Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG hóa NGUYÊN CONTAINER XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN tại CÔNG TY cổ PHẦN NÔNG NGHIỆP HÙNG hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.97 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ

(Cỡ chữ :
15)

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHĨA
NGÀNH: QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA
NGUN CONTAINER XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP HÙNG HẬU

SVTH : Trần Lê Quan Sang
MSSV : 161A030009
Lớp

: 161A0309

GVHD : TS. Hồ Cao Việt
CBHD : Đinh Thị Công Hoa


TP.HCM, tháng 08 năm 2019

2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ

(Cỡ chữ :
15)

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHĨA
NGÀNH: QUẢN TRỊ CHUỔI CUNG ỨNG

QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA
NGUN CONTAINER XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP HÙNG HẬU

SVTH

:

Trần Lê Quan Sang

MSSV

:

161A030009

Lớp

: 161A0309


GVHD : TS. Hồ Cao Việt
CBHD : Đinh Thị Công Hoa


TP.HCM, tháng 08 năm 2019

2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tại trường và sau đó là em được thực tập 2 tháng tại Cơng ty Cổ phần
Nông nghiệp Hùng Hậu em đã được học hỏi thêm nhiều điều bổ ích về chun ngành của
mình đang theo học và được công ty đào tạo những kiến thức hồn tồn mới và được trải
nghiệm một mơi trường làm việc chuyên nghiệp.
Lời đầu tiên em xin trân thành cảm ơn Giảng viên đại diện ThS Cao Thị Thanh Trúc và
Giảng viên hướng dẫn TS Hồ Cao Việt, đã tận tình hướng dẫn em và giúp em sửa chữa những
lỗi mắc phải trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp và giúp chúng em hồn thành
khóa luận tốt nhất.
Lời thứ hai em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu và các
anh chị ở phòng xuất nhập khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại công ty,
giúp em tiếp xúc và học hỏi được nhiều kinh nghiệm, được áp dụng những kiến thức về lý
thuyết mà em đã học được trên ghế nhà trường được áp dụng vào thực tế và được làm trong
một môi trường chuyên nghiệp. Qua đó giúp em biết thêm nhiều kiến thức về ngành xuất
nhập khẩu hiện nay.
Tuy thời gian thực tập chỉ vỏn vẹn 2 tháng, đã để lại cho em rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ
của sinh viên trong những ngày thực tập. Cuối cùng em xin chúc Giảng viên hướng dẫn,
Giảng viên đại diện và toàn thể anh chị trong Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu có
nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cơng việc của mình chúc cơng ty ngày càng
phát triển và vươn xa hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!


1


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tp.HCM, ngày…..tháng……năm 2019
Giám đốc

2


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2

Thái độ:……………………………….


Hình thức:…………………………….

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

Hình thức:…………………………….

………………………………………..

………………………………………..

……………………………………….

………………………………………..

……………………………………….

………………………………………..

……………………………………….


Nội dung:……………………………..

Nội dung:……………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

………………………………………..

Điểm số:………………………………

Điểm số:………………………………

Bằng chữ:…………………………….

Bằng chữ:…………………………….

Tp.HCM, ngày


Tp.HCM, ngày

tháng

năm 2019

tháng

năm 2019

Giảng viên hướng dẫn

Giảng viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ và tên)

(Ký và ghi rõ họ và tên)

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP............................................................................2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN........................................................................................3
MỤC LỤC.............................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................6
Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP
HÙNG HẬU..........................................................................................................................7

1.1 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty................................................................7
1.2 Chức năng kinh doanh.....................................................................................................8
1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức........................................................................................................8
1.4 Tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2016- 2018.............................................................9
1.5 Nhận xét...........................................................................................................................11
1.5.1 Thuận lợi..................................................................................................................11
1.5.2 Khó khăn..................................................................................................................11
Chương 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA NGUN
CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP
HÙNG HẬU..........................................................................................................................12
2.1 Tổng quan giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển...............12
2.1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa và phương thức gửi hàng container bằng đường
biển....................................................................................................................................13
2.1.2 Một số chứng từ giao nhận hàng hóa ngun container bằng đường biển.............
2.2 Giới thiệu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển băng container.............14
2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận...............................................................................14
2.2.2 Diễn giải về quy trình giao nhận xuất khẩu....................................................15
2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa ngun container xuất khẩu bằng đường biển tại Cơng ty
Cổ phân Nông nghiệp Hùng Hậu...........................................................................................18
2.3.1 Giới thiệu sơ lược về thơng tin hàng hóa.................................................................19
2.3.2 Hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nguyên container xuất khẩu bằng đường
biển tại Cơng ty Cổ phần Nơng nghiệp Hùng Hậu...........................................................18
2.3.3 Phân tích ma trận SWOT về quy trình giao nhận của cơng ty ................................28
Chương 3: Kết luận và đề xuất...........................................................................................31
3.1 Nhận xét chung............................................................................................................31
3.2 Đề xuất........................................................................................................................31
3.3 Kết luận.......................................................................................................................32
4



TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................33
PHỤ LỤC..............................................................................................................................34

5


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đẩy tình hình ngoại thương của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ
phần lớn do nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng cao. Từ khi đổi mới nền
kinh tế thị trường nước ta đã có sự chuyển đổi sâu sắc và toàn diện đặc biệt trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu. Trước đây ngoại thương Việt Nam do nhà nước độc quyền quản lí và điều
hành do đó mà hoạt động ngoại thương kém phát triển. Nhưng từ khi Việt Nam trở thành
thành viên của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) là cơ hội để giúp cho nền kinh tế Việt
Nam chuyển mình phát triển hơn và đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Trong đó phải kể đến
là hoạt động giao nhận hàng hóa đóng vai trị quan trọng cho sự phát triển của hoạt động
xuất nhập khẩu, thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước với nhau.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu đầu tư nắm giữ các doanh nghiệp giàu tiềm
năng phát triển bền vững trong các lĩnh vực Nông nghiệp; Phân phối; Giáo dục; Thực phẩm
và Nước giải khát. Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại thị trường hầu hết các châu lục với
hàng loạt các sản phẩm đáp ứng từ nhu cầu người tiêu dùng năng động đến người tiêu dùng
có u cầu khó tính nhất về chất lượng và dinh dưỡng sản phẩm. Có thể kể đến các thị
trường xuất khẩu hàng đầu là các khách hàng đến từ Châu Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan,…), Nhật
Bản, Hàn Quốc, Úc, các tiểu vương quốc Ả rập… cùng các kênh phân phối trong nước
thông qua hệ thống các siêu thị. Văn hóa Hùng Hậu được các thế hệ cán bộ nhân viên đón
nhận, gìn giữ, xây dựng và phát huy qua thời gian.
Trong thời gian 2 tháng thực tập ở Công ty em được tiếp xúc thực tế với công việc của bộ
phận xuất nhập khẩu nên em chọn đề tài “Quy trình giao nhận hàng hóa ngun container
xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu” để hồn thành báo
cáo thực tập của mình. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên em xin trình bày ngắn ngọn
về nội dung trong 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quát về công ty Cổ phần Nơng nghiệp Hùng Hậu.
Chương 2: Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nguyên container xuất khẩu bằng đường
biển tại công ty cổ phần nông nghiệp hùng hậu.
Chương 3: Kết luận và đề xuất.

6


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN NƠNG NGHIỆP HÙNG HẬU
1.1 Q trình hình thành và phát triển của cơng ty.
- Loại hình: Cơng ty cổ phần
- Tên giao dịch trong nước: Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hùng Hậu
- Tên giao dịch dối ngoại: HUNG HAU AGRICULTURAL CORP.,
- Mã số thuế: 0302047389
- Người đại diện pháp luật: Ông Trần Thanh Hương
- Địa chỉ: 736-738 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10, TP. HCM.
- Điện thoại: 028.3860.4999| Fax: 028 3977 0303
- Email: | Website:www.agri.hunghau.vn
- Có tài khoản tại ngân hàng : Ngân hàng TMCP Châu Á (ACB) – chi nhánh Châu Văn
Liêm
- Nhà máy 1: KCN Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, TP.HCM
- Nhà máy 2: Khu C – KCN Sa Đéc, TP. Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
- Với đội ngũ nhiều Giáo sư, tiến sỹ và hơn 700 kỹ sư và công nhân lành nghề, tận tâm
nghiên sứu, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng.
- Chứng chỉ ISO 22000, BRC, HALAL, HACCP, SSOP-GMP, ASC.
- Chứng nhận An Tồn Vệ sinh Cơng Nghiệp do Bộ Thủy Sản cấp.
- Giấy phép xuất khẩu vào thị trường Châu Âu: DL01, DL239 & DL157.
- Số lượng công nhân: 2000
- Tổng diện tích: 65,143 m2, trong đó diện tích nhà xưởng 16.556 m2.

- Vốn điều lệ: 77.451.8400.000 VNĐ.
- Công suất cấp đông 70 tấn thành phẩm/ngày. (Gồm 5 hệ thống băng chuyền IQF, 3 tái
đơng, 8 tủ đơng gió, 9 tủ đông tiếp xúc, 5 tủ đá vảy).
- Công suất kho lạnh: 3950 tấn.
- Các máy móc chuyên dùng trong chế biến thủy sản như: máy xay, máy trộn, máy hấp,
máy chiên, máy dị kim lọai…
- Phịng thí nghiệm sinh – hóa: Kiểm nghiệm nguồn nguyên liệu, nguồn nước và sản
phẩm hàng ngày theo tiêu chuẩn ngành, quốc gia và theo yêu cầu của khách hàng.
Được thành lập rất sớm từ những năm 1976, Công ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu –
HungHau Agricultural (tiền thân là Seajoco Vietnam) tự hào là một trong những doanh nghiệp
tiên phong, đại diện cho sự đổi mới với sứ mệnh mang đến thị trường những sản phẩm chế
biến từ thủy hải sản có chất lượng vượt trội và dinh dưỡng cao.
1.2 Chức năng kinh doanh:
Hùng Hậu tập trung phát triển 06 nhóm mục tiêu chiến lược gồm:







Nông nghiệp – HungHau Agricultural
Công nghệ sinh học – HungHau Biotech
Tiêu dùng – HungHau Consumer
Phân phối – HungHau Distribution
Giáo dục – HungHau Education
Thực phẩm – HungHau Food
7



1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức – cơ cấu quản lý
của Công ty Cổ phần Nơng nghiệp Hùng Hậu (HHA)
( Nguồn : Phịng hành chính nhân sự - Cơng ty CP Nơng nghiệp Hùng Hậu)
1.4 Tình hình xuất khẩu trong giai đoạn 2016-2018
1.4.1 Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu hàng
Bảng 1.1. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu hàng giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: USD

Năm
Nhóm hàng
Nơng sản
Thủy sản
Tổng

2016
Trị giá
Tỉ lệ (%)
2.855.228
5.629.258
8.484.846

33,65
66,35
100

2017
Trị giá
3.055.755

5.832.970
8.888.275
8

Tỉ lệ (%)
34,38
65,62
100

2018
Trị giá
Tỉ lệ (%)
3.126.845
4.651.395
7.778.240

40,2
59,8
100


( Nguồn: Phịng tài chính- Kế tốn – Cơng ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu)
- Giữ vững truyền thống của Cơng ty, doanh thu từ xuất khẩu nhóm hàng thủy sản vẫn
chiếm tỷ trọng chủ yếu và không ngừng tăng trưởng qua các năm. Theo đó, doanh thu từ xuất
khẩu thủy sản năm 2018 chiếm 59,8% trong tổng doanh thu và mức tăng trưởng tương ứng
qua các năm 2016, 2017 lần lượt là 66,36% và 65,62%. Tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu từ
xuất khẩu thủy sản vào năm 2018 có phần giảm nhẹ so với 2017 là 5,82% và giảm so với
2016 là 6,55%, là do chi phí kiểm nghiệm chất lượng lô hàng xuất khẩu tăng và nhiều khó
khăn trong thủ tục lấy mẫu kiểm nghiệm lơ hàng, thủ tục kiểm sốt lơ hàng trước khi xuất
khẩu


- Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (2018) chiếm tỉ trọng cao
thứ hai là nhóm hàng thủy sản chiếm 40,2% trong tổng doanh thu, mức tăng trưởng tương ứng
qua các năm 2016, 2017 lần lượt là 33,65% và 34,38%. Từ năm 2016 đến 2017 tỉ lệ tăng
trưởng tăng 0,73%. Và tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu từ xuất khẩu nông sản năm 2018 so
với 2017 là 5,82 %.
Biểu đồ 1.1. Xuất khẩu theo cơ cấu thị trường của công ty trong giai đoạn 2016-2018
( Nguồn: Phịng tài chính- Kế tốn – Cơng ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu)

9


Bảng 1.2. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của cơng ty
trong giai đoạn (2016-2018)
ĐVT (USD)
Năm
Thị trường

2016

2017

2018

EU

2.903.340

2.310.531


2.962.688

JAPAN

4.836.823

5.515.735

3.833.531

ASIA

615.069

1.001618

872.566

AUSTRALIA

106.556

45.967

70.295

22.698

14.424


39160

8.484.486

8.888.275

7.778.240

USA
TỔNG

(Nguồn: Phịng tài chính – kế tốn – Cơng ty CP Nơng nghiệp Hùng Hậu)
- So với năm 2016, tổng trị giá xuất khẩu năm 2017 tăng nhẹ 403.789 USD, nhưng đến
2018 trị giá xuất khẩu của công ty đã giảm 1.110.035 USD.
- Trong đó EU và Nhật Bản là 2 thị trường mà công ty xuất sang với trị giá đạt trên
2.000.000 USD mỗi năm. Như vậy, trong các thị trường chủ lực kể trên, Nhật Bản là nơi có trị
giá xuất khẩu cao nhất theo từng năm. Như vậy, trong các thị trường chủ lực kể trên, Nhật
Bản là nơi có trị giá xuất khẩu cao nhất theo từng năm đạt 4.836.823 (2016); 5.515.735
(2017); 3.833.531 (2018); đứng thứ 2 là thị trường EU với trị giá xuất khẩu lần lượt là
2.903.340 (2016); 2.310.531 (2017); 2.962.688 (2018). Tiếp theo là thị trường các nước khác,
đều là thị trường tiềm năng vì nhu cầu nhập khẩu sản phẩm của công ty ngày một tăng.
- Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu vào năm 2018 sang thị trường Nhật đã giảm so với năm 2017
giảm 1.682.204 USD do chi phí kiểm nghiệm chất lượng lơ hàng xuất khẩu tăng và nhiều khó
khăn trong thủ tục lấy mẫu kiểm nghiệm lơ hàng, thủ tục kiểm sốt lơ hàng trước khi xuất
khẩu. Các sản phẩm chế biến từ tôm vẫn là mặt hàng chủ lực của Công ty, trong đó thị trường
Nhật Bản chiếm trị giá cao nhất và các nước EU và Asia. Các sản phẩm từ cá, ghẹ chủ yếu
xuất sang thị trường Úc, Mỹ.
- Hiện nay, Cơng ty đang tiếp tục tìm kiếm các khách hàng mới và xúc tiến mở rộng xuất
khẩu sang các thị trường mới như Hàn Quốc, Nga, Ba Lan, Tobago ...


10


1.5 Nhận xét
1.5.1 Thuận lợi:
- Ban lãnh đạo của công ty luôn chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất máy
móc trang thiết bị, tác phong phục vụ, đem lại sự hài lòng nhất cho khách hàng. Đồng thời,
cũng nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, phục vụ tốt nhất các yêu cầu.
- Với đội ngũ nhân viên có đào tạo và bộ máy vận hành một cách có khoa học. Cơng ty đã
hồn thành đáp ứng được những khắt khe của khách hàng trong tất cả các loại hình kinh
doanh xuất nhập khẩu hiện nay.
- Cơng ty có quan hệ tốt với hải quan, hãng tàu, hãng bay, dịch vụ kho bãi và công ty vận
tải tạo lợi thế cạnh tranh rất tốt cho cơng ty.
1.5.2 Khó khăn:
- Mỗi năm cơng ty phải mất một khoản thời gian và chi phí cho việc đào tạo nhân viên
mới. Các chế độ ưu đãi cán bộ nhân viên chưa thật sự hấp dẫn để kích thích sự sáng tạo trong
cơng tác. Vì vậy tình trạng “chảy máu chất xám” trong Cơng ty cịn khá phổ biến.
- Các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục Hải Quan phải qua nhiều khâu tuy nhiên tiến
độ hồn thành cơng việc tại các cơ quan Hải Quan rất chậm ảnh hưởng đến tiến độ làm việc
của công ty, nhiều khi khó có thể thực hiện được hợp đồng dịch vụ giao nhận một cách nhanh
chóng, làm giảm chất lượng dịch vụ, ảnh hưởng đến uy tín của cơng ty.
Tóm tắt chương 1:
- Trên đây là phần tổng hợp khái quát về Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu Với
những giá trị đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty, hoạt động xuất khẩu thủy
hải sản và nơng sản chế biến đã góp phần mang lại việc làm ổn định cho lực lượng lao động
của Cơng ty cũng như ngày càng góp phần khẳng định uy tín và thương hiệu của Cơng ty Cổ
phần Nông nghiệp Hùng Hậu ở cả thị trường Việt Nam và nước ngoài. Để ta hiểu hơn về lĩnh
vực mà công ty đang hoạt động. Ở chương 2 sẽ mô tả về qui trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu.


11


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HĨA
NGUN CONTAINER XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƠNG NGHIỆP HÙNG HẬU
2.1 Tổng quan giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container bằng đường biển.
2.1.1 Khái niệm giao nhận hàng hóa và phương thức gửi hàng container bằng đường
biển.
 Khái niệm giao nhận hàng hóa
- Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa
như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng
gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các
dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng
từ liên quan đến hàng hoá.
- Theo luật thương mại Việt Nam thì Giao nhận hàng hố là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho,
lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận
theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác.
- Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến q trình vận tải nhằm
thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người
nhận hàng).
 Các phương thức gửi hàng container bằng đường biển:
- Hàng nguyên container - FCL (Full Container Load):
+ Hàng nguyên container là lơ hàng của một người gửi hàng có khối lượng tương đối
lớn, đòi hỏi phải xếp trong một hoặc nhiều container.
+ Người chuyên chở nhận nguyên container từ người gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên
container đó cho người nhận hàng ở nơi đến nếu là trường hợp nhận nguyên – giao
nguyên (FCL/FCL).
+ Hoặc người chuyên chở sẽ cấp nhiều B/L tương ứng số người nhận hàng sau khi nhận

nguyên container từ người gửi và giao lẻ cho từng người nhận tại kho CFS ở nơi đến
nếu là trường hợp nhận nguyên – giao lẻ (FCL/LCL).
- Hàng lẻ, hay hàng consol - LCL (Less Than Container):
+ Hàng lẻ là lơ hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ, khơng đủ đóng trong
một container.
+ Người chun chở nhận lẻ hàng hóa từ người gửi hàng ở nơi đi, đóng vào container
và giao hàng hóa lẻ đó cho người nhận hàng ở nơi đến nếu là trường hợp nhận lẻ – giao
lẻ (LCL/LCL).

12


+ Hoặc người chuyên chở sẽ nhận hàng lẻ từ nhiều chủ hàng cần gửi cho một người
nhận tại điểm đến, hàng sẽ được đóng đầy vào cả container và sẽ giao nguyên container
cho người nhận ở nơi đến nếu là trường hợp nhận lẻ – giao nguyên (LCL/FCL).
2.1.2 Một số chứng từ giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường biển
- Vận đơn đường biển (Bill of lading): Đây là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng
đường biển, do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp
hàng lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng. Vận đơn đường biển có hai loại: Master Bill và
House Bill. Trong đó, Master Bill do hãng tàu kí phát cho đại lý giao nhận, House Bill do đại
lý giao nhận kí phát cho khách hàng của mình.
- Hóa đơn thương mại (Comerical Invoice): Là chứng từ cơ bản của cơng tác thanh tốn
và do người bán phát hành để yêu cầu người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa
đơn. Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá và tổng trị giá của hàng hóa, điều kiện cơ sở
giao hàng, phương thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng và một số điều kiện khác
tùy theo thỏa thuận của hai bên.
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list): Là bẳng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong
một kiện hàng, được ký phát hành bởi người bán. Trong phiếu đóng gói phải nêu rõ tên người
bán, tên người mua, số liệu hóa đơn, tên hàng, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số
lượng hàng hóa đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng.

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate Origin- C/O): là chứng từ do cơ quan
có thẩm quyền cấp để xác nhận nguồn gốc hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitory Origin): là chứng từ do cơ quan
thẩm quyền, kiểm dịch thực vật cung cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa là thực vật hoặc
sản phẩm thực vật khơng có nấm độc, sâu bọ, cỏ dại… có thể gây bệnh.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hàng thủy sản (Centificate of Health ): là giấy chứng nhận
chất lượng sức khỏe cho mặt hàng thủy sản được Trung Tâm Chất Lượng Nông Lâm Thủy
Sản cấp chứng nhận.

13


2.2 Giới thiệu quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container
2.2.1 Sơ đồ quy trình giao nhận
1. KÝ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

2. CHUẨN BỊ HÀNG HÓA,
ĐĂNG KIỂM HÀNG HOÁ

3. LIÊN HỆ HÃNG TÀU
ĐẶT CHỔ

4. SẮP XẾP NHÀ XE KÉO
CONTAINER VỀ KHO ĐÓNG
HÀNG

5. MỞ TỜ KHAI VÀ LÀM
THỦ TỤC HẢI QUAN

6. HẠ CONT, THANH LÝ HẢI

QUAN

7. VÀO SỔ TÀU
8. CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CHỨNG TỪ
(INVOICE, PACKING LIST, B/L, C/O)
VÀ LẬP HỐI PHIẾU

9. TRÌNH NGÂN HÀNG

Sơ đồ 2.1. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu đường biển bằng container
(Nguồn phịng xuất nhập khẩu – Cơng ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu)

14


2.2.2 Diễn giải về quy trình giao nhận xuất khẩu
 Diễn giải về quy trình giao nhận xuất khẩu:
Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương.
- Sau khi chào giá, nếu khách hàng chấp nhận mức giá đã đưa ra thì hai bên sẽ kí hợp đồng
dịch vụ, ủy thác cho công ty giao nhận giao hàng và làm các thủ tục có liên quan đến lơ hàng
xuất khẩu.
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa, đăng kiểm
Chuẩn bị hàng hóa:
- Sau khi thỏa thuận xong hợp đồng. Công ty ra kế hoạch sản xuất hàng hóa đảm bảo số
lượng và chất lượng như trong hợp đồng.
Kiểm tra chất lượng hàng hóa:
- Hàng hóa xuất khẩu thường có tiêu chuẩn cao theo tiêu chí quốc tế nên hàng hóa sau khi
sản xuất hay chế biến xong cần phải có kiểm tra đánh giá để có các chứng thư chứng nhận về
số lượng và chất lượng hàng hóa.
- Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu là việc cơ quan chức năng (có thể là

Bộ Y Tế, Bộ Thơng tin Truyền Thơng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn …) lấy mẫu
hàng để kiểm tra xem hàng hóa đó có đạt yêu cầu hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của
chuyên ngành hay không.
- Nếu kết quả kiểm tra là ĐẠT, thì lơ hàng xuất nhập khẩu đó sẽ được cấp giấy chứng nhận
và có đủ giấy tờ xuất khẩu, nhậpkhẩu. Cịn nếu khơng đạt, thì sẽ khơng được cấp chứng nhận,
và hàng đó sẽ khơng đủ tiêu chuẩn nhập hoặc xuất khẩu.
Bước 3: Liên hệ hãng tàu đặt chổ.
- Chuẩn bị hàng hóa xong, sau khi chấp nhận giá thì bộ phận kinh doanh của hãng tàu sẽ
căn cứ trên yêu cầu đặt chỗ (booking request) của khách hàng và gửi booking request đến
hãng tàu để đặt chổ. Sau đó hãng tàu sẽ xác nhận việc đặt chỗ đã thành công cho bộ phận kinh
doanh bằng cách gởi booking confirmation hay còn gọi là Lệnh cấp container rỗng.
- Lệnh cấp container rỗng này chứa đựng những thông tin cần thiết sau: Số booking, tên
tàu, cảng xếp hàng (port of loading), cảng giao hàng (port of delivery), cảng chuyển tải (port
of discharge (nếu có), bãi duyệt lệnh cấp container rỗng, giờ cắt máng (closing time) …Sau
khi có booking confirmation của hãng tàu, nhân viên giao nhận sắp xếp đóng hàng và làm thủ
tục thông quan xuất khẩu.

15


Bước 4: Đóng hàng tại kho
- Sau khi có Booking Confirmation từ hãng tàu, nhân viên chứng từ sẽ giao cho nhân viên
giao nhận cùng với thông tin chi tiết lơ hàng xuất khẩu, thời gian đóng hàng để nhân viên giao
nhận theo dõi, đưa cont rỗng đến kho quy để đóng hàng.
- Nhân viên giao nhận sẽ đem lệnh cấp cont rỗng (Booking Confirmation) đến phòng điều
độ của hãng tàu (thường ở cảng do hãng tàu chỉ định) để đổi lệnh lấy container. Phòng điều độ
ở cảng sẽ giao cho nhân viên giao nhận một bộ hồ sơ gồm: packing list container, số seal, vị
trí cấp container, lệnh cấp container có ký tên của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng
- Nhân viên giao nhận sẽ giao bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định của
hãng tàu xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt, đóng phí nâng container cho phịng

thương vụ bãi. Lấy container rỗng vận đóng hàng. Hàng đã được chuẩn bị sẵn trong kho của
mình thì nhân viên giao nhận chỉ đưa container đến kho và đóng hàng.
Bước 5: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục hải quan
Chuẩn bị bộ chứng từ, hồ sơ hải quan hàng xuất gồm:
• Tờ khai hải quan: 2 bản chính (1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản hải quan lưu)
• Hợp đồng ngoại thương: 1 bản sao y bản chính
• Hóa đơn thương mại (commercial invoice): 1 bản chính
• Bảng kê chi tiết hàng hóa (packing list): 1 bản chính
• Booking: 1 bảng chính
Đăng ký tờ khai:
- Dựa trên những chứng từ về hàng hoá mà người xuất khẩu cung cấp: contract, invoice,
packing list, giấy phép kinh doanh … Nhân viên giao nhận vào phần mềm ECUS của hải
quan để tạo thông tin trên mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì đã
khai. Đóng thuế, lệ phí.
Làm thủ tục hải quan:
LUỒNG XANH – Quy trình thủ tục hải quan theo phân luồng
=> Truyền tờ khai hải quan điện tử được trả về luồng xanh.
=> Tờ khai sẽ được thông quan trên mạng.
=> Scan Invoice đính kèm Invoice lên V5 trên phần mềm ECUS.
=> In tờ khai và vô sổ tàu xuất tại cảng.
LUỒNG VÀNG – Quy trình thủ tục hải quan theo phân luồng
=> Sau khi nhận phân luồng vàng.
=> Xuất trình hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu.
=> Scan Invoice đính kèm Invoice lên V5 trên phần mềm ECUS.
=> Hải quan kiểm tra hồ sơ và tiến hành thông quan nếu phù hợp.
16


=> Nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc nghi ngờ hải quan sẽ chuyển sang luồng đỏ để kiểm tra
thực tế hàng hóa. Sau đó thơng quan nếu khơng vi phạm.

=> In tờ khai và vô sổ tàu xuất tại cảng.
LUỒNG ĐỎ – Quy trình thủ tục hải quan theo phân luồng
=> Sau khi nhận phân luồng đỏ.
=> Xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa để hải quan kiểm tra thực tế.
=> Hải quan thông quan nếu không có vi phạm.
=> In tờ khai và vơ sổ tàu xuất tại cảng.
Sau khi nhận kết quả phân luồng hải quan là luồng xanh. Người khai hải quan cần in
tờ khai và tiến hành lấy mã vạch tờ khai.

Hình 2.1 Truyền tờ khai và phân luồng
Bước 6 Hạ Container và thanh lý hải quan
- Sau khi làm thủ tục hải quan xong sẽ vận chuyển container có hàng hạ bãi tại cảng chờ
xuất hàng (theo trên booking confirm) và đóng phí hạ container cho cảng vụ.
Bước 7: Vào sổ tàu
- Nhân viên giao nhận nộp tờ khai hải quan và mã vạch để vào sổ tàu
Hải quan trả lại tờ khai và phiếu xác nhận vào sổ tàu. Kết thúc q trình làm thủ tục thơng
quan cho lơ hàng xuất khẩu tại cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên tàu theo kế hoạch của
hãng tàu.
Lưu ý: Phải vào sổ tàu trước giờ Closing time nếu không hàng sẽ rớt lại không xuất khẩu
được mặc dù đã thông quan.
Bước 8: Chuẩn bị đầy đủ chứng từ và lập hối phiếu
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ, nhân viên chứng từ tiến hành lập hối phiếu thành 2
bản như nhau va cơng ty ký tên đóng dấu.
Bước 9: Trình ngân hàng
17


2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa ngun container xuất khẩu bằng đường biển tại
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu.
2.3.1 Giới thiệu sơ lược về thông tin hàng hóa

Chủ thể hợp đồng:
Bên bán: Cơng ty Cổ phần Nơng nghiệp Hùng Hậu.
 Địa chỉ: 1004A đường Âu Cơ, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.
Bên mua: Cơng ty TNHH CJ Freshway Corporation.
 Địa chỉ: 5F, tòa nhà CJ CHEILJEDANG, 330.Dongho-ro, Jung-gu, Seoul, 100400, Hàn Quốc.
- Bên bán đã ký kết hợp đồng mua bán với bên mua để bán những mặt hàng vào ngày và
các điều khoản và điều kiện đặt ra dưới đây:
+ Ngày giao hàng chậm nhất: trong tháng 3/2019
+ Cảng bốc: bất kì cảng nào tại Việt Nam
+ Cảng dỡ: cảng Busan, Hàn Quốc
+ Thanh toán: sử dụng cho ngân hàng mở L/C 180 ngày kể từ ngày vận đơn đường biển
- Bên bán (công ty cổ phần), bên mua (công ty TNHH), cả hai đều là 2 loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận, là chủ thể hợp pháp, có đủ tư cách
pháp lý.
- Nhưng cần thể hiện rõ:
+ Số điện thoại, số fax của hai bên công ty.
+ Nêu rõ người đại diện , người thụ hưởng.
+ Hợp đồng cho biết tên ngân hàng đại diện, SWIPE CODE và số tài khoản để người
bán nhận tiền thanh tốn từ người mua.
Đối tượng hợp đồng:
Bảng 2.1. Mơ tả đối tượng hợp đồng
STT
1
2
3

Mơ tả hàng hóa
Tơm tẩm bột đơng lạnh 30G
Tôm tẩm bột đông lạnh 20G
Tôm dừa đông lạnh 20G


(Nguồn dịch từ nội dung trong hợp đồng – Công ty CP Nông nghiệp Hùng Hậu)

18


Nội dung hợp đồng:
Bảng 2.2. Mơ tả hàng hóa trong hợp đồng

(Nguồn dịch từ nội dung hợp đồng- Công ty CP Nơng nghiệp Hùng Hậu)
2.3.2 Hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nguyên container xuất khẩu bằng
đường biển tại Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu.


Nhận và kiểm tra thư tín dụng L/C:

Hợp đồng thương mại số HHA/C J003-01/19C, ngày 03/01/2019 sử dụng phương thức
thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C), do đó Cơng ty u cầu nhà nhập khẩu (công ty CJ
FRESHWAY CORPORATION) mở L/C tại ngân hàng WOORI BANK, SEOUL là ngân hàng
phát hành và chọn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
(ANGRIBANK)- chi nhánh An Phú làm ngân hàng thông báo.
Các điều khoản trong L/C sẽ ràng buộc nghĩa vụ của các bên chứ khơng phải là hợp đồng.
Do đó, việc chọn ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thơng báo cũng như ngân hàng thanh
tốn tại Cơng ty đều phải đạt được thỏa thuận giữa Công ty và nhà nhập khẩu.
Bước quan trọng trong việc nhận L/C từ nhà nhập khẩu là kiểm tra L/C. Trước khi L/C
được mở, nhà nhập khẩu gửi mail L/C Nháp ( L/C Draft) cho Công ty kiểm tra, xem xét các
điều khoản trong L/C có phù hợp với yêu cầu của cả 2 bên hay không, đặc biệt là việc kiểm
tra thời gian hiệu lực của L/C, thời gian giao hàng cho phép chậm nhất vì nó quyết định đến
tính giá trị của L/C và cũng là dữ kiện cho Công ty kiểm tra và chuẩn bị sắp xếp cơng việc sản
xuất.

Ngồi ra, cần kiểm tra các trường tên, địa chỉ người thụ hưởng, chi tiết mơ tả hàng hóa,
thời hạn xuất trình chứng từ, tổng giá trị trong L/C…có phù hợp như trên hợp đồng đã quy
định hay không.
19


Nếu có điều khoản nào trong L/C Draft khơng đáp ứng yêu cầu của 2 bên, nhân viên kiểm
tra L/C sẽ gửi mail đề nghị chỉnh sửa cho phù hợp.
Sau khi chỉnh sửa, nhà nhập khẩu gửi mail L/C Draft lần nữa để Công ty xác nhận L/C
đúng như thỏa thuận. Nhận được L/C Draft, phía Cơng ty tiến hành kiểm tra và nếu chấp
thuận với những điều đã chỉnh sửa yêu cầu nhà nhập khẩu mở L/C gốc.
Khi L/C gốc được mở từ nhà nhập khẩu, ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam sẽ gửi mail thông báo để nhân viên Công ty đến ngân hàng nhận L/C
gốc.
L/C gốc đính kèm trong phần phụ lục chứng từ.
Sau khi kí kết hợp đồng với khách hàng, xác định được ngày xuất, bộ phận sales sẽ xác
nhận mặt hàng, số lượng, ngày dự kiến xuất , .. vào giấy đề nghị xuất hàng. Và gửi giấy đề
nghị xuất hàng đến cho nhà máy để sản xuất và đóng gói theo yêu cầu của đối tác chuẩn bị
hàng hóa để xuất đi.


Chuẩn bị hàng hóa:

Căn cứ vào trường 45A trên L/C qui định về chi tiết hàng hóa, Cơng ty sẽ chuẩn bị hàng để
giao cho nhà nhập khẩu – CJ số lượng 2,500 thùng carton sản phẩm Tôm xẻ bướm tẩm bột
xù dừa đông lạnh.
Khâu chuẩn bị hàng hóa tiến hành ngay sau khi nhà nhập khẩu mở L/C được Phòng Bán
hàng lên kế hoạch cụ thể. Những thơng tin về đơn hàng, số lượng, kích cỡ sản phẩm được
phòng Bán hàng gửi cho Phòng Mua hàng dùng làm thông tin thu mua nguyên liệu thông qua
các trung gian, thương lái, đại lý.

Trong một lô hàng thu mua sẽ có nhiều kích cỡ khác nhau, vì thế phân xưởng tiến hành
phân loại những chủng loại, kích cỡ theo đúng tiêu chuẩn nhà nhập khẩu đưa ra. Đối với lơ
hàng này, kích cỡ sản phẩm theo u cầu của nhà nhập khẩu là 20 Gram, trong đó gồm 3
thành phần Tôm, bột xù và bột xù dừa.
Sau khi thu mua nguyên liệu và phân loại sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn, Phòng Bán hàng
lên phiếu báo sản xuất, sau đó chuyển xuống phân xưởng để tiến hành sản xuất theo đơn đặt
hàng. Sản phẩm làm ra được đưa qua bộ phận cấp đơng, đóng gói, với quy cách đóng gói theo
yêu cầu của nhà nhập khẩu là PACKING: 20GR/PC x 10/TRAY x 20/CTN nghĩa là trong 1
thùng carton có 20 khay trong 1 khay có 10 con Tôm đã tẩm bột nặng 20 Gram. Cuối cùng
sản phẩm được chuyển vào kho lạnh chờ kiểm tra.


Kiểm tra chất lượng hàng hóa:

Hàng hóa được chế biến ra thành phẩm, sau đó được mang đi kiểm tra chất lượng, trọng
lượng, số lượng, vệ sinh trước khi giao hàng và việc này được thực hiện nghiêm ngặt thông
qua bộ phận KCS. Đồng thời, Công ty cũng tiến hành đăng kiểm chất lượng, các chỉ tiêu
20


kháng sinh, vi sinh cho lô hàng tại Cơ quan giám định NAFIQUAD IV ( Trung tâm chất
lượng Nông Lâm Thủy Sản Vùng 4).
Tồn bộ quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ được nhân viên Bộ phận KCS đảm
trách.
Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan giám định NAFIQUAD IV sẽ trả về cho Công
ty kết quả kèm theo biên bản kiểm hàng (1 bản), NAFI IV sẽ giữ lại 1 bản kiểm hàng. Phòng
Chứng từ xuất nhập khẩu dựa vào những thông tin trên biên bản kiểm hàng này để tiến hành
yêu cầu Cơ quan NAFIQUAD IV cấp Giấy chứng nhận chất lượng.
Đây là chứng từ bắt buộc đối với tất cả các mặt hàng Tôm bột đông lạnh xuất khẩu sang thị
trường Hàn Quốc phải xuất trình cho cán bộ Hải quan khi làm thủ tục thơng quan hàng hóa.

Mục đích của “ Giấy chứng nhận chất lượng ” là đảm bảo hàng hóa đáp ứng đầy đủ điều
kiện về chất lượng cũng như các chỉ tiêu khác để xuất khẩu.
Lô hàng này đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo biên bản cảm quan, ngoại
quan và vi sinh số YD 09622/19/CH ngày 10/05/2019. Kết quả kiểm tra lô hàng này chỉ có
thời hạn hiệu lực trong vịng 90 ngày kể từ ngày đạt chuẩn.
Sau đó, Phịng Chứng từ xuất nhập khẩu dựa vào thông tin trên biên bản kiểm hàng đạt
chuẩn đã cấp vào ngày 10/05/2019 để tiến hành xin cấp Giấy chứng nhận chất lượng.
 Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận chất lượng:
Sau khi điền chính xác và đầy đủ thông tin theo mẫu Giấy chứng nhận chất lượng của Cơ
quan NAFIQUAD IV, nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu gửi mail mẫu Giấy chứng nhận chất
lượng và số vi sinh, số cảm quang cho nhân viên giao nhận xuất nhập khẩu ở NAFIQUAD IV
để nhân viên giao nhận in ra 1 bản, điền số vi sinh và số cảm quang vào 1 phiếu nhỏ sau đó
vào nộp cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ, để kiểm tra thông tin và đối chiếu.
Cán bộ tiếp nhận sau khi mọi kiểm tra thơng tin đã chính xác, Giấy chứng nhận chất lượng
sẽ được chuyển lên cho Phó giám đốc NAFIQUAD IV ký và chuyển ra trả lại cho nhân viên
giao nhận của Công ty.


Liên hệ hãng tàu đặt chổ:

Các hợp đồng xuất khẩu bằng đường biển của Công ty thường áp dụng điều kiện giao hàng
FOB hoặc CFR và việc thuê tàu do Công ty đảm trách để giúp Cơng ty chủ động hơn trong
khâu giao hàng.
Vì lơ hàng này xuất hàng theo giá FOB nên Book Tàu theo chỉ định của nhà nhập khẩu. Do
đó, khi có kết quả kiểm định chất lượng đạt yêu cầu, Phòng bán hàng gửi mail cho phòng mua
hàng để liên hệ với Công ty giao nhận CJKOREA (đại lý) đặt chỗ (hay còn gọi là Booking
Note ) với những chi tiết yêu cầu Booking Note thông thường gồm:
21



×