Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tiểu luận cao học. MÔN CHÂN DUNG THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ- Chân dung Thủ lĩnh chính trị và vấn đề công tác cán bộ ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.13 KB, 16 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: CHÂN DUNG THỦ LĨNH CHÍNH TRỊ

1


1. Những yêu cầu đặt ra đối với chính trị gia thế kỷ XX đầu thế kỷ
XXI
Trong đời sống xã hội – chính trị, con người chính trị được hiểu có 5
cấp độ, vị trí khác nhau, căn cứ vào vai trị và chức năng. Trong một quốc gia,
có một vài thủ lĩnh chính trị (người đứng đầu nhà nước, đảng phái, các tổ
chức chính trị lớn), một đội ngũ chính khách, những người ưu tú hoạt động
chính trị chuyên nghiệp, trực tiếp tham gia vào bộ máy nhà nước (nghị sỹ
Quốc hội, các Bộ trưởng trong Chính phủ), hoạt động trong các đảng phái;
đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, những người thực thi quyền lực nhà
nước, đưa các chính sách, pháp luật của nhà nước vào thực tiễn đời sống;
đông đảo quần chúng nhân dân (công dân), những người tham gia vào đời
sống chính trị với tư cách độc lập, dựa trên các quyền công dân, quyền con
người. Trong đó, chính trị gia là thuật ngữ chỉ hai tầng lớp trên cùng của quốc
gia là thủ lĩnh (người đứng đầu) chính trị và chính khách. Cịn đội ngũ cán bộ
công chức và quần chúng nhân dân là đại đa số những người thực hiện, là
khách thể chịu sự tác động của hoạt động lãnh đạo quản lý của chính trị gia.
Trong đời sống chính trị thực tiễn thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, đội ngũ
chính trị gia (nhà chính trị, người hoạt động chính trị chuyên nghiệp) có trình
độ chính trị ngày càng cao, hoạt động ngày càng chun nghiệp, có vai trị rất
quan trọng trong giải quyết các vấn đề chính trị đất nước, nhất là ở các nước
phương Tây. Là những người tham gia vào việc gây ảnh hưởng tới q trình
chính sách, họ là những người tiêu biểu cho lợi ích của quốc gia, dân tộc,
chính đảng, các đồn thể nhất định. Điều kiện thực tiễn mới địi hỏi họ phải
có tầm nhìn xa trông rộng, nhận thức được quy luật phát triển khách quan, xác
định rõ lợi ích trước mắt và lâu dài, kết hợp lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị,


có quyết tâm thực hiện lợi ích đó. Đồng thời, họ phải là những nhà chiến
lược, chiến thuật, đề ra những chính sách đúng đắn nhằm phát triển xã hội,
đem lại lợi ích cho đơng đảo nhân dân. Khơng chỉ vậy, họ cũng là những

2


người có tài tổ chức, nghệ thuật lãnh đạo chính trị, có khả năng điều khiển và
chi phối hoạt động chính trị.
Trong thời đại mà yếu tố tồn cầu hóa ngày càng tăng, bên cạnh các
phẩm chất cơ bản, chính trị gia phải đáp ứng được những yêu cầu về phẩm
chất, năng lực như: có tố chất chính trị, trí tuệ chính trị, trực giác chính trị, ý
thức về sứ mệnh chính trị, kinh nghiệm chính trị; có khả năng tập hợp và quy
tụ quần chúng; có uy tín cao, được nhân dân kính trọng, tin u; có khả năng
truyền cảm hứng, động viên, khích lệ quần chúng nhân dân. Trong xã hội,
công chúng biết cách chọn lọc và chi gọi là chính khách, nhà chính trị một
cách thân thương và kính trọng những ai có cương vị xã hội, lại có tư duy
chiến lược và có tấm lịng, có tâm hồn trong sáng. Chính trị gia khơng phải
chức danh cụ thể dành cho một ai đó, mà là những đóng góp của người làm
chính trị được cộng đồng thừa nhận.
Trong xã hội hiện đại, chính trị gia khơng chỉ là người có phẩm chất ưu
tú mà họ cần phải có những kỹ năng cũng chính là u cầu trong thời đại mới:
- Thứ nhất, có tầm nhìn chiến lược
Nhà lãnh đạo chính trị là người có tầm nhìn chiến lược, nghĩa là ln
nhìn xa hơn, trơng rộng hơn mọi người, thấy được xu thế toàn cục: thời đại,
thế giới, trong nước, thấy được lợi ích tồn dân tộc và lợi ích của một giai
cấp, một nhóm, một người. Tầm nhìn nhiều khi vượt qua cả yêu cầu, nhiệm
vụ và phạm vu công việc, vượt qua thời gian hiện tại và có định hướng cho
tương lai.
Trong các cuộc đấu tranh giành độc lập của các quốc gia nhuwocj tiểu

trong thế kỳ XX như Ấn Độ với Gandhi, Việt Nam với Hồ Chí Minh, Cuba
với Phiden Catxtro,… điểm đến của các nhà lãnh đạo này là một quốc gia độc
lập, tự do cho nhân dân. Đó chính là tầm nhìn của lãnh đạo, phóng ảnh từ tâm
của mình ra ngồi, giúp cho nhân dân có thể mường tượng, rồi cùng nhân dân
bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm và xây dựng nó. Một dân tộc sẽ phát triển

3


chậm, thậm chí lùi bước nếu như những người lãnh đạo của nó, nhất là lãnh
đạo ở vị trí cao nhất, thiếu tầm nhìn chiến lược hoặc tầm nhìn hạn hẹp.
Tầm nhìn của chính trị gia từng bước thấm vào công việc, thể hiện
trong hành động, niềm tin, giá trị và mục tiêu của họ. Xác định tầm nhìn, chia
sẻ, thuyết phục người khác đi theo và thực hiện tầm nhìn là bí quyết thành
cơng của người lãnh đạo. Trên cơ sở tầm nhìn của mình, người lãnh đạo hình
thành nên chiến lược mà hình thành sách lược với tính chất là những chuỗi
hành động cụ thể, là lộ trình biến các tiềm năng, khả năng thành hiện thực
thông qua các nguồn lực.
Tuy nhiên, tầm nhìn sẽ cỉ là tầm nhìn, chỉ dừng lại như một ý tưởng,
nếu khơng được tổ chức thự hiện một cách hiệu quả. Khâu quan trọng tiếp
theo là cơng tác hoạch định, biến tầm nhìn thành những chính sách, kế hoạch
thực hiện cụ thể, huy động các nguồn lực để thực hiện các tầm nhìn. Đồng
thời uy tín, năng lực cán bộ được đánh giá thơng qua kết quả thực hiện
chương trình này. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, Nhưng,
thực tiễn cũng khẳng định vai trò quan trọng của những cá nhân kiệt xuất,
những lãnh tụ có tầm nhìn xa, troogn rộng. Khơng có những người lãnh đạo
tài năng này thì sự nghiệp cách mạng khó có thể thành cơng.
- Thứ hai, khả năng lãnh đạo, vận động, tập hợp quần chúng và đáp
ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân
Quần chúng nhân dân là lực lượng làm nên mọi cuộc cách mạng, quyết

định sự phát triển của lịch sử. Nhận thức rõ điều đó, các thủ lĩnh chính trị và
các chính trị gia ln xác định cơng tác vận động, tập hợp lực lượng quần
chúng là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Kết quả công tác vận động quần
chúng không chỉ thể hiện khả năng lãnh đạo, sức hấp dẫn, lơi cuốn cá nhân
của nhà lãnh đạo, mà cịn là yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng, và
do đó, quyết định đến sự nghiệp chính trị của họ.
Nhà lanh đạo, nhất là các lãnh tụ, họ là những người có tri thức, có khả
năng nắm bắt được xu thế vận động của dân tộc, xa hơn là của quốc tế và thời
4


đại. Bằng uy tín, khả năng thuyết phục, vận động của mình, họ có thể thống
nhất ý chí, hành động của quần chúng vào nhiệm vụ của giai cấp, dân tộc và
thời đại, giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng. Cùng với
những kỹ năng đó, bản thân người lãnh đạo thường có sức hấp dẫn, thu hút
đối với số đông quần chúng. Một nhân vật tiêu biểu cho sức hấp dẫn và khả
năng thu hút quần chúng một cách kỳ lạ, là Phiden Catxtro (1926-), nhà lãnh
đạo chủ chốt của cách mạng Cuba. Với tài hùng biện hiếm có, Phiden đã xuất
hiện trên các diễn đàn trong nước và quốc tế, cất cao tiếng nói chống áp bức
bất cơng, địi hỏi bình đẳng giữa các dân tộc, xóa nợ cho các nước nghèo.
Hành động nghĩa hiệp va f tính cách của ơng có sức hút nhân tâm kỳ lạ, góp
phần khơng nhỏ vào thành cơng của cách mạng Cuba năm 1959, lật đổ chế độ
độc tài Batista, thiết lập nên nhà nước cách mạng, thực hiện độc lập dân tộc
và cơng bằng xã hội. Phiden đã đóng góp lớn vào phong trào giải phóng dân
tộc và tiến bộ thế giới.
Lãnh đạo là người có khả năng thức tỉnh, hướng dẫn, chuyển những đòi
hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác, thành hiện thực
có tổ chức, thành sức mạnh vơ địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân. Leenin viết: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp
nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo được hàng ngũ của

mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ
chức và lãnh đạo phong trào”. Tiếp thu những quan điểm cơ bản của chủ ngĩa
Mác-Leenin, Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò quyết định của quần chúng,
nhân dân là người tạo ra lịch suwe “lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn
hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó”.
Có thể nói, trong bất kỳ thời điểm nào nếu lịch sử đặt ra vấn đề giải
quyết thì từ phong trào của quần chúng tất yếu sẽ xuất hiện những lãnh tụ đáp
ứng được yêu cầu đó. Các lãnh tụ, thủ lĩnh là người có khả năng kết nối
những yếu tố cần thiết, mối quan hệ giữa các bên, thống nhất những lợi ích
mà lúc đầu cịn có thể khác biệt và hiện thực hóa chúng. Trong xã hội nước
5


Nga hiện đại, tổng thống V.Putin đóng một vai trị khơng thể phủ nhận trong
việc khơi phục lại hình ảnh và vị thế nước Nga hùng mạnh.
Trong từng thời kỳ lịch sử, tùy theo trình độ nhận thức, mơi trường
sống và đặc điểm tâm sinh lý, con người ln có những nhu cầu, ham muốn
khác nhau và dường như không có giới hạn cuối cùng. Nhà lãnh đạo chính trị
có khả năng nắm bắt được nhu cầu (chính đáng) của đa số nhân dân, trở thành
đại diện cho những nhu cầu đó. Bước sang thời hiện đại, với sự phát triển của
tư tưởng tự do, dan chủ, nhận thức về các quyền con người càng rõ ràng, nhu
cầu cua con người càng đa dạng. Những đảng phái cầm quyền hay lực lượng
lãnh đạo xã hội càng ý thức rõ việc phải nhận biết và đáp ứng những nhu cầu
của người dân. ở những nước theo chế độ đa đảng, giữa các đảng chính trị
ln có sự cạnh tranh với nhau quyết liệt để nắm quyền lãnh đạo xã hội bằng
việc đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.
Như vậy, giới tinh hoa lãnh đạo, cầm quyền, nhất là những lãnh tụ, thủ
lĩnh chính trị là những người có tư duy nhạy bén, có khả năng nắm bắt và đáp
ứng được những nhu cầu chính đáng, căn bản của quần chúng, có khả năng
tập hợp, tổ chức quần chúng và lãnh đạo phong trào cách mạng. Sự thống

nhất về ý chí, hành động của giới tinh hoa lãnh đạo với nhu cầu, lợi ích của
quần chúng là cơ sở vững chắc cho sự ổn định xã hội, thúc đẩy lịch sử phát
triển không ngừng.
- Thứ ba, đề xuất các quyết định chính trị đúng đắn, thực thi quyêng
lực chính trị
Là một bộ phận của giai cấp thống trị, chính trị gia, giới tinh hoa cầm
quyền là những người có kỹ năng hoạt động chính trị và thực thi quyền lực
nhà nước. họ có vai trị thơng qua các quyết định chính trị phục vụ cho ý chí
và nguyện vọng của giai cấp, dân tộc hay của lực lượng xã hội mà mình đại
diện. Những quyết định của giới tinh hoa cầm quyền, đặc biệt là của người
đứng đầu, thường có ảnh hưởng to lớn đền đời sống chính trị - xã hội và có ý
nghĩa quyết định đến vận mệnh của mỗi quốc gia.
6


Để lãnh đạo, điều hành đất nước, dù là thể chế chín trị nào, thì các
chính phủ tất yếu phải sử dụng hệ thống các chính sách trên mọi lĩnh vực của
đời sống chính trị - xã hội. Các vị lãnh tụ, lãnh đạo cấp cao là những người có
vai trò quan trọng nhất, trong nhiều trường hợp là người có thẩm quyền quyết
định trong việc thơng qua các chính sách. Tuy nhiên, lãnh đạo và thực thi
quyền lực chính trị không phải chỉ là công việc của một cá nhân nào. Thông
thường, các giai cấp không thể thực hiên quyền lực của mình với tồn bộ các
thành viên của nó mà phải thơng qua bộ phận tích cực nhất: bộ tham mưu, đội
tiên phong, thơng qua đảng chính trị hoặc bộ máy nhà nước.
Trong lịch sử, giới tinh hoa cầm quyền đã xuất hiện những nhân vât có
ảnh hưởng tới nhiều quốc gia nhiều triệu sinh linh, thậm chí kéo lùi sự phát
triển của nhân loại. Điển hình như Adolf Hitler (1889-1945), lãnh tụ và thủ
tướng đế quốc, kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền lãnh đạo đế quốc Đức từ
năm 1933.
Nhân dân là người sáng tạp nên lịch sử, là đơng lực để thúc đẩy đồn

tàu lịch sử tiến lên. Trong hành trình đó, nhân loại khơng thể thiêu được vai
trị của người lái tàu. Sẽ là khơng quá coi giới tinh hoa chính trị như người lái
tài, người có vai trị định hướng và dẫn dắt nhân loại. Nhiệm vụ của nhân loại
là lựa chọn cho mình những người cầm lái tài giỏi, đủ bản lĩnh va fluoon vững
vàng tay lái để đưa đoàn tàu vượt qua mọi trở ngại, thời gian và cả những
khúc cua của lịch sử, ln ln tiến về đích an tồn và nhanh chóng.
- Thứ thư, có khả năng diễn thuyết, xây dựng hình ảnh bản thân
Diễn thuyết trước cơng chứng được hiểu là “nghệ thuật” nói chuyện
theo một phong cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh
hưởng hoặc gây cười cho người nghe. Mục tiêu của nghệ thuật diễn thuyết có
thể được thấy từ việc truyền tải thông tin đến hô hào lôi kéo công chúng đi
đến hành động, hoặc đơn giản là kể một câu chuyện. Một nhà hùng biện tài
năng không chỉ cung cấp thông tin cho người nghe mà cịn có thể làm thay
đổi cảm xúc của họ.
7


Nói chuyện trước đám đơng và nghệ thuật hùng biện đôi khi được xếp
trong các kỹ năng quan trọng nhất mà một cá nhân có thể sử hữu. Hầu hết
những diễn giả thành cơng đều có năng khiếu tự nhiên để thuwcjj hành kỹ
năng này hiệu quả nhằm giúp họ tác động tới người nghe theo chủ đích họ
hướng tới. Bên cạnh đó là sự trau dồi và ren luyện cũng là nhân tốc giúp cho
nhà diễn thuyết thành công. Để chuyển tải thành cơng thơng điệp thì kết hợp
giữa kiến thức, sự hiểu biết thấu đáo phương pháp và cách thiết lập mục tiêu
truyền thông là sự cần thiết và rất quan trọng.
Nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng hay nói chuyện trước đám
đơng là cấp độ cao nhất của giao tiếp. Một trong những chính trijg ia tiêu biểu
với tài diễn thuyết bậc thầy phải kể tới tổng thống Mỹ B.Obama. Kể từ khi
tranh cử và trở thành tổng thống Mỹ, ông đã ổi lên như một nhà lãnh đạo có
khả năng hùng biện hay và có hồn bậc nhất thế giới. Chính ơng đã đem sức

mạnh nghệ thuật hùng biện trở lại với nền chính trị Hoa Kỳ. Ông đã chiến
thắng nhờ năng lực và tài năng diễn thuyết của mình. Mỗi bài diễn thuyết của
ơng đều để lại những dấu ấn và tác động tới trái tim mỗi người. Nó có sức hút
mạnh mẽ và lan tỏa. Điều đó đã tạo nên thành cơng trên con đường hoạt động
chính trị của ơng. Các bài diên thuyết của B.Obama có sức hút đặc biệt, thể
hiện cốt cách của nhà lãnh đạo tài ba xuất chúng. Nó thể hiện qua trừng cử
chỉ, lời nói, khả năng tạo sức hút lớn đối với đám đơng, từ đó tuyền tải thơng
điệp ý nghĩa đến người nghe.
Xây dựng hình ảnh chính trị được xem như là một “cơng nghệ chính
trị” mà các chính trị gia hiện nay đang ngày càng đặc biệt quan tâm. Đó là q
trình mà chủ thể chính trị áp dụng tri thức, kiến thức có được vào việc làm
thế nào tạo dựng được một hình ảnh mang đặc trưng của cá nhân (thương
hiệu) đến với công chúng, mục đích là tạo được niềm tin, khẳng định uy tín,
ghi được dấu ấn, sức mạnh, khẳng định tài năng cá nhân… nhằm tranh thủ sự
ủng hộ của công chúng trong việc giành, giữ, sử dụng quyền lực chính trị.
Hình ảnh chính trị gia cần phải làm sáng tỏ rằng đáp ứng được chức năng,
8


nhiệm vụ do đất nước đặt ra vào chính thời điểm đó. Nếu xác định nhiệm vụ
một cách rõ rang tì có thể biết được những thơng điệp cần xây dựng để tạp ra
hình ảnh cần thiết.
- Thứ năm, có kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại
Ngày nay, khi mà khoa học và công ghệ ngày càng phát triển, những
phương tiện kỹ thuật tiên tiến ra đời đóng góp vào sự phát triển của tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Như những thiết bị điện tử, máy móc hiện đại đã
đưa con người lên một tầm cao mới và chúng đòi hỏi con người phải nhạy bén
và năng động hơn. Truyền thông được xem là cơng cụ đắc lực phục vụ có
hiệu quả cho tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa đến chính trị, xã hội. Đặc
biệt sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông hiện đại đã tác động sâu

sắc tới nhận thức của mỗi người và nó cũng đem lại những hiệu quả bất ngờ.
Máy tính, điện thoại di động, các thiết bị điện tử có kết nối mạng Internet giúp
cho con người xóa nhịa khoảng cách và tiến lại gần nhau hơn.
Các phương tiện truyền thông là một trong những yếu tố giúp cho hoạt
động chính trị của các chính trị gia trở nên “hồn hảo” hơn bao giờ hết. Nó trở
thanh “cánh tay” đắc lực hỗ trợ trong mọi tình huống của những vị chính
khách này. Truyền thông mới ra đời trong điều kiện kỹ thuật ngày càng phát
triển cùng với truyền thông truyền thống đã tạo nên sức mạnh vượt trội. nếu
không nắm bắt và biết tận dụng sức mạnh đó thì sẽ khó có thể giữ vững ổn
định trên chính trường. Vì ngày nay rất nhiều chính trị gia có thể sử dựng
thành thạo các phương tiện hiện đại, trong đó có phương tiện truyền thơng
mới vào mục đích chính trị của mình. Đây là một trong những điểm cộng
dành cho họ trong thời đại công nghệ số hiện nay và họ đã có những thành
cơng nhất định.
2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
ở Việt Nam hiện nay
Trong xu thế phát triển nhảy vọt của khoa học cơng nghệ, tri thức của
lồi người khơng ngừng được bổ sung thì yêu cầu về tri thức, văn hố và trình
9


độ chuyên môn của người cán bộ càng phải cao hơn. Đội ngũ cán bộ cần có
tri thức khoa học xã hội phong phú và tri thức khoa học kỹ thuật sâu rộng mà
trước hết là phải có những hiểu biết cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ trên các
mặt của lĩnh vực, ngành hoặc đơn vị mà họ đảm nhiệm cũng như tri thức khoa
học tổ chức lãnh đạo hiện đại và tư duy, kỹ năng lãnh đạo.
Thực tế, việc học tập của cán bộ chưa thực sự hiệu quả do nhiều
nguyên nhân. Nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh
vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý

luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính
thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ,
công chức. Do vậy, mặc dù đã được đào tạo, bồi dưỡng, một số cán bộ, cơng
chức cịn lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý,
điều hành, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Để nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ xin được đề xuất, kiến nghị một số giải pháp sau đây:
Một là, đổi mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, cơng chức
Cơng tác giáo dục lý luận chính trị, học tập nghị quyết của Đảng cần
được đổi mới mạnh mẽ. Thực hiện nền nếp việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật
kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,
đặc biệt là cấp Trung ương. Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo,
bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính
hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng[1].
Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần sát với thực tế, hướng vào các
vấn đề thiết thực đặt ra từ q trình thực thi cơng vụ, nâng cao kỹ năng hành
chính. Thơng qua đào tạo, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ và kỹ năng hành
chính bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động của cơ quan hành chính, nhất
là trong giải quyết các yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế
10


đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt
buộc hàng năm cũng như chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.
Nghiêm túc triển khai Nghị định 36/2013/NĐ-CP về vị trí việc làm và
cơ cấu ngạch công chức nhằm xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức
danh cơng chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng
và bố trí sử dụng cán bộ, công chức. Trên cơ sở xây dựng chức danh, tiêu
chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức, xây dựng các kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng cụ thể, khả thi, thiết thực, đảm bảo hoàn thành yêu cầu đào tạo, bồi
dưỡng chuẩn về chức danh cán bộ và ngạch công chức theo quy định; đào tạo,
bồi dưỡng gắn với sử dụng có trọng tâm trọng điểm.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải bảo đảm trang bị đủ kiến thức, kỹ
năng nghiệp vụ theo yêu cầu công vụ, quy định theo tiêu chuẩn cho công chức
lãnh đạo, quản lý và cơng chức các ngạch hành chính, kiến thức văn hố công
sở, trách nhiệm và đạo đức công chức. Nội dung cần bao quát kiến thức cơ
bản nhằm trang bị cho người học thế giới quan duy vật biện chứng, phương
pháp luận khoa học cách mạng, nâng cao năng lực tư duy lý luận, năng lực tổ
chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn, khả năng ứng dụng lý luận một cách sáng
tạo, hiệu quả. Kiến thức cơ bản phải cung cấp cho học viên phương pháp
nghiên cứu, phương pháp phát hiện, xử lý, giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Cần dành một tỷ lệ thích hợp cho kỹ năng thực hành trong cấu trúc chương
trình đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng khác nhau để khi gặp những tình
huống cụ thể trong cơng tác thì cán bộ có thể xử lý nhanh, kịp thời, hiệu quả.
Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cần chú trọng xây dựng nội
dung kiến thức chuyên ngành khoa học lãnh đạo, trong đó đi sâu về kỹ năng
lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo nhằm trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng
cần thiết về lãnh đạo. Chú trọng gắn liền nghiên cứu lý luận với tổng kết thực
tiễn, cập nhật những chủ trương, chính sách mới và kinh nghiệm thực tế trong
việc giải quyết những tình huống cụ thể thường xảy ra ở cơ sở giúp nâng cao
năng lực, trình độ của cán bộ.
11


Tiến tới xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu
cơng việc, trong đó xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được
sau khi kết thúc khố học như cập nhật thơng tin, bổ sung tri thức mới, hiện
đại, sự phát triển kỹ năng nghề nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác đáp ứng nhu
cầu công việc. Cho phép cán bộ được lựa chọn chương trình đào tạo, bồi

dưỡng phù hợp, thiết thực với nhu cầu cơng việc, từ đó có động lực và thái độ
học tập tích cực, nghiêm túc.
Phương pháp đào tạo cần đổi mới theo hướng nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý gắn với vị trí và trách nhiệm tương ứng của cán bộ. Tuỳ theo đặc
thù của từng môn học có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp, vận dụng
các phương pháp giảng dạy tiên tiến kết hợp sử dụng các công cụ, phương
tiện dạy học hiện đại.
Phần lớn người học những chương trình đào tạo, bồi dưỡng này là cán
hộ, cơng chức đã đạt chuẩn ở những trình độ nhất định, đã qua thực tiễn, có
nhiều kinh nghiệm cơng tác, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích
đánh giá vấn đề. Vì vậy, nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu
vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương
pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả,
đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi
nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp.
Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có
giảng viên hướng dẫn, sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu
hoạch. Chú trọng phương châm của đổi mới là lý luận liên hệ thực tế, bảo
đảm tính khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập suy
nghĩ của người học.
Đa dạng hố các hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Kết hợp giữa đào tạo
chính quy với bồi dưỡng tại chức; giữa nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ
với xây dựng bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong cho cán bộ cơ sở.
Phương thức học tập nên được thực hiện kết hợp giữa học tập trung và đi thực
12


tế để điều tra, nghiên cứu thực sự và xử lý tình huống nhằm góp phần giải
quyết một số vấn đề và đề xuất những biện pháp xử lý những vấn đề đang nổi
cộm, bức xúc hiện nay.

Ngoài ra, mỗi lớp, hay từng nhóm trong khóa học có thể thực hiện một
cơng trình nghiên cứu tập thể về một ngành, lĩnh vực hoặc một địa phương
nào đó, hoặc xây dựng một số đề án lớn của đất nước nhằm phát huy tính tích
cực cũng như năng lực vốn có của người học một cách thiết thực và hiệu quả.
Thực hiện chủ trương hằng năm, cán bộ chuyên trách, cấp ủy viên cơ sở xã,
phường, thị trấn phải được bồi dưỡng tập trung để cập nhật kiến thức, kinh
nghiệm mới ít nhất 10 ngày tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc
trường chính trị tỉnh, thành phố.
Chương trình, giáo trình: Tiếp tục đổi mới, bổ sung, hồn thiện giáo
trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở cho sát với chức năng, nhiệm vụ của
từng đối tượng. Cần đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với
thời gian đào tạo và các hệ đào tạo khác nhau, tránh sự trùng lặp kiến thức
gây nhàm chán và lãng phí thời gian. Thống nhất nội dung chương trình và
hồn thiện, chuẩn hố các giáo trình cơ bản. Từng bước xây dựng các chương
trình khung thích hợp với u cầu, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho từng đối
tượng cán bộ và cơng chức nhà nước và chuẩn hố các loại giáo trình chủ yếu.
Hai là, đầu tư cơ sở vật chất, cơ cấu lại cơ sở đào tạo và nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên
Cần đầu tư trang thiết bị, vật chất cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, đáp
ứng yêu cầu dạy, học theo phương pháp mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào
tạo, bồi dưỡng phải đáp ứng được việc áp dụng, sử dụng các phương pháp
trao đổi tích cực. Cần giới hạn số lượng học viên cho từng lớp học cho phù
hợp với việc áp dụng các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.
Đối với cơ sở đào tạo, trường đào tạo, bồi dưỡng của các Bộ, ngành
trung ương là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ, ngành chủ quản, cần được sắp
xếp lại về cơ cấu và vị trí tổ chức cho thích hợp với chức năng, nhiệm vụ cụ
13


thể của từng trường. Xem xét lập mới một số trường hoặc trung tâm đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước cho một số Bộ, ngành hiện nay còn
thiếu. Xây dựng quy định về việc mở lớp, lên lớp; đồng thời có sự phân cơng,
phân nhiệm cụ thể giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải có kiến thức
chuyên sâu, giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn, có phương pháp giảng
dạy phù hợp. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức, các chuyên
gia đầu ngành trong các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng theo
nhu cầu công việc đạt kết quả. Cần tăng cường hoạt động nghiên cứu thực
tiễn cho giảng viên theo Đề án về việc đưa giảng viên đi thực tế có thời hạn
tại cơ sở khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt để có cơ hội cọ sát thực tiễn,
đúc kết kinh nghiệm phục vụ thiết thực, hiệu quả, gắn sát với thực tiễn cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là, bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách cần
thiết đối với giảng viên và giảng viên kiêm chức.
Xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách và tổ chức thực hiện tốt chính
sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ (chế độ phong học hàm, danh hiệu nhà giáo chế độ phụ cấp,
tiền lương, nâng ngạch, bậc và các chế độ đãi ngộ khác). Bổ sung và hoàn
thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ và công chức nhà nước đi học phù hợp
với tình hình mới để cán bộ n tâm học tập nâng cao trình độ, góp phần phục
vụ lâu dài sự nghiệp cách mạng.
Bốn là, tăng cường, mở rộng và quản lý tốt việc hợp tác quốc tế về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tạo
điều kiện cho cán bộ được đi trao đổi, nghiên cứu, học tập, tiếp thu kinh
nghiệm của nước ngoài. Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ phải có kế hoạch, nằm trong quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ và công chức nhà nước nói chung. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
14



cán bộ và cơng chức nhà nước ở nước ngồi hoặc có sự tham gia của nước
ngồi phải đảm bảo tính thiết thực, nội dung sát với u cầu cơng việc, gắn
với các mục tiêu kinh tế - xã hội và phù hợp với điều kiện, khả năng của các
đối tượng.
Năm là, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.
Có chính sách cụ thể hỗ trợ, động viên cán bộ, học sinh là người dân
tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn nhằm nâng cao
trình độ cán bộ, cơng chức ở cơ sở. Tạo điều kiện cho cán bộ đang công tác
được bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Các chế
độ, chính sách, quy định cần phải đồng bộ, nhất quán trên cơ sở tiếp tục bổ
sung và hồn thiện các chế độ, chính sách cụ thể cho phù hợp với đặc điểm
của từng địa phương để đảm bảo tính khả thi của chế độ, chính sách. Xây
dựng tiêu chuẩn cán bộ, tính tốn đầy đủ u cầu chuyên môn, nghiệp vụ trên
từng lĩnh vực công tác và phù hợp với thực tiễn phát triển vùng miền, tiêu
chuẩn tuyển sinh, chương trình, giáo trình, tài liệu.
Có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có đủ trình độ,
đáp ứng u cầu nhiệm vụ. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ
cán bộ dân tộc thiểu số một cách khoa học. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Tăng cường sự phối hợp đồng bộ
giữa các ban, ngành chức năng và cấp uỷ địa phương trong công tác đào tạo
cán bộ từ khâu xây dựng kế hoạch, cấp kinh phí đến quản lý.
Để tạo nguồn bồi dưỡng cán bộ cần lựa chọn và định hướng cho những
học sinh đang học trung học cơ sở và khuyến khích các em học lên trung học
phổ thông. Phát triển nguồn từ các trường trung học phổ thông, các trường
chuyên nghiệp, từ các phong trào quần chúng. Các cấp uỷ đảng, đoàn thể cần
quan tâm phát hiện, giới thiệu những cán bộ dân tộc thiểu số xuất sắc vào
Đảng.


15


Củng cố hệ thống trường dân tộc nội trú, thực hiện nghiêm túc chính
sách cử tuyển. Mở rộng, phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, cán
bộ, công chức dân tộc thiểu số một cách hợp lý. Xây dựng một số cơ sở đào
tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn cao phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế trong
khu vực. Phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ và năng lực giảng dạy tốt
với những chế độ, chính sách thích hợp.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với tính chất và đặc điểm
của vùng dân tộc thiểu số cũng như đặc điểm của cán bộ, công chức dân tộc
thiểu số. Tiến tới đào tạo, bồi dưỡng dựa trên cơ sở năng lực thực hiện công
việc, phát triển kỹ năng làm việc, nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ,
công chức.
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng có hiệu quả, xây
dựng được đội ngũ cán bộ vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu của thời kỳ đổi
mới, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cần thực hiện thống nhất,
đồng bộ các giải pháp nêu trên. Bên cạnh đó cần làm tốt cơng tác đánh giá,
quy hoạch, bố trí và sử dụng cán bộ. Hàng năm, tăng cường công tác kiểm tra,
đánh giá chất lượng cán bộ sau đào tạo, tiến hành điều tra khảo sát thực trạng
đội ngũ cán bộ và xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có hướng sắp xếp,
qui hoạch cán bộ. Các khâu này đều liên quan đến nhau và đến kế hoạch lập
nguồn cán bộ đưa đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm đạt được yêu cầu, mục đích đặt
ra của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

16




×