Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Thạc sĩ Báo chí học “báo mạng điện tử với vấn đề giáo dục mầm non tại việt nam hiện nay”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 125 trang )

BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SL

: Số lượng

VNN

: VietNamNet

GDVN : Giáo dục Việt Nam
GDMN : Giáo dục mầm non
PPGD

: Phương pháp giáo dục

BMĐT : Báo mạng điện tử
ND1

: Thông tin về các chủ trương lãnh đạo của Đảng & chính sách
của nhà nước đối với lĩnh vực GDMN

ND2

: Kiến thức về các giai đoạn phát triển tâm sinh lý, nhận thức
trí tuệ và thể chất của trẻ em trong độ tuổi mầm non

ND3

: Cảnh báo các nguy cơ, mối đe dọa đối với trẻ mầm non
& phanh phui các vụ việc tiêu cực


ND4

: Chia sẻ các hiện tượng, mơ hình, quan điểm về GDMN tại
Việt Nam & trên thế giới

ND5

: Phản ánh thực trạng yếu kém, những hạn chế của nền GDMN
tại Việt Nam và đề xuất các phương án cải tiến, khắc phục

ND6

: Thông tin tuyển sinh, chân dung, sự kiện liên quan GDMN


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ẢNH

Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ số lượng tin, bài về Giáo dục mầm non so với
số lượng tin, bài về Giáo dục trong 6 tháng đầu năm 2016 của báo
VietNamNet, Dân Trí, Giáo dục Việt Nam...............................................32
Biểu đồ 2: Thống kê theo tháng số lượng tin, bài về Giáo dục mầm non trên
báo VietNamNet, Dân Trí & Giáo dục Việt Nam năm 2016..........................34
Biểu đồ 3: So sánh theo nội dung tin, bài về Giáo dục mầm non trên báo
VietNamNet, Dân Trí, Giáo dục Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016......37
Biểu đồ 4: So sánh tỷ lệ tin, bài phản ánh về giáo dục mầm non trên báo
VietNamNet, Dân Trí, GDVN trong 6 tháng đầu năm 2016..........................46
Biểu đồ 5: So sánh số lượng bài viết của độc giả về giáo dục mầm non trên
báo VietNamNet, Dân Trí, GDVN trong 6 tháng đầu năm 2016...................49
Biểu đồ 6: So sánh theo nội dung về mức độ thu hút sự quan tâm của các bài
viết GDMN trên BMĐT..................................................................................59

Biểu đồ 7: So sánh theo nội dung về mức độ tin tưởng của độc giả đối với các
bài viết về GDMN trên BMĐT........................................................................61
Biểu đồ 8: So sánh theo độ tuổi về mức độ quan tâm đến các thông tin về
giáo dục mầm non trên báo mạng điện tử của độc giả...................................62
Biểu đồ 9: So sánh theo đánh giá lý do khiến độc giả chưa hài lịng vào các
thơng tin về GDMN trên BMĐT.....................................................................63
Biểu đồ 10: So sánh theo số lượng tin, bài GDMN dẫn lại từ báo khác của
báo VietNamNet, Dân Trí, GDVN trong 6 tháng đầu năm 2016....................64
Biểu đồ 11: So sánh tỷ lệ tin, bài PR trong tổng số các tin, bài về GDMN trên
báo VNN, Dân Trí & GDMN trong 6 tháng đầu năm 2016...........................65
Biểu đồ 12: So sánh theo nội dung thông tin về vấn đề GDMN mà độc giả
BMĐT quan tâm ............................................................................................68


Biểu đồ 13: So sánh theo nội dung thông tin về vấn đề GDMN trên báo
VietNamNet 6 tháng đầu năm 2016................................................................69
Biểu đồ 14: So sánh theo nội dung thông tin về vấn đề GDMN trên báo Dân
Trí 6 tháng đầu năm 2016...............................................................................69
Biểu đồ 15: So sánh theo nội dung thông tin về vấn đề GDMN trên báo GDVN 6 tháng đầu năm
2016...........................................................................................................................................70

Ảnh 1: Chất liệu văn bản được sử dụng trong bài viết “Video cha mẹ nhật
cho con nhỏ cởi trân chạy dưới trời lạnh 4 độ C gây sửng sốt” đăng trên
chuyên mục Giáo dục, báo VietNamNet ngày 28/01/2016..............................50
Ảnh 2: Chất liệu hình ảnh sử dụng trong bài viết “Phát hoảng cách dạy con
làm lãnh đạo” đăng trên báo VietNamNet ngày 23/01/2016..........................51
Ảnh 3: Chất liệu sơ đồ được sử dụng trong bài viết “Bộ Giáo dục đề xuất
điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân” trên báo Dân Trí ngày
08/01/2016........................................................................................................53
Ảnh 4: Chất liệu video trong bài viết “Clip bé mẫu giáo Nhật động viên bạn

phút thất bại “hút” trăm nghìn lượt xem” trên báo Dân Trí ngày 29/02/2016.
.........................................................................................................................54
Ảnh 5: Chất liệu video sử dụng trong bài viết “7 trường mầm non bị thu giữ
thực phẩm không rõ nguồn gốc” đăng trên báo VietNamNet ngày
15/01/2016........................................................................................................55
Ảnh 6: Chất liệu video sử dụng trong bài viết “Trẻ Việt liều chết, trẻ Nhật cúi
đầu... khi qua đường” đăng trên báo VietNamNet ngày 18/03/2016....................56


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC MẦM NON........................................12
1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................12
1.2. Những nội dung cơ bản về vấn đề giáo dục mầm non....................17
1.3. Vai trò & tầm quan trọng của báo mạng điện tử với vấn đề giáo
dục mầm non..................................................................................................20
Tiểu kết chương 1............................................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC MẦM NON TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.........27
2.1. Giới thiệu chung về 3 tờ báo điện tử được khảo sát........................27
2.2. Số lượng & tần suất xuất hiện các thông tin về vấn đề giáo dục
mầm non trên báo mạng điện tử..................................................................31
2.3. Nội dung thông tin về vấn đề giáo dục mầm non trên báo mạng điện tử
.........................................................................................................................35
2.4. Hình thức thơng tin về vấn đề giáo dục mầm non trên báo mạng điện
tử......................................................................................................................44
Tiểu kết chương 2............................................................................................74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA & GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC

MẦM NON TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................75
3.1. Một số vấn đề đặt ra...........................................................................75
3.2. Một số giải pháp chung......................................................................79
3.3. Một số đề xuất cụ thể.........................................................................82
Tiểu kết chương 3..........................................................................................87
KẾT LUẬN.....................................................................................................89


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................92


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại phát triển như vũ bão của Internet, với lợi thế đa phương
tiện, báo mạng điện tử ngày càng phát huy được ưu thế vượt trội của mình và
trở thành loại hình báo chí - truyền thơng có sức lan tỏa, tác động sâu rộng
trong xã hội. Báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng có vai trị thiết
yếu trong việc truyền tải thông tin về các lĩnh vực của đời sống xã hội như
văn hóa, kinh tế, giáo dục... Trong đó, việc thơng tin về các vấn đề giáo dục
mầm non cũng không nằm ngoại lệ.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Khoa học trên thế giới đã chứng minh 5
năm đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người.
Thụy Điển là một trong những quốc gia có nền giáo dục hiện đại bậc nhất trên
thế giới cũng nhấn mạnh rằng giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc
đời” và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự nguyện do chính
quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học khơng mất tiền.
Mơi trường giáo dục đầu đời đóng vai trị thiết yếu trong việc xây dựng
nền tảng phát triển tổng thể của con người. 90% kết nối giữa các tế bào thần

kinh con người được hình thành trước khi lên 6 tuổi. Những kết nối thần kinh
này giúp trẻ nhạy cảm với thế giới xung quanh, đồng thời hình thành nền tảng
cho việc học, hành vi và thể lực sau này. Do đó, các hoạt động học tập, nhận
thức bậc mầm non ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của trẻ, giúp thiết lập nền
tảng cho việc lĩnh hội các kiến thức và kỹ năng, dẫn đến việc tác động vào
khả năng học tập và các hành vi của trẻ.
Do vậy, giáo dục mầm non rất quan trọng cho từng cá nhân lẫn cả một
dân tộc. Với ý nghĩa ấy, giáo dục mầm non có thể được coi là lĩnh vực cần

1


đầu tư tốt nhất. Công tác phát triển giáo dục mầm non sẽ góp phần đề ra
những nhu cầu cấp thiết về xây dựng hệ thống trường học, hệ thống phương
pháp và quy mô giảng dạy hiện đại.
Để đem đến cho trẻ khởi đầu tốt nhất có thể, điều quan trọng là chương
trình mầm non phải cung cấp một loạt các cơ hội và kinh nghiệm học tập dựa
trên các thông tin đánh giá, những điểm mạnh, nhu cầu cũng như lợi ích của
trẻ em. Bên cạnh chương trình học tại trường, giáo viên, các thành viên trong
cộng đồng và gia đình nên làm việc với nhau để cung cấp cho trẻ các kinh
nghiệm học tập mang tính thử thách nhằm xây dựng sự tự tin ở trẻ, khuyến
khích các em liên tục học tập và xem hoc tập là niềm thú vị và sự hữu ích.
Làm được điều này, chúng ta sẽ cung cấp cho trẻ một nền tảng mạnh mẽ trong
phát triển trí tuệ, thể chất và tình cảm xã hội.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non.
Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục &
Đào tạo cách đây vài năm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với
các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm
non. Đây là nội dung còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn
ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”.

Từ nhiều năm nay, tại Việt Nam, nhận thức về vai trò của giáo dục
mầm non và việc đầu tư phát triển cho nó vẫn cịn rất hạn chế so với các bậc
học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiều người chưa nhận thức
được về “thời kỳ vàng của cuộc đời” này, vẫn cịn có quan niệm cổ hủ, theo
lối mịn rằng: Trẻ con chỉ cần “hay ăn chóng lớn” là được, đi nhà trẻ chỉ để
giữ trẻ hay cha mẹ tốt là phải lo lắng, đáp ứng được mọi thứ cho con 24/24...
Chính vì thế, việc thơng tin về vấn đề giáo dục mầm non, giáo dục sớm
là một trong những hoạt động khơng thể thiếu của báo chí nhằm góp phần vào
cơng cuộc cải cách giáo dục, đảm bảo sự nghiệp giáo dục mầm non đi theo

2


đúng hướng, đúng trọng tâm, được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là vai trò to
lớn của báo mạng điện tử với những ưu điểm, sự phổ biến rộng khắp của nó
đối với đơng đảo người dân.
Vai trị quan trọng như vậy, thế nhưng, thực trạng hoạt động truyền
thông về vấn đề giáo dục mầm non của báo mạng điện tử tại Việt Nam hiện
nay đang diễn ra như thế nào thì chưa có một tài liệu nào nghiên cứu cụ thể.
Các tài liệu liên quan mà người viết thu thập được mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó của giáo dục mà khơng phải là giáo dục
mầm non, đối tượng nghiên cứu thường là các chương trình truyền hình, hoặc
nếu đề cập đến vấn đề giáo dục mầm non thì lại là các tài liệu chuyên ngành
về giáo dục, tâm lý, chứ không hề nhắc tới mối quan hệ, vai trò của loại hình
báo mạng điện tử.
Vì vậy, để có được cái nhìn sâu sắc và đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông về vấn đề giáo dục mầm non của
các tờ báo mạng điện tử, người viết đã tiến hành bắt tay vào nghiên cứu đề
tài: “Báo mạng điện tử với vấn đề giáo dục mầm non tại Việt Nam hiện
nay” (Khảo sát báo điện tử vietnamnet.vn; dantri.com.vn; giaoduc.net.vn từ

tháng 1 năm 2016 đến tháng 6 năm 2016).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm trở lại đây, các tài liệu về đề tài giáo dục sớm, giáo dục cho
trẻ trong độ tuổi mầm non ngày càng nhiều và được phổ biến ngày một rộng
khắp. Những cuộc hội thảo, tọa đàm về giáo dục sớm hay vai trò của giáo dục
mầm non được tổ chức khá nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, tài liệu đi sâu vào
nghiên cứu đề tài về hoạt động của báo mạng điện tử với vấn đề giáo dục
mầm non thì tuyệt nhiên chưa hề có.
Dưới đây là một số tài liệu, nghiên cứu liên quan đến vấn đề này mà
người viết thu thập được:

3


Sách, báo:
- Trong cuốn “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” xuất bản năm
2002 của tác giả Nguyễn Văn Dững, tác giả đã đưa ra các kiến thức chung về
trẻ em và đề cập đến tâm lý trẻ em trước tuổi học (0 – 6 tuổi). Hay nói cách
khác chính là tâm lý của trẻ em trong độ tuổi mầm non.
- Cuốn “Báo chí với trẻ em” của tác giả Nguyễn Văn Dững xuất bản
năm 2004 bàn tới Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ
em, pháp luật Việt Nam liên quan đến quyền trẻ em và các góc độ tiếp cận
những vấn đề về trẻ em của báo chí. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu cơng
phu của tập thể các nhà nghiên cứu vì mục đích nâng cao năng lực tác nghiệp
của đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí về đề tài trẻ em.
- Cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn
Thị Trường Giang xuất bản năm 2011 đề cập tới các vấn đề liên quan tới loại
hình báo mạng điện tử như: khái niệm báo mạng điện tử, hình thức thông tin
và các ưu điểm, hạn chế của báo mạng điện tử.
- Cuốn “Nhà báo với trẻ em - Kiến thức & kỹ năng” của tác giả Nguyễn

Ngọc Oanh xuất bản năm 2014 có nói tới các phương pháp tiếp cận và giải
quyết vần đề trẻ em, cũng như những yếu tố tác động đến kỹ năng nhà báo với
trẻ em.
- Cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” của
tác giả Nguyễn Trí Nhiệm và Nguyễn Thị Trường Giang xuất bản năm 2015
có bàn tới vai trị của cơng chúng đối với báo mạng điện tử và nhu cầu thông
tin cao của công chúng loại hình báo chí này.
- Một số cuốn sách dù chỉ đơn thuần là bàn đến giáo dục mầm non
nhưng vẫn là nguồn tư liệu đáng giá cho việc nghiên cứu của người viết có
thể kể đến như: Cuốn “Giáo dục học” của tác giả Phạm Viết Vượng xuất bản
năm 2000; cuốn “Phương pháp phát triển trí tuệ cho trẻ em (mầm non và tiểu

4


học)” của tác giả Phạm Viết Vương xuất bản năm 2009; cuốn “Nói sao cho
trẻ chịu nghe” và “Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường” của tác giả
Adele Faber xuất bản lần lượt năm 2010, 2012; cuốn “Bí ẩn tuổi thơ” của tác
giả Maria Montessori xuất bản năm 2013; cuốn “Chờ đến mẫu giáo thì đã
muộn” của tác giả Ibuka Masaru xuất bản năm 2013; cuốn “Trí tuệ thẩm thấu”
của tác giả Maria Montessori xuất bản năm 2013; cuốn “Lý thuyết về trẻ em
của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget & Vygotsky” xuất bản năm 2016…
Các cuốn sách này chủ yếu đề cập đến vai trò của giáo dục mầm non, giáo
dục sớm, các quan điểm cũng như phương pháp để phát triển tâm - sinh lý,
kích thích sự hoạt động não bộ cho trẻ trong độ tuổi mầm non.
- Hay những bài viết: “Vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát
triển của trẻ”, “Tầm quan trọng của bậc học mầm non”… trên các tờ báo
mạng điện tử mặc dù khơng đề cập đích xác đến mối quan hệ giữa báo mạng
điện tử và vấn đề giáo dục mầm non nhưng cũng là những tài liệu cung cấp
những tri thức chung về lĩnh vực giáo dục mầm non.

Khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ:
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí của tác giả Trần Tiến về “Vấn đề giáo dục
kiến thức trên VTV2” năm 2002 đề cập đến thực trạng việc thông tin về vấn
đề giáo dục trên báo chí. Tuy nhiên, đối tượng khảo sát và nghiên cứu của
luận văn này là các chương trình truyền hình trên kênh VTV2 chứ không phải
các tờ báo mạng điện tử và các vấn đề giáo dục ở đây đa phần là giáo dục phổ
thơng, khơng phải là giáo dục mầm non.
- Khóa luận tốt nghiệp ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn của tác giả
Phùng Thị Phương Anh năm 2003 về “Vấn đề giáo dục giới tính vị thành niên
trên báo chí” có đối tượng nghiên cứu cụ thể hơn, phạm vi khảo sát rộng hơn
so với luân văn trên. Tuy nhiên, việc phân tích và kết quả mới dừng lại ở việc
khảo sát trên loại hình báo in, chưa đề cập tới loại hình báo mạng điện tử.

5


- Luận văn Thạc sỹ Tâm lý của tác giả Mai Hiền Lê năm 2010 với đề
tài “Kỹ năng sống của trẻ lớp mẫu giáo lớn Trường mầm non thực hành TP.
Hồ Chí Minh” đề cập đến một khía cạnh nhỏ của việc giáo dục mầm non là
giáo dục kỹ năng sống. Đối tượng nghiên cứu là một đối tượng chuyện biệt.
Phạm vi nghiên cứu bó hẹp, khơng rộng khắp.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí của tác giả Lê Thị Minh Huyền năm 2012
với đề tài “Vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em trên Kênh truyền hình Bi Bi”
đã đưa ra những đánh giá về thực trạng vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em
trên một kênh truyền hình chun biệt. Từ đó, tác giả đã đưa ra giải pháp để
nâng cao chất lượng.
- Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của tác giả Lê Hoàng Thu Thủy về “Phát
triển giáo dục mầm non trên địa bàn TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” năm
2012 bàn đến những bất cấp về chính sách ảnh hưởng tới việc phát triển hệ
thống, chất lượng đào tạo giáo dục mầm non và đã đưa ra một số biện pháp để

phát triển giáo dục mầm non tại địa bàn tỉnh Bình Định.
- Luận văn Thạc sỹ Báo chí của tác giả Trần Thị Hải Anh năm 2014 với
đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV” là một bức
tranh toàn diện, khái quát về thực trạng của việc giáo dục giới tính cho thanh
thiếu niên trên các kênh của Đài truyền hình Việt Nam. Đây cũng là một
nghiên cứu về việc thông tin giáo dục trên báo chí. Tuy nhiên, luận văn chỉ
nghiên cứu trên loại hình truyền hình và đối tượng thì lại là các vấn đề giáo
dục giới tính cho thnah thiếu niên chứ khơng phải cho trẻ em mầm non.
- Giống như các luận văn Thạc sỹ Báo chí đã kể trên, luận văn Thạc sỹ
Báo chí của tác giả Nguyễn Thị Thủy về việc “Giáo dục kỹ năng sống cho
thanh thiếu niên trên kênh VTV6 – Đài Truyền hình Việt Nam” năm 2014 cũng
nghiên cứu hoạt động truyền thông về vấn đề giáo dục nhưng là giáo dục kỹ
năng sống, đạo đức cho thanh thiếu niên, cho trẻ em không phải là nghiên cứu

6


việc thông tin về lĩnh vực giáo dục mầm non và không khảo sát các tác phẩm
trên báo mạng điện tử.
- Ngồi ra, một số Khóa luận tốt nghiệp về đề tài báo mạng điện tử đã
góp phần khơng nhỏ trong q trình hồn thiện nghiên cứu của người viết cịn
có thể kể đến như: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Liên, Học
viện Báo chí & Tuyên truyền, năm 2006 về đề tài “Báo mạng điện tử với việc
tuyên truyền giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành
niên”; Khóa luận tốt nghiệp năm 2007 của tác giả Đinh Huyền Trang, Học
viện Báo chí & Tuyên truyền về việc “Nâng cao chất lượng thơng tin về tính
dục và sức khỏe sinh sản trên báo mạng điện tử hiện nay”. Hai khóa luận này
đều đã chỉ ra được những ưu điểm vượt trội của phương tiện truyền thông mới
- báo mạng điện tử trong việc thơng tin và khai sáng dân trí.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống những vấn đề lý luận liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hoạt động truyền thông của
báo mạng điện tử tại Việt Nam hiện nay về vấn đề giáo dục mầm non, từ đó
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận văn cần thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: giáo dục mầm
non là gì, báo mạng điện tử là gì, vai trị & tầm quan trọng của báo mạng điện
tử với vấn đề giáo dục mầm non...
- Khảo sát hoạt động truyền thông về vấn đề giáo dục mầm non của ba tờ
báo điện tử: VietNamNet, Dân Trí, Giáo dục Việt Nam, từ đó phân tích, đánh
giá những thành cơng và hạn chế của các tờ báo trong hoạt động này.

7


- Thông qua kết quả khảo sát thực trạng, đề xuất những giải pháp đối với
tờ báo điện tử và đặc biệt là những giải pháp dành cho đội ngũ sáng tạo tác
phẩm báo mạng điện tử, quản lý cơ quan báo mạng điện tử nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động truyền thông này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông về vấn đề
giáo dục mầm non của ba báo mạng điện tử VietNamNet, Dân Trí, Giáo dục
Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả luận văn tiến hành khảo sát
ba tờ báo mạng điện tử là vietnamnet.vn, giaoduc.net.vn, dantri.com.vn từ

tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, về giáo dục; quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng, nhà nước về giáo dục mầm non, truyền thông, đưa tin
trên báo mạng điện tử về vấn đề giáo dục mầm non; Luật Báo chí và các văn
bản quy phạm pháp luật về hoạt động báo chí, hoạt động giáo dục mầm non.
Hệ thống lý thuyết về báo chí, báo mạng điện tử, lý thuyết truyền
thông, tâm lý, giáo dục mầm non, giáo dục sớm.
Luận văn vận dụng, kế thừa và phát triển các cơng trình khoa học của
các tác giả đi trước đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

8


Dùng để khái quát hóa, hệ thống hóa, thu thập, xem xét những thông tin
liên quan trong tài liệu sách, báo, các nghiên cứu đã có của những người đi
trước nhằm trau dồi thêm kiến thức về lĩnh vực đang nghiên cứu và thu thập
được những thông tin cần thiết cho luận văn của mình.
- Phương pháp khảo sát:
Người viết khảo sát các bài viết về vấn đề giáo dục mầm non của ba tờ
báo điện tử Dân Trí, VietNamNet, Giáo dục Việt Nam để xác định ý tưởng
nghiên cứu, phác họa bức tranh về thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra
trong thực tiễn về việc thông tin giáo dục mầm non trên báo mạng điện tử tại
nước ta hiện nay.
- Phương pháp thống kê:
Người viết đã đọc lại hàng trăm bài viết đã đăng tải trên ba tờ báo được

khảo sát trong nửa đầu năm 2016. Sử dụng phương pháp này nhằm xác định
tần số xuất hiện, mức độ phát triển, chất lượng, hiệu quả việc thông tin về vấn
đề giáo dục mầm non trên các tờ báo này.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập các ý kiến, nhận xét, đánh
giá, kiến nghị của những người có liên quan mật thiết đến vấn đề mà người
viết nghiên cứu. Nội dung thu được từ các cuộc phỏng vấn những nhân vật
trên cung cấp thơng tin rất hữu ích cho việc nghiên cứu của luận văn.
Chính vì vậy, người viết đã lựa chọn các nhân vật mà người viết cho là
tiêu biểu nhất. Đó là: 01 trưởng ban Giáo dục báo Dân Trí; 01 chuyên gia giáo
dục (bà Lại Thị Hải Lý).
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi trên Google
Docs để thu nhận được những nhận xét, đánh giá của công chúng báo mạng
điện tử về nội dung, chất lượng, hiệu quả của các thông tin giáo dục mầm non
trên loại hình báo chí ưu việt này; Có tạo được sự tin cậy đối với công chúng

9


báo mạng điện tử hay khơng? Có đáp ứng được nhu cầu thông tin của độc giả
hay không?...
Đối tượng điều tra là tất cả những “công dân mạng” từ 18 tuổi, chủ yếu
là từ 18 - 45 tuổi. Đây là đối tượng công chúng thường xuyên sử dụng
Internet và đọc báo mạng điện tử hàng ngày. Mặc dù đối tượng điều tra của
luận văn khá rộng, tuy nhiên, đây cũng là những đối tượng quan tâm nhiều
đến vấn đề giáo dục mầm non. Vì vậy, các thơng tin thu thập được từ phiếu
khảo sát sẽ có độ chính xác cao. Tổng số phiếu 200 phiếu. Kết quả khảo sát
được xử lý bằng phần mềm thống kê trực tuyến của Google.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp:

Dùng để phân tích một số bài viết tiêu biểu, đánh giá và tổng kết những
kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm giúp tác giả luận
văn hoàn thiện vấn đề nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến báo
mạng điện tử với vấn đề giáo dục mầm non tại Việt Nam hiện nay, một vấn đề
tưởng khơng mới nhưng lại ln mới, ln nóng và “vận động” mỗi ngày
trong lĩnh vực báo chí. Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ
thể, cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử về
vấn để giáo dục mầm non, giáo dục sớm tại Việt Nam hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài sẽ đem đến cái nhìn sơ lược về hoạt động
truyền thơng của báo mạng điện tử về vấn đề giáo dục mầm non tại Việt Nam
hiện nay, giúp cho người làm báo mạng điện tử thấy được thành cơng, hạn chế
của mình và để cơng chúng thấy được vai trị, đóng góp to lớn của báo chí
trong cơng cuộc cải cách giáo dục. Đề tài đóng góp những đề xuất, giải pháp

10


nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông của báo mạng điện tử về vấn để giáo
dục mầm non, giáo dục sớm tại Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài chắc chắn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích khơng chỉ
phục vụ cho sinh viên, học viên báo chí mà cịn hữu ích đối với sinh viên, học
viên chuyên ngành sư phạm; hữu ích với cacsc phóng viên, biên tập viên, lãnh
đạo các cơ quan báo mạng điện tử, các chuyên gia giáo dục và những người
quan tâm tới lĩnh vực giáo dục mầm non.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,

luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về Báo mạng điện tử với vấn
đề Giáo dục mầm non
Chương 2: Thực trạng thông tin trên Báo mạng điện tử về vấn đề Giáo
dục mầm non tại Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra & giải pháp, đề xuất nâng cao hiệu quả
của Báo mạng điện tử với vấn đề Giáo dục mầm non tại Việt Nam hiện nay

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC MẦM NON
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Giáo dục

11


Theo Từ điển tiếng Việt của NXB Hồng Đức năm 2013: “Giáo dục là
hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được
những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra”.1
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là một hình thức học
tập. Theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay
nghiên cứu.
Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng
cũng có thể thơng qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể
lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem
là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo
dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông, và giáo dục đại học.
1.1.2. Mầm non

Theo Từ điển tiếng Việt của NXB Hồng Đức năm 2013: “Mầm non là
mầm cây non mới mọc; thường dùng để nói về lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng,
lứa tuổi trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Mầm non cịn có thể được gọi là măng non.”2
1.1.3. Giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là bậc đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục mầm non thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ
ba tháng tuổi đến sáu tuổi (Điều 21 - Luật Giáo dục, 2005).
“Giáo dục mầm non là một hình thức dịch vụ giáo dục cho trẻ em tại
một địa điểm tập trung nhất định nơi có khn viên nhất định, có các cơ giáo
hay bảo mẫu, và thường được thiết kế với nhiều đồ chơi hay đồ vật dễ thương,
âm nhạc vui tai nằm trong một quá trình chuyển đổi từ nhà để trẻ bắt đầu học
1

Nguyễn Quang, Minh Trí: Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.381.

2

Nguyễn Quang, Minh Trí: Từ điển tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội, tr.569.

12


một cách chính thức hơn. Đây là lần đầu tiên cho một trẻ tập tễnh làm quen
với đời sống xã hội, môi trường tập thể. Tại nhà trẻ hay trường mầm non
(trường mẫu giáo), trẻ em được dạy để phát triển các kỹ năng cơ bản và kiến
thức thông qua trò chơi sáng tạo.”3
Trong hầu hết các quốc gia, trường mẫu giáo hay nhà trẻ là một phần của
hệ thống giáo dục mầm non. Thông thường trẻ em học mẫu giáo bất cứ lúc nào
trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi tùy thuộc vào phong tục địa phương hay quy định
của các quốc gia. Tại Hoa Kỳ, nhiều tiểu bang được cung cấp một năm học

mẫu giáo miễn phí cho trẻ em từ 5 - 6 tuổi, nhưng không bắt buộc các em phải
tham gia học, trong khi các tiểu bang khác yêu cầu 5 tuổi để ghi danh.
Trẻ em học mẫu giáo để học cách giao tiếp, chơi đùa, và tương tác với
những người khác một cách thích hợp, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý. Một
giáo viên cung cấp các đồ chơi khác nhau và các hoạt động trị chơi, nơ đùa
để thúc đẩy những đứa trẻ này để tìm hiểu ngơn ngữ và từ vựng, toán học, và
khoa học, cũng như các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, và xã hội.
Nhà trẻ phục vụ mục đích giúp các bậc cha mẹ khơng cần lo lắng để
chun tâm làm việc vì đã gửi vào nơi có người chăm sóc, quản trẻ. Nhà trẻ
đầu tiên được thành lập tại tại Scotland vào năm 1816 do ông Robert Owen
thành lập với hình thức ban đầu là mở một trường học cho trẻ sơ sinh ở New
Lanark.
1.1.4. Giáo dục sớm
Giáo dục sớm (GDS) là phương thức giáo dục áp dụng đối với trẻ từ
trong bào thai đến 6 tuổi nhằm phát huy những tố chất tốt đẹp, lấy tố chất xây
dựng nên tính cách, từ đó làm cơ sở cho sự phát triển con người sau này.

3

Phạm Viết Vượng: Giáo dục học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000, tr.62.

13


Trọng tâm của giáo dục sớm là làm phong phú đời sống tinh thần của
trẻ, xây dựng các môi trường trí tuệ, mơi trường thẩm mỹ, mơi trường vận
động… phù hợp cho con trẻ. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị của việc nhận
biết mặt chữ và tính tốn.
“Cơ sở lý luận của GDS là khả năng phát triển vô tận của não trẻ em từ
giai đoạn mang thai đến 6 tuổi. Theo đó, bố mẹ cần bỏ qua những quan điểm

sai lầm về giáo dục sớm, sớm bắt tay vào q trình GDS để con có những
năm tháng đầu đời phát triển toàn diện”.4
- Nội dung của giáo dục sớm:
 Xây dựng một cơ thể khỏe mạnh qua việc khuyến khích trẻ vận
động khám phá.
 Hình thành thói quen tốt qua việc rèn luyện các hành vi hằng ngày.
 Xây dựng lịng đam mê trí tuệ.
 Phát triển ngơn ngữ nghe và nói đồng thời.
 Có tình u với tất cả những thứ tốt đẹp”.
1.1.5. Báo mạng điện tử
Sự ra đời của Internet cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiện
đại và tiên tiến, đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo
mạng điện tử. Báo mạng điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình
truyền tin và tiếp nhận thơng tin, trong đó nổi bật là ưu thế tích hợp đa
phương tiện mà các loại hình báo chí truyền thống khơng thể có. Hàng ngày,
báo mạng điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn trong nước
và thế giới. Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo in,
phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ngày càng phát triển, đem lại hiệu
quả xã hội to lớn.
4

Ibuka Masaru: Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn, NXB Văn học, Hà Nội, 2013, tr.25.

14


Ngay từ khi xuất hiện, loại hình báo chí này đã tồn tại nhiều cách gọi
khác nhau như: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online
Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí Internet (Internet
Newspaper) và báo mạng điện tử. Trong khi chờ một khái niệm thống nhất,

khóa luận này sẽ sử dụng khái niệm báo mạng điện tử. Trong Luật báo chí
năm 1999 thì báo mạng điện tử là “loại hình báo chí được thực hiện trên hệ
thống máy tính”. Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản”, TS.
Nguyễn Thị Trường Giang đã đưa ra khái niệm: “Báo mạng điện tử là một
loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát
hành trên mạng Internet”.5
Còn trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng
tạo” của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các tác giả đã phát triển thêm
khái niệm này rằng: “Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây
dựng dưới hình thức của một trang web, phát hành trên mạng Internet, có ưu
thế trong chuyển tải thơng tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương
tiện và tương tác cao”.6
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động nhờ các
kỹ thuật tiên tiến, báo mạng điện tử có được những đặc trưng vượt trội so với
các loại hình báo chí truyền thống như: tính đa phương tiện, tính tương tác
cao, khả năng truyền tải thơng tin không hạn chế với các lưu trữ thông tin
dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết.
Báo cáo đánh giá cơng tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ Thông
tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Báo chí tồn quốc tổng
kết cơng tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết:
5

Nguyễn Thị Trường Giang: Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, NXB Chính trị -

Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.81.
6

Nguyễn Thị Trường Giang: Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.11.


15


“Hiện cả nước có 857 cơ quan báo in (trong đó có 199 cơ quan báo in,
658 tạp chí, 01 hãng thơng tấn quốc gia); 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo
so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in
và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp
của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248. 5 năm qua, số lượng cơ quan
báo chí điện tử tăng 44 cơ quan.”7
Nhiều cơ quan báo chí in, đài truyền hình đã xin ra báo điện tử, trang
tin điện tử tổng hợp để thu hút công chúng, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
thông tin. Trước xu hướng tăng nhanh số người sử dụng Internet và truyền
thông xã hội, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, quảng cáo trên
báo điện tử vẫn tăng trưởng chậm, phần lớn quảng cáo chỉ tập trung ở một số
báo điện tử có số lượng người truy cập lớn.
Cả nước có trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ (tăng 1500 người so với
năm 2011) và khoảng trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo
chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo. Số người làm việc trong lĩnh vực
báo chí khoảng trên 35.000 người (tăng trên 3.000 người so với năm 2011).
Phần lớn số người làm việc trong lĩnh vực báo chí đều có trình độ cao
đẳng, đại học trở lên. Năm 2011, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học là 88% và
trên đại học là 5%. Đến năm 2015, tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học là khoảng
94% và trên đại học là 5,5%. Số liệu trên cho thấy chất lượng nguồn nhân lực
hoạt động trong lĩnh vực báo chí đang có những chuyển biến tích cực.
1.2. Những nội dung cơ bản về vấn đề giáo dục mầm non
1.2.1. Vai trò & tầm quan trọng của giáo dục mầm non
1.2.1.1. Đối với xã hội

Báo cáo đánh giá cơng tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền

thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Báo chí tồn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển
khai nhiệm vụ năm 2016.
7

16


Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu
tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Mục
đích hoạt động giáo dục mầm non là phát triển toàn diện trẻ em tuổi mầm non
và chuẩn bị hành trang cho trẻ đi học ở trường phổ thơng có kết quả. Nhân
cách của trẻ trong tương lai như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào công lao dạy
dỗ, chăm sóc giáo dục và ni dưỡng, bảo vệ của người giáo viên mầm non.
Nếu muốn xây được một ngôi nhà vững chắc thì nền móng phải vững.
Hiệu quả của hoạt động giáo dục mầm non có ảnh hưởng quan trọng tới thành
công và hạnh phúc của cuộc đời mỗi con người. Chính vì vậy, nó có vai trị
đặc biệt quan trọng đối với xã hội.
1.2.1.2. Đối với gia đình
Việc giáo dục mầm non không chỉ thuộc trách nhiệm của nhà trường,
xã hội, mà trách nhiệm lớn nhất lại thuộc về gia đình. Trẻ em là trung tâm của
gia đình. Trẻ em được ví như một tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì sẽ thành như
thế. Chính vì vậy, việc ý thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục
mầm non sẽ giúp từng thành viên trong mỗi gia đình dần hồn thiện mình hơn
để noi gương cho trẻ.
1.2.1.3. Đối với trẻ em
a. Phát triển thể chất cho trẻ
b. Phát triển nhận thức cho trẻ
c. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
d. Phát triển tình cảm & kỹ năng xã hội cho trẻ
e. Phát triển thẩm mỹ cho trẻ

1.2.2. Các phương pháp giáo dục mầm non
1.2.2.1. Giáo dục mầm non theo phương pháp truyền thống
Giáo dục mầm non theo phương pháp truyền thống là phương pháp
giáo dục lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên sẽ truyền đạt một lượng kiến
thức nhất định dành cho tất cả các học sinh trong lớp tiếp thu một cách thụ

17


động, một chiều. Sự tương tác hai chiều giữa học sinh và giáo viên rất hạn
chế.
Đây là phương pháp giáo dục được thực hiện ở hầu hết các trường mầm
non cơng lập hiện nay tại Việt Nam. Theo đó, tất cả các học sinh trong lớp dù
20 hay 60 học sinh cũng sẽ học chung một bài học giống nhau, thực hiện một
hoạt động giống nhau trong cùng một thời điểm. Trẻ bị động và phụ thuộc
hoàn toàn vào các hoạt động do giáo viên thực hiện, thiếu đi sự lựa chọn và
chủ động sáng tạo ra các hoạt động. Việc học tập cũng theo phương pháp trừu
tượng thông qua việc ghi nhớ một cách máy móc. Trẻ được đánh giá, so sánh
với nhau để xếp loại “giỏi nhất”, “kém nhất”...
1.2.2.2. Giáo dục mầm non theo phương pháp hiện đại
Giáo dục mầm non theo phương pháp hiện đại là phương pháp giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm. Giáo viên sẽ truyền đạt lượng kiến thức phù hợp với
từng trình độ và khả năng tiếp nhận của từng trẻ. Giáo viên và trẻ tự do chia
sẻ và tương tác qua lại với nhau một cách chủ động, hai chiều.
Đây là phương pháp giáo dục được áp dụng tại nhiều trường mầm non
tư thục và quốc tế tại Việt Nam hiện nay. Trẻ được học các bài học khác nhau
tùy theo trình độ, sở thích và khả năng tiếp nhận của mỗi cá nhân. Trẻ được
tạo cho một môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên, có trực quan sinh
động với các bài học, hoạt động sinh động, đa dạng và hấp dẫn. Trẻ được
đánh giá, so sánh sự tiến bộ của mình so với chính mình ngày hơm qua, chứ

khơng phải với các bạn đồng trang lứa khác.
1.2.3. Một số phương pháp giáo dục sớm hiện nay
- Phương án 0 tuổi của GS. Trần Đức Toàn.
- Giáo dục sớm theo phương pháp Glenn Doman.
- Phương pháp giáo dục Shichida – giáo dục kiểu Nhật.

18


- Phương pháp giáo dục Montessori.
- Giáo dục sớm Do Thái…
“Có thể nói hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm, nhiều
người thường đánh đồng GDS với phương pháp Glenn Doman. Điều này là
chưa đúng. Glenn Doman là một trong những phương pháp để thực hiện Giáo
dục sớm. Bên cạnh đó cịn có rất nhiều phương pháp khác có cùng mục tiêu,
quan điểm về giáo dục sớm đó là khơi dậy niềm đam mê học hỏi trong trẻ
như: Shichida với nguyên tắc yêu thương, Montessori với nguyên tắc tự do
trong kỷ luật…”8
Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý chia sẻ về giáo dục sớm như sau:
“Thực ra mọi đứa trẻ đều là thiên tài, bên trong mỗi cháu đều có những khả
năng riêng. Thậm chí, có thể có những em bé bị tổn thương não nhưng chỉ cần
biết đúng phương pháp và kích hoạt sớm thì mọi tiềm năng sẽ được khai mở.
Bí mật quan trọng nhất là vào thời kỳ sinh trưởng của não (0-6 tuổi), chỉ cần
một tác động nhỏ đúng cách cũng rất có ý nghĩa.
Thiên tài chỉ có 1% là gen, 99% là phương pháp và sự nỗ lực của bản
thân. Đúng thời điểm vô cùng quan trọng, để giúp những khả năng tiềm tàng
được phát triển. Bộ não con người mới chỉ khai thác được 5%, với thiên tài cũng
mới chỉ khai thác được 10%, tiềm năng não bộ của con người vô hạn mà chưa
khai thác được hết. Mục tiêu của giáo dục sớm không phải tạo ra thần đồng mà
là phát huy các tố chất của con người trong thời kỳ não sinh trưởng, nghĩa là

phải cung cấp nguồn “dinh dưỡng” để khai thác được tiềm năng của não bộ.”
Nói cách khác, giáo dục sớm là giúp trẻ phát triển tự nhiên theo đúng
khả năng của bé, theo đúng thời điểm, giai đoạn phát triển trí não của bé.
1.3.

Vai trị & tầm quan trọng của báo mạng điện tử với vấn đề giáo
dục mầm non

8

Maria Montessori: Trí tuệ thẩm thấu, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2013, tr.32.

19


Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của Internet và khả năng tích
hợp đa phương tiện của báo mạng điện tử, loại hình báo chí này đã trở thành
một phương tiện thơng tin đại chúng có ảnh hưởng sâu rộng tới cộng đồng.
Với dịch vụ Internet tạo nên một mạng thơng tin báo chí điện tử sơi
động có sức thu hút hàng triệu lượt người truy cập hàng ngày, báo mạng đã và
đang trở thành một công cụ hữu ích có tác động lớn đến độc giả. Ở bất kì nơi
đâu chỉ cần một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại hay máy tính bảng có
kết nối Internet là mọi người có thể thỏa sức tìm kiếm các thông tin trên báo
mạng điện tử ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội…
Báo mạng điện tử cho phép mọi người trên thế giới tiếp cận và đọc
không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian. Báo mạng điện tử bao gồm
nhiều cơng cụ truyền thơng, đó là: văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa
(still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation)
và gần đây nhất là các chương trình tương tác (interactive program). Chính vì
vậy, báo điện tử được xem như biểu tượng điển hình của truyền thơng đa

phương tiện, ngày càng có nhiều người sử dụng.
Trung bình một ngày ở Việt Nam người sử dụng mạng Internet dành
khoảng từ 5-6 tiếng và ở Mỹ người dùng dành khoảng 9 tiếng để truy cập
Internet vào các trang báo mạng điện tử, mạng xã hội... Nhưng ít có mấy ai bỏ
ra từng ấy thời gian để đọc báo giấy hay xem các chương trình truyền hình,
nghe các chương trình phát thanh.
Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo mạng điện tử tuy ra đời
sau những loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số
lượng, chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời
sống báo chí, đời sống xã hội của đất nước. Trong đó, khơng thể khơng kể đến
vai trị thơng tin, nâng cao dân trí, phản biện xã hội và tác động tới nhận thức
của người dân, tác động tới các chính sách của nhà nước… Đặc biệt, trong

20


×