Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệp giáo dục tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 20 trang )

3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngay từ ngày thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác thiếu niên
nhi đồng. Tại Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất (10/1930) và lần thứ
hai (3/1931), Đảng đã có những quyết định quan trọng về cơng tác thanh niên,
thiếu niên cách mạng và giao cho Đoàn thanh niên phụ trách thiếu nhi.
Từ đó, nơi nào có chi bộ Đảng và tổ chức Đồn thanh niên thì nơi đó tổ
chức và phong trào đội thiếu nhi phát triển và hoạt động một cách tích cực.
Phát huy tinh thần và ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đảng ta đã và đang rất coi trọng công tác thiếu nhi. Bởi Đảng, Nhà
nước ta và mọi người không bao giờ quên lời nhắc nhở của Người trước lúc đi
xa: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy, chăm sóc
và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân (...)"
Trong nhà trường, các em được học tập và rèn luyện tri thức, các em được
vui chơi, tham gia các hoạt động và đặc biệt là tham gia vào cơng tác Đội. Từ đó
các em hoàn thiện dần về nhân cách, biết tự chủ, tự tin và làm chủ cuộc sống.
Trong nhà trường, Đội là tổ chức nòng cốt các phong trào thiếu nhi, là lực lượng
giáo dục của nhà trường, là lực lượng dự bị của Đồn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và do Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Bác Hồ viết:
"Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, thành công hay thất bại là do cán bộ đó tốt
hay chưa tốt".
Đội thiếu niên tiền phong là tổ chức của các em thiếu nhi, do các em điều
hành. Vì vậy cần có một lực lượng thiếu nhi có năng lực, nhiệt huyết và được
trang bị nhiều kỹ năng trong hoạt động Đội để đưa vào Ban chỉ huy Đội.
Ban chỉ huy Đội đại diện cho số đông Đội viên, chỉ huy và trực tiếp điều
hành các hoạt động của Đội, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục Đội viên trở thành
con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Một liên Đội, Chi đội được đánh giá hoạt động xuất sắc phụ thuộc nhiều
vào việc chỉ huy điều hành của Ban chỉ huy liên Đội, Chi đội đó. Vì vậy việc
nâng cao kiến thức, kỹ năng cho Ban chỉ huy Đội là yếu tố quan trọng và vô


cùng cấp thiết. Đó chính là lý do tơi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao
kỹ năng Ban chỉ huy Đội trong trường trung học cơ sở … ".
II. Mục đích nghiên cứu
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị của thiếu nhi Việt Nam do Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đồn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh phụ trách.


4
Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh.
Đội TNTP Hồ Chí Minh thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, có
sự hướng dẫn của phụ trách Đội, Đội lấy “5 điều Bác Hồ dạy ” làm mục tiêu
phấn đấu cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập,
kỹ năng, năng lực trong hoạt động xã hội, phấn đấu trở thành con ngoan, trị
giỏi, cháu ngoan Bác Hồ... Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con
đường giáo dục khơng thể thiếu trong q trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp
các em phát triển tồn diện. Vì vậy việc nâng cao kỹ năng cho Ban chỉ huy Đội
là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Đề tài "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng Ban chỉ huy Đội trong trường
THCS" giúp:
- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng về kỹ năng công tác đội của Ban chỉ huy
Đội trong nhà trường, đưa ra các biện pháp, phương pháp để nâng cao kỹ năng
cho Ban chỉ huy Đội nhằm đưa hoạt động đội trong nhà trường đạt hiệu quả cao
nhất, vừa phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội ở địa phương vừa phù
hợp với mọi điều kiện của nhà trường.
- Qua việc áp dụng các biện pháp, giải pháp, Ban chỉ huy Đội có thêm hiểu
biết về Đội, được trang bị thêm khả năng điều hành hoạt động Đội, nhanh nhẹn,
chủ động, sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc được giao, giúp cho hoạt

động của Đội ngày một phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
III. Đối tƣợng nghiên cứu
Đây là đề tài "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng Ban chỉ huy Đội trong
trường THCS …." nên tôi tập trung nghiên cứu Ban chỉ huy liên Đội và các Ban
chỉ huy Chi Đội trường THCS ...
IV. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài này tập trung nghiên cứu về một số biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt
động Đội cho Ban chỉ huy Đội và đưa ra một số phương pháp, hình thức phù
hợp trong việc tập huấn nâng cao kỹ năng Ban chỉ huy Đội.
V. Phạm vi đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu "Một số biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động
Đội cho Ban chỉ huy Đội trong trường THCS…", nên đối tượng nghiên cứu của
đề tài là Ban chỉ huy Liên Đội và các Ban chỉ huy Chi Đội trong nhà trường.


5
VI. Phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phƣơng pháp quan sát
Phương pháp giúp thu thập thông tin về các em trong Ban chỉ huy Liên –
Chi Đội trong nhà trường bằng cách tri giác trực tiếp các nhân tố khác có liên
quan.
2. Phƣơng pháp điều tra
Phương pháp này giúp nhằm tìm hiểu các thành viên trong Ban chỉ huy
Đội có em nào hoạt động tốt, có em nào chưa thực sự nhiệt tình tham gia hoạt
động hay có em nào có hạn chế về năng lực hoạt động.
3. Phƣơng pháp tìm tài liệu
Phương pháp tìm hiểu những tài liệu về cơng tác, hoạt động Đội. Tài liệu
của những người đi trước có liên quan đến đề tài như thế nào? Đã giải quyết như
thế nào? Liên quan đến đâu...
4. Phƣơng pháp thực hành, luyện tập

Là phương pháp tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động để tìm tịi kiến
thức mới hay vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn, vừa để củng cố tri
thức vừa để tạo nên hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo thực hành.
5. Phƣơng pháp nêu gƣơng
Khi sử dụng phương pháp tôi thường xuyên nêu gương những em thực
hiện tốt vai trò trách nhiệm của mình để giáo dục, khuyến khích các em khác bắt
chước và làm theo những tấm gương tốt đó.
6. Phƣơng pháp thực nghiệm
Là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn nhằm để kiểm tra đánh giá
kết quả áp dụng đề tài. Từ đó rút ra được những nhận xét cụ thể của những
phương pháp đã sử dụng.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở lý luận
Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm
vụ trọng tâm trong công tác đào tạo thế hệ trẻ. Trong giai đoạn hiện nay, đồng
hành với việc phát triển giáo dục thì việc nâng cao hoạt động Đội trong trường
THCS là nhiệm vụ không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì trẻ
em trong quá trình giáo dục để phát triển tồn diện thì phải bằng nhiều con
đường khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là
thơng qua hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện của Đội viên. Chính vì
vậy cơng tác Đội được Đảng và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp
người mới cho xã hội.


6
Mục đích của hoạt động Đội ln bám sát mục tiêu đào tạo con người mới
xã hội chủ nghĩa, con người phát triển tồn diện. Mục đích hoạt động của Đội
cũng thống nhất với mục tiêu giáo dục của nhà trường. Chính vì thế, tổ chức Đội
phải cùng với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác kết hợp một cách chặt
chẽ để giáo dục các em ở cả trường học, trên địa bàn dân cư, trong giờ học và

ngồi giờ học.
Cũng vì lẽ đó mà Đội TNTP Hồ Chí Minh cần một lực lượng cán bộ Đội
hùng hậu, mạnh mẽ, vừa là con ngoan, trò giỏi vừa là Đội viên tốt.
Ban chỉ huy Đội luôn là cánh tay đắc lực của Tổng phụ trách và là trực tiếp
chỉ huy điều hành các hoạt động đội, biến nghị quyết của Liên Đội thành các
phong trào hoạt động của trường. Như vậy Ban chỉ huy Đội có giỏi, có năng lực,
có tính sáng tạo, tính năng động, ln ln tự chủ trong cơng việc thì các phong
trào, hoạt động Đội mới ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được các thành
tích cao hơn.
Vì vậy việc nâng cao kỹ năng Ban chỉ huy Đội là việc vô cùng quan trọng
và cần thiết. Nói cách khác, nâng cao kỹ năng Ban chỉ huy Đội chính là nâng
cao những phẩm chất, những năng lực cần có của Ban chỉ huy Đội, phát huy
được sở trường, tư chất của Ban chỉ huy Đội.
Nâng cao kỹ năng Ban chỉ huy Đội là một việc làm đòi hỏi người phụ trách
phải kiên nhẫn bền bỉ. Người giáo viên làm Tổng phụ trách Đội cần biết vận
động các nguồn lực và sự hỗ trợ ngay chính trong nhà trường, tổ chức xã hội
nhằm thực hiện tốt các hoạt động Đội.
Từ thực tế của nhà trường cùng với những kinh nghiệm đúc kết sau nhiều
năm làm Tổng phụ trách của bản thân, tơi đã có đưa ra một số biện pháp để nâng
cao kỹ năng cho Ban chỉ huy Đội nhằm thúc đẩy hoạt động đội trong nhà trường
ngày càng mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả cao hơn.
II. Cơ sở thực tiễn
Bước vào đầu năm học 2020 – 2021. Để đánh giá thực trạng hoạt động Đội
của Ban chỉ huy Liên – Chi Đội tôi đã tiến hành khảo sát các em Đội viên trong
Ban chỉ huy Đội và có kết quả như sau.
- Số lượng khảo sát:
+ Khảo sát Ban chỉ huy Liên Đội: 11 em.
+ Khảo sát Ban chỉ huy Chi Đội: 30 em.
- Nội dung khảo sát.
+ Năng lực công tác Đội



7
* Kỹ năng tổ chức, điều khiển sinh hoạt Đội.
* Kỹ năng ghi chép, quản lí sổ sách, thơng tin báo cáo,
* Kỹ năng sử lý tình huống trong cơng tác Đội.
+ Kỹ năng nghiệp vụ về 7 yêu cầu đối với Đội viên.
Bảng khảo sát một số kỹ năng công tác Đội dành cho Ban chỉ huy Đội
đầu năm học 2020 – 2021 của Liên đội THCS Yên Ninh
Nội dung điều tra.
Năng lực cơng tác Đội
Kỹ
năng
Tổ
chức
điều
khiển
sinh
hoạt
Đội

Kết
quả

Kỹ
năng
ghi
chép,
quản
lí sổ

sách

Kết
quả

Kỹ
năng
sử lý
tình
huống
cơng
tác
Đội

Kết
quả

Kỹ
năng
nghiệp
vụ về 7
yêu
cầu đối
với Đội
viên.

Kết
quả

TT


Ban
chỉ
huy

Số
lƣợng

1

Liên
Đội

11

5

45%

7

64%

6

54%

6

55%


2

Chi
Đội

30

11

37%

17

57%

11

37%

10

33%

Qua bảng thống kê cho thấy ở đầu năm học Ban chỉ huy Liên – Chi đội
đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các kỹ năng cơng tác Đội, điều
đó xuất phát từ các ngun nhân chủ yếu sau:
- Lựa chọn và bồi dưỡng nhân sự cho Ban chỉ huy Liên – Chi đội chưa
đúng đối tượng, chưa hợp lí.
- Ban chỉ huy Liên – Chi Đội chưa thực sự hứng thú, tâm huyết và mạnh

dạn trong khi tham gia hoạt động, phong trào Đội.
- Số lượng Đội viên trong Ban chỉ huy nắm vững kỹ năng cơng tác Đội cịn
thấp. Ban chỉ huy chưa hiểu rõ về nội dung hoạt động Đội, chưa hiểu sâu về tầm
quan trọng của tổ chức Đội nên dẫn đến việc không chú trọng cho các hoạt động
mà chỉ chú trọng việc học tập kiến thức.


8
Từ thực trạng trên tôi đã nghiên cứu đưa ra một số biện pháp để nâng cao
kỹ năng cho Ban chỉ huy Đội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Đội của Liên
đội trong năm học 2020 -2021 ở trường THCS Yên Ninh.
III. Các Biện pháp nâng cao kỹ năng hoạt động cho Ban chỉ huy Đội
nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động Đội ở trƣờng THCS Yên Ninh.
Bồi dưỡng Ban chỉ huy là việc làm thường xuyên và quan trọng không thể
thiếu được của phụ trách. Bồi dưỡng Ban chỉ huy là yếu tố quyết định sự thành
công của phong trào Đội.
Bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội là nâng cao và phát huy những mặt mạnh sẵn
có của các em, đồng thời khơi dậy tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các
em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy.
Từ thực trạng hiện tại của liên Đội tơi đã tìm hiểu, nghiên cứu để đưa ra
một số biện pháp để giải quyết những hạn chế, những khó khăn mà liên Đội và
Ban chỉ huy Đội đang gặp phải như sau:
- Biện pháp 1: Phối hợp tổ chức, thành lập Ban chỉ huy Chi Đội - Liên Đội.
- Biện pháp 2: Tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng
cho Ban chỉ huy Đội.
- Biện pháp 3: Giao nhiệm vụ, kiểm tra đánh giá các hoạt động.
- Biện pháp 4: Nâng cao công tác tuyên dương, khen thưởng.
1. Nội dung biện pháp
1.1. Phối hợp tổ chức thành lập Ban chỉ huy Chi Đội, Liên Đội
Phong trào hoạt động đội của Liên Đội có phát triển mạnh mẽ và đạt được

kết quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào Ban chỉ huy Liên - Chi Đội. Vì
vậy việc lựa chọn nhân sự cho Ban chỉ huy Liên - Chi Đội rất quan trọng nên
việc này đòi hỏi người làm phụ trách phải có sự lựa chọn sáng suốt thì mới có
được đội ngũ Ban chỉ huy Đội tốt đáp ứng được các yêu cầu của Liên Đội.
1.1.1. Những căn cứ và tiêu trí lựa chọn Ban chỉ huy Đội.
- Căn cứ:
+ Căn cứ theo Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh về cơng tác Đội.
+ Căn cứ vào đặc điểm tình hình của từng Chi Đội, của Liên Đội, của nhà
trường và năng lực của học sinh.
- Tiêu chí:
+ Nắm vững điều lệ Đội, gương mẫu về các mặt học tập, hoạt động phong
trào, gương mẫu, đạo đức tốt, tác phong nhanh nhẹn, hòa đồng với bạn bè…


9
+ Tham mưu ý kiến của các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm
rõ nhất về đặc điểm, cá tính cũng như năng lực của học sinh.
+ Thăm dò ý kiến của Đội viên là việc làm rất quan trọng. Mục đích là để
các em giới thiệu những bạn có tín nhiệm cao trong tập thể, có nhiều đức tính ưu
điểm tốt khi tham gia học tập, rèn luyện trong nhà trường cũng như ở địa
phương.
1.1.2. Chọn Ban chỉ huy thông qua kỳ Đại hội Liên – Chi Đội.
- Tổ chức họp Ban chỉ huy Liên – Chi Đội lâm thời để định hướng cho các
em hiểu được vai trò của từng đội viên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình
trong tổ chức Đội.
- Do các đội viên tín nhiệm bầu vào Ban chỉ huy Liên – Chi Đội hoặc do
chính các bạn đội viên tự ứng cử.
- Khi hướng dẫn lựa chọn Ban chỉ huy, giáo viên phụ trách Đội cần chú ý
phân tích, giúp các em hiểu rõ và biết cách đánh giá khách quan toàn diện khi
tham gia bầu Ban chỉ huy để từ đó các em có sự lựa chọn đúng đắn cho mình

nhằm giúp Liên – Chi đội có được Ban chỉ huy đầy đủ năng lực và phẩm chất
đáp ứng được các yêu cầu của Liên Đội.
- Khi lựa chọn Ban chỉ huy qua kỳ Đại hội Đội thì khi tiến hành Đại hội
giáo viên phụ trách phải để các em tự điều hành Đại hội, tôn trọng quyền đề cử
ứng cử và bầu cử của các em đội viên. Khơng áp đặt mà phải phát huy được tính
dân chủ cao nhất.
- Ban chỉ huy Đội do chính các em bầu ra thì khi hoạt động mới đem lại
hiệu quả cao nhất.
1.2. Tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức bồi dưỡng kỹ năng cho
Ban chỉ huy Đội
1.2.1 Bồi dưỡng phương pháp công tác của Ban chỉ huy Đội.
- Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị
quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản
nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, sinh
hoạt Đội dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách.
- Phương pháp tổ chức họp Ban chỉ huy Đội.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch
thi đua).
- Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể
(sinh hoạt các cấp cán bộ Đội, đại hội Đội...).
- Phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm.


10
1.2.2 Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy:
- Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ trưởng thành đội
viên, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội...).
- Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sơi nổi hấp dẫn giáo dục Đội viên
theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường
kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt

vui chơi... có thể bồi dưỡng các kỹ năng như:
+ Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội.
+ Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho liên Đội, chi Đội thực
hiện tốt nội dung chương trình đề ra.
+ Cách hướng dẫn liên Đội, chi Đội hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể.
+ Cách nhận xét, đánh giá.
- Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự
quản để lựa chọn Ban chỉ huy và xây dựng nghị quyết của Đội.
- Đại hội Đội mỗi năm một lần đối với liên Đội cũng như chi Đội. Cần bồi
dưỡng về các nội dung:
+ Điều khiển nghi lễ thủ tục: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ,
giới thiệu chủ tịch Đoàn điều khiển Đại hội.
+ Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác
Đội, hướng dẫn Đội viên thảo luận, bầu Ban chỉ huy Đội, thông qua nghị quyết
Đại hội).
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng (văn nghệ, trò chơi, thi báo tường...).
- Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc của
Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi đua...
Mục đích: Tập hợp Đội viên, tạo phong trào thi đua cho Đội viên rèn luyện
theo chủ đề: Có thể bồi dưỡng những nội dung sau:
+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp Ban chỉ huy, định hướng nội dung
và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công
nhiệm vụ tới từng người trong Ban chỉ huy.
+ Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức
cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các Đội viên nòng cốt để
tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá.
+ Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ
chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động...



11


12
1.2.3. Bồi dưỡng tác phong Ban chỉ huy:
- Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các em thạo
việc, hiểu người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có bản lĩnh
trong giao tiếp và phối hợp với người khác.
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học.
- Bồi dưỡng Ban chỉ huy trở thành những cán bộ Đội mẫu mực, có kỹ năng
nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể.
1.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội
- Nghi thức và phương pháp hướng dẫn nghi thức.
- Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt
động xã hội, tham quan...
- Các bài hát, điệu múa, trò chơi (nút dây, dẫn đường, mật thư...).
Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp
như:
- Tập luyện cho Đội nòng cốt.
- Thực hiện tập luyện chung.
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi...

Kỹ năng thắt - tháo khăn quàng đỏ


13

Kỹ năng chào kiểu đội viên TNTP Hồ Chí Minh

Kỹ năng múa hát giữa giờ



14


15


16
Khi xây dựng Kế hoạch công tác Đội tôi đã lập kết hoạch bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ Đội cho Ban chỉ huy Liên Đội cụ thể như sau:
Thời gian
Buổi 1

Buổi 2

Buổi 3

Buổi 4

Buổi 5

Buổi 6

Buổi 7

Nội dung
- Tập bài hát (Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh,đi ta đi lên).
- Tập huấn ghi sổ sách.
- Tập huấn về tập hợp đội hình.

- Tập huấn các trị chơi tập thể.
- Tập huấn cách ghi biên bản cuộc họp.
- Tập huấn kỹ năng chào và hô đáp khẩu hiệu .
- Tập huấn bài hát Quốc ca, Đội ca
- Tập huấn cách báo cáo hoạt động
- Tập huấn kỹ năng thắt tháo khăn quàng đỏ.
- Tập huấn các bài hát tập thể cho các buổi sinh hoạt như: bài làm
quen, kết vòng, anh em ta về, bốn phương trời, hai con thằn lằn
con.
- Tập huấn cách tổ chức cuộc họp.
- Tập huấn kỹ năng cầm cờ, giương cờ, vác cờ.
- Tập huấn bài múa ( Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, đi ta đi
lên )
- Tập huấn cách dẫn chương trình.
- Tập huấn về các động tác tại chỗ.
- Tập huấn hát múa bài: “ nổi trống lên, các bạn ơi!”.
- Tập huấn cho Ban chỉ huy tính mạnh dạn, tự tin khi đứng trước
đơng người.
- Ơn các bài hát, múa tập thể .
- Ơn các trị chơi.
- Ơn các kỹ năng.

Tóm lại: Nội dung bồi dưỡng chỉ huy nhằm giúp các em thạo việc, biết tổ
chức hoạt động theo nhiệm vụ chun mơn được phân cơng, có khả năng tổ
chức quản lý hoạt động Đội một cách toàn diện, khoa học và có bản lĩnh trong
giao tiếp để trở thành một cán bộ mẫu mực có năng lực, uy tín.


17
1.3. Giao nhiệm vụ, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các hoạt động.

1.3.1. Giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban chỉ huy Đội
Giao nhiệm vụ cho Ban chỉ huy Đội là nhằm kích thích tính tích cự, chủ
động, sáng tạo của mỗi cá nhân, thơng qua đó giáo dục lịng tự tin, tinh thần
trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản của các em.
Việc giao nhiệm vụ phải đảm bảo tính chính xác, cụ thể, rõ ràng và phù
hợp với năng lực của từng em.
Phân công cụ thể từng công việc cho các thành viên để các em có ý thức
trong cơng việc của mình.
Cụ thể với Ban chỉ huy Liên Đội, tôi đã phân công từng công việc cụ thể
như sau:
STT

Họ và tên

Chi
Đội

Chức vụ

Phân công nhiệm vụ

1

Ninh Thị Song Anh

8A

Liên đội trưởng

Công tác kiểm tra chung


2

Trần Thị Oanh

9A

Liên đội phó

Tập huấn và kiểm tra
đội ngũ Sao đỏ

3

Vũ Hoàng Minh

6A

ủy viên

Phụ trách kiểm tra nền
nếp khối 6

4

Trương Quốc Cường

7A

ủy viên


Phụ trách kiểm tra nền
nếp khối 7

5

Phạm Trường An

8A

ủy viên

Phụ trách kiểm tra nền
nếp khối 8

6

Nguyễn Thị Thu Thủy

9A

ủy viên

Phụ trách kiểm tra nền
nếp khối 9

7

Bùi Ngọc Ánh


9D

ủy viên

Phụ trách tập huấn đội
tuyên truyền măng non

8

Dương Diệp Chi

7B

ủy viên

Phụ trách tập huấn đội
chữ thập đỏ

9

Nguyễn Tiến Vũ

8B

ủy viên

Phụ trách tập huấn đội
trống

10


Ninh Duy Bảo

9B

ủy viên

Phụ trách tập huấn đội
Nghi lễ, nghi thức.


18
Khi giao nhiệm vụ cho các em, giáo viên tổng phụ trách phải mạnh dạn
giao việc và tuyệt đối tin tưởng vào khả năng của các em. Lúc đầu khi giao việc,
giao việc dễ và hướng dẫn, động viên các em dần dần, sau đó giao việc khó hơn,
lớn hơn và tổng phụ trách rút dần vai trị của mình để các em tự tin trong công
việc được giao. Khi giao việc phải kiên trì khơng nóng vội, nên để các em chủ
động tìm đến mình nêu ý kiến, nêu những vướng mắc gặp phải nhằm tìm ra
phương án giải quyết tốt nhất. Sau khi kết thúc một nội dung cơng việc nên để
các em tự mình đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm bản thân.
1.3.2. Hướng dẫn, kiểm tra đánh giá các hoạt động.
Tổ chức Đội hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản và dưới sự
hướng dẫn và quản lí của cán bộ phụ trách Đội. Do đặc điểm tâm lý ở lứa tuổi
thiêu niên là ham chơi dẫn đến việc dễ quên nên khi giao việc giáo viên phụ
trách cần phải thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở các em.
Khi kết thúc mỗi đợt hoạt động, thi đua giáo viên phụ trách nên hướng dẫn
các em để các em tự tổng kết, tự nhận xét, đánh giá mọi hoạt động chung để các
em tự nhận thấy những thiếu sót, những yếu điểm, những mặt mạnh từ đó các
em sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm làm tiền đề xây dựng phương hướng
cho các hoạt động tiếp theo.

Để các hoạt động, các phong trào thi đua đạt được kết quả cao thì vai trị
của giáo viên phụ trách hết sức quan trọng, nếu giáo viên phụ trách tin tưởng ở
các em mà không thường xuyên giám sát, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở, động viên
các em trong cơng việc thì có thể các em sẽ gặp khó khăn và vấp phải nhiều sai
sót, vì vậy khi giao việc giáo viên phụ trách cũng cần lên kết hoạch kiểm tra
giám sát định kỳ hoạch đột xuất, khi kiểm tra giáo viên phụ trách cần có sổ tay
ghi chép, phiếu nhắc nhở, giáo viên phụ trách kiểm tra nếu có những điểm các
em chưa làm được, làm chưa đúng thì giáo viên liệt kê vào phiếu nhắc nhở gửi
cho các em để các em rà soát nội dung công việc cần làm hay cần chỉnh sửa bổ
xung.
Việc giám sát, kiểm tra, đánh giá công việc để xác nhận kết quả và kịp thời
động viên, khích lệ, nhắc nhở hay hướng dẫn các em nhằm tạo cho các em thêm
động lực, phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tính tự tin khi tham gia các hoạt
động, phong trào.
1.4. Nâng cao công tác tuyên dương, khen thưởng
Trong quá trình bồi dưỡng, tập luyện cho Ban chỉ huy Liên – Chi Đội tôi
luôn chú trọng lồng ghép công tác thi đua khen thưởng nhằm kịp thời động viên
khích lệ các em tham gia học tập.


19
Mỗi khi kết thúc các hoạt động, các phong trào thi đua tôi luôn tổ chức cho
Ban chỉ huy Liên – Chi Đội họp giao ban đánh giá các hoạt động và bình bầu thi
đua giữa các tập thể, các cá nhân. Những tập thể, những cá nhân xuất sắc sẽ
được nhận cờ thi đua, phần thưởng vào dịp sinh hoạt dưới cờ - thứ 2 đầu tuần.
Bên cạnh công tác khen thưởng thì cũng sẽ có những buổi sinh hoạt để
nhận xét, góp ý, nhắc nhở đối với những tập thể, cá nhân chưa tích cực, chưa
thực sự nhiệt tình làm giảm chất lượng chung của các hoạt động, các phong trào
thi đua, nếu các tập thể, cá nhân sai phạm ở mức độ cao có thể khiển trách, phê
bình.

Các hình thức thi đua khen thưởng cần được chú trọng đặt lên hàng đầu,
cần tổ chức theo nhiều hình thức, đa dạng, phong phú nhằm tạo sự ganh đua
lành mạnh, trong sáng giữa các tập thể cá nhân trong Liên đội.
Công tác thi đua, khen thưởng phải đảm bảo tính cơng bằng, khách quan,
khơng q chú trọng nặng nề về vật chất, chủ yếu là tạo sự lôi cuốn các em học
sinh tham gia hoạt động phong trào.
IV. Kết quả
Nội dung điều tra
Năng lực cơng tác Đội

Thời
gian

Đầu
năm
học
2020
-2021

Kỹ
năng
Tổ
chức
điều
khiển
sinh
hoạt
Đội

Kết

quả

Kỹ
năng
ghi
chép,
quản
lí sổ
sách

Kỹ
năng
sử lý
tình
huống
cơng
tác
Đội

Kết
quả

Kỹ
năng
nghiệp
vụ về 7
yêu
cầu đối
với Đội
viên.


Kết
quả

Ban
chỉ
huy

Số
lƣợng

Liên
Đội

11

5

45%

7

64%

6

54%

6


55%

Chi
Đội

30

11

37%

17

57%

11

37%

10

33%

Kết
quả


20

Học

kỳ I

Liên
Đội

11

10

91%

11

100%

8

73%

9

91%

năm
học
2020
-2021

Chi
Đội


30

27

90%

28

93%

25

83%

25

83%

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Công tác Đội và Phong trào thiếu nhi trong trường học là vấn đề luôn được
các cấp các ngành quan tâm. Để chất lượng công tác Đội và phong trào Thiếu
nhi từng bước được nâng lên, đòi hỏi người giáo viên - Tổng phụ trách phải có
cách nhìn nghiêm túc, kiên trì và liên tục trong mọi hoạt động, các hoạt động
gắn liền với nhà trường, gắn liền với công tác xã hội. Chất lượng giáo dục Thiếu
niên là giá trị đích thực của công tác Đội và phong trào Thiếu nhi, là niềm tự hào
của nhà trường, của địa phương. Vì vậy, hoạt động Đội trong nhà trường luôn
phải được quan tâm và đầu tư đúng cách.
Việc bồi dưỡng Ban chỉ huy chi Đội giúp các em thạo việc, biết tổ chức,

quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Đặc biệt nó sẽ thúc đẩy phong trào thiếu
nhi trong nhà trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trị của Đội trong
nhà trường là vơ cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các em
trong Ban chỉ huy Đội khi được bồi dưỡng các em ngày càng có thêm hiểu biết
về Đội, các em được bồi dưỡng về lí tưởng của Đảng ngay khi đang cịn ngồi
trên ghế nhà trường để các em thấm nhuần tư tưởng của Đảng. Qua đó các em
thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc đẩy hoạt
động Đội được lên cao. Đồng thời các em cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm
về phương pháp chỉ huy, quản lý điều hành công việc của một cán bộ Đội, giúp
các em sau này sẽ có một vị trí ở những tầm cao hơn phục vụ cho lợi ích của Tổ
quốc.
Từ khi tơi áp dụng các biện pháp tâ ̣p huấ n trên thì c ác phong trào và các
hoạt động của Đội luôn diễn ra tốt . Các em thực hành kỹ năng , múa hát và ghi
sổ sách rấ t tố t . Ban chỉ huy của từng chi đô ̣i tự triể n khai các kỹ năng cho chi
đô ̣i của min
̀ h và tự ghi chép sở sách. Vì thế tơi sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp
này cho những năm học tiếp theo.


21
Qua thời gian thực tế tập huấn Ban chỉ huy Liên – Chi Đội, tơi rút ra cho
mình bài học kinh nghiệm:
- Khi làm việc gì thấy kết quả đạt chưa cao thì mình phải tìm hiểu nguyên
nhân từ đâu, tìm hiểu thực tế tại sao kết quả khơng được cao. Nhất là bản thân
tơi tự nhận thấy sai sót của mình, tự nhận ra khuyết điểm của mình. Muốn đạt
kết quả tốt thì khi làm việc gì phải có kế hoạch cụ thể, xây dựng chương trình
làm việc một cách khoa học và cụ thể.
- Muốn có được Ban chỉ huy Liên Đội có đầy đủ năng lực, hoạt động có
hiệu quả và đạt kết quả tốt trước hết phải lựa chọn thật kỹ đội ngũ Ban chỉ huy
Chi Đội và Liên Đội. từ đó tạo ra đội ngũ Ban chỉ huy có năng lực, nhạy bén

trong cơng việc và giúp Tổng phụ trách trong mọi hoạt động của Đội.
- Phải thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ Đội và
công tác tập huấn Ban chỉ huy nên làm thường xuyên ở đầu năm học. Vì đây là
việc làm rất cần thiết để đưa phong trào hoạt động đội ngày một tốt hơn.
II- KHUYẾN NGHỊ
Qua thực tế hoạt động của liên Đội. Tơi xin có một số kiến nghị sau:
Đối với nhà trường: Quan tâm và tào điều kiện cho các buổi tập huấn Ban
chỉ huy Liên - Chi Đội được diễn ra hàng năm. Hỗ trợ kinh phí in ấn tài liệu.
Đối với phụ trách Chi đội: cần phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách và
Ban chỉ huy tạo điều kiện và hướng dẫn cho Ban chỉ huy Liên Đội, tập huấn Ban
chỉ huy Đội.
Trên đây là một số kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của tơi trong
q trình bồi dưỡng xây dựng Ban chỉ huy Liên - Chi Đội trong trường học. Tơi
mong sự đóng góp ý kiến q báu của các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp để
có thể làm tốt hơn nữa trong việc thúc đẩy phong trào Đội ngày càng phát triển.
Tôi xin cam đoan những sáng kiến kinh nghiệm do mình viết và khơng sao
chép nội dung của người khác.
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN

Ý Yên, ngày 07 tháng 5 năm 2021
Ngƣời viết

Tạ Thị Kiều Ly


22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay phu ̣ trách Đô ̣i. (Nhà xuất bản Kim Đồng.)
2. Công tác Đội TNTP và Nhi đồng Hồ Chí Minh. (Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội I - 1995).
3. Nghi thức và hướng dẫn thực hiê ̣n nghi thức Đô ̣i Thiế u niên Tiề n Phong
Hồ Chí Minh. (Nhà xuất bản Thanh Niên).



×