Tải bản đầy đủ (.docx) (379 trang)

X Y DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX – THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 379 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP THEO TIÊU
CHUẨN ISO 45001:2018 TẠI NHÀ MÁY TINH
CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX – THỦ
ĐỨC
Họ và tên sinh viên: TÔ THỊ MỸ TRINH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2017 – 2021

Tháng 11/2021


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
THEO TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 TẠI NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT
KHẨU SATIMEX – THỦ ĐỨC

Tác giả
TÔ THỊ MỸ TRINH

Đồ án được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
Th. S Lê Thị Thủy



Tháng 11/2021
2


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA MƠI TRƯỜNG & TÀI
NGUN
*******

CỘNG HỊA XÃ HƠI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc
**********

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên sinh viên: TÔ THỊ MỸ TRINH

MSSV: 17149181

Khóa học: 2017 – 2021

Lớp: DH17QM

Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu
chuẩn ISO 45001:2018 tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex – Thủ Đức
1. Nội dung đồ án tốt nghiệp: Sinh viên phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
i.

Tìm hiểu các vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ
ii.
iii.

xuất khẩu Satimex – Thủ Đức.
Tìm hiểu biện pháp quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy.
Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu

chuẩn ISO 45001:2018 tại Nhà máy.
2. Thời gian thực hiện: Bắt đầu tháng 03/2021 và kết thúc: tháng 11/2021
3. Họ và tên GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
Nội dung và yêu cầu của đồ án tốt nghiệp đã được thông qua khoa và bộ môn.
Ngày … tháng … năm 2021
Ban chủ nhiệm khoa

Ngày … tháng … năm 2021
Giáo viên hướng dẫn

Th. S Lê Thị Thủy

3


LỜI CẢM ƠN
Để có thể đi đến được chặng đường ngày hơm nay, trên giảng đường Đại học, ngồi
những nỗ lực và cố gắng của bản thân, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã
ln là chỗ dựa và là nguồn động viên to lớn nhất của Tơi trong suốt thời gian qua. Bên
cạnh đó, Tơi xin gửi lời cảm ơn trân quý nhất đến các Quý Thầy Cô – giảng viên trường
đại học Nông Lâm TP. HCM nói chung và các Q Thầy Cơ Khoa Mơi Trường và Tài
Ngun nói riêng đã ln giúp đỡ, tận tình chỉ dẫn cho Tơi những bài học, kiến thức quý

báu để làm hành trang bước tiếp sau giảng đường đại học.
Ngồi ra, Tơi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới cô Lê Thị Thủy, giáo viên
hướng dẫn của Tơi, Cơ đã tận tình chỉ bảo, truyền cho Tôi niềm cảm hứng đam mê với
ngành nghề qua những tiết học và giúp đỡ Tôi trong suốt q trình Tơi thực hiện báo cáo
tốt nghiệp của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh, Chị Phòng nhân sự, chị Hà, anh Cơng đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong suốt q trình thực tập tại Cơng ty.
Đặc biệt, Tơi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến anh Nguyễn Thanh Phương. Anh đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn Tôi trong suốt thời gian Tôi thực tập ở Công ty để hoàn
thành tốt bài báo cáo đồ án của mình.
Và cuối cùng, Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn tập thể lớp DH17QM, cảm ơn vì
chúng ta đã gặp gỡ, sát cánh bên nhau, có những lúc vui buồn cùng nhau, trưởng thành
cùng nhau và lưu lại những kỷ niệm thời thanh xuân. Và cảm ơn các Anh, Chị khóa trên,
đại gia đình QM đã tổ chức các buổi giao lưu chuyên ngành, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm
giúp Tôi hiểu rõ hơn về ngành nghề của mình.
Xin cảm ơn tất cả mọi người, chúc mọi người thành công trong cuộc sống!
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2021
Sinh viên thực hiện

TÔ THỊ MỸ TRINH

4


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đề tài “xây dựng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
ISO 45001:2018 áp dụng tại Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex – Thủ Đức”,
được tiến hành trong khoản thời gian từ tháng 03/2021 đến tháng 11/2021. Đề tài bao
gồm các nội dung chính sau:
Xác định được 5 vấn đề môi trường lao động như: môi trường không khí; tiếng ồn,

độ rung; nhiệt dư; mơi trường nước và chất thải rắn.
Xác định được 14 yếu tố bối cảnh của Nhà máy như: bên ngoài Nhà máy bao gồm:
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khách hàng, chính quyền địa phương, nhà
cung cấp hóa chất, Cảnh sát PCCC thành phố Thủ Đức, yêu cầu pháp luật; bên trong Nhà
máy bao gồm: ngành nghề, văn hóa Nhà máy, cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách an toàn
lao động.
Xác định được 9 bên liên quan của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề
nghiệp bao gồm: khách hàng, nhà thầu thu gom phế liệu, nhà thầu thu gom chất thải rắn
công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn sinh hoạt, nhà thầu thu gom chất thải nguy
hại, nhà cung cấp hóa chất, cán bộ cơng nhân viên trong Nhà máy, chính quyền địa
phương, cộng đồng dân cư, cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Thủ Đức.
Xác định được phạm vi của hệ thống bao gồm tất cả hoạt động sản xuất và hoạt
động phụ trợ diễn ra trong phạm vi Nhà máy tại tất cả các phòng ban và khu vực.
Thành lập được 1 ban ISO bao gồm 7 thành viên, trong đó có Tổng giám đốc, đại
diện Tổng giám đốc, trưởng ban, phó ban, đại diện cơng nhân, đại diện các phòng ban, đại
diện đội PCCC cơ sở/UPSCKC.
Nhận diện 102 rủi ro từ 20 mối nguy tại 14 khu vực và chia rủi ro chia thành 5 cấp
độ kiểm soát, trong đó có 17 rủi ro cấp độ I, 38 rủi ro cấp độ II, 30 rủi ro cấp độ III, 17 rủi
ro cấp độ IV.
Xây dựng được 20 quy trình, 17 hướng dẫn cơng việc, 6 hướng dẫn chuẩn bị sẵn
sàng ứng phó sự cố khẩn cấp đáp ứng hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

5


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH


6


7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ
ATVSLĐ
ATSKNN
BGĐ
BHLĐ
BLĐTBXH
BM
BNN
BYT
CBCNV
CTNH
CTR
CTSH
ĐDLĐ
HDCV
HĐKP&PN
HTQL
KPH
MSDS
MTLĐ
NLĐ
NVPTT


PCCC
QCVN

TCVN
TGĐ
TNLĐ
UPSCKC
YCPL&YCK

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT
An toàn lao động
An toàn vệ sinh lao động
An toàn sức khỏe nghề nghiệp
Ban giám đốc
Bảo hộ lao động
Bộ lao động thương binh xã hội
Biểu mẫu
Bệnh nghề nghiệp
Bộ y tế
Cán bộ công nhân viên
Chất thải nguy hại
Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt
Đại diện lãnh đạo
Hướng dẫn công việc
Hành động khắc phục và phịng ngừa
Hệ thống quản lý
Khơng phù hợp
Material Safety Data Sheet/Bảng chỉ dẫn an tồn hóa chất

Mơi trường lao động
Người lao động
Nghĩa vụ phải tuân thủ
Nghị định
Phòng cháy chữa cháy
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổng giám đốc
Tai nạn lao động
Ứng phó sự cố khẩn cấp
Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

8


MỤC LỤC

9


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm
gỗ trong năm 2020 đạt 9,535 tỷ USD tăng 22,5% so với năm 2019; chiếm 77,22% tổng
kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng so với tỷ trọng 73,67% của năm 2019. Năm
2020, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vươn lên đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam. Có thể khẳng định đây là năm kỳ tích của hoạt động
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, hoạt
động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2020, trên toàn quốc
đã xảy ra 8.380 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.610 người bị nạn, trong đó nguyên
nhân do người sử dụng lao động chiếm 44,97% tổng số vụ và 44.35% tổng số người chết,
nguyên nhân trực tiếp từ người lao động chỉ chiếm 23,85% tổng số số vụ và 22,61% tổng
số người chết. Còn lại 31,18% tổng số vụ tai nạn lao động với 33,04% tổng số người chết,
xảy ra do các nguyên nhân khác như: tai nạn giao thông, nguyên nhân TNLĐ do người
khác hoặc nguyên nhân chưa tính đến. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống quản lý an toàn và
sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 trở thành một nhu cầu tất yếu.
Trước những lý do trên kèm theo đó là sự yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của các
đối tác, khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe con
người, môi trường và phát triển bền vững. Với đề tài “ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn
và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 áp dụng tại Nhà máy tinh chế
đồ gỗ xuất khẩu Satimex – Thủ Đức”, Tôi hi vọng sẽ góp phần cải thiện mơi trường làm
việc cho người lao động và giúp Nhà máy nhận diện các mối nguy có thể có để hạn chế
các vấn đề ở mức tốt nhất, qua đó mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và xã hội.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

10


1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Qua nghiên cứu, đề tài có 2 mục tiêu chính sau đây cần đạt được:
− Tìm hiểu về hiện trạng các vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại Nhà máy

tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex – Thủ Đức;
− Xây dựng hệ thống tài liệu quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu

chuẩn ISO 45001:2018 tại Nhà máy.

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài thực hiện các nội dung:
- Tổng quan về Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satiemex – Thủ Đức;
- Nhận diện các vấn đề liên quan đến môi trường lao động và an toàn lao động tại

Nhà máy;
- Nhận diện biện pháp quản lý môi trường lao động và an toàn lao động đang được

áp dụng tại Nhà máy;
- Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 45001:2018;
- Tìm hiểu YCPL có liên quan;
- Xây dựng các quy trình làm việc an tồn, kế hoạch ứng phó TNLĐ, PCCC;
- Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp quản lý;
- Nhận diện cơ hội và rủi ro tại Nhà máy.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

11


1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
Địa điểm: Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Stimex – Thủ Đức số 243, đường
Trường Sơn, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian: Bắt đầu: tháng 03/2021, kết thúc: tháng 11/2021
1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Xác định các vấn đề liên quan đến mơi trường lao động, an tồn lao động và sức
khỏe nghề nghiệp được nghiên cứu trong phạm vi Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu
Satimex – Thủ Đức bao gồm tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất tại Nhà máy.


GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

12


CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để có được những thơng tin hữu ích cho đồ án, trong q trình thực tập tại Nhà máy
tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex – Thủ Đức, Tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau nhằm thu thập các thông tin, nhận diện các vấn đề liên quan đến ATSKNN một cách
khách quan và chính xác nhất. Các phương pháp đã được sử dụng bao gồm:
2.1 PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT THỰC TẾ
2.1.1 Mục đích
Có cái nhìn trực quan hơn về hiện trạng mơi trường lao động và cơng tác an tồn vệ
sinh lao động ATVSLĐ tại Nhà máy. Qua đó đánh giá được thực trạng môi trường lao
động và công tác quản lý ATSKNN đang diễn ra tại Nhà máy. Nắm được quy trình sản
xuất tại Nhà máy. Nhận diện được các mối nguy và đánh giá rủi ro cho từng khu vực và vị
trí cơng việc. Lập sơ đồ bố trí các hạng mục cơng trình tại Nhà máy.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

13


2.1.2 Phạm vi, cách thực hiện và kết quả
 Phạm vi: Các khu vực sản xuất, kho bãi, khuôn viên Cơng ty, văn phịng, các khu

vực phụ trợ.
 Cách thực hiện:

Bảng 2. 1 Tiến trình thực hiện phương pháp khảo sát thực tế
Thời gian
Đợt 1
1/3 – 5/3

Đợt 2
8/3 – 12/3

Đợt 3
22/3 – 26/3

Khu vực

Văn phịng

Nội dung khảo sát
- Tìm hiểu các tài liệu về thông tin
của Nhà máy
- Các tài liệu có liên quan đến hệ
thống quản lý ATSKNN

- Quan sát quy trình sản xuất
- Quan sát các thao tác, quy trình
thực hiện của cơng nhân
- Việc trang bị, bố trí các phương
tiện, thiết bị PCCC của Nhà máy
- Việc sử dụng BHLĐ và vận hành
máy móc, thiết bị của công nhân
- Quan sát, đánh giá cảm quan các
Khu vực sản yếu tố phát sinh tại nơi làm việc

xuất
như: nhiệt độ, bụi, ồn, … và các
điều kiện mất an toàn khác
- Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ
tại khu vực
- Quan sát các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng tại khu vực
- Công tác vệ sinh, thu gom rác thải
- Nhận diện mối nguy từ các hoạt
động trong khu vực
- Khu bảo trì - Việc trang bị, bố trí các phương
- Khu nhà
tiện, thiết bị PCCC của Nhà máy
vệ sinh
- Việc sử dụng BHLĐ và vận hành
máy móc, thiết bị của công nhân
- Quan sát, đánh giá cảm quan các
yếu tố phát sinh tại nơi làm việc
như: nhiệt độ, bụi, ồn, … và các
điều kiện mất an toàn khác
- Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ
tại khu vực
- Quan sát các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng tại khu vực
- Công tác vệ sinh, thu gom rác thải
- Nhận diện mối nguy từ các hoạt

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh


14

Kết quả
- Thông tin cơ bản về
Nhà máy
- Nắm được hệ thống
quản lý có liên quan
đến ATSKNN của Nhà
máy
- Sơ đồ và thuyết minh
quy trình sản xuất
- Nắm được thao tác
làm việc của công nhân
- Hiện trạng môi
trường, ATSKNN và
các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng
- Các vấn đề cịn tồn
đọng trong cơng tác
quản lý ATSKNN của
Nhà máy
- Bảng nhận diện các
mối nguy
- Hiện trạng môi
trường, ATSKNN và
các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng
- Các vấn đề cịn tồn
đọng trong cơng tác
quản lý ATSKNN của

Nhà máy
- Bảng nhận diện các
mối nguy


Thời gian

Khu vực

Nội dung khảo sát
động trong khu vực

Đợt 4
29/3 – 2/4

Nhà ăn

Quan sát cách sắp xếp bố trí nhà ăn
Quan sát hoạt động tại nhà ăn từ đó
nhận diện mối nguy
- Quan sát các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng tại khu vực

Đợt 5
5/3 – 9/4

- Kho hóa
chất
- Kho chất
thải nguy

hại (CTNH)
- Kho chất
thải rắn
(CTR)

- Quan sát công tác quản lý (lưu
trữ, sắp xếp) đang áp dụng, công
tác thu gom
- Nhận diện mối nguy từ các hoạt
động trong khu vực

Đợt 6
12/4 – 16/4

Phòng y tế,
các trạm
trong Nhà
máy

- Quan sát cách bố trí trang thiết bị
khu vực phịng y tế
- Quan sát cách quản lý, bố trí, tủ
thuốc y tế tại nơi sản xuất

- Nhà kho
- Kho thành
phẩm

- Việc trang bị, bố trí các phương
tiện, thiết bị PCCC của Nhà máy

- Quan sát công tác quản lý
ATSKNN đã áp dụng tại khu vực
- Nhận diện mối nguy từ các hoạt
động trong khu vực

Toàn bộ
Nhà máy

- Quan sát các tai nạn lao động có
thể xảy ra trong Nhà máy
- Rà sốt, quan sát lại toàn bộ các
hoạt động trong Nhà máy
- Nhận diện và đánh giá lại tất cả
các mối nguy tại Nhà máy

Đợt 7
19/4 – 23/4

Đợt 8
26/4 – 30/4

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

15

Kết quả
Xác định cách bố trí,
các trang thiết bị và
đánh giá được hiện

trạng môi trường tại
khu vực
Bảng nhận diện các
mối nguy và kế hoạch
kiểm sốt nhà thầu
- Hiện trạng mơi
trường, ATSKNN và
các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng
- Các vấn đề còn tồn
đọng trong công tác
quản lý ATSKNN của
Nhà máy
- Bảng nhận diện các
mối nguy
Xác định cách bố trí
các trang thiết bị y tế
và số lượng thuốc được
trang bị
- Hiện trạng môi
trường, ATSKNN và
các biện pháp Nhà máy
đang áp dụng
- Các vấn đề cịn tồn
đọng trong cơng tác
quản lý ATSKNN của
Nhà máy
- Bảng nhận diện các
mối nguy
Nắm được công tác

quản lý ATLĐ trong
Nhà máy


2.2 THAM KHẢO TÀI LIỆU
2.2.1 Mục đích
Thu thập các thơng tin liên quan tới Nhà máy, nắm được lịch sử hình thành và quy
trình sản xuất của Nhà máy để xây dựng hệ thống ISO 45001:2018.
Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan và tài liệu ISO 45001:2018 làm nguồn
dữ liệu thứ cấp cho đề tài.
Các tài liệu trên là công cụ hỗ trợ việc đánh giá rủi ro, đề xuất và lựa chọn giải pháp
kiểm soát mối nguy phù hợp với điều kiện thực tế của Nhà máy.
2.2.2 Cách thực hiện, tài liệu tham khảo, kết quả
 Cách thực hiện

Thu thập, chọn lọc, đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý an
toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001: 2018 và hiện trạng của Nhà máy
thông qua các nguồn như: tài liệu sẵn có của Nhà máy, giáo trình giảng dạy của giảng
viên, sách báo, …
 Tài liệu tham khảo

Bảng 2. 2 Tài liệu tham khảo
STT
1
2

Tên tài liệu
Giới thiệu về Nhà
máy
Hồ sơ nhân sự của

Nhà máy

3

Báo cáo công tác
bảo vệ môi trường
năm 2020

4

Tài liệu huấn luyện

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

Nội dung
Tài liệu của Nhà máy
- Thơng tin chung
- Vị trí địa lý
- Sơ đồ tổ chức nhân sự của Nhà máy
- Nhu cầu lao động của Nhà máy
- Nắm được số lượng nhân viên Nhà máy
- Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng của
Nhà máy
- Danh mục các hóa chất, nguyên, nhiên, vật
liệu của Nhà máy
- Sơ đồ và thuyết minh quy trình xử lý nước
thải, khí thải và CTR của Nhà máy
- Kết quả phân tích chất lượng nước, khơng
khí của Nhà máy

- Lượng CTR phát sinh trong Nhà máy và
biện pháp quản lý
- Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý đối
với từng loại chất thải
- Tràn đổ hóa chất
16

Thời gian
1/3/2021
5/3/2021

6/3/2021

10/3/2021


STT

5
6

7

8

9

Tên tài liệu
Nội dung
các tình huống - Về PCCC

khẩn cấp
- Danh mục hóa chất nguy hại
Hồ sơ về hóa chất
- Danh sách thành lập đội xử lý tình trạng
khẩn cấp về hóa chất
Hồ sơ khám sức - Nắm được tình hình sức khỏe của cơng nhân
khỏe q mới nhất - Danh sách tham gia tập huấn sơ cấp cứu
- Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở
- Bảng thống kê phương tiện PCCC và sơ đồ
bố trí
Hồ sơ PCCC
- Phương án phòng chống cháy, nổ Nhà máy
đang áp dụng
- Bản thỏa thuận PCCC và bảo hiểm về cháy,
nổ
Hồ sơ nhà thầu - Quy trình kiểm sốt nhà thầu
(vận tải, khách - Nội dung cam kết trong hợp đồng có liên
hàng, …)
quan đến an toàn
- Bảng đánh giá nhà thầu
Tài liệu bên ngoài
Tiêu chuẩn ISO
Toàn bộ tiêu chuẩn
45001:2018

Thời gian

18/3/2021
22/3/2021


25/3/2021

28/3/2021



 Kết quả
− Nắm được thông tin tổng quan về Nhà máy tinh chế đồ gỗ xuất khẩu Satimex –

Thủ Đức;
− Nắm được hiện trạng môi trường, ATSKNN và công tác quản lý các vấn đề an
toàn của Nhà máy;
− Nắm được lịch sử hình thành, trình tự các bước xây dựng hệ thống quản lý OH&S

theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

17


2.3 PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
2.3.1 Mục đích
- Tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của Nhà máy

cũng như các vấn đề tồn đọng trong công tác quản lý qua phỏng vấn;
- Nắm được các thơng tin khơng có trong tài liệu và sát với thực tế;
- Ghi nhận quá trình sản xuất thực tế của Nhà máy;
- Nắm được các sự số đã xảy ra và khả năng xảy ra tai nạn lao động.


2.3.2 Cách thực hiện và kết quả
 Cách thực hiện

Đại diện phòng ban  Chọn đại diện phòng nhân sự, đại diện phịng an tồn,và đại
diện phịng y tế.
Đại diện mỗi phân xưởng  Chọn Quản đốc của mỗi xưởng và công nhân làm việc
tại các bộ phận khác nhau.
Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các vấn đề về hoạt động khám sức khỏe
nghề nghiệp, giờ giấc làm việc, chế độ lương bổng, bảo hiểm xã hội, chất lượng môi
trường làm việc (tiếng ồn, bụi, nhiệt độ, ánh sáng, …) tại Nhà máy và các khả năng xảy ra
tai nạn lao động (tình trạng mất an tồn), việc diễn tập định kỳ PCCC, ứng phó sự cố khẩn
cấp (UPSCKC), …

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

18


Bảng 2. 3 Kết quả phỏng vấn dự kiến
Bộ
phận

Số
lượng

Nội dung phỏng vấn

Kết quả thu được


1

Số lượng CBCNV đang làm việc tại Nhà máy?
Thời gian bắt đầu làm việc và thời gian kết thúc?
Chế độ lương thưởng của CBCNV? Chế độ ăn
uống của CBCNV? Chế độ bảo hiểm? Quy trình
đào tạo?

Nắm được tình hình
nhân sự của Nhà máy,
các chế độ, chính sách
dành cho CBCNV

1

Các sự cố cháy nổ, TNLĐ đã từng xảy ra tại Nhà
máy? Số lượng nhân viên đội UPSCKC? Các hoạt
động UPSCKC? Việc diễn tập định kỳ PCCC?
Nhận xét về chất lượng môi trường tại nơi làm
việc của công nhân?

Nắm được các thông tin
về hiện trạng ATSKNN
của Nhà máy, các sự cố
cháy nổ và TNLĐ đã
từng xảy ra và phương
án ứng cứu

4


Quy trình hoạt động của các máy móc, thiết bị tại
xưởng sản xuất? Các máy móc có nguy cơ mất an
tồn cao? Tuổi đời của các máy móc? Cơng nhân
có được đào tạo khi sử dụng máy móc?

Nắm được thơng tin của
các máy móc, thiết bị
tại nhà xưởng

12

Điều kiện làm việc, giờ làm việc có hợp lý? Bộ
phận làm việc đã từng xảy ra sự cố? Có được
khám sức khỏe định kỳ? Trước khi vào làm việc
có được huấn luyện an toàn? Những mong muốn
khi làm việc ở Nhà máy? Khi có sự cố về máy
móc sẽ giải quyết như thế nào?

Hiểu rõ điều kiện làm
việc của công nhân, xác
định những nhu cầu,
mong đợi của công
nhân

2

Thời gian kiểm tra định kì máy móc, thiết bị?
Nhận thơng tin máy móc, thiết bị gặp sự cố bằng
cách nào? Tần suất xảy ra sự cố (ít xảy ra, thường

xuyên xảy ra)?

Nắm được tình trạng
bảo dưỡng, bảo trì máy
móc, thiết bị

Y tế

1

Định kỳ khám sức khỏe của CBCNV 1 năm bao
nhiêu lần? Danh mục thuốc được trang bị tại nơi
sản xuất? 1 năm huấn luyện cơng nhân ứng phó sự
cố khẩn cấp bao nhiêu lần?

Nắm được hiện trạng
công tác quản lý sức
khỏe của CBCNV tại
Nhà máy

Tổng

21

Nhân
sự

An
tồn


Quản
đốc
xưởn
g

Cơng
nhân

Bảo
trì

 Kết quả
− Nắm được các thơng tin về hiện trạng ATSKNN của Nhà máy;
GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

19


− Công tác quản lý các vấn đề ATSKNN: định kỳ khám sức khỏe nghề nghiệp, chế

độ bảo hiểm, trợ cấp, … công tác UPSCKC;
− Các sự cố, tai nạn lao động đã xảy ra tại Nhà máy;
− Khả năng xảy ra của các mối nguy;
− Nhu cầu và mong đợi của công nhân viên trong việc xây dựng hệ thống ISO

45001:2018.
2.4 PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP
2.4.1 Mục đích
Tổng hợp, chọn lọc các thơng tin thu thập được và trình bày chúng theo một cách

hợp lý và khoa học. Đưa ra cách nhìn tổng qt về đối tượng được thơng tin.
2.4.2 Cách thực hiện
Thu thập thông tin bằng phương pháp tiếp cận quá trình, khảo sát thực tế, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu

Tổng hợp thông tin, chọn lọc
Thiết lập mối liên quan giữa các thơng tin
Tổng hợp lại và trình bày dưới dạng liệt kê, mô tả, sơ đồ, bảng biểu

Hình 2.1 Sơ đồ cách thức thực hiện phương pháp tổng hợp thông tin

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

20


2.5 PHƯƠNG PHÁP CHO ĐIỂM
2.5.1 Mục đích
Lượng hố các tiêu chí xác định mức độ của các mối nguy để đánh giá rủi ro. Thuận
lợi trong việc đo lường và phân cấp các mối nguy. Từ đó biết được các mối nguy tương
ứng với biện pháp kiểm sốt nhóm mối nguy đó.
2.5.2 Phương pháp thực hiện
Xác định các tiêu chí đánh giá rủi ro, xác định các mức điểm cho từng chỉ tiêu, dùng
cơng thức tốn học để tính mức độ rủi ro của mối nguy.
 Cách thức đánh giá
− Mỗi mối nguy được đánh giá dựa trên các tiêu chí: Khả năng xảy ra sự cố (P);

Hậu quả/mức độ nghiêm trọng (S);
− Sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá mức độ rủi ro theo hình thức cho
điểm đánh giá từng mối nguy;

− Số điểm rủi ro: R = P x S;
− Sử dụng các yếu tố phụ là yêu cầu pháp luật;
− Căn cứ vào kết quả cho điểm để xác định cấp độ rủi ro của các mối nguy, rủi ro.
 Kết quả
− Đánh giá chính xác hiện trạng mơi trường, an tồn lao động, sức khỏe nghề
nghiệp của Nhà máy;
− Đánh giá khả năng áp dụng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO
45001:2018 tại Nhà máy;
− Đánh giá được quy mô, mức độ rủi ro, khả năng ngăn ngừa của mối nguy;
− Đề ra các biện pháp phòng ngừa, hành động khắc phục và kiểm soát các mối nguy
theo thứ tự ưu tiên.
2.6 PHƯƠNG PHÁP LIỆT KÊ
2.6.1 Mục đích
Nhằm mơ tả thơng tin và quản lý thơng tin thu thập, trình bày một cách hệ thống,
đầy đủ và dễ hiểu. Trình bày bài báo cáo hợp lý, có thứ tự rõ ràng và logic theo nguyên
tắc sắp xếp nhất định từ phần đầu đến phần cuối, giúp người đọc dễ dàng trong cách tiếp
cận, dễ nắm bắt và hiểu rõ về thông tin mà người viết muốn truyền đạt.
2.6.2 Cách thực hiện và kết quả
 Cách thực hiện
GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

21


Liệt kê theo cấp độ từ sơ lược đến cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Liệt kê theo
không gian từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới, theo thời gian từ quá khứ đến hiện
tại và tương lai.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy

SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

22


 Ứng dụng phương pháp
- Liệt kê các loại máy móc, thiết bị của Nhà máy;
- Liệt kê các loại nguyên, nhiên, vật liệu Nhà máy đang sử dụng;
- Liệt kê các loại hóa chất, các loại chất thải nguy hại phát sinh của Nhà máy;
- Liệt kê các mối nguy, rủi ro, biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại Nhà máy;
- Liệt kê các rủi ro và cơ hội;
- Liệt kê các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác Nhà máy phải tuân thủ;
- Liệt kê các biện pháp đề xuất kiểm soát;
- Liệt kê các quy trình, kế hoạch.
 Kết quả
− Các bảng số liệu liên quan đến hoạt động sản xuất của Nhà máy;
− Bảng nhận diện mối nguy liên quan đến vấn đề an toàn lao động, sức khỏe nghề

nghiệp trong Nhà máy;
− Danh mục các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác Nhà máy phải tuân thủ.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

23


CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT
KHẨU SATIMEX – THỦ ĐỨC
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY

3.1.1 Thông tin chung
Tên Nhà máy:
NHÀ MÁY TINH CHẾ ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU SATIMEX – THỦ ĐỨC
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
SAVIMEX
Địa chỉ: Số 234, đường Trường Sơn, phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh
Người đại diện: Ơng Lim Hong Jin

Chức vụ: Tổng giám đốc

Loại hình sản xuất: Sản xuất đồ gỗ nội thất
Diện tích: 35.127,4m2
Tổng vốn đầu tư: 126.666.110.000 đồng
3.1.2 Vị trí địa lý
Nhà máy thuộc địa bàn phường Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh. Vị trí của Nhà máy được xác định như sau:






Phía Đơng Bắc: Giáp khu cư xá Savimex;
Phía Tây Bắc: Giáp khu dân cư đường Lê Thị Hoa;
Phía Nam: Giáp đường Trường Sơn (QL1A);
Phía Đơng và Đơng Nam: Giáp khu dân cư;
Phía Tây và Tây Nam: Giáp cơ sở sản xuất.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy

SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

24


Hình 3. 1 Sơ đồ vị trí Nhà máy Satimex – Thủ Đức
3.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển
Cơng ty được thành lập vào ngày 29/08/1985 với tên gọi Công ty Hợp tác Kinh tế và
Xuất nhập khẩu với Lào (Saigon–Vientianne import export company, viết tắt là Savimex),
bắt đầu kinh doanh bằng hoạt động hợp tác với Lào để khai thác gỗ xuất khẩu và cung cấp
hàng công nghiệp tiêu dùng ở thành phố Hồ Chí Minh và Lào.
Thàng 04 năm 1994 Công ty đổi tên thành Công ty Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập
khẩu Savimex và tên giao dịch quốc tế là Savimex Corporation, gọi tắt là Savimex.
Công ty mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình sang các nước
Liên Xơ, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, … Sản phẩm xuất khẩu chính là: ván sàn, gỗ
trịn, gỗ xẻ và hàng nơng hải sản. Hàng nhập khẩu gồm: hóa chất, hàng tiêu dùng, máy
móc, thiết bị, …
Ngày 01/06/2001, Công ty Savimex chuyển thành Công ty cổ phần. Tên gọi mới là
Công ty Cổ phần Hợp tác Kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex.

GVHD: Th. S Lê Thị Thủy
SVTH: Tô Thị Mỹ Trinh

25


×