Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÁO cáo TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS HOA kỳ số THÁNG 012022 cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực logistics việt nam giai đoạn 2021 2025” năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.97 KB, 26 trang )

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƢƠNG MẠI

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỊ TRƢỜNG LOGISTICS HOA KỲ
SỐ THÁNG 01/2022

THUỘC NHIỆM VỤ
“Cập nhật, cung cấp thông tin và cơ sở dữ liệu lĩnh vực Logistics
Việt Nam giai đoạn 2021-2025” năm 2022

Hà Nội, năm 2022


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 1
TĨM TẮT ............................................................................................................ 2
PHẦN 1. THỊ TRƢỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG ........... 4
1. Tình hình và xu hƣớng chung ..................................................................... 4
2. Vận tải ........................................................................................................... 8
2.1. Tình hình chung ..................................................................................... 8
2.2. Vận tải đường bộ .................................................................................. 10
2.3. Vận tải đường sắt và đa phương thức ................................................. 11
2.4. Vận tải hàng không .............................................................................. 12
2.5. Vận tải đường biển và cảng biển ......................................................... 13
3. Hoạt động kho bãi, giao nhận, công nghệ trong logistics và thƣơng
mại điện tử ..................................................................................................... 15
3.1. Kho bãi ............................................................................................... 15
3.2. Giao nhận .......................................................................................... 17
PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: CÁC XU HƢỚNG LOGISTICS VÀ


LOGISTICS XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG NĂM 2022 .............................. 19
1. Xu hướng chung về logistics năm 2022 .................................................. 19
2. Xu hướng chung về logistics xun biên giới ........................................ 22

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Chỉ số nhà quản lý logistics của Hoa Kỳ (theo thời điểm hiện tại) ........ 4
Hình 2: Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa của Hoa Kỳ theo tháng ........................ 8
Hình 3: Chỉ số giá vận tải của Hoa Kỳ hàng tháng năm 2021 ............................. 9
Hình 4: Chỉ số điều kiện vận tải TCI của Hoa Kỳ ............................................. 10

1


TĨM TẮT
 Chuỗi cung ứng hàng hóa và thị trường logistics của Hoa Kỳ tiếp
tục căng thẳng do nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch. Người tiêu dùng
Mỹ cũng chuyển sang mua nhiều hàng hóa vật chất hơn khi khơng
thể đi du lịch. Về phía cung, tình trạng thiếu cơng nhân và khung
gầm xe tải cũng khiến cung không kịp đáp ứng cầu.
 Chỉ số quản lý logistics của Hoa Kỳ giảm xuống mức 70,1 vào
tháng 12 năm 2021, mức thấp nhất kể từ tháng 01/2021, nhưng vẫn
cho thấy sự mở rộng trong lĩnh vực này (trên 50 điểm cho thấy sự
mở rộng).
 Chỉ số hàng tồn kho cao bất thường nhưng cơng suất vận tải thấp
và chi phí cao.
 Theo dữ liệu do cơng ty tình báo thương mại tồn cầu Panjiva cơng
bố gần đây, tình trạng tăng cao của các lô hàng xuất khẩu và nhập
khẩu vào Hoa Kỳ khiến năm 2021 trở thành một năm lập kỷ lục về
tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
 Chỉ số giá lĩnh vực vận tải tại Hoa Kỳ tăng tháng thứ 3 liên tiếp,

đạt 246,5 điểm vào tháng 12/2021, đây cũng là mức cao nhất đạt
được trong năm 2021, một phần do nhu cầu tăng cao vào dịp cao
điểm cuối năm, phần khác do chi phí đầu vào, đặc biệt là giá nhiên
liệu tăng.
 UPS và FedEx đều đã công bố mức phí năm 2022 của họ, nhưng
các chủ hàng tại Hoa Kỳ đều chưa thể chắc chắn được mức phí này
và mơi trường vận chuyển nói chung sẽ thay đổi như thế nào. Phần
lớn các hợp đồng xuất/nhập khẩu hàng hóa đều phải có mức giá cố
định, một phần trượt giá hoặc các thỏa thuận trong Phụ lục cũng
không thể bù đắp sự tăng giá bất chợt của dịch vụ giao nhận khi
nhiều loại phụ phí phát sinh. Thậm chí việc phân chia xem bên A
hay bên B trong hợp đồng sẽ phải chi trả thực tế cho phụ phí phát
sinh mới đó cũng có thể khiến q trình thương thảo kéo dài.

2


 Theo số liệu công bố vào tháng 01/2022, cảng Long Beach đã vận
chuyển khối lượng hàng hóa kỷ lục vào năm 2021 trong bối cảnh
nhập khẩu tăng đột biến và chuỗi cung ứng gặp khó khăn do đại
dịch gây ra.
 Theo dữ liệu do Hiệp hội đa phương thức Bắc Mỹ (IANA), tổng
khối lượng vận tải đa phương thức của Hao Kỳ tháng 12/2021 ở
mức 1.437.036 đơn vị, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2020, sau
mức giảm 9,0% của tháng 11/2021. Vận tải bằng rơ-mooc ở mức
108.972 đơn vị, giảm 12,3% so với mức giảm 5,4% của tháng 11và
sau mức giảm 14,3% của tháng 10/2021.
Dự báo:
Trong năm 2022, nhu cầu dịch vụ logistics vẫn ở mức cao nhưng chi phí
logistics tại Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc lớn vào mặt bằng giá chung, đặc biệt là giá

năng lượng và khả năng giải quyết ùn tắc tại các cảng biển.
Theo Forbes, hơn 90% giám đốc điều hành chuỗi cung ứng trả lời khảo
sát về xu hướng năm 2022 cho biết khả năng hiển thị chuỗi cung ứng sẽ là chìa
khóa thành công của họ. Mặc dù đây không phải là một xu hướng mới cho năm
2022, nhưng đang trở nên quan trọng hơn sau mỗi năm. Ngoài việc xác định xu
hướng sớm để ngăn chặn các vấn đề có thể phát sinh, đa số chủ hàng và doanh
nghiệp logistics đòi hỏi khả năng hiển thị liên tục trong chuỗi cung ứng để đảm
bảo tính minh bạch và vun đắp niềm tin. Phân tích dự đốn, báo cáo tùy chỉnh,
trình điều khiển tương tác và sự hoàn thiện của tháp kiểm sốt là những cách
thức cần có để tăng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
Theo báo cáo phân tích thị trường logistics xuyên biên giới của
Nuvocargo- nhà mơi giới hải quan và giao nhận hàng hóa kỹ thuật số cho
thương mại Hoa Kỳ / Mexico, trong năm 2022, có một số xu hướng và ưu tiên
hàng đầu mà các nhà cung cấp dịch vụ logistics xuyên biên giới cần theo dõi
như sau (Xem chi tiết trong Báo cáo).

3


NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1. THỊ TRƢỜNG LOGISTICS HOA KỲ TRONG THÁNG
1. Tình hình và xu hƣớng chung
Chỉ số quản lý logistics của Hoa Kỳ giảm xuống mức 70,1 vào tháng 12
năm 2021, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021, nhưng vẫn cho thấy sự mở rộng
trong lĩnh vực này (trên 50 điểm).
Chỉ số hàng tồn kho cao bất thường nhưng cơng suất vận tải thấp và chi
phí cao.
Một số chuỗi cung ứng hiện có thể đang có quá nhiều hàng tồn kho, các
chủ hàng dự trữ hàng hóa đề phòng nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn bất ngờ
do làn sóng dịch bệnh mới vì biến thể Omicron.

Hàng tồn kho giảm dần đối với các nhà bán lẻ hạ nguồn nhưng lại tăng
đối với các công ty thượng nguồn như nhà sản xuất, nhà bán buôn và các công
ty logistics bên thứ 3 (3PL).
Về cơ bản, các nhà bán lẻ phía hạ nguồn đã phải để tìm cách để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng trong đợt cao điểm nghỉ lễ, trong khi các nhà bán
lẻ thượng nguồn phải nỗ lực để lưu trữ và quản lý lượng hàng tồn kho đổ vào
chuỗi cung ứng trong suốt năm 2021.
Hình 1: Chỉ số nhà quản lý logistics của Hoa Kỳ từng tháng năm 2021 (theo
thời điểm hiện tại)
76

75 74.5

74.5

74
71.4

72

72.2

73.8
72.2 72.6

71.3

73.4
70.1


70
68

67.2

66
64
62
1

2

3

4

5

6
Tháng

7

8

9

10

11


12

Nguồn: Logistics Managers' Index
4


Khảo sát các nhà quản lý logistics là một hoạt động hàng tháng nhằm xác
định tình trạng hoạt động logistics của Hoa Kỳ. Điểm số LMI là sự kết hợp của
tám thành phần tạo nên ngành logistics1, bao gồm: mức độ tồn kho và chi phí;
năng lực cung ứng, sử dụng dịch vụ và giá cả trong lĩnh vực kho bãi, năng lực
cung ứng, sử dụng dịch vụ và giá cả trong lĩnh vực vận tải. LMI được tính tốn
bằng cách sử dụng chỉ số khuếch tán, trong đó bất kỳ giá trị nào trên 50% đều
cho thấy dịch vụ logistics đang mở rộng; chỉ số dưới 50% là dấu hiệu của một
ngành logistics đang thu hẹp.
Chuỗi cung ứng hàng hóa và thị trường logistics của Hoa Kỳ tiếp tục
căng thẳng do nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch. Người tiêu dùng Mỹ cũng
chuyển sang mua nhiều hàng hóa vật chất hơn khi khơng thể đi du lịch. Về phía
cung, tình trạng thiếu cơng nhân và thiết bị vận chuyển cũng khiến cung không
kịp đáp ứng cầu.
Theo dữ liệu do cơng ty tình báo thương mại tồn cầu Panjiva cơng bố
gần đây, tình trạng tăng cao của các lơ hàng xuất khẩu và nhập khẩu vào Hoa
Kỳ khiến năm 2021 trở thành một năm lập kỷ lục về tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Tổng nhập khẩu hàng hóa đóng container vào Hoa Kỳ trong tháng
12/2021 ở mức 2.666.164 TEU (Đơn vị tương đương 20 feet), giảm 1,9% so với
tháng 11/2021 và giảm 0,5% so với năm tháng 12/2020. Sau một năm 2021 rất
căng thẳng nhưng tổng lượng hàng hóa vận chuyển bằng container nhập khẩu
năm 2021 đã lập kỷ lục mới, tăng 15% so với năm 2020, lên 32.970.647 TEU.
Số chuyến/lô hàng nhập khẩu (tính theo tờ khai) vào Hoa Kỳ ở mức
1.333.700 trong tháng 12/2021, tăng 6,6% so với tháng 11 và tăng 10,9% so với

cùng kỳ năm 2020. Tính chung năm dương lịch 2021, các lô hàng đã tăng
16,6%, lên 14.709.654.
Nhập khẩu hàng hóa chậm lại phần nào vào cuối năm 2021, cho thấy
nhập khẩu của Hoa Kỳ trở lại xu hướng dài hạn đã thấy trong những năm trước
và có thể là dấu hiệu cho thấy “một số lượng hàng bình thường đang quay trở
lại”. Hơn nữa, năm 2021 nhập khẩu "cao bất thường" trong hầu hết năm và sau
đó gây áp lực lên cơng suất logistics.
1

inventory levels and costs, warehousing capacity, utilization, and prices, and transportation capacity,
utilization, and prices

5


Tháng đầu năm 2022 tiếp tục cho thấy người tiêu dùng Hoa Kỳ vẫn có xu
hướng chi tiêu cho hàng hóa vật lý nhiều hơn dịch vụ, điều này thúc đẩy nhu
cầu sản xuất, vận chuyển và giao hàng.
+ Hàng tiêu dùng tăng 20,1% so với so với năm 2020 và tăng 23,1% so
với năm 2019, trong đó thiết bị gia dụng, hàng giải trí và đồ nội thất gia đình
tăng lần lượt 18,7%, 21,5% và 22,9% so với năm 2020 và tăng 47,7%, 42,8%
và 38,0% so với tháng 12 năm 2019;
+ Năng lượng tăng 26,3% so với năm 2020;
+ Hàng dệt may tăng 18,9% so với năm 2020;
+ Ô tô tăng 23,6% so với năm 2020;
+ Hàng điện tử tiêu dùng tăng 4,9% so với năm 2020 và tăng 1,4% so với
năm 2019;
+ Các sản phẩm công nghệ thông tin giảm 0,1% so với năm 2020 và tăng
7,2% so với năm 2019.
Dự báo:

Trong năm 2022, nhu cầu dịch vụ logistics vẫn ở mức cao nhưng chi phí
logistics tại Hoa Kỳ sẽ phụ thuộc lớn vào mặt bằng giá chung, đặc biệt là giá
năng lượng và khả năng giải quyết ùn tắc tại các cảng biển.
Công ty nghiên cứu thị trường IHS Markit lưu ý rằng áp lực giá cả và chi
phí trong ngắn hạn sẽ đẩy lạm phát lên 3,7% vào năm 2022, sau đó lạm phát sẽ
giảm xuống gần với mục tiêu dài hạn 2% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Philip Damas, giám đốc và trưởng bộ phận cố vấn chuỗi cung ứng tại
công ty Drewry có trụ sở tại London cho biết các chủ hàng cũng có thể sẽ
chứng kiến một năm 2022 với giá hợp đồng vận tải đường biển tăng mạnh, tức
là kéo dài chuỗi tăng giá hai năm liên tiếp.
Những thách thức trong việc đảm bảo năng lực vận tải biển trong bối
cảnh tắc nghẽn logistics hiện tại và triển vọng chi phí vận tải biển tăng cao quá
mức vào năm 2022 đang buộc những người sử dụng dịch vụ logistics phải cân
nhắc các lựa chọn dịch vụ với giá cả phải chăng hơn.
6


Giá cước sẽ chưa về mức bình thường cho đến khi sự gián đoạn mang
tính hệ thống trong vận chuyển container toàn cầu giảm đáng kể. Cuộc khủng
hoảng do COVID-19 đã biến lĩnh vực vận tải biển thành “thị trường của người
bán” trong khi hiệu quả logistics giảm đáng kể, lịch trình kém tin cậy hơn và
người sử dụng dịch vụ gần như ở trong tình thế “bị động”. Hơn nữa, các chủ
hàng phải trả nhiều tiền hơn cho một dịch vụ có chất lượng thấp hơn trước.
Nhiều nhân sự phụ trách công tác logistics tại các doanh nghiệp cho biết họ gặp
khó khăn khi giải thích cho ban lãnh đạo về điều này.
Drewry không coi các biện pháp dự kiến mở cửa hoạt động tại các cảng
Bờ Tây đủ 24 giờ một ngày là giải pháp đủ để giải tỏa tình trạng bế tắc hệ thống
hiện tại. Các nhà phân tích cho rằng sẽ cần các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng
và đội xe của khu vực cơng và tư nhân, cải thiện năng suất và có thể là các
chương trình thu hút nhiều tài xế xe tải hơn vào khu vực này - với mức lương

cao hơn - để giảm lượng hàng tồn đọng và sau đó giải quyết chuỗi cung ứng
container các vấn đề.
Satish Jindel, trưởng nhóm SJ Consulting, cơng ty theo dõi chặt chẽ các
lĩnh vực vận tải đường bộ, khuyến nghị các nhà quản lý logistics nên bắt đầu
phân tích giá cước xe tải vì do mối tương quan chặt chẽ với vận tải đa phương
thức. Hơn nữa, đây là thị trường lớn nhất trong vận tải hàng hóa nội địa tại Hoa
Kỳ.
Mặc dù có sự gián đoạn do đại dịch và dẫn đến sự thay đổi về mức độ
nhu cầu từ các chủ hàng, các cơng ty có lượng xe tải ít hơn vẫn có thể tăng giá
cước ở mức từ trung bình đến cao do năng lực eo hẹp. Các nhà cung cấp dịch vụ
sử dụng một phần nguồn thu tăng thêm nà để tái đầu tư vào phát triển nhân lực
(tài xế), thiết bị và công nghệ cần thiết để hỗ trợ nhu cầu.
Các chủ hàng có thể tiết kiệm tổng chi phí vận chuyển bằng cách áp dụng
một số kế hoạch đơn giản, loại bỏ một số hoạt động không cần thiết hoặc giảm
thiểu các tổn thất do rủi ro.
Người gửi hàng cũng nên hợp tác chặt chẽ hơn với cả người vận chuyển
và người quản lý kho hàng để loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong quá
trình xếp dỡ và vận chuyển.
7


Việc dự trữ hàng tồn kho khi nhu cầu giảm sẽ có lợi cho vận tải liên
phương thức trong vài tháng tới vì thời gian vận chuyển vẫn khá dài và độ tin
cậy thấp cho đến khi nhu cầu và mức tồn kho đạt đến trạng thái cân bằng mới.
Cuối cùng, tình trạng thiếu lao động đang ảnh hưởng đến các nhà cung
cấp, người vận chuyển và người nhận hàng, trong đó cố áp lực tiền lương và giá
dầu diesel cao có khả năng khiến giá cước xe tải cao ngay cả khi nhu cầu giảm.
Tắc nghẽn của chuỗi cung ứng có khả năng khiến thiết bị bị hạn chế đến hết
năm 2022.
Những yếu tố này cho thấy việc giá cước vận tải liên phương thức tại

Hoa Kỳ không giảm trong nửa đầu năm 2022.
2. Vận tải
2.1. Tình hình chung

a) Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa:
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê vận tải Hoa Kỳ (Bureau of
Transportation statistics-BTS) công bố vào tháng 01/2022, chỉ số dịch vụ vận
tải hàng hóa (TSI) của nước này đã tăng 0,6% vào tháng 11 năm 2021 so với
tháng 10/2021 lên mức 136,9, tháng tăng thứ ba liên tiếp.
Hình 2: Chỉ số dịch vụ vận tải hàng hóa của Hoa Kỳ theo tháng
(các năm 2018-2021)
143
141
139
137.2

137136.8

136.9

135.9

135

135.7
134.6

133.4

133


134.1

131
129
127
125
1

2

3
Năm 2018

4

5

6

Năm 2019

7

8
Năm 2020

9

10


11

12

Năm 2021

Nguồn: Cơ quan Thống kê vận tải Hoa Kỳ (kỳ gốc: trung bình năm 2000=100)
8


Từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2021, chỉ số này đã tăng 3,0%
so với mức giảm 3,9% từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020, tuy nhiên
vẫn giảm 1,0% so với 138,3 vào tháng 11 năm 2019 trước đại dịch xảy ra.
b) Chỉ số giá lĩnh vực vận tải:
Chỉ số giá lĩnh vực vận tải tại Hoa Kỳ tăng tháng thứ 3 liên tiếp, đạt
246,5 điểm vào tháng 12/2021, đây cũng là mức cao nhất đạt được trong năm
2021, một phần do nhu cầu tăng cao vào dịp cao điểm cuối năm, phần khác do
chi phí đầu vào, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng.
Hình 3: Chỉ số giá vận tải của Hoa Kỳ hàng tháng năm 2021
245.53 246.5

250
237.7 239.72 238.33 236.37

240
229.69

230


222.5

220
210

241.04

215.8
205.6

209

200
190
180
Tháng 1Tháng 2Tháng 3Tháng 4Tháng 5Tháng 6Tháng 7Tháng 8Tháng 9 Tháng Tháng Tháng
10
11
12

Nguồn: Cơ quan Thống kê lao động Hoa Kỳ
c) Tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực vận tải:
Tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải của Hoa Kỳ là 3,6%
(không điều chỉnh theo mùa) vào tháng 12 năm 2021 theo dữ liệu của Cục
Thống kê Lao động (BLS) được cập nhật vào tháng 01/2022. Tỷ lệ thất nghiệp
trong tháng 12 năm 2021 giảm 5,7 điểm phần trăm từ 9,3% vào tháng 12 năm
2020 nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ trước đại dịch là 2,8% vào tháng 12 năm 2019.
Tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải đạt mức cao nhất trong thời
gian đại dịch COVID-19 là 15,7% vào tháng 5 và tháng 7 năm 2020.
Tỷ lệ thất nghiệp trong lĩnh vực giao thông vận tải hiện thấp hơn tỷ lệ thất

nghiệp trung bình trong nền kinh tế, lần đầu tiên kể từ đầu đại dịch. BLS báo
cáo rằng tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ, không được điều chỉnh theo mùa, vào
9


tháng 12 năm 2021 cao hơn 3,7% hoặc 0,1 điểm phần trăm so với tỷ lệ của
ngành giao thông vận tải. Nếu điều chỉnh theo mùa, tỷ lệ thất nghiệp của Hoa
Kỳ vào tháng 12 năm 2021 là 3,9%.
2.2. Vận tải đường bộ

Trong khi một số yếu tố nhất định của thị trường vận tải đường bộ vẫn
còn vững chắc, giá xăng dầu diesel liên tục tăng đã làm giảm kết quả của Chỉ số
Điều kiện Vận tải (TCI), do cơng ty tư vấn vận tải hàng hóa FTR cơng bố gần
đây. Theo đó, chỉ số này đã đạt 10,00 điểm trong tháng 11/2021 (tháng có dữ
liệu mới nhất tính đến cuối tháng 1/2022), chỉ số TCI ở mức 10,0 cao hơn hẳn
mức sau 7,75 của tháng 10/2021.
Chỉ số TCI vẫn ở dưới mức 11,79 của tháng 9 và 11,63 của tháng 8/2021.
Mức cao nhất từng đạt được của chỉ số này là 16,82 vào tháng 5/2021, cao hơn
mức 16,17 của tháng 3/2021.
Hình 4: Chỉ số điều kiện vận tải TCI của Hoa Kỳ
các tháng năm 2020 và 2021
16.82

20

11.79
10
7.75

10

0
-10
-20
-30

-28.66

-40
1

2

3

4

5

6

7

Năm 2020

8

9 10 11 12 1

2


3

4

5

6

7

8

9 10 11 12

Năm 2021

Nguồn: FTR
FTR cho rằng mức tăng của tháng 11/2021 là do giá dầu diesel ổn định
hơn, thêm rằng khối lượng hàng hóa và giá cước ổn định hơn một chút cũng
góp phần vào mức tăng.
Giá dầu diesel có thể tiếp tục tạo ra một số biến động cho chỉ số TCI khi
giá giảm trong tháng 12/2021 nhưng đã tăng mạnh hơn gần đây. Và cũng lưu ý
10


rằng triển vọng của FTR là chỉ số TCI sẽ duy trì trong phạm vi từ tháng 11 đến
hết năm 2022 trong quý 1 và sau đó chuyển thành các chỉ số dương một chữ số
cao trong thời gian còn lại của năm 2022.
TCI theo dõi những thay đổi đại diện cho năm điều kiện chính trong thị
trường xe tải Hoa Kỳ. Các điều kiện đó là: khối lượng vận chuyển, giá cước,

năng lực đội tàu, giá nhiên liệu và tài chính. Các chỉ số riêng lẻ được kết hợp
thành một chỉ số duy nhất cho biết sức khỏe tổng thể của ngành. Điểm tích cực
đại diện cho điều kiện tốt, lạc quan trong khi điểm tiêu cực thể hiện điều kiện
tồi tệ, bi quan. Các kết quả đọc gần 0 phù hợp với mơi trường vận hành trung
tính và các giá trị hai chữ số theo một trong hai hướng cho thấy có thể có những
thay đổi đáng kể trong vận hành.
2.3.

Vận tải đường sắt và đa phương thức

Theo dữ liệu do Hiệp hội đa phương thức Bắc Mỹ (IANA), tổng khối
lượng vận tải đa phương thức của Hoa Kỳ tháng 12/2021 ở mức 1.437.036 đơn
vị, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2020, sau mức giảm 9,0% của tháng
11/2021. Vận tải bằng rơ-mooc ở mức 108.972 đơn vị, giảm 12,3% so với mức
giảm 5,4% của tháng 11/2021 và sau mức giảm 14,3% của tháng 10/2021.
Vận tải container trong nước ở mức 688.644 TEU, giảm 0,2%, sau mức
giảm 0,5% của tháng 11/2021 và tất cả thiết bị trong nước ở mức 797.616 đơn
vị, giảm 2,0%, sau mức tăng 2,8% của tháng 11/2021.
Vận tải container quốc tế ở mức 639.420, giảm 19,0% so với cùng kỳ
năm 2020.
Đối với năm dương lịch 2021, tổng sản lượng hàng hóa vận tải đa
phương thức ở mức 18.435.249 đơn vị, tăng 3,6% so với năm 2020.
Vận tải bằng Rơ moóc ở mức 1.212.748 đơn vị, tăng 2,2% và vận tải
container nội địa ở mức 8.021.252, tăng 2,3%. Tất cả thiết bị trong nước ở mức
9.234.000 đơn vị, đều tăng 2,3%. Vận tải container quốc tế (ISO) ở mức
9.201.249 đơn vị, tăng 5,0% hàng năm.
Kết quả của năm dương lịch 2021 này đã không đạt được kỳ vọng của
IANA từ trước đó vào đầu năm 2021, khi tổ chức này dự báo nhu cầu trong
11



nước tăng mạnh so với mức thấp của năm 2020 sẽ giúp vận tải đa phương thức
và rơ-mooc tăng mạnh trong năm 2021. Trước đó, IANA ước tính rằng tổng
khối lượng liên phương thức sẽ tăng 9% trong năm 2021, trong đó phân khúc
quốc tế dẫn đầu, với mức tăng hàng năm dự kiến là gần 13%. Vận chuyển
container trong nước tăng hơn 6%, với tải trọng rơ-mooc ước tính tăng từ 1,5
đến 2,5%.
2.4.

Vận tải hàng không

Biến thể omicron gia tăng đang tác động tiêu cực đến sự phục hồi của nền
kinh tế thế giới tiếp tục bị bao trùm bởi sự hỗn loạn của chuỗi cung ứng, sự
vắng mặt của công nhân và các dây chuyền lắp ráp đang hoạt động chậm chạp.
Các siêu thị đang phải gặp khó khăn để đảm bảo nguồn hàng và chất
lượng dịch vụ tại từng kệ hàng trong bối cảnh tình trạng thiếu nhân viên kinh
niên.
Các hãng hàng không cũng chưa thực sự chủ động được về kế hoạch các
chuyến bay.
Các nhà sản xuất đang phải đối mặt với sự gián đoạn và các hãng vận tải,
giao nhận vẫn đang áp dụng nhiều phụ phí dự phịng rủi ro. Đồng thời, giá năng
lượng tăng cao đang làm gia tăng lạm phát, gây áp lực buộc các ngân hàng
trung ương phải tăng lãi suất ngay cả khi đà phục hồi chưa vững chắc.
Các nhà phân tích trong ngành cũng quan sát thấy rằng khi mùa cao điểm
vận tải hàng hải hạ nhiệt, thì mùa cao điểm vận tải hàng khơng sẽ nóng lên.
Năm nay, giá cước vận tải hàng khơng thậm chí cịn tăng hơn bình
thường do cơng suất máy bay chở khách giảm, điều này có thể sẽ rõ ràng hơn
nếu biến thể Omicron vơ hiệu hóa vắc-xin và tắc nghẽn chuỗi cung ứng do thiếu
lao động. Những hạn chế nghiêm ngặt về kiểm dịch ở những thị trường vốn tấp
nập như Hồng Kông (TQ) cũng đang làm phức tạp hoạt động của nhiều nhà

cung cấp hàng hóa bằng đường hàng khơng.
Nhu cầu phân phối vắc xin để phục vụ các chiến lược tiêm chủng tăng
cường cũng sẽ khiến thị trường vận tải hàng khơng tiếp tục trong tình trạng cầu

12


vượt cung. Tuyến châu Á-Thái Bình Dương được dự báo sẽ sôi động nhất trong
nửa đầu năm 2022.
2.5.

Vận tải đường biển và cảng biển

Chương trình thống kê hiệu suất hàng hóa tại cảng biển Hoa Kỳ năm
2022:
Đánh giá năng lực chuỗi cung ứng là báo cáo được Quốc hội Hoa Kỳ ủy
nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải Hoa Kỳ thực hiện về năng lực và sản lượng tại
các cảng hàng hải hàng đầu của Hoa Kỳ, cập nhật từ Cục Thống kê Vận tải
(BTS).
Là một phần của Chương trình này, BTS công bố các bảng được cập nhật
liên tục và báo cáo nhanh cho Quốc hội vào mỗi tháng một hàng năm.
Báo cáo cũng đưa ra các các biện pháp về cải thiện công suất và thông
lượng nhất quán trên toàn quốc cho 25 cảng hàng đầu theo trọng tải, đơn vị
tương đương 20 feet (TEU) hoặc trọng tải rời. Ngoài ra, báo cáo của BTS năm
nay bao gồm các phân tích về gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch
COVID-19 (giai đoạn 2020-2021).
Các cảng biển đã phục vụ các lô hàng xuất khẩu trị giá 1,5 nghìn tỷ USD
từ Hoa Kỳ vào năm 2020, chiếm hơn 40% tổng giá trị vận chuyển hàng hóa
quốc tế - Hoa Kỳ. Khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt khoảng 1,5 tỷ tấn chiếm
70% tổng trọng lượng thương mại.

Ngoài Báo cáo thường niên, BTS cịn duy trì một tập hợp các Hồ sơ cảng
trực tuyến tương tác của 50 cảng hàng đầu của Hoa Kỳ với một loạt các tiêu chí,
chẳng hạn như các chuyến tàu theo loại, thời gian tàu dừng, hàng hóa chính và
các cập nhật cụ thể cho từng cảng2.
Cảng Long Beach:
Theo số liệu công bố vào tháng 01/2022, cảng Long Beach đã vận chuyển
khối lượng hàng hóa kỷ lục vào năm 2021 trong bối cảnh nhập khẩu tăng đột
biến và chuỗi cung ứng gặp khó khăn do đại dịch gây ra.

2

Liên hệ ban biên tập để được hỗ trợ cung cấp thông tin chi tiết hơn.

13


Cảng biển tại Bờ Tây này đã xử lý 9,38 triệu đơn vị tương đương 20 foot
vào năm ngoái, nhiều hơn gần 16% so với một năm trước đó.

Tỷ lệ hàng trong tình trạng chờ cập cảng đã chiếm 11% cơng suất tàu
container tồn cầu trong năm 2021 trong khi khối lượng tăng ở mức 7%. Trong
thời gian bình thường, khoảng 2% công suất tàu container bị buộc phải chờ đợi
tại cảng.
Cảng Los Angeles:
Trong 18 tháng nay, Cảng Los Angeles đã tiếp nhận 900.000 đơn vị
container mỗi tháng. Trước đại dịch, chỉ một tháng với những kết quả này đã là
một kỷ lục.
Cảng LA và Long Beach đã được yêu cầu hoạt động 24/7 để giảm ách tắc
nhưng trong thực tế có rất ít nhu cầu hoạt động vào 3 giờ sáng - 8 giờ sáng.
Cảng Oakland

Khối lượng hàng hóa nhập khẩu đóng container đạt kỷ lục mới tại Cảng
Oakland vào năm 2021. Cảng báo cáo rằng họ đã xử lý tương đương 1,05 triệu
container 20 feet nhập khẩu vào năm 2021. Đây là mức cao nhất trong lịch sử
94 năm của Oakland và 6% tổng số năm 2020.
Sản lượng nhập khẩu kỷ lục đã đạt được bất chấp sự gián đoạn của chuỗi
cung ứng trên toàn thế giới. Tàu đến muộn, chuyến đi bị hủy và sự chậm trễ kéo
14


dài hàng tuần tại một số cảng đã cản trở việc vận chuyển hàng hóa. Ở chiều
ngược lại, sản lượng hàng xuất khẩu qua Oakland năm 2021 giảm 8% so với
cùng kỳ năm 2020 do sự gián đoạn. Cảng đã xử lý tổng cộng 2,4 triệu container
20 feet vào năm 2021.
Bryan Brandes, Giám đốc hàng hải Cảng Oakland cho biết: “Chúng tôi
rất vui khi hoạt động kinh doanh nhập khẩu vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhưng
trọng tâm của chúng tôi hiện nay là vượt qua những thách thức trong chuỗi cung
ứng đã làm tổn thương các khách hàng xuất khẩu.”
Cảng cho biết chi tiêu tiêu dùng chưa từng có của Hoa Kỳ đã thúc đẩy
nhập khẩu vào năm 2021. Các hãng tàu dành nhiều nguồn lực hơn cho hàng
nhập khẩu vốn có lợi nhuận cao hơn. Cảng cho rằng việc sụt giảm xuất khẩu là
do các thách thức trong chuỗi cung ứng: Việc hủy chuyến làm giảm số lượng
tàu có thể chuyển hàng xuất khẩu ra nước ngoài; Thiếu container hàng hóa xuất
khẩu.
Cảng vụ Oakland cho biết họ đang hợp tác với các hãng tàu để khôi phục
các dịch vụ tàu bị đình chỉ vào năm 2021. Một số hãng đã bỏ qua Oakland vì sự
chậm trễ làm tê liệt tại các cảng Nam California. Cảng vụ cho biết các dịch vụ
bắt đầu hoạt động trở lại vào quý 4/2021 và Cảng vụ đang vận động hành lang
để khôi phục phần còn lại trong năm nay. Theo Cảng vụ, càng nhiều tàu ghé
cảng sẽ có cơ hội lớn hơn cho các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ tiếp cận thị trường
nước ngồi.

3. Hoạt động kho bãi, giao nhận, cơng nghệ trong logistics và thƣơng
mại điện tử
3.1.

Kho bãi

Một số xu hướng về thị trường kho hàng tại Hoa Kỳ trong năm 2022 có
thể kể đến như sau:
+ Nhà kho tiếp tục đóng vai trò như một điểm phân tách chiến lược trong
chuỗi cung ứng, cho phép các công ty cân đối được nhu cầu của khách hàng và
nguồn cung của các nhà sản xuất trong bối cảnh chuỗi cung ứng biến động khó
lường và dễ gián đoạn như hiện nay. Thực tế cho thấy, do biến động trong

15


nguồn cung đối với hàng tiêu dùng, thuốc và thực phẩm do đại dịch COVID-19,
các kho hàng chịu rất nhiều áp lực trong việc hoàn thành đơn đặt hàng.
Kho lạnh của ngành chăm sóc sức khỏe sẽ có nhu cầu rất lớn, ví dụ năm
2021 và tiếp tục trong năm 2022, nhu cầu kho lạnh sâu cho vắc xin COVID-19
vẫn rất lớn.
Thương mại điện tử và tạp hóa trực tuyến dự kiến sẽ tạo ra nhiều nhu cầu
hơn đối với các kho hàng lớn tại Hoa Kỳ vì đại dịch đã làm thay đổi thói quen
mua sắm của khách hàng và điều này có khả năng duy trì sau đại dịch.
Với sự gia tăng thị phần của các bên tham gia thương mại điện tử, nhiều
nhà bán lẻ đang định vị lại mình là các trung tâm phân phối, điều này ngày càng
gia tăng áp lực về thời gian giao hàng và chi phí liên quan đến các trung tâm
phân phối mới này sẽ khiến nhu cầu tăng đột biến vì điều này giúp thương mại
điện tử người chơi đạt được sự hoàn thành siêu địa phương.
Khi áp lực về tính bền vững đang tăng lên, nhu cầu được tạo ra do

logistics ngược dự kiến sẽ tăng lên.
Do sẽ có những thay đổi trong tình trạng mất cân đối xuất nhập khẩu ở
Hoa Kỳ, điều này sẽ làm giảm nhu cầu về kho ngoại quan.
Các ngành cơng nghiệp như Hóa chất và vật liệu đặc biệt bị ảnh hưởng
rất nặng nề ở Mỹ, nhu cầu đối với các kho chuyên dụng xử lý chúng sẽ giảm
trong ngắn hạn.
Do nhiều công ty lớn hiện đang chuyển sang hoạt động thuê kho bãi bên
ngoài, điều này sẽ làm tăng nhu cầu về kho 3PL .
Hệ thống quản lý kho trên nền tảng đám mây được cải tiến sẽ giúp giảm
chi tiêu vốn và chi phí hoạt động, điều này sẽ giúp đẩy nhanh q trình thiết lập
kho.
Tự động hóa trong các lĩnh vực đặt hàng và chọn hàng, với sự trợ giúp
của các thiết bị liên lạc tầm ngắn và 5G sẽ giảm thời gian chu kỳ kho hàng hơn
nữa.

16


3.2.

Giao nhận

Thương mại điện tử “bùng nổ” trong khi dịch vụ logistics bị gián đoạn là
lý do để các hãng giao nhận thơng qua việc tăng cước phí, đặc biệt nhắm mục
tiêu vào các mặt hàng có tần suất dịch vụ cao. Các loại phí phải kể đến gồm: phí
tối thiểu, phụ xử lý bổ sung, phụ phí khu vực giao hàng mới. Danh mục phức
tạp các loại phí này khiến người gửi hàng “bối rối” trong việc lựa chọn loại dịch
vụ phù hợp cho mình, một số cịn cho biết khơng rõ các mức phí này sẽ được áp
dụng khi nào, bởi các hãng giao nhận liên tục bổ sung với lý do “để phù hợp với
diễn biến mới trên thị trường”.

UPS và FedEx đều đã công bố mức phí năm 2022 của họ, nhưng các chủ
hàng tại Hoa Kỳ đều chưa thể chắc chắn được mức phí này và mơi trường vận
chuyển nói chung sẽ thay đổi như thế nào. Phần lớn các hợp đồng xuất/nhập
khẩu hàng hóa đều phải có mức giá cố định, một phần trượt giá hoặc các thỏa
thuận trong Phụ lục cũng không thể bù đắp sự tăng giá bất chợt của dịch vụ giao
nhận khi nhiều loại phụ phí phát sinh. Thậm chí việc phân chia xem bên A hay
bên B trong hợp đồng sẽ phải chi trả thực tế cho phụ phí phát sinh mới đó cũng
có thể khiến q trình thương thảo kéo dài.
UPS thậm chí đã đổi tên phụ phí "cao điểm" của họ thành phụ phí "cao
điểm / nhu cầu" („peak/demand), tức là nếu như phụ phí cao điểm thường được
áp dụng cố định vào các tháng cao điểm trong năm thì phụ phí “cao điểm/nhu
cầu” cho thấy phụ phí sẽ được áp dụng khi nhu cầu cao, mà điều này hồn tồn
nằm ngồi khả năng dự đốn của các chủ hàng, nó khiến họ trở nên bị động
hơn.
Thơng báo của UPS báo trước mức phí cao điểm đến năm 2022 nhưng
cũng cho thấy nhiều vấn đề về nguồn cung của nhà vận chuyển. Đây sẽ những
thách thức mà các chủ hàng phải đối mặt, sau nhiều “sóng gió” trong năm 2021.
UPS đã đề cập trong cuộc gọi thu nhập mới nhất của họ rằng họ đã thực hiện
thành cơng việc tăng cước phí trên 50% người gửi hàng lớn nhất của họ.
Đại dịch đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng chuyển sang bán hàng trực
tuyến cho nhiều sản phẩm hơn so với bình thường họ mua tại cửa hàng truyền
thống và thị trường đã nhận ra sự thích ứng này trong năm ngối.
17


FedEx Express, đơn vị cung cấp dịch vụ chuyển phát có thời hạn tồn cầu
và là cơng ty con lớn nhất của FedEx có trụ sở tại Memphis, chính thức triển
khai dịch vụ mới hướng tới các chủ hàng trong khu vực Châu Á -Thái Bình
Dương, Trung Đơng và Châu Mỹ (AMEA).
Được hưởng quyền ưu tiên quốc tế của FedEx, dịch vụ này cung cấp cho

các chủ hàng tại khu vực sự linh hoạt trong lịch trình giao hàng trước 10:30
sáng để chọn các điểm đến toàn cầu. Với FedEx International Priority, công ty
đã thực hiện cam kết cung cấp nhiều lựa chọn vận chuyển quốc tế có thời hạn
hơn cho khách hàng. Khách hàng tại khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, Trung
Đơng và Châu Mỹ hiện có thể chọn tùy chọn giao hàng đáp ứng tốt nhất nhu
cầu của họ, bao gồm:
+ Bộ phận Dịch vụ Chuyển phát nhanh ưu tiên quốc tế (IPE) của FedEx
mới ra mắt cung cấp cho khách hàng AMEA dịch vụ FedEx International First
tức giao hàng trước 10:30 hoặc trưa tới các thị trường được chọn ở Châu Á
(Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Úc), Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu. Dịch vụ
này cung cấp cho khách hàng tùy chọn giao hàng trong ngày để chọn mã bưu
điện và điểm đến ở Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu; và
+ FedEx International Priority (IP) cung cấp dịch vụ giao hàng trong
ngày tới hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.
FedEx lưu ý rằng động lực chính cho dịch vụ mới này là một thành phần
chính trong nỗ lực của cơng ty để hỗ trợ các doanh nghiệp song song với nhu
cầu thương mại xuyên biên giới lớn. Thị trường logistics Châu Á0 Thái Bình
Dương trị giá 3,9 nghìn tỷ USD được dự báo mở rộng với tốc độ tăng trưởng
kép hàng năm 6% trong giai đoạn 2020-2025, trong đó thị trường Trung Đơng
và Châu Phi có thể đạt 315 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng kép 4% hàng năm
vào năm 2027.

18


PHẦN 2. PHÂN TÍCH SÂU: CÁC XU HƢỚNG LOGISTICS VÀ
LOGISTICS XUYÊN BIÊN GIỚI TRONG NĂM 2022
Trong khi nhiều người làm việc trong ngành vận chuyển và logistics coi
năm 2021 là đỉnh điểm của sự gián đoạn và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thì cũng
có những quan điểm khá tích cực về sự đổi mới trong lĩnh vực logistics nội địa

và logistics xuyên biên giới.
Các xu hướng đã hình thành từ cuối năm 2020 và cả năm 2021 có thể sẽ
tiếp tục thúc đẩy quá trình tái cấu trúc các chuỗi cung ứng đã lỗi thời. Cơng
nghệ và các thói quen tiêu dùng mới sẽ định hình những xu hướng trong năm
2022.
Đồng thời, các chuyên gia logistics cũng khuyến cáo về một số dấu hiệu
của rủi ro và nguy cơ từ đại dịch cũng như từ các biện pháp, chính sách khơng
phù hợp của chính quyền liên bang, hoặc địa phương, hoặc của chính các doanh
nghiệp khi ứng với biến động ngoại cảnh. Sự lây lan nhanh chóng của biến thể
Omicron của Covid-19 và cách các quốc gia và vùng lãnh thổ đối tác của Hoa
Kỳ lựa chọn để xử lý các đợt bùng phát hiện là ẩn số lớn nhất cho kế hoạch kinh
doanh của các doanh nghiệp logistics và đối tác chủ hàng của họ.
Tháng một hàng năm, nhiều doanh nghiệp đã khá sẵn sàng với kế hoạch
kinh doanh cho năm mới, thậm chí chi tiết đến hàng quý, hàng tháng, nhưng
năm nay, họ cần sự trợ giúp nhiều hơn về dự báo các xu hướng, để xây dựng
thêm nhiều phương án dự phòng.
1. Xu hướng chung về logistics năm 2022
Sau một năm 2021 đầy sóng gió, trong năm 2022, chuỗi cung ứng và
ngành logistics vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng cũng có thêm động
lực để đổi mới.
Dịch vụ giao hàng dặm cuối cùng
Logistics cho thương mại điện tử sẽ là điểm sáng trong năm 2022, ngay
cả khi người dân đã dần quay trở về nhịp sống bình thường khi đã tiêm đủ các
liều vắc-xin tăng cường. Khi hành vi của người tiêu dùng thay đổi và mua sắm
trực tuyến tăng lên, nhu cầu chuyển phát bưu kiện tăng mạnh. Khách hàng
19


muốn đơn đặt hàng của họ nhanh chóng và muốn biết chính xác vị trí hàng của
họ trong từng khâu/chặng.

Giao hàng chặng cuối (hoặc gọi là dặm cuối) mô tả chặng cuối cùng của
việc vận chuyển hàng hóa từ nhà kho đến khách hàng cuối cùng, với sự rút ngắn
của chuỗi cung ứng, đơi khi chặng cuối cũng chính là chặng đầu tiên và là
chặng duy nhất.
Trong năm 2022, các công ty logistics sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào các
cơng cụ theo dõi và tối ưu hóa lộ trình để tăng hiệu quả giao hàng. Đây thậm chí
cịn là lợi thế mà các doanh nghiệp logistics sẽ tận dụng để vượt qua các đối thủ
trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Khả năng hiển thị chuỗi cung ứng
Theo Forbes, hơn 90% giám đốc điều hành chuỗi cung ứng trả lời khảo
sát về xu hướng năm 2022 cho biết khả năng hiển thị chuỗi cung ứng sẽ là chìa
khóa thành công của họ. Mặc dù đây không phải là một xu hướng mới cho năm
2022, nhưng đang trở nên quan trọng hơn sau mỗi năm. Ngoài việc xác định xu
hướng sớm để ngăn chặn các vấn đề có thể phát sinh, đa số chủ hàng và doanh
nghiệp logistics đòi hỏi khả năng hiển thị liên tục trong chuỗi cung ứng để đảm
bảo tính minh bạch và vun đắp niềm tin. Phân tích dự đốn, báo cáo tùy chỉnh,
trình điều khiển tương tác và sự hoàn thiện của tháp kiểm sốt là những cách
thức cần có để tăng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
Tập trung vào quản lý lợi nhuận
Số lượng đơn đặt hàng trực tuyến ngày càng tăng, nhưng lợi nhuận cũng
sẽ chỉ tăng lên nếu quản lý tốt chi phí. Khi tìm kiếm đối tác logistics, người bán
hàng thương mại điện tử muốn có quy trình trả hàng đáng tin cậy và đơn giản.
Để cung cấp trải nghiệm khách hàng tích cực, nhà cung cấp dịch vụ logistics
phải xử lý hàng trả lại với số lượng lớn, cung cấp quản lý hàng tồn kho và tích
hợp với các nền tảng thương mại điện tử để xử lý hàng trả lại. Nhiều công ty sẽ
áp dụng cơng nghệ mới hợp lý hóa quy trình này để quản lý lợi nhuận một cách
hiệu quả nhất có thể.

20



Chuyển đổi sang Hệ thống điện toán đám mây
Điện toán đám mây mang lại lợi thế vượt trội khi nói đến quản lý
logistics tổng thể. Mặc dù đã có nhiều giải pháp điện toán đám mây hiệu quả
được áp dụng từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ vào năm 2020 nhưng năm
2022 dự kiến sẽ còn chứng kiến những giải pháp đột phá hơn nữa. Các cơng ty
logistics có thể hỗ trợ khả năng mở rộng, cải thiện độ tin cậy và tăng cường bảo
mật bằng cách sử dụng các hệ thống dựa trên điện toán đám mây. Đối với các
cơng ty logistics tồn cầu có người dùng trên tồn thế giới, một hệ thống dựa
trên đám mây có thể giúp tăng cường hoạt động tại văn phòng sau nhờ các tính
năng cộng tác và khả năng tiếp cận mà nó cung cấp.

Nghiên cứu & Phát triển vận tải đường bộ tự động
Trong khi xe tải tự lái có thể sẽ chưa được sử dụng phổ biến như một
phương tiện vận tải hợp pháp trên hầu hết các tuyến đường vào năm 2022, các
công ty vận tải vẫn tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu xe tự lái. Theo PitchBook,
trong nửa đầu năm 2021, các nhà đầu tư đã bơm số tiền kỷ lục 5,6 tỷ USD vào
các công ty phát triển công nghệ lái xe tự hành. Các công ty logistics coi vận tải
đường bộ tự hành là một cơ hội lớn để giảm chi phí và tăng hiệu quả. Mặc dù
các cơng ty vận tải đường bộ khó có thể đáp ứng kịp nhu cầu, nhưng hoạt động
vận tải đường bộ tự hành có thể giúp giảm bớt mối lo về tình trạng thiếu tài xế.

21


Tuyển dụng và giữ chân nhân viên
Trong một thị trường lao động eo hẹp, tìm được nhân sự cần thiết để vận
hành trơn tru các hoạt động logistics. Điều này dẫn đến việc thiếu nguồn lực,
việc giao hàng bị hoãn lại, mối quan hệ căng thẳng với các đối tác và nhà cung
cấp, và những thách thức khác. Sự thiếu hụt lao động đã khiến nhiều nhà bán lẻ

phát hiện ra giá trị của một đối tác logistics có thể đảm nhận những trách nhiệm
nặng nề như lưu kho, lấy hàng, đóng gói và các cơng việc khác khơng phải là
lợi thế của họ. Giải quyết vấn đề tuyển dụng và giữ chân nhân viên là một trong
những xu hướng quan trọng trong ngành logistics toàn cầu cần trong tương lai
gần.
Thực hành logistics bền vững
Một xu hướng đáng chú ý khác trong ngành logistics là sự tiến bộ của các
hoạt động logistics bền vững. Ngồi việc mang lại lợi ích cho cộng đồng và
hành tinh của chúng ta, các thực hiện này cịn giúp tiết kiệm chi phí, quảng bá
thương hiệu tốt và tăng lòng trung thành của khách hàng. Hầu hết các cơng ty
logistics có uy tín tham gia các quan hệ đối tác và tổ chức bền vững khuyến
khích sử dụng nhiên liệu sạch hơn, thiết bị hiệu quả hơn và lượng khí thải thấp
hơn. Bước sang năm 2022, doanh nghiệp sẽ tiếp tục các chương trình cải tiến để
giảm lượng khí thải carbon, phù hợp với xu hướng bền vững này.
Trong hai năm qua, kinh nghiệm mà các doanh nghiệp logistics rút ra
chính là sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và do đó địi
hỏi các doanh nghiệp ln phải có phương án dự phịng. Khi thương mại điện tử
tiếp tục bùng nổ và những thách thức mới phát sinh sinh, năm 2022 sẽ là một
năm chứng kiến những tiến bộ về tư duy phát triển, khoa học công nghệ và đổi
mới để định hình ngành logistics hiệu quả, bền vững trong thời gian tới.
2. Xu hướng chung về logistics xuyên biên giới
Theo báo cáo phân tích thị trường logistics xuyên biên giới của
Nuvocargo- nhà môi giới hải quan và giao nhận hàng hóa kỹ thuật số cho
thương mại Hoa Kỳ / Mexico, trong năm 2022, có một số xu hướng và ưu tiên
hàng đầu mà các nhà cung cấp dịch vụ logistics xuyên biên giới cần theo dõi
như sau:
22


Nền tảng hóa và tích hợp dữ liệu trên tồn bộ chuỗi cung ứng:

Nếu logistics nội địa đã trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh đại dịch
COVID-19 thì logistics xuyên biên giới càng phức tạp hơn nhiều lần, do bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi các quy định khác biệt của từng quốc gia về thơng quan
hàng hóa.
Đại dịch đã thúc đẩy việc áp dụng các nền tảng kỹ thuật số thử nghiệm
các giải pháp mới nhằm thúc đẩy việc chuyển đổi từ các nền tảng giao tiếp thủ
công và khơng chính thức sang các sản phẩm chun biệt giúp các hoạt động
logistics của họ trở nên “tự động” với nguồn thông tin dữ liệu đầu vào đáng tin
cậy khả năng hiển thị cao hơn.
Theo một báo cáo của Alloy Technologies Inc., 92% giám đốc điều hành
nhất trí rằng khả năng hiển thị chuỗi cung ứng có vai trị quan trọng để thành
cơng nhưng chỉ có 27% đã tìm ra cách để đạt được điều đó. Điều này có nghĩa
là chúng ta có thể thấy sự thay đổi từ phần mềm rời rạc để quản lý các trường
hợp sử dụng cụ thể (TMS và phần mềm kho) sang nền tảng hóa và tích hợp dữ
liệu trên tồn bộ chuỗi cung ứng, điều này sẽ ngày càng làm cho hoạt động trơn
tru hơn và các công ty cạnh tranh hơn. Để đạt được điều này, cơng nghệ chuỗi
khối (blockchain) có thể được sử dụng để tích hợp tất cả các thành phần chuỗi
cung ứng trong một nền tảng và giúp quy trình trở nên minh bạch hơn.
Thẩm định nhà cung cấp dựa trên khả năng phục hồi và thích ứng:
Với việc số hóa ngành logistics và mang lại các quy trình, trao đổi thông
tin và khả năng hiển thị hiệu quả hơn, chúng ta sẽ thấy các tác nhân trong ngành
chuyển sang giai đoạn lựa chọn cẩn thận các đối tác dựa trên năng lực công
nghệ và hiểu biết nghề nghiệp của họ. Điều này sẽ phổ biến hơn trong logistics
xuyên biên giới Hoa Kỳ- Mexico vì các quy định thuế mới đang buộc các cơng
ty phải thích ứng và tối ưu hóa quy trình của họ để vừa tn thủ quy định pháp
luật, vừa đảm bảo lợi nhuận.
Các công ty vận tải nhỏ hơn sẽ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các yêu
cầu khi giao dịch trực tiếp với khách hàng mà khơng có cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của các nhà mơi giới. Đội ngũ kế tốn của mọi công ty logistics sẽ thử nghiệm
và những người quản lý cũng sẽ tận dụng các quy trình hiệu quả và tự động để

23


tuân thủ các quy trình đảm bảo sự đúng hạn cho mỗi chuyến hàng. Từ góc độ
đó, để duy trì tính cạnh tranh sẽ cần đến một hệ thống lọc các đối tác và nhà
cung cấp logistics chặt chẽ hơn.
Khu vực hóa chuỗi cung ứng và q trình tuyển dụng.
Các tổ chức đã bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng COVID19 khiến các cơng ty phải tìm nhà cung cấp gần nhà hơn để giảm chi phí và ít bị
ảnh hưởng bởi những bất ổn trên thị trường hoặc do tác động của thiên tai, dịch
bệnh. Báo cáo của McKinsey về tác động của COVID-19 đối với kỳ vọng vào
kinh tế tồn cầu cho thấy COVID-19 khơng còn là mối bận tâm hàng đầu của
các nhà điều hành chuỗi cung ứng nữa. Thay vào đó, họ cho rằng sự lạc hậu của
các chuỗi cung ứng và lạm phát là những mối đe dọa lớn nhất đối các doanh
nghiệp và nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp đã nhận thức được tốt hơn
về tầm quan trọng của sự linh hoạt, khả năng thích ứng và các mục tiêu bền
vững để có thể tồn tại và phát triển trong mơi trường đầy biến động và khó
đốn. Những yếu tố quan trọng để đạt được các tiêu chí trên bao gồm tái cấu
trúc cốt lõi kinh doanh, triển khai cơng nghệ, khu vực hóa và quan hệ đối tác.
Các doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện các chiến lược mới đối với chuỗi cung
ứng của họ và những thay đổi này sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Các giải pháp sáng tạo và cơng nghệ để giải quyết tình trạng thiếu tài xế:
Giao hàng chậm trễ là kết quả tích tụ của nhiều yếu tố. Theo Hiệp hội
Vận tải Hoa Kỳ (ATA), để bắt kịp với nhu cầu kinh tế hiện nay, hơn một triệu
tài xế xe tải sẽ phải gia nhập ngành này. Vào năm 2022, chúng ta sẽ xem cách
ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu này bằng cách khai thác nguồn nhân lực từ
các khu vực khác hoặc nhân khẩu học với tỷ lệ đại diện thấp trước đây giữa các
trình điều khiển. Một báo cáo năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ cho
biết 28% lực lượng lao động lái xe tải hạng nặng hiện tại sẽ trên 65 tuổi trong
thập kỷ tới. Điều này có nghĩa là ngành sẽ phải thúc đẩy và cung cấp nhiều lợi
ích hơn cho những người trẻ tuổi và phụ nữ vì tài xế xe tải trung bình hiện tại

của Mỹ là 48 tuổi. Cũng có thể thấy các giải pháp dựa trên tự động hóa quy
trình hoặc hệ thống tự phục vụ cho khách hàng để giải quyết tình trạng thiếu lao
động này. Xe tải tự lái cũng đang gia tăng do các tuyến vận tải lớn đang bắt đầu
và thử nghiệm hiệu quả cũng như chi phí.
24


×