Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận môn ẢNH báo CHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.91 KB, 30 trang )

Mở đầu
Damir Sagolj là một nhà báo ảnh kỳ cựu làm việc cho Reuters từ năm 1997
cho tới nay và hiện đang là Trưởng đại diện của hãng tin này tại Bangkok.
Bamir Sagolj từng hoạt động ở nhiều vùng sự kiện nóng như Balkans, Trung
Đơng, Triều Tiên, Iraq, Pakistan, Bangkok… và đạt được nhiều giải thưởng ảnh
báo chí quốc tế. Dưới đây là những bí quyết đã giúp Bamir Sagolj thành cơng trong
sự nghiệp của mình.
1. Dự đốn khoảnh khắc và chụp càng nhiều càng tốt
Khi tác nghiệp, hãy lường trước khi sự kiện có thể xảy ra và mở máy trước
đó, chụp càng nhiều càng tốt. Cho dù là các nhà báo lão luyện cũng không ai biết
chắc được khi nào thì “khoảnh khắc quý giá” sẽ đến.
Nếu bạn cứ ngập ngừng chờ đợi, đến khi khoảnh khắc ấy xảy ra và bạn vẫn
đang loay hoay với chiếc máy ảnh, dây rợ, túi xách hay các thông số, bạn sẽ phải
bất lực chứng kiến khoảnh khắc ấy trôi qua mắt bạn mà khơng kịp làm gì.
Lời khun ở đây là hãy ước lượng và cố gắng chụp càng nhiều càng tốt
trong suốt khoảng thời gian từ trước, trong và sau sự kiện diễn ra, có nhiều lựa
chọn bao giờ cũng tốt hơn.
2. Nghiên cứu trước đối tượng hay sự kiện mà bạn định chụp
Đừng đợi đến khi bạn đặt chân đến nơi mình tác nghiệp mới bắt đầu định
hình về câu chuyện mà bạn định kể qua những bức ảnh của mình.


Bạn cần biết nhiều thứ từ trước chuyến đi như đâu là nơi bạn đến, con người
ở đó ra sao, văn hóa của họ như thế nào, mơi trường tự nhiên, xã hội có gì khác…
Và quan trọng nhất, bạn hãy ước chừng trước xem đâu là câu chuyện bạn
muốn ghi lại trong các bức ảnh của mình.
3. Có càng nhiều người hỗ trợ càng tốt
Phải luôn nhớ không bao giờ đi một mình ra quá xa khỏi khu vực bạn đang
ở, nhất là khi bạn đang ở các nước có bạo động, chiến tranh, biểu tình, hỗn loạn
hay một nơi mà bạn mới chỉ đến một hoặc hai lần như Syria, Triều Tiên, Pakistan,
Iraq… Đó thật sự là những “miền đất dữ đối với các nhà báo”.


Khi ở các vùng nhạy cảm như trên, bạn cần phải có bạn đồng hành hoặc
người trợ giúp như thông dịch, lái xe và cả những người có thể giúp đỡ, bảo bọc
cho bạn trong trường hợp không may gặp rắc rối. Hãy tạo dựng càng nhiều mối
quan hệ càng tốt, vì bạn khơng bao giờ có thể lường trước được khi nào bạn sẽ phải
cần đến sự trợ giúp của một ai đó.
4. Ưu tiên làm nổi bật chủ thể ấn tượng
Hãy nghĩ về câu chuyện mà bạn muốn kể và hãy chọn lựa một khía cạnh độc
đáo nhất để tiếp cận. Đừng quá tham lam và đừng cố gắng để “truyền tải tất cả”,
chụp những bức ảnh “có tính bao qt” nhưng hời hợt.

"Cái chết im lặng" trên sa mạc trong một cuộc tấn công ở Iraq (Ảnh:
Damir)


Khi tác nghiệp, các nhà báo hãy chọn lấy những chủ thể với chi tiết rõ ràng
và ấn tượng để lan truyền thơng điệp của mình.
Đồng thời, hơn ai hết, bạn hiểu rõ mong muốn, khát vọng cũng như những
kỹ năng ưu việt của chính mình, nên nếu đang làm việc trong cùng một nhóm, hãy
trao đổi, phân cơng cơng việc để tận dụng những điểm mạnh của mỗi người.
5. Hiểu rõ thiết bị và ý tưởng của mình
Một trong những điều quan trọng đó là bạn phải nắm rõ những chức năng
của chiếc máy ảnh bạn đang sử dụng và thực sự làm chủ được thiết bị để nó phục
vụ cho ý tưởng, mục đích của bạn.
Hãy nhớ, ý tưởng và khoảng khắc sẽ chỉ đến trong một thời điểm rất ngắn
ngủi, nếu bạn không biết sử dụng thiết bị của mình đúng cách và đúng lúc, bạn sẽ
vĩnh viễn bị bỏ lỡ.
6. Học hỏi từ đồng nghiệp
Hãy nâng cao hiểu biết của mình từ các đồng nghiệp, nhất là những người
hoạt động trong cùng một lĩnh vực như mình. Thế giới có rất nhiều các nhà báo
ảnh kỳ cựu, nhiều tác phẩm ảnh báo chí kinh điển, chúng ta sẽ học được nhiều điều

từ họ.
Muốn trở thành một nhà báo thực thụ, đừng ngồi cả buổi tối để tự “ngắm
nghía” và tự thỏa mãn với những tác phẩm vừa được xuất bản của mình. Hãy dành
thời gian đó để xem ảnh của những nhà báo khác và rút ra bài học cho bản thân.
7. Hãy là “người tàng hình” khi tác nghiệp


Nên nhớ chúng ta là những nhà báo ảnh chứ không phải là “thợ ảnh”, độc
giả muốn được xem những câu chuyện càng thực càng tốt, không ai muốn thấy
những “khơng thật”, cho dù điều đó có đẹp đẽ hay mang nhiều ý nghĩa.
Khi đi tác nghiệp, hãy ẩn mình càng kín càng tốt, đừng để sự xuất hiện của
mình ảnh hưởng đến thái độ, sự tự nhiên của nhân vật. Hãy tác nghiệp một cách
kín đáo, dùng thiết bị ít gây tiếng động, ít gây chú ý.
Thêm nữa, các nhà báo cần phải nhớ, điều cấm kỵ trong đạo đức báo chí là
dàn cảnh hay chỉnh sửa quá đà nhằm thay đổi hoặc cường điệu nội dung, sắc thái
của bức ảnh.
Chụp ảnh báo chí nhưng khơng hiểu ảnh báo chí là gì?
TTO - Điểm khác biệt của ảnh báo chí là ở tính trung thực. Tuy nhiên, các
chuyên gia nhiếp ảnh cho biết hiện nay, nhiều người tự xưng là nhiếp ảnh gia vẫn
chưa nhận thức được điều đó.

Những tranh cãi gần đây xung quanh bức ảnh “Bộ đội Trường Sơn đu dây
vượt thác” của cựu phóng viên chiến trường Đồn Cơng Tính làm nhiều người đặt
câu hỏi các ảnh trên báo chí hiện nay có đúng là ảnh báo chí?
Bạn đọc Phạm Văn Hùng nêu ý kiến: “Thực tế ảnh báo chí Việt Nam chắc
phải là 98% có sắp đặt, có sự tác động đến chủ thể... khơng phản ánh đúng bản chất
vốn có chứ chưa cần nói đến có photoshop hay khơng”.
Trong khi đó chị Thu Thủy (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) băn khoăn: “Nhiều
người bây giờ làm báo cũng lạ. Ảnh báo chí mà lại đem chỉnh sửa thì làm báo dễ
quá”.



Anh T.H. - nhiếp ảnh gia nghệ thuật (Q.5, TP.HCM) nhận định: “Chức năng
của báo chí là phản ánh sự thật khách quan nên ảnh báo chí cũng phải khách quan
mới cung cấp thơng tin chính xác cho bạn đọc. Chụp ảnh báo chí khơng phải như
ảnh nghệ thuật, muốn chỉnh sao thì chỉnh”.
Người trẻ đua nhau chụp, khơng phân biệt được thể loại ảnh
Nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến - nguyên phó chủ tịch Hội Nghệ
sĩ nhiếp ảnh VN - lo lắng: “Nhiếp ảnh VN đang gặp vấn đề lẫn lộn giữa ảnh báo
chí và ảnh nghệ thuật. Người làm báo cứ thích chỉnh sửa cho ảnh mình trở nên
đẹp hơn”.
Trong ảnh nghệ thuật, người chụp lấy yếu tố nghệ thuật là chính nên có thể
chỉnh sửa và không cần quan tâm đến việc diễn tả những thơng tin như cháy nhà,
lũ lụt… Cịn ảnh báo chí phải có thơng tin nên phải trung thực.
Theo ơng Huyến, hiện rất nhiều nhiếp ảnh trẻ cứ thích đóng giả, dựng cảnh,
photoshop làm người xem không biết nên tin hay không. Nhiều trường hợp ảnh
nghệ thuật, ảnh kỷ niệm được đăng báo thì gọi ngay là ảnh báo chí, nhưng ít ai
xem kỹ đó chỉ là hình ảnh minh họa cho một bài văn, bài thơ… Không phải cứ ảnh
nào đăng báo là ảnh báo chí.
Ơng Huyến bức xúc không đâu nhiều nhiếp ảnh gia, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh
như VN. Nhiều người chụp được ảnh thì thích danh nhiếp ảnh gia, phóng viên ảnh,
nhưng họ khơng biết điều đáng trân trọng của những danh xưng đó là sự hi sinh,
gian khổ của người cầm máy.
“Sở dĩ xảy ra tình trạng này vì thực tế những mơi trường đào tạo về tư duy
báo chí, về bố cục hình ảnh khơng có mấy cơ sở: ĐH KHXH&NV, Học viện Báo


chí tuyên truyền, ĐH Sân khấu điện ảnh. Trong khi đó, bên ngồi có hàng
trăm nơi dạy chỉnh sửa ảnh, photoshop và giới trẻ đua nhau vào học rồi mua máy
ảnh, “tự nhận” mình thành nhà nhiếp ảnh” - ơng Huyến cho biết.


Hai bức ảnh “Bộ đội Trường Sơn đu dây vượt thác” với những chi tiết khác
nhau được các nhiếp ảnh gia, nhà nghiên cứu so sánh

Một bức ảnh hơn ngàn con chữ
Đó là khẳng định ơng Vũ Quốc Khánh - chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh VN
- bởi ảnh báo chí đưa người xem hình dung, trở lại đúng hiện tượng, sự kiện trong
ảnh.
Theo ông Khánh, ảnh báo chí khác với những thơng tin bằng lời, bằng chữ ở
chỗ hình ảnh tĩnh nhưng cung cấp thơng tin chính xác, trung thực. Đây cũng là
điều kiện tiên quyết của ảnh báo chí khơng chỉ trong giai đoạn trước đây hay bây
giờ, mà là ở mọi thời điểm.
“Sự khách quan, trung thực là điều kiện tiên quyết, là tiêu chí cao nhất của
thơng tin nói chung và thơng tin trong ảnh báo chí nói riêng. Ảnh có những chi tiết
thừa, thiếu mới đúng là ảnh báo chí, cịn ảnh hồn hảo q, sạch sẽ và trịn
vẹn q thì khơng phải là ảnh báo chí” - ơng Khánh nói.
Theo nhà phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến, về ngun tắc, khơng chỉ ở VN, đã
là ảnh báo chí thì tuyệt đối khơng được can thiệp. Ảnh báo chí phải thơng tin càng
nhanh càng tốt về những vấn đề càng cập nhật, tác động đến nhiều người.


Đã nhiều trường hợp các bức ảnh báo chí nổi tiếng trên thế giới bị phát hiện
đã qua chỉnh sửa gây tranh cãi. Tựu chung, dù mục đích của người chỉnh sửa là rất
tốt, nhưng điều đó đã làm mất tính chất của ảnh báo chí.
Theo ơng Huyến, nhiếp ảnh sinh ra để “làm chứng”, điều đó được thể hiện
rõ qua vị trí khơng thể thay thế của hình ảnh trong CMND hay thẻ hộ chiếu. Với
hội họa, người xem chưa chắc đã tin những gì nhìn thấy là sự thật; với văn thơ,
việc miêu tả chưa chắc đã chính xác; cịn âm nhạc thì càng trừu tượng. “Tính làm
chứng” chỉ nhiếp ảnh mới có và do đó với ảnh báo chí, người ta càng cần sự trung
thực.

“Mất trung thực là mất bản chất, là mất lòng tin bạn đọc, là mất tất cả” - ông
Huyến nhấn mạnh.
Dùng kiến thức, kỹ năng để bắt khoảnh khắc
Ông Vũ Quốc Khánh cho rằng những người làm cơng tác báo chí nói chung
và bản thân các nhà nhiếp ảnh, phóng viên ảnh phải hiểu cặn kẽ và sâu sắc hơn tính
chất của ảnh báo chí.
“Chỉ cần thêm bớt một tí thì bức ảnh có thể mất tính trung thực, sai hiện
thực và khơng logic” - ông Khánh khẳng định. Do vậy, người nghệ sĩ nhiếp ảnh
báo chí tài năng hay khơng thể hiện ở chỗ q trình họ chụp ảnh. Khơng phải chụp
xong rồi về thêm bớt là thành thể loại ảnh “vừa báo chí vừa nghệ thuật”.
Cựu phóng viên chiến trường Chu Chí Thành đồng tình: “Với ảnh báo chí,
khơng thể đùa bằng việc chỉnh sửa, photoshop. Có thể điều chỉnh màu sắc một vài
chi tiết cho dễ nhìn nhưng phải bảo đảm bố cục như cũ và có chú thích rõ ràng, kể
cả ảnh tài liệu lịch sử cũng thế”.


Ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật có thể có điểm chung ở chỗ một tác
phẩm ảnh báo chí vẫn có tính nghệ thuật nếu người chụp tư duy hình ảnh tốt, chọn
góc, màu sắc phù hợp… nhưng về nguyên tắc, đó là hai thể loại khác nhau.
Theo nhà phê bình Vũ Huyến, khơng được “đụng chạm” vào ảnh báo
chí. Tác giả hồn tồn có thể can thiệp bằng hình thức, trong khoảnh khắc rất
ngắn lúc chụp tác giả hãy dồn nén, tập hợp tồn bộ kiến thức, trình độ, ý tứ nội
dung của mình vào tư duy hình ảnh.
Chia sẻ thêm, ông Huyến cho rằng đầu tư cho nhiếp ảnh không
phải chỉ đầu tư cho bộ máy mà phải đầu tư cái đầu, tức là tư duy hình ảnh. Đây là
bài học cho những người cầm máy, đặc biệt là những bạn trẻ thích chụp ảnh.
Ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật: Hiểu đúng để thẩm định đúng
* Tham luận tại Hội thảo LLPB Nhiếp ảnh:“Sáng tạo tác phẩm ảnh trong
thời đại KTS”
Tranh luận về ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật ở ta là câu chuyện khó có hồi

kết. Ranh giới giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật vừa rõ ràng, nhưng đôi khi lại rất
mong manh.
Chỉ lưu ý rằng ảnh báo chí (photojournalism) và ảnh tài liệu (documentary)
khơng hồn tồn giống nhau. Ảnh tài liệu thường để chỉ những dự án ảnh chụp
hiện thực kéo dài 1 năm trở lên cho đến hàng chục năm. Như 1 dự án chụp đời
sống, sinh hoạt, văn hóa, xã hội của nước Anh do 1 hãng ảnh thực hiện từ đầu năm
1990 và kéo dài đến 2003 do hơn 70 nhiếp ảnh gia thực hiện. Hay các loại dự án
kiểu như “1 ngày trên thế giới”, “1 ngày ở nước Mỹ”, “1 ngày ở Bắc Kinh”…


Nói chung ảnh tài liệu được chụp cơng phu, kỹ lưỡng và trong nhiều trường
hợp trở thành các tác phẩm nghệ thuật.
Một câu hỏi mà có một số người đặt ra là “ảnh báo chí có cần nghệ thuật
khơng?”
Thiết nghĩ câu hỏi này là thừa bởi lẽ nghệ thuật nhiếp ảnh là nghệ thuật của
ánh sáng, của con mắt nhìn và nó nằm trong nghệ thuật thị giác. Bởi vậy dù là ảnh
báo chí hay nghệ thuật thì ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người xem vẫn nằm ở các
yếu tố thị giác: ánh sáng, màu sắc, đường nét, bố cục. Vấn đề là tính nghệ thuật
trong ảnh báo chí đóng vai trị như thế nào?
Ở đây phải xác định rõ sức mạnh và đặc trưng của ảnh báo chí chủ yếu là
tính thơng tin. Vì thế một bức ảnh báo chí phải kể một câu chuyện hay nhiều câu
chuyện là tốt nhất bằng hình ảnh. Nếu đó là 1 sự kiện tức thì xảy ra lập tức địi hỏi
phóng viên phải bấm máy ngay thì các yếu tố thuộc về bố cục và tạo hình ở đây sẽ
tùy thuộc vào phản xạ đã “ăn” vào máu người chụp. Tuy nhiên, một bức ảnh ghi lại
được 1 sự kiện nổi bật thì có thể chấp nhận phạm lỗi (kể cả sơ đẳng) về tạo hình
như cột điện rơi vào đầu… nếu hành động xảy ra trong tích tắc. Trong trường hợp
này có ảnh mới là quan trọng. Bức ảnh không cần đẹp mà cần thông tin.
Nhưng với sự phát triển kinh hồng của cơng nghệ số, với các tính năng tiện
ích hiện đại đến tận răng, khi mà ai cũng có thể chụp ảnh. Và mỗi ngày có khoảng
300 triệu bức ảnh người ta đưa lên Facebook thì các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

càng phải nỗ lực để tạo ra sự khác biệt.
Khác biệt đó chính là chất lượng hình ảnh. Và quan niệm về ảnh báo chí
khơng cịn cứng và nghiêm cẩn như trước.


Bức ảnh đoạt Giải ảnh báo chí của năm (2013) do Tập đoàn World Press
Photo (WPP) tổ chức của nhiếp ảnh gia Paul Hansen (Thụy Điển) chụp mấy người
đàn ông ướt đẫm nước mắt đang bồng thi thể hai em nhỏ Palestine thiệt mạng do
tên lửa Israel phóng vào dải Gaza đã làm xúc động hàng triệu người. Tuy nhiên sự
tranh cãi đã bùng lên khi chính tác giả ảnh đã thừa nhận có “xử lý” ảnh…
Paul Hansen đã dùng phần mềm máy tính để từ bức ảnh “thơ” (file gốc) tạo
ra nhiều bản copy có độ tương phản ánh sáng (thiếu và thừa) khác nhau, sau đó
trộn tất cả những bản copy lại thành 1 bức ảnh duy nhất, có độ nét cao và màu sắc
mạnh mẽ hơn. Việc trộn ảnh này sẽ giải quyết làm rõ chi tiết trong phần tối và góp
phần làm khơng khí ảnh kịch tính hơn. Đó là một dạng của ảnh HDR (high
dynamic range). Paul cho rằng anh không chắp ghép hay dàn dựng, vì thế khơng vi
phạm luậtchơi.Và ban giám khảo WPP cũng chả bình luận gì về việc này, dù tước
đây đã có tác giả đoạt giải WPP người Ba Lan bị thu hồi giải, vì anh đã xóa đi 1 chi
tiết rất nhỏ, thậm chí là vặt vãnh khơng ảnh hưởng gì đến bố cục hay câu chuyện
ảnh, chẳng qua là làm ảnh sạch sẽ hơn tí tẹo. Chuyện Paul Hansen đã can thiệp vào
ảnh đã làm giải thưởng lớn của anh bớt “lung linh” đi. Xung quanh chuyện này có
hai luồng ý kiến. Phe phản đối dẫn ra hàng loạt ví dụ để chứng minh cho sự ngặt
nghèo nghiêm khắc của thể loại ảnh báo chí phải tơn trọng tối đa sự thật, khơng
làm sai lệch tí gì. Nhưng phe ủng hộ cho rằng câu chuyện trong ảnh của Paul là có
thật, anh khơng thêm bớt chi tiết gì. Trước đây, kỹ thuật buồng tối analog, tráng
phim, phóng ảnh, “đốt” (làm đậm) chi tiết này, mảng sáng kia 1 tí, có khác gì kỹ
thuật máy ảnh số hiện nay. Nhất là khi các máy ảnh số ngày nay tích hợp rất nhiều
tính năng, thậm chí cả HDR trong máy, rồi các bộ lọc (filter) có thể giúp các tay
máy tha hồ chỉnh sửa màu sắc, sáng tối trước hoặc sau khi chụp.
Thực ra ngay việc dùng ống kính góc rộng đã làm thay đổi hiện thực khách

quan đi rất nhiều, làm biến dạng những chi tiết ở cận cảnh và làm nhấn mạnh chủ


thể lên rất nhiều. Vì thế khái niệm sự thực khách quan trong ảnh cũng là vấn đề chỉ
mang tính tương đối mà thôi.
Tuy nhiên, dường như lâu nay trong giới ảnh ở ta hay quan niệm: ảnh chụp
hiện thực, khơng qua xử lý là ảnh báo chí. Cịn ảnh xử lý photoshop là ảnh nghệ
thuật. Đó là suy nghĩ giản đơn.
Nếu sức mạnh của ảnh báo chí là thơng tin, thì ảnh nghệ thuật mạnh ở cảm
xúc, ở hình tượng nghệ thuật. Khơng có 1 giới hạn nào cho sáng tác ảnh nghệ
thuật, chỉ có giới hạn trong khả năng của nghệ sỹ thôi.
Hiện thực chỉ là cái cớ để các nghệ sĩ mơ phỏng, phóng đại và hư cấu thêm
bẳng công cụ thẩn kỳ - photoshop.
Ảnh nghệ thuật chấp nhận mọi kỹ xảo, mọi dàn dựng, mọi hình thức từ cổ
điển nhất đến tân kỳ nhất miễn sao thể hiện trọn vẹn ý đồ tư tưởng của tác giả.
Ảnh nghệ thuật có nhiều dịng, nhiều trường phái mà trong đó lĩnh vực ảnh
đương đại (contemporary photography) là nơi mà các nhiếp ảnh gia VN phần lớn ít
quan tâm và thực sự nếu quan tâm cũng chưa thành công. Với nhiếp ảnh đương đại
thì máy ảnh chỉ là cơng cụ, còn ý tưởng - ý niệm mới là quan trọng. Bức ảnh không
cần đẹp theo kiểu mãn nhãn truyền thống mà chỉ cần gây sốc, gây ấn tượng.
Và nhiều bức ảnh đương đại được tạo ra mà tác giả khơng là nhiếp ảnh gia.
Việc tạo ra hình ảnh quan trọng hơn cách thức tạo ra nó.
Câu hỏi có vẻ buồn cười đặt ra lại là ảnh nghệ thuật có khi nào là ảnh báo
chí khơng?


1 bức ảnh nghệ thuật nếu mang tính thơng tin và kể được 1 câu chuyện (là
nghệ thuật vị nhân sinh) thì nhiều khi lại hồn tồn áp đảo 1 bức ảnh nghệ thuật
theo kiểu nghệ thuật vị nghệ thuật thuần túy.
Và nếu nó chỉ dùng tối thiểu photoshop (cắt cúp, chỉnh màu cho đúng thực

tế) và phản ánh 1 hiện thực thì hồn tồn có thể coi đó là 1 bức ảnh tài liệu - ảnh
báo chí. Có ý kiến cho rằng khơng nên phân biệt ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật mà
chỉ phân ra ảnh đẹp ảnh xấu.
Nên phân loại vì dù có lúc ranh giới mong manh thì giữa ảnh báo chí và ảnh
nghệ thuật nó vẫn ở hai lĩnh vực đặc thù riêng. Một đằng tơn vinh sự thật, giàu
tính thơng tin. Một đằng tơn vinh sáng tạo, cảm xúc và trí tưởng tượng bay bổng.
Có thực tế là gần đây trong nhiều cuộc thi ảnh nghệ thuật nhưng Ban Giám
khảo lại thích chấm ảnh báo chí thắng giải. Gần nhất như Liên hoan ảnh nghệ thuật
HN năm 2013, bức ảnh giải nhất “Tuổi trẻ hơm nay” khơng thuyết phục ở góc độ
nghệ thuật, nó chỉ mang tính báo chí và tác giả cũng chỉ chọn được 1 góc độ cao
chụp nên ảnh có sinh động hơn những ảnh về hoạt động này chút xíu. Nó chưa
xứng tầm là 1 tác phẩm nghệ thuật.
Việc phân định giữa ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật là cần thiết bởi đã có hiện
trạng ảnh khơng ra báo chí cũng chả ra nghệ thuật.
Cịn nếu đã đạt tới chuẩn mực của thể loại thì chụp ảnh nào cũng khó.
Sơ bộ về ảnh báo chí (phần 1)
31 Tháng 3 2010 lúc 22:21


Học viện Nhiếp ảnh Ánh sáng
/>
Có nhiều bạn có hỏi tôi về vấn đề này hoặc về những lựa chọn máy Canon
7D hay 5D MII rồi NIkon D700 hay D300s... để tiện lợi tôi xin không trả lời riêng
lẻ và post dần từng note
Chủ để này tơi có tổng hợp từ lâu nay xin đăng lại, các nội dung tôi
copy, tổng hợp và viết theo sự xắp xếp, cảm nhận của cá nhân. Hy vọng sẽ
được trao đổi nhiều với các thành viên về chủ đề này.
Các tài liệu tham khảo:
1. Nghề làm báo
2. Báo chí hiện đại nước ngồi: những quy tắc và nghịch lý

3. Các thể loại báo chí
4. Phóng sự báo chí hiện đại
5. Ảnh báo chí
6. Nghệ thuật thông tin
7. Photo Journalism The Professionals' Approach
...


1. Khái niệm về ảnh báo chí:

Khơng kể các hình ảnh minh họa, ảnh báo chí ở Việt Nam hầu như chỉ tồn
tại ở 2 hình thức: tin ảnh và phóng sự ảnh. Tin ảnh là một bức ảnh duy nhất chụp
một sự kiện vừa diễn ra với lời chú thích ảnh nêu rõ ai, việc gì, ở đâu, ra sao và tại
sao theo đúng yêu cầu cơ bản của một bản tin vắn -nhưng ở đây hình ảnh lại chính
là thơng tin chủ yếu. Trong khi đó, phóng sự ảnh lại là một tập hợp nhiều hình ảnh
tường thuật lại một sự kiện hay một chủ đề mang tính thời sự.

Khái niệm về tin ảnh là một khái niệm tương đồng giữa báo chí Việt Nam và
báo chí quốc tế nhưng chính khái niệm phóng sự ảnh lại có nhiều điểm dị biệt.
Những hình thức mà chúng ta thường gọi chung là "phóng sự ảnh" lại được báo chí
quốc tế phân định thành bốn nhóm khác nhau:

1.1. PHOTO STORY: Phóng cách phóng sự ảnh lâu đời nhất và đơn giản
nhất, đặc trưng bằng một loại ảnh thuật lại một sự việc với một chủ đề cụ thể. Ví
dụ: đời sống người dân chài, ô nhiễm môi trường ở khu chung cư mới, ...). Mặc dù
sự việc được tường thuật bằng hình ảnh, một bài viết ngắn tổng quát và những chú
thích ảnh chi tiết phải đi kèm với hình ảnh. Cái này chúng ta tạm gọi là PHÓNG
SỰ ẢNH.



1.2. PHOTO PORTFOLIO: Thuật ngữ này hiện nay được các nhà nhiếp ảnh
hay phóng viên ảnh sử dụng để trình bày một tập hợp nhiều bức ảnh riêng lẻ hoặc
nhiều loạt ảnh khác nhau. Ở phương Tây, photo porfolio chính là cách tự giới thiệu
tốt nhất của một nhà nhiếp ảnh hay phóng viên ảnh khi đi xin việc làm. Trong nghề
báo, thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ một tập hợp ảnh báo chí nhưng khơng
nhất thiết phải có một chủ đề duy nhất và cụ thể . Ví dụ: một bộ photo porfolio
gồm 10 bức ảnh về “Thành Phố Hồ Chí Minh hơm nay” hay “Hà Nội đón xuân”,…
Chúng ta tạm gọi là Ảnh Bộ.
1.3. PHOTO FEATURE: Thuật ngữ này được hãng thông tấn Asscociated
Press (AP) cùng nhiều hãng tin khác sử dụng để chỉ một bức ảnh duy nhất hay một
tập hợp ảnh nhỏ gồm những hình ảnh khơng mang tính chất thời sự hay tin tức. Đó
là một hay nhiều bức ảnh khơng có thời gian tính và thường dùng để minh họa nhẹ
nhàng cho các chuyên mục đặc biệt. Ta tạm gọi là ẢNH CHUYÊN MỤC. Ảnh
chuyên mục – dù là ảnh đơn hay ảnh bộ - cũng có thể là ảnh chụp phong cảnh, thú
vật, thời trang trẻ em, những sự kiện khôi hài … nhưng phải đem lại cho độc giả
điều gì đó mới lạ về thế giới chung quanh. Mọi nhật báo ngày nay đều cần cả
những ảnh thời sự nóng bỏng lẫn những ảnh đời thường để cho trang báo có nội
dung mở và bớt nặng nề.
1.4. PHOTO ESSAY: Đây là hình thức ảnh báo chí được hình thành và phát
triển từ những năm 1920, chủ yếu ở Đức và Pháp. Photo Essay có thể đề cập đến
một chủ đề nghiêm túc (chẳng hạn như các vấn đề xã hội, kinh tế, mơi sinh, …)
nhưng cũng có thể tập trung vào cuộc sống và công việc của những nhân vật nổi
tiếng trong thế giới nghệ thuật, chính trị, hay cũng có thể tập trung vào các chủ đề
như mỹ thuật, sân khấu, văn học, kiến trúc, lịch sử,…. Trong các thể loại ảnh báo
chí, phóng sự và bút ký là hai thể loại tương đương nhưng phóng sự mang đậm
chất thơng tấn, cịn bút ký in rõ dấu ấn văn chương. Photo Essay cũng giống như


một bài bút ký, tác giả có thể bộc lộ những cảm xúc riêng tư và những phản ứng
chủ quan từ tâm hồn mình. Nhiều photo essay nổi tiếng ngày nay được xem như

những tác phẩm của nghệ thuật nhiếp ảnh. Chúng ta tạm gọi photo essay là bằng từ
Ký Sự Ảnh.

2. Đạo đức nghề nghiệp của phóng viên ảnh:

Vậy khái niệm cơ bản về ABC chúng ta đã có. Túm lại là:
Tường thuật bằng hình ảnhTóm khoảnh khắc điển hìnhCái "khoảnh khắc
quyết định"Đó là Ảnh báo chí.

Làm điều gì nếu muốn thành cơng cũng phải có sự đam mê, chụp ABC cũng
khơng ngoại lệ. Những nó khác các nhà nhiếp ảnh ở chỗ: Trước khi người phóng
viên ảnh (PVA) chụp ảnh, anh ta phải là một nhà báo, rồi sau đó mới là một nhà
nhiếp ảnh.

Vậy thì trước hết đạo đức của người làm báo, PVA phải tuân thủ. Người ta
vẫn còn tranh cãi là đạo đức nghề nghiệp nhà báo có trước hay có sau nghề báo


Very Happy . Người ta cũng nói rằng Xêda là người đầu tiên có ý tưởng đàm đạo
với bè bạn, những vấn đề cấp thiết bằng thư từ, khi mà sự bận rộn khơng cho phép
gặp nhau trực tiếp. Đó là sự giao tiếp linh hoạt, không qua trung gian, còn khi đọc
báo. Nhà báo đã là trung gian để đưa những thơng tin đến người đọc, chính vì vậy
mà địi hỏi "đạo đức" ln được đề cao ở những Nhà báo.

Vấn đề này xin không bàn thêm, quay lại với PVA, ngoài đạo đức nghề
nghiệp phải tuân thủ. Anh ta còn phải tuân thủ những quy tắc riêng của từng hãng
thơng tấn, từng tờ báo về hình ảnh. Các chi tiết có thể khác nhau những nguyên tắc
chung vẫn phải là:

- Những bức ảnh luôn luôn thuật lại sự thật.- Những bức ảnh không bao giờ

được phép thay đổi hay chế tác theo bất kỳ cách nào.- Ngoài ra, một số hãng còn
quy định chỉ cho phép tẩy các vết xước, bụi, crop... Các biện pháp chỉnh sửa hình
ảnh, "gây cảm giác" khác nhau cho người xem trước và sau khi chỉnh sửa đều
không được phép.

Hay xử lý hậu cảnh đen sẫm đi để nổi nhân vật chính lên cũng phải có giới
hạn, vẫn phải tơn trọng bối cảnh phía sau, sẫm lên thì có thể, nhưng khơng thể bơi
đen hồn tồn...


Photoshop ra đời hơn 20 năm nay và là công cụ rất hữu ích nhưng trong ảnh
báo chí thì nhiều khi nó lại bị lạm dụng khi những người cầm máy thiếu đạo đức
nghề nghiệp Brian Walski, nhiếp ảnh gia của báo Los Angeles Times (Mỹ) bị sa
thải sau khi bị phát hiện ghép hai bức ảnh vào làm một để tăng tính gay cấnBức
ảnh của Adnan Hajj đăng trên Reuters cho thấy khói đen bốc lên từ các tồ nhà ở
thủ đơ Libăng sau cuộc khơng kích của Israel giữa năm 2006. Sau bức ảnh đã bị
xóa vì người ta phát hiện các lớp ảnh được thêm vào để làm khói đen và dày hơn.

Tính hiện thực của ảnh báo chí
Đối với ảnh báo chí, tính hiện thực là tiêu chí quan trọng nhất. Nhiều nhà
báo cùng với chiếc máy ảnh đã thu thập những bằng chứng đầy chân thực về lẽ
phải và công lý, bênh vực cho quyền sống và quyền hạnh phúc của con người.
Những tấm ảnh đã xoay vần cả thế giới, làm chuyển hướng bánh xe của lịch sử. Đó
là sức mạnh của sự thực và chân lý mà nhiếp ảnh truyền tải. Trong buổi tiếp đón
con trai nhà báo Wifred Burchett, chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: “Những
bức ảnh, tác phẩm báo chí của ơng (W. Burchett) đã góp phần làm cho bạn bè thế
giới hiểu rõ chính nghĩa và ủng hộ cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam” (Bản
tin thời sự, 14/09/2011 – ĐTHVN).
Ảnh báo chí diễn tả khn mặt của thế giới. Mỗi bức ảnh là một mảnh ghép
của hiện thực, trong đó có đầy đủ những nỗi đau, nỗi mất mát, hay sự đồng cảm, sẻ

chia của công chúng tồn thế giới khi đón nhận những thơng điệp đầy trách nhiệm
của người cầm máy. Từ khi khai sinh, hiện thực xã hội và cuộc sống con người
luôn là tiêu điểm của ảnh báo chí. Ảnh báo chí đã cung cấp cho cơng chúng những
hình ảnh chân thực, sống động, quen thuộc diễn biến xung quanh họ.


Theo nhiều nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh thì sự tồn tại của nhiếp ảnh trước
hết là do tính tài liệu. Mỗi bức ảnh báo chí đều là một sản phẩm tư liệu có giá trị.
Nó là một chứng cứ hay một sự thật được xác thực.
Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nói: “Nghệ thuật nhiếp ảnh là biến một
khoảng khắc trở thành vĩnh viễn, một hoạt động lưu giữ lâu dài. Có lẽ vì thế nó
như một duyên nợ với sử học. Chúng tôi luôn coi nhiếp ảnh là chép sử bằng hình”
(Youtobe, Làng nghề nhiếp ảnh). Nhiếp ảnh là nơi lưu giữ kí ức cho lồi người về
những sự kiện, cuộc đời, di sản của một thời đã qua.
Khi nhìn nhận về sự phát triển của nhiếp ảnh báo chí ở Việt Nam, chúng ta
dễ dàng nhận ra rằng ảnh báo chí chính là chứng nhân của lịch sử, khắc họa chân
thực trong những thời điểm hào hùng hay bi tráng bậc nhất của dân tộc. Nhờ những
bức ảnh đi cùng năm tháng mà mỗi người Việt Nam biết rõ sức mạnh nội tại của cá
nhân và của dân tộc mình, tiếp tục hằn sâu vào tâm tưởng cho những thế hệ kế tiếp.
Đồng thời thế giới hiểu biết Việt Nam qua những hình ảnh sinh động không hề bị
rào cản ngôn ngữ chi phối.
Nhiếp ảnh là cơng cụ tích cực cho các ngành khoa học, kỹ thuật, lịch sử, văn
hóa, xã hội… Ở nhiều quốc gia, ảnh tư liệu đóng vai trị tích cực trong việc ghi
nhận những thành tựu có giá trị của xã hội. Nhờ đó mà những bức ảnh “Tên lửa vũ
trụ trên bệ phóng”(Liên Xơ cũ), “Bề mặt mặt trăng”(Liên Xơ cũ), “Hỡi loài người
hãy nhớ đến Hiroshima”(Nhật Bản), …đã đi cùng thời gian, làm phong phú cho kí
ức của nhân loại.
Nhiều nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh cho rằng sự tồn tại của nhiếp ảnh
trước hết là do tính tài liệu. Thiếu vắng nó, ảnh báo chí sẽ chỉ là hình ảnh trang trí,
ít giá trị. Nhưng để cảm hóa lịng người, tính tài liệu cũng cần được xem xét với



tính nghệ thuật của ảnh, từ đó đem đến cho cơng chúng những sản phẩm khơng chỉ
đẹp hình thức mà còn giàu giá trị lịch sử, nhân văn sâu sắc.
Nhiếp ảnh cịn có khả năng phản ánh chân thực bản chất của hiện thực. Ví
dụ như những bức ảnh:
Và hàng loạt những sự kiện khác, đó là những sự thật mà ảnh báo chí hàng
ngày đã ghi nhận! Cố nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: Ảnh là sự thật thu nhỏ lại.
Nhiếp ảnh là tấm gương soi của hiện thực. Do đó, bản chất của hiện thực mà nhiếp
ảnh tìm về chính là lột đi cái vỏ bọc bề ngồi, bớt đi những chi tiết dư thừa, để
nhìn ra một gương mặt mới, cao lớn và đẹp đẽ hơn. Nói cách khác, nhiếp ảnh là sự
chắt lọc và cơ đọng hiện thực, chỉ bản chất hiện thực được sáng rõ. Chẳng ai cịn
bận tâm về kỹ thuật máy móc mà chỉ đặt niềm tin tuyệt đối vào chính cái nó chớp
được.
Nhiếp ảnh báo chí là thơng tin. Nó cung cấp cho người đọc những cứ liệu
xác định về cuộc sống, con người, sự kiện, sự việc đang diễn ra dưới sự chứng kiến
của nhà báo. Những thông tin trong ảnh và chú thích ảnh được tác giả diễn tả
khách quan, bản chất, thể hiện đúng đặc trưng, thời điểm điển hình của đối tượng,
sự việc, sự kiện. Tuy nhiên, nhiếp ảnh báo chí khơng chỉ dừng lại khả năng sao
chép hình hài sự kiện, mà cịn lột tả bản chất, thấu hiểu và đồng cảm với sự kiện.
Nó kêu gọi lương tâm và thúc đẩy hành động trong sâu thẳm nhận thức và tình cảm
mỗi người muốn lắng nghe sự thật đằng sau mỗi hiện tượng mà họ nhìn thấy. Bức
ảnh báo chí tiêu biểu ln chứa đựng tính đa nghĩa: Thứ nhất là bản thân sự kiện
được tái dựng; Thứ hai là mối quan hệ của sự kiện đó trong tổng thể vấn đề hiện
thực của xã hội. Hàm lượng thông tin chứa đựng càng phong phú, giải đáp được
nhiều câu hỏi của độc giả thì nó càng giá trị.


Khi bản chất hiện thực được sáng rõ, thì sức lơi cuốn, ảnh hưởng của ảnh
báo chí càng lay động tâm lý, thuyết phục nhận thức của cơng chúng. Đó là trường

hợp bức ảnh của tác giả Malcolm W. Browne –AP khi ơng ghi nhận hình ảnh hịa
thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng – Lê Văn Duyệt vào
ngày 11- 6 – 1963, nhằm phản đối chính sách phân biệt đối xử tơn giáo của Ngơ
Đình Diệm. Sau khi xem tấm hình, Tổng thống Kennedy bừng bừng tức giận cho
gọi Henry Cabot Lodge, người chuẩn bị rời khỏi Sài Gòn trên cương vị Đại sứ Mỹ
và tuyên bố: Những chuyện đại loại như thế này phải chấm dứt. Và giây phút đó
chính là thời khắc bắt đầu cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ đối với chính
quyền Ngơ Đình Diệm (VOV online, Sức mạnh phản chiến của những bức ảnh
chiến tranh Việt Nam).
Trong ảnh của tác giả Marcrimoun: Cô Janerose tay nâng niu bơng hoa, tiến
về nhóm cảnh vệ với súng và lưỡi lê trong tay. Hình ảnh cơ gái và bơng hoa cúc
trắng khiến người xem phải suy nghĩ. Cô Janerose chia sẻ: Những người lính lẩn
tránh ánh mắt của tơi. Tơi khơng hề có ý khiêu khích họ, tơi chỉ muốn nói với họ
đơi chút về tình u (Nguyễn Đức Chính (2002), Nhiếp ảnh sáng tạo).
Nếu tất cả mọi người đều đồng cảm với những số phận con người trong
chiến tranh, chứng kiến sự bấp bên giữa sự sống và cái chết của người thân và
chính mình thì sẽ khơng cịn tồn tại các cuộc chiến vô nghĩa. Mỗi một bức ảnh báo
chí xuất sắc đều là một thơng điệp hịa bình. Bởi ảnh báo chí là tiếng nói đanh thép
bài trừ cái xấu, cái ác, bảo vệ tự do và hạnh phúc vốn có của con người.
Hơn nữa hiện thực nhiếp ảnh là trí tuệ, tình cảm, năng lực thẩm mỹ, xã hội,
và quan điểm, thái độ chính trị của người cầm máy.


Trong lần tường thuật tang lễ của Mẹ Theresa tại Ấn Độ cùng với hàng trăm
đồng nghiệp khác, nhà báo Longstreath đã có một trải nghiệm đầy xúc động. Đối
với nhiều người, đặc biệt là những người bần cùng và vô gia cư, Mẹ Theresa là một
vị thánh sống. Trong khi chụp ảnh, Longstreath nhìn thấy một cậu bé bụi đời, tay
ơm bó hoa nhỏ đang dầm mưa đến viếng linh cữu Mẹ Theresa. Đôi mắt đầy cô
đơn, lạc lõng của cậu bé đã ám ảnh ông. “Dù cậu ta có thể nghèo khổ và tuyệt
vọng, nhưng cậu ta vẫn là con người. Chính cái tình cảm của cậu bé dành cho Mẹ

Theresa là điều rất quan trọng đối với cậu ta. Qua ánh mắt cậu bé, ta nhìn thấy
được tâm hồn cậu”- Longstreath nhớ lại (Ảnh báo chí – Brian Horton 2004). Hoa
hồng đỏ thắm, thân thể ướt lạnh và đôi mắt ám ảnh gây nên một cảm xúc mạnh mẽ,
khó

phai

trong

lịng

người

xem

ảnh.

Người ta khơng thể chụp cái mà người ta không hiểu, không cảm thấy. Hiện thực
và năng lực của người cầm máy giống như ngọn lửa đốt sôi bầu nước lạnh, làm
nóng lên trong lịng người xem một cảm thức tư tưởng cần sẻ chia.
Ảnh báo chí là hiện thực được ghi lại trong một phần nhỏ của giây. Nhưng đó là
một giây đọng lại của ngàn ngày trải nghiệm phía trước, ghi dấu trí tuệ, tình cảm,
năng lực của người cầm máy. Phải gắn mình vào thực tế cuộc sống, người cầm
máy mới có được vốn sống phong phú, mới phát hiện mau lẹ mọi diễn biến của
hiện thực để chớp lấy những khoảnh khắc vĩnh cửu của sự kiện. Nếu nụ cười ẩn
sâu trong những dòng nước mắt, nỗi sợ hãi, đau đớn chìm đi trong vẻ mặt lặng lẽ
của con người, nhà nhiếp ảnh không trải nghiệm, khơng đồng cảm sẽ khơng bao
giờ

nhận


dạng

được

rất

nhiều

tảng

băng

Đó là sự thật! Một- hiện -thực- khác- nữa, ngồi ảnh!

Tính chân thật trong ảnh báo chí

trơi

trong

cuộc

đời.


(QBĐT) - Tính chân thật là một trong những đặc tính cơ bản của nhiếp
ảnh nói chung và nhiếp ảnh báo chí nói riêng. Hiện nay, khi cơng nghệ kỹ
thuật số ngày càng phát triển, phần mềm photoshop đã đạt đến trình độ tinh
xảo, tính chân thật của ảnh báo chí càng được quan tâm. Ảnh báo chí nếu

khơng bảo đảm tính chân thật sẽ làm mất lịng tin của độc giả.
Máy ảnh là một phương tiện ghi hình ảnh trực tiếp bằng ánh sáng, vì vậy bất
cứ hình ảnh nào cũng là hình ảnh cụ thể, riêng biệt của một thực thể khách quan.
Nhờ đó mà có sự giống nhau giữa ảnh và vật chụp. Sự đồng dạng của phối cảnh đó
sinh ra nhờ nguyên tắc phản quang của một hệ thống thấu kính máy ảnh. Hệ thống
quang học này đã giúp cho từng điểm trên ảnh ăn khớp với từng điểm của đối
tượng chụp, theo một tỷ lệ nhất định.
Sự giống nhau giữa ảnh và vật chụp theo tỷ lệ là một đặc điểm khoa học của
nhiếp ảnh và là một trong những yếu tố quyết định nhiếp ảnh nói chung và nhiếp
ảnh báo chí nói riêng mang tính chân thật mà khơng một ngành nghệ thuật nào có
được. Mơ tả hiện thực là tiêu chí của ảnh báo chí. Ảnh báo chí trước hết phải là ảnh
tài liệu, phải có giá trị phản ánh thực tế.
Tuy ảnh báo chí đề cao yếu tố hiện thực nhưng một bức ảnh báo chí sẽ đẹp
hơn nếu bảo đảm được cả hai yếu tố: nghệ thuật và hiện thực. Nhà nhiếp ảnh báo
chí giỏi là nhà nhiếp ảnh biết dùng nghệ thuật nhiếp ảnh để vẽ lại thực tại cuộc
sống.
Sự thật trong ảnh báo chí là sự thật tuyệt đối. Tính chân thật của một bức
ảnh đã tạo cho nó một giá trị đặc biệt. Bởi nó là bằng chứng và là một sự xác nhận.
Như vậy một bức ảnh báo chí là một tư liệu chứa đựng những thơng tin cần thiết về
một chủ đề nào đó. Vì vậy các nhà lý luận phê bình cho rằng: “Sự tồn tại của ảnh


báo chí trước hết là tính tư liệu của nó. Ảnh báo chí là một thể loại độc lập có tiếng
nói riêng rất có giá trị, có khả năng phát hiện và phổ biến những tin tức có thật
trong đời sống rất cần thiết đối với xã hội”.
Do đó, để bảo đảm giá trị tư liệu của ảnh báo chí địi hỏi phóng viên ảnh
ln tơn trọng sự thật, khơng dùng kỹ thuật để thêm, bớt làm méo mó sự kiện diễn
ra.
Nhà nhiếp ảnh báo chí cần để sự kiện diễn ra tự nhiên và ghi lại được những
khoảnh khắc chân thật nhất. Sức mạnh của ảnh báo chí chính là tính chân thật. Một

bức ảnh báo chí đích thực lại có tính nghệ thuật thì sức lan tỏa của tác phẩm đó
càng lớn và sống mãi với thời gian. Việc thêm bớt một chi tiết làm thay đổi tính
hiện thực của bức ảnh là điều không nên làm, đặc biệt là ảnh báo chí càng khơng
thể chấp nhận được.
Hiện nay, phần mềm photoshop là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà
nhiếp ảnh sửa ảnh dễ dàng, chính xác, nhanh và đẹp. Nhiều nhà nhiếp ảnh trẻ lầm
tưởng rằng đây là phương pháp sáng tạo mới. Họ áp dụng tràn lan vào trong mọi
thể loại ảnh, kể cả ảnh báo chí, mà với ảnh báo chí đây là điều cấm kỵ; bất cứ kỹ
xảo nào làm méo mó hiện thực, làm thay đổi tính chân thật của ảnh đều bị loại ra
khỏi ảnh báo chí.
Vai trị của ảnh và thực trạng sử dụng ảnh trên báo trực tuyến

Hiện nay, các cơ quan báo chí ở Việt Nam cũng đang ngày một cạnh
tranh khốc liệt, cuộc chạy đua đa phương tiện trên môi trường mạng Internet
đã bắt đầu. Trong cuộc chiến giành độc giả, các tòa soạn báo mạng điện tử


buộc phải tìm kiếm những phương thức truyển tải thơng tin mới lạ, hấp dẫn.
Nhiều tòa soạn đã ứng dụng cách truyền thông đa dạng hơn, hấp dẫn hơn và
hiệu quả hơn cho công chúng, tạo nên xu thế đa phương tiện; trong đó có ảnh
đã góp phần quan trọng trên các trang báo trực tuyến.
Vai trò của ảnh trên báo mạng điện tử
Ảnh được sử dụng trên báo mạng điện tử mang đầy đủ đặc điểm của ảnh
báo chí truyền thống và có thêm các đặc điểm của loại hình báo mạng điện tử
như:
- Tính đa phương tiện, được thể hiện ở hai dạng thức: ảnh tĩnh và ảnh động.
- Tính phi định kỳ, cho phép ảnh có thể xuất bản cập nhật, tức thời, thường
xuyên và liên tục.
- Tính tương tác cho phép có sự giao lưu giữa độc giả với toà soạn, độc giả
với nhà báo, độc giả với độc giả, hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm.

Với sự ra đời của máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị hỗ trợ đã tạo nên
phương thức trong việc cập nhật hình ảnh được thuận tiện nhất. Ảnh bổ sung, sửa
chữa những hạn chế cho bài viết và còn được sử dụng như một thể tài độc lập
phản sánh hiện thực sống động, có thật khi sự kiện xẩy ra.
Tuy rằng, báo mạng điện tử là loại hình báo chí mới ra đời nhưng lại có
tầm ảnh hưởng và mức độ quan trọng nhất hiện nay; có khả năng cung cấp thơng
tin sống động và ảnh xuất hiện trên trang báo có một vai trị vô cùng quan trọng.
Khi vào bất kỳ 1 tờ báo mạng điện tử nào chúng ta đều thấy hầu hết các tin, bài
đều có ảnh minh họa. Ảnh là mức độ đọc đầu tiên thu hút sự chú ý của độc giả;
bổ sung độ tin cậy cho thông tin bài viết. Cho nên, ảnh chiếm 1 vị trị và kích


×