Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

DE CUONG LUAN VAN ths BCH đài phát thanh và truyền hình đồng nai với vấn đề an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.46 KB, 17 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi ngày trơi qua trên đất nước Việt Nam, tai nạn giao thông lại cướp đi
sinh mạng của 24 người và làm cho gần 60 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời,
mang đến sự đớn đau tột cùng cho hàng trăm gia đình. Theo Ban An tồn giao
thơng quốc gia, trong năm 2016, cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ năm 2015, giảm
1.261 vụ ( giảm 5,52%), giảm 43 người chết (giảm 0,49%), giảm 1.792 người bị
thương (giảm 8,5%). Qua phân tích cho thấy, đa phần các vụ TNGT xảy ra là do ý
thức của người tham gia giao thông (chiếm 71,6%). Trong các vụ TNGT, 66,7% là
do mô tô, xe máy; ô tô chiếm 27,07%. Cùng với tai nạn giao thông, trong năm
2016 cả nước xảy ra 41 vụ ùn tắc giao thông kéo dài, chủ yếu ở TP HCM, Hà Nội
và quốc lộ 1A. So với năm 2015, giảm 4 vụ ùn tắc kéo dài. Nguyên nhân ùn tắc
chủ yếu do TNGT-18 vụ (chiếm 44%); lưu lượng phương tiện đông 10 vụ (24,4%);
nguyên nhân khác như sự cố trên đường, xe lật, mưa lớn, sạt lở… 13 vụ (31,7%).
Để khắc phục vấn đề an toàn giao thơng, ngay từ năm 2003, Ban Bí thư
Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 22-CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao
thông. Chỉ thị nêu rõ: “Lấy năm 2003 là năm thiết lập trật tự an tồn giao thơng
trong phạm vi toàn quốc; các cấp ủy đảng phải quán triệt và coi cơng tác bảo đảm
trật tự an tồn giao thơng là nhiệm vụ trọng tâm, phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện các biện pháp chặn đứng tình trạng gia tăng và tiến tới giảm dần tai
nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Mỗi đảng viên phải đi đầu, gương mẫu chấp
hành pháp luật về trật tự an tồn giao thơng, đồng thời tích cực tun truyền, vận


động mọi người chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng. Ngay
trong năm 2003, triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn trật
tự an tồn giao thơng'', phối hợp đồng bộ các lực lượng thực thi pháp luật, các đoàn
thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia đấu tranh, xử lý nghiêm khắc với các hành vi
vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng; có biện pháp kiên quyết chấm dứt


tình trạng đua xe trái phép, lái xe đánh võng, lạng lách nguy hiểm, phóng nhanh
vượt ẩu.. Các phương tiện thông tin đại chúng tập trung phổ biến, tuyên truyền sâu
rộng đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an
tồn giao thơng, tạo dư luận xã hội ủng hộ các biện pháp hạn chế tai nạn giao
thông, ùn tắc giao thơng do Chính phủ, các bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương ban hành; nêu gương người tốt, đi đôi với phê phán nghiêm
khắc các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng; bảo đảm để cơng tác giáo dục an tồn giao thơng phải đến từng hộ gia đình
và xem đây là một nội dung quan trọng của phong trào xây dựng nếp sống văn hoá
mới hiện nay.”
Chỉ thị 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đã khẳng định rõ: “Tăng cường
sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính
quyền đối với cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao thơng và khắc phục ùn tắc giao
thông. Công tác bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng và khắc phục ùn tắc giao thông
phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy đảng; phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an tồn giao thơng của
các ngành chức năng và chính quyền các cấp; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc,
sơ kết, tổng kết việc thực hiện. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự,
an tồn giao thơng với nhiều hình thức và nội dung phù hợp để cán bộ, đảng viên,


nhân dân hiểu, nhận thức rõ hiểm họa tai nạn giao thông; mỗi người khi tham gia
giao thông thấy rõ trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thơng.”
Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các địa phương khác
trên cả nước, Đồng Nai cũng đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp về an
tồn giao thơng. Riêng địa bàn tỉnh Đồng Nai, tai nạn giao thông cũng diễn biến
biến khá phức tạp, con số thương vong do tai nạn giao thông đứng thứ ba cả nước,

sau TP.HCM và Hà Nội. Cụ thể, từ 16/12/2015 đến 15/9/2016, toàn tỉnh xảy ra 291
vụ, làm chết 226 người, bị thương 182 người, gây thiệt hại tài sản ước tính 23 tỷ
301 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2015, giảm 60 vụ (-17,1%), giảm 30 người
chết (-11,7%) và giảm 60 người bị thương (-24,8%). Trong quý I-2017, trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra 100 vụ tai nạn giao thông làm chết 84 người, bị thương
83 người. Tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh, có thời điểm khơng nhưng khơng
giảm mà cịn gia tăng. Gần đây, Đồng Nai liên tiếp xảy ra 2 vụ TNGT đường sắt
nghiêm trọng làm chết nhiều người. Vào ngày 1/2/2017, tại Km1701+205 tuyến
đường sắt Bắc-Nam thuộc địa bàn thành phố Biên Hòa xảy ra vụ tai nạn giao thông
giữa tàu SQN1 và xe ôtô 16 chỗ làm chết 02 người, bị thương 07 người. Tiếp đó,
ngày 24/2, tại Km 1684+800 tuyến đường sắt Bắc-Nam thuộc ấp Ngũ Phúc, xã Hố
Nai 3, huyện Trảng Bom xảy ra vụ tai nạn giao thơng giữa xe máy biển kiểm sốt
68S-378.32 và tàu TN2 làm 02 người tử vong tại chỗ. Để ngăn chặn những vụ
việc tương tự xảy ra, Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân, Trưởng Ban An tồn giao thơng tỉnh Đồng Nai chỉ đạo cơ quan chức
năng của tỉnh khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân các vụ tai nạn đường sắt
xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là vụ tai nạn gần đây nhất tại huyện Trảng Bom làm 02
người chết, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
gây ra vụ tai nạn. Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh phải xác định rõ trách nhiệm
của người đứng đầu chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan trong
việc để xảy ra tai nạn; tiếp tục triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-


UBATGTQG ngày 04/02/2017 của Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
về các giải pháp cấp bách kéo giảm tai nạn giao thông tại các đường ngang đường
sắt.
Trong những năm qua, báo chí Đồng Nai nói chung, Đài PT-TH Đồng Nai
nói riêng đã tích cực với cơng tác tun truyền về an tồn giao thơng trên địa bàn
tỉnh. Thông qua việc thông tin về những vụ TNGT cụ thể đã định hướng dư luận
đòi hỏi các cơ quan chức năng giải quyết khắc phục hậu quả và có biện pháp ngăn

ngừa nguy cơ tái diễn trường hợp TNGT tương tự trên địa bàn. Ví dụ: sập cầu
Ghềnh, TNGT đường sắt tại đường dân sinh, TNGT liên quan xe tải ben ở mỏ đá
Tân Cang-TP.BH. Song song đó, Đài PT-TH Đồng Nai cũng mạnh dạn đưa ra
những bất cập về quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, trong đó các loạt bài thu
hút sự đặc biệc quan tâm của dư luận như: “Trạm cân Dầu Giây- Lợi bất cập hại”,
“Trạm thu phí bao vây Đồng Nai”, “Xe tải ben cày nát các tuyến đường vào các
mỏ đá”…Ngoài ra, trên sống truyền hình Đồng Nai cũng thường xuyên thơng tin
pháp luật về luật giao thơng, từ đó ý thức chấp hành luật giao thông của người dân
cũng được chuyễn biến tích cực hơn. Tuy nhiên, việc tuyên truyền chủ yếu tập
trung những điểm nóng về tai nạn giao thơng như ở địa bàn TP.Biên Hịa, QL1A,
QL20 ... nhưng chưa quan tâm tuyên truyền về nguy cơ phức tạp giao thông tại địa
bàn và tuyến đường khác mặc dù tính chất, mức độ phức tạp giao thơng các địa
phương này cũng gia tăng theo tốc độ đơ thị hóa. Các tin bài mang tính chất phản
biện cịn khá ít so với tình hình diễn biến thực tế những năm qua.
Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của thông tin về vấn đề an toàn của Đài
PT-TH Đồng Nai đối với cơng chúng và xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây
là dịp nhìn nhận, đánh giá những việc làm được cũng như những hạn chế trong
việc thông tin của Đài về mơi trường. Với mong muốn tìm ra các giải pháp tích cực
nhằm hạn chế những nhược điểm, phát huy hơn nữa những ưu thế của báo chí
Đồng Nai nói chung, Đài PT-TH Đồng Nai nói riêng trong việc thông tin về vấn đề


môi trường, do vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Đài Phát thanh và
Truyền hình Đồng Nai với vấn đề an tồn giao thơng” cho luận văn Thạc sỹ Báo
chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, chúng tơi nhận thấy có một số tài liệu có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, như:
-Tài liệu là sách, báo Việt Nam:
Vũ Gia Hiền (2002), Tâm lý học hành vi, Nxb ĐHQG Hà Nội; Hồng Oanh

(2009), Luật gia thơng đường bộ, Nxb Giao thông vận tải; Lê Quang Sơn (2007),
Bài giảng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học; Ngô Thị Lệ
Thủy (2009), Nghiên cứu hành vi hút thuốc lá của sinh viên trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng, Nxb Nghiên cứu khoa học; T|S. Trương Thành Trung
(2016), Cẩm nang an tồn giao thơng đường, Nxb Giao thơng Vận tải (Nội dung
sách trình bày các vấn đề: Một số hành vi nguy hiểm cần phịng tránh khi tham gia
giao thơng; một số kỹ năng và kinh nghiệm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy;
một số yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn giao thông; thực hành cấp cứu khi tai nạn giao
thông đường bộ; pháp luật về trật tự an toàn giao thông,...); Bộ Giao thông Vận tải
(2016), Cẩm nang hiểu, nhận biết rủi ro để lái xe an toàn, Nxb Giao thơng Vận Tải;
Bộ Giao thơng Vận tải (2006), Phịng chống tai nạn giao thông do rượu, bia, thuốc
lá và các chất kích thích khác, Nxb Giao thơng Vận Tải; Bộ Giao thông Vận tải
(2016), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ, Nxb Giao thơng Vận
tải; Chính phủ(2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của
Chính Phủ quy định về xử phạt hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt, Nxb Giao thơng Vận tải; Tác giả Phan Trang có bài “Tai nạn giao thông
giảm, nhưng đô thị vẫn ‘nặng gánh’ ùn tắc” đang trên báo điện tử Xây dựng
9/12/2015

(Link:

/>
thong-giam-nhung-do-thi-van-nang-ganh-un-tac.html) cho rằng : 5 năm trở lại đây,


tại các đô thị lớn, lưu lượng xe cộ tăng nhanh, trong khi hạ tầng giao thông chưa
đáp ứng tương xứng, khiến tình trạng ùn tắc ngày càng trầm trọng. Đây đang là bài
tốn khó với các cơ quan chức năng; Tuổi trẻ online (đăng ngày 23/04/2015), Đồng
Nai: liên tiếp 4 vụ tai nạn giao thông, 5 người chết; Báo Đồng Nai online (đăng
11/12/2015), Kiến nghị các giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông; Báo Đồng Nai

online (đăng 19/03/2017), Tai nạn giao thơng cịn phức tạp
- Tài liệu sách, báo nước ngoài:
World Bank (2014, September 22), Gross national income per capita 2013;
The Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2014), CDC in Vietnam,
Atlanta.
Những tài liệu này chủ yếu nghiên cứu và bàn về vấn đề khoa học về an
toàn giao thơng nói chung, mà khơng nghiên cứu về báo chí trên lĩnh vực an tồn
giao thơng. Tuy nhiên, những tài liệu này cũng giúp cho tác giả luận văn có thêm
những kiến thức căn bản về giao thơng, để từ đó có thể đánh giá chính xác hơn về
báo chí có thơng tin đúng hay sai, hiệu quả hay không hiệu quả về vấn đề giao
thông hiện nay
- Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đề tài:
Nghiên cứu “một số cơng trình đảm bảo ATGT cho người đi bộ ở Thủ đô Hà
Nội” của GS.TS. Nguyễn Xuân Đào – Ngun viện trưởng Viện Khoa học cơng
nghệ GTVT hồn thành năm 2007 (Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các nguyên
lý lưu thông và đặc trưng tham gia giao thông của người đi bộ để có được các cơng
trình giao thơng mang tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện Việt Nam; Đánh
giá chung về tình hình nghiên cứu, ứng dụng các cơng trình đảm bảo ATGT cho
người đi bộ ở các nước trên thế giới”; Phân tích hiện trạng các cơng trình giao
thơng cho người đi bộ ở Hà Nội.)
Phạm Mạnh Hà (2000), Thái độ của người dân Hà Nội đối với vấn đề sử
dụng xe buýt, luận văn thạc sĩ – Viện khoa học giáo dục”


KS. Nguyễn Hữu Trí (2015), Nghiên cứu định tính và đề xuất biện pháp
nâng cao ATGT cho người đi xe máy (Nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
tới hành vi tham gia giao thông, thông qua việc xây dựng mơ hình thuyết hành vi
dự định nhằm giải thích tại sao người tham gia giao thông được xem là nguyên
nhân chính của các vụ TNGT ở Việt Nam. Các kết quả được giải thích từ mơ hình
cho thấy thói quen, định kiến xã hội, niềm tin… là những nhân tố chính khiến cho

người tham gia giao thơng thực hiện các hành vi vi phạm ATGT. Trên cơ sở giải
thích các nguyên nhân này, nghiên cứu đề xuất kiến nghị các biện pháp khắc phục,
giúp giảm thiểu tỷ lệ TNGT. Phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được áp dụng
thơng qua hình thức phỏng vấn nhóm, phương pháp này sẽ giúp tác giả và người
đọc có được những khái niệm sâu rộng về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người
lái xe, nguyên nhân và kết quả của nó.)
Luận án tiến sỹ của NCS Nguyễn Ngọc Thạch với đề tài: “Nghiên cứu các
giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an tồn giao thơng đường bộ ở Việt Nam”
(Nội dung những đóng góp mới của luận án: Hệ thống hóa và làm phong phú thêm
cơ sở lý luận về an tồn giao thơng, các giải pháp đồng bộ tăng cường an tồn giao
thơng, bao gồm các giải pháp trước khi tai nạn xảy ra, tại hiện trường và các giải
pháp sau khi tai nạn xảy ra, trong đó tiến hành phân tích sâu về các khía cạnh cơ sở
hạ tầng, phương tiện, người điều khiển phương tiện, môi trường; Phân tích và đưa
ra kết luận: Tai nạn giao thơng thường xảy ra do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bởi
vậy cần phải có giải pháp đồng bộ mới có thể phát huy tối đa hiệu quả của từng
giải pháp. Luận án đã đi sâu phân tích các giải pháp đồng bộ trong đảm bảo ATGT
trên thế giới, đồng thời nghiên cứu các kinh nghiệm thành công và thất bại để làm
cơ sở cho việc phân tích và đề xuất giải pháp cho Việt Nam; Trên cơ sở các nghiên
cứu lý luận và phân tích thực trạng, luận án đã đề xuất các giải pháp đồng bộ tăng
cường an toàn giao thông đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
2030. Đặc biệt luận án đã phân tích phạm vi áp dụng của các giải pháp trên quan


điểm an tồn giao thơng để đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an tồn
giao thơng đối với từng loại đối tượng khu vực khác nhau trong điều kiện Việt
Nam; Luận án đã đề xuất một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ Ban
Ngành, UBND các Thành phố/Tỉnh về việc bổ sung những qui định trong Luật,
Nghị định, Thông tư, cũng như phối hợp thực hiện.. nhằm triển khai thực hiện các
giải pháp trên trong điều kiện Việt Nam);
Luận văn Thạc sỹ Truyền thông đại chúng: “Báo chí Đồng Nai bảo vệ lợi ích

của người lao động trong các khu công nghiệp” của Đỗ Thị Hải Yến (thực hiện
năm 2007 tại Học viện Báo chí và Tun truyền) chủ yếu tiếp cận ở góc độ vai trị
của báo chí tỉnh Đồng Nai (gồm: Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PT
- TH Đồng Nai) trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động ở các khu cơng
nghiệp, trong đó quyền lợi của người lao động được hưởng mơi trường giao thơng
an tồn chỉ là một trong rất nhiều quyền lợi khác
Luận văn Thạc Sỹ chuyên ngành báo chí học chuyên đề “Đài PT-TH Đồng
Nai với vấn đề mơi trường” của Thái Hồng Sơn (thực hiện năm 2014 tại Học viện
Báo chí và Tun truyền)
Nhìn chung, các tài liệu và các cơng trình nghiên cứu có từ trước chủ yếu đề
cập đến thực trạng hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trên
nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của Đài PT-TH
Đồng Nai với vấn đề an tồn giao thơng trên địa bàn tỉnh thì chưa có đề tài luận
văn nào thực hiện, do đó, đề tài “ Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai với vấn
đề an tồn giao thơng” khơng trùng lắp với các cơng trình đã có trước đó.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề an
tồn giao thơng trên các chương trình truyền hình của Đài PT-TH Đồng Nai, từ đó


đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thơng tin tun truyền về
vấn đề an tồn giao thông của Đài PT-TH Đồng Nai.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, tác giả luận văn phải thực hiện một số
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu lý luận báo chí để làm rõ vai trị của báo chí về vấn đề an tồn giao
thông;
- Nghiên cứu tài liệu để đưa ra được những khái niệm chung nhất về an tồn giao
thơng, từ đó có thể phác thảo tổng quan về tình hình giao thông Việt Nam hiện nay;

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng chất lượng thông tin của các tác phẩm báo chí
về vấn đề an tồn giao thơng đã được phát sóng trong các chương trình truyền hình
của Đài PT-TH Đồng Nai;
- Nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp nhận thơng tin (mức độ hài lịng/khơng hài
lịng và mong muốn) của Bạn xem đài PT - TH Đồng Nai về vấn đề an tồn giao
thơng;
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị với Ban biên tập Đài PT –TH Đồng Nai
nhằm nâng cao chất lượng thông tin trong các tác phẩm báo chí về vấn đề an tồn
giao thơng, để có thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của công chúng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu: Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai với vấn đề an tồn
giao thơng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát các chương trình truyền hình về an tồn giao thơng của Đài Phát thanh –
Truyền hình Đồng Nai từ tháng 6/2013 - 6/1014.( Hiện nay, Đài Phát thanh –
Truyền hình Đồng Nai có cả 4 loại hình báo chí, gồm báo in, báo nói, báo mạng
điện tử và báo hình. Trong đó, báo hình vẫn nổi trội, đặc biệt là những vấn đề liên


quan đến an tồn giao thơng được phát sóng trong tiết mục ATGT- chương trình
thời sự vào lúc18h thứ sáu hằng tuần. Do vậy, tác giả chỉ khảo sát các chương
trình truyền hình về an tồn giao thơng của Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng
Nai )
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Cơ sở lý luận
Để hoàn thành những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn
sẽ dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề an tồn giao thơng và vai
trị của báo chí trong tun truyền về an tồn giao thơng; cơ sở lý luận báo chí truyền thông và một số bộ môn khoa học liên ngành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm các tài liệu như sách, báo, tạp chí
khoa học, các văn bản pháp luật ban hành, các cơng trình nghiên cứu khoa học để
đọc, tham khảo, hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và kỹ năng về báo chí
truyền thơng; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà
nước về báo chí truyền thơng; từ đó kế thừa, trích dẫn, đưa ra luận điểm về những
vấn đề lý luận liên quan đến thông tin về vấn đề an tồn giao thơng trên Đài PTTH Đồng Nai.
- Phương pháp sưu tầm, thống kê, phân loại, phân tích, diễn giải, quy nạp, chứng
minh: sưu tầm tồn bộ tác phẩm báo chí về vấn đề an tồn giao thơng đã được phát
trên sóng đài PT – TH Đồng Nai từ tháng 6/2016 - 6/1017, thống kê, phân loại,
phân tích, diễn giải, quy nạp, chứng minh bằng chính các tác phẩm báo chí này
nhằm đánh giá thực trạng thơng tin về an tồn giao thơng trên Đài PT-TH Đồng
Nai, rút ra những kết luận về thành công và hạn chế của Đài; đưa ra giải pháp thực
thi để nâng cao chất lượng thông tin về lĩnh vực này trên Đài PT-TH Đồng Nai.


- Phương pháp điều tra xã hội học:
+ Phỏng vấn an két: được sử dụng đối với nhóm đối tượng là công chúng xem đài
PT – TH Đồng Nai trong thời gian từ tháng 6/2016 - 6/1017, nhằm có được những
số liệu xác thực, khách quan để minh chứng cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: sử
dụng phiếu điều tra, số lượng phát ra và thu về là 300 phiếu, được xử lý bằng phần
mềm SPSS, nhằm thu thập thông tin về nhu cầu của công chúng xem đài PT – TH
Đồng Nai về thông tin vấn đề môi trường; những góp ý của họ đối với nội dung,
hình thức thông tin của Đài PT-TH Đồng Nai về vấn đề an tồn giao thơng. Kết
quả điều tra định lượng này sẽ là tư liệu cơ bản để sử dụng trong luận văn.
- Phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng
vấn qua điện thoại đối với các nhà lãnh đạo một số cơ quan chức năng của tỉnh,
lãnh đạo Đài PT-TH Đồng Nai và phóng viên theo dõi về lĩnh vực an tồn giao
thơng, lãnh đạo Đài PT-TH Tp.HCM, Đài PT-TH Bình Dương. Việc sử dụng

phương pháp này nhằm mục đích thu nhận những kết quả định tính, những đánh
giá khách quan, có trọng lượng về sự cần thiết phải có giải pháp cải tiến nâng cao
chất lượng thông tin trên Đài PT-TH Đồng Nai về an tồn giao thơng.
6. Đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, khẳng định vai trò và khả năng của báo chí về vấn đề an tồn giao thơng
trên các khía cạnh:
- Cung cấp thơng tin, kiến thức, luật pháp về lĩnh vực an tồn giao thơng nhằm góp
phần nâng cao nhận thức, ý thức và hành vi của người dân về vấn đề này.
- Đấu tranh chống những hành vi vi phạm an tồn giao thơng.
Thứ hai, đánh giá khách quan về những thành công, hạn chế của Đài PT-TH Đồng
Nai về vấn đề an toàn giao thông.
Thứ ba, đề xuất các kiến nghị, giải pháp để Đài PT-TH Đồng Nai thông tin đạt hiệu
quả hơn về vấn đề an tồn giao thơng.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn


7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn khẳng định vai trò và khả năng của báo chí thơng tin về vấn đề an tồn
giao thơng, làm phong phú hơn lý luận báo chí đặc biệt là chức năng và nhiệm vụ
của báo chí trong xã hội hiện đại.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, có thể khái qt được mơ hình thơng tin hiệu quả về
vấn đề an tồn giao thơng trên sóng Đài PT-TH Đồng Nai.
7.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp những dữ liệu thực tế xác thực, cụ thể về vấn đề an tồn giao
thơng trên địa bàn tỉnh, qua đó giúp cho những cán bộ lãnh đạo, quản lý Đài PTTH Đồng Nai nói riêng, lãnh đạo cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh nói chung hiểu
sâu sắc hơn vai trị của thơng tin báo chí, từ đó có những chủ trương, định hướng
phù hợp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thông tin về vấn đề an tồn giao thơng
trên địa bàn tỉnh.
- Những giải pháp mà luận văn nêu ra có thể là tài liệu tham khảo để các cơ quan
báo chí của tỉnh nghiên cứu, có thể áp dụng một cách linh hoạt, nhằm cải tiến cách

thức tổ chức thông tin, phát huy hơn nữa thế mạnh của từng cơ quan báo, đài trong
bối cảnh hiện nay.
- Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này cũng là một dịp để tác giả luận văn bổ
sung nhận thức, qua đó góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả thông tin về vấn đề
an tồn giao thơng tại đơn vị mình.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, các nội dung chủ yếu của
luận văn được trình bày trong 3 chương, 15 tiết.
NỘI DUNG
Chương 1: ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH CẤP TỈNH VỚI VẤN ĐỀ
AN TỒN GIAO THƠNG – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.1 Các khái niệm


1.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an tồn giao thơng
1.3 Vai trị của Đài Phát Thanh-Truyền hình cấp tỉnh đối với vấn đề an tồn
giao thơng
1.4. Những u cầu đối với quy trình tổ chức thực hiện các chương trình, tác
phẩm báo chí truyền hình của Đài Phát thanh-Truyền hình cấp tỉnh về vấn đề
an tồn giao thơng.
1.5. Vài nét về Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai và Chức năng, nhiệm
vụ Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai
1.6. Vấn đề an tồn giao thông ở tỉnh Đồng Nai hiện nay
Tiểu kết chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐÀI PHÁT THANH- TRUYỀN HÌNH ĐỒNG
NAI VỚI VẤN ĐỀ AN TỒN GIAO THƠNG
(Khảo sát từ tháng 06/2016 - 6/1017)
2.1 Thực trạng thông tin về vấn đề an tồn giao thơng trên sóng truyền hình
của Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai
2.2. Thực trạng tiếp nhận thông tin và nhu cầu thực tế về vấn đề an tồn giao

thơng của cơng chúng Đồng Nai
2.3 Những kết quả đạt được và hạn chế trong thông tin về vấn đề an tồn giao
thơng trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai
2.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thơng tin về vấn đề an tồn giao
thơng trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Đồng Nai
Tiểu kết chương 2

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THƠNG TIN VỀ VẤN ĐỀ AN TỒN GIAO THƠNG TRÊN SĨNG
TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH ĐỒNG NAI


3.1. Những vấn đề đặt ra đối với việc thông tin về vấn đề an tồn giao thơng
trên báo chí
3.2. Giải pháp
3.2.1. Đổi mới nội dung thông tin
3.2.2. Cải tiến hình thức thơng tin
3.3.Một số khuyến nghị với các cơ quan chức năng và lãnh đạo Đài Phát
thanh - Truyền hình Đồng Nai
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh(2003), Một số vấn đề về sử dụng ngơn từ trên báo chí, Nxb Lao
động, Hà Nội.
2. Đức Dũng(1998), Các thể ký báo chí, Nxb Văn hóa-Thơng tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Dững(2006), Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội
4. Nguyễn Văn Dững(2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội
5. Nguyễn Văn Dững(2011), Báo chí và Dư luận xã hội, Nxb Lao động, Hà

Nội
6. Nguyễn Văn Dững-Đỗ Thị Thu Hằng(2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ
năng cơ bản, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà nội.
7. Nguyễn Văn DữngTrần Thế Phiệt(2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực
tiễn, Nxb Văn hóa-Thơng tin, Hà Nội
8. Vũ Quang Hào(2004), Ngơn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội


9. Đỗ Thị Thu Hằng(2012), PR Công cụ phát triển báo chí, Nxb trẻ, Hà Nội
10. Đinh Thị Thúy Hằng(2008), Báo chí thế giới&Xu hướng và phát triển, Nxb
Thơng tấn, Hà Nội
11. Khoa Báo chí (2006), Lao động nhà báo, Tài liệu lưu hành nội bộ
12. Trần Bảo Khánh (2002), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóaThơng tin, Hà Nội
13. Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí Truyền thơng, Nxb Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội.
14. Dương Xn Sơn(2009), Giáo trình báo chí Truyền hình, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội
15. Tạ Ngọc Tấn - Nguyễn Tiến Hài (1995), Tác phẩm báo chí, tập I, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
16. Tạ Ngọc Tấn(2005), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lý luận Chính trị
17. Nguyễn Thị Thoa (Chủ biên), Nguyễn Thị Hằng Thu, (Tái bản lần 1, 2012),
Giáo trình Tác phẩm báo chí đại cương, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
18. Nguyễn Thị Thoa,( số 12, tháng 5/ 2009) Nhân cách nhà báo qua tác phẩm báo
chí. Tạp chí Người làm báo, TW Hội nhà báo Việt Nam, Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, NXB Lý Luận
Chính trị, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Thoa, (01/2009) Tâm và thế của nhà báo trong thời hội nhập,
Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Hà Nội.
21. Trung tâm tự điển học(2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội.
22. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,VII..IX,X,XI, Nxb Học viện

Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Viện ngơn ngữ học ( 2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb, Trung tâm từ điển học,
Hà Nội.


24. Công điện số 03/CĐ-UBATGTQG ngày 04/02/2017 của Ủy ban An tồn
Giao thơng Quốc gia về các giải pháp cấp bách kéo giảm tai nạn giao thông
tại đường ngang qua đường sắt
25. Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an tồn
giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc
giao thông
26. Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v tăng cường các giải
pháp cấp bách bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới
(giai đoạn 2016 – 2020)
27. Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 08/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông.
28. Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực
hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT.
29. Công điện số 1966/CĐ-TTg ngày 19/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường thực hiện kiểm sốt tải trọng xe trên đường bộ
30. Chỉ thị Số: 07/CT-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Đồng
Nai về Chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ
vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
31. Kế hoạch số 08/KH-UBATGTQG ngày 09/01/2017 về triển khai Năm
ATGT 2017
32. Kế hoạch số 573/KH-UBND ngày 18/01/2017 của UBND tỉnh v/v tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo

đảm trật tự an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và
khắc phục ùn tắc giao thông năm 2017.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Đinh Thị Xuân Hòa

HỌC VIÊN

Phạm Hữu Đức



×