Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.77 KB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ NHƯ TRANG

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HOÀNG THỊ NHƯ TRANG

VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH
VÀ TRUYỀN HÌNH TỈNH LẠNG SƠN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng



PGS.TS. Hà Huy Phượng

PGS. TS Dương Xuân Sơn

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh
và truyền hình tỉnh Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Huy Phượng. Các số liệu và kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào
khác. Các thông tin trong luận văn đã được trích dẫn đảm bảo rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2019
Tác giả

Hoàng Thị Như Trang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả trân trọng cảm ơn tập thể thầy cô
giáo Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp những kiến thức nền tảng bổ ích
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tác giả trân trọng cảm ơn PGS,TS. Hà Huy Phượng (Học viện Báo chí
và Tuyên truyền) đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.

Tác giả trân trọng cảm ơn tới các đồng nghiệp Đài Phát thanh và
Truyền hình tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn.
Trong phạm vi thời gian và trình độ còn hạn chế, việc nghiên cứu
không tránh khỏi những thiếu sót, tác gải mong nhận được những đóng góp ý
kiến của các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn để công trình
nghiên cứu được hoàn thiện.
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2019
Tác giả

Hoàng Thị Như Trang


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, MINH HỌA........................................................6
MỞ ĐẦU...........................................................................................................7
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................7
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài....................................................9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................12
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................................12
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn.........................................14
7. Kết cấu của luận văn...................................................................................14
Chương 1.........................................................................................................16
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ.........................16
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI

SỰ TRUYỀN HÌNH........................................................................................16
1.1. Các khái niệm liên quan.......................................................................16
1.2. Đặc trưng của truyền hình, hình ảnh truyền hình, chương trình thời sự
truyền hình...................................................................................................22
1.3. Vai trò hình ảnh và tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương
trình thời sự truyền hình..............................................................................27
1.4. Cơ sở chính trị - pháp lý của vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình truyền hình..........................................31
1.5. Những yêu cầu đối với việc xây dựng tiêu chí để đánh giá chất lượng
hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình.........................................34
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................51
Chương 2.........................................................................................................52
1


THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ..................52
CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH LẠNG
SƠN.................................................................................................................52
2.1. Tổng quan về Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn..............52
2.2. Dữ liệu khảo sát về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình
ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền
hình Lạng Sơn.............................................................................................58
Bảng 2.1: Đội ngũ phóng viên Thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn........................61
Bảng 2.2: Mức khoán số tin/tháng theo trình độ bằng cấp của phóng viên hợp
đồng và phóng viên biên chế...........................................................................63
Bảng 2.3: Thống kê lượng thông tin thông qua hình ảnh theo số lượng thể loại
sử dụng trong chương trình thời sự Lạng Sơn.................................................64
2.3. Đánh giá kết quả khảo sát về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh

và Truyền hình Lạng Sơn............................................................................67
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá chất lượng hình ảnh về đề tài và chủ đề trong
chương trình thời sự........................................................................................68
Bảng 2.5: Đánh giá về chi tiết, nhân vật, chính kiến của nhà báo thông qua
hình ảnh...........................................................................................................70
Bảng 2.6: Đánh giá về bố cục hình ảnh trong chương trình thời sự................72
Bảng 2.7: Đánh giá về tạo hình trong hình ảnh...............................................73
Bảng 2.8: Đánh giá về kỹ thuật.......................................................................74
2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh
và Truyền hình Lạng Sơn............................................................................80
2.4.1. Những nguyên nhân chủ quan...........................................................80
Tiểu kết Chương 2...........................................................................................88
Chương 3.........................................................................................................89

2


GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH
GIÁ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH CỦA ĐÀI PHÁT THANH..................................................89
VÀ TRUYỀN HÌNH LẠNG SƠN HIỆN NAY..............................................89
3.1. Những vấn đề đặt ra trong vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình hiện nay................89
3.2. Giải pháp vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong
chương trình thời sự truyền hình.................................................................91
3.3. Giải pháp về hình thức, kỹ thuật và các yếu tố hỗ trợ hình ảnh...........96
3.4. Điều kiện để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh...........100
3.5. Một số khuyến nghị............................................................................106
Tiểu kết Chương 3.........................................................................................113

KẾT LUẬN...................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................116
PHỤ LỤC......................................................................................................120

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTV

Biên tập viên

CT

Chương trình

CTTS

Chương trình thời sự

KTV

Kỹ thuật viên

LSTV

Truyền hình Lạng Sơn

NXB


Nhà xuất bản

PT-TH
PV
PTV
TH
TS

Phát thanh - Truyền hình
Phóng viên
Phát thanh viên
Truyền hình
Thời sự

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU, MINH HỌA
Bảng 2.1: Đội ngũ phóng viên Thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn........................61
Bảng 2.2: Mức khoán số tin/tháng theo trình độ bằng cấp của phóng viên hợp
đồng và phóng viên biên chế...........................................................................63
Bảng 2.3: Thống kê lượng thông tin thông qua hình ảnh theo số lượng thể loại
sử dụng trong chương trình thời sự Lạng Sơn.................................................64
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá chất lượng hình ảnh về đề tài và chủ đề trong
chương trình thời sự........................................................................................68
Bảng 2.5: Đánh giá về chi tiết, nhân vật, chính kiến của nhà báo thông qua
hình ảnh...........................................................................................................70
Bảng 2.6: Đánh giá về bố cục hình ảnh trong chương trình thời sự................72
Bảng 2.7: Đánh giá về tạo hình trong hình ảnh...............................................73
Bảng 2.8: Đánh giá về kỹ thuật.......................................................................74


6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể nói chương trình thời sự là một trong những chương trình thể
hiện rõ chức năng thông tin của báo chí, thể hiện ở tính cập nhật, ngắn gọn,
súc tích và ý nghĩa của sự kiện được phản ánh. Phần tin tức thời sự truyền
hình đã đáp ứng nhu cầu thông tin tức thời cho công chúng với cách tiếp cận
và nhìn nhận những vấn đề, hiện tượng nảy sinh từ cuộc sống thường nhật
bằng các yếu tố, hình ảnh, tiếng động, lời bình và âm nhạc theo phương pháp
ghi hình và dựng hình. Với hình ảnh động kết hợp với âm thanh và thêm các
chất liệu đa phương tiện khác như chữ viết, đồ họa, ảnh tĩnh…đã giúp truyền
hình tác động trực tiếp vào thị giác và thính giác hàng chục triệu khán giả
theo dõi. Vì thế, tác động xã hội của truyền hình vừa nhanh, vừa mạnh mẽ,
đáp ứng được nhu cầu thông tin và giải trí của công chúng.
Trong chương trình thời sự truyền hình, hình ảnh không chỉ thu hút sự
chú ý của khán giả xem chương trình mà còn là yếu tố cung cấp thêm thông
tin, tăng thêm tính chân thật, xác thực của cảnh quay. Hình ảnh giúp truyền tải
đầy đủ thông tin đến người xem, giúp người xem liên tưởng được vấn đề một
cách dễ dàng, chân thực như nó xảy ra trong thực tế được thu lại vào trong ti
vi. Từ những hình ảnh tĩnh, động giúp cho người xem như mình đang được
chứng kiến ngay tại nơi ghi hình. Để hình ảnh hay, hấp dẫn, nhiều thông tin
thu hút khán giả đòi hỏi người làm truyền hình phải có kiến thức và hiểu biết
về cách sử dụng hình ảnh.
Với sự quan trọng cũng như vai trò to lớn của hình ảnh trong chương
trình thời sự như vậy, nhưng thực tế nhiều tin, bài truyền hình chưa khai thác
và phát huy hết vai trò của hình ảnh để nâng cao giá trị của tác phẩm. Nhiều
phóng viên, quay phim, kỹ thuật viên dựng hình khai thác và sử dụng âm

7


thanh theo cảm tính và kinh nghiệm. Dẫn đến nhiều chương trình thời sự phát
sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) toàn quốc nói chung và đài
truyền hình Lạng Sơn nói riêng không tránh khỏi một số hạn chế về hình ảnh.
Những thế mạnh của hình ảnh như: Chân thực, sắc nét, mang hơi thở của cuộc
sống, phản ánh chính xác sự kiện ở hiện trường nhiều khi chưa được khai thác
triệt để, còn thiếu linh hoạt, không phù hợp, đôi khi sai sót ảnh hưởng tới việc
tiếp nhận thông tin của khán giả. Điển hình là hình rung, mờ không sắc nét…
hoặc mùa đông dùng hình tư liệu mùa hè gây phản cảm cho người xem. Trong
truyền hình hình ảnh cung cấp 70% thông tin. Thông qua hình ảnh người làm
chương trình có thể diễn đạt được nhiều nội dung, tư tưởng, chủ đề của tác
phẩm. Trong môi trường thời sự, do tính gấp gáp, áp lực của công việc hình
ảnh trong môi trường thời sự chưa tốt so với môi trường chuyên đề, phim tài
liệu vì có thời gian xử lý hậu kỳ tốt hơn.
Do vậy, việc xử lý hình ảnh trong môi trường làm thời sự đang có nhiều
vấn đề kể cả ở Đài trung ương lẫn các đài địa phương. Nhiều thế hệ phóng
viên, biên tập viên và quay phim đã tham gia thực hiện tin bài thời sự truyền
hình nhưng chất lượng hình ảnh vẫn không được cải thiện. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình
ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài PT-TH Lạng Sơn là một
việc làm cần thiết.
Mặt khác, cho đến nay chưa có hệ thống lý thuyết nghiên cứu một cách
bài bản về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong
chương trình thời sự truyền hình. Do đó tôi chọn đề tài “Vấn đề xây dựng
tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền
hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn”. Luận văn khảo sát
Bản tin Thời sự khung giờ 6h00’; Chương trình Thời sự trưa khung giờ
11h45’; Chương trình Thời sự tổng hợp tối khung giờ 19h trong thời gian từ

8


năm 2015 năm 2017 để nghiên cứu. Tác giả lựa chọn thời gian khảo sát này
bởi đây là các thời điểm thích hợp mà có nhiều khán giả quan tâm nhất, vào
các thời điểm sáng, trưa và đặc biệt lúc 19h là thời điểm bữa tối, sau một ngày
làm việc mệt mỏi, họ có xu hướng xem chương trình, nghe tin tức để thư giãn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài, ít nhiều đã có những công trình ở mức độ khác
nhau đề cập đến.
- Các sách tham khảo, giáo trình có nội dung liên quan đến vấn đề hình
ảnh, sử dụng hình ảnh trong truyền hình.
- Giáo trình Phóng sự truyền hình của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh (chủ
biên) Nxb Đại học Quốc gia TP. HCM năm 2014, nội dung giáo trình đề cập
đến các vấn đề chung về phóng sự truyền hình và một số kỹ năng sáng tạo tác
phẩm cơ bản, mục tiêu cuốn sách nhằm nghiên cứu sâu hơn về thể loại phóng
sự truyền hình, các vấn đề liên quan đến lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác
phẩm.
- Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn (Biên
soạn), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009, nội dung giáo trình gồm 13
tiểu mục tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như: Vị trí,
vai trò, lịch sử ra đời phát triển của truyền hình, kịch bản và kịch bản truyền
hình, quy trình sản xuất chương trình truyền hình, các thể loại báo chí truyền
hình, các thuật ngữ truyền hình…
- Cuốn Một ngày làm thời sự truyền hình của tác giả Lê Hồng Quang
(Hội Nhà báo Việt Nam, xuất bản năm 2004). Sách gồm 157 trang, giới thiệu
và hướng dẫn cách làm việc trong truyền hình, cách chuẩn bị cho một bản tin,
xử lý thông tin, các vấn đề trong bản tin trực tiếp và cách giải quyết.
- Bên cạnh đó còn có các công trình nghiên cứu như Sản xuất chương
trình truyền hình của tác giả Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản văn hóa – thông

9


tin, năm 2003; Chính luận truyền hình – lý thuyết và kỹ năng sáng tạo tác
phẩm của tác giả Nguyễn Ngọc Oanh, Nhà xuất bản Thông tấc, năm 2014,...
Hay như các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài như Báo chí truyền
hình của tác giả G.V. Cudơnnhetxốp, X.L. Xvich, A.La. Iurốpxki, Nhà xuất
bản Thông tấn, năm 2004, Thời sự truyền hình của Victoria Mc Cullough
Carroll, Phóng sự truyền hình của tác giả Brigitte Besse, Nhà xuất bản Thông
tấn, năm 2004.
Ngoài ra còn có các luận văn, bài viết, tham luận trong tạp chí người
làm báo, hội thảo khoa học về làm truyền hình.
Về các luận văn thạc sĩ có đề cập đến vấn đề hình ảnh, sử dụng hình
ảnh đến nay đã có một số công trình nghiên cứu sau:
- Mai Thị Minh Thảo (2004), Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời
sự Đài Truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐH KHXH & NV, Hà
Nội. Luận văn đề cập đến ngôn ngữ trên bản tin thời sự 19h của Đài Truyền
hình Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn nêu ra những thực trạng còn tồn tại cả
bản tin, qua đó trình bày những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng
của bản tin trong thời gian tới.
- Trần Nguyên Minh (2015), Nâng cao chất lượng hình ảnh trong
phóng sự truyền hình của các Đài Phát thanh – truyền hình Miền Tây Nam
Bộ, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Luận văn đã
đề cập sâu đến vai trò của hình ảnh trong phóng sự truyển hình. Trong đó có
đề cập đến mối quan hệ giữa hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền
hình.
- Thái Kim Chung (2015), Phóng sự trong chương trình thời sự Đài
truyền hình Việt Nam (Khảo sát chương trình thời sự 19h của Đài truyền hình
Việt Nam từ tháng 1/2004 đến tháng 6 năm 2015), Luận văn Thạc sỹ báo chí,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

10


- Tác giả Văn Đông, Để có một phóng sự ngắn truyền hình tốt (bài 3),
đăng trên Website của Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng truyền hình –VTV
(daotao.vtv.vn).
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều liên quan đến cách thức
làm chương trình thời sự truyền hình. Tuy nhiên, việc phân tích, đánh giá vấn
đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự
mới chỉ đề cập thoáng qua. Có thể thấy chưa có công trình nghiên cứu nào về
tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình,
đề tài này mang tính mới mẻ, thiết thực.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu nhằm xây dựng khung lý thuyết, đánh giá thực
tiễn và đề xuất những giải pháp tốt để giúp chất lượng hình ảnh trong chương
trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn
được tốt.
- Từ thực trạng để xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong
chương trình thời sự cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích đề ra của luận văn, tác giả thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, cụ thể: các
khái niệm công cụ; đặc điểm hình ảnh trong truyền hình, vai trò của hình ảnh
đối với sản phẩm truyền hình; cơ sở chính trị pháp lý của việc đề xuất tiêu
chuẩn hình ảnh trong truyền hình; những yêu cầu đối với việc xây dựng tiêu
chí hình ảnh, dựa trên nguyên tắc, lý thuyết nào.
- Khảo sát đánh giá thực tế tại Đài PT-TH tỉnh Lạng Sơn đã có bộ tiêu
chí đánh giá chất lượng hình ảnh chưa? Nếu chưa có (nguyên nhân chủ quan,

11


nguyên nhân khách quan) hoặc có rồi thì đạt được những ưu điểm gì, hạn chế
gì?
- Nêu những vấn đề đặt ra, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm
giúp cho các cơ quan báo chí nói chung, các Đài PT-TH nói riêng, đặc biệt là
Đài PT-TH Lạng Sơn cần thiết phải xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm truyền hình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình
ảnh trong chương trình thời sự truyền hình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình
ảnh trong chương trình thời sự truyền hình trong chương trình truyền hình của
Đài PT-TH Lạng Sơn qua Bản tin thời sự khung giờ 6h00’; Chương trình thời
sự khung giờ 11h45’; Chương trình thời sự tổng hợp khung giờ 19h45’.
Thời gian khảo sát: Từ năm 2015 đến năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vấn đề lý
luận về báo chí - truyền thông nói chung, lý luận báo chí truyền hình, phương
pháp sáng tạo tác phẩm truyền hình, lý thuyết truyền thông hình ảnh, tâm lý
học báo chí, nghệ thuật tạo hình, lý thuyết lao động báo chí, lý thuyết biên tập
và xuất bản sản phẩm báo chí, lý thuyết tổ chức sản xuất chương trình truyền
hình, lý thuyết đóng khung...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghiên
cứu cụ thể như sau:

12


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp quan trọng
giúp tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như tìm
hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến truyền hình, tin, phóng sự thời sự
truyền hình, hình ảnh, xây dựng bộ tiêu chí hình ảnh, quá trình sử dụng hình
ảnh trong các bản tin, chương trình thời sự truyền hình. Từ đó rút ra những
thông tin quan trọng có liên quan phục vụ việc thực hiện đề tài. Trên cơ sở
nghiên cứu, phân tích tài liệu, tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có,
sử dụng để so sánh, đối chiếu, minh họa cho các kết quả nghiên cứu của mình.
- Phương pháp khảo sát, thống kê: Để có được dữ liệu mang tính chất
định lượng nhằm mục đích thống kê các chương trình thời sự truyền hình
trong thời gian khảo sát để phân tích, đánh giá.
- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích, đánh giá nội
dung các tác phẩm báo chí nói chung và tin bài truyền hình nói riêng. Từ kết
quả phân tích, tác giả sẽ có được những nhận định, đánh giá cả trên hai bình
diện định tính và định lượng.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm thu thập, nhận xét, đánh giá
của công chúng về chất lượng hình ảnh tin thời sự của Đài phát thanh và
truyền hình tỉnh Lạng Sơn. Để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên
cứu, tác giả dự kiến sẽ phát 200 phiếu. Đối tượng điều tra bao gồm nhiều
thành phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ. Địa bàn điều là gồm thành phố và
khu vực nông thôn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng để phỏng vấn một số
phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, các đồng chí làm công tác quản lý
báo chí, giảng viên báo chí. Mục đích sử dụng phương pháp này là để thu thập
các ý kiến, nhận xét, đánh giá về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng
hình ảnh trong chương trình thời sự truyền.


13


- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
của chương trình thời sự Đài PT-TH Lạng Sơn.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm biên tập hoặc nhóm
phóng viên để bàn về tiêu chí xây dựng chất lượng hình ảnh.
Tất cả các phương pháp trên được sử dụng một cách có chọn lọc, nhằm
có đầy đủ thông tin, cơ sở lý luận và thực tiễn, để rút ra kết luận khoa học và
có tác động tích cực, hiệu quả cho luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học có giá trị tham khảo lý luận tại các cơ
sở đào tạo, nghiên cứu báo chí - truyền thông về việc sử dụng và thực trạng xây
dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là công trình khoa học có giá trị tham khảo thực tiễn về việc sử
dụng và thực trạng vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hình ảnh
trong chương trình thời sự truyền hình tại các đài PT-TH nói chung, tại Đài
PT-TH Lạng Sơn nói riêng, nhất là việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
gồm có 3 chương. Cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình.
Chương 2: Khảo sát thực trạng vấn đề xây dựng tiêu chí đánh giá chất
lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát thanh và
Truyền hình Lạng Sơn.


14


Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị về vấn đề xây dựng tiêu chí đánh
giá chất lượng hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình của Đài Phát
thanh và Truyền hình Lạng Sơn.

15


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH
THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm hình ảnh, chất lượng hình ảnh và hình ảnh trong
chương trình thời sự truyền hình
- Khái niệm hình ảnh
Hình ảnh là những ký hiệu nhân tạo nhằm giúp con người hiểu được
chính mình, hiểu được hành vi của mình và tính chất phức tạp của thế giới
chúng ta đang sống.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ ANSEL ADAMS (1902 - 1984) có nói rằng:
“Một bức ảnh tuyệt vời là một biểu hiện trọn vẹn những gì ta cảm nhận sâu
xa nhất về sự vật được chụp ảnh. Và do đó, nó chính là biểu hiện đích thực
cảm nhận của ta về toàn bộ cuộc đời” [33, tr.10].
Trong cuốn Từ máy ảnh đến hình ảnh tác giả cũng đã khẳng định:
“Những bức ảnh mang lại cho chúng ta những hồi ức hiển hiện về những con
người, nơi chốn, và sự việc đã xảy ra trong cuộc đời. Những bức ảnh đem lại
gần nhau những miền đất và dân tộc xa xôi, và khi cắt bỏ kinh nghiệm ra khỏi
bối cảnh nguyên thủy của kinh nghiệm thì những bức ảnh có thể biến những

sự vật quen thuộc trở thành những điều lạ lùng, và những điều tầm thường
được mang một ý nghĩa phi thường. Con người trong hình ảnh bỗng trở nên
quan trọng hơn con người trong đời thực” [33, tr.17].
Ở khía cạnh khác, hình ảnh còn được xem là ngôn ngữ biểu tượng, tức
là dùng ngôn ngữ hình ảnh để nói lên một vấn đề nào đó. Ví dụ như dùng hình
ảnh chim bồ câu trắng để nói lên khát vọng hòa bình; một cánh diều bay trong
16


gió với những chú bé chăn trâu vui đùa thể hiện sự yên bình của một làng
quê... Chính vì thế, ngôn ngữ biểu tượng là ngôn ngữ mang đầy màu sắc và
hình ảnh được xem như là một tiếng nói, một cảm xúc, một thể loại ngôn ngữ
biểu tượng, giúp cho mọi người cảm nhận được nội dung và ý đồ của tác giả
muốn phản ánh đến người xem. Hình ảnh không chỉ là dụng cụ khoa học, nó
còn là một thành phần không thể tách rời khỏi những nghi lễ và sự kiện quan
trọng trong cuộc sống.
Tóm lại, ta có hiểu về hình ảnh là những gì chúng ta thấy được qua thị
giác rồi sau đó chuyển về não giúp ta cảm nhận hình ảnh đó một cách chân
thực nhất, từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu
nhận.
- Khái niệm chất lượng hình ảnh
Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định.
Chất lượng hình ảnh thể hiện mức độ, thước đo biểu thị giá trị sử dụng
của nó. Giá trị sử dụng làm nên tính hữu ích của hình ảnh đó và nó chính là
chất lượng của hình ảnh. Chất lượng hình ảnh là tập hợp những tính chất của
hình ảnh có khả năng thảo mãn được nhu cầu phù hợp với công dụng của hình
ảnh đó, phù hợp và thể hiện được thông tin cần được truyền tải nội dung vấn
đề qua hình ảnh, là tổng hợp thống nhất biện chứng những giá trị, những
thuộc tính đặc trưng, bản chất của hình ảnh.
Chất lượng hình ảnh phải thể hiện qua các yếu tố sau: Mang đến thông

tin, sự gắn kết giữa yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận; Hình ảnh có sự tác
động tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh và phát thanh; Truyền tải chân thực
nội dung đến mọi người và tạo sự truyền cảm, phản ánh được thực trạng của
hiện thực. Một hình ảnh có hàm lượng thông tin mang đến cho người xem
càng nhiều thông điệp, càng giải đáp được nhiều câu hỏi của độc giả thì hình
ảnh đó càng có giá trị, khi đó mang đến chất lượng của hình ảnh.
17


- Khái niệm hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình
Trong tất cả các loại hình sử dụng hình ảnh thì có lẽ hình ảnh được sử
dụng trong chương trình thời sự truyền hình là mang tính thông tin nhiều nhất.
Hình ảnh là phương tiện và cũng là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của
vấn đề được nói đến. Hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình không
chỉ cung cấp thông tin trung thực, mô tả chính xác từng chi tiết, diễn biến của
sự kiện, hoạt động của con người mà còn giúp khán giả như được chứng kiến,
tham gia trực tiếp vào sự kiện. Trong các tin, phóng sự truyền hình, mỗi hình
ảnh đều phải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung, một thông tin nào đó hoặc
là nguyên nhân diễn biến, kết quả của quá trình phát triển sự kiện trong cuộc
sống. Hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình phải đảm bảo các tiêu
chuẩn để người xem tiếp nhận được thông tin. Đó là hình ảnh đảm bảo bố cục
đăng đối, hài hòa, rõ nét, ánh sáng chuẩn. Thông thường để hiểu được nội
dung một cận ảnh, người ta cần 2 - 3 giây, để hiểu được nội dung trung cảnh,
người ta cần 3 - 5 giây, còn toàn cảnh lượng thời gian cần nhiều hơn nữa.
Hình ảnh trong tin, phóng sự truyền hình phải tuân thủ theo nguyên tắc cảm
nhận như thói quen quan sát khuôn hình từ trái sang phải, từ trên xuống dưới,
quy luật hình khối, xa gần, cân đối đường nét, màu sắc, kích thước sự vật,
đường vàng (đường chéo), đường mạnh, điểm mạnh, đường chân trời, chiều
vận động của đối tượng, không gian của hình…
Tóm lại, hình ảnh trong chương trình thời sự truyền hình là sự phản ánh

xác thực, ghi lại những cảnh tiêu biểu của hiện thực cuộc sống, với độ chính
xác cao về mọi phương diện, nó cung cấp cho người xem một lượng thông
tin, một giá trị tư tưởng, một sự nhận định về sự kiện, vấn đề đang xảy ra cần
được thông báo.

18


1.1.2. Khái niệm chất lượng
Chất lượng là một phạm trù phức tạp, trong mỗi lĩnh vực khác nhau với
các mục đích khác nhau thì chất lượng lại được định nghĩa một cách khác. Có
khá nhiều những quan điểm khác nhau về chất lượng.
Giáo sư người Mỹ Juran cho rằng: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu
cầu” [36].
Theo Giáo sư Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay
đặc tính nhất định” [41].
Còn theo Giáo sư người Nhật - Ishikawa thì: “Chất lượng là sự thỏa
mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” [38].
Ngoài ra, theo quan điểm triết học của C. Mác thì chất lượng sản phẩm
là mức độ, thước đo biểu thi giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một
sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó và nó chính là chất lượng của
sản phẩm.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều
quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên có một định nghĩa về chất
lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế. Đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu
chuẩn hóa Quốc tế. Trong dự thảo DIS 9000:2000, Tổ chức Quốc tế về Tiêu
chuẩn hóa ISO đã đưa ra định nghĩa về chất lượng: “Chất lượng là khả năng
của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp
ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” [18].
Có thể hiểu rằng, chất lượng là hệ thống đặc trưng được xác định bằng

những thông số có thể đo được hoặc so sánh được thông qua sản phẩm nhất
định và giá trị sử dụng của nó, thỏa mãn nhu cầu phù hợp với công dụng của
một sản phẩm nhất định nào đó, phù hợp với tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ
thuật.

19


Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý
do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng
kém, cho dù trình độ công nghệ để tạo ra sản phẩm đó có rất hiện đại. Do chất
lượng được đo bởi sử thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn biến động nên chất
lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử
dụng. Ngoài ra, khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ
xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu
cầu cụ thể. Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta
vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá
trình.
Tóm lại, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu
thị ra bên ngoài các thuộc tính, các tính chất vốn có của sự vật. Chất lượng là
cái tạo nên phẩm chất, giá trị của chủ thể nói tới. Nói đến chất lượng là nói tới
hai vấn đề cơ bản: Một là, đó là tổng hợp những phẩm chất, giá trị, những đặc
tính tạo nên cái bản chất của nó. Hai là, những phẩm chất, những đặc tính,
những giá trị đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đã được xác định về con
người, sự vật, sự việc đó ở một thời gian và không gian xác định.
1.1.3. Khái niệm tiêu chí đánh giá chất lượng
Để hiểu về tiêu chí đánh giá chất lượng, trước hết ta cần hiểu tiêu chí là
gì?.
Tiêu chí là bộ tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để đánh giá một đối
tượng, mà bao gồm các yêu cầu về chất lượng, mức độ, hiệu quả, khả năng,

tuân thủ các quy tắc và quy định, kết quả cuối cùng và tính bền vững của các
kết quả.
Để đánh giá đúng chất lượng của một chủ thể nào đó, ta cần xem xét
đầy đủ các tiêu chí đánh giá trong tính hệ thống. Cách đánh giá phải thật sự
khách quan, toàn diện và lịch sử cụ thể, vừa định lượng, vừa định tính, lấy
20


định lượng để định tính; xem xét toàn diện, tổng hợp tất cả các yếu tố có thể
đo.
Bất cứ đối tượng, sự vật, sự việc nào cũng có thể đo lường, đánh giá
được về chất lượng. Việc đánh giá đó thông qua các chỉ tiêu:
Thứ nhất, là chỉ tiêu nội dung: Đặc trưng cho các thuộc tính xác định
chức năng chủ yếu mà đối tượng đang xét phải thực hiện và quy định những
việc sử dụng sản phẩm đó, bao gồm:
Chỉ tiêu phân loại: Chỉ rõ đối tượng đó được xếp vào một nhóm nhất
định nào đó.
Chỉ tiêu chức năng: Đặc trưng cho hiệu quả sử dụng và tính tiên tiến
của các giải pháp kỹ thuật tạo thành nó.
Chỉ tiêu kết cấu, kích thước: Đặc trưng cho các giải pháp thiết kế cơ
bản, sự thuận tiện, khả năng tổ hợp hóa.
Thứ hai, là chỉ tiêu thẩm mỹ: Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý
về hình thức và sự hài hòa về kết cấu, sự hoàn thiện với sản xuất và độ ổn
định của hàng hóa.
Thứ ba, là chỉ tiêu công nghệ: Đặc trưng cho quá trình chế tạo, đảm bảo
tiết kiệm lớn nhất các chi phí.
Thứ tư, là chỉ tiêu thống nhất hóa: Đặc trưng cho mức độ sử dụng, sự
tiêu chuẩn hóa, thống nhất hóa.
Thứ năm, là chỉ tiêu về phát minh, sáng chế: Đặc trưng cho khả năng
giữ bản quyền.

Ngoài ra còn nhiều chỉ tiêu khác như chỉ tiêu tuổi thọ, chỉ tiêu chi phí,
giá cả, chỉ tiêu an toàn,.... Tùy từng đối tượng cụ thể đang xét mà đánh giá
những tiêu chí phù hợp.
Đặc biệt, dựa vào các yếu tố cấu thành, chức năng, nhiệm vụ của đối
tượng cần xét để đánh giá chất lượng. Theo đó, ta đánh giá về các tiêu chí sau:
21


Một là, tính năng, tác dụng của sự vật, sự việc đó. Hai là, các tính chất cơ, lý,
hóa như kích thước, kết cấu, thành phần cấu tạo. Ba là, các chỉ tiêu thẩm mỹ
của sản phẩm.
Ngoài ra còn nhiều chỉ tiêu mà tùy từng đối tượng thì có những tiêu chí
đánh giá phù hợp, còn có các tiêu trí khác như về tuổi thọ, độ tin cậy, độ an
toàn, tính dễ sử dụng,...
Tóm lại, có thể hiểu rằng, tiêu chí đánh giá chất lượng là tập hợp các
dấu hiệu, điều kiện, đặc trưng, các chỉ số định tính, định lượng làm căn cứ để
nhận biết, đánh giá chất lượng của một sự vật, sự việc.
1.2. Đặc trưng của truyền hình, hình ảnh truyền hình, chương trình
thời sự truyền hình
1.2.1. Đặc trưng của truyền hình
Truyền hình là kênh truyền thông giúp truyền tải thông tin bằng hình
ảnh, âm thanh sống động với đầy đủ sắc màu từ lời nói đến âm nhạc và tiếng
động. Truyền hình còn được khán giả gọi với những tên ưu ái như kẻ mang
bức tranh muôn màu cuộc sống, người đưa mang thông tin kết nối mọi người
lại với nhau. Truyền hình là thứ mang đến thông tin, hình ảnh một cách trực
quan nhất. Truyền hình đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Truyền hình
mang các đặc trưng sau:
Tính công chúng rộng rãi: Truyền hình Việt Nam phủ sóng hơn 80%
dân số, khán giả trên khắp các miền đất nước đều có thể xem truyền hình với
nhiều chương trình, thể loại khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khán giả cho dù

ở các lứa tuổi, trình độ học vấn, giới tính… khác nhau. Với nội dung phong
phú dựa trên phương tiện chuyển tải hấp dẫn, có thể nói truyền hình thu hút
hết sức đông đảo khán giả.
Tính tức thời, trực tiếp: khán giả ngồi trước máy thu hình có cảm
giác được nhìn thấy trực tiếp sự kiện diễn ra mà không phải qua một
22


×