MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sử dụng rượu đã trở thành tập quán lâu đời trong đời sống gia đình và các cộng
đồng dân cư. Ở nước ta, nhiều vùng coi rượu, bia như là vật chứng để thể hiện sự biết ơn
của con người với trời đất, sự thành kính với tổ tiên, sự trọng thị của người thân, bạn bè
và những người xung quanh. Bởi vậy mà rượu, bia là một thứ không thể thiếu trong các
dịp lễ tết, hội hè…“Phi tửu bất thành lễ”. Đối với một số người rượu, bia còn là chuẩn
mực đánh giá bản lĩnh, tính cách của nam giới “Nam vô tửu như kỳ vô phong”.
Kinh tế nước ta ngày càng phát triển nên xu hướng sử dụng rượu, bia trong cuộc
sống hằng ngày, những dịp lễ hội, quan hệ công việc…ngày càng gia tăng. Để đáp ứng sự
gia tăng về nhu cầu sử dụng, các mặt hàng rượu, bia trên thị trường cũng trở nên phong
phú hơn với nhiều loại và giá thành khác nhau. Theo điều tra về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 kết luận: “Tỉ lệ thanh niên đã có uống rượu bia rất cao,
trong đó có một nhóm nhỏ say bia rượu thường xuyên”.[21]
Điều này khiến nhiều người nhớ đến thông tin Việt Nam đứng đầu khu vực Đông
Nam Á về tăng trưởng ngành rượu bia, với khoảng 3 tỷ USD/năm chi cho bia và khoảng
16.000 tỷ đồng/năm (tính theo mức giá rẻ nhất) cho rượu nhà máy. Lượng rượu, bia trung
bình sử dụng trên thế giới không tăng trong 10 năm vừa qua, trong khi Việt Nam tăng
trưởng theo đường thẳng đứng do năm 2010 ở mức 6,6 lít/người/năm, gần gấp đôi giai
đoạn 2003-2005 là 3,8 lít. Việt Nam là nước đứng đầu Đông Nam Á về tiêu thụ rượu, bia.
[22]
Và con số đó vẫn không dừng lại, lượng rượu được sử dụng ở Việt Nam đang tiếp
tục tăng. Dự báo đến 2025 ở mức 7 lít/người/năm. Ngoài ra còn lượng rượu lớn do dân tự
nấu mà chưa đánh giá được con số chính xác.
Điều đáng nói là chúng ta đang đối mặt với tình trạng gia tăng tai nạn giao thông,
với gần 30 người chết mỗi ngày, mà 70% số vụ tai nạn lại có liên quan đến rượu, bia.
Rượu, bia cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 60% số vụ bạo hành gia đình ở Việt
Nam. Nhiều tấn bi kịch gia đình, án mạng chết người đã xảy ra trong cơn say. Tai nạn xảy
ra, phần lớn nạn nhân là thanh niên lái xe trong tình trạng say rượu, không làm chủ được
tốc độ nên va chạm người khác hoặc tự gây tai nạn. Nhiều trường hợp, dù được cấp cứu
kịp thời, thoát khỏi tử vong nhưng lại bị di chứng suốt đời như mất khả năng nhận thức,
khả năng diễn đạt, không còn khả năng lao động,…
Cũng vì có tí hơi men vào nên khi xảy ra va chạm người ta dễ nổi khùng, xông vào
đánh nhau gây những chấn thương nguy kịch, thậm chí tử vong. Khi say, con người ta
không làm chủ được ý thức, anh em, bạn bè đánh nhau vì lời ra tiếng vào, khi say rượu có
thể gây những hành vi đáng tiếc, thậm chí phải trả giá bằng tính mạng.
Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, trong 5 ngày lễ (từ ngày 29/4 - 3/5-2015) đã tiếp
nhận 580 trường hợp nhập viện trong đó vì tai nạn giao thông có 142 trường hợp, đánh
nhau: 16 trường hợp… mà phần đông những trường hợp tai nạn giao thông hay đánh
nhau này có liên quan đến cồn.[25]
Còn theo một thống kê tại Việt Nam, các rối loạn do lạm dụng rượu (14%) là
nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật ở nam giới, tiếp đến là trầm cảm (11%) và
tai nạn giao thông (8%). Khoảng 60% các vụ bạo lực gia đình, gần 30% số vụ gây rối trật
tự xã hội và gần 70% vụ tai nạn giao thông là do sử dụng rượu, bia. 15% số giường ở
bệnh viện tâm thần là dành cho người nghiện rượu. Đây là những con số đáng báo động.
[23]
Ai cũng nhận thức được ảnh hưởng của việc sử dụng rượu, bia nhưng cùng nhau
“trăm phần trăm” đã trở thành thói quen trong nhiều cuộc liên hoan, ăn nhậu, thậm chí
còn được xem là thước đo mức độ tình cảm hay bản lĩnh của cánh đàn ông trong các cuộc
vui. Vẫn biết, uống rượu, bia từ lâu đã gắn với sinh hoạt đời thường của người Việt Nam.
Nhưng nét văn hóa “đối ẩm” truyền thống nay đã ít nhiều bị biến tướng, khi rượu bia bị
lạm dụng để người ta thách đố nhau.
Trong thực trạng sử dụng rượu bia hiện nay, điều đáng nói đến ở đây là số lượng
thanh niên lạm dụng rượu, bia có xu hướng tăng, không gian uống rượu bia được mở
rộng, cả lúc vui, cả lúc buồn, cả trong ngày lễ tết và cả trong các ngày thường…. Theo
“điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” (SAVY) năm 2003, kết luận:
“Tỉ lệ thanh niên đã có uống rượu bia rất cao, chủ yếu là nam, trong đó có một nhóm nhỏ
say bia, rượu thường xuyên”.
Còn theo báo cáo của Vụ học sinh, sinh viên (Bộ GD-ĐT) trong “Hội thảo tổng
kết năm năm thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm” (tháng 12-2004),
90% những vụ vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên là do bia rượu gây ra.
Xuất phát từ thực trạng như vậy chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi sử
dụng rượu, bia của sinh viên nam trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng.”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu hành vi sử dụng rượu bia của nam sinh viên trường
đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng. Từ đó đề xuất những biện pháp tác động nhằm hạn
chế việc sử dụng rượu, bia của nam sinh viên trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà
Nẵng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hành vi sử dụng rượu, bia của sinh viên nam trường Đại học Sư phạm- Đại học
Đà Nẵng
4. Khách thể nghiên cứu
Nam sinh viên trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng.
5. Khách thể khảo sát
200 nh viên nam trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng.
6. Giả thuyết khoa học
Tỷ lệ sử dụng rượu, bia của sinh viên nam trường ĐHSP- ĐHĐN hiện nay khá cao.
Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: ảnh hưởng từ gia đình, thất
tình, chán đời, cô đơn, muốn khẳng định mình, đua đòi,…gây nhiều tác hại đối với bản
thân, gia đình và xã hội.
Trên cơ sở những phát hiện về hành vi sử dụng rượu, bia của nam sinh viên trường
ĐHSP- ĐHĐN cho phép chúng tôi đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi có ba nhiệm vụ cụ thể sau:
-
Nhiệm vụ 1: Xây dựng lí luận liên quan đến hành vi sử dụng rượu, bia của nam
sinh viên.
-
Nhiệm vụ 2: Thực trạng về hành vi sử dụng rượu, bia của nam sinh viên trường
Đại học Sư phạm- đại học Đà Nẵng.
-
Nhiệm vụ 3: Đề xuất những giải pháp nhằm thay đổi hành vi sử dụng rượu, bia
của nam sinh viên trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng.
8. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Trường Đại học Sư phạm- Đại học Đà Nẵng.
Phạm vi thời gian: từ 1/2015 đến tháng 5/2015.
Phạm vi nội dung: Do điều kiện hạn chế, trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ
nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của nam sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại
học Đà Nẵng ở các khía cạnh sau: nhận thức về việc sử dụng rượu, bia; hành vi ứng xử
và thái độ mong muốn hạn chế sử dụng rượu, bia.
9. Phương pháp nghiên cứu:
-
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
+
+
+
-
Phương pháp trò chuyện.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Phương pháp quan sát.
Phương pháp thống kê trong toán học.
10. Bố cục của bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Nội dung chính gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu, bia.
1.1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu, bia trên thế giới.
Báo cáo toàn cầu về thực trạng rượu, bia và sức khỏe 2011-WHO thì thế giới tiêu
thụ 6,13 lít/người/năm và mức độ tiêu thụ dường như không có sự thay đổi trong suốt
thập kỷ qua (WHO, 2011).
Còn theo kết quả về một nghiên cứu về sử dụng bia tại 12 quốc gia đang phát triển
cho thấy 50% nam giới có uống rượu ít nhất 1 lần/tuần. Người già có khuynh hướng sử
dụng rượu, bia hằng ngày nhiều hơn so với nhóm thanh niên. Nam giới có khuynh hướng
sử dụng rượu, bia nhiều hơn nữ giới.
Số liệu về sử dụng đồ uống có cồn cho thấy, mức tiêu thụ bình quân/người (>15
tuổi)/năm là 6,13 lít cồn nguyên chất, trong đó 28,6% (tương đương 1,76 lít) là từ các đồ
uống có cồn do gia đình tự nấu hoặc được sản xuất bất hợp pháp (được gọi là unrecorded
alcohol - đồ uống có cồn không chính thống). Mức tiêu thụ đồ uống có cồn rất khác nhau
giữa các quốc gia và khu vực.
Các quốc gia có mức tiêu thụ cao nhất là các nước phát triển, hầu hết thuộc vùng
Bắc bán cầu. Một số nước như Ac-hen-ti-na, Úc, Niu-Di-Lân, Nam Phi, Bắc Mỹ và Nam
Mỹ có mức tiêu thụ trung bình. Các nước ở Bắc Phi, cận Sahara, Đông Địa Trung Hải,
Nam Á và Ấn Độ Dương tiêu thụ ở mức thấp do đây là các khu vực có tỷ lệc cao dân cư
theo đạo Hồi (không cho phép người dân sử dụng đồ uống có cồn).
Các loại đồ uống có cồn được tiêu thụ hàng năm trên thế giới gồm: Rượu mạnh
(spirit) chiếm 45%; bia chiếm 36%; rượu nhẹ (wine) chiếm 11%; đồ uống có cồn khác
chiếm 11%. Xu hướng chung trên toàn cầu cho thấy bia là loại đồ uống có cồn được tiêu
thụ tăng nhanh hơn so với rượu trong những thập kỷ gần đây.
Đồ uống có cồn không chính thống đang là vấn đề nan giải ở tất cả các khu vực
trên toàn cầu do các sản phẩm này có thể chứa các chất gây hại, ảnh hưởng bất lợi đến
sức khỏe người sử dụng trong khi lượng tiêu thụ như đã nêu là khá lớn.
Các quốc gia có mức tiêu thụ đồ uống có cồn càng thấp thì có tỷ lệ tiêu dùng sản
phẩm không chính thống càng cao. Các nước nghèo và các nước đang phát triển thường
sử dụng các sản phẩm đồ uống không chính thống nhiều hơn các nước phát triển. Ở
Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, những sản phẩm không chính thống chiếm
đến 56,2% và 69% mức tiêu thụ đồ uống có cồn trung bình/ người/năm.
Hàng năm trên thế giới có 2,5 triệu người/năm = 3,8% tử vong toàn cầu do rượu,
bia chủ yếu tập trung ở nam giới tuổi 15-59.
Nếu tính đến ảnh hưởng có lợi của sử dụng rượu bia hợp lý đối với bệnh tim mạch
thì tổng số các trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng rượu, bia là 2,25 triệu (năm
2004)- GNBT toàn cầu (tử vong và không tử vong- DALYs).
Rượu, bia là nguyên nhân gây ra 20 - 50% trường hợp ung thư, động kinh, ngộ
độc, tai nạn giao thông và một số loại ung thư.
Phí tổn về kinh tế, chiếm 2% - 8% GDP của mỗi quốc gia. Chi phí cho sử dụng
rượu bia chiếm 11% thu nhập hộ GĐ tại Ru Ma Ni; 24% ở Ấn Độ và >30% ở Srilanca…
Rượu bia là yếu tố nguy cơ thứ 3 toàn cầu, là yếu tố nguy cơ hàng đầu ở khu vực
Tây Thái Bình Dương và ở châu Mỹ, là yếu tố nguy cơ thứ hai ở châu Âu.
1.1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu, bia tại Việt Nam.
Trong khi mức tiêu thụ đồ uống có cồn của toàn thế giới trong gần 2 thập kỷ qua
hầu như không thay đổi thì Việt Nam lại là một trong số ít quốc gia có xu hướng tăng
nhanh. Mức tiêu thụ rượu bia bình quân/người/năm quy đổi ra cồn nguyên chất đã tăng
từ 1,35lít năm 2001 lên 3,3 lít năm 2007; 3,54 lít năm 2008 và khoảng 4 lít năm2010,
trong đó tỷ trọng từ bia cao hơn từ rượu. Năm 2008, trong 3,54 lít cồn nguyên chất được
tiêu thụ bình quân/người, bia chiếm 51,4%, tương đương 1,82 lít (BộCông thương, 2009).
Mức tiêu thụ bia, rượu của người Việt Nam trong 10 năm trở lại đây tăng gấp 2 lần, dự
báo đến năm 2025 sẽ tăng lên đến 7 lít/người/năm.
Những năm gần đây, rượu tự nấu không bảo đảm chất lượng hoặc các loại rượu
được sản xuất/chế biến không hợp pháp đang là vấn đề rất đáng lo ngại ở Việt Nam. Theo
thông lệ phân loại quốc tế, những đồ uống có cồn không chính thống này chiếm tỷ trọng
rất cao, ước tính có thể chiếm tới khoảng 70% mức tiêu thụ bình quân/người/năm ở Việt
Nam (TCYTTG, 2012). Tình trạng gian dối trong kinh doanh rượu hoặc rượu tự pha chế,
chủ yếu là pha Methanol gây hậu quả chết người vẫn còn ghi nhận tại một số địa phương.
Năm 2008, tỷ lệ có sử dụng rượu bia là 79,9% đối với nam giới và 36,5% đối với
nữ giới, trong đó có 60,5% nam giới và 22% nữ giới cho biết đã từng say rượu bia.
Việt Nam còn đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng nhanh tỷ lệ vị thành niên
và thanh niên sử dụng rượu bia. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong vị thành niên và thanh niên
đã tăng gần 10% sau 5 năm (từ 51% năm 2003 lên 60% năm 2008). Tỷ lệ có sử dụng
rượu bia trong nhóm tuổi không được pháp luật cho phép (14-17 tuổi) đã tăng từ 34,9%
lên 47,5% và trong độ tuổi 18-21 cũng đã tăng từ 55,9 lên 67%.
Ngày 12/2/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 244 về Chính
sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đến
năm 2020.
Chính sách này được xây dựng từ các quan điểm: Nhà nước không khuyến khích
người tiêu dùng sử dụng rượu, bia; mọi người có quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng bởi
tác hại của lạm dụng rượu, bia; việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia được kiểm
soát toàn diện, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Chính sách quốc gia đề ra 7 mục tiêu, trong đó có việc giảm dần, tiến tới chấm
dứt lưu thông rượu, bia “dỏm” trên thị trường; giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình
quân/người trưởng thành/năm (quy đổi theo rượu nguyên chất) từ 12,1% giai đoạn 20072010 xuống còn 10% giai đoạn 2013-2016 và 6,5% giai đoạn 2017-2020.
Đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế người dưới 18 tuổi và các đối tượng
cán bộ, công chức, viên chức tiếp cận, sử dụng rượu bia; phòng ngừa bạo lực gia đình,
gây rối trật tự công cộng do lạm dụng rượu bia.
Ngoài ra có rất nhiều công trình nghiên cứu về rượu, bia như: “Hành vi nghiện
dưới góc độ tâm lý học” của PGS. TS. Huỳnh văn sơn (chủ biên); “Mức độ nghiện rượu
bia ở nam sinh viên Và người trưởng thành trẻ tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”
của PGS.TS Huỳnh Văn Sơn; “Thực trạng sử dụng rượu bia trong nam thanh thiếu niên ở
Hà Nội” của Trần Thanh Loan hay “Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên khóa 8 khoa
kinh tế -quản trị kinh doanh Trường Đại Học An Giang”.
Tóm lại, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác hại của việc lạm dụng rượu bia.
Tuy nhiên các công trình vẫn chưa đi sâu nghiên cứu về hành vi sử dụng rượu bia nhưng
đó là cơ sở cho chúng tôi đi sâu và tìm hiểu đề tài.
1.2 Lý luận về hành vi sử dụng rượu, bia
1.2.1 Khái niệm hành vi
Hiện nay trong lí luận cũng như thực tiễn, thuật ngữ hành vi chưa được xác định
một cách rõ ràng, dứt khoát. Nói chung, con người vẫn dùng thuật ngữ hành vi cho cả
động vật và người. Ở người, thuật ngữ hành vi, hành động, hoạt động, việc làm, cách cư
xử thường được dùng thay thế lẫn nhau tùy trường hợp, tùy văn cảnh.
Theo X.L.Rubinshtejn: Hành vi là kết quả của hành động tích cực của chủ thể đối
với các đối tượng chủ thể gặp trong một hoàn cảnh nào đó [4, tr. 172].
Hành vi con người không còn đơn thuần là hành vi phản ứng mà thành hành vi
tích cực.
Theo A.N.Leonchiev, hành vi không phải là những phản ứng máy móc của một cơ
thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động.
Theo Hersey và Hard, đơn vị cơ sở của hành vi là một hành động. Toàn bộ hành vi
là một chuỗi hành động [4, tr. 29].
Theo từ điển tâm lý học của Nguyễn Khắc Viện (1995), trang 138, Nxb Thế Giới
Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Hà Nội: Hành vi là từ ứng xử chỉ mọi phản ứng của
một động vật khi bị một yếu tố nào đó trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài
và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống, và tiến trình của ứng xử để thích ứng
có định hướng nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh. Khi nhấn mạnh về tính khách
quan, tức là các yếu tố bên ngoài kích thích cũng như phản ứng đều là những hiện tượng
có thể quan sát được, chứ không như tình ý bên trong, thì nó là ứng xử. Khi nhấn mạnh
định hướng, mục tiêu thì gọi là hành vi.
Trong Tâm lí học xã hội thì hành vi được quan niệm như “hành động hay ý định
hành động mà cá nhân sẽ ứng xử với đối tượng”. Khi nói đến hành vi người, chúng ta
hiểu đó “là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động, được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lí
bên trong của chủ thể” [6, tr.325].
Theo Phạm Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao
giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích [5, tr. 105].
Theo Từ điển Tâm lí học, Vũ Dũng định nghĩa: Hành vi là sự tác động qua lại giữa
cơ thể sống với môi trường xung quanh, do tính tích cực bên ngoài (kích thích) và bên
trong (nhu cầu) thúc đẩy. Thuật ngữ hành vi dùng để chỉ hành động của các cá thể riêng
biệt hay của nhóm, loài (hành vi một chủng loại sự vật hay một nhóm xã hội [7, tr. 259]
Theo Pgs.Ts Huỳnh Văn Sơn: Hành vi là những biểu hiện ra bên ngoài nhưng lại
thống nhất với cấu trúc tâm lí bên trong của nhân cách, là sự thống nhất giữa hình thức
bên ngoài và nội dung tâm lí bên trong. Hành vi bên ngoài chỉ là biểu hiện của một đời
sống tâm lí bên trong và được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lí bên trong của nhân cách [8]
Theo từ điển Tâm lý học của PGS.TS Lê Quang Sơn [14]
Hành vi là hình thức biểu hiện tính tích cực vận động có thể quan sát được từ bên
ngoài của những thực tế sống, bao gồm từ những thời điểm cử động đến mắt xích thực
hiện ở trình độ cao sự tác động qua lại của cơ thể với môi trường xung quanh.
Hành vi là một hệ thống có mục đích rõ ràng được thực hiện liên tiếp. Những hành
động này tiến hành sự tiếp xúc thực tế của cơ thể với những điều kiện xung quanh tạo ra
những mối liên hệ của thực tế sống với những tính chất của môi trường. Những điều kiện
xung quanh chuẩn bị thỏa mãn nhu cầu cơ thể, đảm bảo sự đạt được những mục đích nhất
định.
Ở mức độ hoạt động bị quy định bởi đời sống xã hội, thuật ngữ “hành vi” có nghĩa
như những hành động của con người trong suốt mối quan hệ với xã hội, với những người
khác và thế giới đối tượng. Nó được xem xét như là những hành động được điều khiển
bởi những chuẩn mực xã hội về đạo đức và quyền lợi. Những đơn vị của hành vi là
những hành động, trong đó hình thành và đồng thời thể hiện vị thế của nhân cách, niềm
tin đạo đức của nhân cách.
Ở những lĩnh vực khác nhau thì có những định nghĩa khác nhau về hành vi nhưng
nhìn chung chúng đều có nhiều yếu tố tương đồng, từ đó có thể hiểu hành vi là những
phản ứng, cách ứng xử biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể
nhất định.
1.3.1 Khái niệm hành vi sử dụng rượu, bia
Hành vi sử dụng là cách ứng xử của con người đối với những phương tiện, những
công cụ, những cơ sở vật chất nhằm đạt được mục đích của chủ thể - con người.
Những yếu tố tạo nên hành vi sử dụng:
+ Những hành động cấu thành phải là những hành động có mục đích.
+ Những hành động này phải tác động lên các công cụ, phương tiện nhằm đạt
được mục đích.
+ Những hành động tạo nên hành vi sử dụng phải chứa đựng tình cảm, thái độ đối
với khách thể chịu tác động của hành động như sự thích thú, sự chán nản, sự tích cực, hay
sự không quan tâm tới những việc mình đang làm.
Như vậy, có thể hiểu: Hành vi sử dụng rượu bia là một hiện tượng đa dạng và phức
tạp nó tồn tại ở mọi nơi, trong tiến trình phát triển của xã hội.
Có 4 cấp độ nguy cơ trong sử dụng rượu bia là: Mức độ an toàn – nguy cơ thấp,
mức độ có hại, mức độ nguy hiểm, mức độ phụ thuộc/nghiện rượu bia. Trong đó, việc sử
dụng rượu bia chỉ an toàn và có nguy cơ thấp là khi người sử dụng không nên uống và
nếu uống thì chỉ nên giữ ở mức không quá 2 đơn vị rượu/ngày đối với nam và không quá
1 đơn vị rượu/ngày đối với nữ.
Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta, việc sử dụng rượu bia nhằm những mục đích giải
tỏa, vui chơi là chính, do vậy nên hầu như người sử dụng rượu bia đều sử dụng gấp nhiều
lần giới hạn trên. Ngoài ra, người ta cũng khuyến cáo cấp độ an toàn nói trên chỉ là lý
thuyết trong điều kiện lý tưởng. Việc áp dụng phải tính toán theo thực trạng sức khỏe của
mỗi người.
1.3.2 Phân loại hành vi sử dụng rượu, bia
Trong phạm vi phần này, chúng tôi phân loại hành vi căn cứ vào khía cạnh giá trị.
Nghĩa là, hành vi con người sẽ được phân loại thành hai hướng chính: Hành vi tích cực
và hành vi tiêu cực
- Hành vi sử dụng rượu, bia tích cực: Đó là các hành vi lành mạnh, sử dụng rượu
bia một cách có chừng mực
- Hành vi sử dụng rượu, bia tiêu cực: Là các hành vi có nguy cơ hoặc có tác động
xấu đến một cá nhân, một nhóm người hay có thể cả một cộng đồng thực hành, lạm dụng
rượu, bia một cách quá mức
1.3.3 Nguyên nhân của hành vi sử dụng rượu, bia
Nguyên nhân cá nhân
Ngoài ra, các khác biệt khác có nguyên nhân từ di truyền cũng đang được thảo
luận, thí dụ như việc phân hủy rượu trong cơ thể hay trao đổi các chất dẫn truyền thần
kinh (neurotransmitter). Các yếu tố di truyền đóng một vai trò quyết định trong nhiều
trường hợp, bằng chứng là rất nhiều người nghiện rượu đã hoặc đang có người nghiện
rượu trong gia đình. Thế nhưng các nhà khoa học và bác sĩ chuyên ngành vẫn chưa kết
luận được là việc nghiện rượu trong những trường hợp này thật sự là được di truyền lại
hay chỉ là bắt chước. Qua một số nghiên cứu (ở những người sinh đôi) người ta phỏng
đoán là rất có thể có khả năng di truyền của tiềm năng nghiện.
Quan niệm “uống rượu là cách xã giao, là phương tiện không thể thiếu khi đi làm”
và “uống rượu giúp tôi giao tiếp bản lĩnh hơn với bạn bè” . Điều này một mặt cho thấy
trong quan niệm của sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi mục đích của việc uống
rượu bia là hướng về mặt giao tiếp, xã giao trong công việc hoặc cuộc sống; mặt khác
phản ánh thực tế về “văn hóa nhậu trong gặp mặt và kinh doanh” vẫn đang ăn sâu vào
suy nghĩ, nếp sống của người Việt trẻ.
Bên cạnh đó, không ít bạn cho rằng đôi khi có quan niệm “uống rượu là cách thể
hiện mình đã trưởng thành”, “rượu giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, sự căng thẳng hay
những nỗi buồn bất tận”, “uống rượu thể hiện bản chất đàn ông”, “trong tương lai, xã hội
không thể sống thiếu rượu”. Ở đây, sự tồn tại của các quan niệm như: Xem rượu như một
cách thức thể hiện bản thân, giới tính, giải sầu và thậm chí là khẳng định sự hiện diện tất
yếu của rượu bia trong cuộc sống tương lai thật sự đáng phải quan tâm.
Chính những yếu tố lệch lạc trong quan niệm như thế sẽ đóng vai trò chi phối, ảnh
hưởng quan trọng đến hành vi uống rượu và nghiện rượu của cá nhân.
Nguyên nhân chính dường như nằm trong diễn biến về tâm lí xã hội. Rượu, bia
thường được dùng để làm giảm bớt căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này xuất hiện
khi nhận thức của một con người bị đe doạ bởi những kinh nghiệm trái ngược lại trong
thực tế. Áp lực về tâm lý: Áp lực về học tập và cuộc sống khiến SV dễ rơi vào trạng thái
căng thẳng, nặng nề. Chính trạng thái tâm lý này khiến SV tìm đến rượu, bia như một
phương thức “giải sầu”. Mặc khác nếu SV không khẳng định được bản thân ở trong các
lĩnh vực nên tìm cách khẳng định mình “trong mâm nhậu”, để được mọi người nể phục.
Nguyên nhân về mặt xã hội
Rượu, bia là một chất gây nghiện được xã hội công nhận tuy nhiên rượu, bia có
thể dễ dàng kiếm được, rẻ tiền và ngay trong một số trường hợp việc uống rượu được dự
kiến trước. Do tư tưởng dùng rượu bia để giao tiếp, những người đàn ông có tửu lượng
cao thường được xem là có tính khí đàn ông, đáng khâm phục và từng trải.
Bên cạnh đó quảng cáo rượu, bia tràn lan. Hiện nay hoạt động quảng cáo rượu, bia
chưa có quy định hạn chế nào. Do đó, việc quảng cáo rượu, bia như hàng hóa, dịch vụ
bình thường, không hạn chế về đối tượng tiếp cận, nội dung, thời gian và không gian
quảng cáo. Theo thạc sĩ Trần Thị Trang, Vụ phó Pháp chế, Bộ Y tế ho rằng, hiện Luật
Quảng cáo chỉ quy định cấm quảng cáo đối với “rượu từ 15 độ trở lên” tức là hoạt động
quảng cáo đối với rượu dưới 15 độ và bia là không bị kiểm soát về đối tượng tiếp cận, nội
dung, thời gian và không gian quảng cáo. Do đó, việc quảng cáo đối với các sản phẩm
này hiện nay được thực hiện như đối với hàng hóa thông thường.[27] . Quảng cáo tràn
lan dễ làm lệch lạc nhận thức, nhất là của giới trẻ về rượu, bia. Hiện nay hoạt động quảng
cáo bia chưa có quy định nào hạn chế nào. Do đó, việc quảng cáo bia như hàng hóa, dịch
vụ bình thường, không hạn chế về đối tượng tiếp cận, nội dung, thời gian và không gian
quảng cáo. Các quy định về hạn chế tính sẵn có và nhu cầu sử dụng rượu, bia còn thiếu
rất nhiều như: Quy định liên quan đến việc trưng bày rượu, bia và in cảnh báo sức khỏe
trên nhãn sản phẩm rượu, bia; quy định hạn chế quảng cáo, khuyến mãi rượu dưới 15 độ
và bia; quy định kiểm soát hoạt động tài trợ nhằm tiếp thị của các mặt hàng bia của các
cơ sở kinh doanh bia; quy định về ngày, giờ bán lẻ rượu, bia, ; quy định về địa điểm cấm
bán và sử dụng rượu, bia…
Thiếu quy định nhằm huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào can thiệp giảm
tác hại đối với lạm dụng rượu, bia như việc quy định cụ thể đối với lĩnh vực xây dựng đời
sống văn hoá cơ sở không rượu, bia hoặc sử dụng hạn chế rượu, bia: Gia đình văn hoá,
làng (thôn, bản, ấp…) văn hoá; tổ dân phố văn hoá; cơ quan, đơn vị văn hoá, cưới, việc
tang, lễ hội văn minh. Trong khi đây là một kênh quan trọng vì tại Việt Nam việc uống
rượu đã được coi là một "văn hóa" gắn nhiều với các hoạt động của cộng đồng.
Nguyên nhân từ gia đình:
Gia đình được xem là bối cảnh xã hội quan trọng nhất, đó là xã hội thu nhỏ mà lần
đầu tiên cá nhân được tiếp xúc góp phần hình thành nhân cách của cá nhân. Thông qua
môi trường gia đình mà cá nhân được học hỏi các chuẩn mực, các giá trị mà xã hội đặt ra.
Mặc dù gia đình không hoàn toàn quyết định sự phát triển của cá nhân, nhưng những yếu
tố quan trọng nhất của nhân cách, những hành vi thể hiện ra bên ngoài đa phần đều được
hình thành trong khuôn khổ gia đình. Sự quan tâm và giáo dục của gia đình giúp cá nhân
có những định hướng giá trị sống đúng đắn và tránh những hành vi lệch chuẩn. Ngược
lại, nếu thiếu vắng một chiếc nôi giáo dục gia đình hiệu quả mà đặc biệt là tình yêu
thương, sự quan tâm và khích lệ đúng nghĩa sẽ dễ dàng đẩy cá nhân vào những lựa chọn
sai lầm.
Nhiều gia đình thiếu sự quan tâm SV hoặc có thái độ “ôn hòa” khi thấy SV sử
dụng rượu bia thay vì khuyên răn con mình nên hạn chế để bảo vệ sức khỏe, bởi lẽ các
bậc phụ huynh có tư tưởng con mình lớn rồi nên có thể sử dụng rượu, bia hoặc tin tưởng
rằng con mình đã biết cách sử dụng rượu, bia hợp lý. Bên cạnh sự thiếu quan tâm thì sự
nuông chiều quá mức đối với con cái cũng là một trong những yếu tố khiến SV chúng có
hành vi sử dụng rượu, bia tiêu cực.
1.3.4 Tác hại của hành vi lạm dụng rượu, bia
Hậu quả đối với sức khỏe:
Rượu, bia là yếu tố nguy cơ gây tử vong xếp thứ 8 trên toàn cầu (chiếm 4%
sốtrường hợp tử vong toàn cầu) và là yếu tố nguy cơ gây tử vong hàng đầu đối với nam
giới trong nhóm tuổi từ15-59. Xếp thứ 3 trong số 19 yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với
gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Ở Việt Nam, sử dụng rượu/bia là là yếu tố gây ra 2,9%
trường hợp tử vong và 2,2% gánh nặng bệnh tật quốc gia
Rượu, bia là một chất gây hại, tác động bất lợi trực tiếp và gián tiếp đến nhiều cơ
quan của cơ thể như:
+ Ảnh hưởng đến não bộ
Bia, rượu làm tăng hoạt động GABA (gamma – aminobutyric) và ức chế ảnh
hưởng của glutamate, khiến thông tin truyền đi trong não bộ chậm hơn bình thường.
Các tế bào thần kinh ở não bộ rất nhạy cảm trước bất cứ chất độc nào, do đó với
lượng cồn lớn trong bia rượu được đưa vào từ đường máu sẽ gây ra những rối loạn trầm
trọng trong sự hoạt động của vỏ não và làm cho vỏ não không còn kiểm soát, điều chỉnh
được hoạt động của các trung tâm dưới vỏ. Từ đó, gây ra các hành động tiêu cực của
người uống như đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm, mất kiểm soát và liều lĩnh hơn.
Ngoài ra, lượng cồn có trong rượu, bia còn làm cho trí nhớ của bạn bị suy giảm.
Nếu nồng độ cồn trong máu là 15g/100cc, bạn bắt đầu không thể ghi nhớ những gì đã làm
trong ngày. Khi nồng độ này tăng lên 20g/100cc là lúc bạn mất đi khoảng 50% trí nhớ
ngắn hạn.
+ Gây hại cho cơ tim
Rượu bia làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương: Đau đầu
xuất hiện, khó thở, mắt cá sưng to. Dùng rượu mạnh trong thời gian dài có thể gây giãn
cơ tim, phì đại tâm thất và xơ hóa.
+ Tác hại đối với dạ dày
Rượu, bia bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây
viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm dạ
dày cấp, lóet dạ dày và tá tràng.
Nghiện rượu cũng gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày.
+ Tác hại đối với gan
Khi rượu vào cơ thể, nó được hấp thu nhanh với 20% hấp thu tại dạ dày và 80%
tại ruột non, sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Sau đó, rượu được chuyển
hóa chủ yếu tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác
nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị
nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
+ Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp
Rượu gây ra thiếu B1, làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù, tím tái, giảm
khả năng gắng sức… dần dần dẫn tới suy tim. Nhiễm độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp,
gây nguy cơ tử vong cao. Ngoài ra, rượu còn gây rối loạn nhịp nhĩ hay nhịp thất, nhất là
nhịp nhanh kịch phát ở những người bình thường.
+ Giảm sức đề kháng của cơ thể
Rượu bia làm giảm khả năng tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ
miễn dịch. Chính vì thế mà người say rượu rất dễ bị cảm, trúng gió…
Ngoài ra, rượu bia còn làm thay đổi sự hóa ứng động bạch cầu, số lượng tế bào
limpho T, hoạt tính của NK (natural killer cell), do đó người nghiện rượu dễ mắc các
bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, lao phổi, nếu không phát hiện sớm có thể tử vong.
+ Ảnh hưởng đến xương khớp
Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bênh
gout. Người uống rượu cũng sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương khớp.
Gây ra các bệnh về tâm thần
Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra một số
các bệnh lí rối loạn tâm thần.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rượu đóng một yếu tố lớn trong tái phát các bệnh lí tâm
thần. Zenevitch năm 1974 thấy rằng có 14,3% bệnh nhân tâm thần phân liệt tái phát là do
dùng rượu. Rượu làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng lên ở giai đoạn cấp
của bệnh, mặc dù vẫn tuân thủ điều trị bằng thuốc... nó còn làm tăng lo âu, sầu uất, trầm
cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng kích động tấn công.
Về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe tâm thần, ở nước ta trong năm 2010 đã
có thống kê tại Viện Sức khỏe tâm thần TW cho thấy, cứ 100 bệnh nhân nhập viện trị
bệnh tâm thần thì có 14 người có liên quan đến rượu.
Mức độ tác hại đối với sức khỏe do sử dụng rượu, bia với từng cá nhân là khác
nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như: Tuổi; giới tính; đặc điểm sinh học; mức dung nạp
bình quân; địa điểm, bối cảnh và cách thức uống của người sử dụng... Sử dụng rượu, bia
là nguyên nhân chủ yếu gây ra 30 bệnh và là nguyên nhân kết hợp gây nên 200 bệnh theo
ICD 10 năm 1992. Riêng đối với hệ thần kinh trung ương, rượu, bia gây tác hại ở nhiều
mức độ khác nhau và đặc biệt ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tâm thần.
Nếu người dân Việt Nam uống rượu bia ở mức thấp nhất (0-2,5 gam quy đổi theo
cồn nguyên chất/ngày) thì số trường hợp tử vong hằng năm có thể giảm được ít nhất là
13.923 trường hợp ở nam giới và 1.558 trường hợp ở nữ giới.[28]
Hậu quả đối với xã hội
Rượu, bia ức chế vùng vỏ não điều khiển sự tự chủ, kiềm chế của chúng ta. Nếu
vùng vỏ não này bị ức chế, ta sẽ dám làm những việc trước đây không dám làm. Uống
nhiều rượu, bia sẽ làm tê liệt hệ thần kinh tự chủ, sự phán đoán và ý thức đạo đức.
Nhiều người sau khi uống rượu, bia như bị “kích thích”, nói năng có khi bất chấp,
có những hành động mà bình thường không dám làm nên tưởng rằng rượu có tác dụng
“kích thích”.
Hậu quả tất yếu của lạm dụng rượu bia là hành vi bạo lực, tai nạn giao thông và tệ
nạn xã hội. Đã xảy ra nhiều vụ “rượu vào... dao ra” làm chấn động dư luận. Rất nhiều vụ
bạo lực gia đình diễn ra với sự “giúp sức” của rượu bia.
Ở Việt Nam có 9.000 người tử vong hàng năm do sử dụng rượu bia khi tham gia
giao thông. Cùng với đó, 30% các vụ gây rồi nơi công cộng liên quan đến rượu, bạo lực
gia đình. Bởi lẽ, ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải cồn trong máu- tùy theo cân nặng
và cấu tạo của cơ thể- cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não:
góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học
Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước
lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn
say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000.[29]
Có tới 83% nạn nhân của tai nạn giao thông liên quan đến xe máy, thậm chí có
nhiều người tự ngã do sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn với nồng độ cồn cao. Nhiều
người phải chung sống cả đời với hậu quả của tai nạn giao thông, có người phải “sống
thực vật” do chấn thương sọ não bởi với những người uống nhiều rượu, bia khi bị tai nạn
thì tỉ lệ bị chấn thương ở đầu, mặt cao gấp đôi và thường nặng hơn những người không
sử dụng rượu, bia. Trong khi đó, chỉ có 65% số người uống rượu bia chấp hành đội mũ
bảo hiểm khi tham gia giao thông.[30]
Nói đến tác hại của việc sử dụng rượu, bia quá đà đối với vấn đề an toàn giao
thông, phần lớn người dân đều nhận thức được điều này. Song để mỗi người tự ý thức để
kiểm soát được hành vi của mình lại không đơn giản. Không ít người, đặc biệt là lứa tuổi
thanh niên thừa nhận, họ đã có những cuộc "chè chén" rồi lái xe trong tình trạng say mềm
đến nỗi khi tỉnh rượu họ không biết mình về nhà bằng cách nào... và hậu quả của những
hành vi liều lĩnh đó là những cái chấn thương, thậm chí những cái chết thương tâm vẫn
diễn ra là nỗi nhức nhối trong xã hội và làm đau đầu các cơ quan quản lí.
Hậu quả đối với kinh tế:
Chi phí dành cho rượu, bia đã tạo gánh nặng cho nền kinh tế, nhất là các nước
đang phát triển. Ước tính, chi phí cho rượu, bia và giải quyết hậu quả tác hại của rượu,
bia chiếm 2-8% GDP quốc gia.
Năm 2012, Việt Nam tiêu thụ 3 tỷ lít bia tạm tính tương đương với 3 tỷ USD, ước
tính khoảng gần 3% số thu ngân sách của cả nước đó là chưa kể đến những chi phí gián
tiếp để giải quyết những hậu quả do sử dụng rượu bia gây ra trong khi đóng góp cho ngân
sách nhà nước của ngành sản xuất rượu, bia, nước giải khát ở VN năm 2012 chỉ là
>16.000 tỷ đồng (tương đương 800 triệu USD). Với quy mô GDP khoảng trên 170 tỷ
USD/năm mà có đến 3 tỷ USD/năm tiêu thụ rượu, bia, cho thấy gánh nặng kinh tế của
thứ đồ uống này không hề nhỏ tại Việt Nam, chỉ tính riêng chi phí trực tiếp cho tiêu thụ
bia đã nhiều gấp 4 lần mức đóng góp cho ngân sách nhà nước…[31]
TS. Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế, nhận xét: Năm 2013 chúng ta
"kiếm" được 2,95 tỉ USD tiền bán gạo nhưng chúng ta lại “tiêu béng” hết vào bia. Nếu
lượng tiền dùng cho bia, rượu được đầu tư cho phát triển kinh tế chắc chắn sẽ tạo ra được
giá trị gia tăng tốt hơn. Việc tiêu thụ rượu, bia quá lớn phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trở
thành tệ nạn xã hội
Trong quy hoạch 2010-2015 của Bộ Công Thương, đến năm 2015, chỉ tiêu lượng
bia tiêu thụ được đưa ra là 2,7 tỷ lít, nhưng đi chưa tới nửa chặng đường quy hoạch (năm
2013) thì con số này đã "vượt chỉ tiêu". Bia tiêu thụ với số lượng lớn mang lại niềm vui
cho các nhà sản xuất bao nhiêu thì lại khiến các nhà quản lý, nghiên cứu xã hội băn
khoăn bấy nhiêu. Theo các chuyên gia kinh tế, số lượng sản xuất rượu, bia không đủ phục
vụ nhu cầu trong nước, đương nhiên sẽ không thể xuất khẩu… và làm mất đi nguồn lực
quốc gia. Việc tiêu thụ rượu, bia quá lớn phá hủy lợi ích kinh tế khi nó trở thành tệ nạn xã
hội vì những cơ thể say xỉn thì chắc chắn không thể lao động một cách hiệu quả. .[32]
Theo bà Vũ Thị Minh Hạnh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách y tế
(Bộ Y tế), thực trạng uống bia, rượu đang trở nên đáng báo động và nếu không có biện
pháp kiểm soát kịp thời, mức độ tiêu thụ bia, rượu gia tăng hằng năm với mức hơn 10%
sẽ khiến cho nỗ lực của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội trong phát triển kinh tế cũng
như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng bị “hòa tan” cùng với rượu, bia, bên cạnh đó
còn ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước.[33]
1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu, bia
Theo quan điểm của tâm lý học Macxit, cả ý thức và hành vi đều tồn tại một cách
khách quan, khái niệm hành vi không tách rời khái niệm hoạt động. Hành vi chính là sự
biểu hiện cụ thể ra bên ngoài của hoạt động, đứng trên nền tảng của hoạt động.
Hành vi sử dụng rượu, bia được hiểu là những “biểu hiện cụ thể” của con người ra
bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể. Hành vi của con người được ý thức
kiểm soát và ý chí điều khiển. Đối với một số hành vi lạm dụng rượu, bia lúc đầu là hành
động ý chí sau trở thành thói quen từ đó dẫn đến nghiện. Để hiểu hơn về bản chất hành vi
sử dụng rượu, bia, chúng ta nên tìm hiểu một số yếu tố như sau:
+ Nhận thức: Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình
sống và hoạt động con người nhận thức – phản ánh được hiện thực xung quanh, hiện thực
của bản thân mình, trên cơ sở đó người ta tỏ thái độ và hành động với thế giới xung
quanh với chính bản thân mình. Nhận thức là tiền đề để con người lựa chọn hành vi phù
hợp.
+ Nhu cầu: Là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cần được thoả mãn để tồn tại về
phát triển trong những điều kiện nhất định. Nhu cầu được phân thành hai loại vật chất và
tinh thần.
+ Động cơ: Khi nhu cầu của con người đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng
thực hiện thì có thể trở thành động cơ. Động cơ là một hiện tượng hết sức phức tạp nó
không chỉ xuất hiện trong mỗi cá nhân trên cơ sở những nhu cầu cấp thiết. Động cơ là
toàn bộ những điều kiện bên trong và bên ngoài có khả năng khơi dậy tính tích cực của
chủ thể và thúc đẩy nó hành động. Hơn nữa, động cơ còn là cơ sở của xu hướng là
nguyên nhân của lựa chọn các hành động và hành vi.
+ Mục đích: Là cái mà con người đặt ra trong trí óc của mình dưới dạng hình ảnh,
biểu tượng và mong muốn đạt được nó thông qua hành vi.
1.3.6 Cách thức hạn chế hành vi lạm dụng rượu, bia
Dựa khung lý thuyết thay đổi hành vi:
Tìm hiểu vấn
đề
Có ý
Chưa có
Thực hiện
Thử thực hiện thành công và
Mong muốn
hành vi mới duy trì hành
giải quyết vấn
vi mới
đề
thức về
ý thức
vấn đề
về vấn đề
Giai đoạn 1
Nhận thức
Giai đoạn 2
Giai đoạn 3
Chấp nhận
Có ý định
Giai đoạn 4
Giai đoạn 5
Thực hiện
Duy trì
Giai đoạn 1: Từ chỗ đối tượng chưa biết, chưa có ý thức về vấn đề đến chỗ có ý
thức về vấn đề (hình thành ý thức có vấn đề).
Giai đoạn 2: Từ chỗ có ý thức về vấn đề đến tìm hiểu chấp nhận vấn đề và học các
kỹ năng (tìm hiểu và chấp nhận vấn đề).
Giai đoạn 3: Từ tìm hiểu chấp nhận vấn đề đến có ý định giải quyết vấn đề (mong
muốn giải quyết vấn đề).
Giai đoạn 4: Từ có ý định giải quyết vấn đề đến thực hiện hành vi mới (thực hiện
hành vi mới).
Giai đoạn 5: Từ thử thực hiện hành vi mới đến thực hiện thành công và duy trì
hành vi mới (duy trì hành vi mới).
1.4 Hành vi sử dụng rượu, bia của SV
1.4.1 Một số đặc điểm tâm, sinh lý của SV
1.4.1.1 Khái niệm SV và SV Sư phạm
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “student” có nghĩa là “người
làm việc, học tập nhiệt tình, tìm kiếm, khai thác kiến thức”. Theo hai cuốn: Đại Từ điển
Tiếng Việt (Nguyễn NhưÝ) và Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), sinh viên được
hiểu là “Người đang học ở bậc đại học và cao đẳng”.
Sinh viên là một nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri
thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dự trữ chủ
yếu cho đội ngũ những chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của
tầng lớp tri thức xã hội.
“Sinh viên Sư phạm”: Được hiểu là những người đang học ở những trường đại
học, cao đẳng Sư phạm. Sinh viên sư phạm có đầy đủ tất cả những đặc điểm nhân cách
chung của giới sinh viên như: Có khả năng lập kế hoạch và thực hiện một cách độc lập,
có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ, về giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp, xác
định con đường sống tích cực, bắt đầu thể nghiệm bản thân trong các lĩnh vực cuộc sống,
tự ý thức phát triển mạnh mẽ, thế giới quan đã hình thành rõ rệt và tiếp tục phát triển.
1.4.1.2 Một số đặc điểm tâm, sinh lý của SV
Về tuổi sinh học, đa số sinh viên thuộc lứa tuổi thanh niên từ 17 đến 25 tuổi một
số ít có tuổi đời thấp hoặc cao hơn tuổi thanh niên. Vì vậy, sự phát triển và trưởng thành
về giải phẫu và sinh lí của tuổi thanh niên là đặc trưng cho lứa tuổi sinh viên.
Về phương diện xã hội, sinh viên cũng giống thanh niên học sinh là nhóm người
chưa ổn định, còn phụ thuộc về địa vị xã hội do chưa thực sự tham gia vào guồng máy
sản xuất của xã hội. Vì vậy, đặc điểm tâm lí của họ có phần khác so với thanh niên cùng
lứa tuổi nhưng đã có việc làm ổn định và trưởng thành về nghề nghiệp.
Về thể chất: Đây là giai đoạn phát triển ổn định, đồng đều về hệ xương, cơ bắp,
tạo ra nét đẹp hoàn mỹ ở người thanh niên. Các tố chất về thể lực: Sức mạnh, sức bền,
dẻo dai, linh hoạt đều phát triển mạnh nhờ sự phát triển ổn định của các tuyến nội tiết
cũng như sự tăng trưởng các hoóc môn nam và nữ.
Về nhận thức: Bản chất hoạt động nhận thức của sinh viên là đi sâu, tìm hiểu
những môn học, những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được
đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành
những chuyên gia về các lĩnh vực nhất định. Hoạt động nhận thức của họ một mặt phải kế
thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác phải tiệm cận những thành
tựu của khoa học đương đại và có tính cập nhật, thời sự. Chính vì thế mà nét đặc trưng
cho hoạt động học tập của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều
thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá.
Về sự tự đánh giá, tự ý thức: Tự đánh giá ở tuổi sinh viên là một hoạt động nhận
thức, trong đó đối tượng nhận thức chính là bản thân chủ thể, là quá trình chủ thể thu
thập, xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tồn tại ở bản thân, từ
đó có thái độ hành vi, hoạt động phù hợp nhằm tự điều chỉnh, tự giáo dục để hoàn thiện
và phát triển... Đặc điểm tự đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc.
Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính
chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhân cách. Tự
đánh giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi: Tôi là ai? mà còn: Tôi là người thế nào? Tôi có
những phẩm chất gì? Tôi có xứng đáng không? v.v... Hơn thế họ còn có khả năng đi sâu
lý giải câu hỏi: Tại sao tôi là người như thế? Những cấp độ đánh giá ở trên mang yếu tố
phê phán, phản tỉnh rõ rệt. Vì vậy, tự đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tự ý thức, tự
giáo dục.
Tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết
về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình để chủ động hướng hoạt động của mình đi theo
những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, của cộng đồng xã hội.
1.4.2 Hành vi sử dụng rượu, bia của SV
Sinh viên là độ tuổi được xã hội đặc biệt quan tâm về vấn đề sử dụng các sản
phẩm có chất kích thích nói chung và rượu bia nói riêng.
Bởi lẽ đây là giai đoạn mà sự trưởng thành của cá nhân được kỳ vọng một cách đầy
tin yêu nhất, là sự định hướng và khởi đầu cho những bước lập thân lập nghiệp đầy thử
thách mà cũng vô cùng ý nghĩa của cuộc đời.
Hậu quả sẽ xót xa hơn biết bao nếu đối tượng này sử dụng rượu bia theo hướng tiêu
cực và bị những “cơn say” chi phối đời sống của mình cũng như ảnh hưởng đến chất
lượng phát triển về an sinh – tri thức của toàn xã hội, ảnh hưởng đến văn hóa chung của
người Việt trong cái nhìn đánh giá về hành vi văn hóa.
Hành vi sử dụng rượu, bia của SV là kết quả của việc nhận thức về việc sử dụng rượu,
bia hợp lý; tác hại của việc lạm dụng rượu, bia và sự tự làm chủ bản thân của SV.( thiếu
mà tui ko biết bổ sung riêng ak)
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về hành vi và hành vi sử dụng rượu bia của nam sinh
viên trường ĐHSP- ĐHĐN, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Các nhà Tâm lý học trên thế giới và trong nước đã nghiên cứu nhiều về hành vi.
Nhiều định nghĩa được trình bày, các nhà nghiên cứu đã từng bước làm sáng tỏ cấu trúc,
chức năng, cơ chế hình thành, biện pháp thay đổi hành vi. Kết quả cho thấy, hành vi hay
động cơ là một vấn đề phức tạp, có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Theo
Phạm Minh Hạc, hành vi là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng
gắn liền với động cơ, mục đích
- Hành vi sử dụng rượu, bia của sinh viên là kết quả đánh giá âm tính hoặc dương
tính đối với vấn đề nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc sử dụng rượu bia hợp
lý, hiểu biết của SV về tác hại của việc lạm dụng rượu bia; nguyên nhân SVsử dụng rượu
bia; mức độ sử dụng
- Nghiên cứu hành vi sử dụng rượu bia của nam sinh viên trườn ĐHSP- ĐHĐN để
có biện pháp hình thành thái độ nhận thức đúng đắn đối với bản thân và xã hội, thay đổi
hành vi sử dụng rượu bia của bản thân. SV sư phạm nói chung và nam SV Sư phạm nói
riêng là những người giáo viên tương lai vì vậy hành vi, thái độ, nhận thức của họ sẽ tác
động mạnh mẽ đến lớp thế hệ trẻ sau này.