Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Kinh doanh ở tốc độ tư duy pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.41 KB, 2 trang )

Kinh doanh ở tốc độ tư duy
Trong thế giới kinh doanh, nhanh bây giờ là tiêu chí hàng đầu.
Thắng bại đều được quyết định với kỹ năng phân tích vấn đề
bằng tốc độ của đường truyền băng thông rộng!
Ngày 14/2/2005, người sáng lập Tập đoàn Virgin Group Ltd, Richard Branson, nhận được email
của Gotham Chopra (con của tác giả nổi tiếng Deepak Chopra) đề nghị cộng tác cùng một số
doanh nhân Ấn Độ thành lập tập đoàn xuất bản truyện tranh và sản xuất phim hoạt hình - một mô
hình nửa giống nhà xuất bản truyện tranh khổng lồ Marvel Comics, nửa giống Hãng phim hoạt
hình Pixar.
Ngày 6/1/2006, Virgin Comics LLC chính thức ra mắt thế giới và giám đốc điều hành Virgin
Comics, Sharad Devarajan, bắt đầu tiết lộ vài dự án. Họ hi vọng xây dựng được một thị trường
truyện tranh trị giá hàng tỉ đôla bằng cách nhắm vào đối tượng dưới 20 tuổi với khoảng 500 triệu
người. Còn có cả chiến dịch đột nhập thị trường sách phương Tây. Bảy đầu sách chuẩn bị xuất
hiện tại Mỹ, Anh và Ân Độ trong vài tháng tới. Phim hoạt hình cũng như chương trình truyền hình
đang được sản xuất tại Bangalore.
Quyết định chớp nhoáng của Virgin trong trường hợp trên là một trong những xu hướng chuyển
động đáng chú ý nhất trong làng doanh nghiệp thế giới hiện nay - theo BusinessWeek 27-3-2006.
Tốc độ, trong tương lai, sẽ là vũ khí cạnh tranh tối thượng. Vài công ty đang thành công nhất thế
giới hiện thời đều cho thấy họ đã biết nhận biết cơ hội mới, tập trung tổng lực đầu tư và cung cấp
cho thị trường sản phẩm mới trong thời gian tích tắc. “Một ý tưởng tốt cho doanh nghiệp mới
không xảy ra đơn lẻ nhưng thường thì cửa sổ cơ hội lại rất nhỏ. Do đó, tốc độ là yếu tố tối quan
trọng” - Branson nhận xét.
Có thể thấy tốc độ đang diễn ra trong nhiều ngành công nghiệp, từ bán lẻ, hàng hóa tiêu dùng,
phần mềm, điện tử, xe hơi đến dụng cụ y khoa. Trong nhiều ngành, thời gian để tung ra thị
trường một sản phẩm đã được giảm một nửa từ 3-4 năm qua. Tại Nissan Motor, việc nghiên
cứu-phát triển mẫu xe mới thường mất 21 tháng, bây giờ chỉ cần 10 tháng rưỡi. Trong công
nghiệp điện thoại di động, Nokia, Motorola và nhiều công ty khác từng mất 12-18 tháng để tung
ra mẫu mới. Bây giờ, họ chỉ cần 6-9 tháng và thậm chí ít hơn, đặc biệt là đối với Samsung.
Chậm là tự khai tử. Và tốc độ ở đây còn có nghĩa bạn phải phản hồi tốt trước sự chuyển động tư
duy của đối thủ. Cách đây một năm, Motorola tung ra điện thoại di động siêu mỏng RAZR có
camera và kỹ thuật hỗ trợ nghe nhạc. Samsung lập tức trả đòn bằng điện thoại Blade bảy tháng


sau đó. Ngày 1/2/2006, Motorola “hồi âm” bằng SLVR (“siêu mỏng dính”, hơn cả RAZR). Tuy
nhiên, nhanh không có nghĩa ẩu. “Nếu không nhanh, anh tiêu đời; nhưng nếu không tốt, anh
cũng tiêu tùng” - George Bailey, nhà tư vấn thuộc IBM Business Consulting Services, nhận xét.
Theo BusinessWeek, một số cách thức nghiên cứu truyền thống (chẳng hạn nhóm đối tượng
khách hàng) hiện vẫn tiếp tục hữu ích nhưng bao nhiêu đó chưa đủ. Nhà bán lẻ Best Buy Co
phải liên tục kiểm tra với các nhà đầu tư góp vốn để xem hoạt động họ ra sao. Procter & Gamble
Thị trường điện thoại di động là nơi dễ thấy
nhất của xu hướng kinh doanh tốc độ (trong
ảnh là thế hệ 7380 không bàn phím trong bộ
sưu tập “L’amour” của Nokia).
(P&G) dùng mạng liên kết trực tuyến để liên lạc với hàng ngàn chuyên gia khắp thế giới. Phương
pháp này giúp P&G tung ra 100 sản phẩm mới trong hai năm qua.
Ví dụ, P&G đã lân ra được một giáo sư tại Bologna (Ý), người tìm ra kỹ thuật in phun có thể ứng
dụng in hình lên bánh. Thế là P&G dùng kỹ thuật trên để in hình ngộ nghĩnh lên bánh khoai tây
chiên Pringles, giúp tăng doanh số Pringles lên gấp đôi. Nhờ vậy, sản phẩm có thể xuất hiện chỉ
trong một năm chứ không phải (thông thường) 3-4 năm. Trường hợp Pringles đã cho thấy sự
quan trọng của nhạy bén và tốc độ chộp thời cơ.
Nhanh còn có nghĩa giảm thiểu sự cồng kềnh của bộ máy quản trị. Doanh nghiệp nhà hàng
Raving Brands (Atlanta, Mỹ) là một ví dụ. Cách làm việc của giám đốc điều hành Martin Sprock
trông y hệt một sĩ quan chỉ huy lực lượng đặc nhiệm. Mỗi thứ hai, Sprock “hú” 4-5 đối tác chính
và hẹn gặp tại một trong những nhà hàng của họ (công ty không có văn phòng!).
Tại cuộc gặp, Sprock đưa ra ý tưởng nào đó rồi tất cả cùng bàn. Tiến hành hay không đều được
quyết định tức thì. Nhanh gọn và cơ động là các yếu tố đem lại thành công cho Raving Brands.
Tương tự, Hãng rượu Jackson Enterprises tại California (sản phẩm Kendall - Jackson) cũng phá
tất cả những điều luật bất thành văn trong thế giới kinh doanh, khi tạo ra hai thương hiệu sản
phẩm hoàn toàn mới chỉ trong vài tuần (nhóm điều hành hãng bàn bạc 10 “ý tưởng điên rồ” và
chọn hai có vẻ “ít khùng” nhất rồi cho triển khai)
Cách đây bảy năm, Bill Gates từng tung ra quyển Business @ the speed of thought (Kinh doanh
ở tốc độ tư duy), trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh yếu tố nhạy bén trong nắm bắt thông tin và
triển khai cơ hội. Ngay ở đầu chương một, Bill Gates viết: “Tôi có một niềm tin đơn giản nhưng

mạnh mẽ, (rằng) cách ý nghĩa nhất để tạo ra sự khác biệt giữa công ty bạn và công ty đối thủ;
cách tốt nhất để tạo ra sự khác biệt giữa bạn và đám đông, là thực hiện một công việc nổi trội với
thông tin.
Cách bạn thu thập, quản lý và sử dụng thông tin sẽ quyết định bạn thành hay bại (tác giả cho in
nghiêng nhằm nhấn mạnh). Ngày càng có nhiều đối thủ hơn. Ngày càng có sẵn nhiều thông tin
hơn về họ và thị trường, bởi bây giờ đã là thời toàn cầu. Những kẻ chiến thắng sẽ là người biết
phát triển một hệ thần kinh số đẳng cấp thế giới để thông tin có thể dễ dàng chảy vào công ty với
tỉ lệ tối đa cùng sự nhận biết tức thì”.
K.Nguyên (Tuổi Trẻ)
Pringles - một trong những thành công
từ tư duy chớp nhoáng của P&G.

×