Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Thạc sĩ Báo chí học sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.08 KB, 111 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTV

: Biên tập viên

PV

: Phóng viên

PTV

: Phát thanh viên

PS

: Phóng sự

TĐHT

: Tiếng động hiện trường

TĐNT

: Tiếng động nhân tạo

TĐTN

: Tiếng động tự nhiên

THVN



: Truyền hình Việt Nam

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù ra đời muộn hơn so với một số loại hình báo chí khác nhưng ngay từ
khi xuất hiện truyền hình đã thu hút được sự quan tâm, đón nhận của đơng đảo
cơng chúng. Và đến nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ
ngành truyền hình lại càng có cơ hội lớn mạnh về mọi mặt. Số lượng cũng như
chất lượng chương trình của nhiều đài ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu thông tin
và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, cũng chính sự phát triển vượt bậc của khoa học cơng nghệ đã làm
xuất hiện một số loại hình truyền thơng mới như: báo mạng điện tử và các trang
mạng xã hội. Sự ra đời các loại hình truyền thơng mới này đã làm thay đổi cách
thức tiếp nhận thông tin của cơng chúng. Thay vì đọc báo, nghe đài hay xem ti vi
như trước đây, cơng chúng có thể tìm kiếm thơng tin trên máy vi tính và các thiết
bị cầm tay như Ipad, điện thoại... Sự thay đổi này đã đặt các cơ quan truyền thông
vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, họ bắt buộc phải đổi
mới, phải nâng cao chất lượng về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng
cao của cơng chúng trong đó có truyền hình. Có nhiều cách để duy trì sự cạnh
tranh, giữ vị trí, hình ảnh của mình trong lịng cơng chúng, các nhà đài đã phải trăn
trở tìm các cách thiết thực, phù hợp với khả năng. Một trong những cách thức đó là
phát huy giá trị đặc trưng của mình, phát huy thế mạnh của ngơn ngữ truyền hình.
Ngơn ngữ truyền hình là sự kết hợp của các yếu tố: hình ảnh và âm thanh.
Trong đó, hình ảnh là chính ngơn – ngơn ngữ chính để truyền đạt nội dung thơng
tin; âm thanh có nhiệm vụ bổ sung, làm rõ thơng tin từ hình ảnh. Mặc dù, hình ảnh
động hàm chứa được rất nhiều nội dung, làm cho người xem như được tận mắt

chứng kiến, tham gia sự kiện nhưng bản thân hình ảnh khơng phải lúc nào cũng có
thể giúp cơng chúng hiểu hết và hiểu đúng nội dung. Và cũng không phải lúc nào
2


hình ảnh cũng giúp cơng chúng cảm nhận sự kiện một cách tinh tế. Lúc này, vai trò
của âm thanh sẽ trở nên không kém phần quan trọng. Âm thanh góp phần giúp
cơng chúng có thêm thơng tin, hiểu đúng hơn và cũng nhiều cảm xúc hơn về sự
kiện, vấn đề đã, đang diễn ra.
Âm thanh trong truyền hình tương đối đa dạng, phong phú bao gồm lời nói,
tiếng động và âm nhạc… Mỗi dạng thức có một giá trị nhất định đối với một tác
phẩm truyền hình.
Tiếng động là một thành phần ngơn ngữ trong tác phẩm truyền hình, góp
phần quan trọng tạo nên độ tin cậy cho thơng tin cũng như sự lôi cuốn, hấp dẫn của
tác phẩm đó với khán giả truyền hình. Có những tác phẩm chỉ bao gồm hình ảnh và
tiếng động, khơng có lời bình nhưng người xem vẫn tiếp nhận được đầy đủ thơng
tin mà tác phẩm truyền hình muốn chuyển tải. Đó chính là thế mạnh của truyền
hình mà người sáng tạo tác phẩm báo chí nếu biết cách sử dụng đúng lúc đúng chỗ
sẽ đạt được hiệu quả vô cùng to lớn đối với tác phẩm của mình.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật truyền hình, việc sử dụng
tiếng động hiện trường trong tác phẩm truyền hình ngày càng được chú trọng hơn,
đặc biệt là thể loại phóng sự. Tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình
có vai trị lớn trong việc cung cấp thêm thơng tin, giúp khán giả được “trải
nghiệm” trong sự kiện, vấn đề. Tiếng động giúp tăng thêm độ chân thực, tạo tiết
tấu, cảm xúc, giúp khán giả dễ dàng trong tiếp nhận thông tin.
Quan trọng và thiết thực là vậy nhưng trong thực tế, tiếng động hiện trường
lại chưa được sử dụng thường xun và nếu có thì khơng ít tác phẩm việc khai thác
thế mạnh của nó chưa thật hiệu quả. Chẳng hạn, tiếng động đó khơng có giá trị
cung cấp thông tin, giá trị thẩm mỹ mà đôi khi cịn sử dụng thiếu linh hoạt, thậm
chí có khi là những sai sót khơng đáng có như sử dụng khơng đúng chỗ, âm lượng

quá lớn, hoặc quá bé… điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp nhận thông tin
của khán giả.
3


Trước thực tế như vậy, việc nghiên cứu cách thức sử dụng tiếng động hiện
trường sao cho chất lượng, hiệu quả là rất cần thiết. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài:
“Sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình” làm luận văn tốt
nghiệp cao học chuyên ngành Báo chí học với mong muốn chỉ rõ hơn thực trạng
việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự, từ đó có những gợi mở hợp lý
để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong phóng sự truyền hình trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua, đã có nhiều tài liệu, nhiều cơng trình nghiên cứu đề
cập đến phóng sự và việc sử dụng âm thanh trong phóng sự truyền hình. Nhưng ở
mỗi góc độ, mỗi tác giả lại có cách nhìn và vấn đề tiếp cận khác nhau. Theo trình
tự thời gian, có thể kể một số cơng trình nghiên cứu và sách chun luận tiêu biểu
có liên quan ít nhiều đến đề tài tơi đang nghiên cứu và đây là cơ sở tham khảo
trong quá trình nghiên cứu của mình như sau:
- “Sản xuất chương trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh, Nxb Văn
hóa Thơng tin, Hà Nội 2003.
Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến các phương pháp sản xuất chương trình
truyền hình, các yếu tố cấu thành một sản phẩm truyền hình. Đặc biệt, cuốn sách
trình bày tương đối kỹ lưỡng tới quy trình sản xuất các thể loại trong truyền hình
như: tin, phóng sự, ký sự, cầu truyền hình…Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập tới q
trình quay phim và dựng hình. Tuy nhiên, việc sử dụng âm thanh trong cuốn sách
chưa được tác giả chú trọng.
- “Một ngày thời sự truyền hình” của tác giả - nhà báo Lê Hồng Quang,
Nxb Hội Nhà báo Việt Nam, 2004.
Cuốn sách đề cập đến cách tổ chức thực hiện chương trình thời sự truyền

hình. Trong đó âm thanh hiện trường, vai trò của âm thanh hiện trường trong

4


phóng sự truyền hình bước đầu đã được đề cập đến nhưng dung lượng cịn chưa
nhiều.
- “Tác phẩm báo chí” (tập 1,2 và tập 3) của nhóm tác giả, Nguyễn Văn Dững
chủ biên, Nxb lý luận chính trị, 2006
Cuốn sách cung cấp những tri thức lý luận và thực tiễn về tác phẩm báo chí,
về phân loại tác phẩm báo chí và các thể loại báo chí. Cuốn sách nói đến phóng sự,
đặc điểm và các kỹ năng làm phóng sự. Tuy nhiên đây lại là thể loại phóng sự báo
chí nói chung, phóng sự truyền hình và cách sử dụng tiếng động hiện trường khơng
được đề cập tới.
- “Phóng sự truyền hình”, tác giả Brigitte Besse và Didier Desormeaux, Nxb
Thơng tấn, tái bản năm 2010.
Nội dung cuốn sách trình bày khá tỉ mỉ, khoa học các kỹ năng, phương pháp
làm phóng sự truyền hình: từ quy tắc tiếp cận, xử lý các sự kiện đến sản xuất thông
tin; cách xây dựng phóng sự; cách dàn dựng cảnh, bố trí kỹ thuật trường quay, âm
thanh, hình ảnh, cách viết lời bình, biên tập…Tuy nhiên, hai tác giả lại khơng đề
cập đến việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình.
- “Giáo trình báo chí truyền hình” của tác giả Dương Xuân Sơn, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, 2010.
Cuốn sách tập trung trình bày những vấn đề khái qt của loại hình báo chí
truyền hình như lịch sử ra đời phát triển, đặc trưng của loại hình, quy trình sáng tạo
tác phẩm…Về ngơn ngữ truyền hình cũng đã được tác giả đề cập đến, đó là hình
ảnh và âm thanh. Tuy nhiên, đây là một cuốn sách mang tính khái qt chung về
loại hình báo chí truyền hình nên âm thanh (lời bình, âm nhạc, tiếng động) mặc dù
có được nhắc tới nhưng dung lượng rất khiêm tốn trong tổng thể cuốn sách.
- “Giáo trình phóng sự truyền hình” tác giả Nguyễn Ngọc Oanh và Lê Thị

Kim Thanh, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

5


Cuốn sách nghiên cứu về thể loại phóng sự truyền hình, các vấn đề liên quan
đến lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm. Việc sử dụng tiếng động gốc (tiếng
động hiện trường) có được tác giả đề cập đến nhưng chỉ chiếm một dung lượng vô
cùng nhỏ trong cuốn sách, nó là một trong 10 bước của quy trình sáng tạo tác phẩm
phóng sự. Tác giả khơng đi sâu phân tích cách khai thác và sử dụng tiếng động
hiện trường mà chủ yếu tập trung nghiên cứu về cách chọn đề tài, xác định chủ đề
tư tưởng, xây dựng kịch bản phóng sự, cách quay phim dựng phim…cho phóng sự
truyền hình.
- “Chính luận truyền hình – Lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác phẩm” của
tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nxb Thông Tấn, Hà Nội, 2014.
Cuốn sách gọi tiếng động hiện trường là các âm thanh gốc, bao gồm lời nói
của các nhân vật mang lại nội dung thông tin, tất cả các loại tiếng động xảy ra tại
hiện trường tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cuốn sách tập trung vào những thể loại
thuộc dạng chính luận truyền hình như thể loại bình luận truyền hình. Vì vậy việc
phân tích vai trị của tiếng động hiện trường trong thể loại phóng sự truyền hình
hầu như chưa được nhắc tới.
Bên cạnh những cuốn sách kể trên cịn có một số đề tài, cơng trình khoa học
đề cập đến vấn đề sử dụng ngơn ngữ trong phóng sự truyền hình.
- “Phóng sự trong chương trình Thời sự Đài truyền hình Việt Nam”, Thái
Kim Chung - Luận văn thạc sỹ Truyền thơng đại chúng, Học viện Báo chí và
Tun truyền, Hà Nội, 2005.
Luận văn chủ yếu đi sâu nghiên cứu cách thức tổ chức thực hiện phóng sự
truyền hình, trong đó việc sử dụng âm thanh (tiếng động hiện trường và lời bình)
trong phóng sự có được đề cập đến nhưng do dung lượng luận văn nhỏ nên những
nội dung liên quan chưa thật sâu.


6


-“Nâng cao chất lượng chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt
Nam”, Nguyễn Thị Thu Hiền – Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Hà Nội,
2011.
Tác giả luận văn đã chỉ ra các yêu cầu đối với chất lượng chương trình thời
sự của Đài Truyền hình Việt Nam, trong đó có u cầu về âm thanh (lời bình, tiếng
động hiện trường). Tuy nhiên, tác giả chủ yếu tập trung chủ yếu khảo sát ngơn ngữ
hình ảnh trong tin và phóng sự truyền hình. Cách khai thác và sử dụng tiếng động
hiện trường trong trong phóng sự truyền hình có được nghiên cứu nhưng chưa sâu
sắc và kỹ lưỡng.
Ngồi ra cịn có một số bài báo đã đề cập đến việc khai thác, sử dụng tiếng
động hiện trường trong tác phẩm truyền hình hiện nay.
- Bài báo “Làm phát thanh - truyền hình, âm thanh phải chuyên nghiệp!”
đăng trên Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, 18/6/2012 là chân dung nghề
nghiệp của kỹ sư Trần Cơng Chí - Đài Tiếng nói Việt Nam - cũng đã nhắc tới âm
thanh trong phát thanh nhưng lại chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích yếu tố âm
thanh là âm nhạc trong phát thanh, truyền hình mà thơi, tác giả chưa nghiên cứu
yếu tố lời bình và tiếng động hiện trường trong tác phẩm đó.
- Bài “Làm thế nào để có tác phẩm truyền hình hay” (ThS. Nguyễn Minh
Hải – Khoa Báo chí; Khoa quay phim và Đạo diễn - Trường Cao đẳng Truyền hình
- Đài Truyền hình Việt Nam, www.ctvmedia.vn ngày 18/4/2015 khẳng định “Tiếng
động hiện trường là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành ngôn ngữ âm
thanh của tác phẩm truyền hình”. Tuy nhiên, do đây chỉ là một bài viết với dung
lượng nhỏ nên mới chỉ dừng lại để phân tích một cách chung nhất về âm thanh
trong truyền hình, dung lượng để nghiên cứu sâu về tiếng động hiện trường của thể
loại phóng sự truyền hình, kỹ năng để sử dụng tốt tiếng động hiện trường chưa
được đề cập tới.


7


Bên cạnh đó, cịn một số bài viết khác về âm thanh trên truyền hình được
đăng tải trên các trang báo, trang tin điện tử như: vtv.vn, vov.vn, songtre.tv,
journal.sonicstudies.org, 24hdansuneredaction.com… Ðiểm chung của những bài
viết này là đề cập chung đến âm thanh trên truyền hình, trong đó tiếng động hiện
trường là một bộ phận, một “linh kiện”, thành tố cấu tạo nên “âm thanh”. Vì đặc
điểm dung lượng bài viết nhỏ nên nội dung đề cập đến tiếng động hiện trường
thường chỉ được trình bày rất ngắn gọn, chưa đi sâu phân tích.
Như vậy, qua khảo sát nêu trên, có thể thấy, có một số cơng trình, tác phẩm
đã nghiên cứu về cách thức làm phóng sự truyền hình, trong đó khẳng định việc sử
dụng âm thanh tiếng động trong phóng sự là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến lĩnh vực truyền hình nói chung chứ chưa có cơng
trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích vấn đề sử dụng tiếng động hiện trường trong
phóng sự truyền hình nói riêng. Đó chính là khoảng trống về cả mặt lý luận và thực
tiễn cần tiếp tục được nghiên cứu sâu. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Sử dụng tiếng
động hiện trường trong phóng sự truyền hình” để nghiên cứu, với mong muốn có
một sự đóng góp phù hợp trong việc chỉ ra những ưu thế, cách thức khai thác và sử
dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình một cách hiệu quả. Trong
luận văn, tôi sẽ kế thừa những ý tưởng khai phá của những nhà nghiên cứu đi trước
và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn, luận văn nghiên cứu, phân
tích thực trạng việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình;
chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc sử
dụng ngơn ngữ này trong phóng sự truyền hình; từ đó đề xuất những giải pháp và
kiến nghị phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng

tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình trong thời gian tới.
8


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ sau:
Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận về phóng sự truyền hình; tiếng động
hiện trường trong phóng sự truyền hình: khái niệm, vai trò, thế mạnh, yêu cầu
trong sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình.
Hai là: Tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thành công, hạn
chế của việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình thơng qua
khảo sát chương trình Thời sự 19h của Đài truyền hình Việt Nam trong thời gian
gần đây.
Ba là: Đề xuất hệ thống những giải pháp phù hợp thực tế nhằm góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự
truyền hình nói chung, phóng sự trong chương trình Thời sự 19h nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong phóng sự truyền hình.
4.2. Đối tượng khảo sát
- Các phóng sự trong chương trình Thời sự 19h của Đài THVN
- Một số nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý, phóng viên của Đài THVN nói
chung và Ban thời sự nói riêng.
- Khán giả truyền hình - đây là những người đón nhận các chương trình thời
sự.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Các phóng sự trong chương trình Thời sự 19h của Đài THVN từ tháng 6
năm 2015 đến tháng 6 năm 2016.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận
9


Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về báo chí, báo chí truyền
hình và đặc biệt là ngơn ngữ truyền hình.
Luận văn vận dụng, kế thừa, phát triển các cơng trình khoa học của các tác
giả đi trước đã nghiên cứu nội dung có liên quan đến luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương pháp
sau đây:
- Phương pháp khảo sát thực tiễn:
Phương pháp này dùng để xác định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh
về thực trạng, xác định những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn việc sử dụng âm
thanh nói chung, tiếng động hiện trường trong phóng sự nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp này được sử dụng nhằm khái quát, hệ thống hóa, bổ sung mặt lý
thuyết về truyền hình nói chung, việc sử dụng ngơn ngữ truyền hình nói riêng. Đây
chính là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những
giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, thống kê:
Phương pháp này được sử dụng nhằm xác định tần số xuất hiện, mức độ
phát triển, chất lượng, hiệu quả những phóng sự có sử dụng tiếng động hiện
trường. Phương pháp này chủ yếu dựa vào việc tác giả phải lưu giữ, xem lại các tác
phẩm phóng sự trong chương trình Thời sự 19h trên kênh VTV1 từ tháng 6/2015
đến tháng 6/2016.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra những thành công cũng như
những hạn chế của tiếng động hiện trường được sử dụng trong phóng sự truyền
hình trong thời gian khảo sát.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:
10


Phương pháp này được thực hiện với các chuyên gia (các lãnh đạo, nhà đạo
diễn, quay phim, phóng viên, biên tập viên) để thu thập ý kiến đánh về vấn đề nghiên
cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học :
Phương pháp này nhằm khảo sát thực trạng việc sử dụng tiếng động hiện trường
trong phóng sự truyền hình. Tác giả luận văn khảo sát ý kiến của công chúng trong và
ngoài ngành để đánh giá chất lượng việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng
sự truyền hình thơng qua phiếu điều tra (số lượng 500 phiếu). Lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trong đó: 200 phiếu điều tra cho ngành PTTH và 300
phiếu cho công chúng điều tra ngoài ngành.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học:
Đề tài hệ thống hóa và phân tích cụ thể vai trị của tiếng động trong phóng
sự truyền hình - đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự
sinh động, hấp dẫn, chân thực và độ tin cậy của phóng sự truyền hình. Đề tài có
thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu và cơ sở đào tạo về báo
chí, thơng qua việc đưa ra những phân tích cụ thể về thực trạng và giải pháp
nâng cao việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình.
- Về mặt thực tiễn:
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cho thấy một cách nhìn cụ thể, bản chất hơn,
chỉ ra sự cần thiết phải sử dụng tiếng động hiện trường trong các chương trình
truyền hình. Kết quả nghiên cứu là những gợi mở giúp các nhà quản lý đưa ra được
biện pháp phù hợp để cải thiện chất lượng phóng sự truyền hình nói riêng và các
tác phẩm truyền hình nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày
càng cao của khán giả hiện đại. Bên cạnh đó, tác giả hy vọng đây sẽ là một tài liệu
tham khảo hữu ích cho những người quan tâm.

7. Kết cấu luận văn
11


- Luận văn được chia thành 3 phần chính: Phần mở đầu; Phần nội dung và
Phần kết luận. Cụ thể:
Chương 1: Một số lý luận chung về sử dụng tiếng động hiện trường trong
phóng sự truyền hình
Chương 2: Thực trạng sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự
truyền hình (khảo sát chương trình Thời sự 19h trên kênh VTV1).
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng tiếng động hiện
trường trong phóng sự truyền hình.
- Ngồi ra, luận văn cịn có phần tài liệu tham khảo và phụ lục.

12


Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG
HIỆN TRƯỜNG TRONG PHĨNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm
1.1.1. Tiếng động hiện trường
* Tiếng động:
“Từ điển tiếng Việt”, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 2009 định nghĩa:
“Tiếng động là âm thanh phát ra do va chạm”. [42, tr.560]. Với quan niệm này, có
thể hiểu đơn giản tiếng động là những âm thanh (hay những tiếng ồn) do con người
và vạn vật tạo ra trong quá trình vận động phát sinh, phát triển mà bằng thiết bị đo
lường, người ta có thể đo được mức âm lượng (đề-xi-ben, viết tắt là dB) và tai
người có thể nghe được.
Một số cuốn tài liệu chia âm thanh tự nhiên thành ba dạng: geophony - âm

thanh tự nhiên từ nguồn phi sinh học (bao gồm hiệu ứng tiếng dịng nước chảy,
tiếng sóng đại dương, tiếng gió làm cỏ cây xao động và âm thanh được tạo ra bởi
trái đất như tiếng sông băng, tuyết lở hay động đất); biophony – âm thanh của
những động vật hoang dã và các âm thanh không được tạo ra bởi con người trong
môi trường tương đối yên tĩnh; anthrophony – những âm thanh được tạo ra bởi con
người (âm nhạc, sân khấu, tiếng máy móc, điện tử…).
Như vậy có thể hiểu, tiếng động là một phần của âm thanh và âm thanh bao
chứa trong đó có tiếng động. Và với cách phân chia như ở trên thì có thể thấy tiếng
động bao gồm cả tiếng động tự nhiên (do thiên nhiên, vạn vật xung quanh tạo nên)
và tiếng động nhân tạo (do con người tạo nên).
* Hiện trường:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “hiện trường” là nơi xảy ra sự việc hay hoạt động
nào đó. [42; tr.460]. Với quan niệm này, hiện trường là nơi diễn ra sự việc, sự kiện
13


hay hoạt động thực tế nào đó. Trong truyền hình, thì hiện trường là nơi xảy ra (diễn
ra) sự kiện, vấn đề đang được phản ánh. Để thực hiện tác phẩm truyền hình phóng
viên truyền hình phải đến hiện trường - nơi xảy ra sự kiện. Khơng đến hiện trường,
phóng viên khơng thể ghi hình được sự kiện, vấn đề đang diễn ra. Hiện trường là
một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên một tác phẩm truyền hình sinh động.
Phóng viên truyền hình phải đến hiện trường để ghi hình ảnh, trao đổi với các nhân
vật ở hiện trường đó để lấy thơng tin hồn thiện tác phẩm của mình. Khán giả chỉ
có thể tin tưởng và thích thú khi được xem những hình ảnh hiện trường đúng với
sự kiện, vấn đề đang diễn ra. Khái niệm “hiện trường” đối với âm thanh chính là
khơng gian tự nhiên chứa âm thanh nguyên bản (âm thanh tự nhiên/âm thanh gốc –
phân biệt với âm thanh giả lập), hay cịn có thể hiểu là môi trường âm thanh.
* Tiếng động hiện trường
Từ hai khái niệm “tiếng động” và “hiện trường” đã phân tích ở trên, có thể
hiểu tiếng động hiện trường chính là âm thanh (có thể là tự nhiên hoặc nhân tạo)

được ghi âm lại trong chính mơi trường âm thanh của nguồn phát ra âm đó.
Mơi trường sống của chúng ta vô cùng sinh động, với sự tồn tại của con
người cùng vạn vật và mỗi hình thái trong quá trình tồn tại, mưu sinh, phát triển
đều phát ra những âm thanh sinh động khác nhau. Âm thanh trong mơi trường đó
chính là tiếng động hiện trường - nơi cuộc sống đang hiện diện. Tiếng động hiện
trường bao gồm âm thanh của thiên nhiên (mưa, gió, nước chảy…), âm thanh do
sinh hoạt con người tạo nên (tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng reo hị…),
tiếng động giả lập (tiếng động do con người tạo nên - ví dụ giả tiếng mưa, tiếng
gió)…
Tiếng động là một thành tố trong tự nhiên và có giá trị quan trọng với sản
phẩm truyền hình. Cùng với hình ảnh, tiếng động hiện trường góp phần làm cho sự
kiện thêm chân thật, hình ảnh thêm sinh động, nới rộng không gian tiếp nhận,
thưởng thức của khán giả và quan trọng hơn nó cũng góp phần mang giá trị thông
14


tin. Giá trị thông tin của tiếng động là đặc trưng của âm thanh trong đời sống con
người mà mỗi khi nghe thấy người ta liên tưởng và nhận biết được sự vật, sự việc
gì đang tồn tại và diễn ra xung quanh.
Khi xem phóng sự về những trận động đất ở Trung Quốc hay Nhật Bản,
cơng chúng thấy hình của các ngôi nhà cao tầng đổ nát, hoang tàn, khơng ít người
vẫn cịn bị vùi lấp trong gạch ngói, bê tơng, những người may mắn cịn sống thì vơ
cùng sợ hãi, đau khổ, tuyệt vọng… Hình ảnh trên đã làm cho công chúng rất xúc
động. Tuy nhiên, tác phẩm sẽ thành công, tác động sâu sắc đến công chúng, nếu
như khán giả được nghe thêm tiếng động hiện trường, như tiếng nhà đổ rầm rầm,
tiếng gãy của cành cây, tiếng người la hét, kêu khóc… Khán giả sẽ cảm nhận được
rõ hơn thực trạng và đương nhiên cảm xúc sẽ nhiều hơn. Họ cảm nhận sâu sắc hơn
sự khủng khiếp của trận động đất, sự hủy diệt của thiên nhiên, từ đó sẽ nâng cao
hơn ý thức bảo vệ mơi trường, phịng tránh thiên tai. Hay phóng sự về nỗi nhọc
nhằn của người làm muối, tác phẩm sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu như cho người

xem vừa chứng kiến cảnh người dân làm muối, vừa được nghe những âm thanh
cào muối, tiếng xe cút kít nặng nhọc chở muối… qua đó cảm nhận được nhiều hơn
những giá trị của hạt muối.
1.1.2 Sử dụng tiếng động hiện trường
- Sử dụng
Theo “Từ điển Tiếng Việt”, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2001 thì “Sử
dụng là đem dùng vào một cơng việc như: sử dụng gạch, ngói, vơi, cát để xây nhà;
sử dụng gỗ để đóng bàn ghế, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ” [43,
tr.306]. Với quan niệm này thì thuật ngữ “sử dụng” dùng để chỉ một hành vi có chủ
đích của con người. “Sử dụng” là một động từ chỉ về hành vi. Trong đó chủ thể tác
động lên các công cụ, sự vật, sự việc với nhiều mục đích khác nhau. Và những
hành động này phải tác động lên các công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục
đích.
15


Có thể thấy hành vi “sử dụng” chỉ xuất hiện trong thế giới con người và là
hành động có mục đích, có tính tốn nhằm mục đích đem lại hiệu quả tốt nhất. Và
hành động “sử dụng” chỉ xuất hiện khi có đối tượng để khai thác. Ví dụ: sử dụng
cái bút, sử dụng quyển vở… Trong trường hợp này, đối tượng đem ra để “dùng”
hay nói cách khác để “sử dụng” đó là cái bút hoặc quyển vở. Và quyển vở hay cái
bút được dùng vào việc ghi chép, học tập.
Từ việc phân tích các khái niệm trên, tác giả đưa ra cách hiểu của mình về
thật ngữ sử dụng như sau: “Sử dụng là dùng một công cụ, một sự vật nào đó để
thực hiện một hành động nào đó”. Việc “dùng” đó là một hoạt động - hành động
có chủ đích của con người với mong muốn sao có hiệu quả nhất.
- Sử dụng tiếng động hiện trường
Từ các khái niệm “Sử dụng”, “Tiếng động”, “Hiện trường” đã nêu và phân
tích ở trên, có thể thấy: “Sử dụng tiếng động hiện trường là việc dùng tiếng động
(bao gồm tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo) được ghi âm lại trong chính

mơi trường mà tiếng động phát ra âm để thực hiện một công việc nào đó”.
Thực tế cho thấy tiếng động hiện trường xuất hiện ở mọi nơi. Có khi tiếng
động gây khó chịu với người này, cơng việc này nhưng có khi tiếng động lại có giá
trị với người khác, cơng việc khác. Tiếng động hiện trường nếu khai thác, sử dụng
hợp lý sẽ đem lại một giá trị nhất định. Trong truyền thông nói chung, trong một số
loại hình báo chí nói riêng như báo phát thanh, báo truyền hình, tiếng động hiện
trường đóng vai trị như một kênh góp phần cung cấp thông tin. Nhờ sự trợ giúp
của tiếng động, tác phẩm phát thanh, truyền hình trở nên sống động như bản thân
cuộc sống hiện có. Tiếng động trong tác phẩm phát thanh, truyền hình là tiếng
động tự nhiên từ cuộc sống, mang đậm hơi thở, động thái của cuộc sống. Vì thế,
trong một số trường hợp nếu thiếu tiếng động thì tác phẩm phát thanh, truyền hình
trở nên khơ cứng.

16


Với truyền hình, cùng với hình ảnh, tiếng động là thế mạnh của truyền hình
so với báo in và một số loại hình báo chí khác. Tiếng động làm tăng sự gợi cảm,
tính chân thực của tác phẩm truyền hình, góp phần tác động vào nhận thức, tình
cảm của người xem truyền hình. Việc sử dụng tiếng động hợp lý, đúng lúc đúng
chỗ sẽ góp phần rất lớn tạo nên thành cơng của tác phẩm truyền hình.
1.1.3. Phóng sự truyền hình
“Từ điển tiếng Việt”, Viện ngơn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2001 định nghĩa:
“Phóng sự là thể văn chuyên miêu tả những việc thật có tính thời sự xã hội” [43,
tr.257] Với quan niệm này tác giả nhấn mạnh đến chất văn học của phóng sự và
tính thời sự, nhanh chóng của phóng sự.
Trong tác phẩm “Báo chí truyền hình”, Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2004, các
tác giả G.V.Cudonhetxop, X.L. Xvich, A.La Iuropxki có viết: “Phóng sự là thể loại
báo chí thơng tin nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình về một sự
kiện nào đó mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào”. [5, tr59]. Theo quan niệm

này thì yếu tố đứng đầu trong phóng sự là khả năng thơng tin nhanh chóng về một
sự kiện do tác giả bài phóng sự trực tiếp chứng kiến và thực hiện.
Nhìn nhận phóng sự từ góc độ phương pháp phản ánh, Jean-Luc MartinLagardette trong cuốn “Hướng dẫn cách viết báo”, Nxb Thơng tấn, Hà Nội, 2003
cho rằng: “Phóng sự là cuộn phim mà người ta truyền đi những hình ảnh đã được
xác định nhờ có các bố cục liên tiếp”. Ơng cịn cho rằng: “Phóng sự phải làm cho
cơng chúng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, sờ thấy. Phóng sự sử dụng cách viết
trực tiếp, thường ở thì hiện tại, bằng cách tăng các giai thoại cụ thể, những hình
ảnh, những chi tiết và những thành ngữ độc đáo” [45, tr.98].
Từ góc độ phương pháp xây dựng tác phẩm phóng sự, Brigitte Besse Didier
Desormeaux tác giả cuốn “Phóng sự truyền hình”, Nxb Thơng Tấn, Hà Nội, 2003
viết: “Phóng sự là kết quả của những logíc hội tụ dựa trên hình ảnh và âm thanh:
sản phẩm phức hợp này phải được tổ chức xung quanh một số cảnh chủ chốt,
17


những cảnh này làm nổi bật ý nghĩa của phóng sự từ lúc xây dựng cho đến khi
phát đi và được mọi người tiếp nhận”.[2, tr.104]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu báo chí cũng đưa ra nhiều quan niệm về
phóng sự truyền hình. Các quan niệm đó cũng xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận
khác nhau.
Trong cuốn: “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” - Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, 2011, tác giả Dương Xuân Sơn có đưa ra định nghĩa như sau:
“Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang
diễn ra trong hiện trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp
với nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, cái Tơi trần thuật - nhân chứng
khách quan rất quan trọng”. [33, tr.41]. Với định nghĩa này, tác giả khẳng định
phóng sự là một thể loại báo chí. Phóng sự phản ánh sự việc, sự kiện, con người
với những việc làm và hành động của họ trong quá trình phát sinh, phát triển.
Trong cuốn “Tác phẩm báo chí”, Nguyễn Văn Dững chủ biên, Nxb Lý luận

chính trị, 2006 có đưa ra khái niệm : “Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng,
thơng tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc có thật và có ý nghĩa xã hội,
theo một q trình phát sinh, phát triển, thơng qua cái tơi - tác giả và bút pháp
linh hoạt: miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận." [7, tr.180]. Khái niệm này
cũng khẳng định phóng sự là một thể loại báo chí, khơng chỉ phản ánh việc thật
như các thể loại báo chí khác mà cịn có khả năng đi sâu khám phá số phận một
con người, một tập thể người có tính chất điển hình trong những bối cảnh điển hình
hoặc khắc họa những biến cố lịch sử một cách sống động.
Còn hai tác giả Nguyễn Thành Lợi và Phạm Minh Sơn trong cuốn “Thơng
tấn báo chí - lý thuyết và kỹ năng”, Nxb Thông tấn, 2010 đưa ra khái niệm:
“Phóng sự là một thể loại báo chí, có nhiệm vụ thông tin thời sự về người thật,

18


việc thật trong xã hội, đồng thời trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra, đáp
ứng các yêu cầu chung đối với tác phẩm báo chí”. [23, tr.76].
Có thể thấy, các quan niệm về phóng sự của các tác giả có đơi chỗ khác nhau
nhưng nhìn chung đều có điểm tiệm cận cơ bản về chức năng thể loại: mơ tả người
thật, việc thật có tính chất thời sự xã hội trong quá trình vận động phát triển. Đồng
thời khẳng định phóng sự là một thể loại trong hệ thống thể loại báo chí, có q
trình hình thành và phát triển riêng.
Nghiên cứu về phóng sự truyền hình, có thể thấy phóng sự truyền hình cũng
có nhiều nền tảng như phóng sự báo chí nói chung, tuy nhiên do đặc điểm của loại
hình chi phối, quan niệm về phóng sự của loại hình truyền hình cịn được tiếp cận
sâu từ nhiều góc độ khác nhau.
Trong cuốn sách “Cơng chúng truyền hình”, tác giả Trần Bảo Khánh, Nxb
Văn hóa thơng tấn, 2011 có viết: “Phóng sự truyền hình là thể loại báo chí phản
ánh sự kiện, hiện tượng, vấn đề theo logíc khách quan trong q trình phát sinh,
phát triển bằng ngơn ngữ hình ảnh và âm thanh. Những thông tin này bao gồm sự

kiện, vấn đề và cả quan điểm, thái độ của nhà báo trước sự kiện, vấn đề đó”.
[19,tr.59]
Cũng đồng quan điểm với các tác giả của các cuốn sách nêu trên, tác giả
Nguyễn Ngọc Oanh và Lê Thị Kim Thanh trong cuốn: “Giáo trình phóng sự
truyền hình”, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh định nghĩa: “Phóng
sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình. Nó chuyển tải một nội dung
thơng tin nóng hổi, sinh động đến cơng chúng ở thời hiện tại. Nội dung thông tin
được bộc lộ theo trình tự logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề... qua dịng hình ảnh
và âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Chính kiến, thái độ
và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện,
vấn đề đó” [30, tr.27]

19


Như vậy, phóng sự truyền hình về bản chất giống phóng sự báo chí nói
chung. Ba đối tượng miêu tả (cảnh, người, vật) luôn đan xen, gắn quyện với nhau
làm nổi bật phẩm chất, tính cách nhân vật, con người là trung tâm phóng sự.
Nhưng do mỗi loại hình báo chí có đặc trưng riêng, đặc biệt là về ngơn ngữ, kỹ
thuật chuyển tải và phương thức tác động của thơng tin tới cơng chúng mà phóng
sự truyền hình có một vài điểm khác biệt. Phóng sự truyền hình sử dụng phương
pháp tả, thuật, bình bằng ngơn ngữ hình ảnh và bổ sung những gì mà hình ảnh chưa
diễn đạt được hoặc ẩn chứa đằng sau mỗi hình ảnh đó bằng âm thanh. Hình ảnh
cùng với âm thanh làm cho phóng sự truyền hình phản ánh hiện thực khách quan,
trung thực, gần gũi, sinh động, hấp dẫn hơn phóng sự ở các loại hình báo chí khác.
Chính khả năng kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh đã tạo ra hiệu ứng « cùng
tham dự » giữa khán giả và phóng viên, làm người xem cảm thấy mình đang cùng
phóng viên trực tiếp tham gia, chứng kiến sự việc chứ khơng phải được xem những
gì mà phóng viên kể lại.
So sánh tin và phóng sự truyền hình chúng ta thấy hai thể loại này có sự

khác nhau cơ bản. Với đặc điểm cung cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời và chú
trọng đến kết quả của sự kiện, tin truyền hình sử dụng số lượng cảnh quay ít hơn,
các thủ pháp nghệ thuật quay, dựng hình và tần số phóng viên xuất hiện trên hình
trong tin cũng ít hơn trong phóng sự. Vì thế khi làm tin phóng viên khơng mất
nhiều thời gian để bám sát sự kiện để ghi lại tất cả các diễn biến của sự kiện.
Tóm lại, phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí phản ánh sự kiện, vấn
đề một cách trung thực và hấp dẫn hơn phóng sự của các loại hình báo chí khác bởi
thơng tin được chuyển tải bằng cả hình ảnh và âm thanh.
1.1.4. Sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình
Trên cơ sở phân tích các khái niệm về “phóng sự truyền hình”, “sử dụng
tiếng động hiện trường” ở trên, chúng tôi kết hợp lại và đưa ra quan niệm về “sử
dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình” như sau: “Sử dụng tiếng
20


động hiện trường trong phóng sự truyền hình là việc dùng tiếng động được ghi âm
lại trong chính mơi trường mà tiếng động phát ra đưa vào trong phóng sự truyền
hình nhằm làm cho phóng sự đó thêm chân thực và hấp dẫn”.
Tiếng động gồm nhiều dạng: tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo.
Mỗi loại tiếng động đều có đặc trưng và thế mạnh riêng.
Tiếng động tự nhiên là âm thanh gốc. Tiếng động tự nhiên bao gồm: (1)
tiếng động do thiên nhiên tạo ra (tiếng mưa, tiếng gió rít, tiếng sấm, tiếng chim hót,
tiếng nước chảy róc rách…); (2) tiếng động do con người tạo nên trong quá trình
vận động phát triển sự việc, sự kiện (tiếng trống mõ trong một buổi chầu văn, tiếng
vỗ tay trong một rạp xiếc, tiếng cười, nói…); (3) thậm chí khơng có âm thanh gì
(một sự im lặng) ở nơi diễn ra sự kiện cũng là một dạng tiếng động hiện trường.
Thực tế, ngồi tiếng động tự nhiên cịn có tiếng động mơ phỏng. Đó là tiếng
động nhân tạo, loại tiếng động này khơng tự dưng có mà nó được dàn dựng, tạo ra
bằng cách “bắt chước” tiếng động có thật. Trong cuộc sống loại tiếng động mơ
phỏng này cịn được gọi là tiếng động giả lập. Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên

tiếng giày của người đi trên sàn nhà; huýt sáo để tạo tiếng chim hót; dùng ống hút
thổi vào thau nước để tạo tiếng nước sôi; chuyển động những mảnh vải dầy để tạo
tiếng gió bão; tạo tiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ; tạo tiếng mưa
nhỏ bằng cách lấy chổi tre qt lên giấy báo hoặc vị giấy gói đồ nhè nhẹ; tạo tiếng
ngựa đi bằng cách lấy hai quả dừa khô gõ vào nhau theo nhịp đi; tạo tiếng chạy của
tàu điện bằng cách kéo lê xích sắt trên một tấm tơn; giả tiếng gà gáy, tiếng chó
sủa...
Như ở trên đã phân tích, phóng sự truyền hình là một thể loại báo chí. Chính
vì là một thể loại báo chí nên thông tin và các chi tiết làm nên thông tin báo chí đều
phải mang tính chân thực, khách quan. Báo chí khơng chấp nhận sự hư cấu, dàn
dựng. Vậy nên, từ các chi tiết hình ảnh đến chi tiết âm thanh trong tác phẩm đó
cũng ln đảm bảo tính khách quan, chân thực.
21


Tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền hình, là một yếu tố làm nên
tác phẩm đó. Mặc dù tiếng động hiện trường chỉ là một kênh nhỏ cung cấp thêm
thơng tin cho tác phẩm báo chí truyền hình nói chung, cho phóng sự truyền hình
nói riêng, nhưng tiếng động cũng cần đảm bảo chân thực, khách quan, khơng mang
tính dàn dựng, hư cấu. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tơi nghiên cứu tiếng
động hiện trường trong phóng sự truyền hình ở hình thức tiếng động tự nhiên;
khơng nghiên cứu tiếng động giả lập.
1.2. Vai trò của việc sử dụng tiếng động hiện trường trong phóng sự truyền
hình
1.2.1. Góp phần cung cấp thêm thông tin
Tiếng động hiện trường dù ngắn hay dài đều chứa đựng thơng tin. Đó có thể
là thông tin về thời gian, không gian, địa điểm, quang cảnh, hiện trạng, hồn cảnh
hay tâm trạng, tính cách của nhân vật… Chẳng hạn như buổi chiều hè có tiếng
sóng biển, tiếng gió, tiếng lá cây xào xạc, tiếng người cười nói… Những âm thanh
này có thể giúp cho người tiếp nhận hình dung ra bối cảnh đó là ở một bãi biển

đông đúc và nhộn nhịp. Hay, tiếng gà gáy râm ran… báo hiệu một buổi sớm mùa
hè ở một vùng nông thôn….
Sự tiếp nhận của công chúng đối với mỗi loại hình báo chí là khác nhau.
Nếu báo in, người đọc tiếp nhận thông tin qua thị giác, báo phát thanh qua thính
giác thì báo truyền hình, công chúng sẽ tiếp nhận qua hai kênh thị giác và thính
giác. Đó chính là thế mạnh của truyền hình. Lịch sử phát triển báo chí cho thấy, so
với báo in hay phát thanh, báo truyền hình đã tiến được những bước dài trong cách
thể hiện, rút ngắn thời gian tiếp nhận thơng tin của cơng chúng báo chí. Trong báo
in, nhà báo phải sử dụng ngôn từ làm phương tiện chuyển tải thông tin duy nhất và
chủ yếu. Ngôn từ cung cấp thông tin, đồng thời phải cung cấp hình ảnh, vừa phải
“kể”, vừa phải “vẽ” ra quang cảnh trong trí tưởng tượng của người đọc. Trong phát
thanh, ngơn ngữ là lời bình và âm thanh. Cịn đối với báo truyền hình, ngơn từ
22


chính là hình ảnh và âm thanh. Chúng trực tiếp đưa thông tin tới người đọc đồng
thời qua hai kênh thị giác và thính giác.
Thế mạnh lớn của truyền hình là gợi cảm xúc thơng qua hình ảnh và âm
thanh (trong đó có tiếng động hiện trường). Cùng với hình ảnh, lời bình và âm
nhạc, tiếng động hiện trường tác động trực tiếp đến các giác quan của người xem,
khiến người xem như được trực tiếp chứng kiến bối cảnh của sự việc, tạo nên
những cảm xúc vui, buồn hay thương cảm, phẫn nộ… Sử dụng tiếng động hiện
trường hợp lý sẽ góp phần làm rõ hơn chủ đề, nội dung tác phẩm.
1.2.2. Góp phần tăng sự chân thực, sinh động
Theo “Từ điển tiếng Việt”, Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2001 “chân
thực” (hay chân thật) là phản ánh đúng với bản chất của hiện thực khách quan.
[43, tr.158]
Báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông
qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển. Tính chân thật của báo chí là nguyên tắc bắt
buộc, nghĩa là sự kiện, sự việc được phản ánh phải có thật, có tên tuổi, địa chỉ, chi

tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi để
thẩm định, học hỏi, đúc kết, rút kinh nghiệm… Và chính sự chân thực này đã làm
nên giá trị của báo chí mà khơng lĩnh vực nào có thể thay thế được. Báo chí khơng
cho phép người làm báo xây dựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng, suy
diễn trong tác phẩm… dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất. Tính chân thực là một
đặc trưng quan trọng của báo chí, bao gồm trong đó có báo truyền hình. Tiếng
động hiện trường là một trong nhiều yếu tố góp phần làm nên tác phẩm truyền
hình. Tiếng động sử dụng trong tác phẩm truyền hình cũng cần chân thực. Chính
điều này góp phần làm cho sự kiện, vấn đề được khẳng định hơn về sự chân thực,
khách quan, khiến cho người xem như được chứng kiến tận nơi sự kiện đó. Nói về
điều này nhà báo Lê Hồng Quang trong cuốn “Một ngày thời sự truyền hình” viết:
“Âm thanh, kể cả những âm thanh có vẻ tầm thường nhất là một phương pháp cổ
23


điển để dẫn người xem đến nơi xảy ra sự kiện. Âm thanh chính là hơi thở cuộc
sống, làm cho phóng sự sinh động hơn, thực hơn.” [31, tr.102]
Sự xuất hiện của tiếng động hiện trường trong tác phẩm truyền hình nói
chung, trong phóng sự truyền hình nói riêng khơng chỉ bổ sung thông tin cho nội
dung tác phẩm, mà còn là bằng chứng xác thực nhất cho sự xuất hiện, chứng kiến
sự kiện của phóng viên tại hiện trường. Biên tập viên Kiều Minh (Đài Truyền hình
Kỹ thuật số VTC) cho rằng: “Tiếng động truyền hình là yếu tố quan trọng trong
truyền hình. Nó chứng thực sự có mặt của phóng viên, biên tập viên tại nơi diễn ra
sự kiện. Trên truyền hình, chỉ có thể loại tọa đàm tại trường quay (talk) mới khơng
có tiếng động hiện trường. Nếu có, đó thường là những tiếng động khơng mong
muốn bị lọt vào micro. Nếu tin tức khơng có tiếng động hiện trường, có thể mặc
định đó là tin tức do phóng viên khai thác, khơng phải do chính anh ta thực hiện.”
Trong báo in, tính chân thực thể hiện ở số liệu, thông tin sự kiện về thời
gian, địa điểm, thông tin cụ thể của nhân vật về tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ…
Tuy nhiên, tin tức bài trên báo in chỉ là con chữ, là những trích dẫn được biên tập

nhiều lần hoặc khơng khí tại sự kiện được nhà báo miêu tả lại. Cơng chúng khó để
biết được thái độ, cảm xúc của nhân vật, của phóng viên khi tiếp xúc với sự kiện
đó. Điều này khác với truyền hình: sự xuất hiện của phóng viên, nhân vật phỏng
vấn tại địa điểm diễn ra sự kiện… cùng với tiếng động hiện trường sẽ cung cấp cái
nhìn chân thực, cụ thể cho khán giả về sự kiện đó, cho phép họ “trải nghiệm”
khơng khí sự kiện đó mà khơng cần nhiều thậm chí khơng cần tới lời bình dẫn dắt
hay những miêu tả dài dòng. Tiếng động hiện trường là “gia vị” của tác phẩm
truyền hình nói chung và phóng sự truyền hình nói riêng, nó làm tăng tính chân
thực cho tác phẩm và đưa khán giả đến gần hơn với nơi xảy ra sự kiện.
1.3. Một số dạng thức và cách thức sử dụng tiếng động hiện trường
trong phóng sự truyền hình
1.3.1. Một số dạng thức tiếng động hiện trường
24


- Tiếng động do thiên nhiên tạo ra (tiếng động tự nhiên)
Đây là những tiếng động do vạn vật tạo ra trong quá trình vận động phát
triển như tiếng mưa, tiếng gió, tiếng sấm; tiếng chim hót, tiếng nước chảy…Tiếng
động do thiên nhiên tạo ra rất phong phú, đa dạng và gần gũi với cuộc sống hàng
ngày của con người nên nhiều khi chỉ cần nghe thấy những tiếng động này, người
xem đã có thể hình dung và cảm nhận được khơng gian, bối cảnh mà phóng sự đề
cập đến. Chẳng hạn, phóng sự nói về một gương người chăn ni giỏi, có tiếng lợn
ăn hoặc tiếng gà gáy, thì phóng sự đó sẽ sinh động và có tính thuyết phục cao đối
với người xem. Phóng sự ca ngợi cảnh đẹp kỳ vỹ của thiên nhiên nơi vùng cao
miền núi thì khơng thể thiếu tiếng chim hót, tiếng suối chảy hay tiếng thác đổ cuồn
cuộn. Tiếng động thiên nhiên góp phần vẽ nên những bức tranh mang hơi thở của
cuộc sống hiện tại, làm cho tác phẩm trở nên chân thực, sinh động và gần gũi với
khán giả. Dạng tiếng động này thường được sử dụng trong những phóng sự chân
dung, phóng sự nói về cảnh quan thiên nhiên.
- Tiếng động do con người tạo ra (tiếng động nhân tạo)

Khác với tiếng động do thiên nhiên tạo ra, tiếng động do con người tạo ra
nằm trong ý thức chủ quan của con người. Đó có thể là tiếng nói cười ồn ào nơi
đám đơng, tiếng gào thét, kêu khóc của những nạn nhân trong một vụ động đất hay
hỏa hoạn, tiếng động cơ máy móc do con người tác động lên như tiếng còi xe,
tiếng chuyển động của xe cộ trên đường phố, tiếng máy móc hoạt động trên các
cơng trường. Cũng giống như tiếng động từ thiên nhiên, tiếng động do con người
tạo ra có vai trị quan trọng trong phóng sự truyền hình. Chẳng hạn khi nói đến một
trận đất, tiếng gào thét, kêu khóc của nạn nhân hay những người có người thân
đang cịn mất tích trong đống hoang tàn đổ nát… sẽ khiến người xem xúc động và
cảm nhận được sự tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên. Tiếng cịi của cảnh sát giao
thơng, xe cứu thương, tiếng ồn ào của đám đông sẽ giúp khán giả hiểu được mức
độ nghiêm trọng của một vụ tai nạn. Tiếng máy xúc, máy trộn, máy khoan…sẽ
25


×