Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giáo dục công dân thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 51 trang )

5

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN.
Hiện nay, Giáo dục nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, Bộ giáo dục
và đào tạo đang tiến hành đổi mới toàn diện để hướng tới xây dựng một chương
trình chuẩn nhất, hiện đại và phù hợp với thực tiễn đất nước. Nội dung các
chương trình học đang hướng tới đưa người học giữ vai trò trung tâm, xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực, sản phẩm cuối cùng là những con
người phát triển toàn diện, những cơng dân tồn cầu.
Cùng với các mơn học khác thì mơn Giáo dục cơng dân (GDCD) giữ vai
trị chủ đạo trong việc giúp học sinh hình thành, phát triển ý thức và hành vi của
người công dân. Thông qua các bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế,
mơn GDCD góp phần bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất chủ yếu là yêu
nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực và chăm chỉ. Mơn học này cịn bồi dưỡng
cho học sinh những năng lực đặc thù là: Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực
phát triển bản thân và năng lực tìm hiểu tham gia các vấn đề kinh tế xã hội. Từ
đó giúp học sinh có niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực
đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm
việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học nên từ năm 2017, Bộ GD-ĐT
đã lựa chọn môn GDCD vào tổ hợp môn thi khoa học xã hội trong kỳ thi trung
học phổ thông quốc gia. Việc này thực sự là niềm vui của các thầy cơ giáo dạy
bộ mơn GDCD, bởi nó góp phần to lớn trong việc nâng tầm vị thế môn học
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời vị thế thầy cơ giáo dạy bộ mơn
GDCD cũng được xã hội nhìn nhận một cách tích cực hơn. Vậy làm thế nào để
dạy và học tốt môn GDCD?
Là giáo viên dạy bộ môn Giáo dục công dân trong trường THPT, chúng
tôi luôn suy nghĩ, trăn trở trước các bài dạy của mình, làm thế nào để học sinh
có thể hứng thú học tập tiếp thu, lĩnh hội được kiến thức cơ bản cũng như mở


rộng. Từ những yêu cầu thực tiễn trên thì mục tiêu của mơn GDCD hiện nay


6

khơng chỉ tập trung vào việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các phẩm
chất và năng lực cần thiết, mà còn phải trang bị cho các em kĩ năng giải quyết
các tình huống từ thực tiễn. Với đề tài: “Vận dụng linh hoạt bài tập tình
huống vào giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trƣờng trung học phổ
thông” nhằm một phần thực hiện theo các mục tiêu trên.
Thực tế, sự hào hứng của một bộ phận học sinh trong mơn học GDCD cịn
chưa cao. Các em học thụ động những kiến thức hàn lâm trong sách vở quá
nhiều nhưng thiếu kinh nghiệm sống, không khéo léo trong đối nhân xử thế hay
xử lí tình huống, đặc biệt là những tình huống bất ngờ, phức tạp. Việc dạy của
giáo viên cịn tình trạng nặng về lý thuyết là chủ yếu. Nói về học, ơng cha ta từ
xưa có câu: “học và hành, học phải đi đôi với hành” hay “trăm nghe không
bằng một thấy”. Ngày nay, các nghiên cứu về năng lực nhận thức của con
người cũng chỉ ra quan hệ mật thiết giữa thực hành và khả năng ghi nhớ
Khả năng thu nhận tri thức

Khả năng ghi nhớ

Vị giác

1%

Nghe

20%


Xúc giác

1.5%

Nhìn

30%

Khứu giác

3.5%

Nghe và nhìn

50%

Thính giác

11%

Tự trình bày

80%

Thị giác

83%

Tự trình bày và làm


90%

So với nhiều nước trong khu vực, Giáo dục và đào tạo nước ta theo hướng
tiếp cận cũ, học sinh chủ yếu chỉ NGHE mà không được LÀM. Điều này dẫn
đến năng lực người học yếu kém, đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội. Thống
kê cho thấy năng suất lao động của nước ta thấp hơn nhiều các nước trong khu
vực và châu Á : thấp hơn Indonesia 10 lần, Thái Lan gần 30 lần và Nhật Bản
135 lần. Thay đổi và đổi mới căn bản , toàn diện giáo dục và đào tạo đang trở
thành một yêu cầu khách quan , cấp bách trong giai đoạn hội nhập quốc tế mạnh
mẽ hiện nay.
Đổi mới căn bản tồn diện trước hết cần đổi mới hình thức tổ chức dạy
học, chuyển dần hình thức dạy học từ NGHE, NHÌN sang TỰ TRÌNH BÀY và


7

LÀM. Chính Khổng Tử (551 – 479 TCN) – một người thầy lỗi lạc của Trung
Hoa và thế giới đã nói cách đây hơn 2000 năm: Những gì tơi nghe, tơi sẽ qn;
những gì tơi thấy, tơi sẽ nhớ; những gì tơi làm, tơi sẽ hiểu. Nếu giáo viên cứ
mải mê thuyết trình thì học sinh nhớ được rất ít cịn để học sinh tăng cường tính
thực hành, hoạt động tương tác, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, đánh giá
chính xác, học tập thực địa, tự đọc, tự mổ xẻ vấn đề thì các em sẽ nhớ lâu hơn.
Nếu giáo viên tạo điều kiện cho các em đóng vai để xử lí tình huống thì hiệu
quả càng tuyệt vời hơn. Các em sẽ hiểu sâu sắc vấn đề và sẽ biết cách giải quyết
khi gặp phải tình huống đó ngồi đời. Giờ học sẽ trở nên thú vị, có nhiều tiếng
cười và học sinh phát huy được hết năng lực, sở trường, tăng thêm tính bạo dạn
tự tin.
Nhà tâm lí học Ba Lan Kryna Skarzyska đã nói: “Chất lượng cuộc sống
của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào việc xung quanh chúng ta có nhiều
người thấu hiểu chúng ta hay khơng” và học giả Mỹ - Kinixti cũng nói : “Sự

thành cơng của mỗi người chỉ có 15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn
85% là dựa vào những quan hệ giao tiếp và tài năng xử thế của người đó”.
S.B. Robisohl 1967: “Giáo dục là việc chuẩn bị cho người học vào việc giải
quyết các tình huống của cuộc sống”
Môn GDCD trong nhà trường trung học phổ thơng có rất nhiều kiến thức
thực tế liên quan đến đời sống hàng ngày như: vấn đề đạo đức, kinh tế, chính trị,
xã hội và pháp luật. Học sinh có thể đặt nhiều câu hỏi, gặp nhiều tình huống
trong cuộc sống nhưng chưa biết cách ứng xử và giải quyết như thế nào cho
thấu tình đạt lý, thế nào là không vi phạm pháp luật. Các em chưa chủ động vận
dụng kiến thức mơn GDCD để giải quyết các tình huống trong thực tế cuộc
sống. Dạy học tình huống là một hình thức dạy học gây hứng thú và có tính
thực tiễn cao. Đây là phương pháp dạy học hữu hiệu nhằm mang lại niềm vui,
hứng thú, thắp lên ngọn lửa say mê, tìm tịi chiếm lĩnh kiến thức, phát triển tư
duy, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; từ đó hình thành ở học sinh nhân
cách của người lao động mới: tự chủ, sáng tạo, có khả năng giải quyết tốt các
tình huống do cuộc sống đặt ra. Để tăng thêm giá trị của bộ môn GDCD, bồi


8

dưỡng các kiến thức và kĩ năng xử lí tình huống cho các em, đồng thời tăng
thêm sự thú vị hấp dẫn trong các giờ học GDCD, chúng tôi xin mạnh dạn chia
sẻ kinh nghiệm của mình về việc “Vận dụng linh hoạt bài tập tình huống vào
giảng dạy mơn Giáo dục công dân ở trƣờng trung học phổ thông”
II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
II.1. Mơ tả giải pháp trƣớc khi tạo ra sáng kiến
Môn GDCD từ lớp 10 đến lớp 12 có nội dung kiến thức đa dạng, phong
phú và khoa học nhằm cung cấp cho các em thế giới quan đúng đắn, những
phẩm chất cao đẹp, những hiểu biết nhất định về nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, về nền chính trị và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam. Và đặc biệt, toàn bộ nội dung lớp 12 sẽ trang bị cho các em các kiến
thức cơ bản về pháp luật, các quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân giúp
các em biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, biết cách thực hiện
và tự bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Mục đích của mơn GDCD
bên cạnh việc trang bị tri thức về đạo đức, pháp luật, kinh tế, chính trị … cịn
góp phần quan trọng trong việc giáo dục thái độ, ý thức, hành vi cho học sinh.
Vai trò của mơn GDCD là rất quan trọng, rất hữu ích. Kiến thức trong bộ
mơn có tính tích hợp cao nhưng hiện nay ở phần lớn các trường trung học phổ
thông thì mơn học này chưa thực sự được xem trọng.
Bộ mơn này mang tính khoa học, tích hợp cao, chủ đề rất rộng, có nhiều
vấn đề nhạy cảm nên địi hỏi giáo viên dạy phải có một kiến thức phong phú, có
hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Đồng thời mỗi giáo viên phải luôn cập
nhật thông tin thời sự, các điều luật được sửa đổi bổ sung hoặc xây dựng mới để
minh hoạ cho bài giảng và giải đáp kịp thời các thắc mắc của học sinh chứ
không phải chỉ cần dạy qua loa, đến cuối kì thì cho học sinh một vài bài tập về
nhà, kiểm tra lý thuyết chép trong sách, chép của nhau là xong.
Nếu chỉ dùng phương pháp truyền thống vấn đáp và thuyết trình các khái
niệm đạo đức, kinh tế, pháp luật thì các em sẽ rất khó hiểu được sâu sắc vấn đề
và dễ dẫn đến tình trạng học vẹt, rất mau qn. Cịn khi giảng dạy và có bài
kiểm tra bằng việc sử dụng bài tập tình huống, lại in cả hình ảnh hoặc trình


9

chiếu sẽ giúp các em dễ hiểu, ghi nhớ lâu, các kiến thức phức tạp sẽ trở nên đơn
giản và hữu ích hơn. Sự sáng tạo, óc tư duy của các em sẽ được khơi dậy và
phát huy cùng với trí tuệ của nhóm học sinh sẽ làm cho bài học có sức hấp dẫn
hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy trên thực tế dạy và học, không phải ai cũng thành cơng trong
việc xây dựng các bài tập tình huống để đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ

năng, thái độ. Khi nào thì áp dụng, nội dung cần chọn lọc như thế nào, câu hỏi
ra sao để phù hợp với từng đối tượng học sinh, đồng thời lồng ghép giáo dục tư
tưởng đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh luôn là điều mà bản thân chúng tôi
luôn trăn trở. Đề tài này sẽ góp phần gợi mở, chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi
trong việc xây dựng, áp dụng các bài tập tình huống một cách có hiệu quả vào
việc dạy học môn GDCD.
II.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1. Khái niệm về bài tập tình huống
Tình huống là tồn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời
gian hoặc một thời điểm.
Bản chất của dạy học có bài tập tình huống là dạy học gắn liền với thực
tiễn, dạy học trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể và ln biến động. Học đi
đôi với hành, khi chúng ta thực hành càng nhiều thì kiến thức được học sẽ được
vận dụng ngay vào thực tiễn.
Trong mơn GDCD, những tình huống được đưa ra có thể là tình huống giả
định hay cũng có thể là tình huống thực tế đã xảy ra trong thực tiễn. Học sinh
phân tích, tìm ra lời giải cho tình huống sẽ tự mình hiểu ra vấn đề, sẽ rút ra kinh
nghiệm cho bản thân và khi gặp phải tình huống đó sẽ biết cách xử lí nhanh
hoặc tư vấn cho người khác hỗ trợ mình. Mục đích lớn nhất của xây dựng các
bài tập tình huống là giúp các em được trải nghiệm cuộc sống muôn màu trong
và ngồi nhà trường, biết cách bình tĩnh chủ động ứng xử trong mọi tình huống
có thể xảy ra ở độ tuổi các em; giúp các em tự tin, trưởng thành và trở thành
những công dân gương mẫu, tôn trọng và thực hiện tốt pháp luật. Câu hỏi cần


10

phải được diễn đạt đúng văn phạm, ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, khoa học. Câu
hỏi phù hợp trình độ người học, khơng q đơn giản hay q phức tạp
có thể gây hứng thú nhận thức, kích thích người học tư duy, tìm câu trả lời.

2.2. Cấu trúc của một bài tập tình huống
Một bài tập tình huống thường có 2 phần: nội dung tình huống và những
yêu cầu đưa ra để giải quyết tình huống. Một số yêu cầu cần chú ý trong xây
dựng cấu trúc bài tập tình huống là:
- Tình huống phải có độ dài vừa phải, không quá dài và phức tạp, phù hợp
với nhận thức của học sinh.
- Giữa tình huống và câu hỏi phải ăn khớp với nhau và cùng hướng vào nội
dung bài học.
Muốn làm việc có hiệu quả, người dạy phải hiểu được nhu cầu, nguyện
vọng, hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh, phải theo dõi sự chú ý và hứng
thú của các em. Lớp nào học sinh tích cực, năng động, có nhu cầu học hỏi trải
nghiệm thực tế, có sự tập trung chú ý thì đưa ra tình huống khó hơn, nhiều hơn
các lớp khác để các em phát huy được năng lực sở trường của mình. Để khắc
sâu kiến thức hơn sẽ phân vai cho các em đóng kịch để dựng lại tình huống và
tự giải quyết tình huống đó. Lời thoại các em có thể sáng tạo mới, hoặc dựa trên
sự gợi ý của giáo viên, các em có thể thêm bớt tuỳ theo sự hiểu biết và tính cách
của các em. Khi các em học sinh được tham gia vào đóng vai trong các tình
huống như các diễn viên, được trải nghiệm, được thể hiện quan điểm cá nhân,
được bạn bè ngưỡng mộ, chắc chắn học sinh sẽ rất hăng hái tham gia. Giờ học
không cịn nặng về kiến thức hàn lâm, khơ khan, gị bó nhàm chán mà trở nên
hấp dẫn sơi nổi, vui vẻ, các em luôn mong chờ được học tiết học GDCD.
Ngược lại, đối với những lớp hơi trầm thì khơng nên đưa nhiều tình huống
vì các em hay ngại phát biểu ý kiến, giáo viên đưa ra lại phải tự mình giải đáp
thì hiệu quả khơng cao. Lớp có nhiều học sinh cá biệt, ý thức chưa tốt thì phải
hết sức cẩn trọng khi đưa tình huống vào bài giảng vì các em hay lấy đề tài tình
huống, gán ghép các bạn trong lớp vào nhân vật trong tình huống để trêu chọc
nhau, rồi có những phát ngơn chưa chuẩn, hướng đến các vấn đề tiêu cực trong


11


xã hội, có khi lại phản tác dụng. Những lớp này cũng cần thận trọng cân nhắc,
có những quy định thật rõ ràng khi cho các em đóng vai xử lí tình huống, bởi
nếu quản lí lớp khơng tốt, học sinh đùa nghịch, nô đùa quá trớn sẽ ảnh hưởng
đến các lớp khác.
Việc xây dựng bài tập tình huống có thể diễn ra trước giờ lên lớp, trong khi
dạy hoặc sau khi kết thúc bài giảng dành ra một vài phút để cho học sinh làm
bài tập về nhà. Việc đưa ra các tình huống trong giờ học cùng với sự tâm huyết,
nhiệt tình, giọng nói lên bổng xuống trầm, phong thái thay đổi linh hoạt của
người thầy sẽ có tác dụng lớn nhất.
Ví dụ: Khi dạy bài 10, lớp 10: “Quan niệm về đạo đức”, có một tình
huống được đưa ra như sau:
Trên đường đi học về, cách nhà 1 km thì H nhìn thấy mấy viên gạch vỡ
nằm lăn lóc ngay ở lịng đường, có viên cịn rơi ra giữa đường mà mọi người
vẫn vô tư qua lại. Có lẽ là gạch rơi ra từ xe chở vật liệu xây dựng của một ai
đó. H trộm nghĩ: trên đoạn đường này có rất nhiều xe thường xuyên qua lại,
có cả xe đạp và xe máy, học sinh tiểu học đi về cũng đơng, nếu để gạch nằm ở
đó sẽ khơng an tồn vì dễ bị ngã xe khi xô vào gạch. Nhiều đứa học sinh nhỏ
cứ cắm cổ đạp xe khơng nhìn đường thì rất dễ bị ngã đau. H nói với mấy bạn
cùng đi dừng lại để nhặt gạch thì các bạn đều bảo khơng phải chuyện của
mình và đạp xe đi thẳng. Có đứa bảo H là con dở hơi, dỗi việc. H khơng nói
gì, lặng lẽ dừng lại, dựng xe bên lề đường rồi nhặt mấy viên gạch vỡ xếp gọn
vào ven đường. Xong việc, H nóng q liền tìm qn nước ven đường uống
cốc nước trà đá rồi mới về. Dù muộn một chút nhưng trong lịng H rất vui vì
đã giúp được người khác.
Câu hỏi:
Câu 1: Nhặt gạch rơi trong khi có nhiều người qua lại trên đường có nguy hiểm
gì cho H khơng?
Câu 2: H vui vì lý do gì? Tại sao các bạn không dừng lại nhặt gạch cùng H?
Các bạn có đạo đức tốt khơng?



12

Bài tập trên có nhiều vấn đề chưa hợp lí. Nội dung chính cịn nhiều chi tiết
thừa, khơng thật sự cần thiết. Câu hỏi thứ nhất đi hơi xa với nội dung cần giáo
dục. Câu hỏi thứ hai cịn khó giải thích với học sinh, các em ít giơ tay để trả lời.
Bài tập có thể đƣợc sửa lại như sau:
Trên đường đi học về gần đến nhà thì H nhìn thấy mấy viên gạch vỡ
nằm ngổn ngang trên đường. Có lẽ gạch rơi ra từ xe chở vật liệu xây dựng. H
chợt nghĩ: trên đoạn đường này rất đông người qua lại, đặc biệt là trẻ em tan
học hay phóng nhanh khơng nhìn đường, va vào gạch rất dễ bị ngã.
H nói với mấy bạn đi cùng dừng lại để nhặt gạch cho an tồn thì đều
nhận được những cái lắc đầu và nói rằng đó khơng phải nghĩa vụ cuả các
bạn và đi thẳng. H dừng lại, lặng lẽ nhặt từng viên gạch và xếp gọn vào lề
đường. Xong việc, H đạp xe về mà thấy trong lòng thật vui.
Câu hỏi:
Câu 1: Tại sao H thấy vui khi nhặt xong những viên gạch vỡ xếp vào ven
đường?
Câu 2: Mấy bạn trong lớp không hưởng ứng lời đề nghị của H vì lý do gì?
Câu 3: Nếu có mặt ở đó, em sẽ xử sự như thế nào?
Đây là tình huống có thể xảy ra nhiều trong thực tế. Có thể gợi ý trả
lời nhƣ sau:
Câu 1: H vui vì nghĩ rằng mình làm được một việc nhỏ nhưng có thể giúp đỡ
được người khác, đảm bảo an tồn cho những người đi đường. Việc làm xuất
phát từ lòng thương người, long nhân ái của một người có tư cách đạo đức tốt,
tự nguyện làm việc tốt không hề tính tốn thiệt hơn.
Câu 2: Mấy bạn trong lớp khơng hưởng ứng lời đề nghị của H vì các bạn nghĩ
đi học về phải về nhà cho nhanh, đang đói, đang khát thì khơng muốn làm gì.
Việc nhặt gạch là việc của mấy bác lao công. Đường đang đông mà ra giữa

đường nhặt gạch sợ sẽ nguy hiểm cho mình,… Và cịn rất nhiều lý do khác. Nói
chung mấy bạn đó khá tính tốn thiệt hơn, chưa thật sự là người có đạo đức tốt.


13

Câu 3: Giả định em có mặt ở đó thì em sẽ làm gì? Có hưởng ứng lời đề nghị
của H hay khơng? Tuỳ theo cách giải thích và suy nghĩ của các em, để các em
thoải mái phát biểu ý kiến.
2. 3. Nội dung của tình huống
2.3.1.Tình huống nêu ra phải là một tình huống có vấn đề
Vấn đề là điều cần phải xem xét, nghiên cứu, giải quyết.
Tình huống có vấn đề là tình huống trong đó có điều gì đó được đặt ra
nhưng chưa sáng tỏ, khơng xác định được trước đó mà chỉ đặt ra mối quan hệ
của nó tới những gì có trong tình huống. Tình huống có vấn đề là một tình
huống gợi cho học sinh những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần
thiết và có khả năng vượt qua. Điều đó có nghĩa là các em phải vận dụng các
thao tác tư duy để phân tích, mổ xẻ, thảo luận và thống nhất ý kiến; nghĩa là
phải trải qua một q trình suy nghĩ tích cực mới có thể giải quyết được vấn đề
chứ không đơn giản, dễ dàng.
2.3.2. Tình huống phải gắn với thực tế của đời sống.
Các tình huống phải mang tính thời sự, là những tin tức nóng được cập
nhật nhiều lần trong ngày, có sự quan tâm chú ý đặc biệt của nhiều người. Nhờ
đó mà các em quan tâm hơn tới các chương trình thời sự, đến đời sống chính trị
- kinh tế - xã hội của đất nước, đến đời sống muôn màu. Giá trị đích thực của
tình huống là ở nội dung tình huống. Tình huống phải đảm bảo tính khoa học,
bám sát kiến thức chuẩn sách giáo khoa, có tính thực tế, gắn với các sự kiện liên
quan đến đời sống hàng ngày, càng gần gũi với học sinh càng tốt.
Khi dạy bài 12 lớp 11: “Chính sách tài nguyên và bảo vệ mơi trƣờng”
có thể đưa ra tình huống như sau:

Công ty gang thép Fomosa ( do người Đài Loan làm chủ) kinh doanh ở
tỉnh Hà Tĩnh đã xả thải trái phép ra môi trường. Chất độc mà công ty thải ra
đã làm cá chết hàng loạt, lên tới hàng trăm tấn trên địa bàn 4 tỉnh miền
Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Cơng ty này
đã bị xử phạt hành chính, buộc phải bồi thường cho dân 500 triệu USD và đã
khắc phục được 53 trên tổng số


14

56 lỗi vi phạm.

Hình ảnh cá chết hàng loạt ở bờ biển tại Hà Tĩnh
Câu hỏi:
Câu 1: Suy nghĩ của em như thế nào về việc xả thải trái phép của cơng ty
Fomosa? Việc làm đó có tác động xấu như thế nào đến môi trường và cuộc sống
của người dân xung quanh khu vực đó?
Câu 2: Cách xử lí và khắc phục sự cố này của chính phủ Việt Nam đã thoả đáng
chưa?
Câu 3: Em có thể nêu một số giải pháp để bảo vệ môi trường biển an toàn một
cách bền vững?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Việc xả thải trái phép của công ty là xâm hại nghiêm trọng mơi trường
biển Việt Nam. Chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt của công ty mà làm ảnh hưởng
đến cuộc sống của nhiều người: việc đánh bắt cá của ngư dân bị ngưng trệ;
ngành du lịch vắng khách, nhiều người thất nghiệp, nguồn nước bị nhiễm độc
nặng nề, …Đây là hành vi vô đạo đức và vi phạm pháp luật Việt Nam.
Câu 2: Cách xử lí của chính phủ Việt Nam đã phần nào giúp người dân vơi bớt
khó khăn. Người dân được trả tiền đền bù để chuyển đổi nghề nghiệp, vượt qua
nỗi đau, ổn định tâm lí.



15

Công ty Fomosa đã cố gắng trả tiền đền bù đầy đủ và nhanh chóng khắc
phục các sự cố. Điều đó thể hiện thiện chí hợp tác với chính phủ Việt Nam để
giải quyết vấn đề, muốn tiếp tục kinh doanh ở Việt Nam.
Câu 3: Việc cần làm để bảo vệ môi trường biển bền vững:
+ kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cho các doanh nghiệp thuê đất, việc cấp
giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm dễ gây ô nhiễm
môi trường.;
+ thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lí nước thải xem họ có vận hành
khơng, có tốt thật khơng, nhất quyết khơng đổi lợi ích kinh tế trước mắt với mơi
trường;
+ xử lí thật nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về phá hoại môi
trường;
+ tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của mọi người dân về bảo vệ
tài nguyên và môi trường.
Khi dạy hoặc ôn tập thi tốt nghiệp về các loại vi phạm pháp luật và
trách nhiệm pháp lí tại bài 2: Thực hiện pháp luật (GDCD 12), có thể đƣa
ra tình huống và cho học sinh đóng vai tình huống: Người phụ nữ F1 lấy lí
do phải ở nhà cầu nguyện đã cố thủ nhiều giờ trên tầng 3 khơng đi cách li
tập trung để phịng chống COVID 19 tại Bắc Giang khiến cho lực lượng
chức năng phải dùng xe thang đột nhập, phá cửa, cưỡng chế người phụ nữ
đi cách li.
Câu hỏi:
Câu 1. Hành vi chống đối việc cách li của người phụ nữ này có vi phạm pháp
luật khơng? Nếu có vi phạm sẽ bị xử lí như thế nào?
Câu 2. Thái độ của em như thế nào đối với hành vi chống đối của người phụ nữ
này? Nếu là một tuyên truyền viên, em sẽ nêu thơng điệp gì để nâng cao ý thức

của mọi người trong cuộc chiến với đại dịch COVID 19?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Hành vi chống đối của người phụ nữ trên có vi phạm pháp luật, vì có thể
làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính ( cụ thể


16

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang đã quyết định xử phạt hành
chính đối với bà Phạm Thị Q ( 44 tuổi, ở tổ 6, phường Trần Nguyên Hãn) 10
triệu đồng về hành vi trốn tránh áp dụng biện pháp cách li y tế, quy định tại
điểm b, khoản 1, điều 11 Nghị định 117.
Câu 2: Thái độ lên án, khơng đồng tình với hành vi trên.
Nếu là tuyên truyền viên em sẽ giải thích cho mọi người biết về sự nguy
hiểm của dịch bệnh, hậu quả của việc thiếu ý thức sẽ làm tăng thêm nguy cơ lây
lan dịch bệnh. Mỗi người cần phải đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá
nhân, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, khuyến cáo của Bộ
Y tế để bảo vệ sức khỏe cho chính mình, gia đình và mọi người xung quanh….
2.3.3. Tình huống phải phù hợp với chủ đề bài học ngày hơm đó, tránh sáo
rỗng hoặc lạc đề. Nội dung tình huống xoáy sâu vào các kiến thức trọng
tâm cần làm rõ
2.3.3.1. Giảng dạy kiến thức về triết học
Khi dạy bài 1 Giáo dục công dân 10: Thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng, có thể đưa ra tình huống sau.
Có nhà khoa học đang đi trên một con tàu. Ơng ta hỏi người lái tàu:
- “Anh có học ngữ pháp không”?
Người lái tàu đáp:
- “Không”.
Nhà khoa học nói:
- “Anh đã uổng cơng sống nửa đời người”.

Người lái tàu thấy danh dự đã bị xúc phạm, nhưng không nói gì và vẫn
giữ vẻ mặt điềm tĩnh. Một lúc sau gió nổi lên, sóng lớn như núi cao. Người
lái tàu hỏi nhà khoa học lúc này mặt đã tái mét:
- “Ngài có học bơi khơng”?
Nhà khoa học run rẩy đáp:
- “Khơng”.
Người lái tàu nói:


17

- “Hỡi nhà bác học, ngài đã uổng công đánh mất cả cuộc đời, con tàu
đang chìm đấy”.

Con tàu sắp bị bão nhấn chìm, khả năng chết đuối rất cao.
Câu hỏi:
Câu 1: Nhà khoa học nghĩ là ai cũng phải giống như ơng ta vì ơng ta có tư duy
biện chứng? Theo em, nhà khoa học nghĩ đúng hay sai?
Câu 2: Khi gặp bão, người lái tàu cho nhà khoa học biết rằng cuộc sống con
người là phong phú hơn nhiều, đặc biệt là khi phải đối mặt với cái chết? Vậy
anh ta có tư duy biện chứng hay siêu hình?
Câu 3: Em rút ra bài học gì cho bản thân khi nhận xét, đánh giá một sự vật, hiện
tượng đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Nhà khoa học nghĩ phải học ngữ pháp, phải nghiên cứu khoa học mới là
cuộc sống, là hướng đi đúng đắn. Và ai không làm được như vậy thì sẽ sống
hồi, sống phí. Suy nghĩ của nhà khoa học theo phương pháp siêu hình, áp đặt
máy móc sự vật hiện tượng này vào sự vật hiện tượng khác.
Câu 3: Khi gặp bão, cái quan trọng nhất bây giờ là kĩ năng thốt hiểm, phải
bình tĩnh và biết bơi, có sức khoẻ, mặc áo phao tìm đường vào đến đất liền hoặc

phát tín hiệu kêu cứu chứ khơng phải ngồi nói lí luận sng. Vậy người lái tàu
suy nghĩ theo phương pháp biện chứng. Muốn sống, muốn tồn tại được thì kĩ


18

năng sống, kĩ năng thốt hiểm trong các hồn cảnh khác nhau là cực khi cần
thiết, nếu khơng có thì nhà bác học vĩ đại cũng dễ bị mất mạng vì khơng biết bơi
khi đang ở giữa đại dương mênh mơng, thuyền bị bão đánh chìm.
Câu 3: Khi đánh giá, nhận xét một sự vật, hiện tượng phải suy xét cho thật kĩ,
nhìn nhận một cách đa chiều chứ khơng áp đặt theo một phía. Khơng nên cho
rằng mình là giỏi nhất và coi khinh người khác. Mỗi người có một cuộc sống,
một nghề để họ sống và đóng góp cho đời. Người này hỗ trợ người kia, nuôi
sống người kia. Nên trân trọng mỗi người, mỗi nghề và trang bị cho mình các kĩ
năng sống cần thiết để sống có ích và thành cơng: học bơi, học võ, học cách xử
lí khi bị cháy nhà, điện giật, tai biến, …
2.3.3.2. Giảng dạy kiến thức về đạo đức
Khi dạy bài 10: “Quan niệm về đạo đức” (GDCD 10) cần giúp các em
hiểu: một người có đạo đức tốt trước hết phải là người con hiếu thảo. Tội lỗi lớn
nhất của đời người là bất hiếu, đó là lời Phật dạy. Cha mẹ đã dành trọn đời, hy
sinh mọi thứ để chăm lo cho các con, phải sống sao cho xứng đáng với cơng ơn
đó. Khổng Tử cũng đã dạy: “Bốn mùa xuân đứng trước. Trăm nết hiếu làm
đầu”. Câu chuyện sau là bài học thấm thía về tình mẫu tử.
6 lời nói dối trong đời người mẹ !
Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo, tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm
ăn, mẹ liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều cho các con. Mẹ bảo: Các
con, ăn nhanh đi, mẹ khơng đói
!——>Mẹ nói câu nói dối đầu tiên!
Khi cậu bé lớn dần lên, người mẹ tảo tần lại tranh thủ những ngày nghỉ
cuối tuần, đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về cho con ăn cho đủ chất.

Cá rất tươi, canh cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá, mẹ lại ngồi một
bên nhằn đầu cá, lấy lưỡi mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu cá. Cậu
bé xót xa, liền gắp miếng cá trong bát mình sang bát mẹ. Mẹ khơng ăn, lại
dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé. Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ
khơng thích ăn cá.
——> Mẹ nói câu nói dối thứ hai.


19

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ
may, mẹ vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về nhà ngồi cặm cụi mà dán
vào mỗi tối, để kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình. Một buổi tối mùa
đông, nửa đêm cậu bé tỉnh giấc. Thấy mẹ vẫn còng lưng dán vỏ bao diêm bên
cạnh chiếc đèn dầu, cậu bé nói: Mẹ à, mẹ đi ngủ thơi, sáng ngày mai mẹ còn
phải đi làm nữa mà. Mẹ cười nhẹ: Con trai, đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ!
Mẹ khơng mệt.
——> Mẹ lại lần thứ ba nói dối
Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ làm, Ngày nào cũng đứng ở cổng
trường thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi. Đúng vào mùa hạ, trời
nắng khét tóc. Người mẹ nhẫn nại đứng dưới cái nắng hè gay gắt chờ con
suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng người
đưa cho cậu bé bình trà đã được pha sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà
nồng đượm, tình mẹ cịn nồng đượm hơn. Nhìn thấy bờ mơi khơ nẻ và khn
mặt lấp lánh mồ hơi của mẹ, cậu bé liền đưa bình trà trong tay mời mẹ uống.
Mẹ bảo: Con uống nhanh lên con. Mẹ khơng khát!!
——>Mẹ nói dối lần thứ tư
Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ
hưu rồi nhưng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở chợ để duy trì cuộc sống.
Các con biết chuyện thường xuyên gửi tiền về để phụng dưỡng mẹ. Mẹ kiên

quyết không nhận, tất cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo: Mẹ có tiền
mà!
——>Mẹ nói dối lần thứ 5
Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con
trai đáp máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi nhiều và yếu quá rồi.
Nhìn mẹ bị bệnh tật dày vị đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì
thương xót mẹ, mẹ lại bảo: Con trai, đừng khóc, mẹ khơng đau đâu.
——> Đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ


20

Câu hỏi: Đọc xong câu chuyện trên, em có suy nghĩ nhƣ thế nào về tình
mẫu tử? Vì sao mẹ lại nói dối nhiều lần nhƣ vậy? Đã bao giờ em làm mẹ
buồn lịng chƣa?
Tơi đã để ý xem thái độ, tâm trạng, cảm xúc của học sinh thế nào, lưu ý
đến những học sinh còn lười học, hay mắc khuyết điểm, học kém. Nếu thấy các
em chăm chú vào bài giảng, đơi mắt thống buồn thì tơi gọi em đó lên trả lời
câu hỏi rồi hỏi thêm những câu như: em có thương mẹ em khơng, mẹ em đi làm
có vất vả khơng, bàn tay có bị chai sạn khơng, mẹ em có phải thức khuya dậy
sớm để làm việc khơng, đã bao giờ em làm mẹ khóc chưa…
Cùng với dịng cảm xúc đó, tơi xốy sâu vào tâm trí các em về sự vất vả,
tảo tần của mẹ và nếu học sinh chưa ngoan sẽ làm mẹ buồn lịng như thế nào.
Qua đó phần nào tác động đến tâm tư, tình cảm của học sinh, giáo dục thái độ
trân trọng gia đình, biết vâng lời cha mẹ, biết yêu thương bố mẹ của mình, thay
đổi nhận thức về cuộc sống và công việc học tập. Các em hãy biết nói lời xin lỗi


21


khi làm bố mẹ buồn, hãy biết thể hiện tình cảm yêu thương bố mẹ bằng những
hành động nhỏ nhất như biết làm việc nhà, biết trông em….và học thật tốt để bố
mẹ vui long.

2.3.4. Nội dung của tình huống phải phù hợp với nhận thức, hiểu biết của
lứa tuổi học sinh. Giáo viên nên tránh các tình huống nhạy cảm, từ ngữ gây
phản cảm, không hợp thuần phong mỹ tục.
2.3.4.1. Giáo dục về phịng chống lây nhiễm HIV
Có thể đưa ra một tình huống giả định khi dạy lớp 12, bài 9: Pháp luật với
sự phát triển bền vững của đất nước, phần Phịng chống tệ nạn xã hội.
Tình huống: Nếu ra công viên chơi, em không may dẫm phải một bơm
kim tiêm cịn dính máu. Mũi tiêm cắm vào bàn chân em. Trong trường hợp
này, để tránh bị phơi nhiễm HIV, em nên làm gì và khơng nên làm gì ?
Giáo viên cho học sinh thảo luận, phát biểu ý kiến thoải mái rồi rút ra kết
luận.


22

Dựng lại tình huống xử lí khi bị giẫm phải bơm kim tiêm
* Cụ thể, quy trình xử trí khi bị phơi nhiễm gồm:
Bình tĩnh, bị vật nhọn đâm, tuyệt đối không nặn máu, lấy bơm kim tiêm
khỏi cơ thể và cầm máu. Rửa trực tiếp vết thương dưới vòi nước sạch trong ít
nhất 5 phút nhằm gột rửa bớt phần máu và dịch tiết dây nhiễm lên vết thương.
Sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn và băng vết thương bằng gạc,
băng cuộn hay băng keo cá nhân rồi nhanh chóng đến cơ sở y tế.


23


Nên nhớ không phải mọi sự cố liên quan HIV đều có thể gây phơi
nhiễm. Với bệnh này, 2 tình huống phơi nhiễm được kể đến nhiều nhất là
đường máu và quan hệ tình dục khơng dùng bao cao su.
Trong các tình huống phơi nhiễm kể trên đều cần đến cơ sở y tế để được
điều trị PEP. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho hiệu quả bảo vệ rất cao, lên
đến 90-95% trong vài giờ đầu, và duy trì hiệu quả trong khoảng 72 giờ tính từ
thời điểm phơi nhiễm.
Hiện nay, các cơ sở y tế có điều trị PEP gồm:
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
- Khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng.
- Bệnh viện có chuyên khoa Nhiễm.
Trong trƣờng hợp bị kim đâm, có thể mang mẫu kim đến làm xét
nghiệm.
Trong trường hợp người bệnh đủ chỉ định điều trị dự phòng sau phơi
nhiễm, bác sĩ sẽ yêu cầu:
- Làm xét nghiệm nhanh HIV.
- Uống thuốc kháng virus ARV đủ 28 ngày.
- Làm lại xét nghiệm HIV sau một tháng, 3 tháng và 6 tháng nhằm khẳng
định tình trạng âm tính và hiệu quả của điều trị PEP.
Riêng trƣờng hợp bị vật nhọn đâm, cần lƣu ý đến tiêm phịng uốn
ván.
2.3.4.2. Giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho học sinh.
Lứa tuổi học sinh hiện nay, tâm sinh lý phát triển sớm, dậy thì đến nhanh
nên nhiều em yêu đương sớm, muốn làm người lớn. Việc giáo dục giới tính và
sức khoẻ sinh sản cho các em là cực kì cần thiết, càng sớm càng tốt chứ không
phải vẽ đường cho hươu chạy mà giúp các em đi đúng hướng. Qua thực tế, có
khá nhiều câu chuyện đau lịng xảy ra khi khơng may vướng phải lưới tình, một
tình u đi q giới hạn, khơng có các biện pháp phịng tránh thai hiệu quả dẫn
tới có thai ngoài ý muốn hoặc lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục. Khi tơi vào nhà vệ sinh nữ của học sinh trường tôi để kiểm tra vệ sinh thì



24

đã phát hiện thấy học sinh lén lút dùng que thử thai. Lúc đó, thiệt thịi lớn nhất
sẽ thuộc về các bạn nữ và gia đình các bạn đó. Tình huống dưới đây là lời cảnh
tỉnh cho các em học sinh (tôi đã sử dụng khi dạy phần những điều cần tránh
trong tình u trong bài 12: cơng dân với tình u, hơn nhân và gia đình thuộc
chương trình giáo dục cơng dân lớp 10)
Tình huống: Một đoạn đối thoại giữa hai người yêu nhau.
- Anh ơi em có thai rồi. Sáng nay thử que lên 2 vạch. Em cũng chậm
kinh mấy tuần rồi.
- Em nói thật khơng? Sao em không uống thuốc. Anh bảo em rồi mà!
- Em quên. Anh bảo có thì cưới mà. Mình cưới nhé!
- Cưới xin gì? Có bầu trước cưới mẹ anh khơng thích đâu. Với lại 2 đứa
mình vẫn cịn trẻ, làm sao sinh con mà ni nó được.
- Thế anh bảo sao giờ?
- Bỏ nha em. Mình cịn trẻ cịn nhiều cơ hội mà.
- Em sợ lắm. Nhỡ sau này khơng có con được nữa thì sao.
- Em n tâm. Anh ln bên em, trước sau gì mình cũng là vợ chồng.
Nha!

Tình huống dùng que thử thai và phát hiện có thai
Ngày thơng báo với bạn trai: “Em có thai rồi, sáng nay thử que lên hai
vạch”, cô đã nghĩ về một đám cưới trong mơ. Thế nhưng, cái cô gái nhận được
là sự hốt hoảng của đối phương, với những câu hỏi dồn dập: “Em nói thật


25


khơng? Sao em khơng uống thuốc?... Cưới xin gì? Có bầu cưới trước mẹ anh
khơng thích đâu”.
Bạn trai cơ liên tục dồn ép cô bỏ đứa trẻ, hết dọa nạt đến dụ dỗ. Cuối cùng,
trong lần gặp cuối cùng, lúc cô đã quyết tâm rời bỏ nơi đây, bạn trai cơ vẫn giữ
ngun ý kiến ấy: “Em đẻ thì em tự ni, sau này đừng tìm anh bắt vạ là được”.
Câu hỏi:
Câu 1: Cơ gái trẻ trong tình huống trên đã gặp phải chuyện khó xử như thế nào?
Nguyên nhân nào dẫn tới chuyện đó?
Câu 2: Bạn trai của cơ đã thể hiện thái độ như thế nào khi được người u
thơng báo là cơ đã có thai trước hơn nhân với anh ta? Tại sao anh ta lại có thái
độ như vậy?
Câu 3: Trên thực tế, có những hậu quả đau lịng nào có thể xảy ra khi có thai
ngồi ý muốn trước hơn nhân? Từ đó, em có thể rút ra bài học gì cho bản thân?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Cơ gái trẻ đã có thai ngồi ý muốn với bạn trai chưa kết hôn.
Nguyên nhân: Do hai người đi quá giới hạn trong tình yêu, quan hệ tình
dục trước hơn nhân khơng chú ý sử dụng các biện pháp phòng tránh thai như sử
dụng bao cao su, uống thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp.
Câu 2: Bạn trai cô đã rất hốt hoảng và không chấp nhận việc cơ gái lỡ có thai.
Anh ta cịn trách mắng người yêu rằng không uống thuốc tránh thai và không
đồng ý cưới. Anh ta đưa ra rất nhiều lý do để từ chối: tuổi trẻ không đủ khả
năng ni con ( cịn đang đi học đại học); mẹ khơng đồng ý; tương lai cịn
dài;…
Anh ta có thái độ như vậy vì bản thân chưa đủ kinh nghiệm để đối mặt với
thực tế rằng mình sắp làm cha, sắp bị bó buộc bởi cuộc sống gia đình; tình u
của anh ta chưa đủ lớn để dám chịu trách nhiệm, bảo vệ người yêu và đứa con
của mình; anh ta chưa có cơng danh sự nghiệp để đảm bảo chắc chắn cho hạnh
phúc gia đình; u là một chuyện cịn lấy vợ lại là chuyện khác.
Câu 3: Trên thực tế, việc yêu đương buông thả, thiếu kiến thức về sức khoẻ
sinh sản, chủ quan đã dẫn tới nhiều hậu quả đau lịng. Nếu lỡ có thai mà sợ hãi,



26

lại đi phá thai, hại sức khỏe, dễ viêm nhiễm và vơ sinh, có những trường hợp
phá thai ở những cơ sở khơng đảm bảo chất lượng có thể dẫn tới tử vong. Nếu
đẻ rồi mà không nuôi được lại mang con vứt bỏ, như vậy là có tội, lương tâm
cắn rứt suốt đời. Nếu quyết tâm một mình ni con thì rất khó khăn vất vả về
kinh tế, về cơng sức, lại ln tức giận hận người mình u bỏ rơi mình, con
mình khơng có bố.
Cơ gái trẻ cịn bị mất danh dự, bố mẹ họ hàng cũng bị mất danh dự theo.
Cơ ta sẽ khó có thể tìm kiếm một hạnh phúc mới do sai lầm trong quá khứ.
Người bạn trai cũng bị mang tiếng là sở khanh.
Bài học: Không nên yêu đương quá sớm. Yêu đương phải trong sáng,
khơng vượt q giới hạn của tình u. Ln trang bị cho mình kiến thức cần
thiết về tâm sinh lý, cách phịng tránh thai, cách tự bảo vệ mình, sẵn sàng nói
khơng để giữ gìn trinh tiết. Đừng q tin vào những lời mật ngọt của bạn trai.

Đừng quá tin vào những lời mật ngọt của đàn ông


27

2.3.5. Tình huống nên có nội dung định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh,
đặc biệt là khối lớp 11 và 12.
2.3.5.1. Có việc làm tốt hay bị mất việc phụ thuộc nhiều vào đạo đức của
người đó.
Khi dạy bài bài 12 lớp 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm, có thể
đưa ra tình huống như sau:
Tình huống 1:

“Một phụ nữ 40 tuổi có kinh nghiệm làm quản lý lâu năm đã rất vui mừng
khi tìm được cơng việc mới ưng ý với mức lương hậu hĩnh. Ngày đầu tiên đi
làm cô đã đến rất sớm và mang theo cả con trai của mình. Cơ và con trai ngồi
chờ tới giờ làm ở vườn hoa bên dưới trụ sở công ty. Hai mẹ con chọn một chiếc
ghế băng dài ngồi xuống và ăn nhẹ tại đó. Nhưng điều đáng nói ở đây là cơ đã
vứt ngay túi rác sau khi ăn xuống dưới đất mà không hề suy nghĩ.

Cách đó khơng xa, một cụ bà lớn tuổi mặc bộ đồ lao động đã cũ, đeo găng
tay từ từ tiến lại nhẹ nhàng thu dọn chỗ rác. Vài phút sau, người phụ nữ lại vứt
thêm một mẩu giấy xuống đất. Một lần nữa, bà lão bước tới nhặt mẩu giấy ném
vào thùng rác. Nhưng lần này bà nhẹ nhàng nói:
- Một người khơng có ý thức tốt thì sẽ khơng có tương lai đâu.
Như bị động vào lịng tự ái, người phụ nữ liền đứng dậy và quát tháo:


28

- Thưa bà, tôi là quản lý mới của tập đồn này và tất nhiên đây cũng là khu
vườn tơi quản lý. Tơi có quyền làm bất cứ thứ gì tơi muốn. Cịn bà chuẩn bị
nghỉ việc đi là vừa.
Chưa kịp trả lời người phụ nữ thì một người đàn ông vội vã chạy đến ngắt
lời:
- Thưa chủ tịch! Cuộc họp đã chuẩn bị bắt đầu.
Bà nhẹ nhàng gật đầu, tháo bỏ găng tay cũng như chiếc áo đã cũ bên ngồi
xuống và nói:
- Tơi sẽ lên ngay. Nhưng trước hết hãy hủy hợp đồng với người quản lý
mới này đã.
- Vâng thưa chủ tịch - Anh chàng đáp.
Người mẹ gần như chết lặng và khơng thể nói thêm lời nào nữa. Lời xin lỗi
lúc này đã quá muộn màng.

Trước khi đi bà chủ tịch vẫn nhẹ nhàng nói:
- Tơi hy vọng rằng cô sẽ thay đổi suy nghĩ sau lần này. Hãy biết tôn trọng
người khác. Bất cứ công việc gì cũng như hồn cảnh người đó như thế nào. Và
khi cơ tơn trọng họ thì chính cơ cũng sẽ nhận lại được điều đó.”
Bài học: Ở đời, hãy nhìn nhận sự việc một cách sâu xa và kĩ càng.
Đừng vội đánh giá bất cứ điều gì quá sớm nếu khơng muốn phải hối hận (
mất việc)
Tình huống 2:
Cuộc họp thất bại, chủ doanh nghiệp nhỏ với mong muốn hợp tác cùng
doanh nghiệp lớn nhưng đàm phán nhiều lần vẫn chưa thành cơng. Người chủ
doanh nghiệp nhỏ sau đó đã phiền muộn ra về. Vừa ra gần tới cổng cơng ty anh
ta nhìn thấy một cái cây nghiêng ngả sắp đổ ở sân. Không suy nghĩ nhiều, người
này chạy ngay tới chiếc xe của mình, phóng tới cửa hàng để tìm mua một sợi
dây thừng. Sau đó anh ta quay lại và buộc cố định cái cây cẩn thận.
Vài ngày sau, anh ta lại tới doanh nghiệp lớn để tiếp tục hợp tác và thật bất
ngờ khi được chấp nhận. Điều này làm cho anh vui mừng khôn xiết. Anh vội
hỏi người chủ doanh nghiệp lớn vì sao lần này lại dễ dàng đồng ý vậy, không


29

ngờ nghe được câu trả lời: "Bạn đã khiến tôi ấn tượng khi tìm cách cứu cái cây
sắp đổ, thậm chí chấp nhận đi xa để mua dây thừng rồi sau đó quay lại".

Người chủ doanh nghiệp lớn tiếp tục nói:
- Khi mọi người cần sự giúp đỡ, nếu một người dù trong hồn cảnh khơng
ai biết vẫn sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình để giúp đỡ, ngay cả khi chỉ
một chút thì điều đó cũng rất đáng khen ngợi. Tơi khơng có lý do để từ chối hợp
tác với một người như vậy. Bởi người như thế, khơng có lý do gì để khơng
thành cơng.

Bài học: Ln chân thành giúp đỡ ngƣời khác. Đó là một phẩm chất
đáng q đƣa bạn tới thành cơng.
Tình huống 3:
“Cuối cùng là một câu chuyện xảy ra ở Mỹ. Đó là một buổi tối trời mưa,
nhiều người đi bộ bị mắc kẹt trên đường. Một người phụ nữ ăn mặc xuề xịa
bước vào cửa hàng bách hóa để trú mưa.
Tất cả các nhân viên trong cửa hàng đều tỏ ra thờ ơ, khơng ai đối hồi gì
tới người phụ nữ nhỏ bé này. Tuy nhiên, lúc ấy có một người thanh niên trẻ
chân thành tiến đến và lịch sự hỏi:
- Chào bà, cháu có thể giúp gì cho bà khơng?
Người phụ nữ lớn tuổi lắc đầu nói: "Khơng cần đâu, ta chỉ xin trú mưa một
chút rồi rời đi ngay".
Chàng thanh niên thấy người phụ nữ đã đứng rất lâu liền nói tiếp:
- Vậy cháu sẽ mang cái ghế đặt ở gần cửa, bà có thể ngồi nghỉ ngơi ở đó.


×