Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TIeu luan PPNCKH ẢNH HƯỞNG của VIỆC ĐĂNG tải THÔNG TIN báo CHÍ KHÔNG ĐÚNG sự THẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.57 KB, 15 trang )

Phần I. THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ĐĂNG TẢI THƠNG TIN BÁO CHÍ
KHƠNG ĐÚNG SỰ THẬT
Khảo sát một số sự kiện báo chí về huyện Chương Mỹ - Thành Phố
Hà Nội (Thời gian từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014)
1. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói báo chí có vai trị vơ cùng to lớn trong cuộc sống hiện nay. Với
sự phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội bên cạnh nền kinh tế thị trường thể
hiện sức cạnh trạnh lớn. Báo chí ln khẳng định vai trị thơng tin đảm bảo nhu
cầu thông tin của công chúng. Chúng ta khẳng định báo chí là món ăn tinh thần
khơng thể thiếu của cơng chúng.
Bạn có thể khơng đọc báo in, khơng thể ngồi trước màn hình ti vi để coi
các chương trình thời sự, hay bạn khơng có thời gian nghe radio, với một cái
laptop, một Ipad hay một điện thoại đa chức năng có thể kết nối thơng tin
internet là mọi thơng tin bạn đều có thể biết được.
Một bài báo hay, một cách dật tít cuốn hút, bạn khơng thể khơng tị mị và
để cuốn hút được độc giả đó là nghệ thuật và là thành cơng của mỗi nhà báo và
mỗi nhà báo để dật được một cái tít hay, để có được một thơng tin báo chí ăn
khách được nhiều độc giả biết đến đó là cơng sức, đó là sự cố gắng và nỗ lực
của bản thân mỗi nhà báo.
Tuy nhiên để thơng tin báo chí, sự kiện báo chí mà mỗi nhà báo mang đến
cho công chúng đảm bảo đúng sự thật của thông tin, của sự kiện báo chí ở đây
cần có sự cơng tâm, nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao của mỗi nhà báo trước
mỗi sự kiện báo chí và ý đồ tạo nặn hình dáng đứa con tinh thần của mình.
Có những nhà báo khi đặt bút là trăn trở về đứa con tinh thần của mình là
thơng tin, là định hướng, là mục đích giáo dục, là vơ vàn những thơng điệp có ý
nghĩa khác để mang đến cho cơng chúng , có những sự kiện báo chí mang đến cho
độc giả, mang đến cho công chúng những giá trị vô cùng to lớn và ý nghĩa tác
động lớn đến nhận thức của mọi tầng lớp trong đời sống xã hội một cách tích
1




cực. Nhưng cũng có những sự kiện báo chí làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến dư
luận xã hội, đến đời sống nhân dân và ảnh hưởng khơng ít đến vấn đề quản lý xã
hội. Đó là những bài báo phản ánh không trung thực, không đúng với sự kiện
thực tế, nhà báo truyền tải thông thông lệch lạc, méo mó, chưa có sự đào sâu,
tìm hiểu rõ sự kiện, thơng tin và quan trọng mục đích thơng tin báo chí chưa
nghiêm túc. Chính điều đó là những yếu tố có ảnh hưởng to lớn làm giảm sức
mạnh của mỗi trang báo, mỗi tờ báo, mỗi trang thơng tin nói riêng mà còn ảnh
hưởng mạnh mẽ đến vai trò, sức mạnh của nền báo chí nói chung.
Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục trong báo chí góp phần tạo ra
niềm tin của công chúng. Sự xuất hiện của niềm tin đối với báo chí - đó là kết
quả của việc tiếp thu thơng tin cá nhân, hình thành từ sự tin tưởng vào những
phản ánh, phân tích và đánh giá, đề xuất, kiến nghị và kết luận của báo chí.
Niềm tin đối với báo chí khác với đức tin trong tôn giáo. Đức tin trong tôn giáo
là sự ngộ nhận thiếu bằng chứng. Còn niềm tin đối với báo chí được hình
thành từ báo chí và do báo chí - thơng qua những bằng cớ xác thực của
thực tiễn. (Thơng qua kỹ năng phản ánh, phân tích, đánh giá các sự kiện, hiện
tượng, các quá trình, các khuynh hướng hàng ngày của báo chí). Do vậy, để hình
thành niềm tin của cơng chúng, địi hỏi báo chí phải sử dụng một cách linh hoạt
và sáng tạo các phương pháp tái tạo thực tiễn trong các tác phẩm báo chí, vận
dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những đặc điểm, những quy luật của hoạt
động tuyên truyền, cổ động và tổ chức mà nhờ những phương pháp này thực
hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ giáo dục của báo chí.
Qua khảo sát thực tế một số thơng tin, một số sự kiện báo chí đã diễn ra
trên địa bàn huyện chương Mỹ thời gian từ tháng 11 năm 2013 đến tháng 8 năm
2014.
Từ khi thực hiện Nghị quyết số 158 của Quốc hội khoá XII về mở rộng
địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội. Tỉnh Hà tây cũ được sáp nhập về Hà Nội từ
01/8/2008, Chương Mỹ trở thành một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội với

những thuận lợi rất cơ bản đan xen với những khó khăn nhất định. Cách trung
tâm thành phố Hà Nội 20km về phía Tây nam, có diện tích tự nhiên là 232,4km 2;
2


dân số tồn huyện có hơn 29,8 vạn người, với 32 xã, thị trấn, đa số các xã còn
gặp nhiều khó khăn về mọi mặt.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan:
- Trong cuốn tài liệu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh nhà xuất bản
chính trị quốc gia năm 2003, trang 163 phần II. Không ngừng nâng cao đời
sống tinh thần của nhân dân trích lục: “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hố. Văn hoá là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà lồi người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”
- Cơ sở lý luận báo chí là cơ sở nghiên cứu bởi ngay Lời nói đầu PGS.TS
Nguyễn Văn Dững viết: Nhà báo có thể là nhà chính trị, cần có kiến thức và bản
lĩnh chính trị. Là nhà chính trị, nhà báo cần trở thành nhà hoạt động tư tưởng,
tức là luôn ln đứng về phía tư tưởng và lập trường chính trị mà mình đại diện,
đứng về phía tiến bộ xã hội, bảo vệ chân lý lẽ phải, bảo vệ lợi ích của cơng
chúng và nhân dân mình. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, nhiệm vụ
của báo chí là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện giáo dục và tổ chức dân chúng,
để đưa dân chúng đến mục đích chung; nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân
dân, phục vụ cách mạng. Nhà báo, do đó, cần đề cao trách nhiệm xã hội trước
công chúng và xã hội, trước nhân dân và lịch sử. Bởi vì xét cho cùng nhà báo và
nghề báo ra đời và phát triển khơng phải vì tự nó và cho nó, mà vì cơng chúng
và nhân dân, vì sự tiến bộ và phát triển bền vững của xã hội.
Nhà báo dù chuyên nghiệp hay khơng chun nghiệp, thì vấn đề ý thức tự

giác về mục đích – lý tưởng hành nghề, về đối tượng phục vụ, về nguyên tắc và
kỹ năng tác nghiệp …là cơ sở nền tảng quan trọng nhất trong q trình xây dựng
nền báo chí vững mạnh và chun nghiệp. Trang 70 tác giả viết: Sự kiện là khởi
đầu và căn chứng nhưng mục đích của việc phản ánh thơng tin là phải cắt nghĩa,
giải thích và giải đáp được vấn đề. Trang 72 tác giả viết: Có thể nói rằng, mỗi sự
3


kiện đều có tiềm năng thơng tin, tiềm năng ấy cso được khơi thức hay không là
tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức và bàn tay, kỹ năng và nghề nghiệp và trách
nhiệm xã hội của nhà báo. Cho nên, muốn khơi thức tiềm năng thơng tin của sự
kiện thì nhà báo cần thơng hiểu tình hình, nắm bắt được mạch đi nhịp thở
của của cuộc sống, những động thái chính trị cũng như các quan hệ kinh tế,
văn hố, xã hội; cần hiểu cơng chúng mình và có khả năng phán đốn rằng
sự kiện được thơng tin, được xã hội hoá sẽ tác động vào những mối quan hệ
nào, vào nhóm cơng chúng, đối tượng nào và phán đốn hiệu ứng xã hội của
nó ra sao. Đấy chính là một trong những “cái khó” của nghề nghiệp báo chí, đòi
hỏi sự am tường về cuộc sống cũng như linh cảm chính trị , nghề nghiệp và
sự nhạy bén thời cuộc để có thể săn tin, phát hiện sự kiện đưa tin cũng như phán
đoán năng lực và các mối quan hệ tác động của nó trong bối cảnh cụ thể. Như
vậy, nhà báo cần có mơ thức và năng lực tư duy logic, phán đoán cũng như
phương pháp luận khoa học, biện chứng trong việc phát hiện, khám phá để có
thể thơng tin, cắt nghĩa sự kiện và vấn đề thời sự. Hoạt động báo chí là hoạt
động chính trị.
- Luận văn thạc sĩ báo chí học, 2009 “ tính khách quan, chân thật trên báo
chí hiện nay’’ Trần Thị Cẩm Thuý trích lục: ….trong nhiều trường hợp cụ thể,
khách quan hay không khách quan phụ thuộc vào khuynh hướng chính trị của
nhà báo, của cơ quan báo chí. Khách quan chân thật là nguyên tắc hoạt động báo
chí. Ngun tắc đó khơng tách khỏi sự chi phối bởi nguyên tắc bao trùm là
khuynh hướng của báo chí.

- Các thể loại chính luận báo chí - Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2000
trang 19, tác giả Trần Quang viết: trước hết là những dấu hiệu chung có ở tất cả
các thể loại báo chí. Đó là tính trung thực với chân lý cuộc sống, dựa trên những
tư liệu chính xác của hiện thực khách quan, miêu tả các hiện tượng và quá trình
của đời sống xã hội một cách chính xác. Lập trường tư tưởng - chính trị rõ ràng.
Bởi vậy mọi sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội được làm sáng tỏ. Tất cả
các thể loại báo chí đều có thái độ tích cực đối với cuộc sống, đều nhằm đạt
được những kết quả tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước, trong việc
4


giáo dục nhân dân, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh. Đương nhiên, những yêu cầu về sự giống nhau
trên đây đối với các thể loại báo chí là rất quan trọng, nhưng đó là những yêu
cầu về đạo đức - tư tưởng của một nền báo chí tiến bộ, lấy con người và những
gì liên quan đến con người làm đối tượng phản ánh và cũng là đối tượng phục
vụ, chứ khong phải là yêu cầu "kỹ thuật" trong thao tác nghiệp vụ; bởi vì trên
thế giới hiện nay vẫn cịn đang tồn tại như những nền báo chí "phi nhân bản"
nhưng lại có trình độ nghiệp vụ rất cao, vì thế rất nguy hiểm cho cơng chúng.
- Cuốn Hồi ký "Nhớ một thời làm báo nhân dân" - nhà xuất bản chính trị
quốc gia 1996 - Nhiều tác giả. Trang 31 kể về những lần Bác duyệt bài, chữa bài
cho báo. Chữa bài, Bác thường nói: "Để Bác giúp các chú chặt câu dài thành câu
ngắn". Bác bảo: "Viết câu dài vì ưa giảng bài, biện hộ, tham lam muốn khai thác
hết mọi khía cạnh". Bác ví: "Các chú cứ ham trói voi bỏ rọ. Chính vì q nhiều
chi tiết, nhiều ý cho nên cái chính dễ bị lẫn trong cái phụ. Viết câu ngắn, văn sẽ
mạnh hơn".
Bác kỵ nhất những gì dễ đưa đến văn hoa, sáo rỗng. Người cho rằng, khi
chữa nên bỏ bớt các tính từ, nhất là những tính từ thậm xưng. Bác thường bảo:
"Bõ những chữ to, đẹp này đi. Hãy dùng những "chữ nhỏ" để cho cái lớn của
người và sự việc tự nó hiện lên". Vì vậy văn của người thật cụ thể sau khi đã

trừu tượng, thật ngắn gọn, giản dị sau khi đã phức tạp.
Bác dặn, khi viết phải chọn những cách diễn đạt chuẩn xác, không đại
khái. Sao cho người đọc chỉ hiểu theo một nghĩa duy nhất. Diễn đạt ý và tình
đúng mức nhất, "khơng cao hơn, cũng khơng thấp hơn". Có hình ảnh thì càng
hay. Đọc một câu nhàn nhạt, đều đều, Bác thường nói: "Thế này cũng được,
nhưng có cách nào tốt hơn khơng?". Và sau khi Người sửa chữa một vài chỗ
tưởng chừng đơn giản đơn giản thì câu văn sáng rõ hẳn lên.
Hầu hết các bài báo, các cơng trình nghiên cứu trên đã giải quyết các vấn
đề liên quan đến tính khách quan chân thật trên báo chí. Vì vậy, việc tơi chọn đề
tài này là không trùng hợp với các đề tài khoa học đã nghiên cứu và có khả năng
ứng dụng cao vào thực tiễn.
5


Mặt khác, qua khảo sát, đánh giá tình hình thực tế tại địa phương cho thấy
một số các bài báo, thơng tin báo chí trên địa bàn huyện Chương Mỹ- Thành phố
Hà Nội (từ tháng 11/2013 đến nay) cho thấy còn nhiều bất cập, chưa phù hợp
với quy định. Việc đưa các thơng tin báo chí khơng đúng sự thật ảnh hưởng rất
lớn đến tâm lý người dân, ảnh hưởng đến vấn đề dư luận xã hội không chỉ giướp
hạn phạm vi tại địa phương mà còn lan toả ở phạm vi lớn phạm vi quốc gia,
phạm vi thế giới ví dụ bài báo: “Xin cấp gạo cứu đói giữa thủ đô” đăng tải trên
báo Lao động và pháp luật hay trên trang ViệtBáo.VN (mang thông tin Việt nam
ra thế giới) cũng cùng nội dung đưa tin bài “Xin cấp gạo cứu đói giữa Thủ đơ”
với một cái tít mới “Giữa Thủ đơ, ăn chuối xanh cứu đói” phản ánh sự kiện
người dân xóm Ao Giàng, thơn Tân Hội, xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ, thnah
phố Hà Nội đã viết đơn xin cấp gạo, cứu đói, cá biệt có trường hợp phải ăn
chuối xãnh nhiều ngày, hàng chục ha đất trồng lúa bị bỏ hoang…..Với cách đưa
thông tin của tác giả Đông xuyên về việc dồn điền đổi thửa tại thôn Tân Hội, xã
Tân Tiến, tác giả đã không lường trước được những ảnh hưởng do sự kiện báo
chí mình đã đưa đến cơng chúng. Thực hiện Chương trình số 02 – Ctr/TV ngày

29/8/2011của Thành uỷ về phát triển nông thôn mới từng bước nâng cao đời
sống nông dân giai đoạn 2011 2015, Nghị quyết số 03/2010 NQ-HDDND ngày
21/4/2010 của UBND thành “về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
định hướng đến 2030” Kế hoạch số 68/KH/UBND ngày 9/5/2010 của UBND
thành phố Hà Nội về kế hoạch dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố hà Nội năm 2012 – 2013. Hướng dẫn số 29/ND – SNN ngày
14/5/2012 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố hướng dẫn và
quy trình thực hiện cơng tác dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Thực hiện Kế hoạch thực hiện dồn điền đổi thửa gắn với
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp trên địa bàn huyện năm
2012 – 2013. Đây là một chủ trương lớn có ý nghĩa lâu dài và tầm nhìn chiến
lược. Thực tế hiện nay người nơng dân sau khi thực hiện việc dồn điền đổi thửa,
dồn từ những ô thửa ruộng nhỏ lẻ, manh mún sang thửa ruộng lớn việc cày cấy
chăm sóc thuận lợi và đạt hiệu quả cao, tốn ít cơng sức hơn. Tuy nhiên tại thời
6


điểm thực hiện việc dồn điền đổi thửa tại một số địa phương gặp một số trở ngại
lớn từ phía người dân, từ sự nhận thức hạn chế của mình đã khơng đồng thuận
với chính sách, chủ trương chung, có những sự phản ứng và thái độ chưa hợp
tác. Điều quan trọng bài báo sau khi đăng tải đã ảnh hưởng đến tâm lý dư luận
nhân dân, như tiếp dầu thêm vào lửa người dân lại càng không hựp tác với chủ
trương chung. Điều đó ảnh hưởng trầm trọng đến công tác quản lý nhà nước tại
địa phương. Sau khi có những thơng tin báo chí khơng chính sách như vậy
Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã phải dành nhiều thời gian,
sức lực để kiểm tra xác minh và có những thơng tin chính xác về những thơng
tin thất thiệt đó.
Hay như bài báo “Gia đình 3 đời khơng có tết” cũng là những sự kiện báo
chí làm đau đầu các nhà quản lý huyện Chương Mỹ, rồi cịn một số các tác phẩm
báo chí thất thiệt khác cũng đáng để các nhà quản lý bận rộn nhiều. Thiết nghĩ

mỗi nhà báo mỗi khi đặt bút tạo hình tạo dáng cho đứa con tinh thần của mình
cần có đủ thơng tin, xây dựng mục đích chính đáng, để đứa con được sinh ra một
cách tròn trịa và được đón nhận một cách tích cực. Như PGS.TS Nguyễn Văn
Dững đã viết: muốn khơi thức tiềm năng thông tin của sự kiện thì nhà báo cần
thơng hiểu tình hình, nắm bắt được mạch đi nhịp thở của cuộc sống, những
động thái chính trị cũng như các quan hệ kinh tế, văn hố, xã hội; cần hiểu
cơng chúng mình và có khả năng phán đốn rằng sự kiện được thơng tin,
được xã hội hoá sẽ tác động vào những mối quan hệ nào, vào nhóm cơng
chúng, đối tượng nào và phán đốn hiệu ứng xã hội của nó ra sao.
Người xưa có dạy trong lời nói cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, đối
với văn viết điều đó càng có ý nghĩa hơn khi thơng tin biểu đạt truyền tải đến đối
tượng phải được gọt rũa, sàng lọc, cân nhắc kỹ càng……chính xác nhất là đối
với ngơn ngữ báo chí.
3. Mục đích - Nhiệm vụ
* Mục đích: Xuất phát từ thực tế, qua các tác phẩm báo chí sai sự thật và
những ảnh hưởng của nó đối với dư luận tiêu cực từ phía cơng chúng làm hạn
chế sức mạnh thơng tin của báo chí để qua đó giúp các nhà báo có cái nhìn đúng
7


đắn hơn về mục đích tuyên truyền của báo chí gắn với năng lực nhìn nhận, đánh
giá hiện tượng, sự việc của bản thân.
* Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Làm rõ thực trạng ưu, khuyết điểm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc
đăng tải nhữngthoong tin báo chí thiếu sự chân thật, chính xác ảnh hưởng đến
sinh hoạt, tâm lý dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ- Thành phố
Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất các giải pháp cơ bản, cụ thể, thiết thực
có tính khả thi giúp cho các cơ quan Báo chí có thêm căn cứ lý luận và thực tiễn,
nhằm nâng cao chất lượng tin bài phản ánh thực trạng một số thơng tin, sự kiện
báo chí về nơng thôn, nông dân, và một số sự kiện kháctrên địa bàn huyện

Chương Mỹ nói riêng, Thành phố Hà Nội, cả nước nói chung trong giai đoạn
hiện nay.
* Nhiệm vụ: góp phần tinh lọc, hạn chế những thơng tin báo chí thiếu
tính khách quan, chân thật làm cho báo chí ngày càng thêm sức mạnh góp phần
quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đề tài sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:
Một là: Khái quát những vấn đề chung về tác phẩm báo chí, thơng tin, sự
kiện báo chí, những dấu hiệu của thể loại báo chí dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khái quát chung những vấn đề về chất lượng các bài báo đã đăng tải; tiêu
chí đánh giá chất lượng những tác phẩm báo chí, nhất là những trang báo viết về
địa phương, về dân cư nông thôn; các yếu tố quyết định chất lượng bài bài báo.
Hai là: Đánh giá thực trạng các bài báo phản ánh về đời sống dân cư, đời
sống xã hội và một số tin, bài khác đã viết về những sự kiện trên địa bàn huyện
Chương Mỹ. Việc đánh giá thực trạng những ảnh hưởng của những bài báo phản
ánh không trung thực, không đúng sự thật dựa trên nội dung Báo cáo, Biên bản
kiểm tra thực tế, phản hồi, trả lời của cơ quan chức năng trước những thơng tin
báo chí khơng trung thực gây dư luận trong nhân dân trên địa bàn huyện Chương
Mỹ. Kiểm tra thực trạng cácn sự kiện báo chí đối chiếu với những phản ánh cảu
các tin, bài đã đăng tải trên các báo, để có được những phản hồi, trả lời các cơ
8


quan báo chí đề nghị đính chính thơng tin phù hợp thực tế, đồng thời trấn an dư
luận xã hội trước những thông tin không đúng sự thật.
Ba là: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tin, bài. Các giải
pháp nâng cao năng lực, phẩm chất nhà báo dựa trên cơ sở nhằm khắc phục những
tồn tại được phát hiện, tìm thấy trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng chung
qua các tin bài đưa thông tin không đúng sự thật với việc định hướng dư luận xã
hội, đảm bảo mục đích và vai trị của báo chí nói chung. Các giải pháp đưa ra đảm

bảo tính khách quan, thiết thực đối với việc phản ánh sự việc đúng người, đúng
việc, không sáo rỗng, câu khách mà quên đi bản chất nhân đạo của báo chí để báo
chí có thể tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở đánh giá kết quả từ tình hình thực tiễn
hiện nay, khảo sát các tin, bài viết về những sự kiện về nông thôn, nông dân,
sinh hoạt xã hội trên địa bàn huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội (từ tháng
11/2013 đến nay). Việc phân tích được tập trung vào nội dung các bài báo, bài
trả lời của cơ quan chức năng trước các bài báo đăng tải thông tin không đúng sự
thật, ghi chép trong biên bản các cuộc họp, qua các báo cáo, biên bản, qua việc
đánh giá và kiểm ta thực tế của các cơ quan chức năng.
Từ kết quả phân tích sẽ tổng hợp lại để đánh giá chung về tình hình đăng
tải tin, bài thiếu chất lượng của báo chí hiện nay và đề ra các giải pháp nhằm đổi
mới và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí , năng lực nhà báo, nhận thức và
trách nhiệm trước những thông tin phản ánh đối với sự tiếp cận của công chúng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.
* Đối tượng: những tác phẩm báo chí đã đăng tải trên các trang báo, trên
trang báo mạng về đời sống sinh hoạt, đời sống xã hội trong các địa bàn dân cư
ở huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.
* Phạm vi: trên địa bàn huyện Chương Mỹ thời gian từ tháng 11/2013
đến nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
* Câu hỏi nghiên cứu
- Khảo sát trên báo nào?
9


- Những sự kiện báo chí khơng đúng sự thật như thế nào?
- Ảnh hưởng của nó ra sao?
- Đối với dư luận xã hội như thế nào?
- Đối với quản lý xã hội ra sao, tình hình chính trị tại địa phương khi xuất

hiện những thơng tin báo chí sai sự thật?
- Vấn đề về năng lực sáng tạo của nhà báo trước những sự kiện của đời
sống xã hội với mục đích nhân đạo, giáo dục, định hướng của báo chí?
* Giả thuyết nghiên cứu.
- Cách giải quyết của chính quyền địa phương khi xuất hiện những thơng
tin báo chí khơng đúng sự thật
- Phản ứng của cơng chúng trước những thông tin si sự thật
6. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đề tài.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trị của báo chí
và ý nghĩa to lớn của việc phản ánh thơng tin báo chí chân thật đúng sự thực với
bản chất sự kiện.
Phương pháp nghiên cứu.
- Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin về Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của tác
phẩm báo chí nói riêng sự phát triển nền báo chí nói chung..
- Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là: điều tra xã hội học, phân
tích và tổng hợp, phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, thống kê, tổng kết thực
tiễn...Trong q trình nghiên cứu tơi cố gắng kết hợp với các phương pháp còn
lại để chất lượng đề tài được tốt hơn.
* Yêu cầu và phương pháp chọn đề tài lý luận chính trị
Đối tượng nghiên cứu; Là các bài báo đã đăng tải trên các trang báo:
Báo pháp luật và đời sống, báo Tiền phong, báo An ninh Thủ đô, báo mạng….
viết về một số sự kiện, thông tin trên địa bàn huyện Chương Mỹ- Thành phố Hà
Nội (từ năm tháng 11/2013 đến nay).

10


Khách thể nghiên cứu: Là địa bàn huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà

Nội
Đối tượng khảo sát: Từ thực tế nghiên cứu các bài báo đã đăng tải
những sự kiện, thông tin trên địa bàn huyện Chương Mỹ (từ tháng 11/2013 đến
nay) ; khảo sát thông qua điều tra xã hội học trên phạm vi toàn huyện Chương
Mỹ; các hồ sơ tài liệu khác (Báo cáo trả lời những nội dung liên quan đến các
bài báo của huyện uỷ Chương Mỹ, biên bản cuộc họp; nghị quyết các cuộc họp;
thông qua hồ sơ các cuộc kiểm tra...)
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát các bài báo thất thiệt, khơng đúng
với tình hình thực tế, có ảnh hưởng đến vấn đề quản lý, chính trị từ thơng tin báo
chí đến dư luận xã hội, đời sống dân cư nông thôn ở huyện Chương Mỹ- Thành
phố Hà Nội từ năm tháng 11/2013 đến nay. Đánh giá thực trạng việc phản ánh
thơng tin báo chí khơng đúng sự thật khách quan ( những ảnh hưởng của thông
tin thất thiệt đối với quản lý nhà nước và tình hình chính trị); đề xuất, kiến nghị
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài báo, công tác biên tập, xử lý
thông tin trước khi in ấn, phát hành tác phẩm báo chí để đưa đến cơng chúng
một cách trung thực, đúng người, đúng việc tránh gây dư luận tiêu cực trong
nhân dân, tránh làm ảnh hưởng xấu quản lý xã hội. Xác định rõ mục đích, hiểu
rõ sự việc, phán đốn tác động của thơng tin báo chí nếu sự kiện đó được đưa ra
cơng chúng..
Việc chọn đề tài và kết quả nghiên cứu đề tài rất có ích trong công tác
quản lý và nâng cao năng lực sáng tạo của nhà báo đồng thời chỉ ra những hạn
chế của nền báo chí nói chung, ảnh hưởng uy tín của mỗi tờ báo nói riêng, vấn
đề ảnh hưởng lớn đến mặt tích cực của thơng tin báo chí hay khơng thể hiện
được mục đích định hướng và giáo dục qua các thơng điệp báo chí. Đề tài góp
phần đánh giá đúng thực trạng những ảnh hưởng to lớn từ những thơng tin báo
chí khơng đúng sự thật đối với đời sống dân cư nông thôn trên phạm vi của
Thành phố Hà Nội sau 6 năm hợp nhất (Hà Nội, Hà Tây, huyện Mê Linh, tỉnh
Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, Tỉnh Hịa Bình) và phạm vi cả nước.
11



7. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc đăng tải
thơng tin báo chí khơng chân thật, chính xác gây ảnh hưởng đến vai trị, nhiệm
vụ, mục đích thơng tin của báo chí, làm giảm sức lan toả tích cực của thơng tin
báo chí trong vai trị tư tưởng chính trị, định hướng dư luận xã hội. Nâng cao
chất nhận thức của nhân dân trước những thông tin sai sự thật để có những thái
độ đúng dắn, tích cực trước những dư luận lệch lạc trong dân cư nông thôn ở
huyện Chương Mỹ- Thành phố Hà Nội.
8. Kết cấu nội dung cần nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đề xuất các giải pháp cơ bản, có thể
được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng thơng tin báo chí, nhất là tin, bài phản
ánh tâm tư, nguyện vọng, về đời sống, sinh hoạt tại các khu dân cư nông thôn
trên địa bàn huyện Chương Mỹ- Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Để
có thể hồn thành mục tiêu ấy tơi xác định cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu dưới đây:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tổ chức thực hiện, hiệu quả đề
tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề án gồm 3 chương và 12 tiết.
Chương 1: Những vấn đề về chung về cơ sở lý luận báo chí.
1.1. Khái niệm về sự kiện báo chí. Tác phẩm báo chí, nghề báo, người
làm báo và chất lượng tác phẩm báo chí.
1.1.1. Sơ đồ mơ phỏng khái niệm báo chí tiếp cận từ quan điểm hệ
thống.
1.1.2. Cơng chúng báo chí - đối tượng tác động của báo chí - cơ chế tác động
của báo chí.
1.1.2.1. Thái độ, nhận thức của công chúng trước những thông tin báo chí
khơng đúng sự thật.
1.1.2.2.Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các
thơng tin báo chí đăng tải không đúng sự thật.Tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng và quản lý nhà nước đối với báo chí trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay
12


1.2. Các yếu tố báo chí sai sự thật ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị
của nhân dân và ảnh hưởng đến quản lý xã hội tại địa phương.
1.2.1. Trình độ năng lực của nhà báo trước những thông tin phản ánh
không đúng sự thật.
1.2.2. Công tác sưu tầm các bài, tài liệu phản hồi những thơng tin báo
chí khơng đúng sự thật trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
1.2.3. Khảo sát thực tế tâm tư, tình cảmcuar nhân dân trên những địa
bàn dân cư có tin bài khơng đúng sự thật.
1.2.4. Giám sát của quần chúng nhân dân đối với sự kiện báo chí sai sự
thật.
Chương 2. Thực trạng sinh hoạt của đời sống dân cư trên địa bàn huyện
Chương Mỹ, những ảnh hưởng của sự kiện báo chí sai sự thật tác động đến nhận
thức của nhân dân trước những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. (từ
tháng 11/2013 đến nay).
Chương 3. Những giải pháp nâng cao chất lượng thơng tin báo chí.
Dự kiến sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng
Đề tài Ảnh hưởng của việc đăng tải thơng tin báo chí khơng đúng sự
thật về một số sự kiện ở huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội trong giai đoạn
hiện nay” vừa có tính lý luận và đặc biệt mang tính thực tiễn; phạm vi của các
vấn đề nêu rõ, cụ thể, sát với thực tế chất lượng các tác phẩm báo chí được đăng
tải trên các trang báo có uy tín, trên các trạng mạng được nhiều độc giả quan
tâm. Do vậy, mức đọ ảnh hưởng của các sự kiện báo chí có ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến dư luận xã hội, sự tin tưởng của cơng chúng đối với những
trang báo uy tín.
Những vấn đề có thể cần tiếp tục nghiên cứu

Bên cạnh những đóng góp hiệu quả của đề tài khi áp dụng vào thực tiễn
trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí phẩn ánh dời sống
dân cư ở nông thôn, việc định hướng dư luận, năng cao vai trị của báo chí đối
với việc định hướng dư luận trước những chủ trương, chính sách của Đảng, vai
trò quản lý nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội.
13


9. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Dững (2012) Cơ sở lý luận báo chí - NXB Lao động
- Báo Lao động và đời sống số 18 năm 2014
- Trang báo mạng BáoViệt.Vn
- Báo Tiền phong online
- Báo An ninh thủ đơ
- Nhóm nhiều tác giả (1996) Nhớ một thời làm báo Nhân dân
- Tài liệu nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nguyễn Văn Dững: (6/2008) Sự kiện báo chí; tính chất báo chí và
tuyên truyền.
- Trần Quang (2000) Các thể loại chính luận báo chí - NXB Chính trị
quốc gia

14


PHẦN II. NHẬN XÉT ĐỀ TÀI
Đề tài tôi nhận xét là luận văn thạc sĩ năm............của của tác
giả..........................................khoa Báo chí học
Nghiên cứu về đề tài: "Vấn đề sử dụng thể loại báo chí của các nhà báo
hiện nay".
Về cơ bản tác giả đã đề cập đến tất cả các đề mục yêu cầu cho một luận

chứng đề tài, nội dung rõ ràng, lyus luận sắc bén, có sưu tầm và tham khảo tài
liệu của các tác giả lớn, nhà viết sách nổi tiếng, việc trích lục các dẫn chứng có ý
nghĩa sát với mục đích đề tài. Tuy nhiên tác giả chưa đặt ra các câu hỏi nghiên
cứu và đưa ra giả thuyết nghiên cứu. Việc đặt câu hỏi nghiên cứu là việc định
hướng, kiểm tra, rà soát các vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu.
Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là định hướng cách thức, phương
pháp xử lý những vấn đề mang tính mục đích, nhiệm vụ của đề tài.

15



×