Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

sáng kiến kinh nghiệp giáo dục tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 30 trang )

3

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
1. Cơ sở lí luận
Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng u cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện đổi mới đồng bộ
các yếu tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, thiết bị và
đánh giá chất lượng giáo dục. Với quan điểm trên thì học sinh có thể học tập dưới
nhiều hình thức trong đó học tập dưới dạng trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học
đi đôi với hành, học qua làm việc, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống
hay trong lớp, trong trường. Đây là phương pháp ưu việt cho sự phát triển năng lực
sáng tạo, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng sống, giá trị và
phẩm chất bản thân. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là việc làm rất cần
thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo “con người mới” với đầy đủ
các mặt “Đức- Trí - Thể - Mĩ”.
“Kĩ năng sống” là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống. Có thể nói, kĩ năng sống chính là nhịp
cầu nối giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực,
lành mạnh. Người có kĩ năng sống sẽ ln vững vàng trước những khó khăn, thử thách
biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống
thường bị vấp váp, thiếu tự tin, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Chính vì vậy, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt
động giáo dục kĩ năng sống giúp các em xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể,
sống tự tin, có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Khi được trang bị những kĩ năng
cần thiết, các em sẽ tự chủ, tự tin, mạnh dạn để giải quyết tốt nhiệm vụ học tập và rèn
luyện, biết cách ứng xử với các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, giúp các em
sống an toàn, mạnh khỏe và phát triển toàn diện về nhân cách.
Kĩ năng sống của học sinh được hình thành thơng qua hoạt động học tập, rèn


luyện cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường. Qua nghiên
cứu tôi thấy: Hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn kĩ năng
sống cho học sinh. Bởi nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của hoạt động trải nghiệm là củng
cố, tăng cường nhận thức, bồi dưỡng thái độ tình cảm và hình thành hệ thống kĩ năng
hành vi. Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động gần gũi, phù hợp với tâm sinh lý


4

lứa tuổi, lôi cuốn các em học sinh tham gia. Học sinh dễ tiếp thu, được trải nghiệm
trực tiếp các hoạt động từ đó hình thành kĩ năng một cách nhanh chóng.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua hoạt động trải nghiệm là một việc làm
vô cùng cần thiết giúp các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh
dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong công việc. Để làm được điều này, giáo viên Tổng
phụ trách phải hết sức linh hoạt, có những phương pháp mới, cách làm mới mang lại hiệu
quả giáo dục cao.
Rèn kĩ năng sống cho học sinh là việc đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo
dục thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để cùng
chung sống. Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong
những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực ” hay “trường học hạnh phúc”. Bên cạnh đó, học sinh trung học cơ sở là
lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý (tuổi dậy thì).
Ở lứa tuổi này thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, nhanh vui nhanh buồn. Mâu
thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia
đình và ngồi xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các
bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kĩ năng
cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính, dẫn
đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, nhất là ở độ tuổi Trung học cơ sở ngày
càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong toàn xã hội. Cho nên, giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh là việc làm cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc biệt với học sinh

Trung học cơ sở.
Hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, với cương
vị là Tổng phụ trách Đội, tôi đã lựa chọn và mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện
pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở
trường THCS”. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng tại đơn vị và mang lại
hiệu quả rõ rệt.
2. Cơ sở thực tiễn
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. “Trồng người” ở đây chính là phải tập trung
giáo dục kĩ năng sống, trước khi giáo dục kiến thức cho học sinh. Trong bất kì ngơi
trường nào chúng ta cũng nhìn thấy khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều
này cho thấy giá trị đạo đức, kĩ năng sống của con người mới chính là yếu tố
hàng đầu làm nên sự thành cơng trong mọi lĩnh vực. Chính vì thế, trong những năm
qua trường trung học cơ sở Phương Định thường xuyên nghiên cứu, cải tiến nâng cao
chất lượng giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, khơng ngừng đổi
mới phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình. Đặc biệt chú trọng đến


5

việc“Giáo dục kĩ năng sống” cho học sinh. Nhà trường coi đây là một trong những
yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Cho nên, ngay sau
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các
môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Nhà trường đã tiến hành triển khai đồng
bộ đến toàn thể cán bộ, giáo viên về việc tăng cường rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh. Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Mỗi giáo viên trong nhà trường khơng chỉ nâng cao chất lượng chun
mơn nghiệp vụ, mà cịn thường xuyên quan tâm đến đời sống tinh thần, đến tâm tư tình
cảm của học sinh.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường đã được quan tâm và chú ý

đến. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy tình trạng dạy và học kĩ năng sống hiện
nay còn nhiều hạn chế bởi sách giáo khoa riêng về kĩ năng sống và khung chương
trình dạy học chưa có. Ngồi ra, năng lực giáo viên cịn hạn chế do chưa được đào tạo
bài bản nội dung cũng như phương pháp giảng dạy. Chủ yếu tiếp cận và dạy học bằng
kinh nghiệm, cho nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức thực hiện các
chương trình hoạt động. Bên cạnh đó, các trường chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến
thức chứ chưa hình thành kĩ năng cho các em. Nhiều học sinh không thể vận dụng linh
hoạt kiến thức đã học vào cuộc sống dẫn đến khả năng ứng phó của các em với các tình
huống thực tế chưa nhanh nhẹn, chưa mạnh dạn, chưa thật sự tự tin, đơi khi cịn bế tắc trong
cách xử lý sự việc. Đặc biệt về phía gia đình, nhiều phụ huynh học sinh còn coi trọng
kiến thức nên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Qua nghiên cứu tài liệu, tôi thấy các đề tài nghiên cứu trước đây đều có chung
nhận định: Học sinh thời nay năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình
và thường có mức u cầu cao đối với bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các em
bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kĩ năng sống. Bên cạnh đó, các em
cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kĩ năng sống là do chưa có
sự hịa hợp trong giao tiếp giữa các em với cha mẹ, thầy cô. Đồng thời cũng bị ảnh
hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương
tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báo chí, diễn đàn...). Tuy nhiên, chỉ mới dừng
ở việc nhận thức, đa số học sinh vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để
hình thành kĩ năng sống. Điều này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường,
xã hội và chính bản thân học sinh.
Qua khảo sát thực nghiệm đối với các em học sinh trường trung học cơ sở
Phương Định tôi thấy: Hầu hết các em biết được tầm quan trọng của kĩ năng sống và
có những nhận thức ban đầu về việc tiếp xúc và giải quyết các tình huống. Tuy nhiên,
hầu hết các em chưa được tiếp cận một cách thường xuyên và giáo dục đúng đắn về
các kĩ năng sống.


6


Từ thực trạng trên tôi nhận thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là một việc
làm vô cùng cần thiết. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm không
những giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử, giao tiếp mà cịn hình thành khả năng
phân tích đánh giá tình hình, khả năng xử lý tình huống một cách hợp lí.
II. Mơ tả giải pháp kĩ thuật
1. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và
vững vàng trước những thay đổi của cuộc sống… Hiểu một cách đơn giản: Kĩ năng
sống là kĩ năng học tập, kĩ năng thích ứng và hịa nhập với cuộc sống, kĩ năng làm
việc, hợp tác, giúp các em tạo dựng khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù
hợp mọi người trong xã hội, khả năng ứng phó, bảo vệ mình và những người xung
quanh trước mọi tình huống của cuộc sống.
Thực tế từ những năm 2016 trở về trước ban giám hiệu cùng với giáo viên trong
trường chưa quan tâm nhiều đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các
hoạt động ngoài giờ lên lớp mà mới chỉ tập trung nhiều vào việc giảng dạy, nâng cao
chất lượng văn hóa và những giờ dạy đạo đức cho học sinh trên lớp. Nhà trường cũng
đã tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhưng chưa
thường xuyên, mới chỉ chú trọng đến học sinh khối 8 và khối 9.
2. Mô tả giải pháp kĩ thuật sau khi có sáng kiến
2.1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ
đầu tuần
Thực hiện Đề án 1501/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai
đoạn 2015-2020”, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành và Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Nam Định, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đã lồng ghép, tích hợp các hoạt động
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong các môn học, giờ
sinh hoạt, trong đó có đổi mới tiết chào cờ đầu tuần… Qua đó, góp phần bồi dưỡng
kiến thức, phẩm chất đạo đức, kĩ năng ứng xử, giao tiếp cho học sinh ngày càng tốt
hơn.

Vào sáng thứ 2 hàng tuần, trường Trung học cơ sở Phương Định tổ chức sinh
hoạt dưới cờ cho học sinh. Khi hồi trống tập trung vang lên, học sinh từ các lớp náo
nức cùng nhau ra xếp hàng chào cờ. Chỉ vài phút sau, mỗi lớp đã xếp thành hai hàng
ngay ngắn trước sân khấu. Cùng lúc đó, các thầy cơ giáo cũng đã ra đầy đủ ngồi dự
cùng các em. Cả trường như rợp màu đồng phục dưới lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp
phới. Tiếng trống chào cờ vang lên, cả trường im lặng trong một phút thiêng liêng
thành kính. Tiếp theo là giai điệu quen thuộc của bài Quốc ca và Đội ca. Phút chào cờ
là phút lắng đọng đầy thành kính và xúc động. Mỗi đội viên đều cảm nhận được sự


7

thiêng liêng của hình ảnh lá Quốc kì tung bay trong gió, nhắc nhở về sự hy sinh cao cả
của thế hệ cha ông. Đội viên thầm hứa sẽ cố gắng học tập, phấn đấu dưới mái trường
thân yêu của mình để trở thành người con ngoan, trị giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác
Hồ.
Sau nghi thức chào cờ trang nghiêm, Liên đội trưởng thay mặt Liên đội đánh giá
tổng kết thi đua tuần trước. Bản tổng kết ngắn gọn nhưng đầy đủ thành tích của các lớp
trong tuần vừa qua. Nhìn lại một tuần học tập và rèn luyện, học sinh nào cũng thấy vui
vẻ khi được góp phần vào bảng thành tích của lớp. Tiếp theo, tơi tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp theo chủ đề đã được đăng ký từ đầu năm.

Tiết mục văn nghệ đầu tuần của lớp 9A1 trường THCS Phương Định
Tổ chức cho các em học sinh tham gia các trò chơi dân gian: Kéo co, bịt mắt bắt
dê; biểu diễn dân vũ; thi văn nghệ; thi kể chuyện, hoặc thi hùng biện Tiếng Anh, tuyên
truyền phổ biến pháp luật, tuyên truyền an tồn giao thơng.... Khơng chỉ là những tiết
học lý thuyết khô khan trên lớp, trong sách vở mà qua những buổi tuyên truyền, được
tận mắt nhìn thấy những hình ảnh sống động sẽ giúp các em hào hứng, nắm chắc kiến
thức về pháp luật từ đó biết điều chỉnh hành vi của mình theo những chuẩn mực đạo



8

đức, pháp luật. Đặc biệt là tuyên truyền và giáo dục học sinh các biện pháp phòng
chống dịch bệnh Covid - 19, phịng chống “bạo lực học đường” vì nạn bạo lực học
đường đang có xu hướng ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam, ảnh hưởng
rất lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước. Tuyên truyền phòng
chống bạo lực học đường giúp học sinh biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ và để
môi trường học đường luôn là một mơi trường an tồn, lành mạnh. Các nội dung thi
được lồng ghép vào tiết chào cờ. Hai tuần/1 lần sẽ có một lớp hoặc một khối biểu
diễn…như vậy tiết chào cờ sẽ có thêm nội dung hấp dẫn. Tuy tiết chào cờ diễn ra
trong thời gian ngắn nhưng đã mang đến cho các em niềm hân hoan, phấn khởi đón
chào một tuần học mới. Tiếp thêm ý chí để mỗi em đội viên hồn thành cơng việc
trong tuần, đưa thành tích của lớp, của trường đi lên.

Cán bộ giáo viên và học sinh trường THCS Phương Định
trong buổi tuyên truyền về ATGT


9

Đồng chí cơng an huyện Trực Ninh tun truyền phổ biến pháp luật
tại trường THCS Phương Định

Lãnh đạo PGD-ĐT Trực Ninh trao quà cho học sinh trường
THCS Phương Định trong chương trình An tồn trường học.


10


Học sinh trường THCS Phương Định trong buổi tuyên tuyền,
phổ biến pháp luật.

Hình ảnh Hội thi phịng chống bạo lực học đường của học sinh
trường THCS Phương Định.


11

Ban giám khảo thu và chấm bài dự thi tìm hiểu về phòng chống
bạo lực học đường, trường THCS Phương Định.

Đại diện nhà trường trao thưởng cho các em tham dự
cuộc thi “ Phòng chống bạo lực học đường”.


12

Những thay đổi trong tiết chào cờ không chỉ tạo ra khơng khí sơi nổi cho học sinh
mà cịn là một giờ học mới. Chính nhờ những thay đổi đó, đã khiến cho giờ chào cờ có
ý nghĩa. Quan trọng hơn là tạo cho học sinh thói quen và hình thành những phẩm chất
tư tưởng, đạo đức tốt đẹp, để cùng hành trang kiến thức giúp các em bước vào tương
lai.
2.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội, đền
ơn đáp nghĩa
Đây là một hoạt động tuy khó nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Thông qua hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa giáo dục cho các em tình yêu quê
hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và giáo dục các em có tinh thần trách nhiệm, có
nghĩa vụ đối với cộng đồng. Các em sẽ được bồi dưỡng thêm về nhân cách, đặc biệt là
tình người. Trong những năm qua, hoạt động này được Liên đội trường Trung học cơ

sở Phương Định tổ chức rất tốt và được triển khai thường xuyên nhằm phát triển tối đa
nhân cách của học sinh.
Vào dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hay ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam 22/12,… Để ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, những thế hệ cha
anh đi trước, tôi đã tuyên truyền cho các em học sinh ý nghĩa nhân văn cao quý của
những ngày lễ lớn này. Sau khi tuyên truyền, tôi tổ chức cho đội viên tham gia viếng
nghĩa trang liệt sĩ, lễ thắp nến tri ân, tới thăm gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có
cơng với cách mạng trên địa bàn xã Phương Định. Tuyên truyền giáo dục học sinh biết
yêu thương, chia sẻ khó khăn với đồng bào các vùng đang bị ảnh hưởng bởi thiên tai,
lũ lụt, những gia đình bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Giúp các em sống
luôn biết chia sẻ “ Thương người như thể thương thân” và làm theo lời Bác dạy “ Tuổi
nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Cách tổ chức này vừa phối hợp giáo dục
truyền thống vừa rèn cho học sinh kĩ năng tự xác định giá trị, biết được những gì quan
trọng, ý nghĩa đối với bản thân mình, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, hành động
và lối sống.


13

Hình ảnh học sinh lao động vệ sinh tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Phương Định.

Học sinh chăm sóc và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Phương Định.


14

Học sinh trường THCS Phương Định lao động vệ sinh
khu Di tích lịch sử chùa Linh Quang Tự - Thơn Phú Ninh.

Hình ảnh các em học sinh trường THCS Phương Định

quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục sau lũ.


15

Đại diện học sinh các lớp trao quà ủng hộ đồng bào miền Trung
khắc phục lũ lụt cho Đoàn thanh niên xã Phương Định.
Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”,“ Lá lành đùm lá rách ”… Là những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thực hiện tốt hoạt động này góp phần giáo dục
tinh thần cách mạng, nêu cao ý thức trách nhiệm của các em trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” tặng sách vở, quần áo, đồ dùng
học tập, quyên góp tiền ủng hộ cho đồng bào vùng lũ… đồng cảm, chia sẻ với các bạn
có hồn cảnh khó khăn được Liên đội thường xuyên tổ chức trong những năm học vừa
qua. Đây là hoạt động không chỉ mang ý nghĩa giáo dục tính tiết kiệm, nâng cao ý
thức, trách nhiệm của học sinh đối với cộng đồng, mà cịn là việc làm thiết thực giúp
nhiều học sinh khó khăn được tiếp sức đến trường, có thêm động lực để vươn lên trong
cuộc sống. Qua hoạt động này, rèn luyện cho các em kĩ năng đồng cảm, chia sẻ với các
bạn thiệt thịi hơn mình.


16

Trao quà “Tiếp sức đến trường” cho học sinh nghèo
Trường THCS Phương Định

Tặng quà cho học sinh nghèo vượt khó
Trường THCS Phương Định
Phong trào “Kế hoạch nhỏ” gắn với nội dung “Hành động nhỏ - Ý nghĩa lớn”
nằm trong chuỗi các hoạt động “Tiếp sức đến trường” được học sinh trong toàn Liên
đội hưởng ứng tham gia. Các em quyên góp giấy vụn, vỏ lon bia, lon nước ngọt… để

bán phế liệu gây quỹ. Hành động nhỏ của các em đã mang lại rất nhiều món quà ý
nghĩa cho các bạn học sinh nghèo tại Liên đội và các bạn học sinh có hồn cảnh khó
khăn khác. Phong trào này giáo dục các em ý thức tiết kiệm và tinh thần “tương thân
tương ái”.


17

2.3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí…
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí là hoạt động
không thể thiếu đối với học sinh Trung học cơ sở. Hoạt động này có ý nghĩa giáo dục
to lớn, góp phần hình thành cho các em kĩ năng mạnh dạn, tự tin, tính tổ chức, kỉ luật,
tinh thần đồn kết, lịng nhân ái… đồng thời giúp các em thỏa mãn về tinh thần sau
những giờ học căng thẳng. Liên đội trường Trung học cơ sở Phương Định đã tổ chức
cho các em tham gia một số hoạt động như:
Tổ chức thi: Múa hát tập thể, báo tường, tập san, TDTT, … chào mừng ngày Nhà
giáo Việt Nam 20-11; Tổ chức thi Trò chơi dân gian, … nhân dịp ngày thành lập Đồn
26/3 hay thi Trang trí lớp, bày mâm ngũ quả, gói bánh chưng, … nhân dịp Tết Trung
thu, Tết Nguyên Đán …

Học sinh trang trí lớp trong dịp Tết Trung thu


18

Tiết mục văn nghệ của lớp 9B2 chào mừng ngày NGVN 20-11
Trường THCS Phương Định

Tiết mục văn nghệ của lớp 9A1 chào mừng ngày NGVN 20-11

Trường THCS Phương Định


19

Tổ chức trò chơi kéo co chào mừng ngày NGVN 20-11
Trường THCS Phương Định

Học sinh thi đấu cờ vua chào mừng ngày NGVN 20-11
Trường THCS Phương Định


20

Ngồi ra, tơi cịn tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, Hội cha mẹ học sinh tổ
chức cho học sinh đi thăm quan trải nghiệm: Năm học 2017 - 2018 nhà trường đã tổ
chức cho 50 em học sinh trong Liên đội đi thăm Bạch Đằng Giang ( Hải Phòng ). Buổi
trải nghiệm đã mang đến cho các em nhiều kiến thức thú vị về lịch sử, bồi dưỡng lịng
tự hào, lịng u nước cho các em.

Di tích Bạch Đằng Giang(Huyện Thủy Ngun, TP. Hải Phịng)
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí, tham quan trải nghiệm di sản là
những hoạt động cần thiết với các em theo quan điểm “Học mà chơi, chơi mà học”.
Thông qua các hoạt động này, rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác, sự đồn kết gắn
bó, rèn luyện sức khỏe, sự khéo léo, sự hiểu biết xã hội… Bên cạnh đó, các hoạt động
này cịn giúp các em có được tâm thế thoải mái, sảng khoái sau những giờ học căng
thẳng trên lớp.
3.4. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động lao
động
Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động trải nghiệm. Thơng qua lao động sẽ

giúp các em gắn bó với đời sống xã hội, với công cuộc xây dựng đất nước. Ngồi ra,
lao động cịn góp phần làm cho các em hiểu thêm về giá trị cuộc sống, thấy được lao
động là vinh quang. Lao động giúp các em có thể vận dụng các kiến thức đã học vào
đời sống như: Vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường, làm đẹp cảnh quan cho môi trường
học tập Xanh - Sạch - Đẹp - An tồn, chăm sóc cho các cơng trình măng non, tham gia
trải nghiệm “một ngày làm nơng dân”,.... Đây là những hoạt động thật sự cần thiết
giúp các em thích nghi với cuộc sống xung quanh. Khi gặp tình huống khó khăn các
em vẫn có thể tồn tại được, chính là nhờ các em biết lao động.


21

Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch lao động. Phân công khu vực vệ sinh
của từng lớp, giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được
giao. Mỗi Chi đội phụ trách một bồn hoa - đây là một phần trong kế hoạch giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh gắn với phong trào“Trường học thân thiện - Học sinh tích
cưc”. Hoạt động này giúp các em biết chăm sóc cây ra sao, mỗi bồn hoa xanh tốt phải
trải qua quá trình vất vả, chăm bón như thế nào. Qua đó, các em hiểu thêm về công
việc của người lao động, biết trân trọng sức lao động và thành quả lao động.

Học sinh trường THCS Phương Định lao động làm đẹp vườn trường.


22

Vườn hồng của lớp 9A1 trường THCS Phương Định
Phát động phong trào“Sân trường Xanh - Sạch - Đẹp”, “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”. Sân trường là nơi vui chơi, học tập và rèn luyện của học sinh. Sân
trường sạch hay bẩn phản ánh hoạt động giáo dục môi trường, giáo dục kĩ năng sống
của trường đó đã đạt hiệu quả hay chưa. Để thực hiện phong trào này, tơi đã bố trí hợp

lý các thùng đựng rác tại bốn góc sân trường. Ở mỗi thùng đựng rác dán các khẩu hiệu
tuyên truyền như: “Hãy bỏ rác đúng nơi quy định”, “ Hãy bảo vệ môi trường”,…
Liên đội tổ chức cho đội viên cam kết không vứt rác bừa bãi. Đội Sao đỏ làm nhiệm
vụ theo dõi, giám sát tình hình thực hiện của lớp mình phụ trách. Kịp thời phát hiện,
nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợp báo cáo với Tổng phụ trách, với giáo
viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm để đánh giá thi đua.
Tổ chức hoạt động lao động đã mang lại những bài học ý nghĩa cho học sinh.
Các em thấy được lợi ích của việc lao động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh
chung, học sinh bỏ rác đúng nơi qui định, khuôn viên nhà trường luôn được giữ gìn
khang trang, sạch đẹp.


23

Trường THCS Phương Định Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
3.5. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua hoạt động ngoại khóa:
Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian.

Học sinh trường THCS Phương Định biểu diễn tiểu phẩm “Treo biển”.


24

Trong nhiều năm qua, nhà trường liên tục tổ chức hoạt động ngoại khóa. Việc tổ
chức các hoạt động này nhằm để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh đang được
thực hiện đồng bộ, phù hợp với đối tượng học sinh đã nâng cao năng lực, phẩm chất
cho học sinh. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng các mơn học, trong đó có
mơn Ngữ văn trong trường THCS.
Ngoài ra, vào những ngày Lễ, Tết cổ truyền của dân tộc nhà trường cũng đã tổ
chức nhiều hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như: Thi gói bánh chưng

ngày Tết, viết câu đối ngày Tết, bày mâm ngũ quả ngày Tết,... Qua những hoạt động
này giáo dục các em giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thầy và trị trường THCS Phương Định gói bánh chưng đón Tết cổ truyền.


25

3.6. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các Câu lạc bộ sinh hoạt

Những năm gần đây, tình trạng đuối nước ở học sinh ngày càng cao. Tại Việt
Nam mỗi năm có trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Đặt ra bài tốn cho tồn xã
hội nói chung và các nhà trường nói riêng là: Cần phải trang bị cho học sinh những kĩ
năng cơ bản để phịng tránh đuối nước. Bên cạnh đó, hiện tượng xâm hại tình dục ở
lứa tuổi vị thành niên tăng cao, bạo lực học đường vẫn chưa chấm dứt,… là những yếu
tố để hình thành các Câu lạc bộ sinh hoạt hè như: CLB bơi lội, CLB võ thuật, CLB
nghệ thuật,…Qua những Câu lạc bộ này các em sẽ được thỏa trí sáng tạo, cùng nhau
giao lưu, học hỏi bạn bè và trang bị thêm những kĩ năng cần thiết cho bản thân.
3.7. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua các hoạt động phịng
chống đại dịch Covid - 19
Trong thời gian qua đại dịch Covid - 19 đã hồnh hành trên tồn thế giới và đang
có những diến biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Với
ngành giáo dục thì đây cũng là bài tốn khó. Mục tiêu kép đặt ra đối với ngành giáo
dục hiện nay là vừa Dạy học và vừa Phòng chống dịch.
Trường THCS Phương Định hiện đang nằm trong vùng mà dịch bệnh được kiểm
soát an toàn, tuy nhiên việc giáo dục và trang bị những kiến thức, kĩ năng phòng chống
dịch bệnh Covid-19 cho học sinh vẫn là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường. Các em
được trang bị những kĩ năng về phòng chống dịch cơ bản như: Đeo khẩu trang, giữ
khoảng cách, sát khuẩn tay,... Bên cạnh đó việc giáo dục kĩ năng phòng dịch qua các
hoạt động khác cũng được nhà trường áp dụng như: Hoạt động lao động vệ sinh

trường lớp, tham gia đội xung kích để đo thân nhiệt cho các bạn học sinh khi vào cổng
trường, nhắc nhở học sinh thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch, đọc các bài phát
thanh măng non tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của đại dịch Covid-19,... Qua những
hoạt động đó, học sinh được trang bị thêm những kiến thức và có trách nhiệm hơn
trong cơng tác phịng chống dịch tại trường, lớp và cộng đồng. Các em cũng sẽ trở
thành những tuyên truyền viên tích cực tới các bậc phụ huynh trong việc thực hiện
nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương, thơn xóm.


26

GV Y tế học đường kiểm tra thân nhiệt của HS trước khi vào trường
để phòng chống dịch Covid - 19.

Đội xung kích học sinh trường THCS Phương Định tham gia đo thân nhiệt
cho các bạn khi đến trường và khi ra về để phòng chống dịch Covid - 19.


27

Học sinh lớp 7A1 trường THCS Phương Định thực hiện đeo khẩu trang
thường xuyên kể cả trong giờ học để phòng chống dịch Covid - 19.
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
1. Hiệu quả kinh tế: không
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Trong năm học vừa qua với việc nắm vững và rèn luyện kĩ năng sống một cách
thường xuyên học sinh trường Trung học cơ sở Phương Định đã có sự tiến bộ vượt bậc
về đạo đức. Các em đã có ý thức rèn luyện một cách rõ rệt. Hiện tượng học sinh nói
tục, chửi bậy đã giảm hẳn, khơng có hiện tượng học sinh vơ lễ với thầy cô giáo. Học
sinh đi học đúng giờ, yêu trường yêu lớp, tham gia sôi nổi các hoạt động của Liên đội.

Ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường đã tăng lên, 100% học sinh kí cam kết thực
hiện An tồn giao thơng và nói khơng với các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, phụ huynh
học sinh có sự đầu tư hơn trong việc rèn kĩ năng sống cho các em, cùng các em tham
gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Qua khảo sát thực tế tôi thấy: Kĩ năng
sống của học sinh trường Trung học cơ sở Phương Định đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Năm học 2019-2020: ( Khi chưa áp dụng đề tài)

Sĩ số
802

Học sinh có kĩ năng
tốt

Học sinh có hình thành
kĩ năng

Học sinh kĩ năng
chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%


360

44,9

240

29,9

202

25,2


×