Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN vụ công ty việt á thổi giá kit test covid 19 và cá nhân giám đốc phan quốc việt và bài học cho người làm kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.22 KB, 16 trang )

Vụ Công ty Việt Á "thổi giá" kit test Covid-19 và cá nhân Giám đốc Phan Quốc
Việt và bài học cho người làm kinh doanh? Trên giác độ của người quản trị dự
án, bạn hãy phân tích những dự án đã được Công ty này triển khai để thực hiện
mục tiêu của họ!
A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ VIỆT Á:
1. Giới thiệu về cơng ty cổ phần Công nghệ Việt Á:
Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á hoặc Việt Á Corp) là một
cơng ty cung cấp các thiết bị, hóa chất y tế của Việt Nam, có trụ sở tại TP Hồ
Chí Minh và 5 chi nhánh tại Cần Thơ, Bình Dương, Kon Tum… Công ty được
biết đến nhờ việc sản xuất kit xét nghiệm COVID - 19 trong đại dịch ở Việt
Nam.
Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, là 1 công ty chuyên về lĩnh vực sinh học
phân tử, với đội ngũ cán bộ chun mơn có kinh nghiệm gần 10 năm về lĩnh
vực này, đây cũng là nhóm đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công và đưa
vào thương mại từ rất sớm các kit sử dụng kỹ thuật realtime PCR và lai phân tử.
Toàn bộ hoạt động của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và GMPWHO.
Việt Á là đơn vị đi tiên phong trong việc phổ biến các xét nghiệm kỹ thuật cao
đến với đông đảo mọi người tại nhiều nơi trên cả nước bằng nhiều hoạt động,
trong đó 2 hoạt động đáng chú ý:


• Đầu tư các hệ thống real-time PCR tại nhiều nơi trên cả nước, nhờ đó cơ sở y
tế được đầu tư có điều kiện triển khai được các xét nghiệm kỹ thuật cao phục vụ
người dân.
• Thiết lập hệ thống thu gom mẫu tại những nơi chưa đủ điều kiện trang bị hệ
thống real-time PCR đưa về Việt Á hoặc các đơn vị Việt Á đầu tư máy real-time
PCR để thực hiện xét nghiệm.1
2. Lịch sử:
Công ty được thành lập vào năm 2007 với số vốn ban đầu là 80 triệu từ 3 thành
viên. Ông Phan Quốc Việt (sinh năm 1980) là người sáng lập kiêm Tổng giám
đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á. Cuối năm 2017, Việt Á Corp tăng vốn


điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỉ đồng, mặc dù trước năm 2017, công ty này
chỉ thu nhập vài chục tỉ đồng và thường báo lỗ.[4] Trải qua 6 lần tăng vốn điều lệ,
tỷ lệ góp vốn của 3 cổ đơng sáng lập vào Công ty Việt Á không biến động, vẫn
nắm giữ khoảng 20%. Tuy số vốn nhiều, Công ty Việt Á chỉ mượn chỗ để đặt
cái bảng hiệu trụ sở công ty trong 10 năm.[5][6] Phịng sản xuất kit của cơng ty
này chỉ rộng chừng hơn 10m2 với 10 nhân sự. Hệ thống thiết bị, máy móc chỉ là
vài chiếc tủ cấp đông và vài chiếc máy tách chiết cũ.
Trước dịch COVID - 19, công ty được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit thử
bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay - chân - miệng HPV…Việt Á tự giới
thiệu là cơng ty có kinh nghiệm 10 năm về lĩnh vực sinh học phân tử.
1 "Công ty Cổ Phần Công Nghệ Việt Á - TopCV." Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.


Ngày 4 tháng 3 năm 2020, bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đốn SARS-CoV-2
do Học viện Qn y và Cơng ty Cổ phần Công nghệ Việt Á phối hợp nghiên
cứu với ngân sách gần 19 tỷ đồng, sản xuất trở thành sản phẩm xét nghiệm
SARS-CoV-2 đầu tiên của Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng
tạm thời. Bộ kit giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia phát triển
được kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 vào thời điểm đó.
Trong giai đoạn thiếu hụt kit xét nghiệm toàn cầu, sản phẩm trên đã được dùng
cho lên đến 80% xét nghiệm tại Việt Nam.
Đến tháng 12 năm 2021, công ty đã cung ứng kit cho 62 tỉnh, thành phố với
doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
3. Sản phẩm:
Kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR, với các ưu điểm là
chỉ cần 1 phản ứng, cho kết quả xét nghiệm trong 1 giờ.
Kit xét nghiệm lao, viêm gan A, B, tay - chân - miệng, HPV…
4. Thành tích:
Tháng 3 năm 2021, công ty được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng Huân
chương lao động hạng Ba theo đề nghị của UBND TP HCM, do Việt Á có thành

tích xuất sắc trong việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng sinh phẩm xét nghiệm
RT-PCR phát hiện virus SARS-CoV-2, phục vụ hiệu quả cho cơng tác phịng,
chống đại dịch COVID-19.


5. Bê bối:
Ngày 18 tháng 12 năm 2021, ông Phan Quốc Việt - Tổng giám đốc của công ty
đã bị bắt để điều tra về hành vi nâng khống giá kit test COVID-19, chi tiền hối
lộ cho lãnh đạo Bệnh viện, CDC các tỉnh thành để bán kit với giá cao hơn so với
giá thành sản xuất. Cùng bị tạm giam là Phạm Duy Tuyến (Giám đốc Trung tâm
kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương – CDC Hải Dương). Cả hai cùng 5 bị can
khác bị cáo buộc đã vi phạm Luật đấu thầu gây thiệt hại tài sản Nhà nước ước
tính khoảng 30 tỷ đồng. Trước đó vào tháng 4 năm 2020, Bộ Y tế Việt Nam, Bộ
Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa tin loại kit test trên đã được WHO chấp
thuận và Bộ Y tế Anh cấp chứng nhận đạt chuẩn châu Âu. Tuy nhiên thực tế
WHO không chấp nhận loại kit này. Trên trang thông tin chính thức Bộ Y tế và
Chăm sóc Sức khỏe Anh, bộ xét nghiệm của Việt Á khơng có tên trong danh
sách đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên thị trường Anh. Cũng trong thời
gian trên, Bộ Y tế Việt Nam với tư cách bộ quản lý chuyên ngành đã cấp phép
đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á nên được
cho là cơ quan thực hiện việc công bố/cập nhật công khai giá bộ kit xét nghiệm
(trong đó bộ kit của Việt Á được ghi 470.000 đồng/kit).
Bộ Khoa học và Công nghệ sau đó vào ngày 27 tháng 12 năm 2021 phát đi văn
bản cho rằng thông tin sai sự thực về kit xét nghiệm của Việt Á là "trên cơ sở
tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống", nhưng chính Bộ này
trước đó đã gửi thơng tin chính thức đến các cơ quan báo chí khẳng định việc


"bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) chấp thuận". Cùng ngày, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 11

(khóa IX), nhiều Ủy viên Đồn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Cơng
nghệ.
Ngày 31 tháng 12, khi có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý,
nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa học về sản phẩm kit xét nghiệm COVID19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm
thời, cấp phép đăng ký lưu hành chính thức sản phẩm kit xét nghiệm COVID19, việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19 với Công ty Việt
Á tại Bộ Y tế, Bộ Công an đã khởi tố 11 viên chức của Bộ Khoa học và Công
nghệ và Bộ Y tế. Ngoài ra, các viên chức của CDC Nghệ An, CDC Bình Dương
cũng bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng".
Ngày 7 tháng 1 năm 2022, Tô Ân Xô, người phát ngôn bộ Công an cho biết 19
bị can đã bị khởi tố về các tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng"; "đưa hối lộ, nhận hối lộ"; "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ". Cơ quan điều tra đã kê biên 28 bất động sản, phong tỏa
tài khoản hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỷ đồng do
một số đối tượng có liên quan tự nguyện giao nộp.


Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan phát đi vào tối 20 tháng 1 năm 2022, từ
tháng 9 đến tháng 12-2021, công ty Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test nhanh
kháng nguyên virus SARS-CoV-2 từ Trung Quốc với giá khai báo 0,955
USD/test (khoảng 21.560 đồng/test), tổng trị giá là 64,68 tỉ đồng. Ngồi ra cơng
ty cịn nhập khẩu hóa chất, chất thử, chất chuẩn, dụng cụ, máy móc, thiết bị các
loại với tổng giá trị nhập khẩu trong 5 năm 2017 - 2021 là 286 tỉ đồng.2
6. Tham khảo:
/>%A7n_C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_Vi%E1%BB%87t_%C3%81
/>
B. NỘI DUNG PHÂN TÍCH:
1. Vụ Cơng ty Việt Á "thổi giá" kit test Covid-19 và cá nhân Giám đốc
Phan Quốc Việt và bài học cho người làm kinh doanh?

Trong bốn năm từ 2016 đến 2019, hoạt động của Việt Á có xu hướng giảm dần
khi doanh thu từ 166 tỷ giảm về còn 63 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này tăng vọt
lên hơn 400 tỷ đồng vào năm 2020, năm được cấp phép kit test, gấp hơn 6 lần
năm 2019.

2 "Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á – Wikipedia tiếng Việt."
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.


Về quá trình ra đời của bộ kit này, năm 2020 Học viện Quân y đề xuất nhiệm vụ
nghiên cứu bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19. Công ty Việt Á tham gia cùng
nhóm nghiên cứu từ những ngày đầu. Việc chuyển giao kit gần như đồng thời
giữa nhóm nghiên cứu và đơn vị sản xuất để cùng nhau thẩm định kết quả, kịp
cho việc sản xuất kit phục vụ phòng chống dịch. Việt Á cũng được Hội đồng tư
vấn lựa chọn là đối tác nghiên cứu phát triển sản phẩm bởi đơn vị này có năng
lực sản xuất kit test.
Khi chào hàng sản phẩm "hàng Việt Nam" của mình, ơng Phan Quốc Việt từng
nói chi phí sản xuất bộ kit đã được tài trợ nên giá 400.000-600.000 đồng/test.
Ông Phan Quốc Việt nêu quan điểm: "Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục
vụ cho chính người dân của mình, vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người
dân".
Nhưng thực tế lại khác, một năm sau đó, nhiều doanh nghiệp, người dân phản
ánh về việc loạn giá kit và chi phí xét nghiệm. Việt Á, một trong 3-4 đơn vị sản
xuất kit trong nước, bị đưa vào "tầm ngắm" khi có những nghi ngờ "thổi giá".
Dựa vào việc kit test Covid-19 là sản phẩm thuộc danh mục được áp dụng "chỉ
định thầu rút gọn" nên ông Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng trước thiết bị,
vật tư, sinh phẩm y tế cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố để sử dụng.
Ơng Phan Quốc Việt sau đó thơng đồng với lãnh đạo CDC để hợp thức hồ sơ
chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân là các công ty liên doanh, công



ty con để lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên
vật liệu đầu vào. Việc này làm giá sản phẩm của Việt Á cao hơn nhiều so với
thực tế, định giá ở mức 470.000 đồng/kit. Hành vi này bị đánh giá là "nâng
khống giá", vi phạm quy định về đấu thầu.
Ngoài ra, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế với số lượng lớn và
được tạo điều kiện trong việc hồn thiện hồ sơ, thanh quyết tốn, ơng Phan
Quốc Việt đã thỏa thuận chi số tiền lớn cho lãnh đạo nhiều đơn vị mua hàng.3
/>Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho hay ban đầu khi vừa nghe thơng tin việc
nâng khống giá kit xét nghiệm COVID-19 nhằm trục lợi, ơng thấy rất đau lịng.
Theo ơng, các cơ quan pháp luật, Bộ Y tế cần phải vào cuộc để tìm hiểu vấn đề
này thật kỹ.
"Nhưng điều quan trọng nhất là rút ra được những bài học, kinh nghiệm để
không xảy ra những chuyện tương tự nữa.
Các cơ quan quản lý phải rút ra bài học chẳng những để xử lý, phán quyết đúng
cá nhân sai phạm mà điều quan trọng là tiếp tục nâng đỡ những đơn vị làm tốt
để họ tiếp tục phát triển, không bị chững lại, tránh một lượng ngoại tệ khổng lồ

3 "Việt Á bị cáo buộc 'thổi giá' kit xét nghiệm như thế nào? - VnExpress." 28 thg 12. 2021,
Ngày truy
cập 22 thg 1. 2022.


cứ phải chảy ra nước ngoài để mua những thứ mà người Việt Nam mình có thể
làm được" - ơng Trí nói.
Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng việc lợi dụng
dịch bệnh để trục lợi là không thể chấp nhận. Sau vụ việc này cần phải tăng
cường thanh tra, kiểm tra giám sát.
Còn bác sĩ Trương Hữu Khanh - nguyên trưởng khoa nhiễm - thần kinh, Bệnh
viện Nhi đồng 1, TP.HCM - cho rằng sau vụ việc này, việc mua vật tư y tế phải

được diễn ra quy củ hơn, đấu thầu đàng hoàng và có phản biện.
Khơng nên để giám đốc chun mơn làm các vấn đề về kinh tế, mua sắm thiết
bị vật tư. Phải có vị lãnh đạo khác chuyên về đấu thầu, giải quyết các thủ tục
được an toàn, minh bạch hơn.4
/>- Những bài học cho người làm kinh doanh:
Mặc dù mục tiêu lớn nhất của người làm kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận cho
người chủ của doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp mình ngày một lớn
mạnh hơn, tuy nhiên khơng thể vì lợi ích của bản thân doanh nghiệp mà khơng
từ thủ đoạn thậm chí là chấp nhận phạm pháp để đạt được mục tiêu đề ra.

4 "Vụ Việt Á nâng giá kit xét nghiệm COVID-19 - Báo Tuổi trẻ." 20 thg 12. 2021, Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.


Vụ việc vi phạm của công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã làm chấn động tin
tức ở trong nước, ảnh hưởng lớn tới nhiều ngành nghề, đặc biệt là những người
làm kinh doanh.
Từ những sai phạm của công ty Việt Á, các doanh nghiệp, những người làm
kinh doanh lớn nhỏ cũng cần rút ra những bài học cho bản thân doanh nghiệp
mình, để tránh đi theo vết xe đổ của Việt Á:
● Đầu tiên, về phần đầu vào: các doanh nghiệp cần nhập nguyên vật liệu có
nguồn gốc rõ ràng, uy tín, đảm bảo an tồn và đảm bảo thực hiện đúng
quy trình. Khơng nên vì cái lợi trước mắt, vì ham rẻ mà làm hại tới người
tiêu dùng để rồi hại cả doanh nghiệp mình.
● Tiếp theo là về giá bán: không lợi dụng những yếu tố bên ngoài như dịch
bệnh hay nhu cầu của người tiêu dùng để rồi nâng khống giá của sản
phẩm lên quá cao để nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mặc dù trong kinh
doanh, giá bán của một sản phẩm phụ thuộc lớn vào lượng cầu trên thị
trường, doanh nghiệp có quyền nâng giá của sản phẩm lên để nhằm mục
đích tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên việc bán sản phẩm
không đạt chất lượng trên thị trường và tìm mọi cách để có thể nâng giá

sản phẩm lên trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp để
thu lợi bất chính như cơng ty cổ phần Công nghệ Việt Á là điều đáng lên
án.


● Về vấn đề truyền thông: các doanh nghiệp cần phải làm truyền thơng về
sản phẩm của mình nhằm mục đích cho người tiêu dùng biết đến sản
phẩm của doanh nghiệp, những quảng cáo và truyền thơng đó cần hấp
dẫn và nêu rõ những cơng dụng, lợi ích của sản phẩm. Tuy nhiên, truyền
thông hấp dẫn không phải là thần thánh hóa sản phẩm của doanh nghiệp
mình, cần biết rõ sản phẩm doanh nghiệp mình đang ở vị trí nào và đem
lại những lợi ích gì cho người tiêu dùng. Vấn đề truyền thông sản phẩm
một cách quá thần thánh sẽ làm cho người tiêu dùng dễ cảm thấy thất
vọng khi trực tiếp mua và trải nghiệm sản phẩm, khiến họ khơng muốn
mua lại sản phẩm của doanh nghiệp mình, dễ dẫn đến truyền thông thất
bại. Đây cũng là một vấn đề mà nhiều doanh nghiệp kinh doanh mắc
phải, những người làm kinh doanh phải đặc biệt chú ý
● Về vấn đề đấu thầu: các doanh nghiệp cần thực hiện việc đấu thầu một
cách đúng quy trình, khơng nên vì muốn đạt được mục đích mà khơng từ
thủ đoạn thậm chí là hối lộ các lãnh đạo và cán bộ cấp cao. Đây là điều
tối kỵ cho những người làm kinh doanh, việc đưa và nhận hối lộ là việc
làm vi phạm pháp luật, đã và đang được xã hội quan tâm và lên án mạnh
mẽ.
=> Hiện nay, vấn đề đạo đức trong kinh doanh đang nhận được quan tâm lớn từ
xã hội. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì buộc phải tuân thủ
những đạo đức trong kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là yếu tố nền tảng để tạo


nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng, nhà cung cấp đối với doanh nghiệp, là cơ
sở để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Do đó, các doanh

nghiệp cần đặc biệt chú ý và quan tâm đến vấn đề đạo đức trong kinh doanh, lấy
vụ việc sai phạm của công ty cổ phần Công nghệ Việt Á làm gương, không đi
theo những sai lầm mà Việt Á đã phạm phải.
2. Trên giác độ của người quản trị dự án, bạn hãy phân tích những dự
án đã được Công ty này triển khai để thực hiện mục tiêu của họ!
- Lợi dụng tình hình dịch bệnh ngày một phức tạp và sự thiếu hụt kit xét
nghiệm tại Việt Nam. Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á hợp tác với Học
viện Quân y nghiên cứu ra sản phẩm kit xét nghiệm Covid - 19. Theo Bộ
Y tế, thực hiện quyết định số 489/QĐ-BKHCN ngày 2-3-2020 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN), ngày 3-3-2020, Hội đồng
đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài độc lập cấp quốc gia đột
xuất phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
virus corona: "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime RTPCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)" đã họp và đề
nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho 2 bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn
đoán SARS-CoV-2 (LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-PCR Kit,
LightPoweriVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR Kit).
Nhận thấy tình hình dịch bệnh trong nước đang ngày một nghiêm trọng,
Việt Á lập tức hợp tác với Học viện Quân y tiến hành nghiên cứu ra sản


phẩm kit xét nghiệm Covid-19 và đề nghị cấp phép sử dụng và tiến hành
bán sản phẩm trên thị trường.5
/>- Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á nhập nguồn nguyên vật liệu giá rẻ
không rõ nguồn gốc, các công nhân tại nhà máy có trụ sở chính tại tỉnh
Bình Dương chỉ có trách nhiệm phối trộn các nguyên liệu lại với nhau:
nhân viên kỹ thuật ở “nhà máy” tại Bình Dương cho hay, nơi đây họ chỉ
có nhiệm vụ phối trộn nguyên liệu lại để hoàn thiện bộ kit test COVID19. Còn nguyên liệu sản xuất ở đâu, ra sao thì họ khơng được biết và chỉ
có Tổng giám đốc là ông Phan Quốc Việt nắm rõ khâu này. Trong khi đó,
theo cơng bố của Cơng ty Việt Á thì nguyên liệu để làm nên bộ kit test
COVID-19 gồm 5 loại hóa chất sinh phẩm khác nhau. 6

/>- Việt Á quảng cáo và thần thánh hóa sản phẩm kit xét nghiệm Covid 19
của mình là sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam, là đề tài khoa học quốc
gia: Kit test COVID-19 do Công ty Việt Á sản xuất, được cả công ty và
5 "Bộ Y tế lên tiếng vụ cấp phép kit xét nghiệm Việt Á - Báo Người Lao ...." 21 thg 12. 2021,
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.
6 "Bất thường trong những kit xét nghiệm của Công ty Việt Á." 10 thg 1. 2022,
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.


bộ ngành liên quan quảng bá là “đề tài khoa học quốc gia”, là sản phẩm
“made in Vietnam” đầu tiên được cơng nhận trong lĩnh vực này với kinh
phí từ ngân sách Nhà nước 18,98 tỷ đồng.7
/>- Tiến hành đấu thầu các gói thầu cung cấp kit xét nghiệm Covid - 19 tại
tỉnh Bình Dương:
Mỗi thương vụ thành cơng, ơng Phan Quốc Việt sẵn sàng chi 20% giá trị
hợp đồng cho những người quyết định. Chỉ tính riêng 5 hợp đồng mua
bán kit test xét nghiệm với CDC Hải Dương trị giá 150 tỷ đồng, ông Phan
Quốc Việt đã chi cho ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương,
số tiền 27 tỷ đồng.8
/>Gói thầu đầu tiên giữa Trung tâm Kiểm sốt Bệnh tật tỉnh Bình Dương
(CDC Bình Dương) và Công ty Việt Á là vào ngày 15-6-2021. Lúc này,
ông Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương, quyết định phê

7 "Bất thường trong những kit xét nghiệm của Công ty Việt Á." 10 thg 1. 2022,
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.
8 "Vụ kit xét nghiệm Công ty Việt Á: Bắt giam nhiều lãnh đạo tại Bộ Y tế ...." 1 thg 1. 2022,
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.


duyệt kết quả chỉ định thầu rút gọn gói mua kít xét nghiệm phát hiện

SARS-CoV-2 đối với Cơng ty Việt Á.
Giá trúng thầu là 1,018 tỉ đồng cho 2.000 kít xét nghiệm do Việt Á sản
xuất. Gói này đơn giá lên đến 509.250 đồng/kít xét nghiệm. Quyết định
dựa trên việc "thương thảo giữa 2 bên" và "biên bản họp của Tổ thẩm
định đấu thầu".
Ngày 29-7-2021, Công ty Việt Á tiếp tục trúng thầu chỉ định gói thầu 4,7
tỷ đồng, cung cấp 10.000 kít xét nghiệm. Đến ngày 4-8-2021, Cơng ty
Việt Á lại trúng thầu chỉ định, lần này gói thầu lên đến 28,2 tỉ đồng, cung
cấp 60.000 kit xét nghiệm do chính Việt Á sản xuất với đơn giá 470.000
đồng/test.
Ngồi ra, CDC Bình Dương cịn phê duyệt Cơng ty Việt Á trúng thầu chỉ
định gói 6,9 tỷ đồng, cung cấp 50.000 test từ một hãng sản xuất của Mỹ
với giá 250.000 đồng/test.9
/>- Ông Phan Quốc Việt đã “bắt tay” với các đối tác nâng khống giá kit xét
nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ
đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" là gần 800 tỷ
9 "Bình Dương: Làm rõ thêm 175.000 kít xét nghiệm mua của Việt Á." 1 thg 1. 2022,
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.


đồng. Một số lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ
An (CDC Nghệ An) và Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tỉnh Bình Dương
(CDC Bình Dương) đã thông đồng, cấu kết với Phan Quốc Việt và các
đối tượng liên quan thuộc Công ty Việt Á, Công ty TNHH Phát triển công
nghệ ứng dụng Việt Nam (Công ty VNDAT) trong vụ nâng giá sinh phẩm
xét nghiệm COVID-19.10
/>=> Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á đã thực hiện nhiều dự án phức tạp
liên quan đến nhiều công ty, nhiều bộ phận chức năng trong công ty và
liên quan đến một số lãnh đạo, cán bộ có chức quyền để nhằm nâng giá
được sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 lên cao và đẩy mạnh số lượng

sản phẩm bán ra. Những lợi ích mà Cơng ty Việt Á chia sẻ cho các bộ
phận và các đối tác là rất lớn và hấp dẫn, tuy nhiên vì Việt Á đã chiếm
quá nhiều lợi ích nên dễ dàng tạo ra sơ hở và bị các cơ quan và các cán
bộ, lãnh đạo để mắt tới. Đây cũng là một bài học đắt giá cho các doanh
nghiệp lớn nhỏ trong nước: mặc dù các doanh nghiệp cần phải đặt lợi ích,
sự phát triển và sự tồn tại của doanh nghiệp mình lên hàng đầu, tuy nhiên
cũng không thể xem nhẹ những nguyên tắc và đạo đức trong kinh doanh.

10 "Bất thường trong những kit xét nghiệm của Công ty Việt Á." 10 thg 1. 2022,
Ngày truy cập 22 thg 1. 2022.



×