Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Viêm loét dạ dày tá tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.09 KB, 5 trang )

VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Như khi xưa trong thời chiến 1 bên tấn cơng để xâm chiếm cịn 1 bên thì cố thủ để
bảo vệ bờ cõi, khi quân địch quá mạnh hoặc do quân ta suy yếu không còn đủ sức
thủ được thành nữa làm quân địch tràn vào mà gây ra nhà tan cửa nát, cảnh tượng
điêu tàn.
1. Nguyên nhân, cơ chế:
- Đối với YHHĐ
o Yếu tố tấn cơng:
Stress, thuốc (NSAID, Corticoid,…) dẫn đến tăng HCl, Pepsin.
Ngồi ra còn do vi khuẩn HP, chế độ ăn uống sinh hoạt.
o Yếu tố bảo vệ:
Chất nhầy và HCO3-.


Khi các yếu tố tấn công (HCL, pepsin, vi khuẩn HP) tăng, các yếu tố
bảo vệ (chất nhầy, HCO3-) giảm sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố tấn
công phá hủy lớp niêm mạc tại dạ dày gây ra viêm loét dạ dày tá
tràng.

- Đối với YHCT
o Yếu tố tấn công
 Nội nhân:
Do tình chí kích thích làm cho can khí bị uất kết, mất khả năng
sơ tiết, làm rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của Tỳ Vị
=> Can Khí Phạm Vị
 Ngoại nhân, bất nội ngoại nhân:
Do ăn uống thất thường làm Tỳ Vị bị tổn thương, mất khả năng
kiện vận, hàn tà nhân đó xâm nhập và gây ra khí trệ, huyết ứ.
o Yếu tố bảo vệ:
Chính khí cơ thể, sự sơ tiết điều đạt khí cơ.
• Khi chính khí cơ thể suy giảm làm ảnh hưởng đến công năng của tạng


phủ lại thêm1ngoại tà thừa cơ xâm nhập mà phạm Vị hoặc do sự điều
tiết khí cơ khơng tốt làm can khí uất kết gây tổn thương Tỳ Vị mà gây
ra bệnh Vị Quản Thống


2. Triệu chứng:
- YHHĐ:
Biểu hiện rõ nhất là cơn đau, điểm đau tại vùng thượng vị, thường xảy ra sau
ăn khoảng 1-2h, có khi đau vào khuya, kèm theo các triệu chứng ợ hơi ợ
chua, khi ợ chua có thể xuất hiện triệu chứng bỏng rát vùng sau xương ức.
- YHCT:
Dựa trên biện chứng YHCT, trên lâm sàng thường gặp 2 loại chính là
Can Khí Phạm Vị và Tỳ Vị Hư Hàn
o Can Khí Phạm Vị:
(Gồm 3 thể khí uất, hỏa uất, huyết ứ, nhưng trên lâm sàng chủ yếu gặp
khí uất nên hơm nay mình sẽ tập trung vào thể này!)
Chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 bên sườn, bụng
đầy chứng ấn vào thấy đau, ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng
hoặc hơi vàng mỏng, mạch huyền.
o Tỳ Vị Hư Hàn:
Chứng: Đau vùng thượng vị liên miên, ói nhiều, mệt mỏi, thích xoa
bóp và chườm nóng, bụng đầy ói ra nước trong, sợ lạnh, đại tiện phân
nát, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch hư tế.
3. Cận Lâm Sàng
- Có thể nội soi dạ dày để phát hiện ổ loét
- Test HP để xem âm tính hay dương tính
- Có thể làm thêm siêu âm, XQ, ECG để chẩn đoán phân biệt
4. Điều trị
- YHHĐ:
Nguyên tắc điều trị: Lập lại cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công.

Tăng yếu tố bảo vệ hoặc giảm yếu tố tấn công, nhưng trên lâm sàng hiện tại
chủ yếu là giảm yếu tố tấn công (Giảm HCl)
o Tâm lý: Giải tỏa yếu tố tâm lý cho bệnh nhân để giảm bớt căng thẳng,
stress
o Thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt: hạn chế những đồ cay nóng, đồ
chua, ăn uống đúng giờ giấc.
2
o Thuốc
 Ức chế bơm Proton (PPI):
Omeprazole 40mg hoặc esomeprazole 40mg


Liều 20-80mg/ngày, dùng 1-2 lần/ngày
 Kháng histamine H2: (hiện tại ít dùng)
Cimetidine 200mg
Liều 200-800mg/ngày dùng 1-2 lần/ngày
 Trung hòa axit:
Maalox: 4-6 viên/ngày, dùng trong khoảng 3-5 ngày.
 Giảm co thắt cơ trơn: (nếu có xuất hiện đau do co thắt nhiều)
Nospa 40mg hoặc papaverin 40mg
Uống 2-3 viên/ngày, dùng 1-2 lần/ngày
 Nếu có HP dương tính (có thể khởi trị bằng phác đồ 3 thuốc)
+ PPI x 2 lần/ngày (liều 20-80mg/ngày) nên uống trước ăn 30p
+ Amoxicillin 500mg x 4v (sáng 2, tối 2)
+ Clarithromycin 500mg x 2v (sáng 1, tối 1)
Đối với kháng sinh dùng từ 10-14 ngày, PPI tối đa 4 tuần
- YHCT:
o Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và giải tỏa tâm lý cho bệnh nhân
o Thuốc:
 Thể khí uất:

• Pháp điều trị:
Hịa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hịa vị)
• Bài thuốc: sài hồ sơ can thang
Sài hồ 8g bạch thược 12g
chích thảo 4g
chỉ xác 8g hương phụ 8g
xuyên khung 8g
Sắc ngày uống 1 thang
• Giải thích bài thuốc:
Sài Hồ sơ can lý khí, thêm Hương Phụ để tăng tác dụng
Sài Hồ, phối hợp thêm Chỉ Xác để thăng thanh giáng
trọc, Bạch Thược ích âm hịa lý, phối hợp với Chỉ Xác có
3tác dụng sơ thơng khí trệ, Chích Thảo điều hịa trung khí,
cùng với Thược Dược có tác dụng thư cân, hịa Can,
Xun Khung để hành khí, giúp tăng tác dụng giải uất
của Sài Hồ và Hương Phụ.


 Thể Tỳ Vị Hư Hàn:
• Pháp điều trị:
Ơn trung kiện tỳ
• Bài thuốc: Hồng kỳ kiến trung thang gia vị
Quế chi 12g
Mộc Hương 4g
Thược dược 24g
Đại táo 2 trái
Hoàng kỳ 24g
Bào khương 8g
Chích thảo 4g
Sắc xong cho ít mạch nha vào khuấy đều rồi uống.

• Giải thích bài thuốc
Quế Chi tán biểu, Thược Dược bình can, Bào Khương,
Hồng Kỳ, Chích Thảo để ơn trung kiện tỳ, Mộc Hương
lý khí giảm đau, đại táo điều hòa vinh vệ.
o Châm Cứu: Các huyệt chính cần lưu tâm
 Thể Khí Uất:
• Bộ huyệt:
Nội quan, Trung Quản, Túc Tam Lý, Thượng quản
• Giải thích:
Nội Quan giúp điều lý khí cơ tam tiêu, ninh thần hịa vị,
khoan hung lý khí. Phối hợp với Trung Quản, Túc Tam Lý,
có khả năng giúp thăng thanh giáng trọc, điều lý khí cơ.
Thượng Quản có thể mở cửa vị phủ, giúp thức ăn thủy cốc
được thu nạp vào trong vị.
Trung Quản trợ vị tiêu hóa thủy cốc, ơn thơng phủ khí,
thăng thanh giáng trọc, điều lý khí cơ trung châu.
Túc Tam Lý khi bổ có khả năng kiện tỳ hịa vị, ích khí
thăng dương. Khi tả Túc Tam Lý lại có hiệu quả giáng
nghịch hóa trọc, thơng điều trường phủ.
 Thể Tỳ
4 Vị Hư Hàn:
• Bộ huyệt:
Thương Quản, Trung Quảng, Hạ Quản, Quan nguyên, Khí
Hải, Túc Tam Lý, Thiên Khu, Tam Âm Giao, Vị du


• Giải thích:
Thượng Quản, Hạ Quản giúp an vị kiện tỳ.
Trung Quản tráng vị khí mà tán hàn tà
Quan Nguyên để ơn tán hàn tà

Khí Hải phấn trấn dương khí hạ tiêu
Túc Tam Lý có thể dẫn vị khí hạ hành, giáng trọc đạo trệ.
Thiên Khu để loại bỏ trọc khí trong bụng
Tam Âm Giao, Vị Du: giúp sơ thơng
“Bất thơng thì tắc thống”

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×