Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyen vien chính, xử lý tình huống trong QLNN, đưa người chưa thành niên vi phạm pháp luật vào trường giáo dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.16 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. Lời nói đầu ...................................................................................... 2
2. Nội dung tiểu luận ..........................................................................

3

3. Phần I - Mơ tả tình huống ..............................................................

4

4. Phần II - Xác định mục tiêu xử lý tình huống ...............................

6

5. Phần III - Phân tích nguyên nhân và hậu quả ................................

7

6. Phần IV- Xây dựng phương án và lựa chọn phương án .................

9

7. Phần V - Tổ chức thực hiện phương án lựa chọn ........................... 13
8. Phần VI - Kết luận và kiến nghị ....................................................

15

9. Lời cảm ơn ..................................................................................... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được Quốc hội


nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 20 tháng 6 năm 2012.
2. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 quy định chế
độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và
cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Giáo trình Bồi dưỡng Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên.
5. Tập bài giảng của giảng viên Trường chính trị Tỉnh tại lớp học bồi
dưỡng Quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên khóa 31.
6. Một số tài liệu tham khảo khác.

1


LỜI NÓI ĐẦU
Quản lý Nhà nước về trật tự an tồn xã hội là một lĩnh vực vơ cùng quan
trọng của các cấp chính quyền. Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống vật
chất tinh thần của người dân được nâng lên, bên cạnh đó thì mặt trái của nó cũng
diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Theo thống kê gần đây, số trẻ vị thành niên phạm tội ngày một
gia tăng. Từ đó, vấn đề đưa người vị thành niên vi phạm pháp luật vào các
Trường Giáo dưỡng là một biện pháp xử lý vi phạm hành chính do Chủ tịch
UBND xã, phường, thị trấn đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định là một việc
làm cần thiết. Những hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối
trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này của những trẻ vị thành niên, nhất là
những trẻ khơng có nơi cư trú nhất định rất cần được xã hội ngăn chặn, cảm hóa
họ để họ trở lại con đường lương thiện, phấn đấu tu dưỡng để trở thành người
tốt, có ích cho xã hội. Đưa người vị thành niên vi phạm pháp luật vào các trường

giáo dưỡng chính là tạo cho họ học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề,
lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý giáo dục của trường.
Thực tế hiện nay, tình trạng lứa tuổi vị thành niên vì ham chơi, lười học,
đua địi thích thay đổi trước sự biến đổi nhiều mặt của xã hội, xã hội càng tiên
tiến thì sự hiếu kỳ của trẻ vị thành niên càng muốn thực hiện như: trò chơi điện
tử, chát trên mạng, chúng đã dấn thân vào con đường trộm cắp vặt, đánh bạc, đỏ
đen, nghiện hút, gây rối trật tự công cộng, thậm chí cịn có kẻ bỏ nhà đi lang
thang, dẫn đến cướp của giết người vì đua địi học theo phim, ảnh xấu khơng
lành mạnh. Có nhiều vụ án nghiêm trọng do người chưa thành niên gây ra như
hiếp dâm, cướp của, đua xã trái phép, băng nhóm tội phạm khiến cho xã hội
nhức nhối, lên án, lo lắng. Từ đó, địi hỏi gia đình, nhà trường và xã hội phải

2


cùng nhau có trách nhiệm giáo dục thức tỉnh họ, đưa họ về con đường lương
thiện, học tập, rèn luyện để sớm trở thành người có ích cho xã hội.
Sau khi được các thầy, cơ giảng viên Trường Chính trị Tỉnh Phú Thọ
giảng dạy chương trình quản lý Nhà nước ngạch chun viên khóa 31, cùng với
cơng việc, kiến thức thực tế của mình, tơi viết cuấn tiểu luận cuối khóa này đưa
ra một tình huống có thật đã sảy ra và các giải pháp, phương án xử lý, lựa chọn
phương án tối ưu để giải quyết.
Tình huống đó là: “Đưa người chưa thành niên vi phạm pháp luật vào
Trường Giáo dưỡng”.

3


NỘI DUNG TIỂU LUẬN GỒM 6 PHẦN


I. Mơ tả tình huống.
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả.
IV. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án.
V. Tổ chức thực hiện phương án lựa chọn.
VI. Kết luận và kiến nghị.

4


Phần I
MƠ TẢ TÌNH HUỐNG
Đinh Văn Mùi 17 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại xã V, huyện T, tỉnh P là
một thanh niên mới lớn, con nhà nông, bố mẹ làm ruộng. Gia đình Mùi kinh tế
khó khăn, thuộc diện cận nghèo của xã. Tuy nhiên, Mùi rất ham chơi, lêu lổng,
lười học, lười lao động, đua đòi, quậy phá khiến nhiều người bất bình, lên án
Mùi.
Vào một buổi tối thứ 7, nhân lúc nhà ông Trần Văn Minh hàng xóm đi ăn
cỗ cưới cả nhà chưa về; Mùi lén sang nhà ông Minh lấy trộm một nồi cơm điện
và một đầu đĩa trị giá 600.000 đồng. Mùi tẩu tán bán lấy tiền uống bia, rượu và
đánh bạc hết. Sau khi đánh bạc bị thua, Mùi có hành vi chửi bới, cãi lộn với
người cùng chơi dẫn đến xô xát, xích mích, to tiếng gây mất trật tự cơng cộng
khu khu hành chính, cơng an viên của khu hành chính đã đến lập biên bản cũng
bị Mùi chửi và hùng hổ gây sự rồi bỏ đi.
Chủ tịch UBND xã V xác định Đinh Văn Mùi đã nhiều lần có hành vi
tương tự như vậy. Mặc dù khu hành chính nơi Mùi và gia đình sinh sống đã
nhiều lần nhắc nhở, giáo dục xong Mùi vẫn chứng nào tật ấy, thậm chí ngày
càng xa vào con đường tội lỗi.
Chủ tịch UBND xã V quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối
với Mùi là: Giáo dục ở xã với thời hạn 3 tháng kể từ ngày ra quyết định.

Tuy vậy, máu yêu hùng cờ bạc đã ngấm sâu vào con người Mùi nên
không những Mùi không chịu sử chữa mà còn tiếp tục tụ tập đánh bạc, sát phạt
nhau. Đến ngày 15/06/2014, tại nhà ông Hà Kiểm ở xóm bên, Mùi đã bị bắt quả
tang vì tội đang chơi sóc đĩa ăn tiền cùng với 5 đối tượng khác. Trưởng công an
xã V lập biên bản vi phạm, thu giữ tại chiếu bạc 01 bát, 01 đĩa, 02 quân đỏ, đen
và 800.000 đồng của 6 đối tượng đó, trong đó có Mùi.

5


Sau khi Ban Công an xã V báo cáo với UBND xã V. UBND xã V chỉ đạo
Ban Công an xã V và các ban ngành đồn thể có liên quan, hồn thiện hồ sơ gửi
Trưởng Cơng an huyện T và Tòa án nhân dân Huyện T đề nghị xử lý.
Theo đề nghị UBND xã V; Trưởng Công an huyện T đã căn cứ vào hồ sơ
và các tình tiết vi phạm của Mùi và để đề nghị Tòa án nhân dân huyện T quyết
định áp dụng biện pháp đưa Mùi vào Trường Giáo dưỡng.
Đinh Văn Mùi cho rằng, Tòa án nhân dân huyện T áp dụng biện pháp xử lý
đối với mình là q nặng, khơng đúng thẩm quyền, vượt quyền, xâm phạm đến lợi
ích của cơng dân nên đã làm đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Phần II
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Qua việc mơ tả tình huống trên, tơi nhận thấy cần xử lý tình huống để
nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Nhằm đấu tranh, phòng và chống hành vi vi phạm hành chính, góp phần
giữ vững an ninh trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tập thể, quyền
và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực quản lý
Nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa theo đúng quan điểm về xây
dựng Nhà nước pháp quyền mà Đảng ta đã xác định.
- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp
thời. Việc xử lý phải được nhanh chóng, cơng minh, mọi hậu quả do vi phạm

hành chính gây ra phải được khắc phục theo pháp luật. Mọi công dân, kể cả
những người chưa thành niên đều bình đẳng trước pháp luật.
- Thơng qua việc xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp nhất định
không những chỉ là phản ứng của Nhà nước trước các hành vi vi phạm pháp luật
mà còn điều chỉnh hành vi xử sự của người vi phạm, làm bài học cho mọi người
noi theo. Từ đó góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về

6


nghĩa vụ thi hành luật pháp cho mọi người. Thông qua việc xử lý vi phạm sẽ
cảnh tỉnh, răn đe những kẻ nào đang có ý định hoặc cố tình vi phạm pháp luật
bởi những quyết định đúng đắn của các cấp chính quyền thì mọi hành vi vi phạm
pháp luật đều phải bị trả giá.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi
phạm và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, biện pháp
xử lý thích hợp trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật của mọi người dân.
- Quyết định xử lý vi phạm hành chính sau khi có hiệu lực phải được cá
nhân, tổ chức liên quan thực hiện nghiêm chỉnh, nếu không thực hiện sẽ bị áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành. Có như vậy tính nghiêm minh của pháp
luật mới được đề cao và tơn trọng.
- Việc xử lý hành chính phải do cơ quan nhà nước và người có thẩm
quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Phần III
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
A. Nguyên nhân:
1. Nguyên nhân do Đinh Văn Mùi ham chơi, lười lao động, thích hưởng
thụ, đua địi, khơng chịu rèn luyện, học tập, khơng nghe sự chỉ bảo dạy bảo của
gia đình, nhà trường và xã hội, cộng với trình độ hiểu biết về pháp luật khơng có
nên ngày càng lấy việc ăn chơi, cờ bạc làm thú vui. Từ đó Mùi ln tìm cách

kiếm tiền bằng mọi cách như trộm cắp vặt, cờ bạc sát phạt nhau, lừa đảo nhỏ
dẫn tới đánh chửi nhau gây rối trật tự nơi công cộng.
Mặc dù Chủ tịch UBND xã V đã áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành
chính giáo dục tại xã 3 tháng nhưng Mùi vẫn chứng nào tật ấy không ăn năn hối
cải mà còn tiếp tục dẫn thân vào con đường cờ bạc, trộm cắp. Có thể nói bản
chất ăn chơi, lười lao động, thích hưởng thụ đã ngấm sâu vào máu thịt của Mùi.
Đây là nguyên nhân chủ quan và cơ bản dẫn Mùi vào con đường phạm tội.

7


2. Tuy nhiên, mặc dù bản chất con người Mùi như thế nhưng nếu gia đình
Mùi quản lý chặt chẽ hơn, có những biện pháp quản lý, giáo dục Mùi kiên quyết
hơn như: về giờ giấc đi lại, học hành của Mùi, quan hệ bạn bè, cách ăn nói đi
đứng của Mùi để kịp thời ngăn chặn Mùi thì có thể Mùi sẽ khơng có cơ hội
phạm tội. Bng lỏng quản lý giáo dục con cái là một tác nhân để đưa con em
mình sa vào con đường tội lỗi.
3. Đối với chính quyền địa phương, các đồn thể xã hội nơi Mùi sinh sống
có thể cơng tác tun truyền giáo dục pháp luật chưa cao, chưa sâu rộng, chưa
liên tục.
Hình thức tun truyền chưa phù hợp, khơ cứng. Cơng tác quản lý giáo
dục của nhà trường, của các đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa phát huy hết tác dụng,
chưa đi sâu đi sát quần chúng nhân dân hoặc chưa phối hợp chặt chẽ nên dễ để
cho Mùi ngồi vịng kiểm soát của các tổ chức.
4. Cá nhân, tổ chức có thẩm quyền nhân danh Nhà nước khi xử lý các
hành vi vi phạm hành chính cịn nóng vội, chủ quan, duy ý chí, chưa thấu tình
đạt lý. Sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên dẫn tới việc áp dụng pháp luật để
xử lý không đúng thẩm quyền, thậm chí vượt quyền (Chủ tịch UBND xã V lại
chỉ đạo Ban Cơng an xã V hồn thiện thủ tục hồ sơ đưa Mùi vào cơ sở giáo dục)
dẫn đến người vi phạm khi bị xử lý chưa tâm phục, khẩu phục, khiếu nại làm

ảnh hưởng đến sự nghiêm minh của pháp luật.
B. Hậu quả:
1. Nếu không xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với Đinh
Văn Mùi thì khơng mang lại sự răn đe, giáo dục đến bản thân Mùi và những
người khác, sẽ dẫn đến hiện tượng coi thường pháp luật, gia tăng hành vi vi
phạm pháp luật, làm mất trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
2. Các quyết định xử lý của cá nhân, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
khơng đúng với quy định của pháp luật (Luật xử lý vi phạm hành chính số:
15/2012; Nghị định số: 81/2013/NĐ-CP; Nghị định số 02/2014/NĐ-CP) thì sẽ
8


gây hoang mang trong nhân dân, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với cán bộ
chính quyền các cấp, không phát huy được tác dụng giáo dục, thuyết phục ảnh
hưởng nghiêm trọng tới dịch vụ công.
3. Xử lý vi phạm hành chính khơng đúng pháp luật, khơng tương xứng
với hành vi vi phạm gây nên, sai nguyên tắc thủ tục sẽ gây bất lợi cho người vi
phạm, chồng chéo thẩm quyền trong quản lý hành chính và dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng, làm mất niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào các cấp chính
quyền, các cơ quan hành pháp của Nhà nước.
4. Từ những hành vi vi phạm pháp luật nêu trong tình huống và cách thức,
thủ tục giải quyết của cơ quan có thẩm quyền không nghiêm minh sẽ dẫn đến
suy giảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, lơi lỏng kỷ cương phép nước, ảnh hưởng
tới hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước của các cấp chính quyền.
Phần IV
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và xác minh tính chất vi phạm của Đinh
Văn Mùi, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xây dựng, phân tích, xem xét
và đưa ra một phương án tối ưu để áp dụng. Qua thảo luận thì có 02 phương án
đưa ra như sau:

* Phương án 1:
- Áp dụng biện pháp xử lý đối với Đinh Văn Mùi là đưa vào cơ sở giáo
dục vì Mùi đã vi phạm nhiều lần được gia đình và địa phương giáo dục nhưng
vẫn tái phạm nên phải xử lý nghiêm khắc.
- Thời gian áp dụng là 03 năm (36 tháng).
- Thẩm quyền áp dụng: Chủ tịch UBND xã V lập Hồ sơ đề nghị Tòa án
nhân dân huyện T xem xét quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.

9


*Phân tích phương án 1:
+ Ưu điểm:
Xử lý nghiêm khắc đối với Đinh Văn Mùi nhằm giáo dục Mùi thành
người tốt, bên cạnh đó cảnh tỉnh người khác khơng vi phạm pháp luật.
+ Hạn chế:
Đối với hành vi vi phạm của Mùi, xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
(Mùi 17 tuổi) thì việc áp dụng biện pháp xử lý đưa Mùi vào cơ sở giáo dục là
quá nặng, không đúng đối tượng, thời hạn áp dụng quá dài là 3 năm, như vậy sẽ
thiệt thòi cho Mùi. Đặc biệt trái với khoản 2 điều 94 Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012. Vì vậy, tơi khơng lựa chọn phương án này với các căn cứ cụ
thể như sau:
- Thứ nhất: Đinh Văn Mùi không thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục

vì: Căn cứ khoản 1, khoản 2, Điều 94 của Luật lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 thì “Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước
ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của cơng dân, của người nước
ngồi; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,

phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng khơng có nơi cư trú
ổn định. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các
trường hợp sau đây: Người khơng có năng lực trách nhiệm hành chính; Người
chưa đủ 18 tuổi; Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi; Người đang mang thai có
chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới
36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận”.
Trong trường hợp này Mùi mới có 17 tuổi, vậy theo phương án 1 đưa
Đinh Văn Mùi vào cơ sở giáo dục là sai quy định của pháp luật, là quá nặng đối
với Mùi.

10


- Thứ hai: Thẩm quyền đưa vào cơ sở giáo dục là Tòa án nhân dân cấp
huyện (khoản 2, Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012), theo
hướng giải quyết của phương án này là Chủ tịch UBND xã V chỉ đạo lập hồ sơ
với thời hạn 3 năm là sai so với quy định của pháp luật, xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của Mùi, không tương xứng đến mức độ vi phạm.
Qua phân tích trên cho thấy phương án này ưu điểm thì ít mà hạn chế thì
nhiều, khơng đúng pháp luật. Do đó, khơng được áp dụng biện pháp này và
khơng mang lại hiệu quả giáo dục thuyết phục cho đối tượng.
* Phương án 2:
- Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với Đinh Văn Mùi là: đưa vào
Trường Giáo dưỡng để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động,
sinh hoạt dưới sự quản lý giáo dục của trường.
- Thẩm quyền áp dụng: Chủ tịch UBND xã V lập Hồ sơ đề nghị Trưởng
phòng Tư pháp huyện T thẩm định, đề nghị Trưởng Công an huyện T và Tòa án
nhân dân huyện T xem xét đưa Mùi vào Trường Giáo dưỡng.
- Thời hạn áp dụng là: 01 năm (12 tháng).
*Phân tích phương án 2:

Đối với phương án này có rất nhiều ưu điểm đó là: áp dụng đưa vào
Trường Giáo dưỡng phù hợp với pháp luật hiện hành và tính chất mức độ vi
phạm, độ tuổi, đối tượng áp dụng, thời hạn áp dụng 1 năm, vừa đủ để Mùi suy
nghĩ, lao động, học tập hối cải để trở thành cơng dân có ích. Mùi vừa học văn
hóa, vừa được nhà trường hướng nghiệp, học nghề, lao động. Vì vậy, sau khi hết
hạn ở trường, Mùi về sẽ dễ hịa nhập, trân trọng lao động, có ý thức lao động
nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện Mùi đứng vững trên con đường mới. Điều quan
trọng hơn cả là phương án này đúng pháp luật, cụ thể:
- Thứ nhất: Áp dụng biện pháp đưa Mùi vào Trường Giáo dưỡng là đúng
vì: căn cứ Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 16 Nghị
định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
11


điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã ít nhất 2 lần bị xử phạt vi phạm
hành chính về các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự cơng cộng
trong 06 tháng và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn.
Đối chiếu với các hành vi vi phạm của Mùi nêu trong tình huống: Mùi 17
tuổi, nhiều lần trộm cắp vặt, đánh bạc nhỏ (đánh phỏm, sóc đĩa), gây rối trật tự
công cộng đã bị Chủ tịch UBND xã V áp dụng biện pháp xử lý hành chính là
giáo dục tại xã với thời hạn 3 tháng nhưng Mùi không chịu sửa chữa mà vẫn vi
phạm. Do đó áp dụng biện pháp đưa Mùi vào Trường Giáo dưỡng là hợp tình
hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thứ hai: Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính đã giao Tòa án nhân
dân cấp huyện quyết định áp dụng biện pháp đưa vào Trường Giáo dưỡng thay
vì thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện theo Pháp lệnh xử lý vi phạm
hành chính trước đây. Việc giao cho Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và đảm bảo dân chủ,

công bằng, bảo đảm quyền được bào chữa của người bị áp dụng những biện
pháp này theo trình tự tố tụng tư pháp chặt chẽ. Đây là nội dung thay đổi rất lớn
so với Pháp lệnh xứ lý vi phạm hành chính, thể hiện xu hướng tiến bộ, dân chủ,
thực hiện đúng tinh thần “các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân
dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người” đã được khẳng định trong Nghị
quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và phù hợp
với với Điều 22 Hiến pháp 2013.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa Mùi vào
Trường Giáo dưỡng theo đề nghị của Chủ tịch xã x là có căn cứ, đúng thẩm
quyền, được quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012 và khoản 1 và 2 Điều 16 Nghị định 81/2013/NĐ-CP. Như vậy để Mùi vào

12


Trường Giáo dưỡng học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động,
sinh hoạt dưới sự quản lý giáo dục của trường là đúng pháp luật.
- Thứ ba: Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01
năm, kể từ ngày đối tượng Mùi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1
và khoản 2 Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính là hợp lý. Với thời gian này
vừa đủ để cho Mùi ăn năn hối cải, nhận rõ lỗi lầm, rèn luyện để chở thành người
có ích cho xã hội và gia đình.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính số: 15/2012/QH13, ngày 20
tháng 6 năm 2012 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị
định số: 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số
02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành
biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt

buộc thì khi lựa chọn phương án 2 giải quyết tình huống đưa ra cần qua các
bước sau đây:
- Bước thứ nhất: Chủ tịch UBND xã V, huyện T nơi Đinh Văn Mùi có hộ
khẩu thường trú phải lập hồ lập hồ sơ. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp đưa vào Trường Giáo dưỡng. Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt
lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp
giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc
người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi
người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác
có liên quan.

13


- Bước thứ hai: Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện
pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch UBND xã V chuyển hồ sơ đó cho
Trưởng phịng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ
gồm: Cơng văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phịng Tư pháp cấp
huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ; Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; Việc giao, nhận hồ sơ phải
được lập biên bản.
-Bước thứ ba: Sau khi kiểm tra tính pháp lý theo quy định tại Điều 17
Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính thì Trưởng phịng
Tư pháp cấp huyện chuyển lại tồn bộ hồ sơ cho Trưởng Cơng an cấp huyện để
xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng. Có Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng
Tư pháp cấp huyện. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.
-Bước thứ bốn: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ
Trưởng Công an huyện T xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án

nhân dân huyện T áp dụng biện pháp đưa vào Trường Giáo dưỡng; trường hợp
hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu
bổ sung hồ sơ.
- Bước thứ năm: Sau khi xem xét hồ sơ Toàn án nhân dân huyện T căn cứ
vào các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính ra quyết định đưa Mùi vào
Trường Giáo dưỡng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và phải gửi ngay cho
đương sự là Đinh Văn Mùi, cơ quan Công an huyện T, UBND xã V các cơ quan
ban ngành đồn thể có liên quan để tổ chức thực hiện. Đinh Văn Mùi phải có
trách nhiệm thực hiện Quyết định của Tòa án nhân dân huyện T và các thủ tục
Hồ sơ

theo khoản 1 và khoản 2, Điều 12 Nghị định Số: 02/2014/NĐ-CP

ngày 10 tháng 01 năm 2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý
hành chính đưa vào Trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc.
14


Phần VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tình huống diễn biến cụ thể cho thấy, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè hiện
nay đang có nguy cơ lan rơng trong giới trẻ, diễn biến phức tạp ở địa phương,
ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến trật tự trị an và cuộc sống của nhân dân. Đó là
ngun nhân làm suy thối đạo đức, phai nhạt lý tưởng, sống lối sống thực dụng
và rất dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Đặc biệt trẻ em vị thành niên không được sự
kèm cặp, giáo dục, quản lý chặt chẽ của người lớn, của gia đình, nhà trường, xã
hội trong thời gian bùng nổ thông tin, tràn ngập các loại văn hóa thiếu lành mạnh
cộng với bản tính ham chơi, lười học tập, lao động, thích đua đòi, lêu lổng rất rễ
đưa các em đến con đường trộm cắp vặt, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng.
Hành vi của Đinh Văn Mùi tuy chưa phải đến mức độ truy cứu trách

nhiệm hình sự nhưng đó là bài học cho gia đình, nhà trường và địa phương (xã
V) xem xét lại cách thức, phương pháp quản lý giáo dục trẻ em chưa thành niên.
Đồng thời cần có biện pháp phịng chống vi phạm pháp luật hành chính,
giữ vững an ninh, trật tự an tồn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Qua tình huống nêu trên và qua phân tích, đưa ra hướng xử lý, tôi đề nghị
và kiến nghị một số vấn đề sau:
- Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao
hiểu biết pháp luật cho mọi người bằng nhiều hình thức như: Thơng qua các hội
nghị, qua hệ thống phát thanh, truyền hình cơ sở, báo chí, tạp chí, tờ rơi. Hình
thức tun truyền phải phong phú, linh hoạt, mềm dẻo dễ đi vào lịng người ví
như sân khấu hóa các tình huống vi phạm pháp luật và hình thức xử lý, giao lưu
văn hóa văn nghệ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Việc tuyên truyền
pháp luật phải thường xuyên liên tục theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Để làm được
việc này phải đào tạo, bồi dưỡng các bộ công chức để nâng cao năng lực quản

15


lý, điều hành nền hành chính Nhà nước, tăng cường bồi dưỡng, tập huấn cho cán
bộ nghiệp vụ chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, đặc biệt
là cho công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Đây chính là biện pháp phịng
ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra.
- Hai là: Hồn thiện hệ thống pháp luật hành chính, tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự kỷ cương trong xã hội. Cần điều chỉnh, bổ sung
hồn thiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính với những điều, khoản phù hợp
với sự phát triển của xã hội, đặc biệt với cơ chế xây dựng đất nước phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở
cửa hội nhập hiện nay.
- Ba là: Đưa chương trình giáo dục vào trường học từ cơ sở đến đại học

một cách có hệ thống. Trình độ hiểu biết pháp luật là yếu tố quan trọng để mọi
người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, việc đưa chương
trình giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường là một việc làm rất hiệu quả,
cần tổ chức thực hiện chu đáo, bài bản, coi đó cũng là nhiệm vụ chính của các
trường.
- Bốn là: Kiến nghị với các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng khi
xử lý vi phạm hành chính phải thực hiện đúng pháp luật, đúng thẩm quyền, đúng
quy định cho phép. Khi phát hiện có vi phạm hành chính phải xử lý kịp thời,
nhanh chóng, chính xác, cơng minh, đúng mức độ vi phạm, nghiêm khắc nhưng
vẫn phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Năm là: Biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng cho những cá
nhân, tổ chức có thành tích trong phịng chống vi phạm pháp luật hành chính. Có
các biện pháp xử lý nghiêm minh đối với cán bộ làm công tác pháp luật nhưng
thiếu hiểu biết và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.

16


LỜI CẢM ƠN
Tơi đã hồn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước
ngạch chuyên viên. Qua lớp học này, nhận thức của tôi về Nhà nước và pháp
luật, về những kỹ năng cơ bản trong quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực,
ngành đã được nâng lên. Đây là điều kiện, là tiền đề để tôi cơng tác được tốt hơn
và làm đúng vị trí, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình là một cơng chức Nhà
nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần xây dựng Nhà nước ta
ngày càng vững mạnh, thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng chính sách
pháp luật của Nhà nước, phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, cơng bằng, văn minh”.
Có được kết quả học tập trên, trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy
cô giáo, cán bộ, nhân viên Trường Chính trị Tỉnh đã đem kiến thức và tình cảm

truyền thụ cho tơi những tri thức mới mẻ và bổ ích. Cám ơn Thủ trưởng cơ quan,
đồng nghiệp, anh em bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi học tập tốt chương trình
này.
Tơi xin hứa sẽ mang những kiến thức đã học tại trường phục vụ công tác,
phục vụ cuộc sống được tốt đẹp hơn.
Người viết tiểu luận

Nguyễn Ngọc Dũng

17


NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
1. Điểm tiểu luận sau khi thống nhất:
- Bằng số:...........................................
- Bằng chữ:........................................
2. Nhận xét:...................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
GIẢNG VIÊN CHẤM THỨ NHẤT
(Ký, ghi rõ họ tên)

GIẢNG VIÊN CHẤM THỨ HAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM ĐIỂM TIỂU LUẬN
(Ký tên, đóng dấu)

18



×