Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kinh tế học vi mô: Tuổi Tác, Anh Sinh Xã Hội và Y Tế doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 3 trang )

Kinh tế học vi mô: Tuổi Tác, Anh Sinh Xã Hội và Y Tế
Nguồn: www.saga.vn
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà kinh tế đã dành sự chú ý lớn tới việc tìm
hiểu kinh tế học về gia đình. Một lĩnh vực quan tâm đặc biệt là quyết định có con
của các hộ gia đình. Trong các nền kinh tế đang phát triển, trẻ em mang lại lợi
ích tiêu dùng cho bố mẹ (trừ khi chúng tới tuổi thiếu niên). Trẻ em cung cấp dịch
vụ lao động trong các nông trang gia đình và cung cấp đảm bảo tuổi già cho bố
mẹ chúng tại các nền kinh tế kém phát triển.
Biểu đồ dưới đây bao gồm một biểu đồ cung và cầu đơn giản có thể được sử
dụng nhằm giải thích số lượng con muốn có của một hộ gia đình. Đường cầu
được dự tính là đường có độ dốc đi xuống dưới do kết quả của quy luật tiện ích
cận biên giảm dần. Đường cung có thể ban đầu có độ dốc đi lên do chi phí cận
biên của đứa con thứ hai có thể thấp hơn của đứa con đầu do cũi, quần áo, đồ
chơi và những vật dụng khác có thể được sử dụng thêm một lần nữa. Mặc dù
việc nuôi dưỡng trẻ là một hoạt động mất thời gian, người ta dự tính chi phí cận
biên cuối cùng cũng tăng (do chi phí cơ hội của lượng thời gian tăng khi nhiều
thời gian hơn bị sử dụng cho những hoạt động khác). Số lượng con tối ưu là ở
điểm mà tại đó đường cung và đường cầu giao nhau.

Thế Chiến thứ II có tác động đáng kể với việc có con. Sau chiến tranh, đàn ông
và đàn bà bị chia rẽ bởi chiến tranh có thể có con mà trong những hoàn cảnh
khác thì đã có thể đẻ sớm hơn vài năm trước. Thu nhập tăng nhanh đi cùng với
việc kết thúc Đại Khủng Hoảng khiến hộ gia đình dễ mua nhà mới và nuôi dưỡng
con cái. Điều này dẫn tới tăng tỷ lệ sinh đẻ đáng kể trong những năm 1946-
1961.
Từ những năm 1960 trở đi, tỷ lệ sinh giảm. Một trong những lý do chính cho điều
này là việc tăng lương của phụ nữ và cơ hội trong thị trường lao động. Lương
cao hơn và cơ hội công việc được cải thiện với những phụ nữ đã kết hôn đã
tăng đáng kể chi phí cơ hội của việc có con. (Trong biểu đồ trên, điều này cũng
được chỉ ra bằng sự giảm sút trong đường cung có con). Khi tỷ lệ lương với phụ
nữ lập gia đình tiếp tục tăng, tỷ lệ sinh tiếp tục thấp hơn trong những giai đoạn


trước đó. Tỷ lệ ly dị tăng và trình độ giáo dục của phụ nữ tăng cũng giúp duy trì
tỷ lệ sinh thấp.
Vấn đề tuổi tác và an sinh xã hội
Thế hệ bùng nổ sinh đẻ lớn, đi cùng với tỷ lệ sinh thấp trong những thập kỷ gần
đây, dẫn tới một vấn đề tiềm ẩn cho hệ thống an sinh xã hội. Khi thế hệ bùng nổ
sinh đẻ về hưu, số lượng công nhân hỗ trợ mỗi khách hàng An Sinh Xã Hội sẽ
giảm đáng kể. Vấn đề này bị tăng lên nhiều lần do tuổi thọ tăng nhờ vào những
cải thiện trong y tế. Những vấn đề đi cùng với hệ thống an ninh xã hội trong
tương lai được nói tương đối chi tiết trên trang web An Sinh Xã Hội.
Y tế
Chi tiêu y tế ở Hoa Kỳ tăng quá nhiều trong những năm gần đây. HMO và những
cải biên được tạo ra nhằm phản ứng lại với chi phí y tế tăng. Vấn đề này và
những vấn đề khác đi cùng với y tế được trình bày trên trang web cải cách dịch
vụ y tế.

×