Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BÁO cáo THỰC tập NGHỀ NGHIỆP 1 PHÂN TÍCH CHIẾN lược MARKETING – MIX của CÔNG TY cổ PHẦN sữa TH TRUE MILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.83 KB, 20 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH_MARKETING

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK
Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Marketing
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÂM NGỌC THÙY
Sinh viên thực hiện: HUỲNH VÕ KIM NGỌC CHÂU
MSSV: 1811001921

Lớp: CLC_18CMA03

TP.HỒ CHÍ MINH, 2019


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH_MARKETING

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX
CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN SỮA TH TRUE MILK
Ngành: Marketing
Chuyên ngành: Marketing
Giảng viên hướng dẫn: ThS. LÂM NGỌC THÙY
Sinh viên thực hiện: HUỲNH VÕ KIM NGỌC CHÂU
MSSV: 1811001921


Lớp: CLC_18CMA03

TP.HỒ CHÍ MINH, 2019


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: HUỲNH VÕ KIM NGỌC CHÂU
MSSV: 1811001921
(Phần này dành cho GV ghi nhận xét cho SV thực tập nghề nghiệp)

KẾT QUẢ CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1
GV chấm 1

GV chấm 2

(Điểmsố, họ tên và chữ ký)

(Điểm số, họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại
học Tài chính-Marketing, quý thầy cô và ThS. Lâm Ngọc Thùy đã nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm cho em giúp em có thể hồn
thành bài THNN1, cũng như có thêm kiến thức để thực hành nghề nghiệp sau
này.
Vì thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên có thể cịn những sai sót
trong q trình thực hiện bài THNN1, mong rằng có thể nhận được sự nhận
xét và góp ý thêm từ cơ.
Cuối lời, em xin chúc ThS. Lâm Ngọc Thùy cùng các quý thầy cô trường Đại

học Tài chính-Marketing nhiều sức khỏe và thành cơng trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Giới hạn đề tài
3. Bố cục đề tài

PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần sữa TH TRUE MILK.
1.1. Lịch sử hình thành.
1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh.
1.3. Thành tựu đạt được hiện tai.

2. Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing-Mix trong hoạt động
Marketing của công ty.
2.1. Khái niệm Marketing.
2.2. Khái niệm Markeing-Mix.
2.2.1. Product (Sản phẩm).
2.2.2. Price (Giá).
2.2.3. Place (Phân phối).
2.2.4. Promotion (Chiêu thị).
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing-Mix.
2.3.1. Môi trường vi mô.
2.3.2. Môi trường vĩ mô.

3. Chương 3: Chiến lược Marketing-Mix của công ty cổ phần sữa TH TRUE
MILK.

3.1. Phân tích mơi trường vĩ mơ ngành sữa Việt Nam.
3.2. Phân tích mơi trường vi mơ.
3.3. Phân tích chiến lược Marketing-Mix (4P).
3.3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)


3.3.1.1.

Danh mục sản phẩm của cơng ty.

3.3.1.2.

Thương hiệu.

3.3.1.3.

Chất lượng.

3.3.1.4.

Bao bì, nhãn mác.

3.3.2. Chiến lược giá (Price)
3.3.2.1.

Định giá.

3.3.2.2.

Chiến lược giá thâm nhập thị trường.


3.3.2.3.

Các chiến lược điều chỉnh giá.

3.3.3. Chiến lược phân phối ( Place)
3.3.4. Chiến lược chiêu thị ( Promotion)
3.4. Thực trạng của công ty sữa TH TRUE MILK.

4. Chương 4: Kiến nghị và giải pháp trên cương vị người tiêu dùng.
4.1. Những cơ hội.
4.2. Những khó khăn.
4.3. Định hướng của công ty.
4.4. Giải pháp trên cương vị người tiêu dùng.

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nền kinh tế đang trong thời kì hội nhập, thị trường ngày càng được mở rộng, sự
xuất hiện của các loại thực phẩm dinh dưỡng ngày càng đa dạng. Trong đó sữa
vẫn là một thực phẩm dinh dưỡng quen thuộc và quan trọng trong khẩu phần ăn
hàng ngày của mọi người, nên thị trường sữa tại Việt Nam ngày càng phát
triển. Cùng với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và chế biến
sữa trong nước với các thương hiệu sữa nhập ngoại làm cho ngành sữa
Việt Nam đứng trước những thách thức lớn và cũng là cơ hội để phát
triển và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên sản lượng sữa tươi sản xuất

trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu, cịn lại phải nhập
khẩu từ nước ngồi.Trước thực tế đó thì sự xuất hiện của TH True Milk
chính là một điểm sáng trong ngành sữa Việt Nam, khi một quy trình chế
biến sữa tươi quy mơ lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Ngoài chất
lượng sữa đạt chuẩn thì những chiến lược marketing khơn ngoan, mang
tính đột phá đã đóng góp khơng nhỏ cho việc đưa thương hiệu sữa tươi
TH True Milk phát triển và đi sâu vào tâm trí người tiêu dùng.
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Chiến lược Marketing-Mix của công ty cổ phần sữa TH True Milk.
3. BỐ CỤC ĐỀ TÀI:
3.1 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần sữa TH
TRUE MILK.
3.2 Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược Marketing-Mix trong hoạt
động Markeitng của công ty.
3.3 Chương 3: Chiến lược Marketing-Mix của công ty cổ phần sữa
TH TRUE MILK.
Page | 1


3.4 Chương 4: Kiến nghị và giải pháp.

Page | 2


PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH
TRUE MILK
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:

Cơng ty cổ phần sữa TH True milk có tên giao dịch quốc tế là Joint Stock
Company, tên viết tắt là TH True Milk, được thành lập ngày 24/2/2009, có trụ
sở tại số 166 Nguyễn Thái Học, P.Quang Trung, Tp.Vinh, Nghệ An. Là cơng ty
đầu tiên của Tập đồn TH với dự án đầu tư vào trang trại bị sữa cơng nghiệp,
công nghệ chế biến sữa hiện đại, và hệ thông phân phối bài bản. Tập đoàn TH
được thành lập với sự tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc
Á. Bên cạnh việc kinh doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính
an sinh xã hội, Ngân hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành
chế biến sữa và thực phẩm.
TH True Milk hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh sữa tươi
tiệt trùng. Sản phẩm sữa TH True Milk được tiêu thụ chủ yếu trong thị trường
Việt Nam. Với những nỗ lực vươn lên, chỉ sau 4 năm thành lập, TH True Milk
đã có được lịng tin của người tiêu dùng và được bình chọn trong top 100 sản
phẩm dịch vụ Tin và Dùng năm 2012.
1.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH:
Tập đồn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong
ngành thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm túc và
dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở
thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi
người yêu thích và quốc gia tự hào.
Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đoàn TH ln nỗ lực hết mình để ni
dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm có nguồn
gốc từ thiên nhiên, sạch, an tồn, tươi ngon, bỗ dưỡng.
Page | 3


1.3. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC HIỆN TẠI:
 Công ty Cổ phần sữa TH (thuộc Tập đoàn TH) vinh dự là 1 trong 15
doanh nghiệp đạt giải Vàng tại Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
năm 2016 do Bộ Khoa học và Cơng nghệ tổ chức. Theo đó, đây là lần thứ

2 Công ty cổ phần sữa TH vinh dự nhận giải thưởng vàng.
 Dòng sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH True milk công thức TOPKID (sữa
tươi, sữa chua, kem) hoàn toàn từ sữa tươi Organic của tập đoàn TH đã
vinh dự được nhận Giải thưởng Thực phẩm đổi mới, sáng tạo đẳng cấp
ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị Khoa học và Công nghệ Thực phẩm
ASEAN diễn ra từ ngày 14-17/11/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 Tại lễ trao giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an tồn vì sức khỏe
người tiêu dùng và thương hiệu thực phẩm xanh 2017”, Công ty Cổ phần
thực phẩm sữa TH với thương hiệu TH True milk đón nhận giải thưởng
Thương hiệu thực phẩm xanh 2017.
 Ngày 14/9, tại triển lãm thực phẩm thế giới - World Food Moscow 2017
(Nga), bộ 3 sản phẩm thức uống thảo dược TH true Herbal của Tập đoàn
TH đã xuất sắc vượt qua nhiều sản phẩm của các nước để giành giải
Vàng sản phẩm tiêu biểu của năm.
 Ngày 20/12, Tập đồn TH tự hào chính thức đón nhận biểu trưng đạt
“Thương hiệu quốc gia” lần thứ ba liên tiếp tại Lễ Công bố các Doanh
nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia 2018.
 Ngày 16/10/2019, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã có Thơng báo số
156/2019 chính thức cho phép nhập khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam,
đồng thời công bố Công ty Cổ phần sữa TH là doanh nghiệp đầu tiên đủ
điều kiện được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số để xuất khẩu
sữa. Hai nhóm sản phẩm mà tập đồn TH xuất khẩu lần này gồm có: sữa
tươi tiệt trùng nguyên chất và sữa tươi tiệt trùng bổ sung hương liệu tự
nhiên sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư được ký ngày
26/4/2019.

Page | 4


2. CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX
TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY.
2.1 KHÁI NIỆM MARKETING:
Muốn thành công trong kinh doanh, các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh
cần hiểu biết cặn kẽ về thị trường, về những nhu cầu và mong muốn của khách
hàng, về nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh. Ngày nay các doanh nghiệp phải
hoạt động trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt và có những thay đổi
nhanh chóng về mọi mặt và sự trung thành của khách hàng ngày càng giảm sút.
Chính vì thế, marketing đang là một “vũ khí” vơ cùng đắc lực để các thương
hiệu có thể giữ vững vị trí trên thương trường.
Theo định nghĩa về marketing của Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt
động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ
thông qua trao đổi.”
 Marketing là một nghệ thuật phát hiện ra nhu cầu và tìm cách thỏa mãn
nhu cầu đó. Marketing quan tâm đến khách hàng, mọi hoạt động của
doanh nghiệp hướng đến sự thỏa mãn khách hàng.
 Muốn đáp ứng nhu cầu phải nghiên cứu thị trường, môi trường kinh
doanh và hành vi tiêu dùng một cách tỉ mỉ trước khi lựa chọn một chiến
lược kinh doanh thích hợp.
 Marketing cần có sự kết hợp chặt chẽ các bộ phận trong doanh nghiệp
trong việc tìm ra nhu cầu và phương án thỏa mãn nhu cầu khách hàng,
mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
 Quá trình marketing:
R (Research) STP (Segmentation, targeting, positioning) MM
(Marketing-mix) I (Implementiatation) C (Control)

Page | 5


2.2 KHÁI NIỆM MARKETING-MIX:


Hình 2.1

Marketing – mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm sốt được mà doanh
nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục
tiêu đã hoạch định.
Theo quan điểm của giáo sư Jerome Mc Carthy, có thể phân thành bốn thành
tố (4 Ps) đó là:
 Sản phẩm ( Product)
 Giá cả (Price)
 Phân phối (Place)
 Chiêu thị/ Thông tin marketing (Promotion)
Các doanh nghiệp thực hiện marketing –mix bằng cách thực hiện phối hợp
bốn yếu tố chủ yếu đó để tác động vào sức mua của thị trường,mà quan trọng
nhất là thị trường mục tiêu, nhằm đạt được lợi nhuận tối ưu.
2.2.1. Product ( Sản phẩm):
Sản phẩm là công cụ cơ bản nhất trong markeitng- mi. Sản phẩm được hiểu
là những hàng hóa hữu hình và dịch vụ được doanh nghiệp đưa ra giao dịch
trên thị trường. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm bao gồm: chất lượng sản
Page | 6


phẩm, mẫu mã, tính năng, nhãn hiệu, bao bì và cung cách phục vụ… nhằm
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
2.2.2. Price ( Giá cả):
Giá cả là khoảng tiền mà khách hàng phải thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ.
Với một chính sách giá phù hợp, khách hảng sẽ cảm nhận được sự tương
xứng giữa số tiền mà họ thanh toán và giá trị mà sản phẩm mang lại. Quyết
định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh
giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.

2.2.3. Phân phối ( Place):
Phân phối là những hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp tiến hành nhằm
đưa sản phẩm ra thị trường để khách hảng có thể tiếp cận và mua các sản
phẩm đó. Phân phối bao gồm các hoạt động: lựa chọn, thiết lập kênh phân
phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan
hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa…
2.2.4. Chiêu thị ( Promotion):
Chiêu thị là những hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp thực hiện nhằm
đưa thông tin sản phẩm đến với thị trường mục tiêu. Đây là một công cụ rất
quan trọng giúp khách hàng thông đạt về những giá trị của sản phẩm, xây
dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ. Các
hoạt động ở khâu này bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng, tổ chức bán
hàng, tiếp thị…
Các chiến thuật quảng cáo:
 Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng
cáo, trên báo chí hoặc tạp chí.
 Quảng cáo trên Internet, social media và các kỹ thuật quảng cáo
online khác.
 In tờ rơi quảng cáo.
 Tham gia các triển lãm/ hội chợ thương mại và các sự kiện.
 Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và e-mail

Page | 7


2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MARKETING-MIX:
2.3.1 Môi trường vi mơ:

Hình 2.2


Mơi trường vi mơ gồm mơi trường nội bộ của doanh nghiệp, các nhà cung
ứng, các trung gian, các nhóm khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và nhóm
cơng chúng. Đây là những lực lượng có sự tác động trực tiếp đến việc tạo ra
và thực hiện giá trị khách hàng.
 Nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng là những doanh nghiệp cung ứng cho doanh nghiệp
và các đối thủ cạnh tranh các yếu tố liên quan đến đầu vào của q
trình sản xuất kinh doanh, như máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu,nhiên liệu, lao động, tài chính. Việc lựa chọn nhà cung ứng sẽ liên
quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra,
tính đều đặn của q trình sản xuất king doanh…Nói chung doanh
nghiệp nên chọn nhà cung ứng có tín nhiệm và nên chọn một số nhà
cung ứng để tránh trường hợp rủi ro do cung ứng gây ra. Doanh
nghiệp cũng cần có chính sách marketing để đảm bảo quan hệ chặt
chẽ và sự tin tưởng lẫn nhau với nhà cung ứng.
 Giới trung gian:
Giới trung gian có thể là nhà mơi giới marketing, người giúp doanh
nghiệp tìm thị trường, tìm khách hàng, giới thiệu cách thức đi vào thị
trường.
Giới trung gian cũng có thể là các nhà bán sỉ, đại lý, bán lẻ. Trong
điều kiện kinh doanh hiện nay của các doanh nghiệp cầnvà phải có các
giới trung gian vì: Họ có thể đảm bảo cho người mua hàng những điều
kiện thuaận tiện về thời gian, địa điểm và thủ tục mua hàng với chi phí
thấp hơn so với các doanh nghiệp tự làm. Họ tạo được những điều
Page | 8


kiện thuận lợi về tích lũy hàng hóa ở những nơi khách hàng cần, cũng
như thỏa mãn được nhu cầu bất cứ lúc nào khi khách hàng cần. Họ tạo
điều kiện thuận lợi khi giải quyết thủ tục mua hàng, giao hàng và vận

chuyển hàng cho khách hàng.
Giới trung gian có thể bao gồm các đơn vị vận chuyển, trung gian tài
chính (giao dịch, bảo hiểm).
Việc chọn “đúng” các nhà trung gian cũng là nhiệm vụ hết sức quan
trọng của doanh nghiệp.
 Khách hàng:
Khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các cơng ty, doanh nghiệp là
người tiêu dùng cuối cùng. Khách hàng là động lực phát triển cho
doanh nghiệp được coi như các “thượng đế”.  Khách hàng có tiềm
năng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bằng cách tăng nhu cầu của
họ và đồng thời một tổ chức có thể phá sản khi các khách hàng tẩy
chay các sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khách hàng có đa
dạng các lựa chọn. Do đó, thách thức thực sự của một nhà Marketer là
giữ chân người tiêu dùng trong hoạt động kinh doanh của cơng ty và
nỗ lực hình thành nhóm tiêu dùng, nghĩa là một người tiêu dùng có
ảnh hưởng đến một số người khác để mua sản phẩm của công ty.
 Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh thuộc các ngành khác nhau.
Sự cạnh tranh diễn ra giữa các đối thủ trong ngành.
Một loại sản phẩm có sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau.
 Công chúng:
Theo Philip Kotler: “Công chúng là một nhóm bất kì, tỏ ra quan tâm
thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến những hoạt động của doanh
nghiệp, họ có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu
mà doanh nghiệp đề ra”.
Doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường gồm các giới
cơng chúng sau:
- Giới tài chính.
- Cơng chúng thuộc các phương tiện thông tin.

- Công chúng thuộc các cơ quan Nhà nước.
- Các nhóm cơng dân hành động.
- Cơng chúng địa phương.
- Quần chúng đông đảo.
- Công chúng nội bộ.

2.3.2 Môi trường vĩ mô:
Page | 9


Hình 2.3

Mơi trường vĩ mơ gồm mơi trường kinh tế, dân số, văn hóa, chính trị, pháp
luật, khoa học kĩ thuật và tự nhiên. Đây là nhóm mơi trường có sự ảnh hưởng
rộng lớn, tác động đến các nhóm yếu tố thuộc mơi trường vi mơ.
 Mơi trường chính trị - pháp luật:
Mơi trường chính trị - pháp luật tác động đến chiến lược marketing
của doanh nghiệp. Nhà nước ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị
định…và có các chính sách như chính sách tiền tệ, chính sách tài
chính, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách khoa học – cơng nghệ,
… Luật pháp, thể chế sẽ quy định cách thức thành lập doanh nghiệp,
các cơng việc giấy tờ trong q trình hoạt động, các quyền lợi và điều
cấm kỵ trong sản xuất, kinh doanh.
 Môi trường kinh tế:
Yếu tố kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
dooanh nghiệp: lãi suất, tỉ giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp,
trợ cấp, lạm phát…Ví dụ: khi lãi suất cho vay giảm, doanh nghiệp có
thể tiếp cận với nguồn vốn vay và mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Hoặc khi chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, buộc doanh
nghiệp phải tăng giá sản phẩm, thắc chặt chi tiêu.

Yếu tố kinh tế tác động gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp: thu nhập cá nhân , thuế thu nhập cá nhân. Hai yếu tố này tác
động đến khách hàng của doanh nghiệp và gián tiếp tác động đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: khi thu nhập hàng tháng
của người tiêu dùng giảm do khủng hoảng kinh tế, họ sẽ có xu hướng
tìm đến sản phẩm, dịch vụ giá rẻ, tương đối nhằm tiết kiệm chi tiêu, vì
thế lượng khách hàng mua các sản phẩm, dịch vụ cao cấp sẽ giảm đi.
Page | 10










Nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
những nỗ lực về cạnh tranh và hợp tác đang làm thay đổi bộ mặt đời
sống kinh tế từng vùng, từng khu vực, chiến lược marketing cũng sẽ
diễn ra theo xu hướng tồn cầu.
Mơi trường văn hóa, xã hội:
Mơi trường văn hóa bao gồm các giá trị văn hóa dân tộc được hình
thành lâu đời, các nhánh văn hóa riêng, trình độ dân trí về lĩnh vực
kinh tế, chính trị, khoa học,..
Nghiên cứu về mơi trường văn hóa giúp các doanh nghiệp hiểu rõ
những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa, tìm ra những chiến
lược kinh doanh thích hợp với khách hàng trong những nền văn hóa
khác nhau. Nghiên cứu mơi trường văn hóa cịn giúp doanh nghiệp có

những ứng xử tốt trong kí kết hợp đồng, giao dịch với các đối tác,
giao dịch với khách hàng.
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, các nhà marketing phải qua rào
cản về văn hóa như ngôn ngữ, tập quán,...khi thiết kế và triển khai
chiến lược marketing để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở các thị trường
khác nhau mà không gặp rủi ro khác biệt về văn hóa.
Mơi trường dân số:
Mơi trường dân số bao gồm mật độ dân số, địa điểm sinh sống, độ
tuổi, giới tính, chủng tộc, nghề nghiệp, học thức, tình trạng hơn nhân,
tín ngưỡng,… đây là yếu tố quyết định hành vi khách hàng, người tiêu
dùng và ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, đặc
biệt là hoạt động phân khúc thị trường. Chẳng hạn, người miền Bắc
khi mua sắm thường có quan niệm đã mua thì phải cố mua được hàng
loại tốt, hoặc vùng thu nhập và đời sống người dân được nâng cao như
thành phố thì sức mua của người dân tăng lên rất nhanh, điều này tạo
ra những cơ hội thuận lợi cho các nhà sản xuất.
Môi trường khoa học, kĩ thuật:
Trong marketing, yếu tố gắn liền với sự ra đời của máy móc, thiết bị
nhằm cho ra các sản phẩm mới, hoặc nhằm nâng cao năng suất cũng
như là giảm chi phí ngun vật liệu.
Mơi trường tự nhiên:
Mơi trường tự nhiên gồm có: ngun liệu thơ, quặng mỏ, rừng, đất,
nước, khơng khí,..
Mơi trường tự nhiên tác động đến nguồn nguyên liệu cho sản xuất của
doanh nghiệp. Khi hoạt động sản xuất ngày càng gia tăng hoặc khi
xảy ra các thiên tai như lũ lụt, hạn hán,…nguồn nguyên liệu sản xuất
sẽ giảm dần và dẫn đến thiếu hụt.
Ngày nay tình trạng ơ nhiễm mơi trường vơ cùng nghiêm trọng, do đó
địi hỏi các doanh nghiệp phải ln đổi mới cách thức, công nghệ sản
xuất để giảm lượng chất thải nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, cũng

như các loại sản phẩm dù tốt, giá rẻ nhưng là sản phẩm làm ô nhiễm
môi trường cũng sẽ bị khách hàng tẩy chay.
Page | 11


3. CHƯƠNG 3 :
CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA TH TRUE MILK.
3.1.

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG VĨ MƠ NGÀNH SỮA VIỆT NAM:

Hình 3.1

Page | 12


Page | 13


Page | 14



×