Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận môn thanh toán quốc tế thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.02 KB, 39 trang )

Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
DANH SÁCH NHÓM
STT Họ tên Mã SV Phân công công việc
1 Tào Nguyệt Ánh 0852020002 Phần 2
2 Vũ Thị Thu Hằng 0851010311 Phần 1
3 Mai Thảo Hiền 0852010087 Phần 1
4 Nguyễn Ngọc Quỳnh 0851010092 Phần 2
5 Trương Vũ Nha Trang 0852010213 Phần 3, làm slide
6 Ngụy Thị Thu 0851010039 Phần 3, làm slide
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
L/C: Thư tín dụng chứng từ
NH: Ngân hàng
NHPH: Ngân hàng phát hành
NHTB: Ngân hàng thông báo
NHTM: Ngân hàng thương mại
2
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
TCB: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
TMCP: Thương mại cổ phần
TT: Thanh toán
TTQT: Thanh toán quốc tế
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu TTQT tại Vietcombank từ năm 2005 đến tháng 6/2009 19
Bảng 2: Hoạt động TTQT bằng L/C tại Vietinbank giai đoạn 2007 – 2008 20
Bảng 3: Tình hình TTQT tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009 22
Bảng 4: Số món TT L/C xuất khẩu tại TCB giai đoạn 2007 – 2009 25
Bảng 5: Doanh số TT L/C xuất khẩu tại TCB giai đoạn 2007 – 2009 26
Bảng 6: Thu nhập của TCB từ hoạt động TT L/C xuất khẩu giai đoạn 2007 –
2009
27


3
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
Bảng 7: Số món L/C nhập khẩu tại TCB giai đoạn 2007 - 2009 30
Bảng 8: Doanh số TT L/C nhập khẩu tại TCB giai đoạn 2007 - 2009 30
Bảng 9: Thu nhập từ TT L/C xuât nhập khẩu tại TCB giai đoạn 2007 - 2009 31
Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn tại NH Techcombank qua các năm 33
Sơ đồ 1: Số món TT L/C xuất khẩu tại TCB (2007 – 2009) 25
Sơ đồ 2: Doanh số TT L/C xuất khẩu tại TCB (2007 – 2009) 26
Sơ đồ 3: Thu nhập từ TT L/C xuất khẩu tại TCB (2007 – 2009) 27
Sơ đồ 4: Số món L/C nhập khẩu tại TCB (2007 – 2009) 30
Sơ đồ 5: Doanh số TT L/C nhập khẩu tại TCB (2007 – 2009) 30
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, toàn cầu hoá, là một
nước đang phát triển với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Nam
đang từng bước mở cửa, hợp tác và hội nhập. Trong bối cảnh đó, hoạt động thương
mại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền
kinh tế toàn cầu. Sự mở cửa kinh tế đã tạo đà phát triển mạnh cho các doanh nghiệp và
các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để thực hiện tốt được chức năng
cầu nối của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế như đã nói ở trên thì các nghiệp
vụ ngân hàng quốc tế như tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân
hàng trong ngoại thương, và đặc biệt là thanh toán quốc tế đóng vai trò là những công
cụ thiết yếu và ngày càng có ý nghĩa quan trọng.
Thanh toán quốc tế là một mắt xích quan trọng thúc đẩy phát triển các hoạt
động kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ và đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài. Vì vậy nâng cao chất lượng
4
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
thanh toán quốc tế sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động xuất nhập
khẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng, đẩy mạnh

xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình học tập môn
Thanh toán quốc tế, chúng em xin chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động thanh toán
quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm
đề tài thuyết trình của nhóm.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ.
- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, đi sâu vào hoạt động này tại ngân
hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank, từ đó rút ra những kết
quả đạt được và những hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán
quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại Techcombank.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank từ năm
2007 đến 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic kết
hợp với phương pháp duy vật lịch sử. Sử dụng số liệu thực tế để luận chứng thông qua
các phương pháp so sánh, thống kê…
5. Kết cấu
Bài tiểu luận của chúng em được chia thành 3 phần lớn:
Phần I: Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ.
Phần II: Thực trạng thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại
Techcombank.
5
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT

Phần 1. Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ
1. Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở
thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền
của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền
đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
những quy định của thư tín dụng.
Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
- Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là người nhận ủy thác
của người nhập khẩu.
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nơi cấp tín
dụng cho người nhập khẩu.
- Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà
Người hưởng lợi chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở
nước người hưởng lợi.
2. Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
6
Ngân hàng mở
L/C
Người nhập khẩu
(Người xin mở
L/C)
Ngân hàng thông
báo L/C
Người xuất khẩu
(Người hưởng lợi
L/C)
2

5
6
6 5 3
4
7 1
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở
một L/C cho người xuất khẩu hưởng
(2) Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngân
hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở L/C
(3) Ngân hàng thông báo L/C cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung L/C
(4) Nếu người xuất khẩu chấp nhận L/C sẽ giao hàng cho người nhập khẩu nếu không
thì yêu cầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất
trình tới ngân hàng thông báo để qua đó xin ngân hàng mở L/C thanh toán
(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì sẽ trả
tiền cho người xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp sẽ từ chối thanh toán và gửi lại
chứng từ cho người xuất khẩu.
(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ cho
người nhập khẩu nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
3. Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ
3.1 Các văn bản quốc tế
- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - Uniform custom and
practice for the documentary credit – UCP 600, 2007.
- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng - Uniform rules for bank to
bank reimbursement under documentary credit – URR 725, 2008.
- Quy tắc thực hành thư tín dụng dự phòng Quốc tế - International standby practice
– ISP 590, 1998.
- Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương
thức tín dụng chứng từ - International standard banking practice – ISBP No 681, 2007.

- Phụ lục của UCP 600 về xuất trình chứng từ điện tử - Supplement to UCP 600 for
presentation of electronic documents – eUCP 1.1, 2007.
3.2 Các văn bản quốc gia
- Luật thương mại Việt Nam năm 2005.
- Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005.
- Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu.
4. Các loại thư tín dụng thương mại
(1) L/C có thể hủy bỏ (revocable L/C) là loại L/C mà ngân hàng phát hành có
quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi.
L/C loại này không đảm bảo chắc chắn việc trả tiền cho người hưởng lợi vì vậy mà nó
ít được sử dụng trong thực tế.
7
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
(2) L/C không thể hủy bỏ (irrevocable L/C) là loại L/C mà ngân hàng phát hành
không được sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ nội dung L/C trong thời hạn hiệu lực. L/C
không thể hủy bỏ là một cam kết trả tiền chắc chắn cho người hưởng lợi vì thế nó được
sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế. Theo điều 3 UCP 600: “A credit is
irrevocable even if there is no indication to that effect”, nghĩa là: “Một L/C là không
thể hủy ngang ngay cả khi L/C không quy định như thế”. Đây là một sự khác biệt về
quy định L/C hủy ngang so với UCP 500. Sự thay đổi này đảm bảo được quyền lợi của
các bên ngay cả khi trên L/C không thể hiện từ “Irrevocable”
(3) L/C xác nhận (confirmed L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ do một
ngân hàng xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hàng L/C. Do hai ngân
hàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên độ an toàn trong thanh toán của nó
là rất cao.
(4) L/C miễn truy đòi (irrevocable without recourse L/C) là loại L/C mà sau khi
người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành L/C không có quyền đòi lại
tiền người hưởng lợi L/C trong bất kỳ trường hợp nào. Khi dùng L/C này người hưởng
lợi phải ghi rõ trên hối phiếu và L/C câu “miễn truy đòi lại người ký phát” (without
recourse to drawer).

(5) L/C chuyển nhượng (transferable L/C) là loại L/C trong đó cho phép người
hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng chỉ định
chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều người
khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần và chi phí chuyển nhượng
thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu.
(6) L/C tuần hoàn (revolving L/C) là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng
xong nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ tuần hoàn như vậy cho đến khi tổng giá trị
hợp đồng được thực hiện. L/C này thường áp dụng cho các hợp đồng giá trị lớn, giao
hàng nhiều lần, định kỳ.
(7) L/C giáp lưng (back to back) người hưởng lợi một L/C dùng L/C này như một
tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng.
L/C phát hành sau được gọi là L/C giáp lưng. L/C giáp lưng thường dùng trong mua
bán thông qua trung gian khi người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyển
nhượng để tránh làm lộ thông tin khách hàng.
(8) L/C đối ứng (reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư
tín dụng đối ứng với nó đã mở ra, thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trong
phương thức mua bán hàng đổi hàng và gia công xuất khẩu.
8
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
(9) L/C thanh toán dần dần về sau (deferred payment L/C) là loại thư tín dụng
không thể hủy bỏ trong đó ngân hàng phát hành L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ
thanh toán dần số tiền của L/C trong thời hạn quy định. Đây là một loại L/C trả chậm
từng phần.
(10) L/C điều khoản đỏ (red clause L/C) là loại L/C ứng trước một phần tiền cho
người hưởng lợi trước khi giao hàng. Ngân hàng phát hành L/C quy định người hưởng
lợi trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền ngân
hàng phát hành kèm với một (thư bảo lãnh) L/G của ngân hàng cam kết hoàn tiền ứng
trước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ hoặc một L/C dự phòng, hoặc một kỳ
phiếu có ký bảo lãnh của ngân hàng.
5. Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

5.1 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến 2 quan hệ hợp đồng độc lập
- Quan hệ giữa người mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành: là một hợp đồng
dịch vụ.
- Quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người xuất khẩu: là một cam kết trả tiền
có điều kiện của ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi.
5.2 Hai nguyên tắc cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ
- Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng
Thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại hay bất cứ hợp đồng nào
khác cho dù nó có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành
đối với người hưởng lợi không phụ thuộc vào việc người hưởng lợi có thực hiện đúng
các nghĩa vụ của mình đối với người nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hay không
mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ phù hợp với thư tín dụng của
người xuất khẩu.
- Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ:
Ngân hàng chỉ thanh toán cho người hưởng lợi khi các chứng từ xuất trình tuân
thủ chặt chẽ các yêu cầu của thư tín dụng. Bất cứ sự sai khác nào của các chứng từ đều
có thể dẫn tới việc từ chối thanh toán của ngân hàng. Theo Điều 16a UCP 600 có quy
định rõ ‘When a nominated bank acting on its nomination,a confirming bank , if
any ,or the issuing bank determines that a presentation does not comply , it may refuse
to honour or negotiate’, tạm dịch ‘Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sử chỉ
định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định rằng việc
xuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc thương
lượng thanh toán’.
9
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
5.3 Lợi ích của phương thức tín dụng chứng từ
Trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên đối tác mua bán thường lựa chọn tín
dụng chứng từ làm phương thức thanh toán do nó có những ưu điểm nổi bật so với các
phương thức khác. Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bên
người mua hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanh

toán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợi
nhất định cho Ngân hàng mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia xuất
nhập khẩu như người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từ
hoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn, đúng
như quy định trong hợp đồng. Cụ thể như sau:
Đối với nhà xuất khẩu
Là người hưởng lợi của thư tín dụng, nhà xuất khẩu có được đảm bảo rằng khi
xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng (L/C)
cho ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán. Thay vì nhận tiền trực tiếp
từ người nhập khẩu thì việc ngân hàng mở thư tín dụng cam kết trả tiền, chấp nhận
hoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ được trao phù hợp với các điều khoản của L/C là
lời đảm bảo an toàn cho quyền lợi của người xuất khẩu.
Đối với nhà nhập khẩu
Trước hết, nhà nhập khẩu sẽ nhận được hàng hoá như thể hiện trong các chứng từ
được ngân hàng mở L/C ghi rõ trong thư tín dụng. Người nhập khẩu cũng được bảo
đảm rằng tài khoản của mình sẽ chỉ bị ghi nợ số tiền của thư tín dụng khi tất cả các chỉ
thị của thư tín dụng được thực hiện đúng. Trong trường hợp ngân hàng áp dụng mức
miễn ký quỹ 100% hoặc một tỷ lệ miễn ký quỹ nhất định nào đó, nhà nhập khẩu sẽ
không bị đọng vốn vì không phải ứng trước tiền. Hơn nữa, nhờ có sự bảo đảm về
thanh toán, nhà nhập khẩu có thể tiến hành thương lượng các điều kiện tốt hơn về hàng
hóa như giá cả, chất lượng và trên hết là có thêm cơ hội để nhập được hàng hoá mà
mình cần.
Đối với ngân hàng thương mại
Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là một loại hình dịch
vụ không thể thiếu của ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu, nó đem lại nguồn thu
lớn cho ngân hàng với một mức rủi ro tương đối thấp. Khi tiến hành nghiệp vụ thanh
toán L/C, ngân hàng có được một nguồn thu ổn định từ việc thu phí như phí mở, sửa
10
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, thanh toán, xác nhận L/C (các khoản phí trong

nghiệp vụ thanh toán L/C nói chung khá cao, cao hơn so với những phương thức thanh
toán khác vì nghiệp vụ này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao). Ngoài
ra khi quy định các khoản ký quỹ cho doanh nghiệp mở L/C ngân hàng còn huy động
thêm được một lượng vốn đáng kể phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ khác
như cho vay xuất nhập khẩu, xác nhận, bảo lãnh Hơn nữa, với việc thực hiện tốt
nghiệp vụ thanh toán L/C sẽ góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên nhiều phư-
ơng diện khác nhau không chỉ ở trong nước mà ngay cả trên trường quốc tế.
5.4 Các loại rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia
bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được
thanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc,
chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán.
5.4.1 Rủi ro đối với người bán
Rủi ro trong việc lập chứng từ gửi hàng
Tại các ngân hàng, hầu hết các bộ chứng từ gửi tới thanh toán hàng xuất khẩu
đều mắc phải những sai sót từ đơn giản (như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng, ) đến
những sai sót lớn hơn như không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát,
bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng. Như đã biết, nếu như bộ chứng từ
không phù hợp với L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán. Do vậy, thời gian thanh
toán bị kéo dài chờ chứng từ sửa lại cho khớp với L/C. Thậm chí những lỗi không sửa
được phải đợi sự đồng ý của bên mua dẫn tới nhà xuất khẩu sẽ không thể sớm nhận
được tiền hàng thậm chí còn bị phạt vì sai sót chứng từ. Và cũng chính vì thời gian
thanh toán bị chậm nên có thể gây ra một loại rủi ro về tỷ giá. Nếu tỷ giá ngoại tệ so
với nội tệ giảm thì người xuất khẩu sẽ bị thâm hụt vì lúc này giá trị thực tế thu được
giảm xuống kéo theo sự giảm sút khả năng tái đầu tư sản xuất trong những chu kỳ tiếp
theo. Rủi ro này là một trở ngại lớn đối với nhà xuất khẩu do những yếu kém trong
nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Sự sai lệch giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và thư tín dụng
Về mặt pháp lí, L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị độc lập với nhau.
Tuy nhiên về mặt nội dung chúng lại có mối quan hệ với nhau. L/C mang tính chất

diễn giải, chi tiết hóa, làm sáng tỏ hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan. Nếu có sự
11
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
sai khác giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa có thể khiến cho ngân hàng từ chối
thanh toán mà người xuất khẩu vẫn giao hàng thì sẽ khó lòng đòi tiền về được. Chính
vì thế, nhà xuất khẩu cần phải đọc kĩ thư tín dụng cũng như phát hiện ra những sai
khác có ảnh hưởng tới quyết định thanh toán tiền hàng hay không để đưa ra yêu cầu
nhà nhập khẩu sửa đổi L/C cho phù hợp.
5.4.2 Rủi ro đối với người mua
Rủi ro trong việc làm đơn yêu cầu mở L/C
Nếu người mua làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thể và đầy đủ có thể dẫn đến
việc người bán lợi dụng các sơ hở trong L/C để cung cấp hàng hóa không đúng như
mong muốn của người mua.
Rủi ro trong việc chấp nhận chứng từ do người bán lập ra để thanh toán
Khi chứng từ xuất trình hoàn toàn không đúng với tình trạng của hàng hoá
(nhưng vẫn phù hợp với L/C nên ngân hàng vẫn chấp nhận thanh toán) thì sau khi
thanh toán người mua sẽ nhận được số hàng không đúng yêu cầu về chất lượng cũng
như số lượng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người nhập khẩu. Mặt
khác chứng từ còn là cơ sở pháp lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người mua hàng không
xem xét kỹ lưỡng từ lỗi câu chữ đến số lượng các loại chứng từ cũng như người cấp
giấy chứng nhận thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủi ro về hàng hoá.
Rủi ro khi ngân hàng mất khả năng thanh toán
Rủi ro xảy ra đối với người nhập khẩu còn có thể do nguyên nhân khi ngân hàng
phát hành đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, mức
độ thiệt hại của người mua phụ thuộc vào số tiền ký quỹ.
5.4.3 Rủi ro đối với ngân hàng
Rủi ro đối với ngân hàng phát hành
Tuy NHPH đạt được việc phát hành và các khoản phí khác liên quan đến các
giao dịch L/C, các khoản thu nhập liên quan đến việc chuyển đổi tiền tệ và đồng thời
tăng cường quan hệ đối với các ngân hàng đại lí và làm tăng tiềm năng kinh doanh đối

ứng giữa các ngân hàng với nhau, NHPH cũng phải gánh chịu nhiều rủi ro:
- Rủi ro với hệ số tín nhiệm của người mở: NHPH phải thực hiện thanh toán cho
người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu có ý
định không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả. Đây là rủi ro rất thường xảy ra
đối với ngân hàng phát hành, vì vậy khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần áp
dụng một quy trình thẩm định khách hàng chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho
khách hàng. Với bản chất khi mở L/C, ngân hàng đã thực hiện cam kết tài chính và
12
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
chấp nhận rủi ro, vì vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng thường có những quy định bắt
buộc đối với những khách hàng lần đầu mở L/C như: ký quỹ 100% giá trị mở L/C hay
cung cấp tài sản cầm cố thế chấp. Còn đối với khách hàng mở L/C thường xuyên,
NHPH có thể cung cấp một hạn mức tín dụng nhất định để cho người nhập khẩu mở
L/C với tổng giá trị bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu. Tỷ lệ % ký quỹ có thể giảm nếu
mức độ tín nhiệm của khách hàng tăng lên.
- Rủi ro tác nghiệp: Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng thông báo có thể yêu
cầu NHPH chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ.
Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việc
hoàn trả thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro nếu như bộ chứng từ có sai sót, nhà
nhập khẩu không chấp nhận, ngân hàng sẽ không truy đòi được tiền từ nhà nhập khẩu.
Về mặt nguyên tắc có thể NHPH đòi lại được tiền từ NH thông báo nhưng việc này đỏi
hỏi nhiểu thời gian và chi phí tốn kém, đôi khi vượt quá giá trị của bộ L/C.
Rủi ro đối với ngân hàng thông báo
- Ngân hàng chịu trách nhiệm thông báo phải có sự quan tâm hợp lý để bảo đảm
rằng L/C là xác thực, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện trước khi
gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Sai sót ở bất cứ khâu nào thì NHTB phải chịu trách
nhiệm về thiệt hại xảy ra.
- Nếu NHTB trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự
kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấp
nhận thì không thể đòi tiền NHPH.

- Nếu NHPH ủy quyền thì NHTB sẽ là ngân hàng trả tiền cho người xuất khẩu.
Như vậy, NHTB chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro chính trị và rủi ro
ngoại hối ở nước của NHPH.
13
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
Phần 2. Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng
từ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1. Thực trạng chung về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ tại các NHTM ở Việt Nam
Thanh toán quốc tê nói chung và thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ
nói riêng đã không còn xa lạ với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Thời điểm
hiện tại, khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO, thị trường kinh doanh của các doanh
nghiệp không ngừng được mở rông thì nhu cầu thanh toán quốc tế đã tăng mạnh hơn
bao giờ hết. Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng
từ được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tin dùng hơn cả, nhất là với những giao dịch
lớn. Bên cạnh đó, trong phương thức này, vai trò của các ngân hàng thương mại mới
được khẳng định. Để phục vụ tốt nhu cầu thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài có
nhu cầu, các ngân hàng thương mại đã nỗ lực mở rộng quy mô thanh toán và nâng cao
chất lượng dịch vụ thanh toán, cụ thể như sau:
- Các ngân hàng đã nỗ lực tạo ra các dịch vụ thanh toán quốc tế đạt tiêu chuẩn chất
lượng quốc tế. Minh chứng rõ ràng nhất là một số NHTM ở Việt Nam đã đạt được
những giải thưởng uy tín trên thế giới về dịch vụ tài trợ thương mại và TTQT. Ví dụ
như tháng 04/2011, NH Ngoại thương Việt Nam Vietcombank được The Asian Banker
- Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài
trợ thương mại năm 2011”; năm 2010, NH TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank
đã nhận được giải thưởng “Dịch vụ Thanh toán Quốc tế tốt nhất” của Citi, Wachovia
& The Bank of New York.
- Các ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nước

ngoài, tạo thuận lợi cho việc thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối
tác trên toàn thế giới. Có thể kể đến Vietcombank có quan hệ đại lý với hơn 1300 ngân
hàng và chi nhánh NH tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ; NHTM Công thương Việt
Nam Vietinbank có quan hệ đại lý với 850 ngân hàng và chi nhánh NH tại 95 quốc gia
và vùng lãnh thổ;…
- Các ngân hàng đã nâng cao chất lượng thanh toán qua việc phát triển công nghệ
thanh toán như core banking, hệ thống TTQT SWIFT,… Hoạt động này đã giúp thời
14
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
gian thanh toán của khách hàng được rút ngắn do thời gian thông báo L/C được rút
ngắn đi, thời gian thẩm định cũng được đẩy nhanh.
Từ những nỗ lực trên, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh
toán bằng tín dụng chứng từ nói riêng không ngừng tăng trưởng ở các ngân hàng. Có
thể dẫn một vài số liệu về hoạt động TTQT của Vietcombank những năm gần đây như
sau:
Bảng 1: Cơ cấu TTQT tại Vietcombank từ năm 2005 đến tháng 06/2009
Đơn vị: tỷ USD
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 T6/2009
L/C 9.224 9.182 10.118 11.707 4.751
Chuyển tiền 10.831 12.920 15.359 19.634 8.770
Nhờ thu 0.903 0.749 0.845 1.160 0.500
Nguồn: Phòng TTQT NH Vietcombank
Qua bảng số liệu trên có thể thấy được doanh số hoạt động TTQT tại Vietcombank
tăng qua các năm. Hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ cũng
tăng trưởng đều. Năm 2005, doanh số thanh toán L/C đạt 9.224 tỷ USD thì đến năm
2008, con số này tăng lên mức 11.707 tỷ USD. Đây là một con số khả quan khi so
sánh với sự trì trệ của nền kinh tế Việt Nam khi thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế
năm 2008.
Nhìn chung, có thể nhận thấy hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam có những đặc điểm sau:

- Phương thức L/C đang được tin dùng ngày càng nhiều trong thanh toán quốc tế.
Tuy vậy, doanh số thanh toán L/C tại các ngân hàng có xu hướng nhỏ hơn doanh số
thanh toán bằng chuyển tiền. Điều đó cho thấy phương thức chuyển tiền được các
doanh nghiệp dùng nhiều hơn trong TTQT. Nguyên nhân cho thực trạng này có thể do
các giao dịch của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, do đơn
hàng không lớn nên chuyển tiền tỏ ra là phương thức thanh toán tiết kiệm chi phí hơn
so với tín dụng chứng từ.
- Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại các ngân hàng có xu hướng nhỏ hơn doanh
số thanh toán L/C nhập khẩu. Dưới đây là số liệu từ NH Công thương Việt Nam
(Vietinbank):
Bảng 2: Hoạt động TTQT bằng L/C của Vietinbank giai đoạn 2007 – 2008
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu
2007 2008
Số món Trị giá Số món Trị giá
15
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
L/C Nhập khẩu 1.173 84.000 1.182 165.000
L/C Xuất khẩu 196 42.000 263 114.000
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
phòng tài trợ thương mại NH Vietinbank
Qua bảng số liệu trên, có thể thấy sự mất cân đối giữa số món L/C xuất khẩu và
nhập khẩu cũng như trị giá của hai chỉ tiêu này. Năm 2008, số món L/C nhập khẩu đạt
1.182 món trong khi L/C xuất khẩu chỉ đạt 263 món. Cùng với đó, trị giá L/C nhập
khẩu và xuất khẩu cũng chênh nhau khoảng 40.000 nghìn USD. Điều này có thể ký
giải là do Việt Nam luôn phải chịu thâm hụt cán cân thương mại và quy mô của các
doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé.
2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giai đoạn 2007 – 2009
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và phòng thanh

toán quốc tế của ngân hàng
2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ
đồng, trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong
những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên
107.910 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010).
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần.
Năm 2010, Techcombank đã có được 290 chi nhánh và phòng giao dịch, trải dài trên
41 tỉnh và thành phố tại VN. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất
được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng
công nghệ. Hiện tại, Techcombank đã thiết lập quan hệ đại lý với 120 ngân hàng của
140 nước trên thế giới. Với đội ngũ nhân viên lên tới trên 6000 người, Techcombank
luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank
hiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp.
2.1.2 Giới thiệu chung về phòng thanh toán quốc tế của NH Techcombank
Phòng TTQT – NHTM Techcombank là đơn vị phụ trách các hoạt động TTQT
của ngân hàng. Phòng TTQT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh trước
ngày 15/11 hàng năm., triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng kết công tác đối ngoại,
phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại; tham mưu xây
dựng biểu phí dịch vụ kinh doanh đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng
và cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác; đảm nhận dịch vụ TTQT theo yêu
16
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
cầu của khách hàng; tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ theo đúng quy chế của NH Nhà
nước và NHTM Techcombank.
Phòng TTQT gồm các chức năng chính sau:
- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp,
các phòng giao dịch và chi nhánh.
- Mở thư tín dụng, chuyển cho Kiểm soát viên kiểm soát và cấp có thẩm quyền
phê duyệt.

- Kiểm tra chứng từ hàng nhập khẩu, làm thông báo cho khách hàng trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt sau đó chuyển cho phòng doanh nghiệp, các phòng giao dịch,
các chi nhánh. Liên hệ với phòng Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch,
chi nhánh khi bộ chứng từ đến hạn thanh toán.
- Làm điện thông báo ra nước ngoài khi bộ chứng từ có sai sót, hủy L/C, hay các
vấn đề liên quan đến L/C khi có phát sinh. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phát
điện đi.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế. Ghi sổ chứng từ chuyển tiền và thanh
toán L/C. Hạch toán các nghiệp vụ TTQT phát sinh. Lưu các hồ sơ có liên quan.
2.2 Tình hình chung về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
Hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank không ngừng được mở rộng và
phát triển với đầy đủ các phương thức thanh toán thông dụng như tín dụng chứng từ,
nhờ thu, chuyển tiền. Trong số đó, tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
trong các phương thức thanh toán quốc tế không ngừng được gia tăng, con số này vào
năm 2007 là 55,75% và tăng lên đến 58,17% năm 2009. Dưới đây là số liệu chi tiết về
sự tăng trưởng trong thanh toán bằng L/C so với các phương thức khác:
Bảng 3: Tình hình TTQT tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu về doanh số 2007 2008 2009
L/C 356.824 631.468,5 1.165.177
Chuyển tiền 267.806 464.362 775.500
Nhờ thu 15.348,884 23.368,541 28.203,76
Tỷ trọng L/C trong TTQT
của TCB
55,75% 58,17% 58,17%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Thanh toán quốc tế
NHTM Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
Qua bảng trên, có thể thấy doanh số thanh toán quốc tế bằng L/C tăng từ 356.824
nghìn USD lên gần gấp đôi vào năm 2008. Năm 2009, thanh toán bằng tín dụng chứng

từ đạt 1.165.177 nghìn USD, tăng gấp 226,54% so với năm 2007. Các phương thức
17
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
thanh toán quốc tế khác như chuyển tiền, nhờ thu đều tăng qua các năm nhưng không
có mức tăng đột biến như L/C. Điều này một phần là do phương thức L/C là phương
thức thanh toán an toàn, hiệu quả nhất trong thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó,
Techcombank đã không ngừng nâng cấp các trang thiết bị phục vụ cho thanh toán
quốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng, đảm bảo việc thực hiện thanh toán
cho khách hàng của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí.
2.3 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NH
Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
2.3.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank
(1) Thông báo hàng xuất
Trong nghiệp vụ này, Techcombank giữ vai trò là một NH thông báo. Khi nhận
L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý, thanh toán viên phải kiểm tra xác nhận mã,
hoặc mẫu điện. mẫu chữ ký. Sau đó, thanh toán viên lập thông báo theo mẫu quy định
gửi đến khách hàng.
Trường hợp từ chối thông báo L/C thì phải thông báo ngay cho NH mở L/C biết.
Trường hợp ngân hàng mở L/C yêu cầu NH Techcombank xác nhận L/C, tùy
từng trường hợp cụ thể mà Hội sở chính của Techcombank xem xét quyết định việc
xác nhận hay không xác nhận, cần yêu cầu NH mở L/C ký quỹ hay không ký quỹ. Nếu
không đồng ý xác nhận trên thông báo gửi khách hàng phải ghi rõ việc không xác nhận
trên thông báo đó. Đồng thời NH cũng phải thông báo ngay cho NH mở L/C biết.
Khi nhận được sửa đổi L/C, nếu NH mở L/C yêu cầu thông báo lại ý kiến của
khách hàng về việc sửa đổi đó, tùy theo thời gian quy định trong sửa đổi L/C trên
thông báo gửi khách hàng mà NH phải yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản.
(2) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chứng từ
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, khách hàng lập bộ chứng từ kèm 1 công
văn ủy quyền NH đòi tiền hộ theo L/C, L/C gốc và các tu chỉnh gốc, thông báo L/C
gửi đến chi nhánh NH Techcombank.

Sau khi nhận bộ chứng từ từ khách hàng, thanh toán viên kiểm tra số lượng
chứng từ, loại chứng từ, ghi ngày giờ xuất trình, và đóng dấu RECEIVED ký nhận của
ngân hàng. NH chỉ kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng để đảm bảo về mặt hình thức
các chứng từ phải phù hợp với các quy định trong L/C chứ không kiểm tra tính xác
thức của chứng từ.
Trình tự kiểm tra bộ chứng từ trước hết là kiểm tra thời hạn hiệu lực của L/C,
thời hạn xuất trình, các chứng từ sửa đổi L/C có kèm theo hay không, giá trị của chứng
từ có phù hợp với giá trị L/C. Sau đó sẽ lần lượt kiểm tra hối phiếu, chứng từ vận tải,
18
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
chứng từ xác nhận chất lượng và tình trạng hàng hóa, phiếu đóng gói và các chứng từ
khác.
(3) Yêu cầu cung cấp và điều chỉnh bổ sung (nếu có)
Với những sai sót về bộ chứng từ có thể thay thế hoặc sửa chữa được, NH đề
nghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa.
Với những sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tu
chỉnh L/C (nếu có thể) hoặc thông báo cho NH phát hành nêu rõ các sai sót và xin
chấp nhận thanh toán.
(4) Nhập dữ liệu và lập chỉ thị thanh toán điện
(5) Phê duyệt
(6) Gửi chứng từ, phát điện theo và giám sát
Nếu chứng từ là hoàn hảo, L/C cho phép đòi tiền bằng điện, NH lập điện đòi
tiền. Trên điện ghi rõ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của L/C và
chứng từ đã được gửi cho NH phát hành, sau đó gửi chứng từ theo đúng chỉ dẫn của
L/C.
Trường hợp đòi tiền bằng thư, NH lập thư đòi tiền gửi cùng bộ chứng từ cho NH
nước ngoài bằng chuyển phát nhanh.
Trường hợp khách hàng yêu cầu chiết khấu chứng từ, căn cứ vào tình hình thị
trường hàng xuất, sự hoàn hảo của bộ chứng từ, uy tín NH phát hành, loại L/C mà NH
có thể xem xét đến hình thức chiết khấu sau:

- Chiết khấu truy đòi: NH thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, nếu NH nước ngoài
từ chối thanh toán thì NH truy đòi khách hàng. Điều kiện để khách hàng được chiết
khấu truy đòi là: NH phát hành có uy tín tốt; thị trường quen thuộc; khách hàng mở tài
khoản và giao dịch thường xuyên tại NH; khách hàng cam kết trả số tiền NH đã chiết
khấu nếu NH nước ngoài từ chối thanh toán.
Việc chiết khấu chứng từ tại Techcombank có thể lên đến 95% giá trị giao dịch.
Hiện tại Techcombank chưa áp dụng hình thức chiết khấu chứng từ miễn truy đòi.
(7) Kiểm tra lệnh thanh toán L/C từ NH nước ngoài
Sau khi nhận được điện từ NH nước ngoài, thanh toán viên phải kiểm tra xem đó
là điện từ chối thanh toán hay điện báo Có. Trường hợp NH nước ngoài từ chối thanh
toán bộ chứng từ, thanh toán viên phải xác minh lại lý do từ chối đồng thời thông báo
ngay cho khách hàng.
(8) Phê duyệt và thanh toán L/C đến
(9) Hạch toán và thu phí
(10) Phê duyệt và ghi có cho khách hàng
(11) Báo có và lưu hồ sơ
NH có nhiệm vụ giữ hồ sơ tín dụng chứng từ bao gồm:
- Bản gốc L/C, bản gốc sửa đổi L/C
- Thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C
19
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
- Các thông báo giao dịch và chứng từ có liên quan
(12) Xử lý sai lầm nếu có
Hiện tại, Techcombank đang duy trì biểu phí cho một số dịch vụ liên quan đến
L/C xuất khẩu như sau:
Các loại phí Biểu phí
Phí thông báo sơ bộ L/C 10USD
Phí thông báo sửa đổi L/C 20USD
Phí tư vấn và kiểm tra chứng từ 10USD / bộ
Phí thanh toán một bộ chứng từ 5USD

Phí chuyển nhượng L/C (trong/ngoài nước) 0,1% + điện phí hoặc phí chuyển
phát chứng từ
Phí xác nhận L/C 0,2% - 0,5%/ tháng trên trị giá L/C
Phí chiết khấu chứng từ hàng xuất 0,2% giá trị chiết khấu
2.3.2 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2009
Trong nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu, Techcombank đóng vai trò là ngân
hàng thông báo và gửi chứng từ đòi tiền thanh toán cho ngân hàng phát hành. Có thể
nói Techcombank đã thực hiện tốt vai trò này và số món thanh toán L/C xuất khẩu tại
Techcombank tăng lên khá mạnh trong giai đoạn 2007 – 2009, thể hiện qua bảng số
liệu dưới đây:
Nguồn: Báo cáo tổng kết công
tác Thanh toán quốc tế
NHTM Techcombank giai đoạn
2007 – 2009
Qua bảng trên, thấy được rằng
số món L/C thông báo của NH đã
tăng từ 94 món năm 2007 lên 188
món năm 2008, tăng 200%. Đến
năm 2009, số món thanh toán L/C xuất khẩu đạt 329 món, tăng gấp hơn 3 lần năm
2007. Thực hiện được điều này là bởi quan hệ đại lý của Techcombank với các ngân
hàng trên thế giới đã không ngừng được mở rộng.
Về doanh số thanh toán L/C xuất khẩu
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về số món L/C xuất khẩu, doanh số thanh toán
L/C xuất khẩu của Techcombank cũng tăng trưởng khá nhanh.
20
Bảng 4: Số món TT L/C xuất khẩu tại TCB
giai đoạn 2007 – 2009
2007 2008 2009
Thông báo L/C 94 188 329
Thanh toán L/C 94 188

Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Thanh toán quốc tế
NHTM Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
Qua bảng trên, ta thấy doanh số thông báo L/C xuất khẩu và thanh toán L/C xuất
khẩu tại Techcombank đều tăng qua các năm. Năm 2007, doanh số L/C xuất khẩu đạt
368,95 nghìn USD và đều là L/C thông báo. Tuy vậy, đến năm 2008, doanh số thông
báo L/C tăng lên là 720,98 nghìn USD và doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là
1.093,69 nghìn USD. Năm 2009, doanh số thanh toán L/C xuất khẩu đã đạt 2.126,28
nghìn USD, tăng gấp đôi so với năm 2008.
21
Bảng 5: Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại
TCB giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: 1000 USD
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Thông báo L/C 368,95 720,98 1.261,01
Thanh toán L/C 1.093,69 2.126,28
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
Về thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu
Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của Techcombank đến từ hoạt
động thông báo L/C, gửi chứng từ đòi tiền, chiết khấu chứng từ. Xu hướng tăng của
thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C hàng xuất thể hiện qua bảng dưới đây:
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Thanh toán quốc tế
NHTM Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
Thu nhập từ hoạt động thanh toán L/C hàng xuất có sự gia tăng nhưng con số
vẫn rất khiêm tốn. Năm 2007, con số này chỉ là 324,629 tỷ đồng do Techcombank chủ
yếu thực hiện nhiệm vụ thông báo L/C nên phí dịch vụ thu được chưa cao. Tuy vậy,
năm 2008, thu nhập từ hoạt động này đã tăng lên đến 1.427,98 tỷ đồng và năm 2009
tăng gấp đôi so với năm 2008. Điều này chứng tỏ nỗ lực của phòng TTQT của
Techcombank trong việc thực hiện tốt các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán L/C
22

Bảng 6: Thu nhập của TCB từ hoạt động TT
L/C xuất khẩu giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Thu nhập 324,629 1.427,98 3.055,987
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
xuất khẩu, khiến khách hàng có thêm niềm tin sử dụng nhiều các dịch vụ của ngân
hàng như gửi chứng từ đòi tiền, chiết khấu chứng từ,…
2.4 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NH
Techcombank giai đoạn 2007 – 2009
2.4.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank
(1) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C
Khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu, Techcombank đóng vai trò
là NHPH. Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu mở L/C nhập khẩu sẽ xuất trình bộ hồ
sơ đề nghị mở L/C nhập khẩu gồm:
- Giấy yêu cầu mở thư tín dụng (theo mẫu của ngân hàng).
- Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp
đồng (Bản sao).
Điều kiện để khách hàng doanh nghiệp mở L/C bao gồm:
- Mặt hàng nhập khẩu không là mặt hàng bị cấm.
- Doanh nghiệp có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn
cam kết.
- Ký quỹ theo quy định của ngân hàng.
Sau khi nhận hồ sơ, thanh toán viên phải kiểm tra và lưu ý các vấn đề liên quan
đến nội dung của L/C như: L/C phải trùng khớp với hợp đồng thương mại, các điều
khoản của L/C phải hợp lý, không gây khó khăn cho ngân hàng, tên, địa chỉ người
hưởng lợi, số tiền viết bằng chữ và bằng số,…
(2) Phát hành L/C nhập khẩu
Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu thất hợp lệ, thanh toán viên lập hồ sơ L/C, đưa số
liệu vào máy tính theo quy định. Thanh toán viên sẽ hạch toán tiền kỹ quỹ (nếu có) và

thủ tục phí theo biểu phí hiện hành của ngân hàng.
Trường hợp khách hàng yêu cầu mở L/C xác nhận, trước khi mở L/C ngoài việc
kiểm tra nguồn vốn của L/C, thanh toán viên phải kiểm tra điều khoản quy định phí
xác nhận xem người mua hay người bán phải chịu phí này.
(3) Sửa đổi, tra soát, hủy bỏ L/C
(4) Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán và chấp nhận thanh toán
Khi nhận được chứng từ giao hàng từ ngân hàng nước ngoài, thanh toán viên
kiểm tra chứng từ trước khi giao hàng cho khách hàng. Việc kiểm tra này chủ yếu
kiểm tra tính hình thức của bộ chứng từ (xem bộ chứng từ có phù hợp với quy định
của L/C hay không) còn việc bộ chứng từ có xác thực hay không thanh toán viên
không thể kiểm tra được. Đây cũng chính là nhược điểm của thanh toán bằng L/C.
Việc thanh toán L/C có hai loại:
- Đối với L/C trả ngay
23
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ cho nhà nhập khẩu
và thực hiện thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo điều kiện L/C.
Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ cho nhà nhập
khẩu ngay khi nhà nhập khẩu ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanh toán.
- Đối với L/C trả chậm
Nếu chứng từ phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ ngay khi nhà nhập
khẩu ký xác nhận đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn.
Nếu chứng từ không phù hợp với L/C: Ngân hàng sẽ giao chứng từ ngay khi nhà
nhập khẩu ký chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn.
(5) Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu
Hiện tại, Techcombank đang duy trì biểu phí cho một số dịch vụ liên quan đến
thanh toán L/C nhập khẩu như sau:
Các loại phí Biểu phí
Phí thông báo sơ bộ L/C 20USD
Phí mở L/C (ký quỹ 100%) 30USD + điện phí (mức thấp nhất)

Phí sửa đổi L/C 30USD + điện phí (mức thấp nhất)
Phí hủy L/C theo yêu cầu khách hàng 20USD+ điện phí (nếu có) + phí
NHNN (nếu có)
Phí xử lý bộ chứng từ L/C nhập 0,2 – 10% + điện phí
Phí thanh toán L/C 5 USD
2.4.2 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2007 đến năm 2009
Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong thanh toán quốc tế nhưng hoạt động thanh
toán quốc tế hàng hóa nhập khẩu bằng L/C cũng đóng góp một phần không nhỏ trong
việc giúp Techcombank thực sự khẳng định được vị trí và chỗ đứng vững chắc của
mình trong hoạt động thanh toán hàng hóa bằng phương thức tín dụng chứng từ.
Số liệu thực tế về hoạt động thanh toán quốc tế hàng nhập khẩu bằng L/C từ năm
2007 đến năm 2009 sẽ giúp ta thấy được sự phát triển vô cùng nhanh chóng của hoạt
động này tại Techcombank.
24
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
25
Bảng 7: Số món L/C nhập khẩu tại
TCB giai đoạn 2007 - 2009
Năm 2007 2008 2009
L/C phát hành 2585 6110 13489
L/C thanh toán 2397 6016 13348
Tổng số
4982 12126 26837
Môn: Thanh toán quốc tế Nhóm 3 – Lớp: TCH 412.2_LT
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Thanh toán quốc tế NHTM Techcombank giai
đoạn 2007 – 2009
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, số món L/C phát hành luôn lớn hơn số món L/C thanh
toán nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, số món L/C nhập khẩu tăng lên rất nhanh
chóng qua từng năm, năm sau gấp hơn 2 lần năm trước, khiến doanh số thanh toán L/C
nhập khẩu cũng gia tăng với tốc độ tương ứng.

Năm 2008, tốc độ tăng của số món L/C nhập khẩu là 243,4%, tốc độ tăng của
doanh số hoạt động thanh toán L/C là 235%. Năm 2009, số món L/C nhập khẩu tuy
giảm nhưng không đáng kể: 221,3%; doanh số là 179,7%, giảm hơn 55% so với năm
trước. Có được con số ấn tượng đó là nhờ Techcombank đã có hướng đi đúng đắn
26
Bảng 8: Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu
tại TCB giai đoạn 2007 - 2009
Đơn vị: 1000 USD
Năm 2007 2008 2009
Phát hành
L/C
237.162 550.041 904.515
Thanh
toán L/C
215.824 515.449
1.010.500
Tổng số 452.986 1.065.490 1.915.015

×