Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.51 KB, 40 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng
và giải pháp
Research · January 2018
CITATIONS

READS

0

5,304

1 author:
Anh Mai Nguyen
Ho Chi Minh City Institute for Development Studies (HIDS)
7 PUBLICATIONS 1 CITATION
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

URBAN PLANNING View project

LAND READJUSTMENT View project

All content following this page was uploaded by Anh Mai Nguyen on 03 January 2018.
The user has requested enhancement of the downloaded file.


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN




NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIỆM THU)

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Mai Anh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12-2017


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(TÓM TẮT BÁO CÁO NGHIỆM THU)

Chủ nhiệm đề tài : Ths. Nguyễn Mai Anh (Viện Nghiên cứu phát triển)
Tham gia thực hiện: Ts. Dư Phước Tân (Viện Nghiên cứu phát triển)
KS. Đào Thị Hồng Hoa (Viện Nghiên cứu phát triển)
Ths. Ks. Đỗ Diệp Gia Hợp (Sở Giao thông vận tải)
Ths. Vương Tịnh Mạch (Viện Nghiên cứu phát triển)
Ths. Nguyễn Văn Quốc Thái (Khoa đô thị học - Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn)
Ths. Trương Thanh Thảo (Khoa đô thị học - Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn)

Ths. Nguyễn Thị Cẩm Vân (Viện Nghiên cứu phát triển)
Ths. KTS. Lê Hồng Nhật (Viện Nghiên cứu phát triển)
Ths. Trần Nhật Nguyên (Viện Nghiên cứu phát triển)
Ths. Trịnh Thị Minh Châu (Viện Nghiên cứu phát triển)
CN. Đoàn Diệp Thùy Dương (Khoa đô thị học - Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn)
CN. Phan Đình Phước (TT Phát triển khoa học & cơng nghệ trẻ)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12-2017

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

i


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1.

Đặt vấn đề......................................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 1

3.


Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ SỬ DỤNG VỈA HÈ..................................................................................................4

1.1

Các chức năng của vỉa hè................................................................................. 4

1.2

Những yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè....................................................... 4

1.3

Cơ sở lý luận về giải pháp quản lý sử dụng vỉa hè............................................ 5

CHƢƠNG 2. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG VỈA HÈ
TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI....................................................................................8

2.1

Kinh nghiệm quy hoạch.................................................................................... 8

2.2

Kinh nghiệm tổ chức không gian vỉa hè dành cho người đi bộ.........................8

2.3


Kinh nghiệm quản lý vỉa hè tại một số quốc gia châu Á................................11

2.4

Kinh nghiệm về Quản lý đậu xe trên đường phố............................................ 14

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG
VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.........................................................................................16

3.1

Thực trạng vỉa hè hiện nay tại TP.HCM......................................................... 16

3.2

Thực trạng sử dụng vỉa hè.............................................................................. 17

3.3

Thực trạng quản lý nhà nước về sử dụng vỉa hè hiện nay tại TP.HCM...........18

CHƢƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG VỈA HÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM.........................................................................................................22

4.1 Giải pháp 1 - Xác định các đoạn đường được phép sử dụng tạm thời ngồi
mục đích giao thơng................................................................................................ 22
4.2

Giải pháp 2: Xác định không gian các hoạt động hàng rong..........................24


4.3

Giải pháp 3: Xác định không gian các hoạt động đậu xe có và khơng thu phí 24

4.4

Giải pháp 4: Ban hành quy định về trưng bày hàng hóa, bàn ăn trên vỉa hè...24

4.5

giải pháp 5: Ban hành quy định về bán hàng rong.......................................... 25

4.6 Giải pháp 6: Áp dụng mơ hình hợp tác cơng tư trong quản lý đậu xe trên
đường phố................................................................................................................ 26

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

ii


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

4.7

Giải pháp 7: Xây dựng chính sách mới cho Đội Quản lý đô thị Quận – Huyện
26

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.........................................................................................................28

1. Kết luận............................................................................................................... 28

2. Kiến nghị............................................................................................................. 29
Tài liệu tham khảo................................................................................................... 31

TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ ban nhân dân

QLTTĐT

Quản lý trật tự đô thị

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

iii


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tình trạng sử dụng vỉa hè ngồi mục đích giao thơng:
Vỉa hè tại TP.HCM trong nhiều năm qua bị lấn chiếm để sử dụng vào nhiều
mục đích khác nhau, ảnh hưởng đến an tồn giao thơng khi khách bộ hành phải đi dưới
lịng đường chung với xe cơ giới, cản trở dịng xe lưu thơng gây ra tình trạng ùn tắc
trên nhiều tuyến đường. Vệ sinh môi trường dọc các tuyến đường cũng bị ảnh hưởng
do tình trạng xả rác của các đối tượng sử dụng. Tình trạng lộn xộn, bất quy tắc khi sử
dụng vỉa hè với nhiều mục đích khác nhau gây mất mỹ quan đô thị, tác động không

nhỏ đến cảnh quan chung và hình ảnh của thành phố.
2. Nhiều văn bản pháp luật song khơng quản lý được tình trạng sử dụng vỉa hè lộn
xộn hiện nay:
Nhiều văn bản pháp luật để quản lý sử dụng vỉa hè từ cấp Trung ương đến
Thành phố được ban hành trong hơn 30 năm qua, tuy nhiên tình trạng lộn xộn trên vỉa
hè vẫn diễn ra trên diện rộng không chỉ ở TP.HCM mà cịn ở nhiều đơ thị trên cả nước.
3. Nghiêm cấm các hoạt động trên vỉa hè ngồi mục đích giao thông - các vấn đề kinh
tế xã hội bị bỏ qua:
Vỉa hè là khơng gian cơng cộng vì vậy liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội
của thành phố. Hơn thế nữa, các hoạt động trên vỉa hè đã diễn ra trong suốt quá trình
lịch sử của một thành phố. Vì vậy, khơng thể tách rời hoặc bỏ qua các vấn đề kinh tế
và xã hội liên quan đến vỉa hè.
4. Phí sử dụng vỉa hè đảm bảo công bằng trong xã hội nhưng chưa áp dụng tại
TP.HCM:
TP.HCM vẫn chưa ban hành phí thu sử dụng tạm thời vỉa hè và cần thiết ban
hành phí này trong thời gian tới. Phí sử dụng tạm thời vỉa hè có thể bù đắp một phần
chi phí quản lý và nâng cấp vỉa hè; bên cạnh đó đảm bảo cơng bằng, cơng khai, minh
bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.
Đề tài Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn TP.HCM: thực trạng và
giải pháp sẽ đánh giá lại thực trạng sử dụng vỉa hè, đánh giá khó khăn và vướng mắc
của của Ủy ban nhân dân quận/huyện trong công tác quản lý vỉa hè, kinh nghiệm quản
lý của một số quốc gia trong nước và trên thế giới, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý
vỉa hè hiệu quả.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sử dụng và thực trạng quản lý sử dụng vỉa hè trên các
tuyến đường thuộc địa bàn TP.HCM
Mục tiêu 2: Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng vỉa hè hiệu quả tại TP.HCM.


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp


3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài thuộc loại nghiên cứu ứng dụng nên hướng tiếp cận chính là phương pháp khảo
sát thực tiễn và phân tích thực trạng các văn bản quản lý nhà nước hiện hành để làm rõ
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới cũng
đã trải qua những khó khăn trong công tác quản lý vỉa hè tương tự thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, kinh nghiệm của các quốc gia, các thành phố trên thế giới sẽ được phân
tích, đánh giá khả năng áp dụng và áp dụng như thế nào trong bối cảnh cụ thể của
thành phố.
3.1.

Phương pháp tổng hợp tài liệu

Đề tài tham khảo tài liệu trong nước để làm rõ thực trạng vỉa hè tại thành phố và kinh
nghiệm quản lý vỉa hè tại một số tỉnh thành. Tài liệu trong nước bao gồm số liệu thống
kê và các báo cáo của Sở Giao thông vận tải, Ban An tồn giao thơng, Ủy ban nhân
dân quận/huyện về cơng tác đảm bảo trật tự lịng đường, vỉa hè.
Bên cạnh tài liệu trong nước, các tài liệu nước ngồi sẽ cung cấp thơng tin về
các yếu tố tác động đến việc sử dụng vỉa hè ngoài mục đích giao thơng, kinh nghiệm
quy hoạch, tổ chức khơng gian và quản lý vỉa hè tại một số thành phố trên thế giới, đặc
biệc là các thành phố châu Á có bối cảnh phát triển tương tự TP.HCM.
3.2.

Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

Khảo sát bảng hỏi với đối tượng là những người đang sử dụng trực tiếp vỉa hè sẽ có
những thơng tin chính xác nhất về thực trạng sử dụng vỉa hè, nhu cầu sử dụng vỉa hè
và thực trạng quản lý vỉa hè. Thành viên nhóm khảo sát trực tiếp hỏi đối tượng sử dụng
theo các câu hỏi trong bảng hỏi. Ba đối tượng khảo sát gồm: (1) các hộ kinh doanh
bn bán trưng bày hàng hóa trên vỉa hè; (2) hàng rong cố định và (3) hàng rong di

động. Tổng cộng có 407 bảng hỏi cho 3 đối tượng.
Địa bàn khảo sát gồm Quận 1 (quận trung tâm), Quận Gò Vấp (quận kế cận khu
trung tâm), Quận Bình Tân (quận nội thành phát triển) và các điểm nóng về sử dụng
vỉa hè bao gồm: Chợ Thái Bình (Quận 1), Chợ An Đơng (Quận 5), Bệnh viện Chợ Rẫy
(Quận 5, Quận 11), Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Quận 10).
Nội dung khảo sát chính bao gồm:
-

Thơng tin chi tiết của từng loại hình: loại hàng hóa kinh doanh buôn bán, mặt hàng
kinh doanh buôn bán, thời gian kinh doanh buôn bán trong ngày, trang thiết bị sử
dụng để kinh doanh bn bán, vị trí vỉa hè sử dụng; chiều dài, chiều rộng, chiều
cao, diện tích vỉa hè sử dụng, diện tích chiếm chỗ của thiết bị kinh doanh buôn bán,
quan hệ với chủ nhà mặt tiền và công trình mặt tiền, khách hàng ...

-

Thơng tin về các loại thuế, phí hiện nay người sử dụng vỉa hè đang chi trả.

-

Thơng tin về tập huấn kỹ năng (phịng cháy chữa cháy, mơi trường, an tồn vệ sinh
thực phẩm, …)

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

2


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp


-

Thông tin về quản lý vỉa hè của các cơ quan chức năng.

-

Thơng tin về khả năng trả phí và ý kiến về các giải pháp quản lý vỉa hè bao gồm
đăng ký sử dụng, phí và hình thức trả phí.

3.3.

Phương pháp khảo sát bằng phiếu quan sát

Phiếu quan sát tập trung làm rõ nhu cầu sử dụng vỉa hè theo thời gian trong ngày. Đây
là phương pháp thực hiện nhanh nhưng vẫn cho ra kết quả chính xác. Phiếu quan sát
tập trung làm rõ nhu cầu sử dụng vỉa hè hiện nay (loại hình, diện tích, vị trí, …) theo
thời gian trong ngày. Có 684 phiếu khảo sát 57 tuyến đường thuộc 19 quận nội thành
và nội thành phát triển. Mỗi tuyến khảo sát khoảng 0,5km. Tiêu chí lựa chọn tuyến
đường như sau:
-

Theo chiều rộng vỉa hè: Lựa chọn trong mỗi quận 3 tuyến đường, 2 tuyến có chiều
rộng vỉa hè > 3m và 1 tuyến có chiều rộng vỉa hè < 3m.

-

Theo hiện trạng sử dụng: phần lớn cơng trình hai bên đường sử dụng vỉa hè vào
mục đích ngồi giao thơng.
- Ưu tiên lựa chọn tuyến đường trọng điểm của thành phố.
Khảo sát vỉa hè 2 bên đường, vào 3 thời điểm trong ngày, vào 1 ngày trong tuần

và 1 ngày cuối tuần. Thời gian khảo sát chia làm 3 thời điểm: buổi sáng (7h-9h), buổi
chiều (12h-2h) và buổi tối (18h-20h).
3.4.

Phương pháp khảo sát bằng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn là phụ trách các Đội QLTTĐT – đơn vị chịu trách nhiệm trực
tiếp quản lý vỉa hè để làm rõ khó khăn, bất cập hiện nay trong công tác quản lý vỉa hè
tại địa phương.
Đội QLTTĐT được phỏng vấn bao gồm Đội QLTTĐT Quận 3, 5 và Gò Vấp.
Câu hỏi phỏng vấn xem Phụ lục 3.
3.5.

Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia về các giải pháp đề xuất trong đề tài để quản lý tốt vỉa
hè. Phương pháp chuyên gia thực hiện qua hội thảo về quản lý sử dụng vỉa hè. Đánh
giá giải pháp dựa trên chấm điểm từng giải pháp. Chuyên gia đánh giá bao gồm đại
diện Phịng Quản lý đơ thị quận – huyện, chuyên gia về quản lý và quy hoạch đơ thị.

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

3


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG VỈA HÈ
1.1 CÁC CHỨC NĂNG CỦA VỈA HÈ

Vỉa hè có nhiều chức năng khác nhau, tạo thành nét sống động, nét đặc trưng cho
thành phố:
-

Chức năng đảm bảo an tồn giao thơng cho người đi bộ.

-

Khơng gian bố trí hệ thống cây xanh, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

-

Không gian sinh hoạt cộng đồng.

-

Kết nối với các không gian khác.

-

Không gian diễn ra các hoạt động kinh tế.

Nếu chỉ hiểu vỉa hè đơn giản chỉ là không gian dành cho người đi bộ và lắp đặt
hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nếu các chức năng khác sẽ bị coi nhẹ thậm chí bị loại trừ ra
khỏi không gian vỉa hè, sẽ tạo ra sự xung đột khơng đáng có vì dù bị loại trừ, các chức
năng đó vẫn tồn tại.
1.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỬ DỤNG VỈA HÈ
Các yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè bao gồm:
- Yếu tố tự nhiên: Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vỉa hè của
người dân, đặc biệt là yếu tố về nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự tiện nghi của người

dùng (Hui & Jie, 2004). Bên cạnh đó, gió và mưa cũng là một trong những yếu tố tự
nhiên ảnh hưởng đến sự thoải mái của con người khi di chuyển tại các không gian
chuyển tiếp đơ thị, trong đó có vỉa hè (Kray và cộng sự., 2013).
- Yếu tố lịch sử: TP.HCM trải qua nhiều biến cố lịch sử tác động không nhỏ đến vỉa
hè hiện nay của Thành phố. Trước năm 1975, đô thị hóa tại Sài Gịn diễn ra nhanh
chóng nhưng lại kéo theo nhiều sự đảo lộn trong kinh tế - xã hội, đặc biệt là dòng nhập
cư ngày càng tăng. Những người dân nghèo thành thị phải sống chen chúc nhau trong
những căn nhà chật hẹp và cơ sở hạ tầng vơ cùng lạc hậu. Ở những khu vực ngồi
trung tâm thành phố, vỉa hè ở giai đoạn này không được quan tâm, kinh tế vỉa hè trở
thành nguồn thu nhập chính của người lao động nghèo. Từ năm 1975 đến nay, thành
phố phải đối mặt với quy hoạch vỉa hè cũ của Pháp, đã khơng cịn đáp ứng đủ nhu cầu
của lượng dân số cùng phương tiện cá nhân ngày một tăng, vỉa hè bắt buộc trở nên
linh động hơn (Phạm Sỹ Liêm, 2016). Kinh tế vỉa hè tiếp tục diễn ra sau nhiều thập
kỷ hình thành và phát triển trước đó.
- Yếu tố văn hóa xã hội: Đối với Việt Nam, P S.TS Nguyễn Văn Huy cho biết người
nơng thơn vẫn có thói quen thích tụ họp nhau và thói quen ấy được kéo giữ khi họ lên
thành phố và sử dụng vỉa hè như khoảng trống gốc đa làng (Linh Anh, 2017). Bên
cạnh đó, sử dụng hàng rong và sử dụng hàng quán trên vỉa hè được xem là thói quen
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

4


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

đặc trưng của người Việt, là nét văn hóa khơng thể tách rời với đời sống của họ (Kim,
2014).
- Yếu tố kinh tế: Kinh tế tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của vỉa hè và
ngược lại, vỉa hè cũng là nơi tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế
của người dân đơ thị. Theo Annette Kim, vào năm 2014 có hơn 3.800 hoạt động vỉa hè

thuộc 6 phường trên địa bàn TP HCM, đồng thời tiến hành phỏng vấn 250 người bán
hàng rong, thu được kết quả là có trên 150 hoạt động vỉa hè tại khu vực trung tâm TP.
Hồ Chí Minh (quận 1 và quận 5). Bà Annette Kim cũng cho biết nhiều nghiên cứu đã
chứng minh kinh tế vỉa hè là phần quan trọng của an sinh xã hội khi cung ứng 20 việc
làm và lương thực cho thành phố (Kim, 2014). Bên cạnh đó, kinh tế vỉa hè đã góp
phần tạo ra hồn đơ thị, thể hiện nét đặc trưng kinh tế – văn hóa – xã hội của đơ thị đó.
Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế du lịch, bởi khách du lịch, đặc biệt người
nước ngồi thường có xu hướng muốn khám phá những đặc điểm nổi bật trong văn
hóa của đô thị mà họ ghé thăm. Từ kinh tế vỉa hè (dịch vụ và ẩm thực) đã góp phần thu
h t kinh tế du lịch.
- Yếu tố phương tiện giao thơng: Một số quốc gia có phương tiện chủ yếu là xe máy
cá nhân, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là TP.HCM thì cách thức dừng, leo lên vỉa hè,
v.v… lại linh động, dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của kinh tế vỉa hè đem lại hơn.
Ngoài ra, vỉa hè TP.HCM nói riêng được tận dụng để đậu xe gắn máy, nhiều nơi kinh
doanh cả bãi đậu xe trên vỉa hè.
- Yếu tố chính sách và hoạt động quản lý đơ thị: Chính sách quản lý hoạt động trên
vỉa hè tại các đô thị ở các nước đang phát triển thường tập trung rất nhiều vào quản lý
hoạt động bán hàng rong. Các chính sách này bao gồm cả tiêu cực ở những nơi mà
chính sách khơng quy định mơt vai trị cụ thể cho người bán hàng rong (lạm dụng
quyền lực trong xử lý vấn đề, yêu cầu hối lộ, bắt giữ và tịch thu hàng hóa, và thậm chí
là bạo lực) và cả tích cực (cố gắng đưa việc bán hàng vào trật tự và khn khổ). Tiếp
theo là những chính sách về cơ sở hạ tầng và dịch vụ công đô thị, ở cả quy mô của
thành phố lẫn quy mô đường phố (cung cấp nước sạch, điện, xử lý rác thải, nhà vệ
sinh, …)
Các yếu tố trên khác nhau giữa các thành phố và thay đổi trong suốt quá trình
lịch sử phát triển của thành phố. Điều đó tạo nên sự khác biệt, cũng như những hoạt
động tích cực và tiêu cực trên vỉa hè.
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG VỈA HÈ
1.3.1 Giải pháp quy hoạch và tổ chức không gian
* Cơ sở hạ tầng

Ở cấp độ này, nhà quy hoạch thể hiện sự can thiệp của mình thơng qua những
điều chỉnh, sửa chữa chủ yếu về mặt vật lý và kỹ thuật. Mặc dù vậy, những thay đổi
này có thể mang lại những thay đổi về mặt hành vi và xã hội đáng kể. Bên cạnh đó,
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

5


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

các nhà quy hoạch có thể lồng ghép các mục tiêu đảm bảo yếu tố đa dạng về văn hóa
và mục đích sử dụng trên vỉa hè.
Theo nghiên cứu của Huỳnh Thế Du, sự phân bố về loại hình nhà ở hiện nay
cho thấy TP.HCM có những biểu hiện tích cực khi khơng có sự phân hóa q sâu sắc
của khơng gian cư tr giữa các nhóm cư dân với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau
(Huỳnh Thế Du, 2012). Như vậy, đây là một thuận lợi của các nhà quy hoạch tại Việt
Nam.
* Đời sống thường nhật
Ở cấp độ này, vỉa hè được xem là một nơi để tương tác xã hội diễn ra mà trước
hết là của người dân địa phương, không chỉ là những người sinh sống mà còn làm việc
và sinh hoạt thường xuyên tại đó. Những tương tác này tất nhiên sẽ khơng loại trừ mâu
thuẫn giữa các nhóm với mục đích sử dụng khác nhau. Trong trường hợp này, nhà quy
hoạch thường dựa vào những quy định hiện có, đặc biệt là về quyền sở hữu tài sản và
sử dụng đất để giải quyết tranh chấp, tuy nó dẫn đến một hệ quả là sự thiên vị cho
những chủ sở hữu tài sản trên vỉa hè hoặc những người có địa vị hoặc quyền lực đáng
kể hơn trong xã hội.
Thay vì cố gắng kiểm soát những hoạt động hành rong trên vỉa hè, nhà quy
hoạch có thể lấy cảm hứng từ sự đa dạng và sôi nổi mà những hoạt động này đem lại.
Đây cũng là cơ sở lý luận của các nhà nghiên cứu thuộc dự án MIT sLAB của Viện Kỹ
thuật Massachusetts khi xây dựng bản đồ về phân bố không gian và thời gian của các

hoạt động diễn ra trên vỉa hè tại TP.HCM. Hiện nay, một số tuyến chợ đêm hoặc phố
hàng rong thí điểm đã được đưa vào thực hiện; nhiệm vụ quan trọng hiện nay của nhà
quy hoạch ở cấp độ này bao gồm: (i) nhân rộng những mơ hình đã áp dụng thành cơng;
(ii) đưa ra những phương án để có thể kết hợp hàng rong vào ngay trên vỉa hè, vì việc
có các khu chợ tập trung khơng phải là lí do để xóa bỏ toàn bộ hàng rong trên các
tuyến vỉa hè.
* Điểm đến/dừng chân
Cấp độ này hướng đến vai trò của vỉa hè như một điểm đến thu h t người dân
đến nhằm mục đích mua sắm, giải trí, thưởng ngoạn và khách du lịch. Với điều kiện
hiện nay, cấp độ này cịn phụ thuộc vào chất lượng mơi trường tự nhiên của khu vực,
và nhà quy hoạch không thể đảm bảo được cả tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, điều mà nhà
quy hoạch có thể làm, đó là duy trì sự cân bằng về mặt sở hữu đất giữa tư nhân và
công cộng đối với các không gian vỉa hè và các khơng gian gắn liền với chúng.
1.3.2 Hợp thức hóa hàng rong
Nhiều quốc gia trên thế giới chuyển hướng từ cấm sang cho phép hàng rong hoạt
động. Nhiều trường hợp nghiên cứu chỉ ra tầm quan trọng của việc hợp thức hóa
(„formalize‟) hàng rong thơng qua các biện pháp cụ thể, cụ thể là lồng ghép hàng rong
vào quá trình quy hoạch và thành lập các tổ chức đại diện cho người bán hàng rong

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

6


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

(bên cạnh việc đưa ra những quy định phát sinh trong q trình hợp thức hóa). Việc
hợp thức hóa hàng rong nhằm mục đích tạo ra sự ổn định lâu dài cho cơng việc bn
bán, tạo nên tiếng nói đại diện cho họ, cũng như là cơ hội để cải thiện hình ảnh của
hàng rong trong suy nghĩ của những người không ủng hộ.

Trên đây là các cơ sở lý luận về sử dụng và quản lý sử dụng vỉa hè. Như vậy, vỉa
hè không chỉ đơn giản là dành cho người đi bộ và lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô
thị mà vỉa hè là không gian đa chức năng. Không gian này cùng với các không gian
công cộng khác tạo thành sức sống, sức hấp dẫn cho thành phố. Vì vỉa hè là khơng
gian mở đa chức năng, có rất nhiều yếu tố tác động đến sử dụng vỉa hè và các yếu tố
này thay đổi trong suốt quá trình lịch sử phát triển của thành phố.
Để hài hòa nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau, các nhà nghiên cứu đã
đưa ra các lý luận về giải pháp quản lý việc sử dụng từ giải pháp quy hoạch, tổ chức
không gian đến các giải pháp quản lý hành chính. Điều này có thể tác động tích cực
đến hình ảnh của thành phố, tạo những điểm thu h t độc đáo riêng, bên cạnh đó tạo các
khơng gian sinh hoạt ngồi trời cho cộng đồng. Các giải pháp quy hoạch, tổ chức
không gian các hoạt động trên vỉa hè có ý nghĩa trong việc gắn kết mối quan hệ cộng
đồng, các nhu cầu cơ bản và thiết thực được đảm bảo. Các giải pháp này cần được
nghiên cứu trong từng quy mô quy hoạch, từ khu vực đến quy mơ tồn thành phố.
Hàng rong là đối tượng khó quản lý nhất và là đối tượng nghiên cứu chính của
nhiều nghiên cứu về vỉa hè tại các thành phố. Các nghiên cứu đều tập trung vào giải
pháp để tạo thuận lợi cho hàng rong và đưa hoạt động này vào khuôn khổ các quy định
của chính phủ. Phần sau – Kinh nghiệm quản lý sử dụng vỉa hè trong nước và trên thế
giới sẽ trình bày cụ thể hơn các giải pháp đã và đang áp dụng tại Hà Nội và một số
thành phố châu Á.

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

7


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

CHƢƠNG 2.KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG
VỈA HÈ TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

2.1 KINH NGHIỆM QUY HOẠCH
Các giải pháp quy hoạch cho thấy nỗ lực của các quốc gia và các thành phố
trong việc sắp xếp, bố trí người bán hàng rong trên vỉa hè và tại các không gian công
cộng khác của thành phố. Thậm chí một số tuyến đường giảm chức năng giao thơng
trong thời điểm ít xe để dành cho hàng rong. TP.HCM có thể học hỏi các bài học kinh
nghiệm về bố trí hàng rong tại một số khu vực theo giải pháp chia sẻ không gian đặc
biệt tại các khu vực tập trung nhiều hàng rong như chợ, trường học, bệnh viện. Không
gian sắp xếp hàng rong tại khu vực này có thể là khơng gian cơng cộng của khu phố,
đường có lưu lượng giao thơng nhỏ.
Singapore là trường hợp hiếm hoi tại khu vực Đông Nam Á giải quyết triệt để
bài toán hàng rong. Singapore đã áp dụng giải pháp chia sẻ không gian nêu trên từ
những năm 1970. Những người bán hàng rong đường đã được di dời đến những tuyến
đường nhỏ hơn, ít phương tiện giao thơng hơn hoặc một số bãi đậu xe vào những giờ
nhất định. Tuy nhiên, những người bán hàng rong có xu hướng chuyển ra khỏi vị trí
được chấp thuận và quay trở lại đường phố chính để có nhiều khách hàng hơn. iải pháp
này bị đánh giá là thất bại và nửa vời trong khi mục đính của chính phủ Singapore là
đưa người bán hàng rong ra khỏi đường phố. Singapore sau đó xây dựng nhiều trung
tâm hàng rong hay cịn gọi là trung tâm bán lẻ để bố trí người bán hàng rong. Nhiều
trung tâm được xây dựng lại từ các chợ hiện hữu. Một điều đáng lưu ý là Singpapore
giữ chính sách nhập cư nghiêm ngặt nên gần như khơng nảy sinh các vấn đề về nhập
cư. Đây là điểm đặc biệt khiến Singapore không giống với các thành phố khác và một
phần giải thích tại sao Singapore lại thành cơng khi giải quyết bài tốn hàng rong. Tuy
nhiên tập trung người bán hàng rong như trường hợp Singapore là giải pháp lâu dài mà
chính quyền các thành phố ln hướng tới để giải quyết vấn đề an toàn giao thông và
đảm bảo trật tự, cảnh quan đường phố.
2.2 KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KHÔNG GIAN VỈA HÈ DÀNH CHO NGƢỜI
ĐI BỘ
2.2.1 Không gian dành cho người đi bộ
Khu vực dành cho người đi bộ đảm bảo an toàn và khả năng tiếp cận. Với yêu
cầu này, khu vực dành cho người đi bộ phải rõ ràng và liên tục, mặt vỉa hè bằng phẳng

và chiều rộng đảm bảo theo quy định. Chiều rộng vỉa hè dành cho người đi bộ ở các
thành phố trên thế giới không giống nhau, tùy thuộc vào lưu lượng người đi bộ, điều
kiện kinh tế - xã hội và văn hóa đặc trưng của thành phố.

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

8


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

2.2.2 Đậu xe máy trên vỉa hè
Đối với kích thước tối thiểu
1mx2m cho 1 chiếu xe máy, hai kiểu
o
đậu xe là thẳng góc 90 có chiều rộng

Hình 1: Kích thước đậu xe máy điển hình

o

1 hàng đậu xe là 2m và chéo góc 45
có chiều rộng 1 hàng đậu xe là 1,5m
(Hình 49).

Như vậy cộng với chiều rộng
vỉa hè dành cho người đi bộ là 1,5m
theo quy định hiện nay, tuyến đường
thích hợp tại TP.HCM cho đậu xe có
chiều rộng vỉa hè ≥ 3m.

Vị trí đậu xe có thể là trên vỉa
hè hoặc dưới lòng đường như trường hợp của thành phố Đài Bắc, Đài Loan, Trung
Quốc.
2.2.3 Không gian dành cho kinh doanh, buôn bán và hàng rong
Chiều rộng vỉa hè để trưng bày hàng hóa hay bàn ăn/uống tối thiểu có thể là 1m.
Thực tế khảo sát cho thấy nhiều cửa hàng chỉ sử dụng trong 1m chiều rộng vỉa hè (xem
phần thực trạng). Minh họa dưới dây là quy định của thành phố Sydney. Sydney quy
định chiều rộng tối thiểu dành cho người đi bộ là 1,5m; phần sử dụng dành cho bàn ăn
hoặc trưng bày hàng hóa tối thiểu là 1m.
Hình 2: Quy định về kích thước bố trí bàn ăn trên vỉa hè thành phố Sydney

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

9


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

(nguồn: Hội đồng thành phố Sydney, 2013)
Hình 3: Quy định về kích thước khơng gian trưng bày hàng hóa thành phố Sydney, Úc

(nguồn: Hội đồng thành phố Sydney, 2013)

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

10


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp


Có thể thấy khơng gian vỉa hè được sử dụng đa dạng với nhiều hoạt động khác
nhau nhưng ưu tiên trên hết vẫn là không gian dành cho người đi bộ. Ngồi khơng gian
dành riêng cho người đi bộ, phần vỉa hè cịn lại có thể sử dụng để trưng bày hàng hóa,
để bàn ăn/uống, để xe, hàng rong … Điều quan trọng là những các hoạt động được sắp
xếp gọn gàng, ngăn nắp và đ ng luật.
Để phân định không gian rõ ràng cho các hoạt động, kẻ vạch là giải pháp đơn
giản và rẻ tiền được nhiều thành phố sử dụng. Khi có vạch kẻ, người sử dụng sẽ biết vị
trí và phần vỉa hè được phép và không được phép sử dụng. Nhiều thành phố chọn giải
pháp lát màu gạch hoặc chủng loại gạch khác nhau để phân biệt không gian. Giải pháp
này tạo nền vỉa hè đẹp song khó điều chỉnh nếu muốn thay đổi. Một giải pháp khác là
hạ nền vỉa hè như trường hợp của thành phố Đài Bắc tại những phần vỉa hè dành cho
đậu xe máy. Giải pháp lát gạch và hạ cốt nền vỉa hè có thể áp dụng tại các khu dân cư
xây dựng mới tại TP.HCM. Trên các vỉa hè khu đô thị hiện hữu, kẻ vạch vẫn là giải
pháp tối ưu.
Điều 25c Nghị định 100/2013/NĐ-CP quy định lòng đường dành cho đậu xe
như sau: phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu
bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn xe thô sơ cho một chiều đi (8,5m đường 1 chiều;
17m đường 2 chiều). Nếu cộng thêm khoảng cách đậu xe, chiều rộng đường được phép
đậu xe đối với đường 1 chiều là 11m và đường 2 chiều là 22m. Như vậy, quy định về
chiều rộng lòng đường được phép đậu xe của Việt Nam cao hơn tiêu chuẩn của Đài
Bắc. Đài Bắc cũng là thành phố có nhiều xe máy như các thành phố của Việt Nam. Vì
vậy cần nghiên cứu giảm chiều rộng lịng đường dành cho đậu xe để tăng khơng gian
đậu xe dưới lịng đường. Điều này đặc biệt quan trọng với TP.HCM khi thành phố còn
thiếu rất nhiều chỗ đậu xe, cả xe đạp và xe máy như hiện nay.
2.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỈA HÈ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á
2.3.1 Quản lý người bán hàng rong tại Bangkok
Tại Bangkok, người bán hàng rong phải đăng ký với Cơ quản quản lý đô thị
Bangkok (Bangkok Metropolitan Administration – BMA) để thực hiện các hoạt động
bán hàng trên đường phố một cách hợp pháp. Những người bán hàng rong đã đăng ký
phải nộp một khoản phí hàng tháng cho BMA để làm sạch và bảo trì các đường phố

2

(300 Baht/tháng/1m tương đương 200.000 đồng).
BMA được ủy quyền chỉ định các khu vực chung cho người bán hàng rong để
thực hiện hoạt động bán hàng của họ sau khi tham khảo ý kiến với đội cảnh sát giao
thơng địa phương. Tại Bangkok, có hàng trăm khu vực bán hàng rong trên khắp 50
quận của thành phố. Tuy nhiên, nhiều người bán hàng rong vẫn hoạt động trong các
khu vực công cộng không được phép. Để quản lý, BMA đã thông báo tăng cường hành
động cưỡng chế đối với những người bán hàng rong trái phép, đặc biệt là những người
bán hàng tại bến xe buýt, đường băng và cầu vượt dành cho người đi bộ.

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

11


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

Trong phạm vi được ủy quyền, BMA chỉ định giờ hoạt động kinh doanh bán
hàng rong. Các giờ giao dịch khác nhau tại các khu vực khác nhau. Ở nhiều khu vực,
chỉ được phép bán hàng trên đường phố sau giờ cao điểm.
Người bán hàng rong chỉ có thể hoạt động ở các khu vực được chỉ định. Một số
hoạt động bán hàng dọc theo đường phố, trong khi một số khác hoạt động trên trên
một vùng đất trống hoặc trong một khu phức hợp. Những khu vực được chỉ định này
hình thành chợ do nhà nước quản lý. Ở Bangkok, mua sắm ở chợ rất phổ biến giữa
người dân địa phương và du khách nước ngoài. Nhiều chợ đã phát triển thành những
điểm mua sắm nổi tiếng như chợ Bo Bae, chợ đêm Khaosan Road, chợ cuối tuần
Chatuchak và chợ Bon Marche.
2.3.2 Quản lý người bán hàng rong tại Singapore
Theo Luật Sức khoẻ Môi trường Cộng đồng (Environmental Public Health Act),

người bán hàng rong hoạt động ở bất kỳ đâu (đường phố, chợ, trung tâm ẩm thực, …)
và những người bán hàng rong ruổi đi bán hàng từ nơi này đến nơi khác để thực hiện
các hoạt động buôn bán bắt buộc phải có giấy phép. Giấy phép kinh doanh do NEA
(National Environment Agency - NEA) cấp.
Tại Singapore, bất kỳ người nào hoạt động như người bán hàng rong mà khơng
có giấy phép của NEA là vi phạm pháp luật. Theo Mục 41A của Luật Sức khoẻ Môi
trường Cộng đồng, bất kỳ người nào bị phát hiện phạm tội sẽ bị phạt tới 5.000 đô la
Singapore (hơn 82 triệu đồng). Vi phạm lần thứ hai hoặc tiếp theo sẽ bị phạt tiền
không vượt quá 10.000 đô la Singapore (164 triệu đồng) hoặc phạt tù không quá ba
tháng, hoặc cả hai.
NEA có nhiệm vụ quy định và quản lý các trung tâm bán lẻ (hawker center).
Phòng quản lý hàng rong của NEA chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và quản lý
chính sách cho người bán hàng rong, bao gồm quản lý thuê và nâng cấp các trung tâm
bán hàng. Mỗi trung tâm bán lẻ có một hiệp hội bao gồm đại diện của người bán hàng
rong. NEA duy trì đối thoại thường xuyên với các hiệp hội để giải quyết các vấn đề
liên quan đến trung tâm của họ.
2.3.3 Kinh nghiệm quản lý người bán hàng rong ở Đài Bắc, Đài Loan, Trung
Quốc
Chính sách hàng rong ở thành phố Đài Bắc được điều chỉnh bởi Quy định quản
trị hàng rong tại thành phố Đài Bắc (Regulations Governing Hawkers in Taipei City).
Văn bản này quy định quy trình cấp phép cho người bán hàng rong và các điều kiện để
thu hồi giấy phép, các cơ quan thực thi và thành lập các hiệp hội bán buôn ở các khu
vực tạm thời cho hàng rong để tạo điều kiện và tập trung việc quản lý người bán hàng
rong.
Chính quyền Thành phố Đài Bắc nhận thấy rằng khơng thể xố bỏ hàng rong
mà thay vào đó, hàng rong phải được quản lý. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

12



Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

hiệp hội bn bán hàng rong. Chính quyền thành phố giao việc quản lý hàng rong cho
các hiệp hội vì vậy khơng cần phải đối phó với mỗi người bán hàng rong.
Đối với các biện pháp trung hạn và dài hạn, báo cáo năm 2011 đề nghị chính
quyền thành phố Đài Bắc phân bổ lại các quầy hàng trong các khu vực tập trung tạm
thời cho những người bán hàng rong khơng có giấy phép. Ngồi ra, cần trao quyền cho
các hiệp hội tự quản và tự quản lý thông qua pháp luật để các hiệp hội này có thể thực
hiện hiệu quả các chức năng giám sát và kiểm soát giữa các thành viên.
2.3.4 Kinh nghiệm quản lý người bán hàng rong ở Hong Kong, Trung Quốc
Từ đầu những năm 1970 chính phủ cấp phép mới cho người bán hàng rong và
người bán hàng rong được cấp phép phải được đưa vào các chợ hàng rong hoặc các
chợ công cộng. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy việc sắp xếp lại những người bán
hàng trên đường phố vào các chợ không phải l c nào cũng thành công. Chẳng hạn, có
rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra các vị trí thích hợp, đủ rộng để chứa tất cả những
người bán hàng rong trên đường phố. Do đó, Chính quyền đã thông qua một cách tiếp
cận thực tế hơn để giải quyết những lo ngại này. Trường hợp đường phố có hàng rong,
tình hình phải được kiểm sốt và dần dần được cải thiện bằng cách điều chỉnh và hợp
pháp hóa một số người bán hàng rong và cho phép họ hoạt động với các mức phân bổ
thích hợp.
Với chính sách trên cùng với các hoạt động cưỡng chế hàng rong trái phép,
mức độ tăng hàng rong đã được kiểm sốt tồn bộ. Mặt khác, thay đổi thói quen mua
sắm của dân số và sự cạnh tranh ngày càng tăng từ nhiều cửa hàng bán lẻ đã dẫn đến
việc giảm dần số lượng người bán hàng rong có giấy phép hành nghề.
Người chủ sở hữu giấy phép bán hàng rong sẽ phải đến quầy hàng của họ một
cách trực tiếp khi quầy hàng của họ đang hoạt động. Những người được cấp giấy phép
có thể sử dụng trợ lý để giúp họ vận hành quầy hàng và nên đăng ký với cơ quan quản
lý. Mặt khác, nếu người được cấp phép phải vắng mặt trong một khoảng thời gian vì
bệnh tật hoặc đi ra ngồi Hong Kong, họ có thể nộp đơn để chỉ định một người phó để

vận hành gian hàng trong thời gian vắng mặt.
Nhìn chung các thành phố đều công nhận sự tồn tại của hàng rong như một
phần của thành phố. Vấn đề quan trọng là làm sao để các hoạt động này diễn ra đ ng
luật và quy định của nhà nước. Các giải pháp chung về hàng rong TP.HCM có thể học
hỏi bao gồm:
- Cấp giấy phép cho người bán hàng rong.
- Quy hoạch các khu vực bán hàng rong.
- Xây dựng các chợ/trung tâm bán hàng rong.
- Quy định thời gian hoạt động của hàng rong trên đường phố hoặc trong các
khu vực chỉ định.

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

13


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

- Xác định chỉ tiêu diện tích cho quầy hàng rong.
- Kiểm sốt, tập huấn về vệ sinh mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm, phịng
cháy chữa cháy.
Theo kết quả khảo sát, phần lớn người bán hàng rong là nữ, các chính sách nêu
trên sẽ đem lại nhiều việc làm cho nữ giới, giúp họ ổn định công việc và cuộc sống,
tạo điều kiện bình đẳng cho nữ giới để họ phát huy hết khả năng và thực hiện các
nguyện vọng của mình.
2.4 KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ ĐẬU XE TRÊN ĐƢỜNG PHỐ
Quản lý đậu xe trên đường phố được hiểu là đậu xe dưới lòng đường và trên vỉa hè.
Đậu xe trên đường phố là giải pháp tạm thời khi thành phố khơng có đủ khơng gian
dành cho đậu xe. Theo Barbara J. Chance (2009), có hai mơ hình quản lý đậu xe trên
đường phố chính. Thứ nhất là quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước. Mơ hình

này áp dụng nhiều tại các thành phố của Mỹ. Thứ hai thường thấy ở Châu Âu, là mơ
hình nhà nước ký hợp đồng với bên thứ ba để quản lý đậu xe (hợp tác công tư). Dù áp
dụng mơ hình nào thì đậu xe trên đường phố là một dịch vụ công, cung cấp hoặc giám
sát bởi cơ quan nhà nước bởi vì đường phố là khơng gian công cộng do nhà nước quản
lý (Chance 2009). Paul Barter (2016) cho rằng đậu xe trong các bãi đậu xe tốt nhất nên
do tư nhân quản lý; tuy nhiên đậu xe trên đường phố cần sự chỉ đạo từ phía nhà nước.
Điều quan trọng là phải thiết lập các thủ tục chặt chẽ để đưa ra các quyết định về sự
tham gia của tư nhân; và đồng thời có cơ chế giám sát hợp đồng (Barter, 2016).
Với điều kiện của TP.HCM hiện nay, hợp tác công tư là mô hình hợp lý hơn. Một
số lý do áp dụng mơ hình hợp tác cơng tư trong việc quản lý đậu xe máy bao gồm
(Barter, 2016): 1) Cơ quan nhà nước có sự hạn chế về năng lực. Chính quyền địa
phương cần năng lực quản lý bãi đậu xe cơ bản nhưng thường khơng thể quản lý tất cả
các khía cạnh kỹ thuật của quản lý bãi đậu xe, đặc biệt là các hệ thống công nghệ cao;
2) Lợi thế kinh tế nhờ quy mô (Economies of scale). Các công ty có hoạt động trong
lĩnh vực quản lý bãi đỗ xe cung cấp cùng một dịch vụ chuyên môn ở nhiều khu vực
khác nhau có thể có chi phí thấp hơn; 3) Lợi thế quản lý nguồn nhân lực. Các đơn vị
thuộc khu vực tư nhân có thể linh hoạt hơn cơ quan nhà nước để triển khai nhân viên
một cách hiệu quả; 4) Lợi ích của việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp các dịch vụ và
công nghệ bãi đậu xe khác nhau đem lại hiệu quả, miễn là quá trình đấu thầu cạnh
tranh và minh bạch. Thực tế đã có nhiều bãi đậu xe trên đường phố được giao cho các
đơn vị công quản lý như các công ty dịch vụ cơng ích, cơng ty thanh niên xung phong,
… Mơ hình này cần nhân rộng trong thời gian tới khi các quận – huyện hoàn tất lập
quy hoạch các bãi đậu xe trên đường phố.
Chương 2 trình bày kinh nghiệm trong và ngoài nước về các giải pháp quản lý
nhà nước về sử dụng vỉa hè. Các thành phố đều có các chính sách tổng hợp liên quan
đến quy hoạch các hoạt động trên đường phố ở quy mơ khu vực hoặc tồn thành phố
tạo thành một hệ thống các không gian cùng chức năng hỗ trợ lẫn nhau, tổ chức không
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

14



Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

gian trên vỉa hè đảm bảo sử dụng vỉa hè đa chức năng và các giải pháp quản lý đặc biệt
là hàng rong.
Có thể thấy khơng gian vỉa hè được sử dụng đa dạng với nhiều hoạt động khác
nhau nhưng ưu tiên trên hết vẫn là không gian dành cho người đi bộ. Ngồi khơng gian
dành riêng cho người đi bộ, phần vỉa hè cịn lại có thể sử dụng để trưng bày hàng hóa,
để bàn ăn/uống, để xe, hàng rong … Điều quan trọng là những các hoạt động được sắp
xếp gọn gàng, ngăn nắp và đ ng luật. Để phân định không gian rõ ràng cho các hoạt
động, kẻ vạch là giải pháp đơn giản và rẻ tiền được nhiều thành phố sử dụng. Khi có
vạch kẻ, người sử dụng sẽ biết vị trí và phần vỉa hè được phép và không được phép sử
dụng. Nhiều thành phố chọn giải pháp lát màu gạch hoặc chủng loại gạch khác nhau để
phân biệt không gian. Giải pháp này tạo nền vỉa hè đẹp song khó điều chỉnh nếu muốn
thay đổi. Một giải pháp khác là hạ nền vỉa hè như trường hợp của thành phố Đài Bắc
tại những phần vỉa hè dành cho đậu xe máy. Giải pháp lát gạch và hạ cốt nền vỉa hè có
thể áp dụng tại các khu dân cư xây dựng mới tại TP.HCM. Trên các vỉa hè khu đô thị
hiện hữu, kẻ vạch vẫn là giải pháp tối ưu.
Về quản lý hàng rong, nhìn chung các thành phố đều cơng nhận sự tồn tại của
hàng rong như một phần của thành phố và có các giải pháp để các hoạt động này diễn
ra đ ng luật và quy định của nhà nước. Các giải pháp chung về hàng rong TP.HCM có
thể học hỏi bao gồm: cấp giấy phép cho người bán hàng rong, quy hoạch các khu vực
bán hàng rong, xây dựng các chợ/trung tâm bán hàng rong, quy định thời gian hoạt
động của hàng rong trên đường phố hoặc trong các khu vực chỉ định, xác định chỉ tiêu
diện tích cho quầy hàng rong và kiểm soát, tập huấn về vệ sinh mơi trường, an tồn vệ
sinh thực phẩm, phịng cháy chữa cháy. Theo kết quả khảo sát, phần lớn người bán
hàng rong là nữ, các chính sách nêu trên sẽ đem lại nhiều việc làm cho nữ giới, giúp họ
ổn định cơng việc và cuộc sống, tạo điều kiện bình đẳng cho nữ giới để họ phát huy
hết khả năng và thực hiện các nguyện vọng của mình.


Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

15


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
SỬ DỤNG VỈA HÈ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
3.1 THỰC TRẠNG VỈA HÈ HIỆN NAY TẠI TP.HCM
Trên địa bàn Thành phố hiện nay có tổng cộng 4.869 tuyến đƣờng có bề rộng từ
5,0m trở lên, với tổng chiều dài 4.044km do Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân
dân các quận, huyện quản lý.
- Về hiện trạng lòng đường: Với tổng số 4.869 tuyến đường có 3.631 tuyến
đường có bề rộng lòng đường nhỏ hơn 7,5m với chiều dài 2.328km (chiếm 57,59%) và
1.238 tuyến đường có bề rộng lịng đường từ 7,5m trở lên với chiều dài 1.716km
(chiếm 42,41 ). Như vậy theo Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của
Ủy ban nhân dân Thành phố quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên
địa bàn Thành phố (sau đây gọi tắt là Quyết định 74) thì có 42,41% chiều dài các
tuyến đường có thể xem xét cho phép đậu xe dưới lòng đường.
- Về hiện trạng vỉa hè: Với tổng số 4.869 tuyến đường có 2.598 tuyến đường
khơng có vỉa hè với chiều dài 2.074,64km (chiếm 51,3%) và 2.271 tuyến đường có vỉa
hè với chiều dài 1.969,36km (chiếm 48,7%); trong 2.271 tuyến đường tuyến đường có
vỉa hè có 772 tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3m trở lên với chiều dài 451,04km (chiếm
27,47%) và 1.499 tuyến đường có vỉa hè rộng nhỏ hơn 3m với chiều dài 1.428,32km
(chiếm 72,53%).
Với số liệu nêu trên cho thấy, có hơn 1/2 số tuyến đường trên địa bàn thành phố
khơng có vỉa hè nên dẫn đến xảy ra tình trạng dừng đậu xe dưới lịng đường trên các
tuyến đường này. Và trong số các tuyến đường còn lại (đường có vỉa hè), theo Quyết

định số 74 thì chỉ có khoảng 27,47% chiều dài phần vỉa hè các tuyến đường có thể
xem xét cho phép sử dụng tạm thời phần vỉa hè ngồi mục đích giao thơng.
Mật độ dân số và mật độ đường giao thông khác nhau giữa các quận, huyện
trong thành phố. Các quận có mật độ dân số cao nhưng mật độ đường thấp bao gồm
Quận 3, 4, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Gị Vấp. Đây là các quận mức độ phức
tạp về sử dụng vỉa hè cao; với giả thiết mức độ phức tạp tỷ lệ thuận với mật độ dân số
và tỷ lệ nghịch với mật độ đường trong quận. Tuy nhiên nhiều quận có khách vãng lai
cao như Quận 1, Quận 5, mức độ phức tạp cũng sẽ tăng cao. Địa phương có mật độ
đường cao và mật độ dân số thấp bao gồm Quận 2 và 5 huyện ngoại thành. Mức độ
phức tạp trong sử dụng vỉa hè tại các quận, huyện này thấp hơn hoặc chỉ tập trung tại
một số khu vực nhất định.
Tóm lại, hiện trạng đường và vỉa hè trên địa bàn thành phố phân bố không đều
giữa các quận, huyện. Các quận có mật độ đường cao tập trung ở khu vực nội thành
(trừ quận 2), cao nhất là Quận 1 và Quận 5. Các quận nội thành phát triển và các huyện
ngoại thành có mật độ đường thấp hơn, thấp nhất là huyện Nhà Bè và Cần Giờ.

Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

16


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

3.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỈA HÈ
* Về đối tượng sử dụng vỉa hè:
- Trong cả ba đối tượng sử dụng vỉa hè là cửa hàng, hàng rong di động và hàng
rong cố định, nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới. Như vậy các chính sách cho
phép các hoạt động kinh tế trên vỉa hè sẽ góp phần tạo việc làm cho nữ giới và mang
lại quyền lợi bình đẳng giới – một tiêu chí của xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.
- Người trên 35 tuổi bán hàng rong cố định và di động chiếm tỷ lệ cao (gần

80 ). Các chương trình đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này nếu thành
công với tồn bộ 20 người bán hàng cịn lại cũng chỉ thay đổi một số lượng nhỏ người
bán hàng rong trên đường phố hiện nay. Do vậy vẫn cần các giải pháp tổng thể khác để
quản lý người bán hàng rong hiệu quả. Đây là đối tượng khó quản lý nhất theo khảo
sát.
- Tỷ lệ người nhập cư, tạm trú ngắn hạn của ba đối tương khảo sát như sau: chủ
cửa hàng 14,6%, hàng rong cố định 27,7 và hàng rong di động 46,7%. Điều này cho
thấy sử dụng vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan trực tiếp đến vấn đề nhập
cư; đồng thời với nhiều vấn đề khác nằm ngoài phạm vi của Thành phố như việc làm,
thu nhập và chính sách phát triển ở nơng thôn, …
* Về thực trạng sử dụng vỉa hè
- 92% cửa hàng khảo sát bằng phiếu hỏi sử dụng vỉa hè để đậu xe máy cho khách
hàng.
- Phần lớn xe 2 bánh đậu ở vị trí sát cơng trình, tỷ lệ lên đến 90% - 94% số lượng
xe đậu trên vỉa hè.
- Khoảng 21% - 26% cửa hàng trưng bày hàng hoá trên vỉa hè. Số liệu giữa các
đoạn đường khác nhau rõ rệt. Phần lớn cửa hàng sử dụng trong 1m chiều rộng vỉa hè,
khoảng 63%, chiều rộng vỉa hè 1m – 1,5 chiếm khoảng 24%.
- Số lượng cửa hàng ăn uống thay đổi trong ngày, tăng cao vào các buổi tối. Số
liệu về số lượng quán ăn uống trên từng đoạn đường khác nhau. Loại bàn 4 chỗ và 2
chỗ được sử dụng nhiều nhất. Trung bình có 28% cửa hàng ăn uống sử dụng bếp nấu
trên vỉa hè. Tỷ lệ cao nhất vào buổi tối.
- Trung bình 38m đường có 1 hàng rong. Chiếm tỷ lệ đa số là hàng rong bán đồ
ăn/uống (69%). Theo các buổi trong tuần, hàng rong ăn uống chiếm tỷ lệ cao nhất, đặc
biệt là các buổi sáng và buổi tối, buổi chiều hàng rong ăn/uống ít hơn. Các mặt hàng
cịn lại khơng có nhiều thay đổi nếu so sánh các buổi trong tuần; chỉ trừ hàng thời
trang đặc biệt cao hơn vào các buổi tối ngày thường và cả ngày cuối tuần. Tương tự
hàng rong sử dụng bếp và bàn ghế trên vỉa hè đặc biệt tăng cao vào các buổi tối (43%
hàng rong tối ngày thường và 48 hàng rong ăn uống tối cuối tuần bày bàn ghế trên vỉa
hè. Phần lớn hàng rong có vị trí sát cơng trình (chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 69%).


Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

17


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

- Trong 4 loại hình sử dụng vỉa hè trong khảo sát, đậu xe tự quản trước nhà và
cửa hàng trưng bày hàng hóa tuân thủ vạch kẻ tốt nhất. Cửa hàng ăn uống có tỷ lệ tuân
thủ vạch kẻ thấp hơn. Cuối cùng là hàng rong có tỷ lệ tuân thủ vạch kẻ thấp nhất. Buổi
tối đặc biệt là tối cuối tuần, tỷ lệ các loại hình tuân thủ vạch kẻ đều thấp hơn các buổi
còn lại, đặc biệt là cửa hàng ăn uống và hàng rong.
* Về ý kiến của các đối tượng sử dụng đối với đăng ký và thu phí sử dụng vỉa hè:
- 48% chủ cửa hàng đồng ý đăng ký sử dụng vỉa hè. Những người không đồng ý
cho rằng vỉa hè trước nhà họ có quyền sử dụng mà khơng cần đăng ký. 61 hàng rong
cố định và 36 hàng rong di động đồng ý đăng ký sử dụng vỉa hè. Nhiều người bán
hàng rong cố định muốn việc kinh doanh buôn bán của họ được ổn định thông qua
việc đăng ký sử dụng với chính quyền địa phương.
- Mức sẵn sàng chi trả của người sử dụng vỉa hè:
+ Mức phí khảo sát chia làm 3 loại: < 50.000 đồng/m2/tháng, 50.000 –
100.000 đồng/m2/tháng và > 100.000 đồng/m2/tháng.
+ Mức phí >100.000 đồng/m2/tháng chiếm tỷ lệ nhỏ (2,6% cửa hàng và 6,5%
hàng rong). Mức phí < 50.000 đồng/m2/tháng chiếm tỷ lệ cao hơn mức phí 50.000 –
100.000 đồng/m2/tháng nhưng khơng nhiều. Hàng rong cố định có tỷ lệ sẵn sàng chi
trả mức phí > 50.000 đồng/m2/tháng (50 ) cao hơn cửa hàng kinh doanh (47%).
+ Về khu vực khảo sát, Quận 1 có tỷ lệ chọn mức phí 50.000 – 100.000
đồng/m /tháng cao hơn các khu vực còn lại. Gò Vấp là khu vực có cửa hàng và hàng
2
rong chọn mức phí < 50.000 đồng/m /tháng nhiều nhất. Bình Tân – quận nội thành

phát triển có vị trí xa hơn ị Vấp nhưng có tỷ lệ chọn mức phí 50.000 – 100.000
2
đồng/m /tháng cao hơn ò Vấp đặc biệt là hàng rong cố định. Như vậy, giả thiết mức
phí thay đổi theo vị trí so với trung tâm thành phố không đ ng theo số liệu khảo sát.
2

3.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ SỬ DỤNG VỈA HÈ HIỆN
NAY TẠI TP.HCM
3.3.1 Các văn bản pháp lý về quản lý sử dụng vỉa hè
Từ năm 1990, việc chấn chỉnh công tác quản lý đô thị đã bắt đầu được Nhà nước quan
tâm bằng cách ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý cho quản lý đơ thị, trong đó có
Nghị định số 36-CP năm 1995 ban hành Điều lệ Trật tự an tồn giao thơng đường bộ
và trật tự an tồn giao thông đô thị. Nghị định số 36-CP đã xác định vỉa hè là một bộ
phận của cơng trình giao thơng đường bộ và đặt ra nhiệm vụ cho Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh là phải bảo đảm vỉa hè cho người đi bộ , Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền ban
hành quy định cụ thể việc sử dụng một phần bên trong vỉa hè của một số đường phố
đặc biệt để bán hàng hố nhưng khơng được ảnh hưởng đến trật tự an tồn giao thơng.
Triển khai thực hiện Nghị định số 36-CP năm 1995 của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân
thành phố đã ban hành Chỉ thị số 37/CT-UB-NCVX ngày 20/7/1995, Chỉ thị số 50-CTUB-NCVX ngày 29/9/1995, Chỉ thị số 31/CT-UB-NC ngày 14/9/1996 theo đó Đối với
những vỉa hè rộng từ 2,5m trở lên, giao cho Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

18


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

chức kiểm tra, sơn vạch phân biệt phần phía ngồi dành riêng cho người đi bộ, phía
trong dành xếp chỗ cho người buôn bán nhỏ, chỗ giữ xe 2 bánh, sửa xe 2 bánh và chỗ
được tạm để xe của khách vào các cửa hàng, nhưng không được chiếm hết vỉa hè dành

cho người đi bộ.
Luật iao thông đường bộ năm 2001 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được
sử dụng cho mục đích giao thơng; trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời vào mục
đích khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng khơng được làm ảnh
hưởng đến trật tự, an tồn giao thông (khoản 1 Điều 34).Nghị định số
14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 Chính phủ thì đã cho phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cụ thể việc cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố mà không giới hạn
“trường hợp đặc biệt”, và đưa ra hạn chế “cấm cho th hè phố, lịng đường để kinh
doanh dưới mọi hình thức” (khoản 3 Điều 29). Trong thời gian đầu thực hiện Luật iao
thông đường bộ năm 2001, mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ theo quy định của Nghị định số 15/2003/NĐ-CP khá thấp so với mức sinh
hoạt của người dân thành phố Hồ Chí Minh, nên khơng có tác dụng răn đe người vi
phạm, Hội đồng nhân dân Thành phố đã tổ chức kỳ hợp bất thường, thông qua Nghị
quyết số 40/2003/NQ-HĐ ngày 28/3/2003 làm cơ sở cho Uỷ ban nhân dân thành phố
đã ban hành Quyết định số 106/2003/QĐ-UB ngày 27/6/2003 về áp dụng một số biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an tồn giao thơng đường bộ tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật iao thơng đường bộ năm 2008 vẫn tiếp tục kế thừa quy định của khoản 1
Điều 34 Luật iao thông đường bộ năm 2001. Việc hướng dẫn triển khai thực hiện quy
định về sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác được điều
chỉnh bởi Thơng tư của Bộ Xây dựng, đến năm 2013, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP
của Chính phủ đã quy định chi tiết các trường hợp được sử dụng tạm thời một phần
lòng đường, hè phố. Tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quy định về quản lý và sử
dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo
Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của Uỷ ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, nhưng chưa có văn bản chính thức quy định về phí sử dụng lề đường
(theo Pháp lệnh phí và lệ phí), phí sử dụng tạm thời lịng đường, hè phố (theo Luật Phí
và lệ phí); Thành phố đang chỉ đạo các cơ quan liên quan dự thảo văn bản thay thế
Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008. Về cơ bản, chính sách của Nhà
nước liên quan đến việc sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè là ổn định, nhưng Danh

mục các tuyến đường phép sử dụng vỉa hè, lịng đường ngồi mục đích giao thơng của
Thành phố Hồ Chí Minh thay đổi nhanh chóng theo các xu hướng trái ngược nhau đã
tác động xấu đến trật tự an tồn giao thơng lẫn sự phát triển kinh tế- xã hội của Thành
phố.
3.3.2

Công tác quản lý nhà nước về sử dụng vỉa hè

Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý sử dụng vỉa hè hiện nay tại TP.HCM là
các Đội QLTTĐT quận - huyện. Các hình thức quản lý hiện nay bao gồm kiểm tra, xử
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

19


Nghiên cứu quản lý, sử dụng vỉa hè trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh: thực trạng và giải pháp

phạt vi phạm, và tuyên truyền, vận động. Mỗi đợt kiểm tra có rất nhiều đơn vị khác
tham gia dưới sự chỉ đạo của UBND cấp quận – huyện.
Số liệu khảo sát qua bảng quan sát cho thấy tỷ lệ cửa hàng tuân thủ vạch kẻ
tương đối cao cho thấy hiệu quả tích cực của các đợt kiểm tra thường xuyên trong thời
gian vừa qua. Tuy nhiên, sau các đợt kiểm tra, vỉa hè bị tái lấn chiếm.
Phần lớn các tuyến đường được kẻ vạch phân chia khơng gian có chiều rộng
≥ 3m theo Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND. Tuy nhiên một số quận huyện đang cho
kẻ vạch trên các tuyến đường có vỉa hè rộng 2,5m. Theo Quyết định số 669/QĐUBND, trên địa bàn thành phố chỉ có 13 tuyến đường thuộc Quận 5 và Quận 6 được
phép kinh doanh dịch vụ, bn bán hàng hóa. Mặc dù vậy, trước nhu cầu sử dụng của
người dân, một số quận vẫn cho phép các hoạt động trên được tiến hành tại những
tuyến đường có vỉa hè rộng, trong phạm vị giới hạn bởi vạch kẻ. Chủ trương sắp xếp
lại việc kinh doanh trên một số tuyến đường có vỉa hè rộng được thực hiện nhằm tạo
điều kiện cho người dân mưu sinh, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế,

trong khi vẫn có lối đi cho người đi bộ.
Khảo sát qua bảng hỏi người sử dụng cho thấy có một tỷ lệ nhỏ người trả lời họ
biết trước các đợt kiểm tra (1,2% số cửa hàng và 2% số hàng rong cố định biết thời
điểm kiểm tra) và họ có trả tiền cho Đội quản lý trật tự đơ thị (1,9% số cửa hàng và 3%
số hàng rong cố định). Một số người bán hàng rong đang trả phí sử dụng vỉa hè cao
hơn đối tượng khác vì họ phải trả tiền thuê vỉa hè cho chủ nhà mặt tiền.
Các Đội QLTTĐT hiện đang gặp phải nhiều khó khăn: Về nhân sự, lực lượng
Đội QLTTĐT không đủ để đảm bảo quản lý địa bàn. Chế độ lương của cộng tác viên
2 triệu/tháng không đáp ứng được cuộc sống, dễ dẫn đến tiêu cực trong công tác. Do
cuộc sống mưu sinh của các đối tượng sử dụng vỉa hè nên khó tiến hành xử phạt đặc
biệt là hàng rong, có chốt chặn thì người dân tạm lánh đi nơi khác thậm chí tạm nghỉ
bn bán sau đó tiếp tục quay lại lấn chiếm. Khi mạnh tay xử lý sẽ tạo sự phản kháng
chống đối, tấn công lực lượng thực thi công vụ. Việc xử lý vi phạm theo luật thủ tục để
tạm giữ tang vật phương tiện vi phạm rất nhiêu khê. Bên cạnh đó nhiều quận huyện
cịn thiếu cơ sở vật chất để thực hiện và kho chứa phương tiện vi phạm. Việc kiểm tra,
giám sát và xử lý vi phạm hiện nay phụ thuộc vào lực lượng công an; vì khi có lực
lượng cơng an, người vi phạm hạn chế chống, tấn công Đội QLTTĐT. Thực tế trên
đây địi hỏi Thành phố cần có các chính sách mới để từng bước giải quyết các khó
khăn cho các Đội QLTTĐT, đảm bảo công tác quản lý hiệu quả hơn trong thời gian
tới.
Tóm lại, khảo sát sử dụng vỉa hè tập trung vào các hoạt động thường xuyên trên
vỉa hè bao gồm để xe tự quản trước nhà và các đối tượng kinh doanh trên vỉa hè, từ
hàng rong di động, hàng rong cố định đến các cửa hàng trưng bày hàng hóa, bàn ăn
trên vỉa hè. Trên thực tế khơng gian vỉa hè của Thành phố cịn có nhiều đối tượng sử
dụng vì vỉa hè là khơng gian cơng cộng dành cho tất cả mọi người. Ngoài người đi bộ
Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

20



×