Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN môn đầu tư QUỐC tế đề tài ưu đãi đầu tư CON DAO HAI lưỡi dẫn đến CUỘC ĐUA XUỐNG đáy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.3 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CSII TẠI
TP. HỒ CHÍ MINH
------ oOo ------

TIỂU LUẬN MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ: CON DAO HAI LƯỠI
DẪN ĐẾN CUỘC ĐUA XUỐNG ĐÁY?

GVHD: Nguyễn Hạ Liên Chi
Mã lớp: ML07
THỰC HIỆN BỞI: Nhóm 7 - The Untitled

TP. Hồ Chí Minh Tháng 10 Năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


14

2


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN .................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................................
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................
PHÂN TÍCH .............................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................................
1.1

Ưu đãi đầu tư ..................................................................

1.1.1 Định nghĩa ưu đ

1.1.2 Các loại ưu đãi đ
1.2

Cuộc đua xuống đáy .......................................................

1.2.1 Định nghĩa .......

1.2.2 Hậu quả mà cuộ
CHƯƠNG 2: VỀ NHẬN ĐỊNH “ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ DẪN ĐẾN CUỘC ĐUA XUỐNG
ĐÁY” ....................................................................................................................................
2.1

Các nguyên nhân ............................................................


2.1.1 Dựa trên lý thuy

2.1.2 Cạnh tranh về ưu

2.1.3 Cạnh tranh về cá
2.2

Sự khác biệt giữa các quốc gia sử dụng ưu đãi đầu tư ..
2.2.1 Trường hợp tận

2.2.2 Trường hợp chư
2.3

Thực tiễn ưu đãi đầu tư ở Việt Nam trong thời kỳ dịch

KẾT LUẬN..........................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 - Minh họa lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh ưu đãi đầu tư các quốc gia...................... 8
Bảng 2 - Dòng vốn FDI tại Singapore năm 1970 – 2013 (Abdul Rahim Ridzuan, 2017).......10
Bảng 3 - Thất thoát doanh thu từ ưu đãi thuế doanh nghiệp của Ghana (Tax Justice, 2015) 12
Bảng 4 - Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam năm 2021............................................................. 17

4



LỜI MỞ ĐẦU
Nhìn tổng quan về góc độ phát triển kinh tế, các nhà phân tích đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của đầu tư/vốn hình thành trong quá trình phát triển. Về lâu dài, đầu tư được
khẳng định là rất quan trọng để cải thiện năng suất và tăng khả năng cạnh tranh của một nền
kinh tế. Một trong các thành phần đầu tư chủ yếu là Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).
Farrell (2008) do đó đã mơ tả FDI như một gói vốn, cơng nghệ, quản lý và tinh thần kinh
doanh, cho phép một công ty hoạt động và cung cấp hàng hóa và dịch vụ ở thị trường nước
ngoài ”. Trong vài thập kỷ qua, thái độ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thay đổi
đáng kể, vì hầu hết các quốc gia đã tự do hóa các chính sách của họ để thu hút các cơng ty đa
quốc gia (MNCs). Các chính phủ trên khắp thế giới đã hạ thấp các rào cản gia nhập khác
nhau và mở ra các lĩnh vực mới cho đầu tư nước ngoài với hy vọng rằng các MNCs nước
ngoài sẽ tăng việc làm, xuất khẩu hoặc doanh thu thuế, hoặc một số chuyên môn do các công
ty nước ngồi mang lại có thể thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp của nước sở tại.
Ngày càng nhiều chính phủ nước sở tại cung cấp nhiều loại ưu đãi đầu tư khác nhau
để tạo điều kiện cho các cơng ty nước ngồi đầu tư trong phạm vi quyền hạn của họ. Tự do
hóa thương mại trong bối cảnh EU, NAFTA, AFTA và các hiệp định khu vực khác thông qua
GATT và WTO, hoặc trong khu vực, đã dẫn đến gia tăng hội nhập thị trường và giảm giá trị
của quy mô thị trường như một yếu tố quyết định địa điểm đầu tư. Sự khác biệt giữa các
chính sách khuyến khích đầu tư và các chính sách khác đã bị xóa nhịa bởi định hướng cạnh
tranh ngày càng tăng của các quốc gia khi mối quan tâm đến việc thu hút hoặc duy trì vốn
trở thành chủ yếu trong việc xây dựng các chính sách và quy định khác nhau. Những người
chỉ trích ưu đãi đầu tư thiếu định hướng cho rằng sự cạnh tranh nảy sinh từ những ưu đãi đầu
tư sẽ dẫn đến một cuộc "chạy đua xuống đáy" về quy định về môi trường, quy định về mức
thuế thấp thường được coi là yếu tố then chốt đối với việc thu hút vốn.
Bài tiểu luận này được thực hiện với sự kết luận đồng ý với nhận định “Ưu đãi đầu
tư có thể sẽ dẫn đến cuộc đua xuống đáy” bởi một số phân tích trên cả lập luận cơ sở lý
thuyết và lập luận thực tế.
5



PHÂN TÍCH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Ưu đãi đầu tư
1.1.1 Định nghĩa ưu đãi đầu tư
Theo UNCTAD, ưu đãi đầu tư là những lợi thế kinh tế có thể đo lường được dành cho
những doanh nghiệp nhất định hoặc những ngành hàng cụ thể bởi Chính Phủ hoặc theo chỉ
đạo của Chính Phủ (của một quốc gia, một khu vực hoặc địa phương) nhằm khuyến khích họ
hành xử theo một cách nhất định (UNCTAD, 2004a: 50).
1.1.2 Các loại ưu đãi đầu tư
Theo UNCTAD, ưu đãi đầu tư có thể được chia thành 04 loại (UNCTAD, 1996a, 1996b
và WTO 1998):
Ưu đãi Tài Khóa:
- Dựa trên lợi nhuận: giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tiêu chuẩn/ thuế suất
thuế lợi tức/ miễn thuế;
- Dựa trên vốn đầu tư: Điều chỉnh quy định về khấu hao/trợ cấp đầu tư và tái đầu tư;...
Ưu đãi Tài Chính:
- Trợ cấp đầu tư: trợ cấp trực tiếp để trang trải (một phần) vốn, chi phí sản xuất hoặc tiếp thị
liên quan đến một dự án đầu tư;
- Các khoản tín dụng có trợ cấp và bảo lãnh tín dụng: các khoản vay được trợ cấp / bảo lãnh
cho vay / các khoản tín dụng xuất khẩu được đảm bảo; ...
Các ưu đãi khác:
- Khuyến khích về quy định: Hạ thấp các tiêu chuẩn về mơi trường, sức khỏe, an tồn hoặc
lao động; Miễn trừ tạm thời hoặc vĩnh viễn khỏi việc tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng;..
- Dịch vụ trợ cấp: Cơ sở hạ tầng chuyên dụng được hỗ trợ: điện, nước, viễn thông, giao thông
vận tải/ cơ sở hạ tầng được chỉ định ở mức thấp hơn giá thương mại. Các dịch vụ được

6



trợ cấp, bao gồm hỗ trợ trong việc xác định các nguồn tài chính, thực hiện và quản lý các dự
án, thực hiện các nghiên cứu trước đầu tư, ...
- Đặc quyền thị trường: Hợp đồng ưu đãi từ chính phủ; bảo hộ khỏi cạnh tranh nhập
khẩu...
- Đặc quyền ngoại hối.

1.2 Cuộc đua xuống đáy
1.2.1 Định nghĩa
Theo Investopedia, “Cuộc đua xuống đáy” là một tình huống cạnh tranh mà trong đó
một doanh nghiệp, tiểu bang hoặc quốc gia cố gắng cung cấp sản phẩm/dịch vụ ở một mức
giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh bằng cách hy sinh các tiêu chuẩn về chất lượng hoặc về
bảo vệ người lao động (bất chấp các quy định hiện hành).

1.2.2 Hậu quả mà cuộc đua xuống đáy mang lại
Trong tương lai, ảnh hưởng này sẽ tiếp tục lan rộng và tác động tiêu cực đến môi
trường, nhân viên, cộng đồng và các cổ đơng tương ứng của cơng ty.
Ngồi ra, người tiêu dùng đối mặt với hàng hóa hoặc dịch vụ kém chất lượng do phải
cắt giảm chi phí trong cuộc đua xuống đáy, nguồn cung cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó có thể
dần cạn kiệt.

7


CHƯƠNG 2:
VỀ NHẬN ĐỊNH “ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ DẪN ĐẾN CUỘC ĐUA XUỐNG ĐÁY”

2.1 Các nguyên nhân
2.1.1 Dựa trên lý thuyết trị chơi “Tiến thối lưỡng nan”

B

A
Tn thủ
Xé rào

A (5), B (-1)

A (1), B (1)

Bảng 1 - Minh họa lý thuyết trò chơi trong cạnh tranh ưu đãi đầu tư các quốc gia
Giả sử hai quốc gia A và B có hai lựa chọn: hoặc tn thủ chính sách chung, hoặc “xé
rào” để đón đầu hưởng mức ưu đãi, mục đích nhằm thu hút đầu tư và có thể chiếm được
phần đầu tư vốn lẽ chạy vào nước khác.
Bảng trên minh họa lợi ích của hai nước tương ứng với 4 khả năng phối hợp hành động
của hai bên. Nếu hai nước hợp tác và cùng tuân thủ khung ưu đãi sẽ đem lại lợi ích khả dĩ cho
từng nước, giúp tối đa hóa lợi ích chung của hai bên (3 + 3 = 6), và rộng ra là cả nền kinh tế.
(Báo Nhân dân 2006, “Ưu đãi đầu tư: Cuộc đua xuống đáy”). Nếu cả hai cùng “xé rào” vượt
khung thì lợi ích hai bên bằng nhau (chỉ bằng 1). Tuy nhiên, một bên sẽ nghĩ “xé rào” là tốt nhất
cho nước họ, cho dù bên cịn lại có tuân thủ hay không (cả A và B cùng xé thì được 1; B khơng
“xé rào” thì A vẫn nên xé để thu hút thêm đầu tư vì 5>3) và ngược lại. Mỗi nước chỉ quan tâm
đến lợi ích cục bộ của mình thì chiến lược tối ưu của nước đó sẽ là “xé rào” và kết quả là một
cuộc “chạy đua xuống đáy” trong đó mỗi nước cũng như toàn xã hội đều thiệt hại.

8


2.1.2 Cạnh tranh về ưu đãi thuế của các quốc gia
Đặc điểm chung của chính sách “thiên đường thuế” một số nước tự thành lập ra nhằm
thu hút các tập đoàn toàn cầu và giới siêu giàu gồm: thuế suất thấp; đưa ra các lỗ hổng về
thuế và các ưu đãi đặc biệt; cung cấp bí mật tài chính để tạo điều kiện trốn thuế; cản trở sự
giám sát nghiêm ngặt; hoặc cố tình lỏng lẻo cưỡng chế thuế và cắt giảm các hóa đơn thuế

doanh nghiệp. (Oxfam, 2016, p17)
Tuy nhiên, điều này thường không diễn ra một cách công khai hoặc có giám sát, làm
xuất hiện tham nhũng. Một loạt các loại ưu đãi thuế phức tạp tạo ra để làm hài lịng các nhà
đầu tư nước ngồi đã gây thiệt hại cho cơ sở thuế của các quốc gia. (Oxfam, 2016, p18)
Ngoài ra, việc áp dụng các ưu đãi lớn khác như ân hạn thuế cũng rất phổ biến và nếu
lạm dụng quá mức sẽ đe dọa tới thu ngân sách quốc gia dưới hình thức chi qua thuế. (Báo
Công an nhân dân, 2020)
2.1.3 Cạnh tranh về các chính sách pháp luật giữa các quốc gia
Về ưu đãi đất đai
Những ưu đãi lớn về đất đai như miễn, giảm tiền thuê đất, gia hạn thời gian thuê một
cách thiếu minh bạch được đưa ra có thể làm tăng nguy cơ tham nhũng. Những ưu đãi không
cần thiết gây ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn thu nội địa của các quốc gia, từ đó
ảnh hưởng đến chi tiêu cho các dịch vụ công thiết yếu khác. (Báo VnEconomy, 2020)
Về bảo vệ môi trường
Việc không quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm vấn đề môi trường, chỉ áp dụng dụng bộ
tiêu chuẩn lạc hậu để thanh tra khiến các doanh nghiệp FDI dễ dàng tuồn đi công nghệ cũ
kỹ, quy trình sản xuất thâm dụng tài nguyên và năng lượng nhằm tối đa hóa lợi nhuận, khiến
nước nhận đầu tư thành bãi rác công nghệ. (Nature.org, 2017)
Về tiêu chuẩn lao động
Chính phủ thường bỏ qua sai sót và vi phạm của các doanh nghiệp nước ngoài trong
khi đưa ra tiêu chuẩn lao động lỏng lẻo: tăng quá giờ làm, không ngày nghỉ lễ, mức lương
tối thiểu thấp, thậm chí khơng trả lương nhằm giảm chi phí cơng nhân, tăng tính cạnh tranh,
đặc biệt trong các ngành nghề cần nhiều lao động phổ thông. (Báo Vietnambiz, 2019)

9


Điều này dẫn đến những vụ bóc lột lao động, chất lượng sản phẩm và an toàn cho
người lao động khơng cịn được đảm bảo.


2.2 Sự khác biệt giữa các quốc gia sử dụng ưu đãi đầu tư
2.2.1 Trường hợp tận dụng tốt ưu đãi đầu tư: Singapore
2.2.1.1 Tổng quan về thành tựu ưu đãi thuế của Singapore

Bảng 2 - Dòng vốn FDI tại Singapore năm 1970 – 2013 (Abdul Rahim Ridzuan, 2017)

Nhờ ứng dụng tốt ưu đãi đầu tư, dòng vốn FDI tại Singapore tăng vượt trội trong giai đoạn
từ 2002 – 2013.

2.2.1.2 Định hướng và nội dung thực hiện
Singapore đã áp dụng chiến lược công nghiệp hướng ra bên ngoài vào năm 1961, bắt
đầu bằng việc thành lập Ban Phát triển Kinh tế năm 1961 (the Economic Development
Board - EDB), có nhiệm vụ cơng nghiệp hóa Singapore. Trong giai đoạn đầu, tổ chức này đã
cho thấy sự hữu ích trong việc thu hút FDI. Khi các hoạt động dần trở nên phức tạp hơn,
EDB tập trung xúc tiến FDI, chuyển giao các hoạt động khác cho các đơn vị khác.
Singapore đã thử nghiệm miễn thuế, ban hành Sắc lệnh Công nghiệp Tiên phong năm
1959 nhằm giảm thuế cho các công ty sản xuất các sản phẩm tiên phong từ mức thuế doanh
10


nghiệp 40% trong một khoảng thời gian cố định. Nhờ đó, Singapore đã nâng cao được mức
doanh số vốn tối thiểu và tập trung vào việc nâng cấp lực lượng lao động. Một biện pháp
nâng cấp kỹ năng khác là Quỹ Phát triển Kỹ năng được thành lập vào năm 1979 bởi Ủy ban
Năng suất và Tiêu chuẩn (the Productivity and Standards Board) và áp dụng mức thuế 4%
trên bảng lương cho mỗi cơng nhân có thu nhập ít hơn số tiền định trước. EDB tập trung vào
các ngành thâm dụng kiến thức và khuyến khích các doanh nghiệp xử lý tình trạng thiếu kỹ
năng thơng qua việc tuyển dụng lao động nước ngoài. EDB cũng đã giới thiệu Chương trình
Nâng cấp Cơng nghiệp Địa phương (Local Industry Upgrading Program) vào năm 1986,
theo đó các cơng ty đa quốc gia được thúc đẩy để ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với
các công ty địa phương. Singapore đã xây dựng và duy trì được nguồn sức mạnh nội lực

quốc gia mang tính cạnh tranh cao với thế giới và trở thành nền tảng cho các định hướng
phát triển kinh tế và đầu tư sau này.
Trong những năm gần đây, EDB đã thực hiện theo cách tiếp cận cụm, tập trung theo địa lý
của các công ty được kết nối với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ,
các công ty trong các ngành liên quan, tập trung các công ty trong các ngành cơng nghiệp điện
tử, bán dẫn, hóa dầu và kỹ thuật... phát triển và phát huy thế mạnh quốc gia.

2.2.1.3 Tổng kết và bài học rút ra
Singapore đã đạt được những thành công thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng tập
trung vào đa quốc gia, mức thuế rất thấp và đầu tư đáng kể vào đào tạo và giáo dục phổ
thơng. Mặc dù có những biện pháp mà Singapore thực hiện có thể ngồi tầm với của các
nước đang phát triển ở mức trung bình, nhưng vẫn có một số yếu tố có thể được học hỏi và
nhân rộng như: một tổ chức đầu tư lí tưởng chủ động, một lập trường ủng hộ FDI nhất quán,
sự thừa nhận tầm quan trọng của các mối liên kết, một môi trường kinh tế vĩ mô hỗ trợ và
cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sự linh hoạt trong việc đối phó với tình
trạng thiếu hụt kỹ năng ban đầu và đánh giá liên tục các chương trình.

11


2.2.2 Trường hợp chưa tận dụng hợp lý ưu đãi đầu tư: Các quốc gia Tây Phi
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến “cuộc đua xuống đáy” là việc giảm thuế
suất. Trong một báo cáo do ActionAid và Tax Justice Network Africa thực hiện vào năm
2015 về việc lạm dụng Ưu đãi thuế doanh nghiệp xảy ra ở bốn quốc gia Tây Phi (Ghana,
Nigeria, Senegal và Côte d’Ivoire), kết luận có một cuộc “chạy đua xuống đáy” do chính
phủ quy định mức thuế thấp để tăng cường thu hút vốn.
Sau sự bùng nổ FDI vào những năm 1980, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước
Tây Phi - lẽ ra đã có thể đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của khu vực này - chỉ tăng ở
một mức độ khá khiêm tốn. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do bức tranh về châu Phi trong
mắt nhiều nhà đầu tư nước ngoài dường như vẫn gắn liền với bất ổn chính trị, bất ổn kinh tế,

dịch bệnh và thiên tai.
Nghiên cứu của TJN-A/Actionaid cho thấy chỉ riêng ba quốc gia - Ghana, Nigeria và
Senegal - đang mất tới 5,8 tỷ USD mỗi năm (2011-2014). Nếu phần còn lại của ECOWAS
mất doanh thu với tỷ lệ tương tự trên GDP của họ, thì tổng thiệt hại về doanh thu trong số 15
quốc gia của ECOWAS sẽ lên tới 9,6 tỷ đô la một năm (2011-2014).

Bảng 3 - Thất thoát doanh thu từ ưu đãi thuế doanh nghiệp của Ghana (Tax Justice, 2015)

Các chính phủ trong khu vực đã thúc đẩy quốc gia của họ trở thành điểm đến đầu tư và
đưa ra một loạt các ưu đãi thuế doanh nghiệp cho hầu hết các tập đoàn quốc tế. Ví dụ, sự bất
ổn chính trị ở Cơte d'Ivoire vào năm 2014 đã dẫn đến việc đóng cửa nhiều công ty và những
đợt di cư lớn khỏi đất nước, lúc này phản ứng của chính phủ là tăng ưu đãi cho các cơng ty
cịn lại. Tuy nhiên dù đã đưa ra chính sách miễn thuế 50% cho bất kỳ công ty nào sẵn sàng
đầu tư vào các khu vực bên ngoài Abidjan, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc vẫn duy trì ở mức
cao.
Đặc biệt, sự cạnh tranh trong việc đưa ra các ưu đãi về thuế doanh nghiệp lan rộng ở các
khu vực tự do thương mại, đặc khu kinh tế và khu chế xuất, cung cấp nhiều ưu đãi tài khóa và
12


ưu đãi phi tiền tệ cho các nhà đầu tư và có khả năng dẫn đến việc thất thốt các khoản doanh
thu thuế tiềm năng.
2.2.2.2 Vấn đề cốt lõi khi thực hiện không hiệu quả ưu đãi thuế
Thiếu mục tiêu rõ ràng khi cấp ưu đãi
Chính phủ các nước Tây Phi cho rằng ưu đãi thuế doanh nghiệp giúp tạo ra nhiều việc
làm hơn. Tuy nhiên, họ không nhắm mục tiêu ưu đãi thuế vào các lĩnh vực cụ thể, có nghĩa
là những lĩnh vực nhận được nhiều ưu đãi nhất không phải là những lĩnh vực tạo ra nhiều
việc làm nhất hay mang lại nhiều giá trị nhất cho nền kinh tế. Khu vực sản xuất có tiềm năng
lớn đối với việc tạo ra việc làm tay nghề cao và lao động phổ thông chỉ nhận được một phần
vốn đầu tư rất hạn chế từ nguồn trong và ngoài nước. Một lý do chính khiến tăng trưởng việc

làm rất hạn chế là việc đầu tư sai lệch để có lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và tránh xa
lĩnh vực sản xuất.
Ví dụ, tỉ lệ việc làm trong các khu thương mại tự do ở Senegal đã không tăng, mặc dù
nước này tiếp tục tăng các ưu đãi về thuế doanh nghiệp cho các công ty hoạt động ở đó. Tại
Nigeria, việc làm trong các cơng ty nhận được ưu đãi (các công ty tiên phong) vào khoảng
7.000 nhân viên vào năm 2013 - một con số khá nhỏ ở một quốc gia có 30 triệu thanh niên
đang tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, trong khi hơn 80% đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Nigeria là vào dầu mỏ, lĩnh vực này chỉ sử dụng dưới 2% lực lượng lao động (ActionAid
International, 2015).
Giải pháp: Chính phủ các quốc gia Tây Phi cần cân nhắc các lĩnh vực thu hút FDI để
từ đó quy định mức độ và phân bổ ưu đãi thuế phù hợp.
Cơ chế cấp và giám sát ưu đãi thuế doanh nghiệp
Các nước Tây Phi bên cạnh cung cấp các ưu đãi thuế doanh nghiệp chính thức cịn cung
cấp những ưu đãi ngồi ngân sách hoặc các ưu đãi tùy ý trong các giao dịch đặc biệt với các
cơng ty. Những ưu đãi này vơ cùng có hại vì chúng là những ưu đãi tùy ý và khơng minh bạch
nhất. Do đó, hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế doanh nghiệp sẽ thường không đủ mạnh để đảm
bảo các ưu đãi này đạt được những mục tiêu cụ thể. Nhiều doanh nghiệp khơng có cấu
13


trúc quản trị cơng ty tốt và khơng có báo cáo sổ sách phù hợp cho Chính phủ các nước Tây Phi.
Thông thường khi các doanh nghiệp nhận được ưu đãi, họ sẽ cố gắng giữ chặt lấy nó bằng mọi
cách, thậm chí là hối lộ quan chức. Điều đó đã tạo điều kiện cho tham nhũng và trục lợi.

Giải pháp: Phát triển cơ chế tốt hơn để giám sát các ưu đãi thuế của doanh nghiệp
được cung cấp trong khu vực và thúc đẩy các biện pháp hài hòa thuế. Đồng thời, chuyển từ
hệ thống thuế thủ công sang trực tuyến để cải thiện tính minh bạch và giảm tham nhũng,
tránh thuế và trốn thuế. Không thực hiện các điều khoản về ổn định (ưu đãi thuế doanh
nghiệp trong dài hạn) khi đàm phán các thỏa thuận đầu tư.
Các chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế quan cản trở sự công bằng về mức thuế giữa

các quốc gia
Ngay cả khi có những nỗ lực để hài hịa thuế, một báo cáo ở WAEMU đã chỉ ra rằng
các quốc gia có thể sử dụng các chính sách phi thuế để bỏ qua các quy tắc của khu vực.
Nghĩa là, các quốc gia có thể miễn thuế bên ngồi luật thuế ngay cả khi tuân thủ các chỉ thị
khu vực về thuế suất liên quan.
Điển hình, trong Quy tắc Khu vực miễn thuế năm 2007, Senegal cho phép miễn thuế
thu nhập lên đến 50 năm. Theo số liệu của chính phủ và IMF, Ghana có khả năng mất tới
2,27 tỷ USD mỗi năm, Nigeria khoảng 2,9 tỷ USD và Senegal (ít nhất là năm 2009) lên đến
$ 638,7 triệu. Khoản lỗ 2,9 tỷ đô la của Nigeria (tức là khoản lỗ từ cả thuế thu nhập doanh
nghiệp và thuế nhập khẩu), tương đương với (Naira) 577 tỷ yên theo tỷ giá hối đoái tháng 5
năm 2015; con số này cao hơn gấp đơi mức phân bổ ngân sách của chính phủ Liên bang năm
2014 cho y tế và nhiều hơn ngân sách dành cho giáo dục. Có thể nói, mặc dù đã có những nỗ
lực nhằm hài hịa các quy tắc đầu tư tại Tây Phi, vẫn còn tồn tại những kẻ hở do mong muốn
thu hút đầu tư của các nước thành viên cùng với việc thiếu dữ liệu về thuế của tất cả các
quốc gia. Việc tiếp tục cấp thêm các ưu đãi đầu tư sẽ làm giảm cơ sở doanh thu và tiềm lực
quốc nội, bóp chết ngành công nghiệp non trẻ, giảm đầu tư tiềm năng vào đầu tư công.
Giải pháp: Đảm bảo rằng tất cả các giai đoạn của các biện pháp khuyến khích mới đều
cần có sự chấp thuận của quốc hội và mọi ưu đãi mới được đưa ra đều phải dựa trên cơ sở
14


pháp luật cung cấp cho tất cả các nhà đầu tư đủ điều kiện, nước ngoài hay trong nước. Việc
làm này có nghĩa là chấm dứt các ưu đãi thuế doanh nghiệp tùy ý.

Tầm nhìn khơng đúng của Chính phủ các quốc gia Tây Phi
Chính phủ các nước Tây Phi cho rằng việc trợ cấp các ưu đãi doanh nghiệp giúp giảm
bớt gánh nặng thuế cho các nhà đầu tư nước ngồi từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn sẽ
khuyến khích họ tiến hành đầu tư vào nước mình. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng chỉ ra rằng
ưu đãi thuế doanh nghiệp khuyến khích tăng đầu tư. Ví dụ, các doanh nghiệp là nhân tố
chính trong việc quyết định đầu tư vào Côte d'Ivoire. Mặc dù miễn thuế tới 50% cho các

cơng ty nằm ngồi Abidjan, các cơng ty vẫn tiếp tục tập trung quanh Abidjan vì quy mơ và
sức mua thị trường của nó (Tax Justice, 2015).
Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp là một cách đặc biệt khơng hiệu quả để thúc đẩy đầu
tư vì chúng thu hút chủ yếu các công ty “rộng cẳng” không gắn với một địa điểm cụ thể và
liên tục thay đổi danh tính của họ với mục đích hưởng lợi từ việc miễn thuế chỉ dành cho các
nhà đầu tư lần đầu. Những khoản đầu tư như vậy thường không thúc đẩy tạo việc làm,
chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho địa phương.
Giải pháp: Rà sốt cơng khai tất cả các ưu đãi thuế doanh nghiệp, đánh giá chi tiêu
thuế đảm bảo các ưu đãi đúng mục tiêu và tương xứng với lợi ích mà người dân mong đợi.
Chi phí lớn cho việc sử dụng ưu đãi thuế doanh nghiệp
Trung bình các quốc gia Tây Phi chỉ kiếm được từ 10%-15% GDP của họ nhờ thuế, so
với 25% - 30% của cộng đồng các quốc gia ở miền Nam Châu Phi. Do vậy, các chính phủ
Tây Phi đã dùng thuế VAT để bù đắp các khoản lỗ doanh thu từ các khoản ưu đãi. Tuy nhiên,
vấn đề là những người nghèo bị ảnh hưởng mạnh bởi sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ.
Vì vậy, các chính phủ đang gián tiếp đánh thuế công dân để bù đắp cho sự thiếu hụt doanh
thu thuế từ các công ty.
Thống kê của Chính phủ và IMF cho thấy Ghana dự kiến sẽ mất tới 2,27 tỷ USD doanh
thu hàng năm, Nigeria mất khoảng 2,9 tỷ USD và Senegal mất ít nhất lên tới 638,7 triệu USD
15


vào năm 2009 vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản lỗ lũy kế về doanh thu của ECOWAS
sẽ lên tới 9,6 tỷ USD hàng năm. Báo cáo IMF (2015) đã cho rằng việc tính thuế tùy ý có thể
lên đến 6% GDP. Cạnh tranh thuế khu vực đang kích thích các quốc gia cho đi nhiều hơn
mức cần thiết để thu hút đầu tư.
Bất chấp những tác động tiêu cực của các biện pháp khuyến khích và nỗ lực hài hịa
hóa hệ thống thuế, các quốc gia ECOWAS vẫn tiếp tục cố gắng duy trì càng nhiều càng tốt
các biện pháp khuyến khích đầu tư q mức có thể, do đó tạo điều kiện cho sự cạnh tranh
bất lợi về thuế tiếp tục giữa các quốc gia.
Giải pháp: Các ưu đãi phải được hợp lý hóa bằng cách đặt chúng dưới sự kiểm soát

của một đơn vị với cơ chế giám sát hiệu quả và có nguồn lực để đảm bảo trách nhiệm giải
trình và minh bạch chi tiêu cơng. Chính phủ các nước cần cân nhắc giảm mức độ ưu đãi
thuế để tránh làm tăng thuế VAT cho việc bù lỗ doanh thu thuế.

Tổng kết:
Từ những phân tích và nhận định về hai khía cạnh đối lập trong việc sử dụng ưu đãi
đầu tư tại các quốc gia, có thể rút ra bài học rằng, bên cạnh việc mong muốn thu hút ưu đãi
đầu tư, cần phải cân nhắc về tính cấp thiết và phù hợp với những điều kiện kinh tế của quốc
gia sở tại để có những chính sách và giải pháp phù hợp, tận dụng một cách hiệu quả nhất
những nguồn lợi mà ưu đãi đầu tư mang lại.

16


2.3 Thực tiễn ưu đãi đầu tư ở Việt Nam trong thời kỳ dịch Covid-19
Năm 2020, thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt thấp. Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2020
giảm 25% so với năm 2019.
Ngày 6/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc
đẩy phát triển cơng nghiệp hỗ trợ. Tính đến 20/9/2020, khi tình hình dịch được kiểm sốt,
vốn đầu tư đăng ký mới và vốn đầu tư điều chỉnh tiếp tục duy trì tăng và đạt mức tăng mạnh
hơn so với 8 tháng đầu năm.
Sang năm 2021, ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch COVID-19 làm khả năng thu hút FDI
của Việt nam có xu hướng giảm đáng kể nhưng đây vẫn là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối
với nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhờ những yếu tố như ưu đãi đầu tư hay lao động.
Tính đến 20/9/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần,
mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ
năm 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 13,28 tỷ USD, giảm 3,5% so
với cùng kỳ năm 2020. (Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư, 2021)


Bảng 4 - Tình hình thu hút vốn FDI tại Việt Nam năm 2021

17


Một số doanh nghiệp FDI đã gặp nhiều khó khăn trong chuỗi cung ứng, phải điều
chuyển hoạt động ra khỏi Việt Nam. Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải như cách ly
xã hội và hạn chế tiếp xúc gây cản trở việc gặp gỡ khách hàng, các chuyên gia nước ngồi
khó quay trở lại Việt Nam đã tác động tới doanh thu của doanh nghiệp do số lượng đơn hàng
giảm, thanh toán muộn, chậm trễ trong ra quyết định.
Bên cạnh đó, các dịch vụ hậu cần cũng khó khi thiếu nguồn cung, chi phí xuất khẩu
gia tăng. Chi phí cho 3T (3 tại chỗ: sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên
theo kíp sản xuất) là thách thức lớn.
Giải pháp: Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để cải thiện các
kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài trong
đầu tư và thực hiện các dự án FDI. Các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động trong
việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tới mức tối đa các thủ tục hành
chính, thời gian và chi phí tiếp cận, chi phí thực thi các quy định pháp lý và luật pháp, tạo
điều kiện tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài.
Để trở lại hoạt động, 51% doanh nghiệp cho biết họ cần ít nhất 6 tháng để quay lại
hoạt động bình thường. 62% doanh nghiệp cho biết sẽ ngừng hoạt động nếu tình hình khơng
được cải thiện trong 12 tháng tới; 65% trong số đó sẽ ngừng ngay hoạt động nếu trong 3
tháng tới tình hình vẫn chưa được cải thiện.
Giải pháp: Chính phủ nên cho doanh nghiệp nước ngồi thấy rõ các kế hoạch chống
dịch, biện pháp mở cửa theo từng giai đoạn. Việt Nam cần tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư
kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế, khơng thể vì dịch bệnh mà trì hỗn cải cách kinh tế.
Vừa qua, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ban hành ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế thu
nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước với các dự án đầu tư có tổng vốn đăng ký trên
30.000 tỉ đồng, hoặc dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển có vốn trên 3.000 tỷ đồng. Quy
định mới này khơng chỉ khuyến khích những doanh nghiệp trong nước mà còn hướng đến các

nhà đầu tư FDI vốn lớn với cơng nghệ cao và gắn bó lâu dài với Việt Nam. Bên cạnh

18


đó, khoản ưu đãi đầu tư đặc biệt này cịn nhằm mục đích thúc đẩy q trình chuyển giao
cơng nghệ và tăng tính lan tỏa của đầu tư FDI.

19


KẾT LUẬN
Như vậy có thể khẳng định, việc sử dụng các loại ưu đãi đầu tư khi thu hút các nhà đầu
tư bên ngồi khơng thể thay thế cho việc tìm kiếm các biện pháp, chính sách tiêu chuẩn phù
hợp với đặc điểm quốc gia nước sở tại. Trong một số trường hợp, các khuyến khích có thể
đóng vai trị bổ sung cho việc tạo điều kiện hấp dẫn môi trường đầu tư. Các cơ quan chức
năng Việt Nam cần triển khai các chiến lược dựa trên tinh thần khuyến khích đi đơi với
nhiệm vụ quan trọng là đánh giá tính cấp thiết, tính phù hợp và lợi ích kinh tế của các biện
pháp so với ngân sách của của quốc gia và các chi phí liên quan khác để việc đưa ra các
chính sách ưu đãi đầu tư khơng trở thành “cuộc đua xuống đáy”.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Investopedia, 2021. Race to the Bottom Definition. [online]

Available at: />2.


UNCTAD/ITE/IIT/2003/5, INCENTIVES UNCTAD Series on Issues in

International Investment Agreements. [online] Available at:
/>3.

UNCTAD/SDTE/TIB/2007/5, 2010, Virtual institute teaching Material on

ECONOMIC AND LEGAL ASPECTS OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT, pp.
205-206.
4.

Abbas, S.A. and Klemm, A., 2013. A partial race to the bottom: corporate tax

developments in emerging and developing economies. International Tax and Public
Finance, 20(4), pp.596-617. [online] Available at:
/>5.

Davies, R.B. and Vadlamannati, K.C., 2013. A race to the bottom in labor

standards? An empirical investigation. Journal of Development Economics, 103,
pp.1-14. [online] Available at:
/>6.

Chien, C.V., 2012. Race to the Bottom. Intellectual Asset Management

Magazine, 51, p.10. [online] Available at:
/>e.com/&httpsredir=1&article=1164&context=facpubs
7. Thomas, P. K., 2007. Investment incentives: Growing use, uncertain benefits,
uneven

controls. Geneva: Global Subsidies Initiative. [online] Available at:
/>8.

OECD, 2003. Checklist for Foreign Direct Investment Incentive Policies.

[online] Available at: />9.

Báo Nhân Dân, 2006. Ưu đãi đầu tư: Cuộc đua xuống đáy. [online] Available

at: />%a7u-


21


t%c6%b0:-Cu%e1%bb%99c-%c4%91ua-xu%e1%bb%91ng-%c4%91%c3%a1y477182/
10. Báo VNECONOMY, 2020. Cạnh tranh thu hút FDI bằng ưu đãi thuế, đất đai là

"cuộc đua xuống đáy". [online] Available at: />11. Oxford, 2016. TAX BATTLES - The dangerous global Race to the
Bottom on Corporate Tax.

22



×