Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Thuc trang su dung ruou bia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.95 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG
------------*------------

CAO THỊ VÂN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
------------*-----------

CAO THỊ VÂN

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG RƯỢU BIA
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC HỒNG ĐỨC,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành Y tế Công cộng
Mã số: 8720701

Người hướng dẫn khoa học:
TS.BS. VÕ THỊ KIM ANH

HÀ NỘI - NĂM 2020

Thang Long University Library



i

LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo sau Đại học, Bộ mơn Y tế công cộng cùng
các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã trang bị kiến thức cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu tại trường để hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.BS Võ Thị Kim
Anh người cơ đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh
nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vơ cùng quan trọng trong suốt q trình học tập
và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y dược Hồng
Đức, phịng Cơng tác Học sinh – Sinh viên và tập thể cán bộ Khoa điều dưỡng
đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình thu thập số liệu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những
người luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ, dành cho tôi những điều kiện tốt nhất
để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.


TPHCM, ngày 28 tháng 11 năm 2020
Học viên

Cao Thị Vân


ii
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:

- Phịng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thăng Long
- Bộ môn Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Tên tôi là: Cao Thị Vân – Học viên lớp Cao học YTCC K7, chuyên ngành
Y tế công cộng Trường Đại học Thăng Long.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là luận văn do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. BS Võ Thị
Kim Anh
- Các số liệu trong luận văn này là do tôi trực tiếp thu thập và kết quả trình
bày trong luận văn là hồn tồn trung thực, chính xác, chưa có ai cơng bố
dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

TP HCM,ngày 28 tháng 11 năm 2020
Học viên

Cao Thị Vân

Thang Long University Library



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH............................................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
1.1. Tổng quan về sử dụng rượu bia..................................................................4
1.2. Tình hình sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên qua
các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam............................................... 12
1.3. Giới thiệu thang đo AUDIT..................................................................... 15
1.4. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu................................................................. 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................19
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................19
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..........................................................19
2.5. Phương pháp thu thập số liệu................................................................... 21
2.6. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu........................................................26
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá sử dụng trong nghiên cứu........................................29
2.8. Phương pháp phân tích số liệu................................................................. 30
2.9. Sai số và biện pháp khắc phục..................................................................31
2.10. Đạo đức nghiên cứu................................................................................31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 33
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 33
3.2. Tỷ lệ sử dụng rượu bia và một số dấu hiệu, triệu chứng liên quan đến hậu
quả của sử dụng rượu bia của sinh viên.......................................................... 36
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên...........47
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN................................................................................... 55

4.1. Thực trạng sử dụng rượu bia ở sinh viên trường cao đẳng Y Dược Hồng
Đức năm 2020........................................................................................... 55
4.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên......62


4.3. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................... 66
KẾT LUẬN......................................................................................................... 67
KIẾN NGHỊ.........................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
ĐVR:

Đơn vị rượu

KTC:

Khoảng tin cậy SDRB: Sử dụng rượu bia

TCYTTG:

Tổ chức y tế thế giới THCS: Trung học cơ sở

TIẾNG ANH
AUDIT:


Alcohol Use Disorders Identification Test (Thang đo mức độ

sử dụng rượu bia)
CDC:

Center for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm

sốt và phịng ngừa dịch bệnh)
DSM.IV:

Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders IV

(Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ)
FAS:

Fetal Alcohol Syndrom (Hội chứng rượu bào thai)

FASDs:

Fetal Alcohol Spectrum Disorders (Hội chứng rối loạn phổ

rượu ở thai nhi) GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
HED:

Heavy episodic drinking (Uống quá chén)

HIV:

Human Immunodeficiency Virus (Virus gây suy giảm miễn


dịch)
NIAAA:

National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (Viện

nghiên cứu Quốc gia về lạm dụng và nghiện rượu Hoa Kỳ)
WHO:

World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi khóa...................................................... 21
Bảng 2.2. Các biến số trong nghiên cứu..............................................................26
Bảng 3.1. Một số đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu..................33
Bảng 3.2. Một số đặc điểm về gia đình, bạn bè của sinh viên............................ 35
Bảng 3.3. Mức độ sử dụng rượu bia của sinh viên..............................................37
Bảng 3.4. Tần suất và lượng sử dụng rượu bia của sinh viên............................. 38
Bảng 3.5. Một số lý do sử dụng rượu bia của sinh viên......................................39
Bảng 3.6. Nhóm biểu hiện về thể chất................................................................ 40
Bảng 3.7. Biểu hiện lái xe................................................................................... 42
Bảng 3.8. Biểu hiện liên quan đến học tập..........................................................43
Bảng 3.9. Biểu hiện liên quan đến quy định, luật pháp.......................................44
Bảng 3.10. Biểu hiện liên quan đến bạo lực........................................................45
Bảng 3.11. Nhóm biểu hiện khác.........................................................................45
Bảng 3.12. Mỗi liên quan giữa môt số đặc điểm dân số xã hội liên quan đến
hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên.....................................................47
Bảng 3.13. Nghề nghiệp và tình trạng hơn nhân của bố mẹ liên quan đến tỷ lệ sử
dụng rượu bia............................................................................................ 48

Bảng 3.14. Một số đặc điểm gia đình liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của
sinh viên.................................................................................................... 49
Bảng 3.15. Yếu tố bạn bè liên quan đến tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên. . .50

Thang Long University Library


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mơ hình về mối liên hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ rượu bia và hậu
quả sức khỏe................................................................................................11
Hình 1.2. Lượng tiêu thụ rượu trung bình mỗi quốc gia vào năm 2017 và % thay
đổi so với năm 2010.................................................................................... 12
Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu................................................................ 18
Hình 3.1. Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia.........................................................36
Hình 3.2. Địa điểm thường được sử dụng để uống rượu bia...............................39


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lạm dụng rượu bia có rất nhiều tác hại đối với sức khỏe. Theo báo cáo của
Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), đây là yếu tố nguy cơ của 200 loại bệnh tật
và chấn thương trong đó các bệnh chính là xơ gan, viêm tụy, rối loạn tâm thần,
hội chứng ngộ độc rượu của thai nhi ở phụ nữ mang thai... [61]. Năm 2011, ước
tính có khoảng 2,5 triệu ca tử vong mỗi năm liên quan đến rượu bia, con số đó
tăng lên 3,3 triệu năm 2012, chiếm tỷ lệ 5,9% tổng số ca tử vong và 5,1% gánh
nặng bệnh tật trên toàn thế giới [61]. Năm 2014, có khoảng 76 triệu người rối
loạn tâm thần do sử dụng rượu [35]. Năm 2015, lạm dụng rượu bia góp phần gây
ra gần 85 triệu số năm mất đi do bệnh tật và tử vong sớm (DALYs) [44]. Rượu
bia cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư: miệng, thanh quản, vùng
mũi hầu họng, đại tràng [61]. Uống rượu bia quá mức còn gây ra mất ngủ, trầm

cảm, suy giảm trí nhớ, làm cho con người dễ sa vào các hành vi nguy hại như:
quan hệ tình dục khơng an tồn làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, tiêm chích
ma túy thậm chí là tự sát [60], [66].
Tại Mỹ, trung bình từ 2006-2010, đã có 88.129 trường hợp tử vong mỗi
năm do sử dụng rượu bia q mức, trong đó, những ngun nhân chính gây tử
vong là bệnh gan do rượu, tai nạn xe cộ, ngộ độc và tự sát [27]. Tại Áo, trong số
những người mắc mới xơ gan hằng năm thì có 61,4% nam giới và 61% nữ giới
đã sử dụng rượu bia trong thời gian dài [61]. Tại Úc, năm 2011, 70% người dân
thừa nhận từng ảnh hưởng tiêu cực do người sử dụng rượu bia gây ra như: đập
phá tài sản, bỏ bê vợ con, bạo lực gia đình [57]. Năm 2012, trong tổng số trường
hợp tai nạn giao thông tại Hàn Quốc thì 25,6% nam giới và 3,6% nữ giới nói đã
sử dụng rượu bia ở trước đó [61].
Năm 2017, Việt Nam tốn 4 tỷ đô la cho rượu bia, tiêu thụ khoảng 305 triệu
lít rượu, tương đương 72 triệu lít cồn và gần 4,1 tỷ lít bia, tương đương 161 lít
cồn, cao nhất Đơng Nam Á và đứng thứ 3 Châu Á chỉ sau Trung Quốc (dân số
gấp 14,5 lần) và Nhật Bản (dân số gấp 1,3 lần) [7], [8]. Sử dụng rượu bia là

Thang Long University Library


ngun nhân chính gây tai nạn giao thơng tại Việt Nam, liên quan đến 70% vụ
xô xát, gây gỗ, đâm chém nhau của đối tượng thanh thiếu niên từ thành thị đến
nông thôn [20]. Theo một nghiên cứu năm 2008, tỷ lệ sử dụng rượu, bia trong
lứa tuổi vị thành niên và thanh niên đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm
2003 lên 60% năm 2008), nếu chia theo giới thì 80% nam và ở 36,5% nữ là từng
sử dụng rượu bia, trong số đó có 60,5% nam và 22% nữ cho biết đã từng say
rượu, bia [2].
Lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi có nhiều sự thay đổi về thể chất và tâm
hồn, muốn chứng tỏ bản thân, thể hiện với bạn bè, do đó dễ bị sa ngã, ảnh hưởng
những hành vi xấu từ xã hội, trong đó có việc sử dụng rượu bia [46]. Đối tượng

này dễ nghiện rượu, bia hơn người lớn vì thiếu kiến thức về tác hại của rượu bia
[50]. Ở sinh viên thì đây là giai đoạn học tập quan trọng trước ngưỡng cửa gia
nhập xã hội, quyết định đội ngũ nhân lực y tế tương lai cho đất nước và tương
lai của bản thân mỗi sinh viên nên càng phải quan tâm, kiểm soát việc sử dụng
rượu bia chặt chẽ hơn nữa. Đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung
nhiều sinh viên từ các tỉnh lân cận sống xa gia đình và tới một mơi trường mới,
nơi có thể mang lại nhiều bạn bè mới, lối sống mới nhưng cũng có thể làm tăng
hành vi nguy cơ mới đặc biệt uống rượu quá mức, do đó sinh viên đại học
thường có khuynh hướng uống nhiều hơn so với những người cùng trang lứa
không học đại học [31]. Việc uống rượu bia ở các sinh viên trường y cần được
quan tâm vì họ sau này sẽ là những cán bộ y tế người chăm sóc sức khoẻ cho
cộng đồng. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là tỷ lệ sử dụng rượu bia ở sinh viên
trường y rất cao. Tại Mỹ gần 78% sinh viên trường y đã sử dụng rượu bia [30],
trong khi đó ở Việt Nam con số này là 65% [29]. Tuy nhiên, đa số các nghiên
cứu gần đây chưa đánh giá mức độ sử dụng rượu bia ở sinh viên một cách tối ưu
nhất. Trước thực tế sinh viên uống rượu ngày càng nhiều và thường xuyên, cần
có nhiều hơn những nghiên cứu nhằm xác định rõ mức độ sử dụng rượu bia ở
sinh viên và bộ công cụ AUDIT sẽ đáp ứng được tiêu chí đó [18], [58]. AUDIT
là bộ cơng cụ do WHO xây dựng, có tính tin cậy cao, sử dụng được trên nhiều


đối tượng, nhiều quốc gia và đã được chuẩn hóa tại Việt Nam, ưu điểm của nó
là xác định rõ bốn mức độ uống rượu dựa vào tổng điểm của 10 câu hỏi, từ đó
có thể nhận diện được những sinh viên có nguy cơ cao. Chính vì vậy, tơi muốn
thực hiện nghiên cứu “Thực trạng sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở
sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức năm 2020” sử dụng bộ công cụ
AUDIT với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y
dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến hành vi sử dụng rượu bia của

sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Thang Long University Library


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về sử dụng rượu bia
1.1.1. Khái niệm về rượu bia
Rượu bia là loại thức uống chứa cồn.
Rượu được sản xuất bằng quá trình lên men của ngũ cốc và hoa quả. Quá
trình lên men là một q trình hóa học, theo đó nấm men hoạt động theo một số
thành phần nhất định trong thức ăn, tạo ra rượu [49].
Bia là loại đồ uống lên men, được làm từ nguyên liệu chính là đại mạch,
nước, hoa bia và men. Một số loại ngũ cốc khác có thể sử dụng thay thế đại
mạch. Độ cồn của bia dao động từ 0,5%-14%, phổ biến từ 4%-6%. Hiện nay,
trên thế giới có cả loại bia có độ cồn lên tới trên 20%, tuy nhiên chưa phổ biến ở
Việt Nam [2].
Đơn vị rượu (ĐVR) là một đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại thức
uống có cồn, bia rượu với nhiều nồng độ khác nhau. Không có một rượu bia
thống nhất cho tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, đơn vị được nhiều quốc
gia chấp nhận rộng rãi nhất là: 1 đơn vị cồn tương đương 10 gam cồn nguyên
chất chứa trong dung dịch uống [40].
Cách tính đơn vị cồn trong rượu bia:
Đơn vị cồn = Dung tích (ml) x Nồng độ (%) x 0,79 (hệ số quy đổi) Ví dụ:
chai bia 330ml và nồng độ cồn 4% sẽ có số gam cồn là: 330 x 0,04 x 0,79 =10,4;
tương đương 1 đơn vị cồn.
Như vậy, 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 chai bia 500ml hoặc một lon
bia 330 ml (5%); 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); 1 cốc bia hơi 330 ml hoặc 1
chén rượu mạnh 30 ml (40%) [2].

1.1.2. Phân loại rượu bia
Theo TCYTTG, rượu bia được phân loại theo nồng độ cồn như sau [14]:


- Bia: có nồng độ cồn khoảng 5%.
- Rượu nhẹ: có nồng độ cồn khoảng 12 - 15%. Rượu mạnh: có nồng độ cồn
khoảng 40%.
Uống quá chén:
- Uống quá chén (HED: Heavy episodic drinking) được định nghĩa là việc
tiêu thụ 60 gram cồn nguyên chất hoặc hơn, tương đương với 6 đơn vị rượu ít
nhất một lần mỗi tháng, HED giúp nhận diện người có nhiều khả năng đối với
các tác hại cấp tính của rượu như ngộ độc, chấn thương, bạo lực... [61].
Các mức độ trong sử dụng rượu bia , theo bảng phân loại DSM.IV của
Hiệp hội Tâm thần Mỹ.
Theo bảng phân loại DSM.IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental
Disorders) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, rối loạn do sử dụng đồ uống có cồn được
chia làm 2 mức độ: Lạm dụng (Alcohol abuse) và phụ thuộc rượu bia (Alcohol
dependence) [14].
Phân loại theo sự quản lí của nhà nước
- Đồ uống trong tầm quản lí của nhà nước: Đồ uống trong tầm quản lí của
nhà nước (recoded alcohol) là tất cả những loại đồ uống có cồn được nhà nước
quản lí, thu thuế và ghi nhận vào hệ thống báo cáo, thống kê. Các loại đồ uống
này theo các tiêu chuẩn được quy định về nhãn mác, thành phần, chất ượng…
Đồ uống nằm ngồi sự quản lí của nhà nước.
- Đồ uống nằm ngồi sự quản lí của nhà nước (unrecorded alcohol) là tất cả
những loại đồ uống có cồn khơng được nhà nước quản lí, thu thuế, vì vậy cũng
khơng được đảm bảo về chất ượng, nguồn gốc xuất xứ. Những loại đồ uống này
thường tồn tại dưới các hình thức như: rượu bia nấu thủ cơng (được sử dụng tại
gia đình hoặc với mục đích thương mại), rượu tự pha (rượu thuốc, rượu
ngâm…),rượu bia nhập lậu, các sản phẩm chứa cồn không phải đồ uống (cồn

công nghiệp/y khoa, nước súc miệng, nước hoa…), rượu bia xách tay từ nước
ngoài [61].

Thang Long University Library


1.1.4. Tác hại của việc sử dụng rượu bia
Đối với sức khỏe
Trên thế giới, rượu bia là một trong năm nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật
và tử vong, là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là
nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh [5]. Theo WHO, rượu bia là một trong
năm nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, lạm dụng
rượu bia gây ra cái chết của 3,3 triệu người mỗi năm (chiếm 5,9% của tất cả các
trường hợp tử vong) [61]. Trong một nghiên cứu tồn cầu về gánh nặng bệnh tật,
thương tích và chi phí kinh tế do việc sử dụng rượu bia vào năm 2004 đã chỉ ra
có 11% số ca tử vong ở nam giới tại khu vực châu Âu là do rượu bia gây ra [28].
Tại Mỹ, ước tính có 88.000 (khoảng 62.000 nam và 26.000 nữ) người tử vong
do các nguyên nhân liên quan đến rượu gây ra hàng năm [27].
Lạm dụng rượu bia còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh
không lây như ung thư gồm: vú, vòm họng, thực quản, gan, dạ dày, đại trực
tràng. Các bệnh lý tim mạch như tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tăng
huyết áp, bệnh lý đái tháo đường, các rối loạn tâm thần và hành vi [61]. Năm
2009, bệnh gan do rượu là nguyên nhân chính gây tử vong gần 1/3 số ca ghép
gan ở Hoa Kỳ [25]. Trong năm 2015, trong số 78.529 ca tử vong do bệnh gan ở
những người từ 12 tuổi trở lên, có 47% liên quan đến rượu, trong đó nam giới
chiếm 49,5%, nữ giới chiếm 43,5% [47]. Năm 2016, tại Anh và xứ Wales, trong
tổng số các trường hợp tử vong do rượu thì chiếm tới 63% nguyên nhân là bệnh
gan do rượu [48]. Tại Angola năm 2012, trong số những người bị xơ gan thì có
đến 68,9% nam giới và 60,9% nữ giới cho biết đã từng sử dụng rượu bia trong
thời gian dài trước đó [61]. Điều đó cho thấy tác hại của rượu đối với gan là rất

lớn.
Ngoài tác hại đối với gan, trên toàn thế giới, WHO ước tính có khoảng 76
triệu người rối loạn tâm thần do sử dụng rượu bia [35]. Đối với phụ nữ mang
thai, việc sử dụng rượu bia sẽ tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh sớm, con bị dị
tật hoặc bị hội chứng rượu bào thai FAS (Fetal Alcohol Syndrome). Tại Mỹ vào


năm 1996, tỷ lệ mắc hội chứng rượu bào thai được ước tính từ 0,5 đến 3 trường
hợp trên 1.000 trẻ sơ sinh [39]. Sau 13 năm con số đó là 2 đến 7 trường hợp trên
1.000 trẻ và tỷ lệ mắc hội chứng rối loạn phổ rượu ở thai nhi FASDs là 20 đến
50 trường hợp trên 1.000 trẻ vào năm 2015 [51,52]. Tại Việt Nam, lạm dụng
rượu bia ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe cộng đồng khi nó xếp thứ 4 trong
tổng số 79 hành vi nguy cơ gây nên gánh nặng bệnh tật, tử vong trên tồn cầu
năm 2015 [44].
Tai nạn giao thơng và bạo lực
Theo báo cáo của WHO, trong tổng số 3,3 triệu ca tử vong do rượu bia trên
toàn cầu mỗi năm có đến 15% là do tai nạn giao thơng sau khi sử dụng rượu bia,
ở các nước phát triển, khoảng 20% số vụ tai nạn là do tài xế có nồng độ cồn
trong máu cao (trên giới hạn cho phép), ở các nước kém phát triển thì cho thấy
rượu có mặt ở 33% đến 69% người lái xe bị tai nạn [62]. Tại Hàn Quốc năm
2012 đã ghi nhận 25,6% số trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông ở nam
giới và 3,6% ở nữ giới nói đã sử dụng rượu bia ở trước đó [61]. Tại Úc, năm
2011, 70% người dân thừa nhận từng ảnh hưởng tiêu cực do người sử dụng rượu
bia gây ra như: đập phá tài sản, bỏ bê vợ con, bạo lực gia đình [57].
Tại Việt Nam, theo thống kê của Ủy ban an tồn giao thơng Quốc gia,
khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong do tai nạn liên
quan đến rượu bia. Theo WHO khảo sát riêng tại Việt Nam, trong tổng số
18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thơng có tới 36% số người lái xe máy
có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép và 66,8% số lái xe ô tô vi phạm quy định
về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông [19]. Năm 2016, rượu bia

là nguyên nhân gây ra 70% số vụ tai nạn giao thơng, ước tính cả nước có hơn
10.000 người tử vong do tai nạn giao thơng một năm thì có hơn 7.000 người
chết do lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Tỷ lệ người điều khiển phương tiện giao
thơng trong vịng hai giờ sau khi uống rượu bia là 45% [4]. Nghiên cứu tai nạn
giao thông liên quan đến rượu và điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ ở hai
bệnh viện Việt Đức và Saint Paul năm 2008-2009 thì số nạn nhân bị tai nạn giao

Thang Long University Library


thơng có nồng độ cồn trong máu là 62%, xét nghiệm tử thi của 500 nạn nhân tử
vong do tai nạn giao thơng thì 34% nạn nhân có nồng độ cồn trong máu [9].
Cũng thông tin từ khoa cấp cứu bệnh viện Việt Đức, chỉ trong bốn ngày tết Mậu
Tuất 2018 có gần 500 ca tai nạn giao thơng nhập viện, trong đó hơn 60% có liên
quan đến sử dụng rượu bia [7].
Tại Úc năm 2011, trong một nghiên cứu về rượu và bạo lực từ 2011 đến
2012 cho kết quả 57% các vụ bạo lực liên quan đến rượu, 34% trong tổng số các
vụ bạo lực là bạo lực gia đình và 70% trong số 34% các vụ bạo lực gia đình có
ngun nhân do rượu [32]. Khảo sát về tội phạm và công lý tại Scotland 20172018 cho kết quả 46% các vụ bạo lực, người phạm tội đã chịu ảnh hưởng của
rượu bia [56]. Từ 2014-2016 tại Anh và xứ Wales, 91% các vụ bạo lực xảy ra tại
quán rượu hoặc câu lạc bộ có liên quan đến rượu [61].
Tại Việt Nam năm 2016, có 30% số vụ gây rối trật tự xã hội, 33,7% các vụ
bạo lực gia đình có ngun nhân xuất phát từ việc sử dụng rượu bia [7]. Một
nghiên cứu cắt ngang từ 2012 đến 2013 thực hiện trên 392 học sinh ở một
trường THPT tại Hà Nội về hành vi bắt nạt, bạo lực thể chất ở học sinh cấp 3
cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ sử dụng rượu bia và hành vi bắt nạt, bạo
lực. Cụ thể, tỷ lệ bắt nạt, bạo lực thể chất tăng dần theo các nhóm từ chưa bao
giờ uống rượu bia (6%) cho đến uống nhưng chưa hết một cốc (9,3%) và cao
nhất ở nhóm đã từng uống ít nhất một cốc (26,4%) [8]. Ở một nghiên cứu khác
cho thấy tỷ lệ gây thương tích cho người khác ở những thanh thiếu niên từng say

rượu bia khơng cao (3,5%) nhưng nó vẫn gấp nhiều lần so với những người chưa
từng say rượu bia (0,4%) và có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [16].
Về kinh tế
Bên cạnh những tác hại về mặc sức khỏe, rượu bia còn gây ra gánh nặng về
kinh tế rất lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới, ngay cả với những nước phát
triển. Năm 2010, lạm dụng rượu bia gây thiệt hại cho Hoa Kỳ 249 tỷ đơ la.
Trong đó, uống rượu say tiêu tốn 191 tỷ đô la (76,7%), riêng ở nhóm trẻ vị thành


niên tốn 24,3 tỷ đô la (9,7%). Tại Anh từ 2006-2007, hệ thống y tế quốc gia
(NHS) đã tốn 3,3 tỷ bảng Anh để khắc phục hậu quả của bia rượu [54].
Tại Việt Nam, trong hội thảo “cung cấp thông tin cho báo chí về phịng,
chống tác hại của rượu, bia” năm 2016, cho biết cả nước đã phải chi phí cho
rượu bia khoảng 60.000 tỷ mỗi năm, tổn thất về kinh tế do sử dụng rượu bia
chiếm gần 3% tổng số thu ngân sách của cả nước [4]. Năm 2015, ngành sản xuất
rượu đóng góp cho ngân sách khoảng 1,2 tỷ đô la, nhưng riêng thiệt hại do tai
nạn giao thông liên quan đến rượu, bia năm 2010 đã tương đương 1 tỷ đơ la, đó
là chưa kể các gánh nặng bệnh tật, giảm suất sức lao động, thiệt hại về kinh tế,
xã hội khác mà rượu, bia gây ra. Năm 2016, chỉ tính riêng tai nạn giao thơng đã
gây ra thiệt hại 250 tỷ đồng mỗi ngày. Rượu bia lấy đi nguồn tài chính rất quan
trọng ở người nghèo, gia đình, xã hội nơi người đó sống và là ngun nhân làm
cho tình trạng nghèo đói thêm trầm trọng.
Tác hại đối với thanh thiếu niên
Tại Mỹ, trong báo cáo của CDC, trung bình trong giai đoạn 2006 - 2010
mỗi năm lấy đi sinh mạng của 4358 người dưới 21 tuổi trong đó nguyên nhân
chiếm tỷ lệ cao nhất là tai nạn giao thông do sử dụng xe cơ giới với 1580 trường
hợp [22].
Trong một nghiên cứu về sử dụng rượu bia ở sinh viên giai đoạn 1998 2001, có 696.000 sinh viên đại học tại Mỹ bị tấn công bởi một sinh viên khác
đang uống rượu và 97.000 sinh viên báo cáo bị tấn cơng tình dục liên quan đến
rượu hoặc hiếp dâm ngày [55].

Một nghiên cứu khác của trường Y tế Công cộng về việc sử dụng rượu bia
và các mối liên quan ở sinh viên đại học Harvard Mỹ từ 1993 đến 1997 báo cáo
cứ 4 sinh viên thì có 1 sinh viên bị hậu quả do việc sử dụng rượu như bị điểm
thấp, tụt lại trong lớp, kết quả học tập giảm [33].
Rượu bia còn làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục khơng an toàn, một
nghiên cứu trên 384 sinh viên tại một số trường đại học ở Mỹ năm 2015 cho kết

Thang Long University Library


quả 59,2% nam sinh viên và 46,5% nữ sinh viên đã từng quan hệ tình dục khơng
an tồn sau khi sử dụng rượu bia, tính theo nhóm tuổi thì có đến 57% sinh viên
trong nhóm dưới 20 tuổi, 52,2% trong nhóm từ 20 đến 24 đã quan hệ tình dục
khơng an toàn sau khi uống rượu. Một nghiên cứu ở Anh năm 2008 về các yếu
tố nguy cơ và bảo vệ của việc sử dụng rượu bia ở trẻ em 15 đến 16 tuổi cho kết
quả 12,5% đã từng quan hệ tình dục ngồi ý muốn sau khi sử dụng rượu bia,
28,8% từng bị ảnh hưởng bởi bạo lực sao khi uống say và 45,3% từng quên mọi
thứ sau khi uống [41].
Tại Việt Nam năm 2016, một nghiên cứu cắt ngang ở Hà Nội và Nam Định
thực hiện trên đối tượng đi xét nghiệm HIV cho kết quả có mối liên quan mật
thiết giữa những người có rối loạn sử dụng rượu với hành vi tình dục khơng an
tồn [26].
1.1.5. Khuyến cáo về sử dụng rượu bia Theo IARD
International Alliance for Responsible Drinking-Tổ chức quốc tế về uống
rượu bia có trách nhiệm), đến thời điểm tháng 1 năm 2017 chưa có khuyến nghị
mang tính quốc tế nào liên quan đến sử dụng rượu bia được ban hành bởi
TCYTTG hoặc các cơ quan khác có thể áp dụng cho dân số chung. Tuy nhiên,
nhiều quốc gia đã có những hướng dẫn hay khuyến nghị riêng về sử dụng rượu
bia hợp lý cho công dân trong nước. Chủ yếu các khuyến cáo trình bày theo
ĐVR khuyến nghị/người/ngày, được quy đổi ra gram cồn/người/ngày và khác

nhau cho từng giới tính.
Lượng cồn khuyến cáo/sử dụng rượu bia vừa phải
Quy định về lượng cồn khuyến cáo (recommended consumption) hay sử
dụng rượu bia vừa phải (moderate drinking - NIAAA) khác nhau cho từng quốc
gia, từ 8 -40,5g/người/ngày cho nam và 8 - 27g/người/ngày cho nữ. Tại Việt
Nam, lượng cồn khuyến cáo là 2 ĐVR (20g cồn)/người/ngày cho nam và 1 ĐVR
(10g cồn)/người/ngày cho nữ.
Sử dụng rượu bia nguy cơ thấp


Ngoài khái niệm “lượng cồn khuyến cáo”, nhiều quốc gia còn quy định về
sử dụng rượu bia nguy cơ thấp (low-risk drinking) với lượng cồn (g)/người/ngày
hay lượng cồn (g)/người/tuần thường lớn hơn mức khuyến cáo và nhỏ hơn mức
UQC.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiêu thụ rượu bia
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ rượu bia bao gồm yếu tố cá nhân
như tuổi, gia đình và các yếu tố xã hội như sự phát triển kinh tế, văn hóa, các
loại rựơu bia hiện có, mức độ thi hành chính sách về rượu bia.
Tác động của việc uống rượu bia có thể gây ra các tổn thuơng cấp tính hoặc
lâu dài đối với sức khỏe trong dân số liên quan đến lượng uống và tần suất uống.
Hoàn cảnh uống rượu bia cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xuấ hiện các
tác hại liên quan đến rượu bia, đặc biệt là ảnh huởng của ngộ độc rượu đến sức
khỏe những dịp đặc biệt [23]

Hình 1.1. Mơ hình về mối liên hệ nhân quả giữa việc tiêu thụ rượu bia và hậu
quả sức khỏe

Thang Long University Library



1.2. Tình hình sử dụng rượu bia và một số yếu tố liên quan ở sinh viên qua
các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Báo cáo của Tạp chí y khoa Lancet chỉ ra, lượng dung nạp đồ uống có cồn
đang chững lại ở các quốc gia ở các quốc gia phát triển, như Nga, Anh, Canada.
Còn tại Mỹ tốc độ tăng tiêu thụ loại đồ uống này khá thấp, khoảng 5,4% từ năm
2010. Tính bình qn đầu người thì Moldova là quốc gia có mức tiêu thụ rượu
lớn nhất, 15 lít, và thấp nhất là Kuwait với 0,005 lít mỗi năm. Nghiên cứu này
cũng chỉ ra tỷ lệ người khơng sử dụng rượu trên tồn cầu giảm 3% trong 17
năm, ở mức 43% năm 2017. Cũng theo nghiên cứu này, tới năm 2030 châu Âu
sẽ khơng cịn là khu vực có mức tiêu thụ rượu cao nhất [42].

Hình 1.2. Lượng tiêu thụ rượu trung bình mỗi quốc gia vào năm 2017 và % thay
đổi so với năm 2010. Nguồn Devaux, 2017 [37]
Tại Thái Lan, theo báo cáo của khảo sát y tế và phúc lợi của chính phủ Thái
Lan 1991. Có tới 85% số người đang uống rượu là nam giới, trong đó 21,5% là


tuổi từ 14 đến 19 và 33% là tuổi từ 20 đến 24 và có gần một nửa (45%) dân số
bắt đầu uống rượu trước 20 tuổi [28].
Việc tiêu thụ rượu bia quá mức gây ra những hậu quả về sức khỏe đặc biệt
trong sinh viên đại học. Theo nghiên cứu cắt ngang ở ba nước châu Âu của
Sebena và cộng sự năm 2016 về tỷ lệ uống rượu trong sinh viên đại học và vấn
đề về tình trạng sức khỏe ở ba trường Đức, Bulgaria và Ba Lan với cỡ mấu là
2103 sinh viên, kết quả trong thấy những sinh viên uống rượu bia, có từ 10%
đến 30% sinh viên báo cáo tình trạng tồi tệ về sức khỏe trong năm qua (54)
Ngoài gây ra hậu quả về sức khỏe sử dụng rượu bia cịn có thể gây ra
những hậu quả khác đặc biệt là hành vi tình dục nguy hiểm theo nghiên cứu cắt
ngang của Choudhry và cộng sự vào năm 2014 tiến hành trên 1954 sinh viên tại
Trường Đại học ở Uganda. Kết quả cho thấy trong các sinh viên có uống rượu

bia có 27% sinh viên đã uống rượu bia khi họ có quan hệ tình dục lần gần đây
nhất và có khoảng 50% nữ sinh viên sử dụng bao cao su không đồng nhất với
bạn tình mới cao hơn nam sinh viên (37%) [59].
Tại Ấn Độ năm 2017, một nghiên cứu về việc sử dụng rượu ở sinh viên
một trường đại học Y và các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng rượu. Kết quả tỷ lệ
có sử dụng rượu ở sinh viên là 20%, trong đó 55% sinh viên sử dụng rượu hàng
tháng, 80% trả lời bạn bè là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng rượu của họ.
Kiểm định thống kê cho thấy nam giới sử dụng nhiều hơn nữ (p=0,04), nghiên
cứu khơng tìm thấy mối liên quan giữa sử dụng rượu bia với học vấn của cha và
mẹ [37].
1.2.2. Tại Việt Nam
Trong một cuộc điều tra khảo sát quốc gia về sử dụng rượu bia ở Việt Nam
(SURA Việt Nam) được thực hiện vào năm 2015 ở 12 tỷnh và thành phố đại diện
cho 6 vùng kinh tế - xã hội với tổng mẫu điều tra là 5.200 hộ gia đình cho thấy
gần 60% người được điều tra cho biết họ đang sử dụng rượu bia, tỷ lệ nam nữ sử
dụng là 86,8% và 31,6% tương ứng, khơng có sự khác nhau về tỷ lệ sử

Thang Long University Library


dụng rượu bia ở thành thị và nông thôn. Trong 6 vùng kinh tế, xã hội thì Tây
Nguyên là vùng có người dân sử dụng rượu bia nhiều nhất (73,4%), thấp nhất là
Đồng bằng sông Cửu Long (52%) [13].
Theo một nghiên cứu năm 2008, có khoảng 80% nam và 36,5% nữ thanh
thiếu niên từ 14-25 tuổi sử dụng rượu bia, tăng 10% ở nam và 8% ở nữ sau 5
năm, trong đó 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say [2].
Năm 2013, một cuộc điều tra trên toàn quốc trên học sinh lớp 8-12 cho thấy
có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ từng uống ít nhất một đơn vị cồn
trong 30 ngày vừa qua, trong đó 49% học sinh nam và 38% học sinh nữ uống
cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi, 31% học sinh nam và 15% học sinh nữ đã

từng uống say ít nhất một lần [22].
Trong một báo cáo của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm
2017 cho biết vào năm 2015 tại Việt Nam có 34% thanh thiếu niên từ 14 đến 17
tuổi và 57% thanh niên từ 18 đến 21 tuổi đã từng sử dụng rượu bia [34].
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về rượu bia trên sinh viên và cho
thấy tỷ lệ khá cao. Tiêu biểu năm 2017, Trần Thị Huyền Trang đã thực hiện một
nghiên cứu cắt ngang mô tả về hành vi sử dụng rượu bia ở trên 405 sinh viên
Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh sử dụng bộ
cơng cụ AUDIT. Kết quả tỷ lệ có sử dụng rượu bia của sinh viên trong 12 tháng
vừa qua là 58,3%, tỷ lệ lạm dụng rượu bia trong tổng số 405 sinh viên (AUDIT
≥8 ở nam hoặc ≥6 ở nữ) là 10,6%. Phân tích đơn biến cho thấy có mối liên quan
giữa lạm dụng rượu bia với giới tính, học lực, hút thuốc lá. Cụ thể, những sinh
viên nam có tỷ lệ lạm dụng rượu bia gấp 1,9 lần sinh viên nữ (p=0,022), sinh
viên có học lực khá trở lên có tỷ lệ lạm dụng rượu bia chỉ bằng 0,43 lần những
sinh viên có học lực từ trung bình trở xuống, những sinh viên có hút thuốc lá
trong vịng 12 tháng vừa qua thì có tỷ lệ lạm dụng rượu bia gấp 2,39 lần những
sinh viên khơng có hút thuốc lá trong 12 tháng qua. Các biểu hiện sau khi uống
rượu: biểu hiện về thể chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất (83,1%), biểu hiện vấn dề liên


quan đến lái xe sau khi uốn rượu bia cũng chiếm tỷ lệ khá cao (60%), biểu hiện
liên quan đến học tập chiếm 28,4% [16].
Tại Huế năm 2016, một nhóm tác giả của Đại học Y Dược Huế đã thực hiện
một nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 550 sinh viên thuộc 4 trường Đại học và
Cao đẳng trên thành phố Huế về thực trạng lạm dụng rượu bia và các yếu tố liên
quan, nghiên cứu sử dụng bộ công cụ AUDIT để đánh giá mức độ sử dụng rượu
bia, tuy nhiên khác với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Huyền Trang, nghiên
cứu này dùng điểm cắt AUDIT ≥8 cho cả nam và nữ để xác định mức lạm dụng
rượu bia. Kết quả có 93% sinh viên sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua, mức
độ sử dụng hợp ở mức nguy cơ thấp chiếm 66,9%, nguy cơ 18,7%, có hại 1,8%

và 5,3% ở mức phụ thuộc/nghiện, tính gọp lại thì tỷ lệ sinh viên lạm dụng rượu
bia là 25,8% trong tổng số 550 sinh viên khảo sát [17].
Tại Miền Bắc năm 2007, Phạm Bích Diệp và cộng sự đã có nghiên cứu cắt
ngang trên 619, có độ tuổi từ 18-25 của Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Thái
Nguyên, sử dụng AUDIT với điểm cắt ≥8 để xác định lạm dụng rượu bia. Kết
quả trong số 586 sinh viên hoàn thành đầy đủ bộ câu hỏi thì tỷ lệ lạm dụng rượu
bia là 12,5% trong tổng số 65,5% sinh viên đã từng sử dụng rượu bia. Phân tích
đơn biến cho thấy có mối liên quan giữa lạm dụng rượu bia với giới tính, tuổi và
hút thuốc lá. Cụ thể, tỷ lệ nam giới ở nhóm lạm dụng rượu bia cao gấp 23,3 lần
nhóm sử dụng rượu bia hợp lý, tỷ lệ sinh viên từ 22 tuổi trở lên ở nhóm lạm
dụng rượu bia cao gấp 2,4 lần ở nhóm sử dụng rượu bia hợp lý, tỷ lệ từng hút
thuốc ở nhóm lạm dụng rượu bia cao gấp 3,8 lần ở nhóm sử dụng rượu bia hợp
lý, tỷ lệ hiện hút thuốc lá ở nhóm lạm dụng rượu bia gấp 7 lần nhóm sử dụng
rượu bia hợp lý, nghiên cứu này khơng tìm thấy mối liên quan giữa lạm dụng
rượu bia với trình độ học vấn của cha và mẹ [29].
1.3. Giới thiệu thang đo AUDIT
AUDIT (Alcohol Use Disorders Identification Test) là thang đo do
TCYTTG xây dựng, đây là một phương pháp đơn giản, thực hiện sàng lọc mức

Thang Long University Library


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×