nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 6/2011 53
Ths. Đoàn Thị Tố Uyên *
1. í ngha ca hot ng kim tra vn
bn quy phm phỏp lut
Kim tra vn bn quy phm phỏp lut
(VBQPPL) l hot ng ca cỏc c quan nh
nc cú thm quyn trong vic xem xột,
ỏnh giỏ v tớnh hp phỏp v hp lớ ca vn
bn quy phm phỏp lut; phỏt hin nhng sai
trỏi, khụng phự hp, to c s ch th cú
thm quyn kp thi sa i, b sung, thay
th, bói b, hu b nhm nõng cao cht
lng ca vn bn quy phm phỏp lut.
Kim tra VBQPPL l mt trong nhng hot
ng cú ý ngha quan trng trong xõy dng
v hon thin h thng phỏp lut hin hnh
núi chung v nõng cao cht lng VBQPPL
núi riờng, th hin nhng im sau õy:
- Hot ng kim tra VBQPPL gúp phn
m bo tớnh hp Hin, hp phỏp v tớnh
ng b, thng nht ca h thng phỏp lut.
Thụng qua hot ng kim tra, nhng quy
nh mõu thun, chng chộo, bt hp phỏp
c loi b lm cho h thng phỏp lut ng
b, minh bch v m bo tớnh hp phỏp.
Nu coi hot ng thm nh, thm tra d
tho VBQPPL l bin phỏp phũng thỡ kim
tra VBQPPL sau khi ban hnh l bin phỏp
chng. Bi thụng qua kim tra VBQPPL,
cỏc c quan nh nc phỏt hin nhng quy
nh mõu thun, chng chộo, lc hu, trỏi
phỏp lut ca vn bn m cỏc c quan cú
thm quyn thm nh, thm tra cú th
khụng hoc cha phỏt hin c ht. Hn
na hot ng thm nh, thm tra ch mang
tớnh cht khuyn ngh nờn khụng th x lớ
trit nhng mõu thun, chng chộo trong
d tho VBQPPL. Ngoi ra, hot ng kim
tra VBQPPL cú th phỏt hin v x lớ nhanh
chúng, kp thi nhng vn bn khim khuyt
vỡ hot ng ny c tin hnh thng
xuyờn ngay sau khi vn bn c ban hnh
v cú s tham gia ca nhiu ch th.
- Hot ng kim tra VBQPPL cú ý
ngha quan trng trong vic duy trỡ trt t
qun lớ nh nc, bo m quyn v li ớch
hp phỏp ca cỏ nhõn, t chc.
Thc t cho thy mt s VBQPPL sai trỏi
c ban hnh ó xõm phm n trt t qun
lớ nh nc, lm suy gim hiu lc, hiu qu
qun lớ ca c quan nh nc v nh hng
n quyn, li ớch hp phỏp ca c quan, t
chc, cỏ nhõn. Thụng qua hot ng kim tra
vn bn, cỏc c quan nh nc ó kp thi
phỏt hin, xut ch th cú thm quyn x
lớ, khc phc sai sút, iu ny cng cú ngha
phn no bo v c quyn v li ớch hp
phỏp ca cỏ nhõn, t chc, to lp lũng tin
ca ngi dõn i vi Nh nc.
- Hot ng kim tra VBQPPL gúp phn
to dng mụi trng phỏp lớ minh bch, n
nh, lnh mnh, thỳc y quỏ trỡnh hi nhp
* Ging viờn Khoa hnh chớnh-nh nc
Trng i hc Lut H Ni
nghiên cứu - trao đổi
54 Tạp chí luật học số 6/2011
kinh t, quc t. Cỏc nh u t v cỏc i tỏc
nc ngoi luụn quan tõm ti nhng ri ro cú
th xy ra t chớnh sỏch phỏp lut. Mun
gim thiu nhng ri ro, trc ht cỏc c
quan nh nc cn tin hnh tt hot ng
kim tra loi b nhng quy nh mõu
thun, chng chộo, trỏi phỏp lut, khụng cũn
phự hp vi thc t ca vn bn quy phm
phỏp lut, bo m mụi trng phỏp lớ lnh
mnh, cụng khai, minh bch, d tip cn.
- Kim tra VBQPPL gúp phn nõng cao
cht lng quy trỡnh xõy dng, ban hnh vn
bn. Vỡ thụng qua vic xem xột, ỏnh giỏ
VBQPPL, ch th tin hnh s ch ra c
nhng thiu sút, cha hon chnh trong quy
trỡnh ban hnh ng thi cú nhng kin ngh
nhm i mi, hon thin quy trỡnh xõy
dng VBQPPL. i vi hot ng son
tho, ban hnh VBQPPL, thụng qua vic
kim tra, c quan cú thm quyn s phỏt
hin sai sút trong quy trỡnh son tho, thm
nh, thm tra, ban hnh in hỡnh nh: Ban
hnh khụng ỳng thm quyn; khụng tuõn
theo trỡnh t, th tc son tho, thm nh,
thm tra cũn mang tớnh hỡnh thc Khi phỏt
hin v kin ngh x lớ v nhng sai sút,
hot ng kim tra vn bn cng ng thi
gúp phn nõng cao ý thc, trỏch nhim cho
c quan son tho, ban hnh VBQPPL. V
vn ny, cú ý kin cho rng: Cn quy
nh trỏch nhim hnh chớnh nh cõn nhc
vic bt hoc giỏng chc i vi nhng
cỏ nhõn cú trỏch nhim trong vic tham
mu, son tho, thm nh, kớ ban hnh vn
bn trỏi phỏp lut. Cú nh vy mi nõng cao
c trỏch nhim ca cỏn b, cụng chc
trong vic tham gia ban hnh VBQPPL.
(1)
- Hot ng kim tra cú ý ngha quan
trng trong vic bo m tớnh kh thi ca
VBQPPL. Vic bo m tớnh kh thi ca
VBQPPL cú ý ngha quan trng, giỳp cho
nhng quy nh trong vn bn c ỏp dng
mt cỏch hiu qu vo thc tin theo ỳng
nh hng m Nh nc mong mun. Phỏp
lut hin hnh ó quy nh c ch t kim tra
vn bn m mt trong nhng ni dung quan
trng ca c ch ny l c quan cú thm quyn
khi son tho, ban hnh vn bn phi cõn nhc,
tớnh toỏn y v tớnh kh thi ca quy nh
do mỡnh ban hnh. Yờu cu ny mt ln na
li c xem xột trong quỏ trỡnh thc hin hot
ng kim tra sau khi vn bn c ban hnh.
2. Thc trng hot ng kim tra vn
bn quy phm phỏp lut
2.1. Nhng kt qu t c ca hot
ng kim tra vn bn quy phm phỏp lut
Hin nay, hot ng kim tra VBQPPL
ó c cỏc c quan cú thm quyn trin khai
thc hin trờn thc t em li kt qu ỏng
khớch l, biu hin nhng khớa cnh sau:
Th nht, hot ng kim tra tng bc
n nh, i vo nn np v hiu qu ngy cng
cao. Cú th thy thụng qua hot ng kim
tra VBQPPL cỏc b, ngnh, a phng, s
lng cỏc VBQPPL sai trỏi, bt hp lớ c
phỏt hin chim t l khỏ ln. B ngoi giao
t kim tra 49 vn bn v phỏt hin 20 vn
bn cú du hiu sai trỏi; B ti chớnh t kim
tra 1304 vn bn, phỏt hin cú 24 vn bn sai
trỏi; B lao ng-thng binh v xó hi kim
tra 356 vn bn, phỏt hin 53 vn bn sai.
(2).
cp huyn, cỏc c quan nh nc ó t
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2011 55
kiểm tra được trên 4.000 VBQPPL, phát
hiện được 73 văn bản có nội dung trái pháp
luật, 172 văn bản có sai sót về thể thức và
hiệu lực thi hành. Hàng năm, ngay từ đầu
năm, hầu hết các uỷ ban nhân dân (UBND)
cấp huyện đã ban hành kế hoạch tự kiểm tra
VBQPPL cấp huyện và xã, chỉ đạo UBND
cấp xã thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tự
kiểm tra VBQPPL do hội đồng nhân dân
(HĐND) và UBND cấp mình ban hành.
Nhìn chung, đến nay công tác tự kiểm tra
VBQPPL của bộ, ngành, địa phương đã dần
đi vào nền nếp, kịp thời phát hiện và xử lí
những VBQPPL sai trái, bất hợp lí góp phần
nâng cao chất lượng VBQPPL.
Thứ hai, nguyên tắc kiểm tra VBQPPL
được các cơ quan tiến hành tuân thủ khá nghiêm
túc. Các nguyên tắc kiểm tra như: thường
xuyên, kịp thời, đúng quy định của pháp luật,
phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan…
luôn được cơ quan kiểm tra coi trọng và thực
hiện. Có nhiều trường hợp. khi kiểm tra phát
hiện thấy dấu hiệu trái pháp luật của VBQPPL,
cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đã tổ chức
cuộc họp mời đại diện cơ quan ban hành
VBQPPL, cơ quan hữu quan khác đến trao
đổi để kịp thời tìm ra hướng xử lý phù hợp.
Thứ ba, các phương thức kiểm tra như tự
kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền, kiểm tra
theo các nguồn thông tin; kiểm tra theo lĩnh
vực, theo địa bàn được các cơ quan tiến hành
khá linh hoạt. Về hoạt động kiểm tra
VBQPPL tại cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra cho thấy trong năm 2010, Cục kiểm tra
VBQPPL (Bộ tư pháp) tiếp nhận tổng số
4.109 văn bản, trong đó, số văn bản cấp bộ
là 583, số văn bản địa phương: 3.526. Kết
quả bước đầu phát hiện 410 văn bản có dấu
hiệu trái pháp luật, chiếm 19,2% số văn bản
đã được kiểm tra (trong đó có 63 văn bản
cấp bộ, chiếm 15,4% số văn bản phát hiện
sai trái và 357 văn bản của địa phương, chiếm
84,6% số văn bản phát hiện sai trái) theo các
nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định của
Chính phủ số 40/2010/NĐ-CP, cụ thể như
sau: sai căn cứ pháp lí: 131 văn bản; sai thể
thức và kĩ thuật trình bày: 213 văn bản; nội
dung trái pháp luật: 104 văn bản không phù
hợp với văn bản pháp luật cấp trên và có 24
văn bản ban hành sai thẩm quyền. Qua số
liệu thực tế cho thấy hoạt động kiểm tra
VBQPPL được Cục kiểm tra VBQPPL tiến
hành đạt kết quả khả quan, kịp thời phát hiện
khá nhiều VBQPPL sai trái.
Bên cạnh phương thức kiểm tra theo thẩm
quyền, kiểm tra VBQPPL còn được thực
hiện theo địa bàn. Việc kiểm tra theo địa bàn
tại các bộ, ngành và địa phương cũng đã được
các cơ quan tích cực triển khai thực hiện.
Trong năm 2010, Cục kiểm tra VBQPPL đã
tổ chức đoàn công tác liên ngành (do lãnh
đạo bộ làm trưởng đoàn và các cơ quan phối
hợp là Văn phòng Chính phủ, Bộ nội vụ, Bộ
tài chính) thực hiện kiểm tra công tác kiểm
tra VBQPPL tại các địa phương: Ninh Thuận,
Bình Thuận, Khánh Hòa, Bến Tre, Trà Vinh.
Bên cạnh đó, Cục đã phối hợp với cộng tác
viên một số bộ, ngành triển khai kiểm tra
văn bản của các địa phương: Thành phố Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng
Nai, Khánh Hoà, Ninh Thuận nhằm thực
hiện kế hoạch kiểm tra theo địa bàn tại các
nghiªn cøu - trao ®æi
56 T¹p chÝ luËt häc sè 6/2011
địa phương này. Trong các ngày từ 22 đến
26/11/2010, Cục kiểm tra văn bản đã chủ
trì tổ chức đoàn công tác kiểm tra văn bản
theo địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh và
Bình Dương…
(3)
Ngoài ra, hiện nay phương thức kiểm tra
VBQPPL theo các nguồn thông tin phản ánh
cũng được các cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra coi trọng và thực hiện khá hiệu quả trên
thực tế. Công tác kiểm tra văn bản theo các
nguồn thông tin tiếp tục được quan tâm. Cục
kiểm tra VBQPPL (Bộ tư pháp) đã triển khai
kiểm tra và phát hiện nội dung trái pháp luật
của nhiều văn bản, kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền tự kiểm tra, xử lí.
Không chỉ thực hiện với phương thức
kiểm tra theo thẩm quyền, tự kiểm tra, kiểm
tra theo địa bàn, nguồn thông tin phản ánh
mà hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm
pháp luật còn được thực hiện theo chuyên
đề, lĩnh vực. Kiểm tra văn bản theo chuyên
đề, lĩnh vực được xác định là phương thức
kiểm tra có hiệu quả. Do vậy, Cục kiểm tra
VBQPPL cũng như các phòng kiểm tra văn
bản của sở tư pháp, chuyên viên kiểm tra văn
bản của phòng tư pháp các địa phương rất
chú trọng phương thức kiểm tra này. Một số
lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống
nhân dân đã được các cơ quan kiểm tra tích
cực thực hiện như: Xử lí vi phạm hành
chính; bán đấu giá tài sản; ưu đãi, khuyến
khích đầu tư… Trong đó, cơ quan có thẩm
quyền đã phát hiện khá nhiều VBQPPL có
dấu hiệu sai trái trong lĩnh vực xử lí vi phạm
hành chính,
(4)
điển hình như: Trong quyết
định của UBND tỉnh, thành phố quy định
thẩm quyền xử phạt cho lực lượng thanh
niên xung kích, đội kiểm tra của công ti quản
lí các chợ, trưởng ban quản lí chợ…; quy
định thêm nhiều hành vi vi phạm hành
chính. Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh
xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi,
bổ sung năm 2008) chỉ có Quốc hội, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ mới có thẩm
quyền quy định về hành vi vi phạm hành
chính cụ thể, hình thức xử phạt chính, xử
phạt bổ sung… Đối với lĩnh vực khuyến
khích đầu tư, qua kiểm tra phát hiện thấy khá
nhiều địa phương ban hành văn bản quy định
thêm một số chính sách ưu đãi cho các nhà
đầu tư vượt ra ngoài phạm vi các ưu đãi
chung đã được quy định trong các văn bản
của cơ quan nhà nước cấp trên…
Sở dĩ, hoạt động kiểm tra VBQPPL có
được kết quả trên là do quy định của pháp
luật hiện hành về kiểm tra VBQPPL ngày
càng được hoàn thiện; bộ máy tổ chức dần
được củng cố ở các bộ, ngành, địa phương;
đội ngũ cán bộ kiểm tra ngày càng đủ về số
lượng, trình độ chuyên môn ngày càng được
nâng cao, có tinh thần trách nhiệm với công
việc; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động
kiểm tra ngày càng đáp ứng như cơ sở dữ
liệu VBQPPL, kinh phí được quan tâm; sự
phối hợp của các cơ quan hữu quan trong
quá trình kiểm tra VBQPPL khá đồng bộ.
Như vậy, hoạt động kiểm tra VBQPPL trong
thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích
cực, được thực hiện với nhiều phương thức
khác nhau và đem lại hiệu quả nhất định,
góp phần quan trọng cho công tác kiểm tra
VBQPPL đi vào nền nếp.
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2011 57
2.2. Những hạn chế, vướng mắc của hoạt
động kiểm tra VBQPPL
Mặc dù đạt được những kết quả khả
quan trên đây nhưng đi vào cụ thể hoạt động
kiểm tra VBQPPL vẫn còn một số hạn chế,
vướng mắc, điển hình là:
+ Hoạt động kiểm tra VBQPPL chưa
được tiến hành nhất là việc tự kiểm tra
VBQPPL của Chính phủ; Thủ tướng Chính
phủ. Hiện nay, nghị định của Chính phủ,
quyết định của Thủ tướng Chính phủ là
VBQPPL nhưng không được kiểm tra sau
khi nghị định và quyết định được ban hành.
Hai văn bản này chỉ là đối tượng của hoạt
động giám sát của Quốc hội mà không là đối
tượng của hoạt động tự kiểm tra. Đây là “lỗ
hổng” của pháp luật hiện hành phần nào làm
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm tra
VBQPPL hiện nay.
+ Nhiều nơi hoạt động kiểm tra được tiến
hành nhưng còn mang tính hình thức, còn
chậm trễ và chưa hiệu quả. Thực tế cho thấy
còn khá nhiều VBQPPL dù đã được gửi đến
cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được
kiểm tra theo đúng tiến độ. Vì vậy, vẫn còn
những VBQPPL có dấu hiệu sai trái, khiếm
khuyết chưa được phát hiện kịp thời. Ở địa
phương, việc gửi VBQPPL từ cơ quan ban hành
đến cơ quan kiểm tra không đúng thời hạn,
thậm chí có nơi còn không gửi dẫn đến hoạt
động kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trở
nên bị động và chậm trễ. Sự chậm trễ trong
hoạt động kiểm tra còn do hệ cơ sở dữ liệu về
VBQPPL chưa được đầu tư nhất là ở cấp
huyện; sự phối hợp với đội ngũ cộng tác viên
trong hoạt động này còn chưa hiệu quả. Ngoài
ra, một phần cũng do nguồn kinh phí cho công
tác này còn thấp dẫn đến không khuyến khích
chuyên viên thực hiện một cách tích cực.
+ Các phương thức kiểm tra VBQPPL
được tiến hành chưa cân đối. Hiện nay, các
cơ quan tập trung nhiều vào phương thức
kiểm tra theo thẩm quyền và tự kiểm tra, còn
kiểm tra theo địa bàn, lĩnh vực không mang
tính thường xuyên, thậm chí một vài tháng,
một vài năm mới được thực hiện một lần. Kể
cả hoạt động tự kiểm tra VBQPPL của các
bộ, ngành, địa phương so với kiểm tra theo
lĩnh vực được tiến hành thường xuyên hơn
nhưng vẫn còn một số hạn chế như: chưa
được tiến hành kịp thời và rộng khắp ở mọi
cấp, nhất là cấp huyện và xã, dẫn đến hệ quả
nhiều VBQPPL không được kiểm tra; hoạt
động tự kiểm tra còn mang nặng tính hình
thức, đối phó, chưa hiệu quả. Nguyên nhân
là do các cơ quan nhà nước chưa thực sự
quan tâm đúng mức cũng như chưa coi trọng
công tác này; các quy định của pháp luật về
công tác này còn chưa hoàn thiện; lực lượng
cán bộ công chức còn mỏng, nhất là ở cấp
huyện và xã, đa số chỉ có một đến hai
chuyên viên kiêm nhiệm nhiều việc; trình độ
chuyên môn còn nhiều hạn chế thể hiện
trong việc không nhận diện được chính xác
VBQPPL để kiểm tra dẫn đến nhiều văn bản
không phải là VBQPPL nhưng vẫn được các
chuyên viên kiểm tra nên mất khá nhiều thời
gian, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Ngoài ra, hoạt động kiểm tra VBQPPL
theo các nguồn thông tin còn mang tính bị
động, bởi chỉ thông qua các phương tiện
truyền thông hoặc qua phản ánh của các cá
nghiªn cøu - trao ®æi
58 T¹p chÝ luËt häc sè 6/2011
nhân, tổ chức mới được tiến hành kiểm tra.
Vì vậy, thực tế số lượng VBQPPL cũng như
những văn bản có nội dung là quy phạm pháp
luật nhưng được ban hành sai tên gọi, không
tuân thủ quy trình ban hành VBQPPL…
không được kiểm tra và có nguy cơ ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích của người dân, ảnh
hưởng đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ
thống pháp luật. Sở dĩ tồn tại tình trạng này
là do sự phối kết hợp giữa cơ quan ban hành
với cơ quan kiểm tra VBQPPL chưa chặt
chẽ, đồng bộ; pháp luật hiện hành chưa quy
định đầy đủ về cách thức phát hiện nguồn
văn bản sai trái, bất hợp lí, nhất là chưa có
cơ chế phát hiện từ hoạt động xét xử.
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật trong
thời gian tới
Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân
trên, các cơ quan chức năng cần triển khai
thực hiện tốt những giải pháp sau đây nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm
tra VBQPPL:
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về kiểm
tra VBQPPL
Trong thời gian tới, các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cần sửa đổi, bổ sung
những quy định của pháp luật hiện hành liên
quan đến kiểm tra VBQPPL theo hướng xác
định rõ hơn đặc trưng của VBQPPL; nhấn
mạnh dấu hiệu nội dung có chứa đựng quy
phạm pháp luật làm cơ sở để người kiểm tra
nhận diện đối tượng cho hoạt động này; sửa
đổi quy định về nội dung nghị quyết của
HĐND trong Luật ban hành VBQPPL của
HĐND, UBND năm 2004 theo hướng xác
định chủ trương, đường lối, chính sách của
Nhà nước là cơ sở pháp luật nhưng không
phải là quy phạm pháp luật để cơ quan tư
pháp địa phương không nhầm lẫn cũng như
khó nhận diện VBQPPL trong quá trình kiểm
tra. Ngoài ra, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP
cần quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan
ban hành VBQPPL trong việc gửi văn bản
đến cơ quan kiểm tra đúng thời hạn quy
định; xem xét lại quy định về văn bản có nội
dung chứa quy phạm pháp luật nhưng ban
hành không đúng hình thức là đối tượng của
hoạt động kiểm tra vì những văn bản đó thực
chất không là VBQPPL…
Thứ hai, kiện toàn về tổ chức, tăng
cường số lượng cán bộ chuyên trách kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định, công tác pháp chế nói
chung và kiểm tra VBQPPL nói riêng phải
do cán bộ chuyên trách thực hiện. Do vậy,
các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm,
củng cố tổ chức và kịp thời tăng cường biên
chế cho công tác này. Ngoài ra, về tổ chức,
Chính phủ cho phép một số bộ, cơ quan
ngang bộ có quyền thành lập phòng thuộc vụ
thì khẩn trương thành lập phòng kiểm tra văn
bản thuộc vụ pháp chế, nếu không thành lập
phòng thì cơ quan đó tổ chức một bộ phận
công chức chuyên trách thực hiện kiểm tra
văn bản. Đối với sở tư pháp các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào tình
hình thực tế và khối lượng công việc trong
từng lĩnh vực cụ thể để xác định số lượng và
cơ cấu phòng chuyên môn nghiệp vụ kiểm
tra văn bản cho phù hợp. Để thực hiện tốt
nhiệm vụ kiểm tra, mỗi sở tư pháp cần thành
nghiªn cøu - trao ®æi
T¹p chÝ luËt häc sè 6/2011 59
lập phòng kiểm tra VBQPPL đảm bảo tính
thống nhất trong phạm vi cả nước.
Đối với các phòng tư pháp cấp huyện và
tương đương, cần phân công 01 lãnh đạo phụ
trách và bố trí 01 công chức thực hiện nhiệm
vụ này. Đối với những xã, phường, thị trấn có
từ 10.000 dân trở lên, cần bố trí 02 công chức
tư pháp chuyên trách, trong đó có nhiệm vụ
kiểm tra VBQPPL của cấp xã, phường.
Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra VBQPPL
Cùng với việc xây dựng, kiện toàn tổ
chức, để triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm
tra VBQPPL có hiệu quả cần nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ kiểm tra tại các bộ, ngành và địa phương.
Việc tuyển dụng cán bộ chuyên trách kiểm
tra văn bản ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phải
đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về
chuyên môn, nghiệp vụ như: Là công chức
ngạch chuyên viên trở lên; có trình độ cử
nhân luật hoặc tương đương trở lên; có
chứng chỉ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm
tra văn bản hoặc có thời gian thực hiện công
tác pháp luật. Ngoài ra, cơ quan tư pháp các
cấp cần thường xuyên tổ chức các lớp tập
huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ
kiểm tra VBQPPL cho các bộ thực hiện công
tác này. Có thể thông qua nhiều hình thức
tập huấn khác nhau như hội thảo, tọa đàm,
tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác
kiểm tra văn bản của các bộ, ngành, địa
phương, phát hành tài liệu hướng dẫn nghiệp
vụ về kĩ năng soạn thảo cũng như thẩm định
và kiểm tra VBQPPL.
Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp
đồng bộ, kịp thời giữa cơ quan ban hành với
cơ quan kiểm tra VBQPPL và giữa cơ quan
kiểm tra VBQPPL với đội ngũ cộng tác viên
Sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan
chức năng trong quá trình xây dựng cũng như
kiểm tra VBQPPL được coi là một trong
những cơ chế hữu hiệu. Tác dụng của cơ chế
này là tập trung được trí tuệ tập thể của các cá
nhân, tập thể trong cơ quan đồng thời tăng
cường năng lực đánh giá tổng hợp về tính hợp
pháp và hợp lí của VBQPPL, nâng cao chất
lượng hoạt động kiểm tra nhất là khi cơ quan
ban hành tự kiểm tra VBQPPL của mình. Cơ
quan ban hành văn bản cần gửi văn bản tới cơ
quan kiểm tra đúng thời hạn theo quy định
của pháp luật, đảm bảo cho cơ quan có thẩm
quyền kiểm tra thực hiện có hiệu quả nhất.
Đối với đội ngũ cộng tác viên, để thu
hút và quản lí tốt đội ngũ này, cơ quan kiểm
tra cần xây dựng được cơ chế tài chính phù
hợp, cơ chế giao văn bản, nhận kết quả
kiểm tra, xác định rõ quyền và nghĩa vụ
của họ; thường xuyên tổ chức tập huấn,
(Xem tiếp trang 67)
(1).Xem:
Ha-Noi-Co-Ngan-Song-Cam-Cho.html, ngày 6/2/2009.
(2).Xem: Báo cáo sơ kết của Cục kiểm tra VBQPPL, Bộ
tư pháp về 05 năm thực hiện Nghị định của Chính phủ
số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra và xử
lí văn bản quy phạm pháp luật và các phụ lục kèm theo.
(3).Xem: Báo cáo về công tác kiểm tra năm 2010 của
Cục kiểm tra VBQPPL, Bộ tư pháp.
(4).Xem: Báo cáo số 93/BC-KTrVB ngày 13/7/2005
về kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của
một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định
về xử lí vi phạm hành chính.