Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tài liệu Đồ án tốt nghiệp "Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Mỹ 2007-7/2009" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.56 KB, 26 trang )

Chuyên đề ngoại thương
Đồ án tốt nghiệp
Phân tích tình hình xuất
khẩu hạt điều của Việt
Nam sang Mỹ 2007-
7/2009
GVHD: 1 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Mục tiêu chung 3
2.2 Mục tiêu cụ thể: 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
PHẦN NỘI DUNG 5
1. TỔNG QUAN VẾ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007-
7/2009 5
1.1 Sự xuất hiện ngành điều xuất khẩu ở Việt Nam 5
1.1.1 Giới thiệu cây điều 5
Là một loại cây thích hợp với nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt. Cây
điều có nhiều giá trị sử dụng nên nhiều người cho rằng cây điều vừa là cây công
nghiệp, vừa là cây thực phẩm và dược liệu.
1.1.2 Quá trình xuất hiện ngành xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam . 5
1.2 Tình hình sản xuất hạt điều (2007- 7/2009). 6
1.3 Thị trường xuất khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam 8
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG HOA KỲ 2007 ĐẾN THÁNG
7/ 2009 VÀ NHỮNG THUẬN LỢI , KHÓ KHĂN 11
2.1 Tổng quan về nền kinh tế Hoa Kỳ 11


Diện tích khoảng 9 triệu rưỡi km2, gấp 30 lần nước Việt Nam. Dân số 307.481.000
người HK là 1 quốc gia đa chủng tộc, sắc tộc, với hơn 1000 dân tộc từ khắp nơi trên
thế giới hợp thành 11
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới 11
Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 18%, nông nghiệp 2% 11
2.2 Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ (năm 2007 đến 7/ 2009) 12
2.3 Khó khăn gặp phải khi xuất khẩu hạt điều sang Mỹ 17
2.4 Cơ hội và thách thức của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam trong thời gian
tới 19
2.4.1 Cơ hội của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam 19
2.4.2 Thách thức của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Mỹ 20
3.1 Giải pháp nâng cao sản lượng cây điều 20
3.2 Giải pháp để giữ vững vị trí ở thi trường Hoa Kỳ 21
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
1. KẾT LUẬN 23
2. KIẾN NGHỊ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
GVHD: 2 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam được mệnh danh là đất nước “rừng vàng biển bạc”. Đó
là cách nói dí dỏm nhằm ca ngợi Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi:
được tự nhiên ban tặng lực lượng dân số siêng năng, linh hoạt, đất đai
màu mỡ. Không phụ lòng thiên nhiên con người tạo ra nhiều loại cây ăn
quả góp phần vào sự đa dạng của nó, đồng thời mang lại nguồn thu nhập
cho họ, cho quê hương đất nước. Nhắc đến Việt Nam ta liên tưởng đến
những ngành xuất khẩu thế mạnh như: gạo, thủy sản , trái cây. Bên cạnh
đó hạt điều đóng vai trò không kém phần quan trọng, ba năm liên tiếp
2006 – 2008 ngành điều Việt nam ngự trị ở ngôi vị số 1 thế giới. Hoa Kỳ

vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất ( tiêu thụ trên 30% tổng lượng điều xuất
khẩu của Việt Nam).Tuy nhiên, ngành xuất khẩu này đã gặp không ít khó
khăn, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới (WTO) vừa qua của
Việt Nam (2007) phải đối mặt với những thách thức và khó khăn của thế
giới và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động rất lớn vào ngành xuất
khẩu này. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ vững vị trí của ngành này ?
Vì thế em chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt
Nam sang Mỹ 2007- 7/2009” để từ đó có thể đưa ra những giải pháp phát
triển tích cực cho ngành này ở thị trường khó tính Hoa Kỳ trong tương
lai.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn
2007- 7/2009. Đồng thời phân tích những thuân lợi và khó khăn. Từ đó đưa ra
những giải pháp thích hợp để phát triển ngành này.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hạt điều Việt Nam giai đoạn 2007-
7/2009.
(2) Phân tích thực trạng xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn
2007- 7/2009 . Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn.
GVHD: 3 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
(3) Đưa ra một số giải pháp giúp ngành này phát triển bền vững trong tương lai
ở thị trường Mỹ.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Hiện nay việc sản xuất và xuất khẩu hạt điều của Việt Nam như thế nào?
(2) Việc sản xuất và xuất khẩu hạt điều có những thuận lợi và khó khăn gì?
(3) Thực trạng tiêu thụ ở Mỹ ra sao?
(4) Giải pháp nào cho việc sản xuất và xuất khẩu hạt điều để phát triển tốt hơn ở
thị trường khó tính Mỹ ?

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Đề tài được thực hiện một số tỉnh xuất khẩu điều ở Việt Nam.
-Thời gian: Từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 7 năm 2009
-Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-Phương pháp thu thập số liệu: sử dụng số liệu thứ cập từ internet, báo chí, sách
tham khảo…
-Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, phương
pháp so sánh số tuyệt đối trong phân tích số liệu cần nghiên cứu từ đó đưa ra giải
pháp phát triển.

GVHD: 4 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
PHẦN NỘI DUNG
1. TỔNG QUAN VẾ XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2007- 7/2009
1.1 Sự xuất hiện ngành điều xuất khẩu ở Việt Nam
1.1.1 Giới thiệu cây điều
Vốn xuất xứ từ phía Nam Ấn Độ, cây điều đã du nhập vào nước ta khoảng
đầu thế kỉ XX. Trong đó, Bình Phước là một trong những vùng đầu tiên trồng
loại cây này. Thấy được giá trị kinh tế của cây điều nên người dân càng ngày
càng mở rộng diện tích và cây điều đã trở nên phổ biến như ngày nay. Cây điều
từng góp phần làm no ấm cho hàng vạn hộ dân và mang về cho ngân sách Nhà
nước hàng ngàn tỷ đồng bằng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành. Có thể
đánh giá cây điều là một loại cây xóa đói giảm nghèo cho các địa phương. Nguồn
nguyên liệu hạt điều thô của nước ta chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên… Điều là một loại cây công nghiệp dài hạn, được xác định là cây
trồng mũi nhọn của một số tỉnh. Trong đó, Bình Phước được mệnh danh là “thủ
phủ” của cây điều ở nước ta. Ở tỉnh Bình Phước, cây điều được trồng tập trung
nhiều nhất ở huyện Phước Long với diện tích và năng suất cao hơn các địa

phương khác.
Là một loại cây thích hợp với nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt. Cây
điều có nhiều giá trị sử dụng nên nhiều người cho rằng cây điều vừa là
cây công nghiệp, vừa là cây thực phẩm và dược liệu.
1.1.2 Quá trình xuất hiện ngành xuất khẩu hạt điều ở Việt Nam .
Lịch sử ngành điều bắt đầu từ những năm 80 của thế kỉ trước.Ngay từ những
năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt
là công nghệ chế biến điều xuất khẩu . Tuy nhiên thời kỳ này Việt Nam chủ yếu
là xuất khẩu hạt điều thô, giá trị kinh tế thấp, thường xuyên bị ép giá ở nước
ngoài.Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày
29/11/1990 Bộ trưởng Bộ NN và CN Thực phẩm đã có Quyết định số 346 /NN-
TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng
tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS).
GVHD: 5 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
Năm 1992, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường Trung Quốc . Và
bước vào thị trường Hoa Kỳ năm 1994. Năm 2000, Hiệp hội điều Việt Nam - Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn đã lập đề án chiến lược phát triển ngành
điều giai đoạn 10 năm từ 2000 – 2010. Ngành điều Việt Nam đang khởi sắc
nhưng bên cạnh gặp những khó khăn cần có sự quan tâm của nhà nước hơn nữa.
1.2 Tình hình sản xuất hạt điều (2007- 7/2009).
Bảng 1 : DIỆN TÍCH TRỒNG ĐIỀU VIỆT NAM (2007- 7/ 2009)
Năm 2007 2008 7/ 2009
Diện tích (ha) 437.000 421.498 400.000
Sản lượng (tấn) 400.000 350.000 150.000
Nguồn : Lao Động số 52 Ngày 10/03/2009
Năm 2006-2007 diện tích tăng do kỹ thuật và công nghệ mới trồng điều trên
vùng cát cũng đang mở ra triển vọng lớn lao cho việc mở rộng diện tích điều trên
diện rộng, những đồi trọc, những vùng đất trống, những trảng bạt ngàn ở Bình
Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Đắc Lắc,

Kon Tum, Đắc Nông… thuộc các vùng điều tập trung này, đều có thể quy hoạch
trồng điều nên kéo theo sản lượng tăng 60.000 tấn so với niên vụ 2005-2006 chỉ
đạt 340.000 tấn. Trong niên vụ 2007-2008, tổng diện tích cây điều trên cả nước
là 421.498ha tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây
Ninh , trong đó diện tích thu hoạch khoảng 320.000ha; với năng suất bình quân
10,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 348.910 tấn. So với kết quả thực hiện niên vụ 2006-
2007, diện tích cây điều trên cả nước đã giảm 15.502ha. Trong đó, một số tỉnh
có diện tích giảm nhiều nhất gồm: Khánh Hòa (4.100ha), Bình Định (3.000ha),
Đắc Lắc (2.900ha), Bình Thuận 2.600ha), Bình Dương (2.408ha), Bình Phước
(2.082ha) Cùng với sự ảnh hưởng của thời tiết mà sản lượng hạt điều nước ta
giảm 50.000 tấn so với niên vụ trước. Năm 2009, diện tích cây điều của cả nuớc
hiện có 400.000ha cây điều phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Bình Dương, Đắc Lắc,
Bình phước …., trong đó chỉ có khoảng 300.000ha đang thu hoạch và giảm
GVHD: 6 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
30.000ha so với vụ điều năm 2008, nguyên nhân là do giá vật tư nông nghiệp
những năm gần đây tăng cao, trong khi giá thu mua hạt điều lại giảm xuống khá
thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị lỗ nặng. Cùng với những sự thay đổi thất
thường thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến năng suất (bình quân chỉ từ 200 đến 500
kg trái/ha) là cho sản lượng điều thô năm nay dự kiến sẽ sụt giảm nhiều so với
các năm trước.
Về chế biến: Công nghiệp chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa thủ công và cơ
giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân
được làm thủ công. Đầu tư cho một xưởng bóc tách không đòi hỏi nguồn vốn
lớn, chỉ hơn một trăm triệu đồng, nên dễ thu hút nhiều người bỏ vốn kinh doanh.
Điều đó lý giải vì sao, tuy ít nhận được sự trợ giúp từ phía Nhà nước, nhưng
công nghiệp chế biến hạt điều phát triển rất nhanh. Nếu năm 1990 cả nước chỉ có
19 nhà máy chế biến hạt điều có công suất 14.000 tấn điều thô thì nay cả nước có
219 cơ sở chế biến, với công suất thiết kế 674.200 tấn/năm. 10 công ty, nhà máy
chế biến được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng tiêu chuẩn

quốc tế ISO, 7 DN đạt tiêu chuẩn HACCP. Trước đó, ngành chế biến điều của
Việt Nam chủ yếu là tách vỏ và vỏ lụa bằng tay nên năng suất thấp, một số doanh
nghiệp có máy tách hạt nhưng cũng có tỷ lệ hao hụt cao. Nhưng từ giữa năm
2008, được sự hỗ trợ của VINACAS, máy bóc và tách vỏ lụa đã được chế biến
thành công với tỷ lệ sạch đến 87% và tỷ lệ hạt vỡ chỉ chiếm 6-7%. Hiện ngành
điều Việt Nam đang dẫn đầu về kỹ thuật chế biến so với các đối thủ cạnh tranh
như Ấn Độ và Brazil. Tuy vậy, việc chế biến hạt điều là sự kết hợp giữa máy
móc và lao động chân tay, nhưng hiện ngành đang thiếu lao động làm việc
nghiêm trọng. Đại bộ phận các cơ sở sản xuất điều của chúng ta ở mức vừa và
nhỏ, nhận gia công cho các doanh nghiệp xuất khẩu với quy mô lớn. Nhiều
doanh nghiệp nhỏ đã mạnh dạn đầu tư cơ cấu lại sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã
đầu tư ở vùng sâu, vùng xa để tận dụng lao động nông nhàn thế nhưng hiệu quả
đạt được chưa cao.
GVHD: 7 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
1.3 Thị trường xuất khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam.
Bảng 2: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHỦ YẾU VIỆT NAM
(2007-7/ 2009)
Nguồn:
Nhìn chung, năm 2007 – 7/ 2009 thì thị trường nhập khẩu hạt điều ta được
mở rộng, số lượng thị trường ngày càng tăng và Hoa Kỳ , Hà Lan , Trung Quốc
, Australia là thị trường chủ yếu của Việt Nam. Năm 2007, tiếp tục lần thứ hai
Việt Nam đứng số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều, đồng thời đạt mức cao kỷ
lục về số lượng cũng như trị giá, trong năm 2007, hạt điều của nước ta được
xuất khẩu sang 78 Quốc Gia, tăng 10 quốc gia so với năm 2006. Trong đó,
xuất khẩu hạt điều năm 2007 tới thị trường Mỹ , Trung Quốc có xu hướng tăng
và, Australia lại giảm và Mỹ vẫn là nhà tiêu thụ số một của nước ta khoảng 53
ngàn tấn chiếm 32,5% thị phần chiếm thị phần cao nhất và cao hơn Hà Lan
18.5% và cao hơn Trung Quốc 18.8% chứng tỏ sức tiêu thụ thị trường này rất
mạnh và là thị trường chủ lực của ta , thứ hai là Quốc 26.072 tấn chiếm 13,7%

thị phần.
GVHD: 8 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Năm 2007 Năm 2008
Thị trường
chủ yếu
Lượng
( Tấn )
Thị phần
( %)
Lượng
( Tấn )
Thị phần
( %)
Mỹ 52.983 32,5 57.755
27,0
Hà Lan 22.677 14,3 27.602
12,9
Trung Quốc 26.072 13,7
26.946 12,6
Australia 11.982 8,0 12.975
6,0
Thị trường khác 38.016 31,5 41.722
41,5
Tổng thị trường 78
83
Chuyên đề ngoại thương
Biểu đồ 1: THỊ PHẦN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU QUA CÁC NƯỚC NĂM 2007
Nguồn:
Biểu đồ 2: THỊ PHẦN XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU QUA CÁC NƯỚC NĂM
2008

Nguồn:
GVHD: 9 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
Đến năm 2008, cả nước xuất khẩu được 167 nghìn tấn hạt điều các loại với
trị giá 920 triệu USD, trong năm 2008, hạt điều của nước ta được xuất khẩu sang
83 thị trường và vùng lãnh thổ, tăng 5 thị trường so với năm 2007. Mỹ tiếp tục là
thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của nước ta. Ngoài ra, các thị trường chủ chốt
khác như: Trung Quốc, Hà Lan, Australia , Anh, Nga, Canada tăng nhẹ về lượng
. Tuy nhiên về thị phần lại giảm so với trước nguyên nhân do tăng số thị trường
tiêu thụ hạt điều chiếm thị phần cao nhất vẫn là Mỹ 27% giảm 5,5% so năm
2007, xếp thứ 2 là thị trường Hà Lan, năm 2008 chiếm thị phần 12,9% cao hơn
so với Trung Quốc 12,6% nhưng thị phần cả hai nước điều giảm so với 2007.
Bảng 3: THỊ TRƯỜNG CHỦ YẾU XUẤT KHẨU ĐIỀU 7 THÁNG ĐẦU
NĂM 2009
Số TT Thị
trường
7 tháng năm 2009 7 tháng năm 2008
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Lượng
(tấn)
Trị giá
(USD)
Tổng cộng 95.093 431.710.73
2
89.668 493.948.206
1. Hoa Kỳ 30.260 137.279.028
22.316 91.911.508

2. Trung
quốc
19.141 80.830.202
15.277 87.007.752
3. Hà Lan 13.32 67.308.166
14.88 81.417.886
4. Australia 5.911 27.613.235
3.851 17.059.950
Nguồn: Vinanet
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu
năm 2009 đạt 95.093 tấn, trị giá 431.710.732 USD (tăng 6,05% về lượng nhưng
giảm 12,6% về trị giá so cùng kỳ 2008). 7 tháng đầu năm, hạt điều Việt Nam đã
GVHD: 10 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
xuất khẩu sang 86 thị trường tăng 3 thị trường so năm 2008 , trong đó có 24 thị
trường chính: nhưng phần lớn là sang Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan, trong đó,
xuất sang Hoa Kỳ đạt cao nhất, với 30.260 tấn, trị giá 137.279.028 USD (chiếm
31,82% về lượng và chiếm 31,8% kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước).
Sau đó là các thị trường Trung Quốc chiếm 18,72% kim ngạch, Hà Lan chiếm
15,59%. Riêng xuất khẩu sang 3 thị trường này chiếm 53,04% tổng lượng xuất
khẩu của cả nước.
2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG HOA KỲ 2007
ĐẾN THÁNG 7/ 2009 VÀ NHỮNG THUẬN LỢI , KHÓ KHĂN
2.1 Tổng quan về nền kinh tế Hoa Kỳ.
Diện tích khoảng 9 triệu rưỡi km
2
, gấp 30 lần nước Việt Nam. Dân số
307.481.000 người HK là 1 quốc gia đa chủng tộc, sắc tộc, với hơn 1000
dân tộc từ khắp nơi trên thế giới hợp thành.
Hoa Kỳ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới.

Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 18%, nông nghiệp
2%.
Một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học là: “Khi nước Mỹ hắt xì hơi,
thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.
• Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), đạt 13,13 nghìn tỷ đô-la Mỹ trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân
số thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm 20 đến 30% tổng
GDP của toàn thế giới. Riêng GDP của một bang – bang California - đạt
1,5 nghìn tỷ trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ
8 nước, vào năm đó.
• Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ,
gấp 3 kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ hai là Đức.
• Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/7/1995, trao
đổi Đại sứ đầu tiên vào tháng 7/1997, mở Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại
Thành phố Hồ Chí Minh và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San
Francisco vào tháng 11/1997. Năm 2000, Hiệp định Thương mại song
GVHD: 11 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
phương Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết, hàng hóa Việt Nam bắt đầu có
mặt nhiều ở thị trường Hoa Kỳ và hạt điều Việt Nam được người Mỹ ưa
chuộng rất nhiều. Năm 2006 – 2008 Mỹ là thị trường tiêu thu hạt điều lớn
nhất cửa nước ta.
2.2 Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang Mỹ (năm 2007 đến 7/ 2009)
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là nước xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế
giới và hiện là nước cung cấp hạt điều lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ (một thị
trường nhập khẩu lớn nhất thế giới). Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tốc
độ tăng trưởng trong xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Mỹ đã đạt 25,12% so với
năm 2007 với kim ngạch đạt 249,57 triệu USD. Với những thành tích trên, hạt
điều trở thành mặt hàng đứng thứ 3 trong các mặt hàng Nông Lâm Thủy sản có
kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ năm 2008. Và đồng thời với tốc độ

tăng trưởng khá tốt (25,12%), hạt điều cũng lọt vào top 15 các mặt hàng có tăng
trưởng nhập khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất năm 2008.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng khả quan như trên là do sự gia tăng đột biến
về giá trong 7 tháng đầu năm 2008. Tổng kết cả năm, giá hạt điều xuất khẩu sang
Mỹ đã tăng 32,74%. Mặc dù Mỹ là một thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng cũng
nổi tiếng là thị trường khó tính. Thực tế hạt điều Việt Nam đang vấp phải những
khó khăn do khách quan lẫn những vấn đề nội tại trong ngành. Giá xuất khẩu hạt
điều đang giảm mạnh do suy thoái kinh tế. Bên cạnh đó là vụ bê bối vào giữa
năm 2008 đã ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu điều
Việt Nam. Nếu tình trạng trên còn diễn ra thì không chỉ Hoa Kỳ mà còn rất nhiều
đối tác sẽ không tiếp tục nhập khẩu hạt điều Việt Nam để chọn nhà cung cấp có
uy tín hơn.
Với tình hình khó khăn của hạt điều Việt Nam hiện nay và những dự báo
về kinh tế Mỹ năm 2009, Agroinfo dự báo rằng, kim ngạch xuất khẩu hạt điều
sang Mỹ của năm 2009 sẽ giảm 6,61% so với năm 2008.

Biểu đồ 3: TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG MỸ GIAI
ĐOẠN 2006- 2008 VÀ DỰ BÁO 2009
GVHD: 12 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
Nguồn: Agroinfo
Năm 2007, tiếp tục lần thứ hai Việt Nam đứng số 1 thế giới về xuất khẩu
hạt điều, đồng thời đạt mức cao kỷ lục về số lượng cũng như trị giá. Cả năm,
nước ta xuất khẩu được 151,73 ngàn tấn hạt điều các loại với trị giá 650,6 triệu
USD, tăng 19,66% về lượng và tăng 29,15% về trị giá, so với năm 2006; tăng
39,24% về lượng và tăng 29,73% về trị giá so với năm 2005. Mỹ vẫn là nhà tiêu
thụ hạt điều lớn nhất của nước ta. Cả năm, xuất khẩu tới thị trường này đạt 52,9
ngàn tấn, kim ngạch đạt 211,5 triệu USD, tăng 27% về lượng và 26% về kim
ngạch so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm tới 32.5 % thị phần. Xuất khẩu tới Mỹ
đạt 4,2 ngàn tấn, kim ngạch đạt 20 triệu USD, giảm 29% về lượng, 5% về kim

ngạch so với tháng 11/2007 nhưng lại tăng 46% về lượng, 74% về kim ngạch so
với tháng 12/2006, hạt điều VN nổi tiếng thế giới về hương vị thơm ngon, màu
sắc tự nhiên, không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi vậy, giá xuất
khẩu hạt điều của VN cũng khá cao (4.300USD/Mt, tăng 7% so năm 2006).
.
Biểu đồ 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG HOA KỲ TRONG
NĂM 2008 (TRIỆU USD)
GVHD: 13 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
Nguồn: AGROdata
Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn
nhất sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Xuất khẩu hạt điều
của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của
quốc gia này. Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều của Việt Nam
sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 25,12% với kim ngạch 249,57 triệu USD chiếm 27%
thị phần giảm đi 5,5%. Nhìn chung xuất khẩu hạt điều sang Mỹ có sự tăng
trưởng không đồng đều , tháng 2 là tháng có trị giá xuất khẩu thấp nhất 6,5 triệu
USD. Tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 7 có sự tăng đột biến cao nhất là tháng 7 trị
giá là 37,08 triệu USD, nguyên nhân của tăng trưởng đột biến do cả giá và nhu
cầu nhập khẩu hạt điều của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng nhanh trong 7 tháng đầu
năm, giá điều nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 32,74% và nhu cầu nhập khẩu tăng
14,1% so với cùng kỳ năm 2007. Với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 250 triệu
USD hạt điều trở thành mặt hàng đứng thứ 3 trong các mặt hàng Nông Lâm
Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Hoa Kỳ năm 2008. Và đồng thời
với tốc độ tăng trưởng khá tốt (25,12%), hạt điều cũng lọt vào top 15 các mặt
hàng có tăng trưởng nhập khẩu sang Hoa Kỳ lớn nhất năm 2008. Tuy nhiên, tốc
GVHD: 14 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
độ tăng trưởng xuất khẩu điều sang thị trường này đã bắt đầu có dấu hiệu suy
giảm dần vào những tháng cuối năm 2008.

Biểu đồ 5: LƯỢNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG HOA KỲ 7 THÁNG ĐẦU
NĂM 2009 (NGHÌN TẤN)
Nguồn: Vinanet
Năm 2009, một trong số những thị trường chủ lực của hạt điều xuất khẩu nước
ta vẫn là thị trường Hoa Kỳ với lượng tiêu thụ lớn nhất 30.260 trị giá
137.279.028 USD. Với lượng xuất khẩu trong tháng 7/2009 sang thị trường này
đạt 7.549 tấn với kim ngạch 34,47 triệu USD, tăng 35,6% về lượng và tăng
49,36% về kim ngạch so với tháng trước, còn so với cùng kỳ năm 2008 thì tăng
nhẹ 3,55% về kim ngạch và tăng 27,07% về lượng. Như vậy, tính chung 7 tháng
đầu năm, lượng hạt điều xuất khẩu sang đây đạt 30.260 tấn với kim ngạch 137,3
triệu USD, mặc dù giảm 6,94% về kim ngạch nhưng lại tăng 13,1% về lượng so
với 7 tháng đầu năm 2008. Lượng xuất khẩu qua các tháng có xu hướng tăng nhẹ
và chiếm cao nhất là tháng 7 giống năm 2008 trong 7 tháng đầu tiên, từ tháng 1
GVHD: 15 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
đến tháng 4 thì số lượng xuất khẩu và kim ngạch tăng giảm thất thường nhưng từ
tháng 4 đến tháng 7 lượng xuất khẩu và kim ngạch tăng trở lại và khá ổn .
Biểu đồ 6: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU SANG HOA KỲ CÁC
THÁNG ĐẦU NĂM 2009 (TRIỆU USD)
Nguồn: Vinanet
Giá điều xuất khẩu trung bình trong tháng 7/2009 đạt 4.861 USD/Tấn, tăng
315USD/Tấn so với tháng trước, tuy nhiên vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ
nămngoái giảm đến 1.321 USD/Tấn (giá điều xuất khẩu trung bình tháng
7/2008là 6.182 USD/Tấn). Dự báo, từ nay đến cuối năm giá hạt điều có thể sẽ
tiếp tục tăng do vụ điều 2008-2009, Việt Nam cũng như các nước trồng điều trên
thế giới đều mất mùa dẫn đến nguồn cung bị thiếu hụt trong khi nhu cầu về hạt
điều vẫn không giảm.
GVHD: 16 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
2.3 Khó khăn gặp phải khi xuất khẩu hạt điều sang Mỹ

Thiếu nguyên liệu: Sụt giảm diện tích sản xuất là do giá vật tư nông nghiệp
những năm gần đây tăng cao trong khi giá mua hạt điều lại giảm xuống khá
thấp làm cho nhiều hộ trồng điều bị lỗ nặng. Một nguyên nhân nữa là năm nay
thời tiết lạnh hơn kèm theo nhiều sương muối làm cho cây điều khó ra hoa kết
trái, sâu bệnh nhiều, ảnh hưởng lớn đến năng suất làm giảm sản lượng ảnh
hưởng nguồn nguyên liệu đầu vào các danh nghiệp. Hiện nay, ngành điều đang
nhập khẩu 1/3 nguyên liệu nhưng rất khó có thể bù đắp nguồn nguyên liệu bằng
cách nhập khẩu điều thô, do năm nay không chỉ Việt Nam mà các nước trồng
điều trên thế giới đều mất mùa, sản lượng chỉ bằng 50-60% so với những vụ
trước, thêm vào phải chịu lãi suất ngân hàng và tính bấp bênh của giá cả
thị trường. Trước tình hình thiếu nguyên liệu trầm trọng, để đảm bảo xuất khẩu,
ngành điều phải nhập khẩu hạt điệu từ nhiều nguồn. Theo Vinacas, mỗi năm
chúng ta phải nhập khẩu bình quân trên dưới 100 triệu USD hạt điều thô để
phục vụ chế biến hạt điều xuất khẩu. Tình trạng nhập khẩu quá nhiều khiến
người trồng điều bị thiệt mà doanh nghiệp cũng chẳng sung sướng gì hơn vì giá
hạt điều thô nhập khẩu cũng đang tăng cao, đẩy chi phí sản xuất lên cao hơn.
Ngành điều còn thiếu sự liên kết 4 nhà: nông, khoa học, quản lý và doanh
nghiệp.
Chất lượng hạt điều kém: Hoa Kỳ là đất nước đa chủng tộc vì thế trong tiêu
dùng thị trường này rất khó tính, thêm vào đó đây là quốc gia tập hợp lực lượng
sành điệu nhất thế giới nên trong việc tiêu dùng hàng ngày họ càng chú trọng
chất lượng hàng hóa hơn.Vì thế ta phải chú trọng nâng cao chất lượng hạt điều.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ước tính cả nước có trên 200 doanh chế biến hạt
điều, nhưng mới chỉ có 20 doanh đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Chề biến hạt
điều còn manh mún, thiết bị thô sơ, công tác chế biến của Việt Nam vẫn còn
nặng về làm thủ công, hai công đoạn khó khăn nhất là cắt vỏ cứng và bóc vỏ lụa
nặng nề và tốn nhiều nhân công nhất nhưng đến giờ vẫn chưa nhập công nghệ để
cải tiến. Khâu thu mua hạt điều chưa được điều hành quản lý tốt. Tình trạng gian
dối như đem ngâm nước hạt điều để tăng trọng, hái điều non, trộn tạp chất, ngâm
nước vẫn còn phổ biến. Quy trình chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật nên

hạt điều trong nước đạt chất lượng trung bình kém. Những giống điều hiện nay
GVHD: 17 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
đa số là những giống cây đã già cỗi, trồng với mật độ dày nên cây điều khó mà
đạt được chất lượng tốt. Qua kiểm tra, chỉ có khoảng từ 30 – 40% hạt điều chất
lượng cao đảm bảo cho chế biến xuất khẩu tất cả những yếu tố trên đã làm chất
lượng không đồng điều, giảm chất lượng nhân điều xuất khẩu.
Thủ tục hải quan phức tạp: Vấn đề hải quan hiện nay cũng là một trong những
khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu và nhập khẩu điều nguyên
liệu. Thủ tục hải quan hiện nay khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn,
phải chứng minh thuế hải quan trong khi các lô điều thường không giống nhau.
Mà người Mỹ có thói quen kinh doanh dứt khoác và điều cần lưu ý đầu tiên khi
làm việc với người Mỹ có lẽ là tốc độ trong công cuộc làm ăn của họ. Người Mỹ
có khuynh hướng định đoạt mau chóng mọi chuyện. Nếu họ không bán ngay
được hàng cho bạn, họ sẽ bỏ đi chính điều này đã làm ta mất đi những hợp đồng
xuất khẩu.
Thiếu vốn: hiện tượng thiếu vốn vẫn còn phổ biến, do phải có một nguồn vốn
lớn để mua nguyên liệu dự trữ sản xuất trong năm. Hiện nay, sự thua kém về
nguồn vốn cũng là hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi đem
so sánh với những “đại gia” giàu mạnh về năng lực tài chính đến từ các nước trên
thế giới. Hơn nữa, tình trạng chung của hơn 200 doanh nghiệp sản xuất, chế biến
điều chủ yếu dành vốn cho tái sản xuất, dự trữ nguồn nguyên liệu. Bởi đặc trưng
của ngành điều là cần vốn trong khoảng 3 tháng để dự trữ sản xuất cho cả năm,
vì vậy không có vốn để đầu tư công nghệ. Vào đầu vụ, doanh nghiệp chế biến
điều phải vay vốn thu mua nguyên liệu để dự trữ sản xuất trong năm. Do đó nhu
cầu vốn ngân hàng của ngành này khá lớn, từ 8.000 - 8.500 tỷ đồng. Do bán hàng
chậm phải chịu lãi suất kéo dài, áp lực trả nợ ngân hàng cũng rất lớn.
Thiếu uy tín: Một số danh nghiệp đã ký hợp đồng từ năm trước, nhưng khi giá điều lên
cao, các doanh nghiệp điều Việt Nam đã không giao hàng mà đem bán đi nơi khác lấy giá cao.
Sau đó giá nguyên liệu điều thô tiếp tục tăng cao, các doanh nghiệp không đủ sức mua để trả

nợ. Doanh nghiệp chế biến điều còn tìm cách dùng keo 502 để… dán hạt điều vỡ. Lô hàng đưa
ra nước ngoài, bị nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng, hàng bỏ tại cảng, mất mát, hao hụt
Những thiệt hại vật chất do cách làm ăn mất uy tín một số danh nghiệp ảnh hưởng uy tín cả
ngành xuất khẩu điều của ta nếu còn diễn ra tình trạng đó, chắc chắn không chỉ Hoa Kỳ mà còn
nhiều quốc gia khác sẽ dần giảm nhập khẩu điều từ Việt Nam để chọn các nhà cung cấp uy tín
hơn.
GVHD: 18 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
Thêm vào đó, nguyên nhân khách quan khiến ngành hạt điều gặp khó là do kinh tế Hoa Kỳ
khủng hoảng dẫn tới giảm trong nhu cầu tiêu dùng hạt điều của người dân Hoa Kỳ, giá hàng
hóa thế giới nói chung giảm làm giảm kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh tiêu dùng cũng giảm,
hạt điều chỉ là loại thực phẩm dùng để “ăn chơi”. Người dân sẵn sàng cắt bớt nhu cầu tiêu
dùng mặt hàng này khi cần thắt chặt chi tiêu.
2.4 Cơ hội và thách thức của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam trong
thời gian tới
2.4.1 Cơ hội của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam
Với lợi thế là nước xuất khẩu điều đứng đầu thế giới, hạt điều Việt Nam đã
có tiếng vang và chiếm lĩnh được phần lớn thị trường Hoa Kỳ. Thế nên, các
doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều của chúng ta đã có đà để phát triển. Bên cạnh
đó, nền kinh tế thế giới năm 2009 đang có dấu hiệu khôi phục trở lại, các doanh
nghiệp Việt Nam phải biết nắm lấy thời cơ, giữ vững thị phần ở thị trường này và
tăng cường quản bá sản phẩm của ngành.
Theo ý kiến nhận định của một số chuyên gia thì nguyên liệu điều của Việt
Nam rất tốt, thổ nhưỡng đất đai phù hợp để cây điều phát triển tốt, cho năng suất
và chất lượng cao. Thậm chí đã có một số khách hàng trên thế giới yêu cầu hàng
điều xuất phải ghi rõ xuất xứ từ Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đã có
những nhà máy lớn đáp ứng đủ tiêu chuẩn ISO để cạnh tranh được với nước
ngoài. Thị phần xuất khẩu của những nhà máy này chiếm 25% trên tổng thị phần
xuất khẩu điều của cả nước. Những yếu tố này đã tạo ra áp lực đủ lớn để các
nước xuất khẩu khác như Ấn Độ và Brazil phải quan tâm và đồng ý về nguyên

tắc xúc tiến thành lập một tổ chức dưới dạng Hiệp hội Điều cho toàn thế giới. Vì
vậy, định hướng phát triển từ vùng nguyên liệu đến sản xuất, định hướng phát
triển bền vững cho ngành hàng điều là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính
quyền trong thời gian tới. Nếu có bước đi đúng, ngành điều Việt Nam sẽ có cơ
hội tham gia hội nhập sâu rộng hơn, tăng cường vị trí vai trò trong điều phối
lượng cung và giá cả nhân hạt điều trên thế giới.
Không những thế, ngành điều cũng có cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Theo một số chuyên gia ngành điều, tiềm năng tiêu thụ hạt điều của Hoa Kỳ là
rất lớn. Tỉ giá hối đoái USD tăng so với VND cũng sẽ khuyến khích Hoa Kỳ
nhập khẩu nhiều hơn các mặt hàng nông sản nói chung và làm tăng kim ngạch
nhập khẩu hạt điều nói riêng.Tuy nhiên, nó không phải là vô cùng, vô tận. Chính
GVHD: 19 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
vì vậy, trong tương lai, lợi thế xuất khẩu hạt điều của VN vẫn trong xu thế khá
lạc quan.
2.4.2 Thách thức của ngành xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Mỹ
Mặc dù hạt điều Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường
Hoa Kỳ nhưng các nhà sản xuất, xuất khẩu điều vẫn đang phải đối mặt với những
khó khăn thách thức. Đó là, giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu do tỷ lệ
thành phẩm so với nguyên liệu cao nên giá thành cao. Tình trạng “tranh mua”
nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước không
đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất. Khủng hoảng tài chính và kinh tế xảy ra
tại Hoa Kỳ từ giữa năm 2008 đến nay đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, vấn đề lao
động cũng là một yếu tố khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành điều. Thực
tế, ngay tại vùng nguyên liệu lớn nhất của cả nước là Bình Phước vẫn tồn tại tình
trạng thiếu lao động. Năng suất lao động của người lao động hiện nay vẫn còn
thấp do tích chất của ngành điều là làm thủ công. Hơn nữa, chi phí để sản xuất ra
1 kg điều thành phẩm tương đối cao. Bên cạnh đó, các nhà xuất khẩu hạt điều
Việt Nam không thể chủ quan, lơ là trong bất kỳ khâu nào trong quy trình xuất

khẩu loại nông sản đặc biệt này. Chỉ một sợi tóc, tạp chất, hay mẫu sơn lẫn vào
sản phẩm; lập tức, cả lô hàng sẽ bị trả lại ngay. Rồi phải bồi thường, tốn kém chi
phí vận chuyển, lưu kho, tiền phạt… .
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ VỮNG VỊ TRÍ NGÀNH NÀY
Ở THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
3.1 Giải pháp nâng cao sản lượng cây điều
Nâng cao năng suất : chọn ra những giống tốt nhất phù hợp với từng vùng
trồng và phải thay thế cây trồng hạt bằng cây ghép. Tăng đầu tư thâm canh, mở
rộng diện tích những nơi có điều kiện, thay thế giống điều cũ bằng các giống mới
cao sản và chất lượng cao nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho nghành chế biến
trong nước.
Chuyển đổi mạnh từ trồng trọt và chế biến phân tán, quy mô nhỏ sang sản xuất
hàng hóa theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng
sản xuất tập trung. Phát triển ngành điều gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản
xuất- thu mua- chế biến- bảo quản- tiêu thụ, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến
GVHD: 20 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học và người dân trồng điều. Các trung tâm
khuyến nông thường xuyên tiếp xúc trức tiếp người nông dân để truyền đạt
hướng dẫn,áp dụng những kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất, xây dựng quy trình
trồng, chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp điều kiện thời tiết, đất đai, tập
quán canh tác của các vùng miền và xây dựng mô hình trình diễn để chuyển giao
kỹ thuật cho nông dân.
Đối với diện tích điều trên đất rừng sản xuất thì thực hiện theo chế độ khoán,
cho thuê đất nông nghiệp và rừng theo chủ trương của Chính phủ để người nhận
khoán có điều kiện đầu tư thâm canh. Đối với diện tích điều trồng trên đất rừng
phòng hộ thì tiếp tục khoán cho các hộ bảo vệ và hỗ trợ đầu tư thâm canh tăng
năng suất, cũng như tăng khả năng phòng hộ của rừng trồng.

3.2 Giải pháp để giữ vững vị trí ở thi trường Hoa Kỳ
Chất lượng: Cần phải tăng cường hơn nữa việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực
phẩm trong chế biến – xuất khẩu điều. Nỗ lực đến năm 2015, phải có 20% số nhà
máy và năm 2020, có 50% số nhà máy chế biến – xuất khẩu điều đạt các tiêu
chuẩn BRC, HACCP, GMP, ISO, ISO14000. Chú trọng trong khâu sản xuất hơn
nữa, sử dụng thiết bị hiện đại trong việc sấy và tách vỏ hạt điều, giảm công đoạn
trong sản xuất, giảm lao động thủ công , thường xuyên kiểm tra khu sản xuất để
đảm bảo cho ra những sản phẩm chất lượng. Nhất là vùng điều trọng điểm đã đầu
tư mở rộng, hoàn thiện nhà máy chế biến hạt điều theo các công nghệ mới, tạo
sản phẩm phù hợp với thị trường khó tính này. Trong đó, các nhà máy phải chú
trọng trong việc trang bị thêm máy do tìm kim loại, lưới đèn, máy khử trùng…
bảo đảm chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của từng thị trường. Xây dựng vùng
nguyên liệu kết hợp với vùng chế biến (kể cả các sản phẩm phụ) để tạo ra ngày
một nhiều sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng hàng hóa lớn, chất lượng
đồng đều, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu.
Vốn: Xuất khẩu điều đem lại nguồn vốn khá lớn, vì thế chính phủ chú trọng
hơn nữa cho việc đảm bảo nguồn vốn cho ngành này. Nhà nước có những cơ chế
GVHD: 21 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng điều đẩy mạnh các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu
dài cho người dân vùng quy hoạch trồng điều để tạo điều kiện cho họ vay vốn
ngân hàng đầu tư sản xuất. Hỗ trợ lãi suất vay vốn cho các doanh nghiệp chế
biến, đầu tư cho vùng nguyên liệu điều phát triển bền vững và đầu tư trang thiết
bị, máy móc, nhà xưởng hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho ngành điều đẩy mạnh
các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá nâng cao vị thế và sức cạnh
tranh của sản phẩm điều Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời mở rộng thị
trường tiêu thụ trong nước. Đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cho các chương trình

nghiên cứu khoa học về cây điều, các chương trình khuyến nông, khuyến công
phát triển ngành điều…
Khoa học công nghệ: Nhà nước hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu
vực tiểu thủ công nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, giá trị gia
tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở
rộng xuất khẩu. Tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế học hỏi thành tựu khoa học
của nước bạn Xây dựng và phát triển có trọng điểm một số ngành công nghiệp
công nghệ cao; phát triển công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông, công
nghiệp công nghệ sinh học trở thành các ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong nước, góp phần tăng kim ngạch
xuất khẩu của ngành.
Thương hiệu và uy tín: Cần đẩy mạnh xúc tiến quảng cáo,nâng cao chất lượng
sản phẩm,chú ý đến việc tạo thương hiệu riêng, mới hơn cho ngành điều Việt
Nam, phải giữ uy tín trong giao hàng. Luôn đề cao chữ tín với khách hàng. Khi
đã ký hợp đồng giao hàng, dù giá cả có thay đổi như thế nào, công ty vẫn tuân
thủ giá hợp đồng đã ký từ ban đầu. Giảm dần các cơ sở chế biến nhỏ bằng cách
lập các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao,
thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới. Căn cứ nhu cầu thị trường, các
nhà máy nên đầu tư phát triển chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, tạo nên sự
phát triển bền vững. Phấn đấu đến 2010 có khoảng 20% nhân điều được chế biến
ra các sản phẩm ăn trực tiếp (nhân điều rang muối, chiên bơ, bánh kẹo nhân
GVHD: 22 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
điều…), sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả điều (rượu, nước giải khát…),
dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Các doanh nghiệp hạt điều Việt Nam cần có những cán bộ am hiểu về luật
pháp Hoa Kỳ để tránh những tranh chấp thương mại trong quá trình xuất khẩu.
Đồng thời, tiến hành tốt công tác dự báo thị trường trong tương lai.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Hạt điều Việt Nam đang hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh
tranh trên thế giới như: năng suất bình quân đã cao hơn 2 lần so với mức bình
quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ, giá thành rẻ, sản lượng xuất khẩu
GVHD: 23 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
chiếm hơn 50% của thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến đạt công suất thiết kế
10.000 tấn hạt/năm và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được chữ tín với
khách hàng quốc tế. Ngành điều Việt Nam đã và đang từng bước khẳng định
thương hiệu, đưa hạt điều bay xa trên đường quốc tế, chiếm giữ vị trí hàng đầu
trên thế giới về xuất khẩu.Cây điều sẽ là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp,
góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Tuy nhiên ngành
điều cũng có những khó khăn vì thế để phát triển vững ngành này cần phải có
những sách lược cho tương lai.
2. KIẾN NGHỊ
• Nhà nước cần quan tâm hơn nữa để có những chính sách hỗ trợ cho
nghành xuất khẩu hạt điều bằng cách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp
vốn trong sản xuất.
• Cần điều chỉnh hệ thống pháp luật để phù hợp khi Việt Nam tham gia vào
thị trường thế giới mà không bị kiện cáo.
• Cần mở nhiều cuộc gặp gỡ giữa nhà nông trồng điều với các nhà khoa
học.Để các nhà khoa học hướng dẫn nông dân trong sản xuất đạt hiệu
quả , năng suất tốt hơn.
• Cần ra sức đổi mới công nghệ, đẩy mạnh vệ sinh an toàn thực phẩm trong
chế biến điều cung như chất lượng để nghành điều Việt Nam càng vương
xa trên thế giới.
• Trong xuất khẩu tạo uy tín với nước đối tác , tạo thương hiệu riêng để làm
ăn lâu dài.
• Trong sản xuất nghành điều cần quan tâm hơn nữa về người lao động để
tránh tình trạng thiếu lao động trong sản xuất.

• Chính Phủ không ngừng điều tiết nền kinh tế, không được chủ quan với sự
biến động của thế giới vì ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam cũng
như xuất khẩu hạt điều.
GVHD: 24 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT
Chuyên đề ngoại thương
• Trong xuất khẩu phải quan tâm nhu cầu thị hiếu của khách hàng làm cho
họ ngày càng hài lòng với những sản phẩm điều của Việt Nam, để họ biết
rằng hạt điều của Việt Nam là một sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn
hàng ngày.




TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sĩ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003). Cẩm nang xâm nhập thị trường
Mỹ/ Hà Nội: NXB Thống kê.
GVHD: 25 SVTH: NGUYỄN TUẤN KIỆT

×