Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

QUẢN TRỊ TÀI СHÍNH NÂNG CAO ĐỀ TÀI: PHÂN TÍСH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN GIAI ĐOẠN 20172019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌС NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----***----

TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ TÀI СHÍNH NÂNG CAO

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍСH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN GIAI ĐOẠN 2017-2019

Lớp tín сhỉ

: QTR413(2.1/2021).1

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Bùi Thu Hiền

Nhóm sinh viên thựс hiện : Nguyễn Thị Linh

- 1818810040

Nguyễn Thị Yến Linh - 1818810041
Nguyễn Thị Thủy

Hà Nội, tháng 12 năm 2020

- 1818810079



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN
(MASAN CONSUMER)........................................................................................................... 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Masan Consumer .............................................. 3
1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của Masan Cosumer ......................................................................... 4
1.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................... 4
1.4. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chủ lực của Masan ............................................. 5
1.5. Môi trường kinh doanh ...................................................................................................... 6
1.6. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MASAN CONSUMER
THƠNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT GIAI ĐOẠN 2017-2019
.................................................................................................................................................... 7
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Masan Consumer ................................................. 7
2.2. Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Masan consumer .......................................... 8
2.2.1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ................................................................................ 10
2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ......................................................................... 11
2.3. Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản .............................................................................. 11
2.3.1. Chỉ số khả năng thanh toán ........................................................................................ 11
2.3.2. Tỷ số cơ cấu tài chính .................................................................................................. 15
2.3.3. Tỷ số về hiệu quả hoạt động ........................................................................................ 18
2.3.4. Chỉ số về khả năng sinh lời ......................................................................................... 23
2.3.5. Chỉ số giá thị trường .................................................................................................... 26
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI
CHÍNH CỦA CƠNG TY ....................................................................................................... 28
3.1. Đánh giá tình hình tài chính của Masan giai đoạn 2017-2019 ..................................... 28
3.1.1. Những thành tựu công ty đạt được ............................................................................. 28
3.1.2. Những hạn chế chủ yếu .............................................................................................. 29
3.1.3. Triển vọng năm 2020 ................................................................................................... 29
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính ..................................................... 30

3.2.1. Quản lý các khoản phải thu ........................................................................................ 30
3.2.2. Khả năng thanh toán ................................................................................................... 30
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quản lý ....................................................................................... 30
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 33
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................... 34
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ...................................................................................... 35
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM .................................................................. 36

1


LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng kinh tế thị trường,
mở cửa hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu: tham gia tích cực vào các tổ chức
quốc tế như WTO, APEC, AFTA, TPP… và ký nhiều hiệp định song phương và đa
phương. Hệ thống doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển theo hướng đa dạng
hóa các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở hữu. Hội nhập kinh tế ngày càng diễn ra
sâu và rộng hơn, quy luật sinh tồn và đào thải ngày càng tỏ rõ sức mạnh trong cuộc cạnh
tranh dữ dội để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nếu như không sự chuẩn bị
và nâng cao năng lực với tầm nhìn dài hạn, sẽ rất nhiều doanh nghiệp Việt sẽ đuối sức
khi bơi ra biển lớn, nhất là khi sự bao bọc từ các chính sách hỗ trợ của chính phủ yếu
dần và khơng cịn nữa. Từ đó đặt ra u cầu cấp thiết đối với nhà quản lý, quản trị doanh
nghiệp, đặc biệt là quản trị tài chính doanh nghiệp cần hiểu biết và có kiến thức cơ bản
về phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thơng tin về tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn trở thành công cụ hết sức
quan trọng trong quản lí kinh tế. Phân tích tài chính cung cấp cho nhà quản lí cái nhìn
tổng quan về thực trạng doanh nghiệp hiện tại, dự báo các vấn đề tfai chính trong tương
lai, cung cấp cho nhà đầu tư tình hình phát triển và hiệu quả hoạt động. Từ những chỉ

tiêu phân tích giúp doang nghiệp tìm ra hướng đi đúng đắn, có các chiến lược và quyết
định kịp thời nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Vì vậy nhóm lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần hàng
tiêu dùng Masan”. Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan là một trong những doanh
nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng hàng đầu Việt Nam, có thi trường lớn và ổn định.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN (MASAN CONSUMER)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Masan Consumer
1996: Ngày 01 tháng 04 năm 1996, Masan đã thành lập một Công ty tại Nga để
nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm thực phẩm ở thị trường Đông Âu. Ngày 20 tháng 06
năm 1996, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến,
chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị.
2000: Ngày 31 tháng 05 năm 2000, Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp và
Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập
khẩu.
2002: Vào năm 2002, để xâm nhập vào thị trường nội địa đầy tiềm năng, Công ty
đã chuyển hướng từ việc kinh doanh xuất khẩu sang thị trường trong nước bằng việc
cho ra đời thương hiệu “Chinsu”. Sự thành công của Chinsu là một tiếp nối thành công
của “Nam Ngư” và “Tam Thái Tử” vào năm 2007.
2003: Ngày 01 tháng 08 năm 2003, Công ty Cổ phần Công nghiệp - Kỹ nghệ Thương mại Việt Tiến sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu
Minh Việt, sau đó Cơng ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại
Ma San (Công Ty), với tổng vốn điều lệ là 28.500.000.000 đồng.
2009: Ngày 01 tháng 07 năm 2009, Công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh: Sản
xuất Gia vị (khơng sản xuất tại trụ sở chính) và Sản Xuất Hương Liệu (trừ sản xuất hóa
chất cơ bản). Ngày 22 tháng 12 năm 2009, Công ty thay đổi trụ sở đến Tầng 12, Toà
nhà Kumho Asiana Plaza Saigon, số 39 Lê Duẩn, Phường Bến nghé, Quận 1, Thành phố

Hồ Chí Minh.
2011: Ngày 09 tháng 03 năm 2011, Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng
Tiêu dùng Ma San. Ngày 15 tháng 04 năm 2011, Công ty phát hành cổ phiếu phổ thông
cho Công ty Quản Lý Đầu Tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR) tương đương 10% vốn
điều lệ sau phát hành. Ngày 17 tháng 10 năm 2011 & ngày 04 tháng 11 năm 2011, Công
ty mua 50,25% cổ phần Cơng ty Cổ phần Vinacafé Biên Hịa.
2012: Tháng 12 năm 2012, Công ty mua thêm 2,95% cổ phần của Công ty
2013: Ngày 01 tháng 02 năm 2013, Công ty mua thành cơng 24,9% cổ phần Cơng
ty Cổ phần Nước khống Vĩnh Hảo. Tháng 03 năm 2013, Công ty mua thêm 38,61% cổ
phần Cơng ty Cổ phần Nước khống Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần nắm giữ lên
63,51%.
2014: Ngày 30 tháng 12 năm 2014, Công ty TNHH Một thành viên Thực phẩm
Masan - công ty con của Công ty chào mua thành công 32,8% cổ phần Công ty Cổ phần
Thực phẩm Cholimex.
2015: Ngày 14 tháng 01 năm 2015, Công ty TNHH Một thành viên Thực Phẩm
Masan - công ty con của Công ty mua 99,99% cổ phẩn Công ty Cổ phẩn Thực phẩm
Dinh dưỡng Sài Gòn. Ngày 10 tháng 06 năm 2015, Cơng ty thay đổi tên thành “CƠNG
TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN”. Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Công ty
3


TNHH Một thành viên Masan Beverage - công ty con của Cơng ty hồn tất mua 65%
cổ phần Cơng ty Cổ phần Nước khoáng Quảng Ninh.
2016: Ngày 06 tháng 01 năm 2016 và ngày 29 tháng 4 năm 2016, Công ty TNHH
Một thành viên Masan Beverage - Công ty con của Cơng ty hồn tất việc mua thêm
24,61% cổ phần Cơng ty Cổ phần Nước khống Vĩnh Hảo, nâng tổng số cổ phần sở hữu
tại Vĩnh Hảo lên 88,56%. Tháng 02 năm 2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan
Beverage cũng nâng sở hữu cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa lên 60,16%. Đầu tháng
12/2016, Công ty TNHH Một thành viên Masan Beverage nâng tiếp sở hữu cổ phần tại
Vinacafe Biên Hịa lên 68,46%.

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của Masan Cosumer
Tầm nhìn
+ Cơng ty hàng tiêu dùng dẫn đầu Việt Nam xét về doanh số, lợi nhuận và sự nhận
biết thương hiệu.
+ Đáp ứng nhu cầu hàn ngày của gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam
+ Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu, và được công nhận là môi trường làm việc
tốt nhất Việt Nam, và là biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào của người Việt.
Sứ mệnh
+ Hàng ngày nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng Việt Nam.
+ Làm vui lòng, hài lòng người tiêu dùng Việt Nam.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty:

Cơ cấu tổ chức của Masan consumer được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

4


1.4. Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm chủ lực của Masan
Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan là một trong những thương hiệu có giá trị ở
Việt Nam và nằm trong top dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng. Giá trị của thương hiệu
được mọi người biết đến đặc biệt qua sản xuất và phân phối các sản phẩm thực phẩm và
nước giải khát.
Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm của Masan Group
Bán buôn thực phẩm, đồ uống và bán buôn tổng hợp; Sản xuất đồ uống khơng cồn,
nước khống; Sản xuất sản phầm từ plastic; Sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và sản phẩm tương
tự; Sản xuất dầu, mỡ động thực vật; Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn. Ngồi ra
cịn sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản; Chế biến và bảo quản thực phẩm:
thịt, rau quả, thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, sữa và các sản phẩm từ sữa; Dịch vụ
ăn uống khác...

Các sản phẩm chủ lực của Masan comsumer:
+ Nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi: Mỳ ăn liền, cháo ăn liền, xúc xích với các
sản phẩm chủ lực như: Mì Omachi, Kokomi, cháo Kokomi, v.v…
+ Nhóm ngành hàng gia vị: nước chấm, nước tương, tương ớt, gia vị với các sản
phẩm chủ lực như nước mắm Chinsu, nước mắm Nam Ngư, nước tương Chinsu, nước
tương Tam Thái Tử, tương ớt Chinsu, v.v…
+ Nhóm ngành hàng đồ uống: nước khống, nước uống đóng chai, nước khoáng
chanh muối với các sản phẩm chủ lực như nước khoáng Vĩnh Hảo, nước khoáng Quang
Hanh, nước khoáng Quang Hanh - Faith vị Chanh muối, Nước khoáng Quang Hanh –
Blizka vị Mơ muối, nước tăng lực vị cà phê Wake up 247, v.v…

5


+ Nhóm ngành hàng cà phê: cà phê hịa tan, nước tăng lực với các sản phẩm chủ
lực như cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafe Biên Hòa, cà phê Wake up Sài Gòn, cà phê
Chất, cà phê De Nam, v.v…
1.5. Môi trường kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của cơng ty chủ yếu tại Việt Nam, do đó hiệu quả và chất
lượng tài sản của công ty phụ thuộc rất lớn vào sự bình ổn của kinh tế Việt Nam. Môi
trường kinh tế của Việt Nam cũng như các yếu tố bên ngoài như sự phát triển kinh tế
trên tồn cầu Châu Á và thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh
của Masan.
Các yếu tố kinh tế vĩ mơ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động bao gồm chỉ tiêu
và mua sắm cá nhân, nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, mặt
hàng giá cả hàng hóa, gánh nặng trả nợ của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp và khả
năng cho vay tín dụng cũng như các yếu tố khác như sự lây lan của dịch bệnh, thiên
tai....
Năm 2020, nền kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ gia tăng
tiêu dùng do thu nhập khả dụng ngày càng cao, tầng lớp trung lưu đơng hơn, tốc độ đơ

thị hóa cao và hệ thống ngân hàng có chất lượng tài sản tốt hơn. Năm 2020, nền kinh tế
được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch toàn cầu COVID-19 và các tác động
khác.
Bất kỳ biến động nào về giá nguyên liệu đầu vào trong năm 2020 cũng tác động xấu
dẫn đến biên lợi nhuận giảm trong những ngành kinh doanh của Masan. Sự gián đoạn
của chuỗi cung ứng và khả năng mất giá của tiền đồng Việt Nam so với đồng đơ la Mỹ
có thể khiến cho việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn, từ đó đẩy mặt bằng giá cả
hàng hóa và dịch vụ lên cao.
1.6. Đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành: Sản phẩm hiện tại của công ty được tiêu
thụ trên cả nước. Hiện tại cả nước có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
với nhiều quy mơ khác nhau. Điển hình như các cơng ty lớn như: Công ty Vina Acecook,
Asia food….
Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Trong những năm gần đây, việc có nhiều các tập
đoàn, các doanh nghiệp sản xuất trong nước tham gia vào thị trường ngành hàng tiêu
dùng. Tuy nhiên họ chỉ tham gia vào những ngành hàng nhỏ. Các đối thủ cạnh tranh
tiềm tàng trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như nước tương,
nước mắm, tương ớt, mì ăn liền… nên họ có khả năng nắm bắt được thói quen tiêu dùng
của khách hàng rất rõ, nguyên liệu đầu vào, máy móc, thiết bị, cơng nghệ sản xuất có
những điểm tương đồng và rất dễ tìm. Mặt khác với chính sách mở cửa, khuyến khích
đầu tư nước ngồi của Nhà nước ngày càng thơng thống sẽ thu hút thêm các cơng ty
đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này.

6


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MASAN CONSUMER
THƠNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT GIAI
ĐOẠN 2017-2019
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Masan Consumer

BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH HỢP NHẤT
2017

2018

2019

Đơn vị triệu đồng

Kiểm toán

Kiểm toán

Kiểm toán

Doanh thu gộp

13.422.927

17.290.254

19.112.348

Các khoản giảm trừ

(209.286)

(283.778)

(624.807)


Doanh thu thuần

13.213.640

17.006.476

18.487.542

Giá vốn hàng bán

(7.181.059) (9.388.082) (10.529.868)

Lợi nhuận gộp

6.032.581

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

7.618.393

(3.734.884) (4.078.103)

Thu nhập tài chính

7.957.674
(3.832.573)

456.988


550.227

619.848

(135.643)

(182.528)

(24.141)

5.318

5.318

7.978

2.624.362

3.913.307

4.512.786

(2.394)

(18.902)

(21.006)

Lợi nhuận trước thuế


2.621.968

3.894.405

4.491.779

Thuế

(375.970)

(496.926)

(430.101)

Lợi nhuận sau thuế

2.245.998

3.397.479

4.061.678

114.150

30.390

35.187

2.131.848


3.367.089

4.026.491

Chi phí tài chính
Phần lãi trong một cơng ty liên kết
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Kết quả từ các hoạt động khác

Cổ đơng khơng kiểm sốt
CHỦ SỞ HỮU CỦA CƠNG TY

Doanh thu thuần
Năm 2018, doanh thu thuần của Masan Consumer đạt 17.006 tỷ đồng, tăng 28,74%
so với năm 2017. Động lực thúc đẩy tăng trưởng nhờ vào thành công trong việc cao cấp
hóa sản phẩm trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, cùng với việc mở rộng độ
phủ kênh phân phối trong ngành đồ uống.
Năm 2019, doanh thu thuần của Masan Consumer đạt 18.488 tỷ đồng, tăng 8,7% so
với năm 2018. Động lực thúc đẩy tăng trưởng nhờ vào thành công trong việc giới thiệu
các sản phẩm sáng tạo, cao cấp trong ngành hàng thực phẩm cùng với việc mở rộng
danh mục đồ uống.
Biên lợi nhuận gộp

7


Biên lợi nhuận gộp đạt 44,8% trong năm 2018 so với 45,7% trong năm 2017, giảm 86
điểm cơ bản. Tăng trưởng mạnh ở các ngành hàng có biên lợi nhuận cao như ngành hàng
gia vị và nước tăng lực đã bù vào ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu tăng.
Biên lợi nhuận gộp của Masan Consumer đạt 43% trong năm 2019 giảm 1,7% so

với 44,7% trong năm 2018. Mức giảm chủ yếu do tỷ suất lợi nhuận thấp đến từ sản phẩm
hạt nêm và thực phẩm tiện lợi và được bù đắp từ tỷ suất lợi nhuận cao của ngành nước
tăng lực.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) trong năm 2018 đạt 4.078 tỷ
đồng, so với mức 3.735 tỷ đồng trong năm 2017. SG&A theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
thuần trong năm 2017 giảm từ 28,3% xuống 24,0% trong năm 2018 chủ yếu từ việc
giảm chi phí bán hàng.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) trong năm 2019 đạt 3.832 tỷ
đồng, so với mức 4.078 tỷ đồng trong năm 2018. SG&A theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
thuần giảm từ 24% trong năm 2018 xuống 20,7% trong năm 2019, do tối ưu hóa chi phí
marketing và chi phí khuyến mãi.
Lợi nhuận thuần tài chính
Lợi nhuận tài chính thuần trong năm 2018 là 368 tỷ đồng so với 321 tỷ đồng năm
2017, tăng 14,4% do tối ưu hóa dịng tiền.
Lợi nhuận thuần tài chính trong năm 2019 đạt 380 tỷ đồng so với 368 tỷ đồng năm
2018, tăng 3,3% do tối ưu hóa các dịng tiền.
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế năm 2018 đạt 3.397 tỷ đồng, tăng 51,3% so với năm 2017 nhờ
tăng trưởng doanh thu thuần và cải thiện Biên lợi nhuận EBITDA.
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2019 đạt 4.062 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm
2018 nhờ tối ưu hóa chi phí marketing và khuyến mãi và mức tăng 8,7% từ doanh thu
thuần.
2.2. Tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của Masan consumer
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
31/12/2017

31/12/2018

31/12/2019


Đơn vị triệu đồng

Kiểm toán

Kiểm toán

Kiểm toán

TÀI SẢN NGẮN HẠN

5.793.076

3.633.456

6.006.835

Tiền và các khoản tương đương tiền

4.235.913

1.669.120

2.191.361

Đầu tư tài chính ngắn hạn

154.259

251.200


193.304

Phải thu thuần từ hoạt động kinh doanh

309.526

441.229

543.205

Phải thu khác

38.698

17.051

1.863.402

Hàng tồn kho

1.010.974

1.215.429

1.168.106

8



Tài sản ngắn hạn khác

43.076

39.427

47.457

TÀI SẢN DÀI HẠN

11.851.981

13.419.349

14.462.772

Các khoản phải thu dài hạn

6.237.572

8.205.003

8.935.014

Tài sản cố định

4.412.913

4.077.188


4.156.809

Tài sản cố định hữu hình

3.241.037

3.087.400

3.306.841

Tài sản cố định vơ hình

1.171.896

989.788

849.968

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

252.152

230.564

561.015

Đầu tư tài chính dài hạn

249.392


249.392

249.392

Tài sản dài hạn khác

699.931

657.202

560.542

TỔNG TÀI SẢN

17.645.057

17.052.805

20.469.607

NỢ NGẮN HẠN

5.947.096

5.917.950

7.743.868

Vay và nợ ngắn hạn


3.387.678

3.279.081

5.113.137

Phải trả người bán

801.574

996.133

1.098.801

Người mua trả tiền trước

35.712

48.884

42.571

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

224.312

283.813

396.613


25

286

444

Chi phí phải trả

893.632

1.267.089

1.050.522

Các khoản phải trả, phải nộp khác

604.164

42.663

41.779

NỢ DÀI HẠN

366.133

253.643

318.773


Vay và nợ dài hạn

95.998

41.142

126.321

Nợ dài hạn khác

270.135

212.501

192.452

NỢ PHẢI TRẢ

6.313.229

6.171.593

8.062.640

VỐN CHỦ SỞ HỮU

11.331.827

10.881.212


12.406.967

Vốn cổ phần

5.421.328

6.279.291

7.229.246

Thặng dư vốn cổ phần

5.088.056

4.292.501

3.555.999

Vốn khác của chủ sở hữa

-265.776

-265.776

-265.776

-1.640.253

-1.640.253


-1.640.253

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

2.951

5.398

13.597

Quỹ đầu tư phát triển

22.732

22.732

22.732

2.226.022

1.962.584

3.244.394

466.766

224.734

247.027


17.645.057

17.052.805

20.469.607

Phải trả người lao động

Cổ phiếu quỹ

Lợi nhuận chưa phân phối
Lợi ích cổ đơng khơng kiểm sốt
TỔNG NGUỒN VỐN

9


2.2.1.

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

21%

29
%


33%

67%
Tài sản ngắn
hạn
Tài sản dài hạn

71
%

79%
Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn

tài sản dài hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền
Tại ngày 31/12/2018, Masan Consumer nắm giữ 9.354 tỷ đồng số dư tiền (bao gồm
các khoản tiền gửi và các khoản đầu tư có lãi khác), giảm 9,1% từ mức 10.287 tỷ đồng
tại ngày 31/12/2017. Mức giảm này là mua thêm cổ phần trong cơng ty Vinacafé Biên
Hịa, việc chi trả cổ tức bằng tiền 2.917 tỷ đồng trong năm 2018 và cấn trừ với dòng tiền
tăng từ hoạt động kinh doanh.
Tại ngày 31/12/2019, Masan Consumer nắm giữ 11.845 tỷ đồng số dư tiền (bao
gồm các khoản tiền gửi và các khoản đầu tư có lãi khác), tăng 26,6% từ mức 9.354 tỷ
đồng tại ngày 31/12/2018. Mức tăng này chủ yếu từ các dòng tiền do hoạt động điều
hành.

Tài sản cố định
Tại ngày 31/12/2018, tổng tài sản cố định (bao gồm chi phí xây dựng cơ bản dở
dang) đạt 4.308 tỷ đồng, giảm 8% từ 4.665 tỷ đồng so với ngày 31/12/2017. Tài sản cố
định của chúng tôi không thay đổi nhiều, giá trị đầu tư tăng thêm trong năm gần như cân
bằng với mức khấu hao. Năm 2018, Masan đã thực hiện đầu tư hoàn tất và đưa vào sử
dụng các dự án chính lớn gồm dây chuyền thiết bị sản xuất các dòng sản phẩm sốt sệt,
dây chuyền sản xuất Chin-Su tỏi ớt, dây chuyền sản xuất Mì ly có thịt Omachi tại Bình
Dương.
Tại ngày 31/12/2019, tổng giá trị tài sản cố định (bao gồm chi phí xây dựng cơ bản
dở dang) đạt 4.718 tỷ đồng, tăng 10% từ 4.308 tỷ đồng so với ngày 31/12/2018. Tài sản
cố định tăng chủ yếu từ đầu tư để nâng cấp máy móc thiết bị hiện đại như: dây chuyền
sản xuất các dòng sản phẩm xốt xệt, dây chuyền sản xuất Hạt nêm, dây chuyền sản xuất
Mì hộp. Thêm vào đó, Masan đã xây dựng dây chuyền sản xuất nước tự động tại nhà
máy Masan Nghệ An và đóng gói tự động tại nhà máy Bình Dương.
Đầu tư vào công ty liên kết
Khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm 32,83% lợi ích kinh tế trong Cơng ty
Cổ phần Thực phẩm Cholimex tại thời điểm ngày 31/12/2018.
10


Khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm 32,8% lợi ích kinh tế trong Cơng ty Cổ
phần Thực phẩm Cholimex tại thời điểm ngày 31/12/2019
Tổng tài sản
Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản giảm 3% xuống mức 17.053 tỷ đồng so với
mức 17.645 tỷ đồng vào ngày 31/12/2017 chủ yếu do việc thay đổi vốn lưu động.
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản tăng 20% từ mức 17.053 tỷ đồng tại ngày
31/12/2018 lên mức 20.470 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019 chủ yếu do việc tăng các khoản
tiền và tương đương tiền, tài sản cố định cao hơn và thay đổi vốn lưu động.
2.2.2.


Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Năm 2018

Năm 2017

36%
64%

Năm 2019

36%

39%
61%

64%

Nợ phải trả

Nợ phải trả

Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Các khoản vay

Tính đến ngày 31/12/2018, các khoản vay ngắn và dài hạn giảm 5% xuống 3.320 tỷ
đồng từ mức 3.483 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017, chủ yếu là do giảm khoản vay ngắn
hạn để phục vụ vốn lưu động.
Tính đến ngày 31/12/2019, các khoản vay ngắn và dài hạn tăng 57,8% từ mức 3.320
tỷ đồng tại ngày 31/12/2018 lên mức 5.239 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019, chủ yếu là do
tăng khoản vay ngắn hạn để phục vụ vốn lưu động.
Vốn chủ sở hữu
Tính đến ngày 31/12/2018, vốn chủ sở hữu đạt 10.881 tỷ đồng, giảm 4% so với mức
11.332 tỷ đồng vào ngày 31/12/2017. Mức giảm vốn chủ sở hữu này chủ yếu do ảnh
hưởng của chi cổ tức 2.363 tỷ đồng và ảnh hưởng từ việc mua thêm cổ phần tại cơng ty
Vinacafé Biên Hịa, một cơng ty con, với giá cao hơn giá trị sổ sách.
Tính đến ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu đạt 12.407 tỷ đồng, tăng 14% so với
mức 10.881 tỷ đồng vào ngày 31/12/2018. Mức tăng chủ yếu do tăng trưởng từ Lợi
nhuận thuần sau thuế TNDN.
2.3. Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản
2.3.1. Chỉ số khả năng thanh toán
a. Tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn

11


Bảng 2.1. Bảng tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Tài sản
ngắn
hạn
Nợ
ngắn

hạn
Tỷ số

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2017-2018
Tương
Tuyệt đối
đối

2018-2019
Tương
Tuyệt đối
đối

5.793.076

3.633.456

6.006.835

-2.159.620

-37,28%

2.373.379


65,32%

5.947.096

5.917.950

7.743.868

-29.146

-0,49%

1.825.918

30,85%

0,97

0,61

0,78

-0.36

-37,11%

0,17

27,87%


Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn
Triệu đồng

Lần

8,000,000

1.2
0,97

0,61

6,000,000

0,78

0.9

4,000,000

0.6

2,000,000

0.3

0

-


0
Năm 2017
Tài sản NH

Năm 2018
Nợ NH

Năm 2019
Tỷ số thanh toán NH

Hệ số thanh toán ngắn hạn trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 nên có thể thấy doanh nghiệp
khơng đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Cụ
thể:
Giai đoạn 2017-2018:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn năm 2017 là 0,97, nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì
được đảm bảo bằng 0,97 đồng tài sản lưu động. Đến năm 2018, tỷ số này giảm xuống
còn 0,61 tức giảm 0,36 so với năm 2017, hay nói cách khác mức độ trang trải đối với
nợ ngắn hạn cuối năm 2018 giảm so với năm 2017. Nguyên nhân chính là do tài sản
ngắn hạn giảm 37,28% (các khoản đầu tư ngắn hạn giảm)
Giai đoạn 2018-2019:
Tỷ số này tăng so với năm trước từ 0,61 lên 0,78 tăng 0,17. Nguyên nhân là do tài
sản ngắn hạn tăng 65,32% và nợ ngắn hạn tăng 30,85%.
Tuy nhiện, trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản
cao và những khoản mục có tinh thanh khoản thấp nên hệ số thanh khoản tạm thời vẫn
12


chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vậy nên ta tiếp tục phân
tích tỷ số thanh tốn nhanh để đạt được mức độ chính xác hơn.

b. Tỷ số thanh tốn nhanh
Bảng 2.2. Bảng phân tích tỷ số thanh tốn nhanh
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Tài sản có
tính thanh
khoản cao
Nợ ngắn
hạn
Tỷ số
thanh toán
nhanh

2017-2018
Tương
Tuyệt đối
đối

2018-2019
Tương
Tuyệt đối
đối

4.838.729

2.364.075

-49,44%


2.420.702

100,11%

5.917.950

7.743.868

-29.146

-0,49%

1.825.918

30,85%

0,41

0,62

-0,39

-48,75%

0,21

51,22%

Năm 2017


Năm 2018

Năm 2019

4.782.102

2.418.027

5.947.096

0,80

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Triệu đồng

Lần
1

8,000,000
0.8
6,000,000

0.62
0.41

4,000,000

0.75
0.5


2,000,000

0.25

0

0
Năm 2017

Năm 2018

Tài sản có tính thanh khoản cao

Nợ ngắn hạn

Năm 2019
Tỷ số thanh toán nhanh

Ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty thấp (<1), không đảm bảo được khả
năng thanh tốn nhanh. Ngun nhân là do hàng tơn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong
tài sản. Tỷ số này năm 2018 giảm so với năm 2017 và tăng không đáng kể vào cuối năm
2019.
Giai đoạn 2017-2018: Khả năng thanh tốn có xu hướng giảm, từ 0,8 xuống 0,41
tức giảm 0,39 (48,5%). Hay nói cách khác, vào cuối năm 2018 cứ một đồng nợ ngắn
hạn thì có 0,41 đồng tài sản có khả năng thanh tốn đảm bảo, giảm 0,39 đồng so với
năm 2017.

13



Giai đoạn 2018-2019: Cuối năm 2019 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp
tăng lên 0,62, tăng 0,21 (51,22%). Nguyên nhân là do tài sản có tính thanh khoản cao
tăng mạnh 100,11%.
Cơng ty cần điều chỉnh lại chính sách quản lý hàng tồn kho để tránh trường hợp bị
gây sức ép từ phía các chủ nợ và đảm bảo khả năng tự chủ về tài chính.
c. Khả năng thanh tốn lãi vay
Bảng 2.3. Bảng phân tích tỷ số thanh tốn lãi vay

Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018 Năm 2019

Chênh lệch
2017-2018
2018-2019
Tương
Tuyệt
Tương
Tuyệt đối
đối
đối
đối

Chi phí lãi
vay

131.877


180.422

235.822

48.545

36,81%

55.400

30,71%

Tổng
LNTT+CP
lãi vay

2.753.845

4.074.827

4.727.601

1.320.982

47,97%

652.774

16,02%


Tỷ số thanh
toán lãi vay

20,88

22,58

20,05

1,70

8,13%

-2,53

-11,20%

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Triệu đồng

Lần

5,000,000

30

4,000,000
3,000,000

20.88


25

22.58
20.05

20

2,000,000
1,000,000

15

0

10
Năm 2017

Tổng LNTT+CP lãi vay

Năm 2018
Chi phí lãi vay

Năm 2019
Tỷ số thanh tốn lãi vay

Thơng qua biểu đồ trên, phân tích ta có thể thấy rằng hệ số thanh tốn vay của công
ty tăng giảm không nhiều, cụ thể:
Giai đoạn 2017-2018:
Năm 2017 hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp là 20,88. Đến năm 2018 thì

tăng lên 22,58, tức tăng 8,13% do tốc độ tăng của lãi vay chậm hơn tốc độ tăng của
EBIT, cụ thể lãi vay tăng từ 131.877 triệu đồng đến 180.422, tương ứng tăng 36,81%,
trong khi đó thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng tăng đạt mức 4.074.827, tương ứng
tăng 47,97% trong năm 2018.
14


Giai đoạn 2018- 2019: Hệ số thanh toán lãi vay năm 2019 lại giảm xuống 20,05,
tức giảm 11,2% so với năm 2018 do tốc độ tăng của lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của
EBIT.
Hệ số thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong 3 năm khơng có sự tăng giảm
không ổn định cho thấy sự quản lý chưa tốt của bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
2.3.2. Tỷ số cơ cấu tài chính
a. Hệ số nợ trên tổng tài sản
Bảng 2.4. Bảng phân tích hệ số nợ trên tổng tài sản
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

2017-2018

Năm 2019

2018-2019

Tuyệt đối


Tương
đối

Tuyệt đối

Tương
đối

Nợ phải
trả

6.313.229

6.171.593

8.062.640

-141.636

-2,24%

1.891.047

30,64%

Tổng tài
sản

17.645.057


17.052.805

20.469.607

-592.252

-3,36%

3.416.802

20,04%

Hệ số nợ

0,36

0,36

0,39

0

0

0,03

8,33%

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện hệ số nợ
Triệu đồng


Lần

25,000,000

1

20,000,000
15,000,000
10,000,000

0.36

0.36

0.39

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

0.5

5,000,000
0

0
Nợ phải trả


Tổng tài sản

Hệ số nợ

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy trong giai đoạn 2017-2019, tài sản và nợ phải trả của
Masan có sự thay đổi.
Giai đoạn 2017-2018:
Năm 2017, hệ số nợ là 0,36 – tức cứ một đồng tài sản của công ty thì sẽ có 0,36
đồng nợ. Đến năm 2018, tỷ số này gần như không thay đổi do nợ phải trả giảm 141636
triệu đồng (2,24%) và tổng tài sản giảm 592252 triệu đồng (3,36%) so với năm 2017.
15


Giai đoạn 2018-2019:
Trong giai đoạn này hệ số nợ có xu hướng tăng từ 0,36 lên 0,39 – tức tăng 0,03 hay
8,33% so với năm trước. Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 1891047 triệu đồng
(30,64%) còn tổng tài sản tăng 3416802 triệu đồng (20,04%) so với năm 2018.
b. Hệ số vốn chủ sở hữu (VCSH)
Bảng 2.5. Bảng phân tích hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Chênh lệch
Chỉ
tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019


2017-2018
Tương
Tuyệt đối
đối

2018-2019
Tương
Tuyệt đối
đối

VCSH

11.331.827

10.881.212

12.406.967

- 450.615

-3,98%

1.525.755

14,02%

17.645.057

17.052.805


20.469.607

- 592.252

-3,36%

3.416.802

20,04%

0,64

0,64

0,61

0

0

-0,03

-4,69%

Tổng
tài sản
Hệ số
VCSH

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện hệ số vốn chủ sở hữu

Triệu đồng

Lần
1

25,000,000
20,000,000
0.64

0.64

0.61

15,000,000
0.5
10,000,000

5,000,000
0

0
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản

Giai đoạn 2017-2018:
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản năm 2017 là 0,64, nghĩa là cứ 1 đồng tài sản

thì sẽ có 0,64 đồng vốn chủ sở hữu. Đến năm 2018 tỷ số vẫn ở mức 0,64 do vốn chủ sở
hữu giảm 3,98% (450615 triệu đồng) và tổng tài sản cũng giảm 3,36% (592252 triệu
đồng).
Giai đoạn 2018-2019:
Năm 2019, hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là 0,61 giảm 4,69% (0,03) so với
năm 2018. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của năm 2019 đạt 12406967 triệu đồng
tăng 1525755 triệu đồng (14,02%) so với năm 2018 nhưng tổng tài sản năm 2019 lại
tăng 3416802 triệu đồng (20,04%) so với năm 2018.Tức tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu
tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản ( 14,02% < 20,04%).
16


c. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (VCSH)
Bảng 2.6. Bảng phân tich hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu
Nợ phải
trả
Vốn chủ
sở hữu
Hệ số nợ
trên
VCSH

Chênh lệch
2017-2018
2018-2019
Tuyệt
Tương
Tương

Tuyệt đối
đối
đối
đối

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

6.313.229

6.171.593

8.062.640

-141636

-2,24%

1.891.047

30,64%

11.331.827

10.881.212

12.406.967


-450.615

-3,98%

1.525.755

14,02%

0,56

0,57

0,65

0,01

1,86%

0,08

14,04%

Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Triệu đồng

Lần
1

15,000,000

12,000,000

0.65
0.57

0.56

9,000,000

0.5
6,000,000
3,000,000
0

0
Năm 2017

Nợ phải trả

Năm 2018

Vốn chủ sở hữu

Năm 2019
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Nhìn chung hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần qua các năm trong
giai đoạn 2017-2019. Tỷ số này hữu ích đối với các nhà cho vay dài hạn bởi vì nó ảnh
hưởng đến sự đảm bảo của các khoản tín dụng của người cho vay.
Giai đoạn 2017-2018: Năm 2018, nợ phải trả giảm 141636 triệu đồng tức giảm

2,24% so với 2017, đồng thời vốn chủ sở hữu cũng giảm 450615 triệu đồng tức giảm
3,98%. Vì vậy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 0,01 (1,86%) từ 0,56 lên 0,57 do vốn
chủ sở hữu giảm sâu hơn nợ phải trả trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2018-2019: Trong giai đoạn này thì hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng
0,08 (14,04%) từ 0,57 lên 0,65. Nguyên nhân là do Nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ
tăng vốn chủ sở hữu, nợ phải trả tăng 1891047 triệu đồng tương đương với 30,64% và
vốn chủ sở hữu tăng 1525755 triệu đồng (14,02%).
17


2.3.3. Tỷ số về hiệu quả hoạt động
a. Vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.9. Bảng phân tích tỷ số hoạt động hàng tồn kho
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Giá bán
hàng bán
Hàng
TKBQ
Vòng quay
HTK
Số ngày
tồn kho

Năm 2017

Năm 2018 Năm 2019

2017-2018

Tương
Tuyệt đối
đối

2018-2019
Tương
Tuyệt đối
đối

7.181.058

9.388.082

10.529.868

2.207.024

30,73%

1.141.786

12,16%

863.448

1.113.202

1.191.768

249.754


28,93%

78.566

7,06%

8,32

8,43

8,84

0,12

1,40%

0,40

4,77%

43,29

42,69

40,74

-0,6

-1,38%


-1,94

-4,55%

Biểu đồ 2.9. Biểu đồ tỷ suất hoạt động hàng tồn kho
Triệu đồng
12,000,000

8.84

Vòng
9.00
8.80

9,000,000
8.60

8.43
6,000,000

8.32

8.40
8.20

3,000,000
8.00

0


7.80
Năm 2017

Giá vốn hàng bán

Năm 2018
Hàng tồn kho BQ

Năm 2019
Vòng quay hàng tồn kho

Nhìn biểu đồ ta thấy số vịng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể:
Giai đoạn 2017-1018: Năm 2017, số vòng quay hàng tồn kho là 8,32 nghĩa là thời
gian hàng hóa ở trong kho trước khi ra bán trung bình là 43,29 ngày (do đối với sản
phẩm là thực phẩm, đồ uống đóng gói, chai với đặc điểm thời hạn sử dụng ngắn nên số
vòng quay hàng tồn kho cao) . Số vòng quay hàng tồn kho cuối năm 2018 là 8,43 tăng
0,12 tức 1,44% so với năm 2017.
Giai đoạn 2018-2019: năm 2019, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tiếp tục tăng và
đạt 8,84 vòng, tức là tăng 0,4 vòng, mỗi vòng giảm 1,94 ngày so với năm 2018. Đây là
biểu hiện tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho tăng.

18


Số vòng hàng tồn kho tăng qua các năm cho thấy công ty đang quản lý tốt hàng tồn
kho, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang tiến triển tốt.
b. Số vòng quay khoản phải thu (KP thu)
Bảng 2.10. Bảng phân tích số vịng quay khoản phải thu
Chênh lệch

Chỉ tiêu

Doanh thu
thuần
KP thu
bình qn
Số vịng
quay KP
thu
Kì thu tiền
bình qn

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2017-2018
Tương
Tuyệt đối
đối

2018-2019
Tương
Tuyệt đối
đối

13.213.640


17.006.476

18.487.542

3.792.836

28,70%

1.481.066

8,71%

1.234.715

403.252

1.432.443

- 831.463

-67,34%

1.029.191

255,22
%

10,70

42,17


12,91

31,47

294,11%

- 29,27

-69,40%

33,64

8,54

27,89

- 25,10

-74,61%

19,35

226,58
%

Biểu đồ 2.10. Biểu đồ tỷ số vòng quay khoản phải thu
Triệu đồng
20,000,000


Vòng
50.00

42.17

16,000,000

40.00

12,000,000

30.00

8,000,000

12.91

10.70

4,000,000

20.00
10.00

0

0.00
Năm 2017

Năm 2018


Doanh thu thuần
Số vòng quay khoản phải thu

Năm 2019
Khoản phải thu bình qn

Qua bảng trên có thể thấy số vòng quay khoản phải thu tăng ở năm 2018 và giảm ở
năm 2019 dẫn tới kỳ thu tiền cũng giảm rồi tăng vào 2019. Cho thấy tốc độ thu hồi các
khoản phải thu từ công ty không được ổn định, cụ thể:
Giai đoạn 2017-2018: Năm 2017, số vòng quay khoản phải thu là 10,7 vòng, tức
là trong năm phải mất bình quân 33,64 ngày để thu hồi các khoản nợ. Năm 2018 số vòng
quay khoản phải thu tăng đạt 42,17 vòng, mỗi vòng 8,54 ngày, tức tăng 31,47 vòng
(giảm 25,1 ngày) so với năm 2017. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 28,7% và
khoản phải thu giảm 67,34%. Số vịng quay khoản phải thu có tốc độ tăng mạnh vào
năm 2018 cho thấy tín hiệu tốt trong việc thu hồi công nợ của công ty.
19


Giai đoạn 2018-2019: tốc độ luân chuyển của khoản phải thu năm 2019 giảm mạnh
từ 42,17 vòng xuống 12,91 vòng, tức giảm 29,27 vòng, tương ứng với mỗi vòng tăng
19,35 ngày so với năm 2018. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn
so với khoản phải thu.
c. Vòng quay khoản phải trả (KP trả)
Bảng 2.11. Bảng phân tích số vịng quay khoản phải trả
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Doanh
số mua

hàng
thường
niên
Phải trả
bình
qn
Số vịng
quay KP
trả
Kỳ
thanh
tốn BQ

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2017-2018
Tương
Tuyệt đối
đối

2018-2019
Tương
Tuyệt đối
đối

7.476.111


9.592.537

10.482.545

2.116.426

28,31%

890.008

9,28%

5.881.309

6.242.411

7.117.117

361.103

6,14%

874.706

14,01%

1,27

1,54


1,47

0,27

20,89%

-0,07

-4,56%

283,20

234,27

244,42

-48,93

-17,28%

10,15

4,33%

Biểu đồ 2.11. Biểu đồ tỷ số vòng quay khoản phải trả
Triệu đồng
12,000,000
9,000,000


1.54

1.47

1.27

Vòng
1.80
1.35

6,000,000

0.90

3,000,000

0.45

0

-

Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Doanh số mua hàng thường niên
Phải trả bình qn
Số vịng quay khoản phải trả

Giai đoạn 2017-2018: Số quay vòng khoản phải trả năm 2017 là 1,27 có nghĩa là

trung bình 283,2 ngày thì doanh nghiệp phải trả nợ cho chủ nợ. Năm 2018, số vòng tăng
lên đạt 1,54 vòng, mỗi vòng là 234,27 ngày, tức tăng 0,27 vòng, mỗi vòng giảm 48,93
20


ngày. Nguyên nhân là do doanh số mua hàng thường niên tăng nhiều hơn so với nợ phải
trả bình quân.
Giai đoạn 2018-2019: năm 2019 số vòng quay khoản phải trả có xu hướng giảm
nhẹ, giảm từ 1,54 vịng xuống 1,47 vòng (giảm 4,56% so với năm 2018) mỗi vòng là
244,42 ngày.
Như vậy, qua phân tích về tốc độ luân chuyển khoản phải trả trong 3 năm ta thấy số
quay vòng khoản phải trả của cơng ty thấp và khơng có sự thay đổi nhiều dẫn đến kéo
dài thời gian thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Vấn đề này kéo dài sẽ tác động khơng tích
cực đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
d. vòng quay tài sản cố định
Bảng 2.12. Bảng phân tích tỷ số vịng quay tài sản cố định
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

2017-2018

2018-2019

Tuyệt đối


Tương
đối

Tuyệt đối

Tươn
g đối

Doanh thu
thuần

13.213.640

17.006.476

18.487.542

3.792.836

28,70%

1.481.066

8,71%

Tổng
TSCĐ
bình qn


4.428.803

4.245.051

4.116.999

-183.752

-4,15%

-128.052

3,02%

Tỷ số
vịng quay
của TSCĐ

2,98

4,01

4,49

1,02

34,28%

0,48


12,09
%

Biểu đồ 2.12. Biểu đồ tỷ số vòng quay tài sản cố định
Triệu đồng

Vòng

20,000,000

8.00

15,000,000

6.00
4.01

10,000,000

4.49
4.00

2.98

5,000,000

2.00

0


Năm 2017

Năm 2018

Doanh thu thuần
Tỷ số vịng quay của TSCĐ

Năm 2019
Tổng TSCĐ bình quân

21


Giai đoạn 2017-2018: Tốc độ luân chuyển tài sản cố định năm 2017 là 2,98 vòng.
Năm 2018 số vòng quay tăng lên 4,01 vòng, tức tăng 1,02 vòng (tương ứng 34,28%).
Sang năm 2019, tốc độ luân chuyển tiếp tục tăng lên 4,49, tức tăng 0,49 vòng (tương
ứng tăng 12,09%).
Như vậy nhìn chung qua 3 năm hoạt động, tốc độ luân chuyển tài sản cố định có
xu hướng tăng nhẹ qua từng năm, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do doanh thu
thuần tăng mạnh hơn tổng tài sản cố định, cụ thể năm 2018 doanh thu thuần tăng 28,7%
trong khi tài sản cố định giảm 4,15% so với năm 2017 do giá trị còn lại của tài sản cố
định giảm phần trích khấu hao, năm 2019 doanh thu thuần tăng 8,71 trong khi tổng tài
sản cố định giảm 3,02%
Kết quả phân tích chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có
xu hướng ngày càng tăng. Cơng ty cần phát huy chính sách quản lý của mình để tạo ra
mức doanh thu cao.
e. Vịng quay tổng tài sản
Bảng 2.13. Bảng phân tích vịng quay tổng tài sản
Chênh lệch
Chỉ tiêu


Năm 2017

Doanh thu
thuần
Tổng tài
sản bình
qn
Tỷ số vịng
quay tổng
tài sản

Năm 2018

Năm 2019

2017-2018

2018-2019

Tuyệt đối

Tương
đối

Tuyệt đối

Tương
đối


13.213.640

17.006.476

18.487.542

3.792.836

28,70%

1.481.066

8,71%

17.511.442

17.347.931

18.760.206

-163.511

-0,93%

1.412.275

8,14%

0,75


0,98

0,99

0,23

29,92%

0,01

0,53%

Biểu đồ 2.13. Biểu đồ tỷ số vòng quay tổng tài sản
Triệu đồng
20,000,000

Vòng
2.00

16,000,000

1.60

12,000,000
8,000,000

0.98
0.75

0.99


1.20
0.80

4,000,000

0.40

0

Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình qn
Tỷ số vịng quay tổng tài sản

22


Tốc độ luân chuyển tài sản tăng nhẹ qua 3 năm cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp tốt, cụ thể:
Giai đoạn 2017-2018: tỷ số vòng quay tổng tài sản năm 2017 là 0,75 vòng nghĩa
là cứ 1 đồng tài sản của cơng ty thì tạo ra được 0,75 đồng doanh thu. Năm 2018 tỷ số
vòng quay tổng tài sản tăng từ 0,75 lên 0,98 tức tăng lên 29,92% hay 1 đồng tài sản của
công ty tạo ra nhiều doanh thu hơn so với năm 2017.
Giai đoạn 2018-2019: tốc độ luân chuyển tổng tài sản khơng có sự thay đổi nhiều
so với năm 2018 đạt 0,99 tăng 0,53% so với năm 2018 do doanh thu thuần và tổng tài
sản cùng tăng với tốc độ gần bằng nhau.
2.3.4. Chỉ số về khả năng sinh lời

Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài
chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của tồn bộ q trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và
những giải pháp kĩ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.
a. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Bảng 2.14. Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Chênh lệch
Năm 2017

CHỈ TIÊU

Lợi nhuận sau
thuế

2.245.998

Năm 2018

3.397.479

Doanh thu thuần 13.213.640 17.006.476
Tỷ số lợi
nhuận/Doanh thu

17,00%

19,98%

Năm 2019

2017-2018


2018-2019

Tuyệt đối

Tương
đối

Tuyệt đối

Tương
đối

1.151.481

51%

664.199

20%

18.487.542 3.792.836

29%

1.481.066

9%

4.061.678


21,97%

2,98%

1,99%

Biểu đồ 2.14. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Triệu đồng
20000000
19.98%
16000000

21.97%

25%
20%

17.00%

12000000

15%

8000000

10%

4000000


5%

0

0%
Năm 2017

Lãi ròng

Năm 2018

Doanh thu thuần

23

Năm 2019
Tỷ số lãi ròng/Doanh thu thuần


Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy:
Giai đoạn 2017-1018
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2017 là 17%, tức là cứ 100 đồng doanh thu
thuần đem lại 17 đồng lợi nhuận. So với năm 2017 thì thì tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
năm 2018 tăng 2,98 đồng. Nguyên nhân là do năm 2018 doanh nghiệp hoạt động kinh
doanh hiệu quả giúp doanh thu thần tăng 29% dẫn đến lợi nhần ròng cũng tăng.
Giai đoạn 2018-2019
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu năm 2019 là 21,97%, so với năm 2018 tỷ số lợi
nhuận trên doanh thu là 19,98%. Điều này cho thấy một đồng doanh thu năm 2019 tạo
ra nhiều lợi nhuận hơn so với năm 2018. Nguyên nhân tăng là do doanh nghiệp quản lí
chi phí hiệu quả hơn so với năm 2018. Chi phí giá vốn tăng tương ứng so với doanh thu

tăng thêm, trong khi đó chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp giảm, chi phí tài chính
giảm đến 85%.
b. Tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tai sản (ROA)
Bảng 2.15. Bảng phân tích tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Chênh lệch
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu

2.245.998 3.397.479
17.511.44 17.348.93
1
1
12,83% 19,58%

Lãi rịng
Tổng tài sản bình
qn
ROA

2017-2018

2018-2019

Tuyệt
Tương
Tuyệt
Tương
đối
đối

đối
đối
4.061.678 1.151.481
51% 664.199
20%
18.761.20
-162.510
-1% 1.412.275
8%
6
21,65%
6,76%
2,07%

Biểu đồ 2.15. Biểu đồ tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Triệu đồng
20000000

21.65%

25%

19.58%
20%

15000000
12.83%

15%


10000000
10%
5000000

05%

0

00%
Năm 2017

Lãi ròng

Năm 2018

Tổng tài sản

Năm 2019
Tỷ số lợi nhuận/Tổng tài sản

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ cho thấy:
24


×