Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CHỦ NGHĨA TAM dân tôn TRUNG sơn tiểu luận cao học môn hệ tư tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.8 KB, 18 trang )

CHỦ NGHĨA TAM DÂN
TÔN TRUNG SƠN
Hiện nay Trung Quốc là một cường quốc trên thế giới, đã và đang không
ngừng khẳng định vị trí của mình. Điều gì đã giúp Trung Quốc có được vị trí đó?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều quốc gia quan tâm tới. Bởi Trung Quốc đã
chuyển mình từ một quốc gia phong kiến lạc hậu để trở thành một con rồng lớn.
Nguyên nhân để Trung Quốc vươn lên thì có rất nhiều, từ những tiềm lực nội quốc
hay tranh thủ sự giúp đỡ của bên ngoài. Song quan trọng hơn đó là việc nhận thức
mình cần phải làm gì để vươn lên và mình cần phải vươn lên như thế nào? Câu hỏi
đó đặt ra với Trung Quốc trong từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt trong thời kỳ cận đại
nó vô cùng quan trọng. Bởi thời kỳ này có những vấn đề lớn đặt ra đó là hội nhập
và phát triển. Để giải quyết vấn đề này Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã
ra đời, nó chính là con đường tiến tới cận hiện đại hóa.
I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1. Tác giả
1.1. Cuộc đời
Tôn Trung Sơn là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc
cách mạng Tân Hợi năm 1911, lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh ra Trung
Hoa dân quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là "Quốc phụ Trung Hoa".
Ông sinh ngày 12 tháng 11năm 1866 tại Quảng Đông, tên thật là Văn, hiệu là Dật
Tiên, khi ở Nhật Bản lấy tên là Trung Sơn.
Năm 1879 Tôn Trung Sơn theo mẹ sang Mỹ học tập. Năm 1887, đến Đàn
Lương Sơn học. Năm 1892 tốt nghiệp Viện Tây y Hồng Công. Năm 1894, Tôn
Trung Sơn sang tiểu bang Hawai tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng
thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi
phục Trung Hoa.


Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức
trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Từ 1905
đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh


miển Nam nhưng không thành công.
Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ
Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách
mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24
tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp
ở Nam Kinhđề cử làm tổng thống lâm thời.
Năm 1912 Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng Bí thư. Năm 1913 ông phát
động khởi nghĩa đánh Viên Thế Khải nhưng thất bại.
Năm 1917, ông lập chính phủ tại Quảng Châu, được phong làm Đại nguyên
soái. Năm 1918, ông từ chức Đại nguyên soái.
Từ năm 1920 ông bắt đầu tiếp xúc với các nhân sỹ Nga.
Năm 1921 ông được Quốc hội lâm thời cử làm tổng thống. Ông lãnh đạo
quân đội chống quân phiệt, bạo loạn.
Năm 1923, công bố Tuyên ngôn của Đảng Quốc dân Trung Quốc. Sau đó
công bố tuyên ngôn cải tổ Đảng, dự thảo Cương lĩnh, điều lệ Đảng.
Tháng 10 năm 1924, ông lên Bắc Kinh đàm phán với các thế lực quân phiệt.
Ông chủ trương hủy bỏ các điều ước bất bình đẳng với nước ngoài, mở hội nghị
quốc dân nhưng không được nhất trí.
Những năm cuối đời ông hợp tác với Đảng Cộng Sản Trung Quốc làm cách
mạng quốc dân phản đế, phản phong.
Ông mất ngày 12 tháng 3 năm 1925 tại Bắc Kinh.


1.2. Sự nghiệp
Tư tưởng chính trị của ông thể hiện chủ yếu ở tác phẩm Chủ nghĩa tam dân.
Ông cho rằng Trung Quốc là quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, đang bị đe dọa bởi sự
xâm lược của phương tây nhưng triều đình nhà Thanh lại không đủ sức để chống
lại.
Do vậy ông chủ chương lật đổ nhà Thanh, lập chế độ cộng hòa dân chủ Chủ,
dùng nhân quyền thay cho quân quyền, lấy chính thể quân chủ lập hiến thay cho

chế độ quân chủ chuyên chế. Ông chủ trương “bài trừ nô dịch, khôi phục Trung
Hoa, sáng lập quốc dân, bình quân quyền ruộng đất”. Đó cũng là nội dung cơ bản
của chủ nghĩa tam dân.
Ông cho rằng có thể lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc để làm giảm
áp lực đối với cách mạng Trung Quốc. Ông luôn đấu tranh không khoan nhượng để
bảo vệ chế độ cộng hòa dù thành quả cách mạng của ông bị phá hoại nghiêm trọng.
Ông đề ra khẩu hiệu triệt để tiêu diệt chủ nghĩa quân phiệt. Ông cho rằng
chủ nghĩa quân phiệt là nguyên nhân gây nên mọi sự hỗn loạn trên đất nước Trung
Quốc.
Năm 1924, ông triệu tập Đại hội đại biểu lần I Đảng Quốc dân Trung Quốc,
đề ra cương lĩnh mới của đảng cách mạng dân chủ; giải thích thêm chủ nghĩa tam
dân, xác lập chính sách hợp tác với các nước cộng sản và ủng hộ cách mạng.
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm là tập hợp 16 bài giảng do Tôn Trung Sơn trình bày tại các lớp
học của Quốc dân đảng từ tháng 1 đến tháng tám năm 1924. Ông tuyên truyền tư
tưởng của mình để trang bị lý luận, nâng cao tinh thần chiến đấu cho các Đảng
viên trong Đảng.
2.2.

Kết cấu tác phẩm


Tác phẩm gồm Di chúc, Tựa, Tự truyện của Tôn Trung Sơn và 3 phần: Chủ
nghĩa dân tộc (gồm 6 bài), Chủ nghĩa dân quyền (gồm 6 bài), Chủ nghĩa dân sinh
(gồm 4 bài).
II. NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM
Phần I: Chủ nghĩa dân tộc
Chủ nghĩa Tam dân bao gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ
nghĩa dân sinh. Nội dung của Chủ nghĩa Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng

của ông từ tháng Giêng đến tháng 8 năm 1924 ( Năm Dân quốc thứ 13).
Bài giảng mở đầu để tuyên truyền cho Chủ nghĩa Tam dân được ông thực
hiện vào ngày 27/1/1924. Ông đặt câu hỏi: Chủ nghĩa Tam dân là gì ? Theo Tôn
Trung Sơn định nghĩa theo cách đơn giản nhất thì Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa
cứu nước. Chủ nghĩa là gì? Ông viết “Chủ nghĩa là một tư tưởng, một tiềm tin và
một lực lượng. Thường khi người ta nghiên cứu đạo lý bên trong của một vấn đề,
trước hết nảy sinh tư tưởng. Khi tư tưởng sáng tỏ sẽ nảy sinh niềm tin. Có niềm
tin, sẽ nảy sinh ra sức mạnh. Do đó chủ nghĩa là một quá trình từ tưởng đến tiềm
tin, tiếp đó từ tiềm tin nảy sinh lực lượng, cuối cùng nó mới hoàn toàn xác
lập”(tr.49)
Chủ nghĩa tam dân đưa Trung Quốc tới một địa vị quốc tế bình đẳng, địa vị
chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc mãi mãi tồn tại
trên thế giới. Chủ nghĩa Tam dân là chủ nghĩa cứu nước “Tin theo Chủ nghĩa Tam
dân thì sẽ có thể nẩy sinh lực lượng cách mạng cực lớn. Thứ lực lượng cực lớn này
sẽ có thể cứu Trung Quốc”(tr.50)
Chủ nghĩa dân tộc là gì? Xét theo tình hình tập quán xã hội trong lịch sư
Trung Quốc thì Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa quốc tộc. Người Trung Quốc sùng
bái nhất là chủ nghĩa gia tộc và chủ nghĩa tông tộc. Trung Quốc chỉ có chủ nghĩa
gia tộc và chủ nghĩa tông tộc mà không có chủ nghĩa quốc tộc. Ông viết “Đối với
gia tộc và tông tộc, người Trung Quốc có sức liên kiết vô cùng mạnh. Để bảo vệ


tông tộc, người Trung Quốc không tiếc hy sinh tính mệnh của mình. Chẳng hạn
như hai họ ở Quảng Đông đánh nhau, người hai họ hy sinh không biết bao nhiêu
sinh mệnh tài sản, vẫn không chịu thôi.đó là thứ quan niệm than tộc quá sâu.Vì
thứ chủ nghĩa này ăn sâu vào lòng người, do đó người ta có thể vì nó mà hy sinh.
Còn đối với quốc gia, trước nay người ta chư hề có một lần hy sinh với tinh thần
cực lớn, do đó sức đoàn kết của người Trung Quốc chỉ có thể đạt đến tông tộc”.
(tr.50)
Ông đã phân biệt rõ ràng dân tộc, quốc tộc và quốc gia. Dân tộc do lực

lượng tự nhiên, còn quốc gia do vũ lực tạo thành. Lực lượng tự nhiên là vương
đạo, và thứ tổ chức hình thành bằng vương đạo là dân tộc. Vũ lực là bá đạo, thứ tổ
chức hình thành từ bá đạo là quốc gia. Ông viết “chẳng hạn, Hương Cảng hình
thành tuyệt nhiên không phải do mấy trăm nghìn người Hương Cảng hoan nghênh
người Anh, mà do người Anh dung vũ lực cát cứ mà thành. Vì trước đây Trung
Quốc và Anh đánh nhau, Trung Quốc bại trận, cắt đất và người Hương Cảng cho
nước Anh, lâu dần mới hình thành nên Hương Cảng ngày nay”(tr.52).
Bàn về nguồn gốc dân tộc, theo ông loài người trên thế giới vốn là động vật,
nhưng nó khác với loài cầm thú bình thường. Nó là linh hồn của vạn vật. Loài
người được phân chia ở cấp thứ nhất thành năm chủng tộc: trắng, đen, đỏ, vàng,
nâu. Từ chủng tộc phân nhỏ thêm nữa, sẽ có rất nhiều tộc. Theo ông, nguyên nhân
làm hình thành nên trạng thái nhiều dân tộc này là năm lực lượng:
Thứ nhất là “lực lượng tự nhiên, nhưng phân tích ra thì rất phức tạp.Trong
đó lực lượng lớn nhất là huyết thống. Người Trung Quốc có màu da vàng là do
huyết thống cội rễ của họ là chủng tộc da vàng. Huyết thống của tổ tiên sẽ mãi mãi
được di truyền qua các thế hệ người trong một tộc, do đó huyết thống có sức mạnh
rất lớn”(tr.53).
Lực lượng thứ hai là lối sống. Phương thức mưu sinh khác nhau thì dân tộc
cũng được hình thành khác nhau. Ông viết “Người Mông Cổ cư trú đuổi theo nước


và cỏ, sống theo phương thức du mục, ở đâu có cỏ với nước thì di cư đến đó, và
nhờ tập quán di cư này nên du cư đến đâu họ cũng có thể kết hợp được thành một
dân tộc” (tr.53,54).
Lực lượng lớn thứ ba là ngôn ngữ. Ông viết “ Nếu các dân tộc ngoại lai học
được ngôn ngữ của chúng ta, họ sẽ dễ bị chúng ta cảm hóa và lâu dần, sẽ bị đồng
hóa thành dân tộc chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta biết được ngôn ngữ nước ngoài,
chúng ta cũng dễ bị người nước ngoài đồng hóa. Nếu huyết thống của nhân dân
giống nhau, ngôn ngữ cũng giống nhau, thì càng dễ đồng hóa. Như vậy, ngôn ngữ
cũng là một lực lượng rất lớn hình thành nên các dân tộc trên thế giới”(tr.54)

Lực lượng thứ tư là tôn giáo. Tôn giáo cũng là một lực lượng rất mạnh hình
thành nên một dân tộc. Ông viết “Phàm những người tôn thờ cùng một vị chúa,
hoặc tin theo cùng một tổ tông thì có thể kết thành một dân tộc. Trong các lực
lượng làm hình thành nên một dân tộc, tôn giáo cũng rất hùng mạnh”(tr.54)
Lực lượng thứ năm là phong tục tập quán. Nếu người ta có một thứ phong
tục tập quán đặc biệt, tương đồng dần dà họ có thể kết thành một dân tộc.
Năm lực lượng: huyết thống, lối sống, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập
quán là sản phẩm của sự tiến hóa tự nhiên, chứ không phải sự chinh phục bằng vũ
lực. So sánh năm lực lượng này với vũ lực, có thể giúp phân biệt được giữa dân tộc
và quốc gia.
Xem xét quy luật sinh tồn của các dân tộc xưa và nay, chúng ta thấy muốn
cứu Trung Quốc, muốn cho dân tộc Trung Quốc mãi mãi tồn tại, tất yếu phải đề
xướng chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là bảo bối giúp một quốc gia phát
triển và một dân tộc sinh tồn. Ông viết “Dân tộc Trung Quốc có tổng số dân là
400 triệu người, trong đó chẳng qua chỉ xen kẽ mấy triệu người Mông Cổ trên một
triệu người Mãn, mấy triệu người Tây tạng, một triệu mấy trăm nghìn người Đột
Quyết theo Hồi giáo; tổng số người ngoại lai không quá mười triệu. Do đó, xét về
đa số, 400 triệu người Trung Quốc hoàn toàn là người Hán. Cùng một huyết


thống, cùng một ngôn ngữ văn tự, cùng một tôn giáo, cùng một tập quán, hoàn
toàn là một dân tộc”(tr.55,56).
Chủ nghĩa dân tộc là một thứ bảo bối quốc gia phát triển và một dân tộc sinh
tồn. Theo ông, Trung Quốc đã mất thứ bảo bối đó. Ông viết “Ngày nay, Trung
Quốc đã mất thứ bảo bối đó. Tại sao Trung Quốc lại mất đi thứ bảo bối đó? Hôm
nay tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân làm cho Trung Quốc mất chủ nghĩa dân tộc và
nghiên cứu xem, phải chăng chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc của chúng ta thực
sự đã mất rồi”(tr.89)
Để khôi phục chủ nghĩa dân tộc, cần làm cho mọi người biết chúng ta đang ở
đâu trên thế giới này; khi biết mình đang bị nguy hiểm, cần khéo dùng các đoàn thể

gia tộc, tông tộc liên kết lại thành một đoàn thể lớn là quốc tộc, sẽ có lực lượng to
lớn.
Chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc đã mất, Ông cho rằng nguyên nhân làm
cho chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc mất là do rất nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân thứ nhất là bị dân tộc chinh phục là nguyên nhân lớn nhất. Ông
viết “Phàm một dân tộc chinh phục một dân tộc khác, đương nhiên không để cho
dân tộc đó có tư tưởng độc lập. Thí dụ như chinh phục Cao Ly, Nhật Bản đang cố
thay đổi tư tưởng của người Cao Ly. Phàm những lời lẽ về tư tưởng dân tộc trong
các sách giáo khao trong nhà trường Cao Ly đều bị lược bỏ, như vậy 30 năm nhi
đồng Cao Ly sẽ không còn biết có Cao Ly nữa, không còn biết mình là người Cao
Ly nữa. Trước đây Mãn Châu cũng đối xử với chúng ta như vậy. Do đó nguyên
nhân đầu tiên làm cho chủ nghĩa dân tộc diệt vong là chúng ta bị dị tộc chinh
phục. Dân tộc đi chinh phục phải xóa sạch những bảo bối của dân tộc bị chinh
phục. Người Mãn Châu biết được điều này, đã dùng những thủ đoạn rất lợi hại để
thực hiện”(tr.96).
Ông đặt ra câu hỏi tại sao các nước khác mất nước như Trung Quốc nhưng
chủ nghĩa dân tộc lại không mất. Ông lấy ví dụ :“Ba Lan trước đây cũng mất nước


hơn 100 năm, nhưng tư tưởng dân tộc của Ba Lan mãi mãi tồn tại, nhờ vậy sau
chiến tranh châu Âu, nó đã khôi phục được non sông cũ, và đến nay trở thành một
nước ở hàng thứ hai, thứ ba châu Âu. Vậy là Trung Quốc và Do Thái, Ấn Độ, Ba
Lan đều mất nước. Tại sao các nước khác mất nước nhưng chủ nghĩa dân tộc
không bị mất, còn Trung Quốc, qua hai lần mất nước thì tư tưởng dân tộc bị diệt
vong?” (tr.126)
Từ những điều đó, ông đã đi đến một nguyên nhân thứ hai mà khiến cho chủ
nghĩa dân tộc của Trung Quốc bị mất nước là Trung Quốc có thời kỳ từ chủ nghĩa
đế quốc cường thịnh, tiến đến thời kỳ chủ nghĩa thế giới. Ông viết “Khi chưa mất
nước Trung Quốc là một dân tộc văn minh, một quốc gia cường thịnh. Nó thường
tự xưng là đại quốc oai nghiêm, là xứ sở của thanh danh và văn hiến, nó coi các

nước khác là man di. Cho rằng mình là trung tâm của thế giới, nó gọi nước mình
là Trung Quốc, tự xưng là một khối đại thống nhất, trời chỉ có một vầng nhật, dân
chỉ có một đức vua, người muôn nước phải khấu đầu trước vua ta. Điều đó là
những biểu hiện khi Trung Quốc còn chưa mất nước, khi đang tiến dần từ chủ
nghĩa dân tộc sang chủ nghĩa thế giới” (tr.98). Nhưng khi Trung Quốc bị chinh
phục thì chỉ trong vòng 300 năm mà đã hoàn toàn để mất chủ nghĩa dân tộc, trong
khi đó người Do Thái mất nước gần 2000 năm mà chủ nghĩa dân tộc họ vẫn còn,
căn nguyên của thứ bệnh này là “mấy nghìn năm trở lại đây, Trung Quốc là một
nhà nước đế quốc, giống như Anh hiện nay và nước Nga trước cách mạng, đều là
những quốc gia cực kỳ cường thịnh trên thế giới”(tr.99)
Ông nhấn mạnh phản đối chủ nghĩa đế quốc và quân phiệt Trung Quốc mà
họ giúp đỡ, để thực hiện giải phóng độc lập của dân tộc Trung Hoa và tự do bình
đẳng của các dân tộc trong nước.
Ông nêu việc xóa bỏ tất cả các hiệp ước bất bình đẳng, thu hồi tô giới nước
ngoài và đất cho thuê mướn, xóa bỏ quyền trọng tài lãnh sự, khôi phục quyền tự


chủ quan thuế của Trung Quốc. Đó là một loạt chính sách chống đế quốc của ông,
đồng thời chủ trương thành lập mặt trận liên hợp chống đế quốc trên thế giới.
Phần II: Chủ nghĩa dân quyền
Bài giảng đầu tiên về chủ nghĩa dân quyền vào ngày 9/3/1924. Để hiểu
được chủ nghĩa dân quyền là gì ta phải giải thích từ “dân quyền”. Dân là một khối
người đoàn thể, có tổ chức. Quyền là “lực lượng, là uy thế, lực lượng mở rộng đến
phạm vi quốc gia”. “Quyền là lực lượng sử dụng mệnh lệnh, chi phối các mối
quan hệ giữa con người trong cộng đồng”. “Dân quyền là sức mạnh chính trị của
nhân dân” (tr.162). “Chức năng của quyền lực là duy trì sự sinh tồn của loài
người” (tr.163).
Ông đã phân tích thời đại để tìm nguồn gốc của dân quyền. Theo nghiên cứu
được ông khái quát lên: “Thời kỳ thứ nhất, người đấu tranh với thú, không dùng
thần quyền mà dùng sức mạnh cơ bắp; thời kỳ thứ hai, người đấu tranh với trời,

dùng thần quyền; thời kỳ thứ ba, người đấu tranh với người, nước này đấu tranh
với nước kia, dân tộc này đấu tranh với dân tộc kia, dùng quân quyền; thời kỳ thứ
tư, tức là hiện nay, đấu tranh trong nước, nhân dân đấu tranh với nhà vua. Có thể
nói, đây là thời đại người thiện đấu tranh với kẻ ác, công lý đấu tranh với cường
quyền. Ở thời đại này, dân quyền dần dần phát triển, vì thế có thể gọi đây là thời
đại Dân quyền” (tr.173)
Dân quyền gắn với Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Ông nói đây là căn cứ của
dân quyền. Sau khi phong trào cách mạng lan đến các nước phương Đông thì từ
ngữ Tự do mới được truyền đến đây. Trong khi đó, từ hai ba trăm năm trước đây,
tại Âu – Mỹ phong trào tư tưởng này chiếm vị trí rất quan trọng, hai ba trăm năm
nay chiến tranh ở Âu – Mỹ hầu như đều là chiến tranh vì tự do. Ông cho rằng:
“Ngày nay chúng ta nói về dân quyền; học thuyết dân quyền là học thuyết được
truyền từ châu Âu; mọi người phải hiểu rõ dân quyền là gì? Hơn nữa phải hiểu rõ
tự do đi đôi với dân quyền là gì?” (tr.197). Tự do theo ông không phải giống như


các nước châu Âu đương thời :“Cá nhân không được tự do thái quá, quốc gia phải
được tự do hoàn toàn. Đến khi quốc gia có thể hành động tự do thì Trung Quốc là
quốc gia cường thịnh. Làm như vậy thì mọi người phải hi sinh tự do. Khi học sinh
hy sinh tự do thì có thể hàng ngày chăm chỉ dùng thời gian công sức vào học vấn,
học thành tài, tri thức phát triển, giàu năng lực thì có thể làm việc cho quốc gia.
Khi quân nhân hi sinh tự do thì có thể làm việc cho quốc gia. Khi quân nhân hi
sinh tự do thì có thể phục tùng mệnh lệnh, trung thành đền đáp quốc gia, làm cho
quốc gia tự do” (tr.206).
Tôn Trung Sơn không đề cao tự do cá nhân như cách mạng tư sản ở các
nước phương Tây mà ông chủ trương quốc gia tự do. “Tại sao chúng ta cần quốc
gia tự do? Vì Trung Quốc bị các cường quốc áp bức, đã mất địa vị quốc gia,
không chỉ là nửa thuộc địa mà là thuộc địa bậc hai. Hiện nay Trung Quốc làm nô
lệ cho hơn mười nước nên quốc gia rất không tự do. Đương nhiên quốc gia Trung
Quốc được tự do thì dân tộcTrung Quốc mới thực sự tự do”.(tr.206)

Vì sao ông không đề cao tự do cá nhân ? “Xưa kia vì châu Âu rất không tự
do nên cách mạng đấu tranh giành tự do. Chúng ta vì quá tự do , không có đoàn
thể nên không có lực đề kháng mà thành một bãi cát rời . . . Vì là một bãi cát rời
nên bị chủ nghĩa đế quốc nước ngoài xâm lược. Muốn xoá bỏ áp bức của nước
ngoài thì phải xoá bỏ tự do cá nhân để kết thành đoàn thể thật vững chắc như đưa
xi măng vào trộn cát rời để kết lại thành một khối đá vững chắc” (tr. 204 ). Ông
chủ trương muốn có tự do quốc gia thì phải đấu tranh .
Theo sự so sánh của ông tự do của Pháp và chủ nghĩa dân tộc của Trung
Quốc giống nhau, vì chủ nghĩa dân tộc đề xướng quốc gia tự do. Bình đẳng và Chủ
nghĩa dân quyền của Trung Quốc giống nhau vì chủ nghĩa dân quyền đề xướng địa
vị chính trị của nhân dân đều bình đẳng, phải phá tan quân quyền làm cho mọi


người đều bình đẳng, do đó nói dân quyền và bình đẳng giống nhau. Ngoài ra còn
có khẩu hiệu Bác ái, tương đương với chủ nghĩa Dân sinh, mưu cầu 400 triệu
người đều hạnh phúc.
Để tiến hành dân quyền phải thực hiện các quyền của dân và chính phủ.
Theo ông, nhân dân có bốn quyền: quyền tuyển cử, quyền bãi miễn, quyền sáng
chế, quyền phúc quyết. Quyền tuyển cử và quyền bãi miễn giúp quản lý quan chức
chính phủ. “Nhân dân có hai quyền này thì đối với mọi quan chức chính phủ, một
mặt có thể cử ra, mặt khác có thể điều động về; đi hay về đều do quyền tự do của
dân” (tr.305). “nhân dân phải có quyền tự mình quyết định pháp luật giao cho
chính phủ chấp hành. Loại quyền này là quyền sáng chế”(tr. 306). “nhân dân có
quyền tự mình sửa đổi, sau khi sửa đổi xong thì yêu cầu chính phủ chấp hành luật
đã sửa đổi, bỏ pháp luật cũ trước kia. Loại quyền này là quyền phúc quyết”
(tr.306)
Nhân dân dùng bốn quyền quản lý chính phủ, đòi chính phủ làm việc. Vậy
chính phủ phải dùng phương pháp gì để thực hiện. Ông đã đưa ra hiến pháp năm
quyền để xây dựng chính phủ hoàn hảo, đó là: quyền hành chính, quyền lập pháp,
quyền tư pháp, quyền khảo thí, quyền giám sát. Theo ông, “dùng bốn chính quyền

của nhân dân để quản lý năm trị quyền của chính phủ thì cân bằng và mới coi là
một cơ quan chính trị dân quyền hoàn hảo. Có cơ quan chính trị như thế thì lực
lượng của nhân dân và chính phủ mới có thể cân bằng với nhau”(tr.308,309)
Chủ trương dân quyền tức là giao chính quyền về tay nhân dân. Như vậy,
ànnhân dân sẽ là hoàng đế. Chính trị dân quyền dựa vào nhân dân làm chủ. Nhân
dân muốn thay đổi thái độ với chính phủ thì phải dùng biện pháp tách rời quyền và
năng. Quốc dân là chủ nhân, là người có quyền; chính phủ là nhà chuyên môn, là
người hữu năng. Vì thế, tất cả các quan chức chính phủ đều như người lái xe. Chỉ
cần họ có bản lĩnh, trung thành với việc quốc gia, thì nhân dân nên ủy quyền quốc


gia cho họ, không hạn chế hành động của họ, mọi việc do họ tự do xử lý, sau đó
quốc gia mới có thể tiến bộ.
Về chính trị quốc gia, về căn bản nhân dân phải có quyền, còn những người
tham gia chính phủ là những nhà chuyên môn “hữu năng”. Chính là việc của dân
chúng, lực lượng lớn tập hợp việc của dân chúng là chính quyền, có thể gọi chính
quyền là dân quyền. Trị là quản lý việc của dân chúng, lực lượng lớn tập hợp sự
quản lý việc của dân chúng là trị quyền, là quyền chính phủ. Do đó chính trị bao
gồm hai lực lượng: chính quyền và trị quyền. Một là lực lượng quản lý chính phủ,
hai là lực lượng tự thân của chính phủ.
Tôn Trung Sơn phê phán tệ chính thể đại nghị của phương Tây, nói rõ
nguyên tắc phân quyền trực tiếp, phân biệt quyền năng, ngũ quyền phân lập, chủ
trương chế độ bầu cử phổ thông, lấy huyện làm đơn vị tự trị địa phương.
Phần 3: Chủ nghĩa dân sinh
Bàn về chủ nghĩa dân sinh, tác giả đã đưa ra định nghĩa: “Có thể nói dân
sinh là đời sống nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh
của quần chúng” (tr.313).
Ông đặt vấn đề phân biệt chủ nghĩa dân sinh với chủ nghĩa xã hội. Ông cho
rằng vấn đề dân sinh là vấn đề sinh tồn, dân sinh là trọng tâm của tiến hóa xã hội,
tiến hóa xã hội lại là trọng tâm của lịch sử, quy kết lại thì trọng tâm của lịch sử là

dân sinh chứ không phải vật chất. Phải đưa trung tâm của chính trị, xã hội, kinh tế
trong lịch sử quy về vấn đề dân sinh, lấy dân sinh làm trung tâm của lịch sử. Ông
nói: “văn minh xã hội phát triển, cải cách chế độ tổ chức kinh tế và tiến bộ về đạo
đức, những việc này lấy gì là trọng tâm? Phải lấy chủ nghĩa dân sinh làm trọng
tâm. Dân sinh là nguyên động lực của mọi hoạt động xã hội. Vì dân sinh không
tiến, nên văn minh xã hội không phát đạt, không thể cải lương tổ chức kinh tế và
đạo đức thụt lùi dẫn đến phát sinh tình hình không bình yên như đấu tranh giai
cấp và nỗi thống khổ của công nhân. Mọi loại áp bức đều là do chưa giải quyết


vấn đề dân sinh. Mọi biến thái trong xã hội đều là “quả”, còn vấn đề dân sinh
là“nhân”” (tr.359). Chủ nghĩa dân sinh được coi là bản chất của chủ nghĩa xã hội
mà mục tiêu của nó là nhân dân đều được bình yên, sung sướng, đều không bị khổ
sở do tài sản phân phối không hợp lý công bằng. Nhưng điều này chứng tỏ hiểu
biết của ông về chủ nghĩa xã hội oòn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây
dựng chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội .Ông khẳng định: “hiện
nay người nghiên cứu vấn đề xã hội không ai không sùng bái Mác là thánh nhân
của chủ nghĩa xã hội. Trước khi học thuyết Mác được truyền bá trên thế giới, chủ
nghĩa xã hội được nói đến đều là lý luận cao siêu, thoát ly thực tế quá xa. Riêng
Mác chuyên đi sâu vào thực tế và lịch sử, mổ xẻ phân tích đầy đủ chi tiết tình hình
diễn biến kinh tế của vấn đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa
xã hội khoa học”.(tr 321).Ông đánh gía rất cao phát minh của Mác về chủ nghĩa
duy vật lịch sử: “phát minh quan trọng nhất của Mác là về phương diện lịch sử là
tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đêu do vật chất quy định , vật chất thay đổi thì
thế giới thay đổi theo”(tr. 325). Nhưng khi nói về đấu tranh giai cấp , ông lại phê
phán quan điểm của Mác .
Cách làm của chủ nghĩa dân sinh đó là hai biện pháp: bình quân địa quyền
và tiết chế tư bản. Theo ông, chỉ cần theo hai biện pháp này là giải quyết được vấn
đề dân sinh của Trung Quốc. Do tình hình của mỗi nước khác nhau vì thế biện
pháp giải quyết vấn đề dân sinh ở từng nước cũng khác nhau. Ông đã phân tích

phương pháp cách mạng ở Nga, phương pháp hòa bình ở Anh, Mỹ để chỉ ra
phương pháp hiện thực giải quyết vấn đề dân sinh của Trung Quốc. Tôn Trung Sơn
kiên trì thực hiện quyền bình quân ruộng đất, nêu ra khẩu hiệu “người cày có
ruộng”, chủ trương điều tiết vốn tư nhân, phát triển vốn nhà nước, nhà nước phụ
trách việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, kinh doanh, quản lý các ngành sản xuất
có tính lũng đoạn và các xí nghiệp loại hình lớn, hơn nữa theo đó để chế định việc
xây dựng kế hoạch phát triển nền kinh tế dân tộc. Hai biện pháp bình quân địa


quyền và tiết chế tư bản được coi là kim chỉ nam để giải quyết vấn đề dân sinh của
Trung Quốc. Hai vấn đề quan trọng nhất mà ông lưu ý khi thực hiện chủ nghĩa dân
sinh là ăn và mặc. Nói đến chủ nghĩa dân sinh tức là phải chú trọng nâng cao đời
sống nhân dân, làm cho cái ăn cái mặc phong phú, nhà nhà đầy đủ, người người ấm
no.
Vấn đề dân sinh là động lực tiến bộ xã hội. Dân sinh là trung tâm của chính
trị, của kinh tế, của mọi hoạt động lịch sử.
Ngoài ra, ông còn chủ trương trong tương lai của Trung Quốc và thế giới
xây dựng một xã hội đại đồng, không có áp bức, không chiến tranh và thiên hạ là
chung.
III. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM
1. Giá trị
Ý tưởng chủ nghĩa tam dân là nhân dân cộng hữu quốc gia, nhân dân cộng
quản chính trị, nhân loại cộng hưởng lợi ích. Nhân dân với quốc gia không chỉ là
cộng sản, mọi quyền bính đều cộng, đều cùng là của chun, như thế mới là chủ
nghĩa dân sinh chân chính.
Tư tưởng của Tôn Trung Sơn và thực tiễn cách mạng dân chủ liên kết chặt
chẽ với nhau và không ngừng phát triển của cách mạng dân chủ.
Tư tưởng của ông thấm sâu tinh thần chủ nghĩa dân chủ về chủ nghĩa ái quốc
và chiến đấu cao độ, Chủ trương chính trị mà ông nêu ra có tác dụng chỉ đạo rất
lớn đối với nhân dân Trung Quốc lật đổ sự thống trị nhà Thanh và xây dựng chế độ

cộng hòa.
Mặc dù Tôn Trung Sơn và Trung Hoa Quốc Dân Đảng chỉ thành công giới
hạn nhưng không thể xem đây là sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa Tam Dân.
Chủ nghĩa Tam Dân là một đóng góp quan trọng cho nỗ lực dung nạp các tư tưởng
tự do dân chủ khai phóng của Tây phương vào xã hội Á Châu đương thời vốn vẫn
còn đang mơ màng trong tinh thần Tống Nho hủ bại. Trong khi các phong trào


chống Thanh triều tiếp tục theo chủ trương cục bộ phò Hán diệt Thanhõ thì Tôn
Trung Sơn đã có cái nhìn xa vượt lên trên sự tranh giành ngai vị tầm thường để đi
đến sách lược chăm lo cho đời sống nhân dân cũng như bảo vệ quyền tự do cá
nhân trong một xã hội công bằng. Chủ nghĩa tam dân là cơ sở lý luận để xác định
phương hướng, cương lĩnh xây dựng xã hội mới.
2.

Hạn chế

Thứ nhất, nhìn thấy mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản ở phương
Tây, ông tán thành cuộc cách mạng XHCN và tán thành dùng vũ lực để tiến hành
cách mạng. Song ông lại phản đối quan điểm của Mác. Ông cho rằng học thuyết
của Mác coi đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội là đảo ngược
mối quan hệ nhân qủa. Ông nói "chiến tranh giai cấp” không phải là nguyên nhân
của sự tiến hóa xã hội mà là những trạng thái bệnh tật phát sinh trong quá trình tiến
hoá của xã hội. Ông cho nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau mới là cơ sở của sự tiến hoá
xã hội, loài vật thì cạnh tranh với nhau còn loài người thì giúp đỡ lẫn nhau. Ông
phủ nhận đấu tranh giai cấp và chủ trương không thực hiện chuyên chính vô sản.
Ông nói: "có thể học tư tưởng của C. Mác, còn không thể vận dụng phương pháp
của C. Mác".
Thứ hai, ông có quan điểm duy tâm về sự phát triển của lịch sử, cho rằng:
nguyện vọng mưu cầu sự sống của loài người quyết định sự phát triển kinh tế của

xã hội, từ đó cũng quyết định cả chính trị nữa.
Thứ ba, về quan điểm đối với quần chúng nhân dân, Tôn Trung Sơn cũng
mang rõ thiên kiến của giai cấp tư sản. Ông chia làm ba loại người: biết trước, hiểu
trước, biết sau, hiểu sau, và không biết, không hiểu. Biết trước, hiểu trước là những
người tư sản, tiểu tư sản và tầng lớp trí thức cửa họ. Không biết, không hiểu là
quảng đại quần chúng công nông. Biết sau, hiểu sau là những người ở giữa hai loại
người trên.


Thứ tư, Tôn Trung Sơn coi chủ nghĩa dân sinh cũng là chủ nghĩa xã hội, chủ
trương làm cách mạng dân chủ tư sản cùng với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ
trương ấy của ông thể hiện rõ sự hiểu biết có tính chất chủ quan và ảo tưởng về chủ
nghĩa xã hội.
Ông lại phát triển thêm quan điểm, nhận thức, chia nhận thức loài người làm
3 giai đoạn, nói lên nhận thức là một qúa trình từ không đến biết, từ biết ít đến biết
nhiều từ tự phát đến tự giác.
3. Liên hệ với Việt Nam
Những nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn có sức lan tỏa và ảnh hưởng
đến không chỉ Trung Quốc mà còn nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển lý luận của Tôn Trung Sơn.
Người chủ trương xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có độc lập, tự
do, hạnh phúc. Mong ước duy nhất của Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành, hạnh phúc. Người mong mỏi độc lập cho nhân dân, tự
do cho đồng bào. Người khẳng định nếu dân tộc chịu mãi kiếp trâu ngựa thì quyền
lợi của bộ phận, giai cấp ngàn năm cũng không đòi lại được. Dân tộc độc lập, dân
quyền tự do, dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Điều
đó cho thấy tư tưởng của Tôn Trung Sơn đã in đậm trong tâm trí Hồ Chí Minh.
Tuy vậy, Người không sao chép mà thận trọng tìm tòi những hạt nhân hợp lý cho
phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Triết học của Tôn Trung Sơn được tổng kết từ kinh nghiệm của những năm

cách mạng. Đó là kinh nghiệm của cuộc cách mạng tư sản là kinh nghiệm của những
lần thất bại. Nhưng điều đã không phải là không có ý nghĩa đối với chúng ta. Chúng
ta, có thể từ tư tưởng của Tôn Trung Sơn mà rút ra hạt nhân hợp lý và chỉ ra những
điểm còn hạn chế. Đối với sự nghiệp đổi mới của chúng ta ngày nay, điều đó cũng có
ý nghĩa nhất định. Chẳng hạn: Ông coi vấn đề “dân sinh” là vấn đề trung tâm của


chính trị, kinh tế, đó là quan điểm lịch sử đúng. Ông đã tìm động lực của sự phát triển
trong đời sống kinh tế, nói vấn đề dân sinh là cơm ăn, áo mặc của dân, muốn giải
quyết nó phải giải quyết vấn đề sản xuất và đồng thời phải giải quyết cả vấn đề phân
phối. Trong kinh tế ông nêu lên hai biện pháp là chia đều quyền sở hữu ruộng đất (sau
này phát triển lên thành chủ trương người cày có ruộng) và tiết chế tư bản, phát triển
văn minh vât chất TBCN xây dựng một đất nước vượt qua Âu Mỹ về kinh tế. Những
quan điểm dân sinh của ông đặt trên cơ sở của thế giới quan duy vật, coi toàn bộ thế
giới vật chất phát triển có 3 thời kỳ: thời kỳ tiến hóa vật chất, thừoi kỳ tiến hóa của
các giống loài và thời kỳ tiến hóa của loài người.
Về mặt nhận thức, ông đã đặc biệt coi trọng vai trò của lý luận. Ông đề cao sự
hiểu biết, nêu lên quan điểm biết khó, làm dễ. Theo ông đã là quy luật của nhạn thức
và nắm được lý luận đúng đắn thì mới chỉ đạo được hành động, cách mạng chưa thành
công vì chưa có lý luận, khi cách mạng thất bại sinh ra hoang mang, dao động vì
không có lý luận để củng cố niềm tin.
Mặt khác, lý luận triết học của ông cũng còn những mặt hạn chế do tư tưởng
của ông là sản phẩm của một thời đại nhất định, do ông là đại biểu của giai cấp tư sản
Trung Quốc mặc dù lúc đó có vai trò tiến bộ. Những mặt hạn chế là:
Quan điểm duy vật không triệt để. Khi cho rằng tế bào cũng có tư tưởng, ông
đã chịu ảnh hưởng của vật hoạt luân. Khi cho rằng động lực phát triển của xã hội là
nguyện vọng mưu cầu sự sống của con người thì ông đã rơi vào CNDT lịch sử.
Ông phủ nhận quy luật đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội,
coi đó là một hiện tượng bệnh hoạn cửa sự tiến hóa, phản đối thực hiện chuyên chính
vô sản.



Ông chỉ xuất phát từ lập trường giai cấp tư sản, nêu ra nguyên tắc giúp đỡ lẫn
nhau giữa người với người. Nhà nước cũng chỉ là một tổ chức của sự tương trợ giữa
con người với nhau.
Ông cường điệu vai trò của nhận thức, của lý tính, không thấy tác dụng của
thực tiễn, từ đó không thấy được sức mạnh của nhân dân lao động mà chỉ thấy vai trò
của những nhà trí thức, những người lãnh đạo thuộc tầng lớp trên trong hoạt động
cách mạng.

Mặc dù vậy, những đóng góp của Tôn Trung Sơn với phong trào cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân vô cùng to lớn. Cho đến ngày nay, những tư tưởng của
Tôn Trung Sơn vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc đổi mới ở nước ta. Dân
tộc, dân quyền, dân sinh là vấn đề không bao giờ cũ, góp phần thực hiện thành
công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.



×