Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Các giải pháp năng cao hiệu quả quản lý của phòng QLĐT doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.74 KB, 3 trang )

Các giải pháp năng cao hiệu quả quản lý của phòng QLĐT:
Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý phòng QLĐT cần thực hiện đồng
bộ các biện pháp cơ bản sau:
4.1. Nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân lực
Đây là yếu tố đầu tiên quyết định hiệu quả hoạt động QL. Vì vậy, đầu tư xây
dựng đội ngũ và tổ chức bộ máy là nhiệm vụ chiến lược của nhà trường.
Từ thực trạng phân tích trên có thể định hướng thực hiện một số nội dung
sau:
- Nghiên cứu thực hiện cơ chế phân cấp và tăng cường trách nhiệm của
CBQL các cấp; xây dựng các qui trình quản lý từng lĩnh vực công việc; ngăn
ngừa tình trạng quan liêu, trì trệ, thiếu hiệu quả do có nhiều tầng bậc trung
gian. Tăng tính tự chủ, sáng tạo của các đơn vị trực thuộc và tổ chức trao đổi
học tập kinh nghiệm quản lý hiệu quả của các trường, các đơn vị trong và
ngoài ĐHĐN.
- Xây dựng và triển khai dự án tăng cường năng lực cho đội ngũ CBQL.
Thông qua dự án này tổ chức bồi dưỡng đội ngũ CBQL và phục vụ cập nhật
kiến thức, kỹ năng quản lý hiện đại. Đổi mới phương pháp quản lý giáo dục.
Nghiên cứu áp dụng các hình thức quản lý của các trường đại học tiên tiến
nhằm tăng hiệu suất sử dụng đội ngũ, CSVC-TB.
Triển khai kế hoạch bổ sung GV trẻ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ,
nâng tỷ lệ GV có học hàm, học vị cao ở các chuyên ngành mũi nhọn và các
đơn vị giảng dạy còn yếu (vừa tăng chất lượng GD, vừa giảm chi phí mời
thỉnh giảng). Đào tạo, bồi dưỡng GV một số chương trình có định hướng, để
có thể giảng dạy thay thế GV nước ngoài.
4.3. Tăng cường quản lý CSVC - TB dạy học và nâng cao hiệu quả sử
dụng
- Nghiên cứu, khảo sát mô hình tổ chức các phòng thí nghiệm hiện đại của
một số trường đại học tiên tiến để đầu tư và quản lý khai thác có hiệu quả.
4.4. Xây dựng các chế định trong hoạt động quản lý giáo dục
Chế định của nhà trường vừa là cơ sở pháp lý, vừa là những định hướng cần
thiết cho hoạt động quản lý giáo dục. Để tác động, thúc đẩy làm cho hoạt


động GD của ĐHĐN có hiệu quả hơn cần tập trung một số vấn đề sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đảm bảo chất lượng toàn diện cho các
hoạt động của nhà trường và chủ động, tích cực tham gia chương trình kiểm
định chất lượng giáo dục đại học của Ngành; khuyến khích áp dụng các mô
hình, phương thức quản lý chất lượng tiên tiến.
- Xây dựng các qui chế, qui định nội bộ phù hợp với chủ trương phân cấp,
tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường thành viên. Tăng
cường phân cấp và trách nhiệm trong các lĩnh vực quản lý, cải cách bộ máy
và cải tiến công việc.
- Xây dựng một số chế độ, chính sách khuyến khích tính tích cực, chủ động
của GV và SV trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp
dạy học, học tập sáng tạo (Đồng thời có thể có chế tài về nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học).
- Xây dựng chính sách khuyến khích đủ mạnh để đổi mới quản lý CSVC-
TB, nâng cao hiệu suất sử dụng phòng học, phòng thí nghiệm, trang thiết bị
(khoán chi phí đào tạo, sử dụng thiết bị, khen thưởng về hiệu suất sử
dụng ). Thiết kế một cơ chế, chính sách quản lý tài chính có thể khuyến
khích tiết kiệm, tăng hiệu suất sử dụng CSVC-TB (VD: Tính cả số tiền
phải trả cho việc sử dụng phòng học, thiết bị vào ngân sách của trường,
khoa. Nếu tiết kiệm được có thể dành cho hoạt động bồi dưỡng, nghiên cứu
khoa học,…).
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn tài chính để đảm bảo các mặt hoạt
động của nhà trường. Có chính sách tăng cường mạnh mẽ các nguồn thu từ
hoạt động khoa học - công nghệ, sản xuất, dịch vụ tận dụng CSVC-TB của
nhà trường.

×