Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Khảo sát hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan trên mô hình chuột của một số cây thuộc họ cà phê (rubiaceae) TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.9 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Mã số: 62420201

PHAN KIM ĐỊNH

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KHÁNG OXY HÓA
VÀ BẢO VỆ GAN TRÊN MƠ HÌNH CHUỘT
CỦA MỘT SỐ CÂY THUỘC HỌ CÀ PHÊ
(Rubiaceae)

Cần Thơ, 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Đái Thị Xuân Trang
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuân

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
trường
Họp tại: (Hội trường A Khoa/Viện, Trường Đại học Cần Thơ).
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1:
Phản biện 2:


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


1

Chương 1: GIỚI THIỆU
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người,
giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi chất và bài tiết (Ahsan et al.,
2009). Trong quá trình thực hiện chức năng, gan là cơ quan bị tấn công
đầu tiên và liên tục bởi các chất độc hại, kết quả gan bị tổn thương và
rối loạn chức năng (Bodakhe and Ram, 2007). Có nhiều nguyên nhân
gây tổn thương gan. Hầu hết các tác nhân này gây ra stress oxy hóa, sinh
ra nhiều gốc tự do trong gan tấn công vào các đại phân tử sinh học gây
tổn hại tế bào gan. Các hóa chất gây độc cho gan chủ yếu bằng cách gây
ra sự peroxide hóa lipid trong tế bào gan và các tổn thương oxy hóa
khác (Abou Sief, 2016). Sự tiến triển phổ biến của bệnh gan thường
khởi phát từ gan nhiễm mỡ đến viêm gan và cuối cùng là sự xơ hóa và
xơ gan. Nếu khơng được điều trị, xơ hóa có thể tiến triển thành xơ gan,
cuối cùng dẫn đến suy gan và tử vong.
Các bệnh về gan là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm
trọng nhất trên thế giới ngày nay. Mặc dù có những tiến bộ lớn trong y
học hiện đại, nhưng việc phòng ngừa và điều trị vẫn cịn hạn chế. Sử
dụng chất kháng oxy hóa để bổ sung là một trong những liệu pháp hiệu
quả để phòng và điều trị các tổn thương gan. Chất kháng oxy hóa tự
nhiên tìm thấy ở nhiều loại thực vật khác nhau (Prakash et al., 2007) và
cũng được ghi nhận có hiệu quả và an tồn cho gan (Ranawat et al.,
2010). Hiện nay, thuốc điều trị các bệnh về gan chủ yếu bào chế từ thực
vật nhưng không nhiều. Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát hiệu quả

kháng oxy hóa và bảo vệ gan của một số cây thuộc họ Cà phê, nhằm
sàng lọc tuyển chọn loại cây hoặc bộ phận của cây có hiệu quả kháng
oxy hóa và bảo vệ gan tốt nhất, góp phần cung cấp thơng tin về nguồn
dược liệu mới cho phịng ngừa và điều trị bệnh gan. Nghiên cứu được
thực hiện với các nội dung cụ thể sau:
(1) Điều tra cây dược liệu được sử dụng điều trị bệnh gan;


2
(2) Thu mẫu và chiết cao một số cây thuộc họ Cà phê;
(3) Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết;
(4) Khảo sát hiệu quả bảo vệ gan của các cao chiết;
(5) Thử nghiệm tính an tồn của các cao chiết;
(6) Chiết cao phân đoạn và thử hoạt tính sinh học của các cao
phân đoạn;
(7) Phân lập chất từ phân đoạn có hoạt tính sinh học.
Ý nghĩa của luận án
Kết quả của luận án là cơ sở khoa học về khả năng kháng oxy
hóa, kháng viêm và bảo vệ gan của các cao chiết methanol của 7 loại
thực vật trong họ Cà phê bao gồm: Trang to (lá, hoa), Mơ lông (lá), Mơ
leo (lá), Gáo trắng (lá, vỏ thân, rễ), Gáo vàng (lá, vỏ thân, rễ), Lưỡi rắn
(cả cây) và Lưỡi rắn trắng (cả cây). Luận án đã xác định được rễ Gáo
vàng có hiệu quả kháng oxy hóa và bảo vệ gan tốt nhất, đặc biệt là
chứng minh được cao chiết phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng có hoạt
tính bảo vệ gan, kháng peroxide hóa lipid và làm tăng hàm lượng chất
kháng oxy hóa trong gan. Từ đó, góp phần tạo tiền đề cho việc nghiên
cứu sản xuất ra loại sản phẩm mới phòng ngừa và điều trị bệnh gan.
Điểm mới của luận án
Nghiên cứu được thực hiện có hệ thống để khảo sát hoạt tính sinh
học của các loại thực vật trong cùng họ Cà phê (Rubiaceae) bao gồm

sàng lọc in vitro khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm cho đến thí
nghiệm in vivo trên động vật. Các cao methanol được chiết từ các loại
thực vật nghiên cứu được xác định khả năng bảo vệ gan dựa trên cơ sở
kết hợp các xét nghiệm sinh hóa, khảo sát khả năng giảm stress oxy hóa
in vivo và quan sát mô bệnh học. Loại cao chiết thực vật có hoạt tính
kháng oxy hóa và bảo vệ gan tốt được được chiết phân đoạn, thử lại hoạt
tính, chọn phân đoạn hiệu quả để phân lập chất và xác định cấu trúc hóa


3
học. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng
các loại thực vật trong họ Cà phê làm thuốc điều trị bệnh gan.
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trình bày sơ lược về gốc tự do, tác hại của gốc tự do, các chất
kháng oxy hóa và vai trị của chất kháng oxy hóa. Một số phương pháp
đánh giá khả năng kháng oxy hóa và bảo vệ gan. Sơ lược về cấu trúc và
chức năng gan, các nguyên nhân gây tổn thương gan và các dạng tổn
thương gan. Một số loại thuốc bảo vệ gan và sơ lược về các loài thực vật
họ Cà phê trong nghiên cứu.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương tiện nghiên cứu
3.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (Như trình bày trong
luận án)
3.1.2 Nguyên vật liệu
Các cây thuộc họ Cà phê được nghiên cứu gồm: Mơ Lông, Mơ
leo, Trang to, Lưỡi rắn, Lưỡi rắn trắng, Gáo trắng và Gáo vàng được thu
hái tại tỉnh Vĩnh Long và Hậu Giang. Chuột Mus musculus được cung
cấp bởi viện Pasteur, thành phố Hồ Chí Minh (167 Pasteur, Phường 8,
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh).
3.1.3 Thiết bị và hóa chất (Như trình bày trong luận án)

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Sơ đồ nghiên cứu (Như trình bày trong luận án)
3.2.2. Điều tra các loại cây dược liệu được dùng trị bệnh gan
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn theo mẫu Phiếu
điều tra cây thuốc trong cộng đồng (Viện Dược liệu, Bộ Y tế) (Phụ lục
3). Các địa điểm được chọn điều tra như trình bày trong luận án.


4
3.2.3 Thu mẫu và chiết cao một số cây thuộc họ Cà phê
Các bộ phận của một số cây gồm Trang to (lá, hoa), Mơ lông (lá),
Mơ leo (lá), Gáo trắng (rễ, thân, lá), Gáo vàng (rễ, thân, lá), Lưỡi rắn (cả
cây), và Lưỡi rắn trắng (cả cây) được thu mẫu và xử lý thành bột nguyên
liệu. Ly trích cao methanol theo phương pháp ngâm mẫu, lọc lấy dịch
chiết và cơ quay đuổi dung mơi. Tính hiệu suất chiết cao.
3.2.4 Sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa in vitro của các cao
chiết
3.2.4.1 Xác định hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid
tổng của các cao chiết
Định tính thành phần hóa học của các cao chiết
Các cao chiết đã được định tính sơ bộ về sự hiện diện của các
thành phần hóa học như alkaloid, flavonoid, steroid, glycoside, saponin
và tanin theo mô tả của Nguyễn Kim Phi Phụng (2007).
Phương pháp định lượng polyphenol tổng
Tổng hàm lượng polyphenol được xác định bằng phương pháp so
màu Folin-Ciocalteu (Singleton et al., 1999). Hàm lượng polyphenol
được xác định tương đương miligam gallic acid trên mỗi gram cao chiết
(mg GAE/g cao chiết).
Phương pháp định lượng flavonoid tổng
Tổng hàm lượng flavonoid được xác định theo quy trình được mơ

tả bởi Sultana et al. (2009) có hiệu chỉnh như trình bày trong luận án.
Hàm lượng flavonoid được xác định tương đương miligam quercetin
trên mỗi gram cao chiết (mg QE/g cao chiết).
Phương pháp định lượng alkaloid tổng
Hàm lượng alkaloid được xác định bằng phương pháp hình thành
phức hợp với bromocresol green (BCG), tạo thành sản phẩm có màu


5
vàng (Shamsa et al., 2008). Hàm lượng alkaloid (mg AE/g cao chiết)
được xác định dựa vào phương trình đường chuẩn atropine.
3.2.4.2 Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro của các cao
chiết
Khảo sát hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH
Thử nghiệm DPPH được thực hiện theo phương pháp của
Shekhar and Anju (2014) có hiệu chỉnh như trình bày trong luận án.
Giá trị EC50 được tính dựa vào phương trình hồi quy tuyến tính của
hiệu suất trung hịa gốc tự do DPPH.
Khảo sát khả năng khử của các cao chiết
Khả năng khử của các cao chiết và BHA được thực hiện theo
phương pháp của Oyaizu (1986) có hiệu chỉnh như trình bày trong luận
án. Khả năng khử của các cao chiết được xác định dựa vào hàm lượng
chất kháng oxy hóa tương đương BHA và nồng độ cao chiết khử được
50% gốc tự do (EC50).
Khảo sát khả năng kháng oxy hóa tổng
Khả năng kháng oxy hố tổng (Total antioxidant capacity-TAC)
của các cao chiết được đánh giá bằng phương pháp
phosphomolybdenum của Prieto et al. (1999). Khả năng kháng oxy hoá
tổng của các cao chiết thể hiện bằng hàm lượng chất kháng oxy hóa
tương đương µg/mL trolox và EC50.

3.2.4.3 Khảo sát hoạt tính kháng viêm in vitro của các cao
chiết
Khả năng kháng viêm của cao chiết được khảo sát thông qua hoạt
động ức chế sự biến tính protein BSA được thực hiện theo phương pháp
của Shah et al. (2017) có hiệu chỉnh như trình bày trong luận án.


6
3.2.5 Khảo sát hiệu quả bảo vệ gan của cao chiết trên mơ hình
chuột
3.2.5.1 Khảo sát khả năng làm giảm enzyme AST và ALT
Các cao chiết được khảo sát hiệu quả bảo vệ gan trên mơ hình
chuột được gây độc bởi CCl4 theo mơ tả của Kang and Koppula (2014)
có hiệu chỉnh như trình bày trong luận án. Các nhóm chuột được bố trí
thí nghiệm trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm bảo vệ gan của các cao chiết trên chuột
Nhóm
Nội dung khảo sát
1
2
3
4
5,6,7
8,9,10

Normal control
Olive oil, DMSO 1%
CCl4 2,5 mL/kg (20% of CCl4 in olive oil)
CCl4, silymarin 16 mg/kg
CCl4, cao lá Mơ lông lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400

mg/kg
CCl4, Cao lá Mơ leo lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400 mg/kg

11,12,13

CCl4, Cao lá Trang to lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400
mg/kg

14,15,16

CCl4, Cao lá Gáo trắng lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400
mg/kg

17,18,19

CCl4, Cao vỏ thân Gáo trắng lần lượt tương ứng liều 100, 200, and
400 mg/kg
CCl4, Cao rễ Gáo trắng lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400
mg/kg

20,21,22
23,24,25

CCl4, Cao lá Gáo vàng lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400
mg/kg

26,27,28

CCl4, Cao vỏ thân Gáo vàng lần lượt tương ứng liều 100, 200, and
400 mg/kg


29,30,31

CCl4, Cao rễ Gáo vàng lần lượt tương ứng liều 100, 200, and 400
mg/kg


7
Sau thời gian 4 tuần, các nhóm chuột được cân khối lượng, gây
mê và giải phẫu lấy máu ở tim gởi đi xét nghiệm hàm lượng enzyme
AST và ALT.
Gan chuột ở các nghiệm thức được tách lấy quan sát và chụp ảnh. Sau
đó gan được chia làm 2 phần, một phần để phân tích khả năng ức chế
sự peroxide hóa lipid (thử nghiệm MDA) và điều hòa hoạt động kháng
oxy hóa (thử nghiệm GSH) trong gan chuột, phần cịn lại được cố định
trong
formol
để
thực
hiện
tiêu
bản

bệnh
học.
3.2.5.2 Khảo sát khả năng kháng oxy hóa in vivo của các cao
chiết
Định lượng malonyldialdehyd và glutathione
Tiến hành định lượng malonyldialdehyde (MDA) và glutathione
(GSH) theo phương pháp của Ohkawa et al. (1979) và Moron et al.

(1979) được hiệu chỉnh theo Nguyễn Bảo Trân và ctv (2011) như trình
bày trong luận án.
3.2.5.3 Khảo sát khả năng bảo vệ mô gan của các cao chiết
Thực hiện tiêu bản mô bệnh học gan chuột
Tiêu bản mơ học gan chuột thí nghiệm được thực hiện dựa theo
qui trình được mơ tả bởi Saalu et al. (2012) có hiệu chỉnh như trình bày
trong luận án.
3.2.6 Thử nghiệm tính an tồn của cao chiết
3.2.6.1 Thử nghiệm độc tính cấp
Thử nghiệm liều duy nhất 2000 hoặc 5000 mg/kg trong thời gian
14 ngày.
3.2.6.2 Thử nghiệm độc tính bán trường diễn
Thử nghiệm liều 400 mg/kg/lần/ngày trong vịng 90 ngày.


8
3.2.7 Chiết cao phân đoạn và thử hoạt tính sinh học các cao
phân đoạn
Nghiên cứu chọn ra loại cao chiết (cao methanol) có hoạt tính
kháng oxy hóa và bảo vệ gan tốt để ly trích cao phân đoạn.
3.2.7.1 Chiết xuất và điều chế cao phân đoạn
Cao methanol tổng ược chiết phân đoạn lần lượt với các dung môi
theo thứ tự độ phân cực tăng dần là n-hexane và ethyl acetate bằng
phương pháp chiết lỏng-lỏng thu được các cao chiết phân đoạn tương
ứng là n-hexane, ethyl acetate và cao nước.
3.2.7.2 Định tính và định lượng thành phần hóa học trong cao
methanol tổng và các cao phân đoạn
Các cao chiết phân đoạn được định tính sơ bộ một số thành phần
hóa học và định lượng thành phần polyphenol, flavonoid và alkaloid
tổng theo các phương pháp như trình bày ở mục 3.2.4.1.

3.2.7.3 Khảo sát khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ
gan của các cao phân đoạn
Khả năng kháng oxy hóa, kháng viêm in vitro của các cao phân
đoạn được khảo sát tương tự như trình bày trong các mục 3.2.4.2,
3.2.4.3. Hoạt tính bảo vệ gan trên mơ hình chuột của các cao phân đoạn
được khảo sát tương tự như trình bày trong mục 3.2.5 ở liều cao chiết
200 mg/kg.
3.2.8 Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc của các hợp chất
từ cao chiết có hoạt tính bảo vệ gan hiệu quả nhất
Phân lập và tinh chế các hợp chất bằng các phương pháp thường
quy trong sắc ký cột cổ điển, bao gồm sắc ký nhanh cột khô, sắc ký cột
pha thường, kết hợp với sắc ký lớp mỏng và kết tinh lại. Cấu trúc của
các hợp chất được xác định bằng các phương pháp quang phổ hiện đại.


9
3.2.9 Xử lý số liệu
Các số liệu được tính và thể hiện dưới dạng số trung bình, số liệu
được xử lý thống kê và phân tích Anova (Fisher’s) bằng phần mềm
thống kê Minitab 16.0. Các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft
Excel 2016.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều tra các loại cây dược liệu sử dụng trong điều trị bệnh
gan
Nghiên cứu điều tra được họ thực vật được sử dụng trong điều trị
bệnh gan nhiều nhất là họ Cà phê (Rubiaceae). Các loài thực vật họ Cà
phê gồm Mơ lông, Mơ leo, Trang to, Gáo vàng, Gáo trắng, Lưỡi rắn và
Lưỡi rắn trắng được chọn thu mẫu để nghiên cứu sàng lọc khả năng
kháng oxy hóa và bảo vệ gan.
4.2 Hiệu suất ly trích cao một số cây thuộc họ Cà phê

Kết quả cho thấy, các mẫu hoa hoặc lá cho hiệu suất ly trích cao
hơn so với các mẫu vỏ thân hoặc rễ.
4.3 Hiệu quả kháng oxy hóa in vitro của các cao chiết
4.3.1 Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của
các cao chiết
Các cao methanol được chiết từ một số thực vật thuộc họ cà phê
được đính tính sơ bộ thành phần hóa học đều có chứa các thành phần
như: flavonoid, phenol, alkaloid, tannin, terpenoid, glycoside. Hàm
lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng có trong các cao chiết
được xác định và trình bày ở Bảng 4.3.


10
Bảng 4.3: Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của các
cao chiết
Cao chiết

Polyphenol
(mgGAE/g)

Hàm lượng
Flavonoid
(mg QE/g)

Lá Mơ Lông
Lá Mơ Leo
Lá Trang To
Hoa Trang to
Lá Gáo Vàng
Vỏ thân Gáo vàng

Rễ Gáo vàng
Lá Gáo trắng
Vỏ thân Gáo trắng
Rễ Gáo trắng
Lưỡi rắn
Lưỡi rắn trắng

16,5±0,52h
16,7±0,78h
360,8±10,0b
762,3±62,5a
51,4±0,91fg
155,5±0,15d
38,2±0,2gh
376,4±2,22b
327,2±5,84c
319,4±0,21c
80,4±5,13ef
83,5±1,99e

329,4±1,02d
294,7±1,54d
676,3±14,5a
679,5±35,6a
132,5±1,94ef
145,6±1,18e
104,1±1,6f
613,5±90,3a
392,3±16,8c
554,5±44,5b

10,6±0,38g
398,5±11,0c

Alkaloid
(mg AE/g)
100,2±6,36g
101,2±4,22g
284,8±19e
82,2±10,4gh
154,4±2,40f
773,6±12,7b
895,4±18,1a
61,3±2,40i
430,1±14,5d
663,1±16,2c
58,6±8,67i
62,7±9,62hi

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa ở mức 5%.

Nhìn chung các cao chiết nghiên cứu có hàm lượng polyphenol,
flavonoid và alkaloid tổng khá cao.
4.3.2 Hiệu quả kháng oxy hóa in vitro của các cao chiết
4.3.2.1 Hiệu quả trung hòa gốc tự do 2,2- diphenyl- 1
picrylhydrazyl (DPPH) của các cao chiết
Hoạt tính kháng oxy hóa của các cao chiết nghiên cứu được xác định
qua hiệu suất loại bỏ gốc tự do DPPH và EC50. Dựa vào EC50 của các cao
chiết được trình bày trong Bảng 4.5 cho thấy, có 10 cao chiết có khả
năng kháng oxy hóa trừ cao Lưỡi rắn và cao Lưỡi rắn trắng.



11
Bảng 4.5: EC50 của các cao chiết một số cây thuộc họ Cà Phê
Tên cao chiết
Lá Mơ lơng

Phương trình hồi qui tuyến tính
y=0,7583x–1,0814 (R²=0,996)

EC50 (g/mL)
67,3±1,35c

Lá Mơ leo

y=0,4621x+0,1701 (R²=0,941)

107,8±1,22a

Lá Trang to

y=0,8109x+2,0818 (R²=0,988)

59,3±1,26d

Hoa Trang to

y=0,8067x+4,3979 (R²=0,994)

56,5±1,65de


Lá Gáo vàng

y=0,6052x+5,7882 (R²=0,998)

73,0±0,99b

Vỏ Gáo vàng

y=0,6309x+15,628 (R²=0,993)

54,4±0,2ef

Rễ Gáo vàng

y=0,6459x+2,525 (R²=0,997)

73,4±1,25b

Lá Gáo trắng

y=0,7637x+10,6 (R²=0,996)

51,5±1,61g

Vỏ Gáo trắng

y=0,7356x+11,427 (R²=0,984)

52,4±1,93fg


Rễ Gáo trắng

y=0,703x+10,553 (R²=0,961)

56,1±3,93e

Lưỡi rắn

-

-

Lưỡi rắn trắng
Vitamin C

-

-

y =2,3915x+6,1567 (R²=0,977)

18,3±0,33h

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;
Dấu”-“là không xác định.

4.3.2.2 Khả năng khử của các cao chiết
Khả năng khử của các cao chiết được xác định dựa vào hàm

lượng chất kháng oxy hóa tương đương chất chuẩn BHA và giá trị EC50.
Dựa vào EC50 của các cao chiết được khảo sát trong Bảng 4.7 có
thể kết luận, khả năng khử sắt của các cao chiết giảm dần theo thứ tự
cao lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, hoa Trang to, vỏ thân Gáo vàng, lá
Trang to, rễ Gáo trắng, lá Gáo vàng, lá Mơ lông, rễ Gáo vàng, lá Mơ
leo, Lưỡi rắn trắng và Lưỡi rắn.


12
Bảng 4.7: EC50 của các cao chiết trong phương pháp khử sắt
Phương trình tuyến tính

EC50 (g/mL)

Lá Mơ lơng

y=0,0007x+0,2331 (R²=0,986)

381,2±3,29b

Lá Mơ leo

y=0,0005x+0,2089 (R²=0,984)

582,2±7,68a

Lá Trang to

y=0,0015x+0,1717 (R²=0,967)


218,9±1,46e

Hoa Trang to

y=0,0015x+0,2678 (R²=0,978)

162,0±3,26fg

Lá Gáo vàng

y=0,0009x+0,2185 (R²=0,968)

325,3±11,51c

Vỏ thân Gáo vàng

y=0,0014x+0,2434 (R²=0,992)

183,9±1,13f

Rễ Gáo vàng

y=0,001x+0,1374 (R²=0,995)

375,9±25,39b

Lá Gáo trắng

y=0,0089x+0,3514 (R²=0,996)


16,6±0,29i

Vỏ thân gáo trắng

y=0,0019x+0,2285 (R²=0,990)

140,0±8,02g

Rễ Gáo trắng

y=0,0004x+0,4044 (R²=0,980)

282,8±36,56d

-

-

-

-

y=0,0118x+0,1448 (R =0,993)

30,1±0,13h

Cao chiết

Lưỡi rắn
Lưỡi rắn trắng

BHA

2

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;
Dấu “-“ là khơng xác định

4.3.2.3 Khả năng kháng oxy hóa tổng của các cao chiết
Khả năng kháng oxy hóa tổng (phương pháp
phosphomolybdenum) của các cao chiết được xác định dựa vào hàm
lượng chất kháng oxy hóa tương đương chất chuẩn trolox và giá trị
EC50. Dựa vào EC50 ở Bảng 4.9 cho thấy, khả năng kháng oxy hóa tổng
các cao chiết khảo sát được xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm lá Gáo
trắng, vỏ thân Gáo vàng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo trắng, hoa Trang to,
lá Trang to, lá Gáo vàng, rễ Gáo vàng, lá Mơ lông, lá Mơ leo, Lưỡi rắn
và Lưỡi rắn trắng.


13
Bảng 4.9: EC50 của cao chiết trong phương pháp phosphomolybdenum
Phương trình tuyến tính

EC50 (g/mL)

Lá Mơ lơng

y=0,0041x+0,2093 (R²=0,997)

71,5±1,23b


Lá Mơ leo

y=0,0041x+0,1667 (R²=0,996)

81,2±0,55a

Lá Trang to

y=0,0062x+0,1717 (R²=0,994)

52,9±0,3e

Hoa Trang to

y=0,007x+0,1563 (R²=0,995)

48,8±0,27f

Lá Gáo vàng

y=0,0061x+0,1707 (R²=0,997)

54,5±0,36d

Vỏ thân Gáo vàng

y=0,0073x+0,2261 (R²=0,988)

37,1±0,05i


Rễ Gáo vàng

y=0,0042x+0,2448 (R²=0,991)

61,2±0,27c

Lá Gáo trắng

y=0,0084x+0,2336 (R²=0,997)

31,5±0,17j

Vỏ thân gáo trắng

y=0,0076x+0,1864 (R²=0,995)

40,9±0,22h

Rễ Gáo trắng

y=0,0076x+0,1379 (R²=0,993)

47,4±0,59g

Lưỡi rắn

-

-


Lưỡi rắn trắng

-

-

y=0,145x+0,163 (R²=0,989)

2,32±0,08k

Cao chiết

Trolox

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%;
Dấu “-“ là không xác định.

Qua kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa của 12 cao chiết
nghiên cứu, có 10 cao chiết cho khả năng kháng oxy hóa bao gồm lá Mơ
lơng, lá Mơ leo, lá Trang to, hoa Trang to, lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo
vàng, rễ Gáo vàng, lá Gáo Trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo trắng. Tuy
nhiên, việc thu mẫu hoa Trang to bị hạn chế nên hoa Trang to không
được chọn để nghiên cứu tiếp.
4.3.3 Hiệu quả kháng viêm in vitro của các cao chiết
Hiệu quả kháng viêm của cao chiết được xác định dựa trên hiệu suất
ức chế sự biến tính protein BSA và EC50. Bảng 4.11 cho thấy, cả 9 cao
chiết nghiên cứu đều có hoạt tính kháng viêm, EC50<100 µg/mL.



14
Bảng 4.11: EC50 trong ức chế sự biến tính protein BSA
Cao chiết
Lá Mơ lông
Lá Mơ leo
Lá Trang to
Lá Gáo vàng
Vỏ thân Gáo vàng
Rễ Gáo vàng
Lá Gáo trắng
Vỏ thân Gáo trắng
Rễ Gáo trắng
Diclofenac

Phương trình hồi quy tuyến tính
y=1,9702x+2,6489 (R²=0,947)
y=8,4526x–0,9338 (R=0,9957)
y=3,7868x+24,658 (R²=0,9638)
y=0,5274x+14,112 (R²=0,9839)
y=1,0821x+10,951 (R²=0,9617)
y=2,3711x+13,747 (R²=0,9839)
y=0,8753x+10,953 (R²=0,9797)
y=0,601x+11,019 (R²=0,9677)
y=1,3917x+16,215 (R²=0,9868)
y=6,4717x+45,727 (R²=0,9599)

EC50 (µg/mL)
24,1±1,26d
6,03±0,12f

6,7±0,42f
68,1±2,24a
36,3±2,62c
15,3±0,6e
44,7±3,15b
65±3,12a
24,3±1,59d
0,66±0,09g

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

4.4 Khả năng bảo vệ gan của các cao chiết
4.4.1 Khả năng điều hòa enzyme AST và ALT của các cao
chiết
Sau 4 tuần thí nghiệm, hàm lượng các enzyme AST và ALT trong
huyết thanh của các nhóm chuột thí nghiệm được xác định và trình bày
ở Bảng 4.12.
Số liệu được trình bày ở Bảng 4.12 cho thấy, nếu xét ở cả 3 liều
khảo sát 100, 200, 400 mg/kg có 5 cao chiết bao gồm lá Trang to, lá
Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng làm
giảm AST và ALT hiệu quả.


15
Bảng 4.12: Hàm lượng enzyme gan của các nhóm chuột thí nghiệm
Nhóm thí nghiệm
Bình thường
Olive, DMSO 1%
CCl4

CCl4, silymarin 16 mg/kg
CCl4, lá Mơ lông 100 mg/kg
CCl4, lá Mơ lông 200 mg/kg
CCl4, lá Mơ lông 400 mg/kg
CCl4, lá Mơ leo 100 mg/kg
CCl4, lá Mơ leo 200 mg/kg
CCl4, lá Mơ leo 400 mg/kg
CCl4, lá Trang to 100 mg/kg
CCl4, lá Trang to 200 mg/kg
CCl4, lá Trang to 400 mg/kg
CCl4, lá Gáo trắng 100 mg/kg
CCl4,lá Gáo trắng 200 mg/kg
CCl4,lá Gáo trắng 400 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 100 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 200 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 400 mg/kg
CCl4, rễ Gáo trắng 100 mg/kg
CCl4, rễ Gáo trắng 200 mg/kg
CCl4, rễ Gáo trắng 400 mg/kg
CCl4, lá Gáo vàng 100 mg/kg
CCl4, lá Gáo vàng 200 mg/kg
CCl4, lá Gáo vàng 400 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 100 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 200 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 400 mg/kg
CCl4, rễ Gáo vàng 100 mg/kg
CCl4, rễ Gáo vàng 200 mg/kg
CCl4, rễ Gáo vàng 400 mg/kg

Hàm lượng enzyme (U/L)

AST
ALT
169±12,4fg
34,4±8,9c
178,2±43fg
69,8±21,3c
1386,4±354,5a
921,2±375a
257,6±134,5ef
113,6±26,8c
423±149,1de
418,6±703,7b
178,6±157,3fg
119,2±156,5c
fg
172,8±137,3
87±78,7c
fg
208,8±147,7
75,8± 54,8c
fg
187,2±91,4
94,8± 49,2c
fg
181,8±123,4
107,3±87,9c
fg
137,4±26,3
104,8±14,8c
fg

119,2±46,4
84,2±20c
fg
88,8±14,6
45± 21,1c
fg
125±29,7
30±8,3c
g
81±12,5
29,8±8,5c
57± 15,4g
21,4±3,8c
107,2±45,1fg
54,4±36,8c
54,8±21,9g
27,8±17,9c
g
37,4±10,7
22±10,3c
d
451±190,3
88,8± 16c
fg
106,2±39,1
66,8± 40,9c
g
60,8±10,5
17,8±4,3c
b

1104,6± 411,8
415,2±159,1b
c
676,2±362
372,8± 201,9b
fg
122,8±16,8
30,2±15,8c
fg
116± 13,2
93,8± 27,9c
fg
91,6±5,2
77,6±18,1c
37,8±12g
24,4±6,4c
143,8±33,7fg
115,2± 13c
108,4±12,1fg
90± 11,7c
g
44,4±6,7
28,8±11,4c

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=5; Các ký tự giống nhau theo
sau trong cùng một cột khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%.


16
4.4.2 Khả năng kháng oxy hóa in vivo của các cao chiết trên chuột

tổn thương gan bằng CCl4
Bảng 4.13: Hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột thí nghiệm
Nhóm thí nghiệm
Bình thường
Olive, DMSO 1%
CCl4
CCl4, silymarin 16 mg/kg
CCl4, lá Mơ lơng 100 mg/kg
CCl4, lá Mơ lông 200 mg/kg
CCl4, lá Mơ lông 400 mg/kg
CCl4, lá Mơ leo 100 mg/kg
CCl4, lá Mơ leo 200 mg/kg
CCl4, lá Mơ leo 400 mg/kg
CCl4, lá Trang to 100 mg/kg
CCl4, lá Trang to 200 mg/kg
CCl4, lá Trang to 400 mg/kg
CCl4, lá Gáo trắng 100 mg/kg
CCl4, lá Gáo trắng 200 mg/kg
CCl4,lá Gáo trắng 400 mg/kg
CCl4, rễ Gáo trắng 100 mg/kg
CCl4, rễ Gáo trắng 200 mg/kg
CCl4, rễ Gáo trắng 400 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 100 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 200 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo trắng 400 mg/kg
CCl4, lá Gáo vàng 100 mg/kg
CCl4, lá Gáo vàng 200 mg/kg
CCl4, lá Gáo vàng 400 mg/kg
CCl4, rễ Gáo vàng 100 mg/kg
CCl4, rễ Gáo vàng 200 mg/kg

CCl4, rễ Gáo vàng 400 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 100 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 200 mg/kg
CCl4, vỏ thân Gáo vàng 400 mg/kg

Hàm lượng (nM/g mô)
MDA
GSH
1,6±0,07op
524,1±77,3op
1,45±0,07p
487,2±46p
a
18,6±0,44
126,3±10,7q
m-p
1,86±0,16
949,3±10,4h-j
b
10,0±0,36
213,3±10,2q
f
6,37±1,68
750,8±36,8k-m
mn
2,32±0,04
1030,1±19,1hi
c
8,87±0,08
237,9±10,1q

h
4,17±0,09
848,7±11,2j-l
2,02±0,05m-o
1055,5±11,5h
8,23±0,23d
493,3±28,1p
4,47±0,36op
888,4±17,5i-k
1,79±0,1gh
1226±52,5g
e
7,57±0,32
590,6±96,7n-p
kl
2,86±0,14
1499,8±99,7f
n-p
1,85±0,07
2358,4±207,8c
ij
3,47±0,12
842,5±137j-l
lm
2,38±0,16
2114,7±87,6d
op
1,7±0,05
2652,2±180,6b
i

3,55±0,11
758,3±83,1k-m
m-o
2,08±0,07
1913,4±254,6e
1,75±0,05op
3078,1±264,5a
4,99±0,47g
243,4±72,6q
2,9±0,22kl
835,7±105,2j-l
1,59±0,05op
1512,8±16,3f
f
6,81±0,29
648,8±106,7m-o
kl
2,85±0,19
1217±95,9g
op
1,73±0,11
2407,1±106,5c
cd
8,71±0,81
704,9±153,5l-n
jk
3±0,29
1832,6±145,6e
m-p
1,93±0,06

2568±297,5b

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=5; Các ký tự giống nhau theo
sau trong cùng một cột khác biệt khơng có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%.


17
Hàm lượng MDA và GSH trong gan của các nhóm chuột thí
nghiệm được trình bày ở Bảng 4.13.
Từ kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.13 có thể sắp xếp theo thứ tự các
cao chiết sinh ra hàm lượng GSH từ mức cao xuống thấp gồm: vỏ thân
Gáo trắng, rễ Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng, rễ Gáo vàng, lá Gáo trắng, lá
Gáo vàng, lá Trang to, lá Mơ leo và lá Mơ lông.
4.4.3 Khả năng bảo vệ mô gan của các cao chiết
Trong 9 cao chiết được khảo sát, kết quả quan sát mơ gan cho
thấy, nhóm chuột được gây bệnh và điều trị bằng cao chiết rễ Gáo vàng
có mô gan được cải thiện tốt nhất, tương tự như mơ gan của nhóm đối
chứng bình thường.
Xét khả năng bảo vệ gan dựa trên cơ sở tổng hợp các kết quả
nghiên cứu về khả năng làm hạ enzyme AST và ALT trong máu, khả
năng làm giảm MDA và tăng GSH trong mô gan cùng với kết quả quan
sát mô bệnh học gan các nhóm chuột thí nghiệm cho thấy rễ Gáo vàng
cho hiệu quả bảo vệ gan tốt nhất.
4.5 Thử nghiệm tính an tồn của cao chiết
4.5.1 Khảo sát độc tính cấp
Nghiên cứu chọn 6 cao gồm lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ
Gáo trắng, lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng tiến hành thử
độc tính cấp để xác định LD50 ở 2 liều thử nghiệm là 2000 mg/kg và
5000 mg/kg.
Thử nghiệm độc tính cấp của các cao chiết liều 2000 mg/kg

Ở liều thử nghiệm 2000 mg/kg, các nhóm chuột uống cao chiết lá
Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng hoặc rễ Gáo trắng có chỉ số gan (khối
lượng gan/khối lượng cơ thể) tăng hơn so với nhóm bình thường, do đó
các cao chiết cây Gáo trắng không được chọn thử tiếp liều 5000 mg/kg.


18
Thử nghiệm độc tính cấp của cao chiết ở liều 5000 mg/kg khối
lượng chuột
LD50 của các cao chiết lá, vỏ thân và rễ Gáo vàng cao hơn 5000
mg/kg khối lượng chuột. Kết hợp với hiệu quả bảo vệ gan cho thấy, cao
chiết rễ Gáo vàng có hiệu quả bảo vệ gan tốt hơn cao chiết lá Gáo vàng
và vỏ thân Gáo vàng nên cao chiết rễ Gáo vàng được chọn khảo sát độc
tính bán trường diễn.
4.5.2 Thử nghiệm độc tính bán trường diễn
Kết quả sau 90 ngày thử nghiệm cho thấy, chuột uống cao chiết rễ
Gáo vàng liều 400 mg/kg vẫn hoạt động bình thường, tăng khối lượng
đều. Qua khảo sát một số chỉ tiêu sinh hóa, các chỉ tiêu huyết học và mô
học một số cơ quan nội tạng như gan, thận, lách và ruột có thể kết luận
rằng sử dụng cao chiết rễ Gáo vàng ở liều 400 mg/kg trong 90 ngày
không gây độc trên chuột thử nghiệm.
4.6 Chiết cao phân đoạn và thử hoạt tính sinh học các cao
phân đoạn rễ Gáo vàng
4.6.1 Chiết cao phân đoạn từ cao tổng rễ Gáo vàng
Cao tổng methanol rễ Gáo vàng được chiết phân đoạn lần lượt với
dung môi n-hexane và ethyl acetate. Hiệu suất chiết cao phân đoạn nhexane là 36,48% và ethyl acetate là 38,51% (lượng cao nước thu được
rất ít nên khơng tính hiệu suất).
4.6.2 Khả năng kháng oxy hóa của các cao phân đoạn rễ Gáo
vàng
Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng

Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng của cao phân
đoạn ethyl acetate được xác định cao nhất.


19
Khả năng kháng oxy hóa của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng
Kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa của các cao rễ Gáo
vàng ở Bảng 4.19 cho thấy rằng cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo
vàng có khả năng kháng oxy hóa cao nhất.
Bảng 4.19: EC50 của các cao phân đoạn rễ gáo vàng trong các thử
nghiệm kháng oxy hóa
Cao chiết
Methanol rễ Gáo vàng
n-Hexane rễ Gáo vàng
Ethyl acetate rễ Gáo vàng
Vitamin C

DPPH
73,4±1,25b
93,4±1,97a
39,8±0,53c
18,3±0,33d

EC50 (µg/mL)
RP
375,9±25,39b
633,1±6,2a
169,2±3,4c
67,0±0,68d


TAC
61,2±0,27b
98,4±1,72a
33,9±0,03c
0,55±0,01d

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% .

Khả năng kháng viêm của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng
Hiệu suất ức chế sự biến tính protein BSA của cao ethyl acetate
xác định được cao nhất. Số liệu ở bảng 4.21 cho thấy, cao phân đoạn
ethyl acetate rễ Gáo vàng có khả năng kháng viêm cao nhất.
Bảng 4.21: EC50 của các cao phân đoạn rễ Gáo vàng trong ức chế sự
biến tính protein BSA
Cao chiết
Cao methanol
Cao n-hexane
Cao ethyl acetate
Diclofenac

Phương trình hồi quy tuyến tính
y=2,3711x+13,747 (R²=0,983)
y=2,0786x+4,6168 (R²=0,995)
y=2,5117x+21,071 (R²=0,995)
y=6,4717x+45,727 (R²=0,959)

EC50 (µg/mL)
15,3±0,6b
21,8±0,13a

11,5±0,3c
0,66±0,09d

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=3; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%).

4.6.3 Khả năng bảo vệ gan của các cao rễ Gáo vàng
Hình thái gan chuột thử nghiệm
Quan sát đại thể gan chuột thử nghiệm cho thấy nhóm uống CCl4
và cao phân đoạn ethyl acetate có gan tương tự nhóm điều trị với
silymarin và nhóm đối chứng bình thường.


20
Hàm lượng enzyme AST và ALT trong huyết thanh
Số liệu trình bày ở Bảng 4.22 cho thấy cao phân đoạn ethyl
acetate rễ Gáo vàng làm giảm enzyme AST và ALT tốt nhất.
Bảng 4.22: Hàm lượng enzyme AST và ALT của các nhóm chuột thử
nghiệm với các cao rễ Gáo vàng liều 200 mg/kg
Nhóm thí nghiệm
Bình thường
Olive, DMSO 1%
CCl4
CCl4, silymarin 16 mg/kg
CCl4, cao methanol rễ Gáo vàng
CCl4, cao n-hexane rễ Gáo vàng
CCl4, cao ethyl acetate rễ Gáo vàng

Hàm lượng enzyme (U/L)
AST

ALT
159,8±12,8c
31,8±9,8c
156,2±32,2c
71,8±18,4c
a
1533,8±346,3
970,2±311,4a
307,2±52,8bc
114,4±26,7c
302,6±85,4bc
168,4±51,6c
b
446±28,8
485,8±205b
c
132±27,3
58±18c

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=5; Các giá trị có mẫu tự theo
sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột thử nghiệm với các
cao phân đoạn rễ Gáo vàng
Số liệu ở Bảng 4.23 cho thấy, nhóm sử dụng cao phân đoạn ethyl
acetate rễ Gáo vàng liều 200 mg/kg, hàm lượng MDA và GSH xác định
được tương tự hoặc tốt hơn silymarin liều 16 mg/kg
Bảng 4.23: Hàm lượng MDA và GSH trong gan chuột thử nghiệm với
các cao phân đoạn rễ Gáo vàng liều 200 mg/kg
Nhóm thí nghiệm

Bình thường
Olive, DMSO 1%
CCl4
CCl4, silymarin 16 mg/kg
CCl4, cao methanol rễ Gáo vàng
CCl4, cao n-hexane rễ Gáo vàng
CCl4, cao ethyl acetate rễ Gáo vàng

Hàm lượng (nM/g mơ)
MDA
GSH
1,62±0,05ef
530,3±79,3e
1,47±0,08f
485,1±46,7e
a
18,7±0,24
133,2±12,7f
1,88±0,18d
945,2±13,4c
2,79±0,03c
1083,5±10,4b
b
5,39±0,17
633±22,4d
de
1,76±0,26
1600,5±14,4a

Ghi chú: Các giá trị trình bày là mean±SEM, n=5; Các giá trị có mẫu tự theo

sau trong cùng một cột giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.


21
Từ các kết quả về hàm lượng AST, ALT, MDA, GSH và quan sát
gan chuột thí nghiệm cho thấy cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng
có hiệu quả bảo vệ gan tốt hơn cao methanol và cao n-hexane rễ Gáo
vàng. Qua các kết quả khảo sát hoạt tính sinh học như kháng oxy hóa,
kháng viêm và bảo vệ gan, cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng
được xác định có hoạt tính sinh học tốt nhất nên được chọn tiến hành
phân lập chất.
4.7 Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc hóa học một số
hợp chất từ cao phân đoạn ethyl acetate rễ Gáo vàng
4.7.1 Phân lập và tinh chế một số hợp chất từ cao ethyl
acetate
Từ cao phân đoạn ethyl acetate rễ cây Gáo vàng, nghiên cứu
đã phân lập được hợp chất NO01 có khối lượng 10,7 mg và hợp chất
NO02 có khối lượng 10,3 mg. Hợp chất NO01 và NO02 được ghi
các loại phổ 1H-NMR, 13 C-NMR, DEPT, HSQC, HMBC và COSY
để xác định cấu trúc.
4.7.2 Biện luận xác định cấu trúc các hợp chất được phân
lập
Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc 2 hợp chất tương
ứng NO01 là naucleficine và NO02 là 3-O-rhamnoside quinovic acid.
Tóm lại, từ các kết quả nghiên cứu sàng lọc hoạt tính kháng oxy
hóa, đề tài đã chọn 9 cao chiết có hoạt tính kháng oxy hóa gồm lá Mơ
lông, lá Mơ leo, lá Trang to, lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo
trắng, lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng nghiên cứu tiếp
hoạt tính kháng viêm. Kết quả cho thấy cả 9 cao chiết đều có hoạt tính
kháng viêm in vitro với giá trị EC50 <100 µg/mL. Trong 9 cao chiết

được khảo sát, có 6 cao chiết gồm lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ
Gáo trắng, lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng có khả năng
làm giảm các enzyme AST, ALT, MDA và làm tăng GSH tốt hơn các


22
cao chiết cịn lại. Về hiệu quả bảo vệ mơ gan, rễ Gáo vàng có hiệu quả
cải thiện mơ gan tốt nhất. Khi xét kết hợp các kết quả làm giảm enzyme
AST, ALT, MDA, tăng GSH và bảo vệ mô gan cho thấy cao chiết rễ
Gáo vàng bảo vệ gan tốt nhất. Hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid
tổng và hoạt tính kháng oxy hóa của rễ Gáo vàng thấp hơn các cao chiết
khác nhưng nó có hoạt tính kháng viêm mạnh và bảo vệ gan hiệu quả.
Điều này có thể giải thích rằng cao rễ Gáo vàng có hàm lượng
polyphenol và flavonoid tổng khơng cao nhưng có thể do có chứa thành
phần các hợp chất đặc biệt nào đó có tác dụng kháng oxy hóa và làm
giảm viêm tốt. Hơn nữa, hàm lượng alkaloid tổng trong cao chiết rễ Gáo
vàng được xác định rất cao. Đây có thể là những lý do mà cao chiết rễ
Gáo vàng có hiệu quả bảo vệ gan tốt.
Kết quả thử độc tính cấp cho thấy lá Gáo vàng, vỏ thân Gáo vàng
và rễ Gáo vàng có giá trị LD50>5000 mg/kg. Kết quả thử độc tính bán
trường diễn, ở liều 400 mg/kg sử dụng trong 90 ngày cao chiết rễ Gáo
vàng không thể hiện dấu hiệu gây độc trên chuột thử nghiệm. Từ các kết
quả trên cho thấy cao rễ Gáo vàng có hiệu quả bảo vệ gan tốt vừa không
gây độc trên chuột thử nghiệm được chiết phân đoạn. Thử lại các hoạt
tính sinh học cho thấy, phân đoạn ethyl acetate được xác định có hoạt
tính cao nhất. Từ đó phân đoạn ethyl aetate rễ Gáo vàng được chọn tiến
hành phân lập chất. Nghiên cứu đã phân lập và xác định được cấu trúc
của 2 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetate gồm naucleficine và 3-Orhamnoside quinovic acid.
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

Trong giới hạn điều tra cây dược liệu điều trị bệnh gan ở 3 địa
điểm thuộc 3 tỉnh Kiên giang, An giang và Vĩnh Long, nghiên cứu đã
thu thập được thơng tin về tình hình sử dụng 50 cây dược liệu điều trị
bệnh gan, thuộc 22 họ thực vật, họ Cà phê có số lồi được sử dụng


23
nhiều nhất. Các loài thực vật thuộc họ Cà phê bao gồm Trang to (lá,
hoa), Mơ lông (lá), Mơ leo (lá), Gáo trắng (lá, vỏ thân, rễ), Gáo vàng
(lá, vỏ thân, rễ), Lưỡi rắn (cả cây) và Lưỡi rắn trắng (cả cây) được chọn
thu mẫu và chiết cao methanol (tổng cộng có 12 cao chiết).
Hàm lượng polyphenol, flavonoid và alkaloid tổng trong các cao
chiết được xác định khá cao. Hàm lượng polyphenol dao động từ
16,55±0,52 đến 762,37±62,58 mgGAE/g; flavonoid dao động từ
10,60±0,38 đến 679,55±35,69 mg QE/g và alkaloid dao động từ
58,60±2,40 đến 895,4±18,1 mg AE/g.
Qua khảo sát khả năng kháng oxy hóa in vitro, có 10 cao chiết có
khả năng kháng oxy hóa được sắp xếp theo thứ tự khả năng kháng oxy
hóa giảm dần gồm: lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng,
hoa Trang to, rễ Gáo trắng, lá Trang to, lá Gáo vàng, rễ Gáo vàng, lá Mơ
lông, lá Mơ leo, Lưỡi rắn và Lưỡi rắn trắng.
Đồng thời, 9 cao chiết có hoạt tính kháng oxy hóa (trừ hoa Trang
to) được xác định có hoạt tính kháng viêm in vitro với giá trị EC50 dao
động từ 6,03±0,12 đến 68,13±2,24 µg/mL. Các cao chiết được sắp xếp
theo thứ tự hoạt tính kháng viêm giảm dần gồm: lá Mơ leo, lá Trang to,
rễ Gáo vàng, lá Mơ lông, rễ Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng, lá Gáo trắng,
vỏ thân Gáo trắng và lá Gáo vàng.
Nghiên cứu chọn 9 cao chiết có khả năng kháng oxy hóa và
kháng viêm ở trên để khảo sát hiệu quả bảo vệ gan trên chuột được gây
tổn thương gan bằng CCl4. Có 5 cao chiết bao gồm: lá Trang to, lá Gáo

trắng, vỏ thân Gáo trắng, vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng có khả năng
làm giảm enzyme ALT, AST hiệu quả, ngay ở liều 100 mg/kg đã giảm
enzyme ALT, AST về tương đương với đối chứng bình thường. Về khả
năng kháng oxy hóa in vivo, có 5 cao chiết điều hòa hàm lượng MDA và
GSH trong gan tốt gồm: lá Gáo trắng, vỏ thân Gáo trắng, rễ Gáo trắng,
vỏ thân Gáo vàng và rễ Gáo vàng. Ở liều 100 mg/kg các cao chiết này


×