Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.95 KB, 29 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH TÙNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH
QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG
BẮC TRUNG BỘ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02

HÀ NỘI - 2019


Cơng trình được hồn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS Vũ Thanh Sơn
2. TS Lê Thị Thúy Nga

Phản biện 1: ............................................................
............................................................

Phản biện 2: ............................................................
............................................................

Phản biện 3: ............................................................
............................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học


viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Với lợi thế rất thuận lợi để phát triển nhưng kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Bình vẫn cịn nhỏ bé về quy mơ, cịn bất hợp lý về cơ cấu ngành nghề, phát
triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, do vậy chưa tạo ra mối liên
kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội.
Quá trình khai thác, xây dựng, phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng
Bình cịn bộc lộ nhiều bất cập của việc thiếu sự liên kết của chính các tác nhân
trong q trình đó, hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu sự liên kết với kinh tế vùng
làm cho kinh tế biển không thực sự trở thành động lực và tác động lan toả đến
các lĩnh vực khác. Trong xu hướng liên kết kinh tế và hợp tác hiện nay, việc lựa
chọn thế mạnh để phát triển và liên kết kinh tế là yêu cầu bắt buộc đối với tỉnh
Quảng Bình, điều đó xuất phát từ hạn chế của các nguồn lực về tài chính, nhân
lực, khoa học cơng nghệ... của địa phương. Phát triển kinh tế biển và liên kết
kinh tế vùng trong thời gian tới đã trở nên cấp thiết và quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế đất nước. Điều đó đã được Nghị số 36-NQ/TW ngày
22/12/2018 của Đảng chỉ rõ: "Phát triển bền vững kinh tế biển, đảm bảo hài
hịa …giữa lợi ích giữa các địa phương có biển và địa phương khơng có biển;
tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức mạnh cạnh tranh; phát huy tiềm năng lợi thế
của biển”.

Để khai thác kinh tế biển của Quảng Bình hiệu quả, cần phải đặt nó trong
mối liên kết với kinh tế vùng nhằm tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của địa
phương, huy động tối đa nguồn lực ngoại sinh trong quá trình phát triển, vì vậy
NCS chọn hướng nghiên cứu: "Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình
trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành
Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, mục đích của luận án là làm rõ những
vấn đề lý luận, nội dung và các giải pháp phát triển kinh tế biển của Quảng
Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ nhằm phát huy lợi thế, nâng cao hiệu
quả phát triển kinh tế biển của địa phương trong giai đoạn tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế biển
trong liên kết vùng, đặc điểm, nội dung phát triển kinh tế biển trong liên kết


2
vùng, vai trò của liên kết vùng đối với sự phát triển kinh tế biển của địa phương
trong vùng.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn của một số quốc gia trong khu vực và một
số địa phương trong cả nước về phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng để rút
ra những bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình.
Thứ ba, phân tích thực trạng phát triển một số phân ngành trong kinh tế
biển giai đoạn 2010 -2017 và thực trạng liên kết giữa các phân ngành đó với
kinh tế vùng, chỉ ra những vấn đề cần giải quyết và đề ra biện pháp khắc phục.
Thứ tư, phân tích bối cảnh mới tác động đến sự phát triển kinh tế biển
trong liên kết vùng đến năm 2030, đưa ra các quan điểm cơ bản và hệ thống các
giải pháp phát triển kinh tế biển, thúc đẩy mối liên kết giữa kinh tế biển của
Quảng Bình với vùng BắcTrung Bộ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển kinh tế biển trong liên kết
kinh tế vùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển của Quảng
Bình trên các lĩnh vực thủy sản (đánh bắt, khai thác; nuôi trồng thủy sản; dịch
vụ hậu cần nghề cá); du lịch biển; dịch vụ cảng biển, khu kinh tế ven biển trong
liên kết kinh tế vùng.
- Phạm vi không gian: Đối tượng, nội dung được tiến hành nghiên cứu trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình gắn với liên kết kinh tế vùng Bắc Trung Bộ ở Việt Nam
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến 2017 và tầm nhìn đến 2030
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu được dựa trên phương pháp luận khoa học Kinh tế chính trị
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của
Đảng và Nhà nước; dựa trên các lý thuyết về kinh tế chính trị học, kết hợp sử
dụng một số mơ hình kinh tế về liên liên kết kinh tế, phát triển kinh tế biển
trong mối liên kết với kinh tế vùng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và phương
pháp nghiên cứu của Kinh tế chính trị như: phương pháp so sánh, phương pháp
logic, lịch sử, mơ hình hóa, hệ thống hóa, thống kê, phân tích - so sánh, diễn


3
dịch - quy nạp. Các công cụ kỹ thuật: Xử lý số liệu trên phần mềm vi tính
Excel; Biểu đồ, và bảng hóa để minh họa.
4.3. Nguồn số liệu
Tác giả khảo cứu, tổng hợp và thống kê từ các nghị quyết, văn kiện, số

liệu báo cáo từ các cơ quan có liên quan của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng
Bình; các kết quả đã công bố của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và
ngồi nước thực hiện, các số liệu từ phương tiện thông tin đại chúng chính
thống được cơng bố trên báo chí, website đã được cập nhật tại tài liệu tham
khảo của luận án.
5. Đóng góp mới của luận án
- Chỉ ra nội hàm khái niệm, đặc điểm, nội dung phát triển kinh tế biển
trong liên kết vùng, vai trò của liên kết kinh tế vùng đối sự phát triển kinh tế
biển của địa phương trong vùng.
- Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân hạn chế, những vấn đề đặt ra
cần giải quyết của phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết
vùng Bắc Trung Bộ.
- Đưa ra những quan điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng, đề xuất
các giải pháp phát triển kinh tế biển của Quảng Bình, giải pháp nhằm thúc đẩy
mối quan hệ liên kết của kinh tế biển trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, lý luận, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát
triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng; chỉ ra đặc điểm, nội dung và vai
trò của liên kết vùng đối với sự phát triển kinh biển của một địa phương
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh
tế biển và sự liên kết giữa kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình với vùng Bắc Trung
Bộ giai đoạn 2010 - 2017, luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân và những vấn đề tồn tại cần giải quyết, đề xuất những quan điểm giải pháp
có tính khả thi nhằm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết
vùng. Kết quả của luận án, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động
giảng dạy Kinh tế chính trị, các nhà nghiên cứu, cho các cơng trình liên quan
đến lĩnh vực kinh tế biển trong liên kết vùng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục cơng trình của tác giả đã cơng bố
liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án

được chia làm 4 chương, 13 tiết.


4
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VÀ LIÊN KẾT KINH TẾ VÙNG
1.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi đã cơng bố
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế biển
1.1.1.1. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng phát
triển kinh tế biển
Kennon Breazeale: "From Japan to Arabia: Ayutthaya's Maritime
Relations with Asia - Từ Nhật Bản đến Ả rập: Quan hệ hàng hải của Ayutthaya
với châu Á". Stefan Eklo: "Pirates in Paradise: A Modern History of Southeast
Asia's Maritime Marauders - Cướp biển ở thiên đường: Lịch sử hiện đại của
hàng hải Đông Nam Á". Gerold Wefer, Frank Lamy, Fauzi Mantoura: "Marine
science frontiers for Europe - Biên giới biển khoa học cho châu Âu". John. J.
Hattendorf: "The Oxford Encylopedia of Maritime History - Bách khoa toàn thư
về lịch sử hàng hải của Oxford".
1.1.1.2. Các nghiên cứu trên phương diện khai thác không gian biển
Y.M.Yeung and David K.Y. Chu: "Fujian: A Coastal Province in
Transition and Transformation - Phúc Kiến: Một tỉnh ven biển trong quá trình
chuyển đổi", đã khái quát quá trình phát triển kinh tế ven biển tỉnh Phúc Kiến
(Trung Quốc) trên các khía cạnh nơng nghiệp, phát triển kinh doanh và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
Don Hinrichsen: "Coastal waters of the world: trends, threats, and
strategies - Vùng ven biển của thế giới: xu hướng, mối đe dọa và chiến lược".
Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil, Farida Farid: "The Asian experience in
developing the maritime sector: Some case studies and lessons for Malaysia Kinh nghiệm của châu Á trong phát triển ngành hàng hải: Một số nghiên cứu
và bài học cho Malaysia". Douglas D. Ofiara and Joseph J. Seneca: "Economic

losses from marine pollution: a handbook for assessment - Sổ tay đánh giá:
Các tổn thất kinh tế từ ô nhiễm biển". Rachard Burroughs: "Coastal
Governance - Quản trị vùng ven biển". Gary R.Morgan and DerekJ. Staples:
"The history of industrial marine fisheries in Southeast Asia - Lịch sử ngành
công nghiệp nghề cá ở Đông Nam Á".
1.1.1.3. Các nghiên cứu trên phương diện khai thác dịch vụ hậu cần
cho phát triển kinh tế biển
Martin Stotford: "Maritime Economics Second edition - Kinh tế hàng hải
phiên bản 2". "Maritime Logistics A complete guide to effective shipping and
port management- Dịch vụ hậu cần hàng hải: hướng dẫn quản lý cảng hiệu


5
quả” do Dong - Wook Song and Photis Panayides cùng các cộng sự nghiên cứu
về dịch vụ hậu cần hàng hải, các tác giả đã cố gắng đưa ra mô hình liên kết giữa
đường sắt - đường hàng khơng - cảng khơ - cảng biển để hình thành một chuỗi
vận chuyển hàng hải quốc tế có hiệu quả. Dickinson, Robert H: "Selling the
Sea: An inside Look at the Cruise Industry - Bán biển: một cái nhìn từ bên
trong ngành cơng nghiệp du thuyền", giới thiệu về sự phát triển của ngành công
nghiệp du lịch trên biển và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả ngành
cơng nghiệp du lịch biển.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu liên kết kinh tế vùng
1.1.2.1. Các nghiên cứu về không gian liên kết kinh tế vùng
John Friedman: "Regional developement policy: A case study of
Venezuela - Chính sách phát triển vùng: nghiên cứu trường hợp của
Venezuela”, đã đưa ra cách tiếp cận về liên kết không gian trong phát triển kinh
tế vùng. Albert Otto Hirschman: "The strategy of economic development Chiến lược phát triển kinh tế", đã sử dụng khái niệm liên kết ngược và liên kết
xuôi để nghiên cứu mối quan hệ ngành và liên ngành. Porter E. M: "Lợi thế
cạnh tranh Quốc gia". Ronal E. Miler: "Các phương pháp phân tích vùng và
liên vùng", đã trình bày phương pháp định lượng về hạch toán vùng, nêu lên

các quan hệ liên vùng trong một vùng phải tối ưu hóa giá trị gia tăng cho vùng.
1.1.2.2. Các nghiên cứu về nội dung liên kết kinh tế vùng, giải pháp
thúc đẩy liên kết kinh tế vùng
Nội dung liên kết được các học giả nghiên cứu và phân chia các cách tiếp
cận khác nhau. Douglass. M: "A regional network strategy for reciprocal ruralurban linkages: An agenda for policy research with reference to Indonesia Chiến lược mạng lưới khu vực cho các liên kết nông thôn - đô thị đối ứng:
Chương trình nghiên cứu chính sách có liên quan đến Indonesia", đã chỉ ra 5
liên kết cần chú ý trong liên kết giữa nông thôn và đô thị: i) con người; ii) sản
xuất; iii) hàng hóa; iv) vốn; v) thơng tin. Trong khi đó, theo tác giả Mushi N. S:
"Regional development through rural-urban linkages: The Dar-es Salaam
impact region - Phát triển khu vực thông qua liên kết nông thôn - đô thị: Vùng
tác động Dar-es Salaam", cho rằng q trình liên kết giữa đơ thị với nơng thơn
được chia thành 4 nội dung cơ bản: 1) liên kết về hạ tầng cơ sở; 2) liên kết kinh
tế; 3) liên kết xã hội - nhân khẩu; 4) liên kết về thể chế. Brown. S: "Strategic
Manufactruring for Conpetitive - Chiến lược sản xuất cạnh tranh". Humphrey,
J and Schmitz, H: "Governance and Upgrading: Linking Industrial Cluster and
Global Value Chain Research - Quản trị và nâng cấp: Nghiên cứu liên kết cụm


6
cơng nghiệp và chuỗi giá trị tồn cầu", nghiên cứu nền nông nghiệp hợp đồng,
thiết lập cơ sở pháp lý đảm bảo lợi ích cho nơng dân trong liên kết giữa nông
nghiệp với công nghiệp chế biến, cụ thể là giữa doanh nghiệp với nơng dân.
Isard.W: "Phương pháp phân tích vùng và liên vùng", tác giả đã chỉ ra có 2 cấp
độ để phân tích các giải pháp thúc đẩy liên kết kinh tế có hiệu quả.
1.1.3. Các nghiên cứu liên kết chuỗi
Trong cơng trình"Governance in Global Value Chains - Quản trị trong
chuỗi giá trị toàn cầu", Humphrey và Schmitz đã làm rõ vai trị hoạch định
chính sách phát triển các cụm ngành kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu. Michael
E. Porter, đã phân tích các liên kết bên trong khu vực địa lý của chuỗi và nhấn
mạnh “các liên kết tạo ra cơ hội giảm chi phí thơng qua hai cơ chế: điều phối

và tối ưu hóa”.
Từ những khảo cứu trên làm căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả kế thừa,
vận dụng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu đề tài phát triển kinh tế biển gắn
với liên kết kinh tế vùng của mình.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu đã công bố trong nước
1.2.1. Các nghiên cứu về kinh tế biển
1.2.1.1. Các nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, xã hội, tiềm năng phát
triển kinh tế biển
Đỗ Hoài Nam: "Phát triển kinh tế - xã hội và mơi trường ven biển Việt
Nam". “Chính sách biển của một số nước”của Trung tâm Thông tin tư liệu, Bộ
Khoa học cơng nghệ và Mơi trường. Lê Cao Đồn: "Đổi mới phát triển kinh tế
ven biển". Lê Xuân Bá: "Các giải pháp về cơ chế, chính sách để khai thác có
hiệu quả tiềm năng biển, đảo miền Trung", Lê Du Phong: "Du lịch biển, đảo
vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Tiềm năng và một số định hướng phát triển",
các nghiên cứu trên đã đề cập đến điều kiện tự nhiện,vị trí địa lý có sức ảnh
hưởng to lớn đối với sự phát triển kinh tế biển.
1.2.1.2. Các nghiên cứu trên phương diện khai thác không gian biển
Lê Minh Thông: "Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của
tỉnh Thanh Hóa". Nguyễn Thị Ngọc Thanh: "Các giải pháp chiến lược phát
triển cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010". Trần Thanh
Tùng: "Vai trò các khu kinh tế ven biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
vùng Bắc Trung Bộ".
1.2.1.3. Các nghiên cứu trên phương diện khai thác vùng bờ biển và
dịch vụ hậu cần
Hồ Viết Chiến: "Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu". Nguyễn Văn Hiếu: "Phát triển bền vững ngành chế biến thủy


7
sản tỉnh Bến Tre". Đặng Cơng Xưởng: “Hồn thiện mơ hình quản lý nhà nước

về kết cấu hạ tầng cảng Việt Nam”. Dương Văn Bạo: "Nghiên cứu hoàn thiện
phương pháp quy hoạch bến cảng container và áp dụng vào khu vực kinh tế
phía bắc Việt Nam". Xn Hịa- Phương Thanh: "Để trở thành cường quốc
biển: Phát triển dịch vụ logistics". Lê Tiêu La: "Thực trạng phát triển nuôi
trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản miền Trung". Nguyễn Văn Chương:
"Đẩy mạnh phát triển cảng và vận tải khu vực miền Trung"; Nguyễn Minh Đức:
"Phát triển hệ thống cảng biển miền Trung: Vai trò, thực trạng, vấn đề và giải
pháp".
1.2.1.4. Các cơng trình nghiên cứu trên phương diện thể chế quản lý,
phát triển kinh tế biển
Nguyễn Văn Để: “Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng, cơ hội và thách
thức”. Phạm Văn Linh: "Chiến lược biển Việt Nam - Từ quan điểm đến thực
tiễn". Trần Công Trục: "Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông". Võ Nguyên Giáp:
"Khoa học về biển và kinh tế biển". Nguyễn Thanh Minh: “Q trình triển khai
chính sách biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010”. Nguyễn Đăng Đạo:
"Chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về biển và đảo của tổng cục
biển, đảo Việt Nam". Lê Thanh Sơn: “Chính sách phát triển kinh tế biển và hải
đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.
1.2.1.5. Các nghiên cứu trên phương diện liên kết kinh tế biển với kinh
tế vùng
Nguyễn Ngọc Tuấn: "Liên kết vùng các tỉnh miền Trung trong phát triển
kinh tế biển". Trần Thanh Tùng: "Liên kết khai thác thủy, hải sản với du lịch:
Hướng phát triển mới của Quảng Bình", "Liên kết cảng biển miền Trung- nhu
cầu tất yếu". Trần Anh Tuấn: “Nghiên cứu một số định hướng phát triển bền
vững kinh tế biển Việt Nam”.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu liên kết kinh tế vùng
1.2.2.1. Các nghiên cứu về cơ sở phân vùng kinh tế
Nguyễn Quang Ngọc: "Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam". Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú:
“Phát triển kinh tế vùng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Hà

Hữu Nga: "Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu tiên trong phát
triển vùng kinh tế". Hoàng Ngọc Phong: "Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế
về phát triển vùng, liên kết vùng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam".
1.2.2.2. Các nghiên cứu chỉ tiêu đo lường, nội dung liên kết kinh tế vùng
Nguyễn Tiến Dũng: "Kinh tế và chính sách phát triển vùng". Bùi Tất
Thắng: "Một số vấn đề về hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp


8
vùng". Trần Du Lịch: "Liên kết phát triển vùng duyên hải miền Trung với Tây
Nguyên".
1.2.2.3. Các nghiên cứu về cơ chế chính sách, thể chế phát triển vùng
và liên kết vùng
Nguyễn Văn Nam, Ngơ Thắng Lợi: "Chính sách phát triển bền vững các
vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam". Nguyễn Bá Phượng: "Phát triển bền vững
vùng Trung Bộ: Thực trạng, vấn đề và giải pháp". Trần Đình Thiên: "Thể chế
điều hành liên kết phát triển vùng độc lập - Yếu tố quyết định sự phát triển cấp
vùng". Nguyễn Kế Tuấn: "Tháo gỡ khó khăn cản trở các quan hệ liên kết vùng
để phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững".
1.3. Những khoảng trống và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu phát triển kinh tế biển của một địa phương gắn với
liên kết kinh tế vùng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Một số nghiên
cứu đã đề cập đến liên kết kinh tế biển với kinh tế vùng, những chỉ đề cập đến
nội dung của sự liên kết của từng ngành, lĩnh vực riêng biệt. Chưa có nghiên
cứu đầy đủ về liên kết kinh tế biển của một địa phương trong mối quan hệ
tương hỗ với vùng nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế vốn có từ kinh tế biển
của địa phương trên cơ sở tận dụng những nguồn lực sẵn có của vùng kinh tế
mà địa phương đó có mối liên kết tự nhiên.
Việc nghiên cứu làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn; đánh giá thực trạng
và đề ra các giải pháp phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết

vùng Bắc Trung Bộ là điểm mới của dự định nghiên cứu này, nhằm bù đắp phần
nào vào những khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu đã được phân tích trên.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN TRONG LIÊN KẾT VÙNG
2.1. Các khái niệm cơ bản liên quan
2.1.1. Kinh tế biển, phát triển kinh tế biển
2.1.1.1. Kinh tế biển
Trên cơ sở khảo cứu nhiều quan niệm về kinh tế biển, theo tác giả, kinh tế
biển được quan niệm: Là toàn bộ các hoạt động kinh tế phục vụ cho quá trình
khai thác, sử dụng tài nguyên, lợi thế của biển nhằm mục đích phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia.


9
2.1.1.2. Phát triển kinh tế biển
Là sự gia tăng về quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng của các phân
ngành kinh tế biển theo hướng hiện đại bằng hệ thống các cơng cụ, chính sách
tác động vào hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế khai
thác, sử dụng tiềm năng của biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh
tế và nền kinh tế quốc dân.
2.1.2. Vùng kinh tế, liên kết vùng kinh tế
2.1.2.1. Vùng kinh tế
Một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế - xã hội
tiêu biểu, thực hiện phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là
loại vùng có quy mơ diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định
chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá
trình hình thành phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.
2.1.2.2. Liên kết vùng kinh tế
Liên kết kinh tế vùng là liên kết các ngành kinh tế mang tính hợp tác bổ

sung lẫn nhau giữa các địa phương có những nét tương đồng về vị trí địa lý,
điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư, nguồn lực..., nhằm mục đích tăng cường
sức hút đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các địa phương trong vùng,
phương thức liên kết đa dạng, trong đó có thể tập trung phát triển một hạt nhân
trung tâm, xung quanh là các vệ tinh, hoặc là một thành phẩm được đưa qua
nhiều giai đoạn mà mỗi địa phương đảm nhận một vai trò trong chuỗi giá trị
sản phẩm.
2.1.3. Phát triển kinh tế biển trong liên kết kinh tế vùng
Từ giác độ tiếp cận lý thuyết liên kết vùng, phát triển kinh tế biển và xuất
phát từ điều kiện thực tiễn, tác giả cho rằng: Phát triển kinh tế biển trong liên
kết vùng là sự gia tăng về quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng của các phân
ngành kinh tế biển trên cơ sở kết nối chặt chẽ với các ngành kinh tế khác của
vùng để thiết lập các quan hệ liên kết kinh tế, tổ chức sản xuất theo hướng hiện
đại, tận dụng tối đa các nguồn lực, phát huy hết tiềm năng lợi thế của vùng
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia.
2.2. Đặc điểm và nội dung của phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng

2.2.1. Đặc điểm của phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng
- Phát triển kinh tế biển không diễn ra một cách đơn lẻ mà phải đặt trong
mối quan hệ liên kết kinh tế liên ngành với toàn vùng.


10
- Phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng là quá trình phát triển tổng
hợp, kết nối nhiều lĩnh vực, ngành nghề.
- Đa dạng hóa các chủ thể chịu trách nhiệm và tham gia vào sự phát triển
kinh tế biển trong liên kết vùng.
2.2.2. Nội dung phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng
2.2.2.1. Phát triển các ngành gắn với khai thác vùng không gian
biển của địa phương trong liên kết vùng

Nhóm ngành gắn với khai thác trực tiếp vùng không gian biển bao gồm:
nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; vận tải biển; khai thác dầu khí trên biển; du lịch
biển; nghề làm muối biển, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, kinh tế
hải đảo.
2.2.2.2. Phát triển các ngành gắn với khai thác vùng bờ biển của
địa phương trong liên kết vùng
Những ngành gắn với khai thác vùng bờ biển bao gồm xây dựng các
cảng biển, phát triển khu kinh tế công nghiệp ven biển, các khu nghĩ dưỡng ven
biển, khai thác khoáng sản.
2.2.2.3. Phát triển cácchuỗi liên kết ngành, lĩnh vực "hậu cần" kinh tế
biển của địa phương trong liên kết vùng
Phát triển dịch vụ hậu cần cho kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực: cung
cấp dịch vụ biển (dịch vụ nghề cá, dịch vụ du lịch biển, đảo...), thông tin liên
lạc cho các hoạt động khai thác trên biển, điều tra về tài nguyên biển, nghiên
cứu khoa học - công nghệ biển đảo, dịch vụ cung ứng tài chính cho hoạt động
kinh tế biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển. Ngoài ra, cần chú trọng đến phát
triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông kết nối giữa các khu vực khác đối với
các khu kinh tế ven biển, kết nối giữa vận tải biển và vận tải trên bộ.
2.3. Vai trò của liên kết vùng đối với phát triển kinh tế biển của địa
phương trong vùng
Một là, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển
Hai là, phát huy được lợi thế so sánh, nâng cao năng lực cạnh tranh của
các địa phương
Ba là, thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng đa dạng và mở
Bốn là, thúc đẩy phát triển và kết nối thông suốt kết cấu hạ tầng của vùng,
mở rộng thị trường


11
Năm là, góp phần mở rộng hợp tác kinh tế biển toàn vùng và quốc tế

Sáu là, đảm bảo an ninh quốc phịng, mơi trường an tồn cho phát triển
kinh tế biển.
2.4. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế biển
trong liên kết vùng và bài học cho tỉnh Quảng Bình
2.4.1. Kinh nghiệm quốc tế
- Kinh nghiệm về liên kết các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc
- Kinh nghiệm của Singapore về phát triển dịch vụ cảng biển gắn với
logicstic
- Kinh nghiệm liên kết du lịch biển đảo với toàn ngành du lịch của Thái Lan
- Kinh nghiệm khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản của Malaysia
2.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước
- Kinh nghiệm liên kết khu kinh tế ven biển với vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc của Quảng Ninh
- Kinh nghiệm phát triển cảng biển gắn với dịch vụ logistics của Hải Phòng
- Kinh nghiệm phát triển du lịch trong liên kết vùng của Khánh Hòa
- Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, dịch vụ
nghề cá của Đà Nẵng.
2.4.3. Bài học rút ra cho Quảng Bình đối với quá trình phát triển kinh
tế biển trong liên kết vùng
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể không gian biển của địa phương.
Thứ hai, lựa chọn những lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn để phát triển trước,
tạo “cực tăng trưởng” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.
Thứ ba, có các biện pháp và hình thức đa dạng để huy động nguồn lực
đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn và xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ kết nối với hệ thống hạ tầng tồn vùng.
Thứ tư, thúc đẩy hình thành cơ chế liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế biển
của địa phương, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực này, phối hợp
với chính quyền của các địa phương khác trong vùng để dần hình thành mối
quan hệ liên kết kinh tế.
Thứ năm, tăng cường công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các

phân ngành kinh tế biển.
Thứ sáu, xây dựng chiến lược hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
cho kinh tế biển.


12
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN CỦA TỈNH
QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG BẮC TRUNG BỘ
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình
Vị trí địa lý và địa hình: Quảng Bình là địa phương thuộc vùng Bắc Trung
Bộ, giáp Biển Đông với bờ biển dài 116,04 km 2 có diện tích thềm lục địa lên
đến 20.000 km2.Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 8065,3 km 2, chiếm 2,45% diện
tích cả nước. Tất cả các đường giao thông huyết mạch Bắc -Nam Việt Nam đều
trải dài suốt chiều dài của Quảng Bình như: đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A,
đường Hồ Chí Minh với hai nhánh Đông, Tây.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình
Nguồn nhân lực: Dân số Quảng Bình năm 2016 có 877.702 người, lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 513.481 người.
Tình hình phát triển phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng bình quân thời
kỳ 2006 - 2010 là 11%, thời kỳ 2010 - 2017 gần 6,8%. Cơ cấu kinh tế của
Quảng Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành nông,
lâm nghiệp, thủy sản tăng; tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
trong suốt giai đoạn 2010 - 2017.
100
50


53,8

52,52

22,720,68

21,9321,42

2010

2013

51,65
22,2121,98

51,58
22,0223,02

0
2014
2015
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ

51,71

51,8


23,92
21,23

26,33
18,44

2016

2017

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 -2017 (%)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê và báo cáo của UBND tỉnh
Quảng Bình
3.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong
liên kết vùng Bắc Trung Bộ
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sơng, có cảng Nhật Lệ,
cảng Gianh, cảng Hịn La, Vịnh Hịn La có diện tích mặt nước 4 km 2 cho phép
tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Các khu danh thắng nổi tiếng


13
là Đèo Ngang, Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ và Phong Nha, Sơn Đoòng. Dọc bờ
biển từ đèo Ngang giáp Hà Tĩnh đến Ngư Thủy Nam giáp Quảng Trị có 9 bãi
tắm, 8 di tích lịch sử văn hóa cùng với những danh thắng phân bố trải đều rất
thuận tiện cho phát triển loại hình du lịch biển.
3.2. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển của tỉnh Quảng
Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 -2017
3.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế biển
3.2.1.1. Thực trạng phát triển ngành thủy sản (đánh bắt, khai thác,
nuôi trồng, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá)

- Đánh bắt, khai thác thủy sản: Năng lực khai thác hải sản ngày càng
được nâng cao, giai đoạn 2010 - 2017, số lượng tàu, thuyền có động cơ gia tăng
nhanh chóng. Việc nâng cao năng lực khai thác đã mang lại những kết quả về
mặt sản lượng khai thác cũng như giá trị kinh tế mà ngành khai thác hải sản đạt
được. (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Sản lượng và giá trị khai thác thủy sản của tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2010 - 2017
Đơn vị tính: tấn, triệu đồng
Năm 2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Sản 40.727
42.832
47.230
50.159
53.314
57.009
50.203
59.489
lượng
Giá 953.733 1.251.826 1.451.232 1.204.873 1.297.762 1.444.180 1.269.885 2.153.000*
trị

(* Số liệu chưa được phân tách giữa hai lĩnh vực khai thác, nuôi
trồng) Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2016, Nxb Thống

kê, tr. 170, 174 - Ni trồng thủy sản: Diện tích ni trồng thủy
sản đã có sự biến đổi rõ
rệt về quy mô, (Biểu đồ 3.2).

Đơn vị: ha

Biểu đồ 3.2: Diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2010- 2016 theo phương thức nuôi trồng


Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2016, Nxb Thống kê tr.172


14
Sự gia tăng diện tích, áp dụng nhiều phương thức ni trồng linh hoạt, đa
dạng hóa đối tượng ni trồng tập trung vào các mặt hàng thủy sản có năng suất
và giá trị cao đã đem lại những kết quả nhất định cho lĩnh vực này. Những kết
quả đó được thể hiện qua giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản trong giai đoạn
2010-2016, năm 2010 được: 483.376 triệu đồng đến năm 2016: 599.602 triệu
đồng (Biểu đồ 3.3).
2017

600

2016

599.602

2015
Năm


628.675

2014

605.584

2013

562.567

2012

760.362

2011

648.881

2010

480.376
0

100

200

300


400

500

600

700

800

Đơn vị tính: triệu đồng

Biểu đồ 3.3: Giá trị sản xuất của lĩnh vực ni trồng thủy sản Quảng Bình
giai đoạn 2010 - 2017 (theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ niên giám thống kê Quảng Bình 2016 và
Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2017 và kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Bình
- Chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá
Giai đoạn 2010 - 2016 Quảng Bình đã xây dựng chiến lược sản xuất, chế
biến thủy sản xuất khẩu, Năm 2010 xuất khẩu hải sản đạt: 2.198 nghìn USD,
năm 2013 đạt: 3.196 nghìn USD, năm 2014 đạt: 2.217 nghìn USD, năm 2015
đạt: 1.645 nghìn USD, năm 2016 do ảnh hưởng bởi sự cố Formosa xuất khẩu
mặt hàng này chỉ cịn 808.8 nghìn USD.
Quảng Bình đã đầu tư xây dựng các khu dịch vụ hậu cần nghề cá, gồm:
Cảng cá Sơng Gianh, diện tích 2,24 ha, cảng cá Nhật Lệ, diện tích 4,5 ha, cơng
suất tàu 140 - 250CV, hàng hóa qua cảng 15.000 tấn/năm. Khu neo đậu tránh
trú bão cho tàu cá Cửa Gianh, diện tích 21 ha, sức chứa 450 tàu 20 - 300
CV.Tuy nhiên, giá trị thu được từ việc khai thác thu phí dịch vụ từ các cảng cá
chưa cao, năm 2009 chỉ đạt 796 triệu đồng, năm 2011 đạt 1,36 tỷ đồng, năm

2015 đạt 2,2 tỉ đồng, năm 2016 đạt 1,7 tỉ đồng (Biểu đồ 3.4).


15

Năm


0
0
0

500

1000
1500
Đơn vi :triệu đồng

2000

2500

Biểu đồ 3.4: Giá trị thu từ dịch vụ cảng cá của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2009 -2016
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
từ năm 2009 - 2016” của Sở NN&PTNT Quảng Bình
3.2.1.2. Thực trạng phát triển ngành du lịch biển
Với đặc thù về vị trí địa lý của Quảng Bình, khi nghiên cứu du lịch của
Quảng Bình khó có thể lượng hóa được lĩnh vực du lịch biển riêng biệt mà chỉ
có thể nghiên cứu du lịch phải đặt trong nghiên cứu tổng thể của toàn ngành.

- Lượng khách và doanh thu du lịch
Năm 2010 lượng du khách đạt 759.123 lượt người, trong đó khách trong nước
là 738.160 lượt người, khách quốc tế là 20.936 lượt người; năm 2017 tổng lượt du
khách đạt 3,3 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 80.000 người. Sự tăng trưởng
mạnh mẽ số lượng du khách kéo thu nhập từ du lịch cũng tăng theo (Biểu đồ 3.5).

4000000
3500000

3706300.2
3234767.1

3180021.6

3000000
2500000

2250008

2000000

1870747.5

1500000
1000000
500000
0

996122.67
627836.34


321670.28

256836.92
38993.04
2011

43370.19

2012
Doanh thu du lịch

590750.7
99525.83
2013

676390.02
140204.48

2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh thu chun du lịch

678906.1
143181.9
2015

404626.1
108357.4
2016


621370
144290.23
2017

Đóng góp ngân sách nhà nước

Biểu đồ 3.5: Giá trị doanh thu du lịch và đóng góp của du lịch tỉnh Quảng Bình

cho ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2017
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm các
năm 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017” của Sở Du lịch Quảng Bình


16
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Quảng Bình có 297 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, có 17 khách sạn từ 3
sao đến 5 sao hoặc tương đương, 30 khách sạn 2 sao, 32 khách sạn 1 sao, với
khoảng 5.100 buồng, 10.000 giường, ngành du lịch hiện có 36 đơn vị lữ hành
đăng ký hoạt động, gồm 10 đơn vị lữ hành quốc tế và 26 đơn vị lữ hành nội địa.
- Đầu tư cho phát triển du lịch
- Từ năm 2014, UBND tỉnh Quảng Bình đã cấp và ký thỏa thuận hợp tác
đầu tư 23 dự án, với tổng số vốn đầu tư 20.108 tỷ đồng, trong đó đã cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho 13 dự án, với tổng số vốn đầu tư 8.508 tỷ đồng, ký thỏa
thuận hợp tác với 5 nhà đầu tư để triển khai 10 dự án với tổng vốn đầu tư
11.600 tỷ đồng.
3.2.1.3. Thực trạng phát triển dịch vụ cảng biển và khu kinh tế ven
biển
Quảng Bình hiện có 04 bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam gồm: Bến
cảng Gianh, bến cảng Xăng dầu Sông Gianh, bến cảng Hòn La và bến cảng

Thắng Lợi. Năm 2015, lần đầu tiên sản lượng hàng hóa thơng qua cảng biển
Quảng Bình vượt mốc 3,5 triệu tấn, đánh dấu sự phát triển của loại hình vận tải
biển tại địa phương, trong năm 2017 số lượt tàu cập các cảng là 1064 lượt và
mang theo khối lượng hàng hóa là 3.172.345 tấn, chỉ hai tháng đầu năm 2018 số
lượng hàng hóa thơng qua các cảng nói trên đạt 506.358 tấn, doanh thu từ vận
tải đường thủy và kho bãi cũng tăng lên đáng kể (Biểu đồ 3.6)

Biểu đồ 3.6: Doanh thu vận tải đường thủy và kho bãi của tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2010 -2017
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2010
đến 2017 của UBND Quảng Bình


17
3.2.2. Thực trạng liên kết của một số ngành kinh tế biển ở tỉnh Quảng
Bình với vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2017
Khi nghiên cứu thực trạng liên kết vùng của các ngành kinh tế biển
Quảng Bình với vùng Bắc Trung Bộ, Luận án tập trung xem xét sự liên kết của
hai nhóm chủ thể chính: i) Liên kết giữa các chủ thể vĩ mô (liên kết ngang giữa
các địa phương với nhau: về mặt chính sách, ký kết các chương trình hợp tác);
ii) Liên kết giữa các chủ thể vi mô (theo chuỗi giá trị).
3.2.2.1. Liên kết trong ngành thủy sản
- Liên kết giữa các chủ thể vĩ mơ
Chính sách phát triển ngành thủy sản của Quảng Bình chưa chú trọng
quan hệ liên kết với các địa phương khác trong vùng.
- Liên kết của các chủ thể vi mô
+ Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã xuất hiện mơ hình hợp tác liên kết
với bên thứ ba giữa ngân hàng, doanh nghiệp cung ứng đầu vào và người nuôi.
+ Lĩnh vực đánh bắt, khai thác sự liên kết mới xuất hiện trong mơ hình Tổ
hợp tác. Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa thiết lập

được quan hệ hợp tác, liên kết mật thiết với ngư dân, người ni thủy sản đó,
chuỗi giá trị của ngành thủy sản trong địa phương khó thiết lập và thường “gãy
đổ” từ tác nhân này.
3.2.2.2. Liên kết trong ngành du lịch
biển - Liên kết của chủ thể vĩ mô
+ Trong liên kết đối với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ: Đối
với các địa phương phía nam vùng Bắc Trung Bộ: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Hà Tỉnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Các địa phương nói trên đang hợp tác để
phát triển tuyến du lịch “ Con đường di sản miền Trung” nhằm xây dựng sản
phẩm du lịch kết nối chung cho toàn ngành du lịch của vùng.
+ Liên kết với các địa phương ngoài vùng Bắc Trung Bộ: Năm 2017, Sở
Du lịch và Văn hóa Quảng Bình đã thực hiện nhiều chương trình quảng bá và
liên kết hợp tác với thủ đô Hà Nội (ký kết biên bản hợp tác phát triển Du lịch
Quảng Bình - Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020; biên bản hợp tác của hai Hiệp hội
Du lịch và giữa Trung tâm Thơng tin Xúc tiến Du lịch Quảng Bình và Câu lạc
bộ Lữ hành UNESCO Hà Nội)
+ Liên kết quốc tế: Quảng Bình đã tổ chức được đường bay trực tiếp từ
Quảng Bình đi Chiang Mai (Thái Lan) và ngược lại đã chính thức khai trương
và đi vào hoạt động.


18
- Liên kết của các chủ thể vi mô
Phạm vi liên kết của các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ
cho ngành du lịch chủ yếu chỉ diễn ra trong nội bộ các doanh nghiệp trong tỉnh,
sự liên kết giữa các doanh nghiệp địa phương với doanh nghiệp ngoài tỉnh
chiếm tỉ lệ chưa cao (Biểu đồ 3.7).
60

52


50
40
30

44

42

33

35
23

35

30

20

39

33
24
9

10
0

Lưu trú, ngỉ dưỡng
Tham quan điểm dến

Liên kết nội bộ

Vận chuyển khách du lịch Cung cấp thực phẩm
Liên kết ngoài tỉnh

Liên kết giữa DN trong và ngoài tỉnh

Biểu đồ 3.7: Phạm vi liên kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
du lịch của tỉnh Quảng Bình
Nguồn: Nguyễn Văn Phát (2018): Báo cáo ”Nghiên cứu các giải pháp
liên kết trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình”, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp tỉnh 2016-2018, Đại học Huế, Trường Đại học kinh tế, tr.95
3.2.2.3. Liên kết dịch vụ cảng biển và khu kinh tế ven biển
Thực tiễn phát triển tại Quảng Bình và khu vực Bắc Trung Bộ cho thấy
mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp địa phương trong lĩnh vực dịch vụ cảng
biển, các doanh nghiệp trong các khu kinh tế ven biển với các khu kinh tế khác
trong vùng chưa được thiết lập.
3.2.3. Những lợi ích mang lại từ mối quan hệ liên kết kinh tế vùng đối
với sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình
- Quy mô, nội dung mối quan hệ liên kết kinh tế đã bắt đầu có bước phát
triển
- Từng bước thúc đẩy sự phân công lao động và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của Quảng Bình
- Đẩy mạnh quá trình kết nối, xây dựng hồn thiện hệ thống hạ tầng giao
thơng cho sự phát triển của kinh tế biển và kinh tế - xã hội của địa phương
- Thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đối với các
lĩnh vực trong kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình
- Bước đầu xây dựng được thương hiệu “du lịch biển” của tỉnh Quảng
Bình đối với tồn vùng



19
3.3. Những hạn chế của phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình
trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ và vấn đề đặt ra cần giải quyết
3.3.1. Những hạn chế
- Khai thác, sử dụng biển của tỉnh Quảng Bình chưa hiệu quả và thiếu bền
vững. Khai thác hải sản trên địa bản tỉnh cịn tình trạng bất hợp pháp, khơng báo
cáo và không theo quy định IUU (illegal, unreported and unregulated fishing)
- Cơ cấu các ngành kinh tế biển bất hợp lý, tỉ trọng đóng góp của kinh tế
biển trong cơ cấu kinh tế của Quảng Bình cịn thấp. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phát
triển kinh tế biển lạc hậu, thiếu đồng bộ và kém phát triển.
- Nguồn nhân lực cho kinh tế biển cịn thiếu và yếu.
- Mơi trường biển bị biến đổi theo chiều hướng xấu, nguồn lợi hải sản có
xu hứng giảm về trữ lượng và chất lượng, đặc biệt là nguồn lợi hải sản gần bờ
có dấu hiệu cho thấy bị khai thác quá mức.
- Quan hệ liên kết kinh tế giữa các phân ngành kinh tế biển của tỉnh
Quảng Bình với cùng Bắc Trung Bộ cịn mang năng tính tự phát.
- Mơ hình, nội dung và hình thức liên kết giữa các chủ thể trong các
ngành kinh tế biển còn nhiều bất cập.
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Những hạn chế của phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Bình trong liên kết
vùng Bắc Trung Bộ xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, là một địa phương nghèo, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
thấp dẫn đến sự đầu tư cho kinh tế biển còn nhỏ bé chưa đáp ứng được u cầu
của q trình phát triển.
Thứ hai, cơng tác quy hoạch khơng gian biển của tỉnh Quảng Bình chưa
được thực hiện kịp thời.
Thứ ba, cơ chế, chính sách khuyến khích chưa đủ đủ mạnh, có sức hấp
dẫn thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các ngành, lĩnh

vực kinh tế biển.
Thứ tư, phương thức quản lý tài nguyên biển của địa phương hiện nay vẫn
mang tính đơn lẻ, chưa áp dụng phương thức quản lý tổng hợp và đồng bộ.
Thứ năm, vai trò của chính quyền địa phương trong việc thiết lập khung
khổ, xây dựng các mơ hình liên kết giữa các chủ thể kinh tế tạo điều kiện cho
việc liên kết giữa các chủ thể vi mô trong các ngành kinh tế biển chưa phát huy
hiệu quả.


20
3.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quuyết
3.3.3.1. Những vấn đề đặt ra trong phát triển các ngành kinh tế biển
i) Việc huy động và sử dụng tiềm năng kinh tế biển cho phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương chưa tương xứng. ii)Trình độ kỹ thuật và công nghệ các
phân ngành kinh tế biển của Quảng Bình lạc hậu. iii) Cơng tác nghiên cứu điều
tra cơ bản của địa phương chưa được chú trọng. iv) Hệ thống doanh nghiệp của
địa phương hoạt động thuộc các ngành kinh tế biển có quy mơ nhỏ, số lượng ít.
3.3.3.2. Những vấn đề đặt ra trong sự liên kết giữa các ngành kinh tế
biển với kinh tế vùng
Một là, tư duy về liên kết kinh tế và nhận thức về lợi ích lâu dài của sự
liên kết của chính quyền và các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong các ngành
kinh tế biển chưa đầy đủ.
Hai là, cơ chế hợp tác và liên kết với vùng là cách thức vận hành các
quan hệ và các yếu tố trong quá trình liên kết chưa được thiết lập đầy đủ.
Ba là, chuỗi giá trị ngành hàng nội vùng còn yếu, liên vùng chưa được
hình thành.
Bốn là, kết nối kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương chưa đồng bộ
với hạ tầng giao thơng của tồn vùng.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG LIÊN KẾT VÙNG
BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030
4.1. Bối cảnh mới tác động đến sự phát triển kinh tế biển trong liên
kết vùng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đã và đang thay đổi. Quá
trình tái cấu trúc nền kinh tế và từng bước thay đổi mơ hình tăng trưởng ảnh
hưởng đến q trình phát triển của kinh tế biển. Sự phát triển của hệ thống thị
trường, q trình phân cơng lao động xã hội diễn ra sâu sắc góp phần kết nối
đồng bộ các thị trường tài chính, lao động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực
kinh tế biển. Những thành tựu khoa học công nghệ, cuộc cách mạng


21
công nghiệp 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất. Xu hướng
mở cửa hội nhập và hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế về biển ngày càng phát
triển.
4.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong
liên kết vùng Bắc Trung Bộ
Một là: Phát huy lợi thế so sánh, tận dụng tối đa các nguồn lực của toàn
vùng
Hai là: Phát triển kinh tế biển cần phải được đặt trong quy hoạch thống
nhất tổng thể của từng địa phương và toàn vùng
Ba là: Lựa chọn những lĩnh vực, ngành có tính chất đột phá trong kinh tế
biển của tỉnh Quảng Bình
Bốn là: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc
phịng của tồn vùng và trên bình diện quốc gia
Năm là: Phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Bình trong liên kết vùng
theo hướng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu
4.3. Những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng

Bình trong liên kết vùng Bắc Trung Bộ
4.3.1. Những giải pháp chung
Một là: Điều chỉnh quy hoạch các ngành kinh tế biển đồng bộ với quy
hoạch vùng.
Hai là: Đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn đầu tư cho kinh
tế biển.
Ba là: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học biển và đào tạo nhân lực cho kinh
tế biển.
Bốn là: Mở rộng hợp tác liên vùng và quốc tế để đảm bảo an ninh, trật tự
trên biển tạo điều kiện cho kinh tế biển phát triển.
Năm là: Không ngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân trong
tỉnh về chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với liên kết kinh tế vùng, phịng
ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
4.3.2. Những giải pháp phát triển kinh tế biển của Quảng bình
4.3.2.1. Giải pháp đối với ngành thủy sản Quảng Bình
i) Tăng cường đầu tư xây phát triển kết cấu hạ tầng và khoa học công nghệ
cho ngành thủy sản. ii) Quy hoạch các vùng sản xuất và khai thác, ni trồng thủy
sản tập trung, thúc đẩy hình thành các mơ hình sản xuất theo chuỗi giá trị trong
ngành thủy sản. iii) Thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường đầu ra đối với các
sản phẩm thủy sản.iv) Tăng cường công tác quản lý, khai thác, bảo vệ phát triển tài
ngun thủy sản và khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường biển.


×