những đặc trưng TĐG của từng lứa tuổi. Với học sinh
THPT, một số tác giả đã chỉ ra đặc điểm khái quát về sự phát triển tâm lý lứa tuổi của học
sinh THPT trong đó có nhấn mạnh đến TĐG của các em. Tuy nhiên các tác giả vẫn chưa
có nghiên cứu cụ thể biểu hiện của TĐG ở lứa tuổi học sinh THPT trong các mặt cụ thể,
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của lứa tuổi này.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm tự đánh giá
1.2.1.1. Khái niệm

3


Tự đánh giá là một trong những chỉ số của mức độ phát triển tự nhận thức và là
thành phần cơ bản của tự ý thức. Trong bậc thang phản ánh thì đây là trình độ phản ánh
của phản ánh, khi con người tự nhìn nhận, tự phê phán và tự đánh giá chính mình.
Tự đánh giá là đánh giá tổng thể của cá nhân về các giá trị của bản thân, thể
hiện qua các mặt khác nhau của nhân cách với tư cách là một thành viên của xã hội.
1.2.1.2. Cấu trúc của tự đánh giá
- Nhận thức về bản thân
Là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý, nhận thức là cơ sở của hành động
của con người: cá nhân nhận thức về thế giới khách quan và nhận thức về chính bản thân
mình. Đó là ý thức của cá nhân hướng vào bên trong và tự nhận thức về mình như: các đặc
điểm ngoại hình, những phẩm chất năng lực của cá nhân, xu hướng nhân cách của mình…
Nhận thức đúng giúp cá nhân có được sự hài lịng, biết được giá trị của bản thân trong mối
quan hệ với mọi người, tự trả lời được câu hỏi “Tơi là ai?”.
- Xúc cảm, tình cảm về bản thân

Trên cơ sở nhận thức về bản thân với những phẩm chất, giá trị có ở mỗi người,
con người sẽ người tỏ thái độ, cảm xúc về chính mình. Tất cả những hành động của mỗi
người xoay quanh các mối quan hệ xã hội, ln được chính họ đánh giá. Cá nhân có thể
hài lịng hoặc khơng hài lịng với chính bản thân mình… đó là những cảm xúc có được
cùng với q trình nhận thức. Việc thường xuyên tự phê bình, tự đánh giá về những hành
vi của bản thân… giúp cá nhân có được sự cân bằng hơn về cảm xúc, hình thành nên
những xúc cảm nội tâm tích cực về bản thân.
-

Hành vi - khuynh hướng ứng xử của bản thân

Có thể nói, hình ảnh bản thân khơng có sẵn trong mỗi người mà được hình thành
dần trong quá trình gia nhập vào các mối quan hệ xã hội. Nhìn chung các cá nhân có xu
hướng hành động dựa trên sự khuyến khích, động viên tích cực của người khác. Đó là sự
nỗ lực đáp trả lại sự mong đợi của người khác đối với bản thân. Từ đó, cá nhân hình
thành nên hành vi ứng xử theo giới, theo chuẩn mực mà xã hội đưa ra, đó cũng chính là
q trình xã hội hóa cá nhân.
1.2.1.3. Mối quan hệ giữa tự đánh giá với cái Tơi
Cái tơi hay cịn hiểu là hình ảnh bản thân của mỗi người, được hình thành và phát
triển trong q trình sống và giao tiếp, do đó TĐG có mối liên hệ mật thiết với cái tơi.
Cái tơi là sự tự ý thức, tự khám phá ra giá trị của mình, cái tơi chỉ hình thành và phát triển

4


khi nhân cách đã hình thành và phát triển. Do đó cá nhân chỉ có thể hiểu về chính họ khi
đặt trong mối quan hệ với người khác, khi có tự đánh giá về mình và được mọi người
chấp nhận.
1.2.1.4. Mối quan hệ giữa tự đánh giá với tự ý thức
Tự ý thức được hiểu là việc con người tự tách mình ra khỏi thế giới khách quan, nhận

thức quan hệ của mình với thế giới, nhận thức bản thân mình với tính cách một cá nhân,
nhận thức các cử chỉ, hành động, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, lợi ích của mình. Tự ý
thức biểu hiện ở các mặt sau: chủ thể nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội
dung tâm hồn, đến vị thế và các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tự nhận xét, TĐG. Có thái
độ rõ ràng đối với bản thân, tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác. Chủ
thể có khả năng tự giáo dục, tự hồn thiện mình.
1.2.2. Khái niệm học sinh THPT
1.2.2.1. Khái niệm
“Học sinh Trung học phổ thông” là thuật ngữ để chỉ nhóm tuổi đầu tuổi thanh niên
có độ tuổi từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi (hay còn gọi là thanh niên học sinh). Xét theo
bậc học theo quy định của nước ta, các em đang theo học tại các trường THPT. Hiện nay,
các nghiên cứu về thanh niên học sinh được sử dụng nhiều trong giáo dục và trong định
hướng nghề nhằm giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, trang bị kiến thức và
tâm lý cho các em bước vào giai đoạn phát triển tiếp theo.
1.2.2.2. Sự phát triển tự ý thức
Với học sinh THPT, có hai loại tự ý thức nổi bật:
- Tự ý thức về hình ảnh bản thân: đó là niềm tự hào và cũng có thể là nỗi khổ tâm
về diện mạo bên ngồi của cơ thể mình.
- Tự ý thức về những phẩm chất nhân cách của mình: các em có thể ý thức được mặt
mạnh, mặt yếu của mình, ln ln khao khát tự hồn thiện mình.
Từ chỗ nhìn nhận về những phẩm chất mang tính khái quát của người khác, dần
dần các em tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thân. Có khả năng tạo được một hình
ảnh “cái tơi" khá trọn vẹn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với mọi người trong xã hội.
1.2.2.3. Sự hình thành thế giới quan
Sự hình thành thế giới quan của thanh niên học sinh được thể hiện ở các mặt sau:
(1) Tính tích cực nhận thức: các em cố gắng xây dựng quan điểm riêng của mình trong
các lĩnh vực khoa học, các vấn đề xã hội, tư tưởng, chính trị… (2) Nội dung của thế giới

5



quan: học sinh quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con
người trong lịch sử, quan hệ của con người và xã hội, vấn đề ý nghĩa của cuộc sống...
1.2.3. Khái niệm tự đánh giá của học sinh THPT
TĐG là thuộc tính tâm lý điển hình của lứa tuổi học sinh THPT; điều này khẳng
định rằng nhu cầu tự phân tích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách phát triển, là
tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích.
Dựa trên khái niệm TĐG và các đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT, theo
chúng tôi khái niệm TĐG của học sinh THPT được hiểu là đánh giá tổng thể của học sinh
với tư cách là một thành viên của xã hội về các giá trị của bản thân, thể hiện qua tự
đánh giá về thể chất, về học tập, về giao tiếp và tự định hướng tương lai.
1.2.4. Các mặt biểu hiện của tự đánh giá của học sinh THPT
1.2.4.1. Tự đánh giá về thể chất
Nói chung TĐG về các đặc điểm ngoại hình cơ thể là một thành tố quan trọng
trong ý thức của học sinh THPT, một trong những đặc trưng tâm lý điển hình của lứa tuổi
này. Khi học sinh mặc cảm, khơng hài lịng với ngoại hình của mình có ảnh hưởng tiêu
cực khi tham gia vào các hoạt động. Học sinh cảm thấy thiếu tự tin, rụt rè e ngại... Do
đó, cảm nhận tích cực về ngoại hình hoặc có sự hài lịng nhất định về thể chất giúp học
sinh cởi mở, tự tin để thiết lập các mối quan hệ xã hội.
1.2.4.2. Tự đánh giá về giao tiếp xã hội
Giao tiếp xã hội của học sinh xoay quanh 3 mối quan hệ chính, ảnh hưởng trực
tiếp đến TĐG của các em là: giao tiếp trong gia đình (cha mẹ và những người thân), giao
tiếp với bạn bè cùng tuổi, và giao tiếp với thầy cô. Thông qua giao tiếp xã hội, học sinh
học hỏi được những kiến thức từ các mối quan hệ xã hội, đồng thời đó cũng là cơ hội để
các em thể hiện năng lực của bản thân, là tấm gương phản chiếu giúp học sinh nhìn nhận
ra chính mình, hình thành nên TĐG phù hợp.
1.2.4.3. Tự đánh giá về học tập
Hoạt động học tập cùng với định hướng nghề nghiệp là hoạt động chủ đạo của học
sinh THPT nên thành tích học tập được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá bản thân và
các bạn trong lớp. Sự khác nhau về khả năng nhận thức, năng lực học tập và sự lĩnh hội

kiến thức giữa các học sinh dẫn đến sự phân hóa giữa học sinh giỏi, khá, trung bình và
yếu kém. Sự phân hóa này đã làm phát triển tự ý thức về khả năng học tập, các em lấy đó

6


là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực bản thân và so sánh đối chiếu với bạn bè. Do đó, TĐG
về học tập là một trong các mặt cơ bản trong nhân cách của học sinh.
1.2.4.4. Tự đánh giá về định hướng tương lai
Vấn đề quan trọng nhất của học sinh THPT là việc tự xác định nghề nghiệp cho
mình. Việc lựa chọn này không chỉ xác định họ “sẽ là ai?” mà cịn đề cập đến khía cạnh
“sẽ là người như thế nào?”. Cơ sở định hướng nghề nghiệp khơng chỉ là sở thích mà cịn
dựa trên năng lực của từng em trong từng môn hoặc trong từng lĩnh vực. Với những học
sinh TĐG đúng năng lực bản thân các em có những lựa chọn phù hợp với nhu cầu nghề
nghiệp của mình. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là để lựa chọn một nghề phù hợp, học sinh
cần hiểu về đặc điểm, yêu cầu của nghề để không chệch hướng.
1.2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tự đánh giá của học sinh THPT
- Yếu tố giáo dục gia đình
Gia đình là một nhóm nhỏ, là mơi trường văn hóa có ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp
nhất đối với mỗi con người. Trong đó phải kể đến là các phong cách ứng xử của cha mẹ có
tác động trực tiếp đến TĐG của con cái. Trong các phong cách giáo dục, phong cách dân
chủ, yêu thương của cha mẹ giúp con cái có TĐG phù hợp về bản thân, các em sẽ tự ý
thức và có tính độc lập trong cuộc sống. Các em mong muốn khẳng định cái Tôi của bản
thân theo hướng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình.
- Yếu tố giáo dục nhà trường
TĐG của học sinh THPT chịu ảnh hưởng của giáo dục nhà trường. Điều này được
thể hiện qua 2 khía cạnh đó là: những đánh giá của thầy cô giáo và kết quả đạt được trong
quá trình học tập của học sinh. Kết quả học tập là cơ sở giúp cho học sinh cảm thấy vững
tin hơn vào năng lực của mình. Bên cạnh đó, sự quan tâm động viên kịp thời của thầy cô
giáo giúp học sinh tin tưởng vào năng lực bản thân, vượt qua được những khó khăn trong

học tập. Do đó, yếu tố này có tác động nhiều mặt đến TĐG của học sinh THPT.
-

Nhóm bạn bè

Nhóm bạn bè cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của học sinh
THPT. Tình cảm này được hình thành trên cơ sở hứng thú chung, hoạt động cùng chung
mục đích và chí hướng phấn đấu, có thể thi đua cạnh tranh lành mạnh với nhau. Do vậy,
thơng qua nhóm bạn bè, học sinh được thể hiện năng lực bản thân, được thể hiện quan
điểm, năng lực tự đánh giá và được bạn bè đánh giá lại. Qua đó, nhóm bạn bè là tấm
gương phản chiếu giúp học sinh tự nhận ra được những giá trị của bản thân.

7


-

Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến TĐG của học sinh chính là các hiện tượng tâm lý,
các thuộc tính tâm lý, phẩm chất nhân cách có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự
hình thành và phát triển TĐG của học sinh. Trình độ phát triển của nhân cách cũng là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến TĐG.
CHƢƠNG 2 . TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý thuyết
Nhằm xây dựng cơ sở ban đầu về lý luận cho đề tài nghiên cứu. Tiến trình xây
dựng cơ sở lý thuyết được thực hiện như sau:
- Thu thập tài liệu, các luận án, tạp chí, sách, các nghiên cứu có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.

- Đọc, ghi chép, xử lý và lựa chọn các thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho đề
tài nghiên cứu
- Hình thành giả thuyết khoa học
- Xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên cứu.
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn
Tìm hiểu thực trạng tự đánh giá của học sinh trường THPT Tô Hiệu và cách giáo
dục của cha mẹ đối với con cái.
2.1.3. Các bước nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trải qua 4 giai đoạn trong thời gian từ tháng 12/2010 - 6/2012
Giai đoạn 1: Tổ chức nghiên cứu lí luận, tham khảo các tài liệu liên quan đến đề
tài, tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn để hoàn thiện đề cương và cơ sở lý luận
(12/2010 - 3/2011).
Giai đoạn 2: Hoàn thiện cơ sở lý luận, xác định phương pháp nghiên cứu, xây
dựng công cụ khảo sát, tiến hành điều tra thử (4/2011 – 5/2011).
Giai đoạn 3: Điều tra thực tế trên số lượng khách thể đã xác định, thu thập và xử
lý số liệu điều tra thực trạng (8/2011 – 12/2011).
Giai đoạn 4: Phân tích số liệu, viết báo cáo khoa học của đề tài luận văn, chuẩn bị
bảo về đề tài (1/2012 – 6/2012)

8


2.2. Mẫu nghiên cứu
2.1.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 263 học sinh và 263 phụ huynh. Chúng tôi phát ra 263
phiếu trưng cầu ý kiến ở học sinh và thu về 256 phiếu hợp lệ; loại bỏ 7 phiếu không hợp
lệ do trả lời không đúng hoặc không thu hồi được, như vậy kết quả có 256 phiếu học sinh
và 256 phiếu phụ huynh.
Ngồi ra cịn có 6 giáo viên chủ nhiệm đang trực tiếp giảng dạy tại tại các lớp.
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, được
đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đề tài nghiên cứu như: TĐG,
các yếu tố ảnh hưởng đến TĐG của cá nhân, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THPT,
TĐG của học sinh THPT…
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế xoay quanh TĐG của học sinh trên các mặt: về học tập, về
thể chất, về giao tiếp xã hội và về định hướng tương lai, và cách ứng xử của cha mẹ đối
với con cái.
Chúng tôi cũng tiến hành tương tự khi phát phiếu hỏi cho Giáo viên chủ nhiệm và
cha mẹ học sinh.
 Bảng hỏi gồm 4 câu: Câu 1; Câu 2, Câu 3 dùng để hỏi cho học sinh và cha mẹ.
Câu 4 dùng để hỏi cho cả học sinh, cha mẹ và giáo viên chủ nhiệm.
2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhằm tìm hiểu thêm về thơng tin trong q tình thực hiện các bảng hỏi, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và ngẫu nhiên với một số học sinh, phỏng vấn sâu
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để tìm hiểu đánh giá của họ về con em mình.
2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê tốn học
Chúng tơi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý phân tích số liệu điều tra, lập bảng
thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc phân tích, và là cơ sở để đi đến
các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

9


2.3.5. Phương pháp trắc nghiệm
Chúng tôi sử dụng thang đo E.T.E.S dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi)
bao gồm 82 mệnh đề (item). Thang đo này do Florence Soldes Ader, Gwenaelly
Levéque, Lathaly Oubrayrie và Claire Mottay ở Khoa Tâm lý học – Trường Đại học

Toulouse xây dựng, đã được thích ứng và sử dụng đối với học sinh ở Việt Nam.. Thang
đo bao gồm 82 mệnh đề, được nhóm thành 6 yếu tố đánh giá về các mặt: Xã hội, thể chất,
học đường, xúc cảm, tương lai/nghề nghiệp và gia đình.
Mỗi mệnh đề của thang đo có 5 phương án trả lời: 1- Hồn tồn khơng đồng ý; 2 –
Khơng đồng ý một phần; 3- Bình thường; 4 – Đồng ý một phần; 5 – Hoàn toàn đồng ý.
Học sinh trả lời phải chỉ ra điểm đồng ý hoặc không đồng ý với các mệnh đề được
đưa ra. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “Hồn tồn khơng đồng ý” đến
5 = “Hồn tồn đồng ý”. Kết quả thu được từ 82 mệnh đề được chia ra thành các thang
TĐG về cái tôi gia đình, cái tơi xã hội, cái tơi thể chất, cái tôi học đường, cái tôi tương
lai, cái tôi cảm xúc, chúng tôi lại chia mỗi thang thành 5 khoảng tương ứng với 5 mức độ
TĐG: Rất thấp, Thấp; Trung bình; Cao; Rất cao.
CHƢƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT Tô Hiệu
3.1.1. Tự đánh giá chung của học sinh
Bảng 3.1: Thực trạng chung về tự đánh giá của học sinh THPT
Các mặt TĐG

Mức độ TĐG (%)
Rất thấp

Thấp

Trung bình

Cao

Rất cao

Về thể chất


1.6

21.5

60.9

13.3

2.7

Về học tập

0.8

33.6

62.9

2.7

0

Về giao tiếp xã hội

0.4

23.4

64.1


10.5

1.6

Về định hướng tương lai

3.5

16

61.3

16

3.1

Kết quả bảng 3.1 cho thấy đa số học sinh tự đánh giá ở mức trung bình, chiếm một
tỷ lệ tương đối học sinh tự đánh giá ở mức thấp và rất thấp, học sinh tự đánh giá mức cao
và rất cao chiếm tỷ lệ nhỏ. Cụ thể kết quả từng mặt tự đánh giá như sau:

10


Về thể chất: có 60.9% học sinh tự đánh giá mức trung bình, 21.5% ở mức độ thấp,
13.3% học sinh tự đánh giá ở mức cao. Chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 1.6% học sinh tự đánh
giá mức rất thấp và 2.7% học sinh chọn mức rất cao.
Về học tập: có 62.9% học sinh tự đánh giá ở mức trung bình, 33.6% học sinh tự
đánh giá ở mức thấp, 0.8% học sinh tự đánh giá rất thấp, và 2.7% học sinh tự đánh giá ở
mức cao, khơng có ý kiến lựa chọn mức rất cao.

Về giao tiếp xã hội: có 64.1% học sinh lựa chọn mức độ trung bình, có tỷ lệ tương
đối 23.4% học sinh lựa chọn mức độ thấp, có 10.5% học sinh lựa chọn mức độ tự đánh
giá cao, và tỷ lệ rất nhỏ 0.4% học sinh tự đánh giá mức rất kém, và 1.6% học sinh tự đánh
giá rất cao về giao tiếp xã hội của bản thân.
Về định hướng tương lai: có 61.3% học sinh tự đánh giá trung bình, 16% học sinh
tự đánh giá ở mức thấp và 3.5% tự đánh giá mức rất thấp và (tỷ lệ này thấp hơn so với
các mặt tự đánh giá khác cùng mức độ), và có 16% một tỷ lệ tương đối học sinh tự đánh
giá mức độ cao, học sinh tự đánh giá mức rất cao chiếm tỷ lệ nhỏ 3.1%.
Qua kết quả ban đầu chúng tôi thấy rằng đa số học sinh tự đánh giá bản thân ở
mức trung bình. Một số tự đánh giá bản thân ở mức thấp hoặc mức cao. Từ góc độ của
người nghiên cứu, chúng tôi cũng rất quan tâm đến những học sinh tự đánh giá bản thân
ở mức rất thấp hoặc mức rất cao.
3.1.2. Đánh giá của giáo viên và của cha mẹ học sinh
 Đánh giá của giáo viên và TĐG của học sinh:
Đa số học sinh có mức độ TĐG tương đối phù hợp với đánh giá của giáo viên.
Bên cạnh đó một tỷ lệ nhất định học sinh tự đánh giá chưa phù hợp với đánh giá của giáo
viên: trong đó học sinh tự đánh giá thấp hơn so với giáo viên đánh giáở các mặt giao tiếp
xã hội và mặt học tập, học sinh tự đánh giá cao hơn giáo viên đánh giá ở các mặt thể chất
và định hướng tương lai.
 Đánh giá của cha mẹ và TĐG của học sinh
Tóm lại, kết quả trên cho thấy phần lớn có sự phù hợp về các mặt TĐG của học
sinh với đánh giá của giáo viên chủ nhiệm và đánh giá của cha mẹ học sinh: (1) Về giao
tiếp xã hội, mức độ TĐG của học sinh và đánh giá của cha mẹ là tương đương nhau trong
khi đó học sinh nhận được sự đánh giá cao hơn ở giáo viên. (2) Về học tập, mức độ TĐG
của học sinh thấp hơn so với đánh giá của cha mẹ và thấp hơn so với giáo viên. (3) Về
mặt thể chất, có sự tương đương giữa 3 khách thể nghiên cứu (học sinh có TĐG cao hơn

11



một chút so với giáo viên và cha mẹ. (4) Về định hướng tương lai, cũng có sự tương đồng
giữa các khách thể, tuy nhiên cha mẹ có đánh giá cao hơn so với TĐG của học sinh và so
với giáo viên.
Bên cạnh việc lấy ý kiến của cha mẹ về các mặt TĐG của con cái. Chúng tơi tìm
hiểu sâu hơn ở cha mẹ với câu hỏi: “Quý vị vui lịng cho biết con mình giống với các đặc
điểm dưới đây tới mức nào”. Kết quả cho thấy khi đề cập đến một số đặc điểm của thanh
thiếu niên hiện nay, phụ huynh đánh giá ở mức độ tương đối cao những đặc điểm tích cực
giống với con cái họ, và cũng có mức đánh giá tương tự ở con cái. Bên cạnh đó cha mẹ
đánh giá mức rất thấp và trung bình ở những điểm tiêu cực của con cái họ (tương đương
với mức “khơng đúng” và “hồn tồn khơng đúng”).Tuy nhiên, con cái có xu hướng
đánh giá cao hơn cha mẹ về những mệnh đề liên quan đến sự lo lắng về cảm xúc. Do đó,
cha mẹ cần có sự lắng nghe con cái nhiều hơn, quan tâm đến suy nghĩ của con, giúp con
vượt qua được những khó khăn của tuổi mới lớn để các em đương đầu tốt với các vấn đề
của cuộc sống.
3.2. Tự đánh giá của học sinh THPT về các mặt cụ thể
3.2.1. Tự đánh giá về thể chất
Bảng 3.12: Tự đánh giá của học sinh về thể chất
Nhìn chung học sinh có TĐG mức trung bình (ĐTB=3.01), kết quả này cao hơn so
với tự đánh giá ban đầu của các em. Yếu tố thể chất ở đây bao gồm sự phát triển hồn
thiện của các bộ phận trên khn mặt và cơ thể, là cảm nhận của học sinh về sức khỏe thể
chất, và sự tự tin khi tham gia các môn thể thao... Các em đánh giá khắt khe ngoại hình
của mình đồng thời học sinh đánh giá cao và đề cao sự chỉn chu trong cách ăn mặc khi
giao tiếp.
Khi xét về sự khác biệt giới tính, có sự khác biệt rõ trong TĐG của học sinh nam
và học sinh nữ, các em nam tự đánh giá cao hơn (ĐTB=3.12) so với nữ (ĐTB=2.91). Khi
xét theo khối lớp cho thấy, học sinh lớp chọn có tự đánh giá thể chất thấp hơn so với lớp
thường. Bên cạnh đó cùng với sự hồn thiện về thể chất thì TĐG của học sinh tăng dần
theo khối lớp (khối 10: ĐTB=2.86; Khối 11: ĐTB=3.02; Khối 12: ĐTB=3.23).
3.2.2. Tự đánh giá về giao tiếp xã hội
Kết quả về giao tiếp xã hội cho thấy học sinh có TĐG ở mức trên trung bình

(ĐTB=3.48), phản ánh thực tế đa số học sinh có sự tự tin trong giao tiếp, muốn được gia

12


nhập vào nhóm bạn bè. Phản ánh học sinh có tinh thần tập thể, sự gắn bó với bạn bè
cao.
So sánh theo giới tính cho thấy học sinh nữ tự đánh giá cao hơn (ĐTB=3.63) so
với học sinh nam (ĐTB=3.36). Điều này có thể giải thích rằng trong một số nền văn
hóa (trong đó có Việt Nam), học các em nữ nhạy cảm hơn và có kỹ năng giao tiếp tốt
hơn so với nam. Do đó, sự phát triển về khả năng giao tiếp xã hội của nữ cao hơn nam ử
lứa tuổi này.
Khi xét theo khối lớp, học sinh khối 12 có tự đánh giá cao nhất (ĐTB=3.62),
khối 10 cao thứ hai (ĐTB=3.47); học sinh khối 11 có tự đánh giá thấp nhất
(ĐTB=3.42). Bên cạnh đó học sinh lớp 10 chọn tự đánh giá cao hơn lớp 10 thường,
không có sự khác nhau giữa lớp chọn và lớp thường ở khối 11 và khối 12 trong TĐG
mặt giao tiếp xã hội.
3.2.3. Tự đánh giá về học tập
Kết quả học sinh có TĐG về học tập ở mức trung bình (ĐTB=2.97). Số liệu cụ thể
có 46.5% học sinh tự đánh giá mặt học tập ở mức trung bình, 16.8% mức cao và 7.4% rất
cao; còn lại một tỷ lệ tương đối 24.2% tự đánh giá mức thấp và 5.1% mức rất thấp.
So sánh theo giới tính cho thấy học sinh nữ có TĐG về học tập cao hơn
(ĐTB=3.10) học sinh nam (ĐTB=2.82). Điều này được hiểu do các em nữ có sự chăm
chỉ hơn trong học tập, các mơn học trong nhà trường thiên về lý thuyết nhiều hơn, do đó
là ưu thế hơn của nữ. Đồng thời có sự khác nhau giữa các khối lớp và giữa các lớp cùng
khối trong TĐG về học tập: học sinh khối 12 có TĐG (ĐTB=3.24) cao hơn khối 10
(ĐTB=2.93) và khối 11 (ĐTB=2.74). Bên cạnh đó, các em lớp chọn lại có TĐG cao hơn
lớp thường. Nghiên cứu cũng cho thấy, môi trường học tập tích cực và phương pháp giáo
dục của giáo viên có ảnh hưởng tích cực đến TĐG về học tập của học sinh.
3.2.4. Tự đánh giá về định hướng tương lai

Học sinh có TĐG về định hướng tương lai ở mức trên trung bình (với ĐTB=3.42).
Kết quả này cao hơn so với TĐG ở các mặt học tập và thể chất. Đây là điều rất quan
trọng đối với các em bởi hình ảnh về nghề nghiệp tương lai là động lực thôi thúc các em
phấn đấu trong học tập và hướng tới việc đạt được mục tiêu đã đề ra.
Mức độ TĐG tăng dần theo các khối, (khối 10 ĐTB=3.28; khối 11 ĐTB=3.23;
khối 12 ĐTB=3.71). Đồng thời học sinh nữ có TĐG cao hơn (ĐTB=3.47) so với học sinh
nam (ĐTB=3.33).

13


Có sự chênh lệch trong mức độ TĐG giữa lớp chọn và lớp thường do sự khác nhau
về môi trường học tập cũng dẫn đến sự khác nhau về năng lực học tập, giao tiếp và TĐG
của học sinh về các mặt. Vì vậy theo chúng tơi, một mơi trường học tập tốt cho học sinh
là môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự quan tâm của thầy cơ với phương pháp giáo
dục hiệu quả giúp học sinh có cơ hội được thể hiện bản thân và có cơ hội được phát triển
tốt.
3.2.5. So sánh các mặt tự đánh giá ban đầu của học sinh với các mặt tự đánh
giá trong thang đo E.T.E.S
Biểu đồ 3.7: So sánh TĐG ban đầu với TĐG trong thang đo E.T.E.S
5
4.5
4

3.48

3.5
3

2.5


3.42
2.97

3.01
2.94

TĐG ban đầu

2.99

2.89

TĐG trong
E.T.E.S

2.67

2
1.5
1
Thể chất

Giao tiếp xã hội

Học tập

Định hướng
tương lai


Quan sát đường biểu diễn trên biểu đồ cho thấy có sự biến thiên tương đồng nhau
trong: kết quả TĐG ban đầu của học sinh thấp hơn so với kết quả thang đo E.T.E.S.
Trong đó, học sinh có mức đánh giá ở mức gần trung bình ở các mặt (từ 2.67 đến 2.99),
thấp nhất là TĐG về học tập và cao nhất là TĐG về định hướng tương lai.
Với kết quả TĐG trong thang đo E.T.E.S cho thấy, học sinh có TĐG cao hơn so
với đánh giá ban đầu của học sinh. Điểm trung bình của TĐG tất cả các khía cạnh đều
nằm ở nửa phía trên của biểu đồ trong khoảng từ điểm 3 đến điểm 4 (từ “bình thường”
đến “đồng ý một phần”). Trong đó, mặt học tập có mức độ TĐG thấp nhất (ĐTB=2.97),
mặt giao tiếp xã hội đạt mức cao nhất (ĐTB=3.48) và mặt định hướng tương lai cao thứ 2
(ĐTB=3.42), và thứ 3 là mặt thể chất (ĐTB=3.01).

14


3.2.6. Mối tương quan giữa các mặt tự đánh giá trong thang đo E.T.E.S
Kết quả cho thấy, các mặt TĐG của học sinh có sự tương quan nhất định với nhau.
TĐG về cái tơi gia đình có mối tương quan khá chặt đối với các mặt TĐG: với cái tôi học
đường (r=0.343, p<0.01), với cái tôi xã hội (r=0.329, p<0.01), với cái tôi cảm xúc
(r=0.306, p<0.01). Hệ số tương quan cao thứ hai là tương quan giữa “cái Tôi học đường”
với “cái Tôi tương lai” (r=0.382; p<0.01). Hệ số tương quan cao thứ 3 là giữa cái tôi thể
chất và cái tôi cảm xúc (r=0.369, p<0.01). Điều này cho thấy khi học sinh có sự khỏe
mạnh về thể chất và hài lịng về ngoại hình thì càng làm tăng sự tự tin về cảm xúc. Bên
cạnh đó, “cái Tơi thể chất” và “cái Tơi xã hội” cũng có tương quan khá chặt (r=0.341;
p<0.01). Điều này cũng cho thấy, khi học sinh có ngoại hình ưa nhìn, khỏe mạnh thì các em
có sự tự tin khi tham gia giao tiếp với các nhóm xã hội.
Giữa “cái Tơi xã hội” và “cái Tơi tương lai” có mối tương quan tương đối chặt
(r=0.355; p<0.01), điều này có nghĩa học sinh càng mở rộng về giao tiếp càng có cơ hội
được thể hiện năng lực của bản thân, được mọi người đánh giá nhìn nhận.
Tóm lại, kết quả về mối tương quan trong các mặt TĐG của học sinh cho thấy
chúng có mối quan hệ gắn bó qua lại với nhau trong cấu trúc của TĐG. Điều này càng

chứng minh rằng TĐG về bản thân là sự đánh giá về giá trị bản thân thông qua các mặt
cụ thể, đồng thời là sự thống nhất giữa các mặt: mặt này luôn tồn tại trong mối liên hệ với
các mặt khác.
 Nhận định chung
Như vậy, TĐG là đánh giá tổng thể của cá nhân về giá trị bản thân. Do đó để hiểu
TĐG của cá nhân cần nghiên cứu trên nhiều mặt, nhiều yếu tố. Với học sinh THPT,
nghiên cứu TĐG của học sinh chủ yếu xoay quanh các hoạt động chủ đạo của các em như
hoạt động thể chất, hoạt động học tập, hoạt động giao tiếp xã hội và định hướng nghề
nghiệp. Và kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh học sinh THPT Tơ Hiệu có
tự đánh giá ở mức trung bình.

15


3.3. Mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với tự đánh giá của học
sinh
3.3.1. Sự thống nhất của cha mẹ trong cách giáo dục con
Ý kiến của cha
mẹ

sinh

(%)

Cách giáo dục con cái

Stt

Ý kiến của học


(%)

1

Giống nhau

16.0

12.3

2

Giống nhau một phần

58.6

62.9

3

Hồn tồn khơng giống nhau

25.4

23.8

Qua bảng số liệu cho thấy, có 16% ý kiến lựa chọn “giống nhau” trong cách giáo
dục (ở học sinh đánh giá là 12.3%). Bên cạnh đó, chiếm tỷ lệ lớn nhất là 58.6% ý kiến
của cha mẹ (và 62.9% học sinh) có ý kiến “giống nhau một phần”, phản ánh nhận thức
của cha mẹ tương đối cao trong việc thống nhất giáo dục con, trong gia đình cha mẹ có

sự trao đổi, thỏa thuận để có cách dạy con phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh đó chiếm một tỷ
lệ tương đối cha mẹ lựa chọn phương án “hồn tồn khơng giống nhau” trong cách giáo dục
con (25.4%).
3.3.2. Mối quan hệ giữa cách ứng xử của cha mẹ đối với các mặt TĐG của học
sinh
Kết quả cho thấy, tất cả các cách ứng xử của cha mẹ đều có tương quan có ý nghĩa
với mức độ TĐG về các mặt khác nhau: thấp nhất là ứng xử phê phán tiêu cực và ứng xử
phó mặc, khơng tình cảm cao nhất là ứng xử quan tâm tích cực và ứng xử kiểm sốt. Cụ
thể là:
Mối quan hệ giữa cha mẹ có cách ứng xử phê phán tiêu cực với các mặt tự
đánh giá của học sinh:
Kết quả điểm trung bình cho thấy mức độ ứng xử thấp (ĐTB=2.56), tương đương
với mức cha mẹ đánh giá là “ít giống tơi”. Kết quả hệ số tương quan cho thấy là tương
quan ngược: cha mẹ có cách ứng xử phê phán tiêu cực thì con cái có mức độ TĐG thấp,
được thể hiện trên các mặt TĐG của học sinh. Cụ thể là cách ứng xử này làm hạn chế về
giao tiếp xã hội (r= -0.211), về thể chất (r= -0.179), về học tập (r=-0.2) và về định hướng

16


tương lai (r=-0.079) ở con cái. Tóm lại khi cha mẹ có cách ứng xử phê phán tiêu cực thì
học sinh có TĐG thấp về các mặt.
Mối quan hệ giữa cách ứng xử kiểm soát của cha mẹ với các mặt TĐG của học
sinh:
Chúng tơi nhận thấy điểm trung bình của cách ứng xử này cao thứ 2 (ĐTB=3.14)
trong các cách ứng xử của cha mẹ, đồng thời có mối tương quan nhất định đối với các
mặt TĐG của học sinh (r lần lượt = 0.059; 0.043; -0.017; 0. 052). Kết quả về sự tương
quan giữa cách ứng xử kiểm soát với các mặt TĐG của học sinh, khi xét về độ tin cậy
cho thấy p>0.05, chính vì vậy khơng thể kết luận về ảnh hưởng tiêu cực của cách ứng xử
này đối với các mặt TĐG của học sinh, chỉ có thể phần nào nhận thấy mối quan hệ giữa

ứng xử của cha mẹ với các mặt TĐG của con cái.
Mối quan hệ giữa cách ứng xử quan tâm tích cực của cha mẹ với các mặt tự
đánh giá của học sinh:
Kết quả số liệu cho thấy có mối tương quan khá chặt chẽ giữa cách ứng xử quan
tâm tích cực với tất cả các mặt TĐG của học sinh (r lần lượt = 0.146, 0.200, 0.137,
0.224). Kết quả mối tương quan cho thấy: khi cha mẹ có cách ứng xử quan tâm tích cực,
học sinh sẽ có TĐG cao hơn so với những em có cha mẹ có ứng xử phê phán tiêu cực. Nó
phản ánh sự gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái, qua đó tác động tích cực đối với
TĐG của con cái (với độ tin cậy cao, p<0.05 và p<0.01). Học sinh cảm thấy mình là
người có giá trị, có khả năng, từ đó các em có thêm tự tin để đương đầu với các vấn đề
trong học tập và trong cuộc sống, các em tự tin khi gia nhập vào các nhóm xã hội khác
nhau.
Mối quan hệ giữa cách ứng xử phó mặc, khơng tình cảm của cha mẹ với các
mặt tự đánh giá của học sinh:
Nhìn chung kiểu ứng xử phó mặc, khơng tình cảm của cha mẹ đối với con cái trong
mẫu nghiên cứu ở mức thấp (ĐTB=2.55, gần tương đương với mức “ít giống tơi” và
“khơng giống tơi” (r lần lượt = -0.110; -0.164; -0.030; -0.109). Về mặt ý nghĩa tương quan
cho thấy, khi cha mẹ không quan tâm đến con cái, ít thể hiện tình cảm với con, khơng quan
tâm đến suy nghĩ của con thì con cái TĐG thấp về các mặt học tập, giao tiếp, thể chất, định
hướng tương lai. Đặc biệt, xét về độ tin cậy cho thấy mối tương quan là có ý nghĩa với
mặt thể chất (p<0.01) và mặt định hướng tương lai (p<0.05). Do đó có thể nói rằng, cách
ứng xử phó mặc của cha mẹ có tương quan nghịch với các mặt TĐG của học sinh.

17


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt lý luận
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học đi

trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm “Tự đánh giá” và mối liên quan giữa tự đánh giá
với tự ý thức và cái Tơi. Theo đó tự đánh giá là đánh giá tổng thể của cá nhân về các giá
trị của bản thân, thể hiện qua các mặt khác nhau của nhân cách với tư cách là một thành
viên của xã hội.
Đề tài cũng đã nêu ra được cơ sở hình thành và đặc điểm của tự đánh giá của lứa
tuổi học sinh THPT, theo đó TĐG của học sinh THPT là đánh giá tổng thể của học sinh
với tư cách là một thành viên của xã hội về các giá trị của bản thân, thể hiện qua tự đánh
giá về thể chất, về học tập, về giao tiếp và tự định hướng tương lai.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng TĐG của học sinh THPT Tô Hiệu, chúng tôi rút
ra một số kết luận sau:
Kiểm nghiệm kết quả trắc nghiệm E.T.E.S và độ tin cậy cho thấy học sinh có TĐG
ở mức trung bình. TĐG ban đầu của học sinh thấp hơn mức độ TĐG đo được trong thang
đo E.T.E.S. Đa số học sinh có TĐG phù hợp với đánh giá của cha mẹ và giáo viên, trong
đó mức độ phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của cha mẹ cao hơn so với mức
độ phù hợp giữa TĐG của học sinh với đánh giá của giáo viên, được thấy trên các mặt
được nghiên cứu. Bên cạnh đó cũng có một tỷ lệ nhất định học sinh tự đánh giá không
phù hợp so với đánh giá của giáo viên và đánh giá của cha mẹ.
TĐG của học sinh không đồng đều ở các mặt, trong đó học sinh đánh giá cao
hơn ở mặt giao tiếp xã hội, định hướng tương lai và về thể chất ngoại hình. TĐG về mặt
học tập thấp hơn, gần đạtmức trung bình, đa phần các em chưa hài lòng về kết quả học
tập ở trường, nhưng học sinh đánh giá cao những mệnh đề về mối quan hệ giữa học
sinh và giáo viên.
So sánh mức độ TĐG của học sinh nam và nữ cho thấy, các em nam có TĐG cao
hơn so với các em nữ về mặt thể chất. Trong khi đó, có sự khác biệt nhất định giữa nam và
nữ trong mặt giao tiếp xã hội, mặt học tập và định hướng tương lai, nhìn chung nữ có TĐG
cao hơn nam ở 3 mặt này.

18



Mức độ TĐG của các khối lớp có sự khác nhau,học sinh khối 11 có TĐG thấp hơn
học sinh khối 10 và 12 trên các mặt được đánh giá, trong đó học sinh khối 12 có TĐG
cao nhất.
Về mức độ TĐG giữa lớp chọn và lớp thường: khơng có sự khác nhau về giao tiếp
giữa học sinh lớp chọn và lớp thường. Cịn trong các mặt TĐG khác có sự khác nhau rõ
rệt, nhìn chung học sinh lớp chọn tự đánh giá cao hơn học sinh lớp thường về thể chất, về
học tập và về định hướng tương lai.
Về vai trò của cha mẹ đối với con cái: Sự thống nhất trong cách giáo dục con cái
và ứng xử của cha mẹ với concái đóng vai trị quan trọng đối với TĐG của các em. Con
cái có mức độ TĐG cao khi bố mẹ có cách ứng xử quan tâm tích cực và ngược lại, con
cái có TĐG thấp khi cha mẹ ít quan tâm, thờ ơ, hoặc có cách ứng xử phê phán tiêu cực.
Do đó, mơ hình tốt nhất cho TĐG của học sinh là các em được sống trong những gia đình
có cha mẹ ứng xử quan tâm chăm sóc, được học tập trong mơi trường có sự cạnh tranh
lành mạnh và sự quan tâm đúng mực của thầy cô.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với học sinh
Học sinh cần tích cực hơn nữa trong học tập và chủ động tham gia vào các hoạt
động văn hoá của nhà trường, để qua đó học sinh thể hiện năng lực bản thân và đây là cơ
hội để các em có những trải nghiệm, giúp học sinh nhận thức và đánh giá đúng về năng
lực của mình.
Học sinh cần có sự mạnh dạn tìm hiểu mở rộng tầm hiểu biết về định hướng nghề
nghiệp. Các em cần nói ra những vướng mắc trong suy nghĩ của mình với gia đình và
thầy cô để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, qua đó giúp các em củng cố thêm lịng tin vào
năng lực bản thân.
2.2. Đối với gia đình
Cha mẹ cần chú ý đến cách ứng xử của bản thân với con cái, đây là điều hết sức
quan trọng trong việc giáo dục con. Cha mẹ cần thể hiện sự quan tâm khích lệ đối với con
cái mình. Sự gắn bó trong tình cảm gia đình là điều kiện thuận lợi để con cái phát triển
các phẩm chất năng lực của bản thân, qua đó các em sẽ có TĐG cao và đúng về năng lực

của mình. Ở lứa tuổi học sinh THPT, các em cịn gặp nhiều khó khăn, có nhiều bối rối về
mặt cảm xúc và tầm hiểu biết còn trong phạm vi nhất định, nên cha mẹ cần lắng nghe con
cái, tôn trọng ý kiến của con, để con cái có cơ hội nói ra những suy nghĩ của mình. Thơng

19


qua sự giao tiếp thân mật giữa cha mẹ và con cái, phụ huynh thêm hiểu con hơn, đồng
thời có những định hướng phù hợp với suy nghĩ và năng lực của con mình.
Cha mẹ cần có sự kiểm sốt với con cái, tuy nhiên tránh có cách ứng xử kiểm soát
thái quá, tạo ra những cảm xúc tiêu cực cho học sinh, đồng thời cần hết sức tránh chê bai,
phê phán con cái làm cho con cái cảm thấy thấp kém, tự ti, xấu hổ. Bên cạnh đó, nên
dành thời gian nhiều hơn cho con, tránh tình trạng phó mặc, thờ ơ với con cái, nếu khơng
có sự kiểm soát đúng mức, học sinh rất dễ bị lệch hướng.
2.3. Đối với nhà trường
Thầy cô giáo cần đánh giá đúng năng lực học sinh, những lời nhận xét của thầy
cô có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và cảm xúc của học sinh. Do đó, thầy cơ cần
xây dựng một bầu khơng khí lớp học dựa trên các giá trị tích cực, tạo cho học sinh cảm
nhận được sự u thương khích lệ và được tơn trọng.
Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh
tham gia, giúp học sinh có cơ hội được trải nghiệm, được thể hiện năng lực của bản thân,
đồng thời xây dựng được nhóm bạn bè lành mạnh, tích cực. Nhà trường cần đẩy mạnh
hơn nữa hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Các bài giảng cần có sự phong
phú hơn về nội dung cũng như phương pháp, để tạo thêm động lực cho học sinh, các em
được mở rộng tầm hiểu biết để có những định hướng đúng đắn.

References.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


A.V. Pêtrôpxki- Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm (Tập 1,2) -NXB Giáo
dục, 1982.

2.

Bùi Thị Hạnh Lâm (2010), Rèn luyện kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập mơn tốn
của học sinh Trung học phổ thơng, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.

3.

Bùi Thị Thu Hoài (2005), Nghiên cứu khả năng tự ý thức của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 5 tuổi), Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục.

4.

Dương Thị Diệu Hoa, Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Kế Hào, Phan Trọng Ngọ, Đỗ
Thị Hạnh Phúc (2011), Giáo trình Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Sư phạm.

5.

DR. Phil Mcgraw (2005), Gia đình trên hết - Kế hoạch từng bước tạo dựng một gia
đình hồn hảo, NXB Văn hóa thơng tin, (Đỗ Thu Hà dịch).

20


6.

Đào Lan Hương (2000), Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập mơn tốn của sinh
viên Cao đẳng sư phạm Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.


7.

Đào Thị Oanh (2004), Nghiên cứu xu hướng nghề của học sinh trung học, Tạp chí
Tâm lý học số 7 năm 2004.

8.

Đặng Phương Kiệt (2004), Gia đình Việt Nam - Các giá trị truyền thống và những
vấn đề tâm bệnh lý xã hội, NXB Lao động.

9.

Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học phát
triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Đỗ Ngọc Khanh (2004), Về khái niệm “Tự đánh giá bản thân”, Tạp chí Tâm lý học,
số 6/2004.
11. Đỗ Ngọc Khanh (2004), Ảnh hưởng của tự đánh giá bản thân đến sự phát triển nhân
cách, Tạp chí Tâm lý học số 9 năm 2004.
12. Đỗ Ngọc Khanh (2005), Nghiên cứu tự đánh giá của học sinh Trung học cơ sở ở Hà
Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.
13. Đỗ Long; Phan Thị Mai Hương (2002), Tính cộng đồng - Tính cá nhân và cái Tôi
của người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia.
14. Jo. Godefroid, (1998), Những con đường của Tâm lý học, Tủ sách NT, (Trần Di Ái, Vũ
Thị Chín, Phạm Văn Đồn, Phạm Kim, Lưu Huy Khánh dịch)
15. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (2001), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm,
NXB Giáo dục.
16. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học
sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
17. Lê Hương, Một số nét tâm lý đặc trưng cho lứa tuổi thanh niên,


18. Lê Khanh (2007), Bài giảng Tâm lý học nhân cách, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH
Khoa học Xã hội & Nhân văn.
19. Nguyễn Kế Hào (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn (2004), Giáo trình tâm lí học lứa
tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Sư phạm.
20. Nguyễn Công Khanh (2004), Định hướng nghề nghiệp lứa tuổi học sinh Trung học
phổ thơng, Tạp chí Tâm lý học, số 8 năm 2004.
21. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, NXB Đại học Quốc Gia.

21


22. Nguyễn Thị Mai Lan (2009), Định hướng giá trị nhân cách của học sinh Trung học
phổ thông, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.
23. Nguyễn Thị Mai Lan, Ảnh hưởng của gia đình đối với định hướng giá trị nhân cách
của học sinh Trung học phổ thông, .
24. Nguyễn Ngọc Lan (2008), Đặc điểm tự đánh giá tính tích cực học tập của học sinh
học nghề trong trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Bắc, Thái Nguyên, Luận văn
Thạc sĩ Tâm lý học.
25. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB Chính trị Quốc gia.
26. Nguyễn Thị Oanh (1995), Tâm lý truyền thông và giao tiếp, Khoa Phụ nữ học, Đạo
học Mở - Bán công TP.HCM.
27. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2011), Giáo trình Tâm lí
học đại cương, NXB Đại học Sư phạm.
28. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học Sư phạm đại học, NXB Giáo
dục.
29. Ngơ Cơng Hồn (2008), Giáo trình Tâm lý học gia đình, Đại học Sư phạm.
30. Odette Lescarret, Lê Khanh, H. Ricaud (2000), Trẻ em văn hóa giáo dục - Kỷ yếu
hội thảo Việt – Pháp về Tâm lý học, NXB Thế giới.
31. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lý thuyết Tâm lý

người, NXB Đại học Sư phạm.
32. Patricia H.Miler (2003), Các lý thuyết về Tâm lý học phát triển, NXB Văn hóa thơng
tin, (Vũ Thị Chín dịch).
33. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lý học, NXB Giáo dục.
34. Trần Thị Minh Đức (2008), Các thực nghiệm trong Tâm lý học xã hội, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
35. Văn Thị Kim Cúc (2003), Tìm hiểu tự đánh giá bản thân ở trẻ 10 – 15 tuổi, Tạp chí
Tâm lý học, số 7, tháng 7/2003.
36. Văn Thị Kim Cúc (chủ biên) (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố
mẹ ly hôn, NXB Khoa học Xã hội.
37. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách Khoa.
38. Vũ Thị Nho (2003), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22



×