Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích cơ sở lý luận của qđ toàn diện, qđ lịch sử cụ thể và vận dụng vào cuộc sống, học tập bản thân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.32 KB, 20 trang )

Phân tích cơ sở lý luận của quan điểm tồn diện và quan điểm lịch sử cụ thể và sự vận
dụng những quan điểm này trong cuộc sống, học tập của bản thân.
BÀI LÀM
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
1.1.

Khái quát về mối liên hệ phổ biến

Những người theo quan điểm siêu hình xem xét các sự vật, hiện tượng trong trạng thái
tách rời nhau, cô lập nhau. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy
định lẫn nhau. Giữa chúng không có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nếu có thì cũng
chỉ là những mối liên hệ giản đơn, hời hợt ở bên ngoài. Những người theo chủ nghĩa duy
tâm cho rằng cái quy định về mối liên hệ, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện
tượng là một lực lượng siêu nhiên hay do ý thức, cảm giác của con người. Quan điểm siêu
hình chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể. Do đó, quan điểm siêu hình không thể vạch
ra được bản chất của các sự vật, hiện tượng.
Trái lại, những người theo quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm mối liên hệ bao
gồm hai phương diện sau: Một là, mối liên hệ là sự ràng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau,
điều này quyết định sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Hai là, mối liên hệ là sự tác động qua
lại lẫn nhau, điều này quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Vậy mối liên hệ là
phạm trù triết học dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, sự tác động qua
lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng; giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau; giữa các sự vật, hiện tượng với môi trường; mà trong đó
sự biến đổi của sự vật, hiện tượng này sẽ kéo theo sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khác.
1.2.

Các tính chất của mối liên hệ

1.2.1. Tính khách quan
Tính khách quan của mối liên hệ xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới. Sự
vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại khách quan nên mối liên hệ giữa chúng cũng tồn tại


khách quan, nghĩa là mối liên hệ là cái vốn có của một sự vật, hiện tượng. Để tồn tại và
phát triển, các sự vật, hiện tượng buộc phải liên hệ, ràng buộc, tác động qua lại, ảnh hưởng,


chuyển hóa lẫn nhau, điều này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bất cứ cá nhân
nào hay thần linh thượng đế. Dù muốn hay không muốn thì bản thân các sự vật, hiện tượng
hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng luôn luôn chứa đựng các mối liên hệ.
1.2.2. Tính phổ biến
Tính phổ biến của mối liên hệ xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế giới vật
chất. Thế giới rất đa dạng, phong phú, có vô vàn các sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng
không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng
liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Bản thân sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể thống
nhất. Mối liên hệ có trong mọi sự vật, hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi quá trình, phổ biến
cả trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người.
Tùy từng điều kiện cụ thể mà mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức cụ thể. Nhưng
dù dưới bất cứ hình thức cụ thể nào thì chúng chỉ là sự biểu hiện của mối liên hệ phổ biến
của thế giới. Tính phổ biến không chỉ biểu hiện ở những sự vật liên hệ với nhau mà các
mặt, các yếu tố cấu thành sự vật cũng nằm trong mối liên hệ với nhau.
1.2.3. Tính đa dạng, phong phú
Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ xuất phát từ tính đa dạng, muôn hình muôn
vẻ của thế giới vật chất. Thế giới vật chất có vô vàn các dạng vật chất khác nhau. Vì vậy,
chúng nằm trong chằng chịt các mối liên hệ và mỗi sự vật, hiện tượng mỗi lĩnh vực cụ thể,
trong những không gian, thời gian cụ thể, qua từng giai đoạn phát triển nhất định, mối liên
hệ của chúng có biểu hiện không giống nhau. Có mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên
ngoài, có mối liên hệ cơ bản – mối liên hệ không cơ bản, có mối liên hệ chủ yếu – mối liên
hệ thứ yếu, có mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất nhiên
– mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp – mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ diễn ra
rất phức tạp trong đời sống xã hội, vì ở đó có sự tham gia của con người có ý thức, nhưng
tổng hợp các mối liên hệ trong đời sống xã hội vạch ra đường đi cho mình theo những xu
hướng nhất định, đó là các quy luật xã hội.



Các mối liên hệ này giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng. Để phân loại các mối liên hệ phải tùy thuộc vào tính chất và vai trò của
từng mối liên hệ. Tuy nhiên, việc phân loại chỉ mang tính tương đối, bởi vì các mối liên hệ
của các đối tượng rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác. Mọi
liên hệ cần được nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng.
Hiện nay, khoa học hiện đại đã chứng minh; phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng
do cách thức liên hệ giữa các yếu tố cấu thành quyết định. Ngoài ra, sự vật động, phát triển
của sự vật, hiện tượng do sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành quyết định, mà
trước hết là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn cần phải tuân
theo quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể.
2.1.

Quan điểm toàn diện yêu cầu:

Một là, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả các mặt, các mối
liên hệ, kể cả những mắt khâu trung gian trong những điều kiện không gian, thời gian nhất
định. Hai là, trong vô vàn các mối liên hệ, trước tiên cần rút ra những mối liên hệ cơ bản,
chủ yếu, tức là xem xét một cách có trọng tâm, trọng điểm, nhờ đó nắm bắt được bản chất
của sự vật, hiện tượng. Ba là, sau khi nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng thì cần
phải đối chiếu với các mối liên hệ còn lại để tránh mắc sai lầm trong nhận thức. Bốn là,
chống lại cách xem xét siêu hình, phiến diện, một chiều (chỉ thấy một mặt mà không thấy
nhiều mặt, chỉ thấy một mối liên hệ mà không thấy các mối liên hệ khác). Năm là, chống
lại cách xem xét cào bằng, dàn trải (coi mọi mối liên hệ như nhau), có nghĩa là chống lại
chủ nghĩa chiết trung về mối liên hệ. Sáu là, chống lại thuật ngụy biện (quy cái thứ yếu
thành cái chủ yếu, quy cái không cơ bản thành cái cơ bản; bằng lý lẽ, lập luận tưởng rằng
có lý, nhưng thực chất là vô lý).

2.2.

Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu


Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch
sử – cụ thể. Thứ hai, cần xét đến tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và các tình
huống khác nhau phải giải quyết trong thực tiễn. Thứ ba, cần xem xét sự vật, hiện tượng
trong sự vận động, phát triển ở từng giai đoạn cụ thể nhất định.
3. Sự vận dụng những quan điểm này trong cuộc sống, học tập của bản thân.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm
lịch sử - cụ thể góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt đợng nhận thức và hoạt động thực tiễn
cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi
chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và biết vận
dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với tất cả các bạn sinh viên nói
chung và bản thân em là một sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng, ngay từ khi cịn ngời trên ghế nhà trường, đã và đang sử dụng các nguyên tắc
phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng
đất nước ngày càng phờn vinh, xã hội Việt Nam ngày càng tươi đẹp.
3.1.

Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể trong cuộc
sớng

Trong c̣c sớng hằng ngày có vơ số các sự vật hiện tượng xảy ra trước chúng ta mà
nếu chúng ta khơng có sự nhìn nhận mợt cách đúng đắn sẽ làm cho ta hiểu sai bản chất vấn
đề, khơng đúng với sự thật. Ví dụ như cách chọn cho mình những người bạn phù hợp với
bản thân. Không phải chỉ vì cái là nhìn đầu tiên là ta có thể đánh giá đó là mợt người bạn
tốt hay xấu được cho dù đó là một người có ngoại hình đẹp,dễ nhìn hay chỉ là người có
ngoại hình xấu, khi nhìn đã có ấn tượng khơng tớt về họ. Dẫu biết rằng chúng ta thường

đoán định một cá nhân từ vẻ bề ngồi của họ, bởi vì hễ mắt nhìn thì sẽ sinh ra liên tưởng,
trong tâm tự nhiên sẽ có u ghét, hiếm khi khơng có chút cảm xúc nào. Em cũng như
nhiều bạn khác đều là những tân sinh viên, khi mới nhập học hầu như là khơng quen biết
nhau. Khi nhìn thấy mợt bạn nào đấy , chắc chắn chúng ta đều có những ấn tượng đầu tiên
về ngoại hình , tính cách của bạn đó. Nhưng nếu chỉ qua một vài lần gặp mặt mà chúng ta


đã đánh giá bạn là người xấu hoặc tốt, dễ tính hay khó tính thì là khơng đúng. Người ta
thường nói “cha sinh con trời sinh tính”, tính cách và ngoại hình là hai mặt khác nhau của
mợt con người. Vì vậy, việc chỉ đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài là chủ quan, phiến
diện, hoàn toàn trái ngược với quan điểm toàn diện. Điều này có thể làm cho chúng ta có
những quyết định sai lầm.
Chẳng hạn như khi nhìn thấy một người có gương mặt ưa nhìn, ăn nói nhỏ nhẹ đã vội
vàng kết luận là người tớt và ḿn làm bạn, cịn khi nhìn thấy mợt người ít nói, khơng hay
cười thì cho là khó tính và khơng ḿn kết bạn. Qua mợt thời gian kết bạn mới nhận ra
người bạn mà mình chọn có những đức tính khơng tớt như lợi dụng bạn bè, ích kỷ,.... Cịn
người bạn ít nói kia thực ra rất tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè. Ấn tượng đầu tiên
chỉ quyết định đến quá trình giao tiếp về sau. Nghĩa là, đôi khi đó chỉ là một cách gây ấn
tượng với người khác chứ không phải là bản chất thật sự của họ.
Vẻ bề ngoài không nói lên được tất cả, có thể bạn đó có gương mặt lạnh lùng, toát lên
vẻ khó gần nhưng khi tiếp xúc lại phát hiện thì ra tính tình bạn ấy lại rất cởi mở, hòa đồng,
dễ gần. Vì lẽ đó, không phải ai cũng tốt đẹp, nhưng luôn có điều gì đó tốt đẹp trong bất cứ
ai. Đừng bao giờ vợi vã phán xét người khác bởi vì vị thánh nào cũng có một quá khứ và kẻ
tội đồ nào cũng có một tương lai. Quá trình đánh giá một con người là mợt q trình lâu dài
và tồn diện về nhiều mặt khác nhau như cách thức họ ứng xử, giao tiếp với mọi người xung
quanh, cách họ làm việc với bản thân và tập thể,... Bác Hồ đã nói “vì lợi ích mười năm trờng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, công việc xây dựng một con người tốt không phải
trong một thời gian ngắn mà là cả một đời người. Cho thấy việc đánh giá con người cũng
phải là một công việc lâu dài. Ngày một ngày hai có thể ta chưa nhận ra nhưng trong khoảng
thời gian đủ dài ta sẽ thấy bản chất của họ như thế nào: ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi hay là một

người rộng lượng, bao dung, tốt bụng để ta có thể chọn lựa đúng đắn hơn. Quan điểm toàn
diện dạy cho chúng ta biết rằng khi xem xét, đánh giá một sự vật, hiện tượng phải xem xét
đánh giá mợt cách tồn diện, mọi mặt của vấn đề để hiểu được bản chất thật sự của sự vật,
hiện tượng.


Trước khi được học quan điểm toàn diện, em thường có thói quen không tốt là đánh giá,
nhận định người khác chỉ qua ngoại hình, một hành động của họ. Điều này đã khiến em
mắc phải nhiều sai lầm khi đã kết bạn, thân thiết sai người. Sau khi học quan điểm toàn
diện, em nhận thức được rằng muốn đánh giá mợt con người cần phải có thời gian tiếp xúc
lâu dài, nhìn nhận họ trên mọi phương diện, ở từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể khác
nhau. Trong hiện tại và tương lại, chúng ta hãy bỏ đi thói quen xấu là đánh giá người khác
một cách phiến diện, chủ quan nữa mà vận dụng quan điểm toàn diện.

(Nguồn )

(Nguồn )

Quan điểm toàn diện giúp chúng ta biết nhìn vào bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, từ
đó bản thân có thể tránh khỏi những hành động, quyết định đáng tiếc và hối hận.
Ngoài ra, chúng ta cịn áp dụng quan điểm tồn diện trong giao tiếp hằng ngày với mọi
người xung quanh. Tùy trường hợp cụ thể mà ta có những cách cư xử khác nhau cho phù
hợp ,ta phải biết mình đứng ở đâu,vị trí nào trong hồn cảnh đó để có cách ứng xử và lời
nói, suy nghĩ cho phù hợp. Đới với những người bề trên, nhũng bậc tiền bối như ông, bà,
cha ,mẹ, thầy cô… thì chúng ta cần có thái độ tôn trọng, cư xử lễ phép với họ. Đới với bạn
bè thì có những hành đợng, thái đợ thoải mái, tự nhiên hơn. Ngay cả khi giao tiếp với một
người nhất định nhưng ở những không gian hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải
có cách thức giao tiếp, ứng xử khác sao cho thật phù hợp như ông cha đã nói: “đối nhân xử
thế”. Chẳng như khi xưa anh ta là người có tính cách xấu, ích kỉ, vụ lợi thì không nên giao
tiếp, chơi thân. Nhưng hiện nay anh ta đã sửa đởi tính cách tốt hơn, trở nên biết quan tâm,

chia sẻ với mọi người thì chúng ta cần cơng nhận, nhìn nhận anh ta khác đi, có thể cư xử


khác trước, có thể giao tiếp, kết bạn với anh ta. Nghĩa là, cho dù có những người khơng tớt
ở hiện tại nhưng chưa chắc họ sẽ không tốt ở tương lai và ngược lại, lúc này, sự vật, hiện
tượng đã có sự vận động, phát triển ở giai đoạn cụ thể. Vì vậy, ta hãy đánh giá lại khi họ đã
thay đởi để có cái nhìn tồn diện hơn. Không nên sa vào cố chấp, có suy nghĩ theo quan
điểm chiết trung hay sa đà vào thuật ngụy biện khi cho rằng tính cách con người mãi không
bao giờ thay đổi như đã là người xấu tính thì mãi mãi chỉ là người xấu tính.
Cịn khi nhìn nhận mợt vấn đề thì ta cần đặt nó vào những mới liên hệ, xem xét tất cả
các mặt để đưa ra những kết luận đúng đắn. Chẳng hạn, khi xem xét nguyên nhân của một
vấn đề nào đó để giải quyết, chúng ta cần xem xét chúng trong các mối liên hệ để xem
nguyên nhân từ đâu để có cách giải quyết, xử lý tốt. Ví dụ nếu mối quan hệ giữa em và bạn
bè bỗng xa cách, em sẽ tìm hiểu nguyên nhân do đâu khiến tình bạn của tụi em như thế. Do
không còn chia sẻ nhiều với nhau như trước, do em ít quan tâm, để ý bạn hay do bạn đang
giận em một vấn đề nào đó mà không nhận ra,… Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể sau khi
xem xét mọi mặt vấn đề thì sẽ tìm được cách giải quyết đúng đắn, hiệu quả như em và bạn
thẳng thẳng nói chuyện với nhau từ đó xóa bỏ khúc mắc, thấu hiểu cho nhau nhiều hơn. Nếu
bản thân có hành động chưa đúng làm tổn thương bạn bè, hãy thẳng thắn nhận lỗi, đừng sa
vào thuật nguy biện, đổ lỗi cho người, việc khác. Không được sa vào chủ nghĩa chiết trung
nếu có suy nghĩ rằng bạn bè thân thiết thì không cần xin lỗi hay sửa đổi gì cả, là bạn tốt phải
chịu đựng được tính cách của mình.
Hay như việc nhiều lúc chúng ta cảm thấy khó chịu, tức giận vì cảm giác ba, mẹ đang
kiểm soát mình quá chặt chẽ, không cho chúng ta không gian riêng tư như đi chơi phải về
sớm, cấm cản việc yêu đương,… đôi khi còn la, mắng bằng những lời lẽ làm ta tổn thương.
Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét mọi thứ một cách siêu hình, phiến diện, một chiều khi chỉ
chăm chăm vào lỗi sai của ba, mẹ, không đặt mình vào vị trí của họ sẽ chẳng thể nào biết
được ba, mẹ đã lo lắng cho chúng ta đến nhường nào. Có thể ba, mẹ không biết cách thể
hiện khiến chúng ta cảm thấy tổn thương, giận dữ nhưng nếu chúng ta vận dụng được quan
điểm toàn diện thì việc này sẽ được khắc phục, cải thiện. Sau khi xem xét mọi mặt của vấn

đề, đặt vấn đề trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó là chúng ta đi chơi về khuya, yêu đương


sớm không lo học hành thì chúng ta hiểu rằng ba, mẹ sợ chúng ta lo yêu đương mà sa sút
việc học, đi chơi về khuya nếu gặp tình huống có kẻ xấu thì con mình sẽ bị nguy hiểm đến
tính mạng,… chúng ta phải chống lại chủ nghĩa triết chung, oán trách ba, mẹ không thông
cảm hay thấu hiểu cho mình. Cũng không được ngụy biện rằng đó là việc riêng tư nên gia
đình không được xen vào hay góp ý. Đối với bậc phụ huynh, tính chất đặc thù của họ là vô
cùng quan tâm đến con cái, xem tính mạng và sức khoẻ con mình con quan trọng hơn tất cả
những gì họ có. Chính vì thế, khi thấy con mình đang ở trong hoàn cảnh bất lợi: ảnh hưởng
sức khỏe, kết quả học tập, sự nghiệp,… thì họ sẽ có thái độ, phản ứng với điều đó.
Là một người con, việc làm đúng đắn chính là nhìn nhận từ mọi khía cạnh, xem xét các
mặt của vấn đề thật kĩ càng để đưa ra kết luận vì sao cha, mẹ có hành động như thế chứ
không phải vì tự ái khi bị la mà có cái nhìn phiến diện, chỉ quan tâm đến bản thân. Hiểu
được nguyên nhân vì sao cha mẹ như thế, chúng ta sẽ có những giải pháp hiệu quả như: tạo
cảm giác tin tưởng, an toàn cho ba mẹ khi đi đâu xin phép đầy đủ, luôn nghe điện thoại khi
ba mẹ gọi đến, chứng minh cho người thân rằng mình vẫn có thể có được kết quả học tập
tốt khi yêu,… Khi ấy, sự vật, hiện tượng trong sự vận động, phát triển ở giai đoạn cụ thể là
ta đã làm cho cha mẹ yên tâm phần nào. Đồng thời, mối quan hệ căng thẳng giữa chúng ta
và gia đình sẽ được xoa dịu. Có thể khẳng định rằng, việc áp dụng quan điểm tồn diện
khơng những giúp ta có những đánh giá đúng hiện bản chất của sự vật hiện tượng mà cịn
giúp ta có những mới quan hệ tớt đẹp hơn với mọi người xung quanh.


Nếu đứng ở đầu bên trái chúng ta sẽ nhìn thấy đây là con số 6. Nếu đứng ở phía
bên phải lại là con số 9. Vì thế, khi nhìn nhận vấn đề gì cần dựa trên quan điểm toàn diện
và qann điểm lịch sử – cụ thể. (Nguồn )
3.2.

Vận dụng quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử – cụ thể trong việc học

tập của bản thân

Giữa các tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến. Khi chúng ta làm đề kiểm tra Tốn, Lý,
Hóa, chúng ta phải vận dụng kiến thức văn học để đánh giá đề thi. Khi giải đề Lý, Hóa,
chúng ta phải vận dụng cơng thức tốn học để tính tốn. Khi học các kiến thức về môn xã
hội, chúng ta phải vận dụng phương thức tư duy lô gic của các môn tự nhiên. Nhiều thứ
con người muốn học, nhưng muốn hiểu tường tận và sâu sắc thì phải tớn nhiều thời gian
cợng với kiên trì, nhẫn nại. Ví dụ ḿn làm được tiểu luận của môn Triết học về mối quan
hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì chúng ta cần hiểu được vật chất, ý thức là gì; vai
trò quyết định của vật chất đối với ý thức và sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Sau đó rút ra được ý nghĩa phương phương luận rồi vận dụng mối quan hệ này vào các khía
cạnh mà đề tài yêu cầu. Phải làm đủ các bước theo một trình tự hợp lý, khoa học thì chúng
ta mới đạt được kết quả như mong muốn. Phải bỏ công sức, thời gian ra để tìm hiểu cặn kẽ
thì mới có thể được đền đáp bằng kết quả tương xứng.
Trong học tập bao giờ cũng phải xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới
có kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể trong học tập giúp
em có định hướng học tập sâu hơn và cao hơn, quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là thế
giới quan của mỗi con người. Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét
các mặt của việc học mợt cách cụ thể, tồn diện, phù hợp với từng thời điểm. Học tập là
việc śt đời, học bằng cái gì: bằng mắt, bằng tai, bằng tay, bằng da, bằng mũi, bằng miệng,
học cái gì trước, cái gì sau, học cái gì để biết, cái gì để làm, học để tồn tại, học để chung
sống với con người, với vạn vật, với mn lồi... Người học phải biết khiêm tốn, học phải
hỏi, học ở mọi người, học ở mọi nơi.


Đối với mọi sinh viên, học là việc vô cùng quan trọng để có thể phát triển và hồn thiện
bản thân. Nhưng học như thế nào để có thể đạt được kết quả như mong đợi thì khơng phải
là chụn dễ dàng. Việc áp dụng quan điểm toàn diện trong học tập là việc rất cần thiết để
ta có thể nắm bắt tồn diện những điều cần học rời góp phần đưa ra phương pháp học thích
hợp cho bản thân. Cụ thể là khi áp dụng quan điểm toàn diện thì ta sẽ đặt việc học tập vào

các mới liên hệ khác nhau: cần học cái gì, khi nào thì học, học như thế nào, áp dụng ở đâu,
áp dụng như thế nào…, từ đó ta có thể rút ra mối quan hệ giữa những điều ta học được để
tạo nên một hệ thống kiên thức cần thiết cho quá trình học tập. Ví dụ như khi học mơn Sinh
thì có những kiến thức của mơn Sinh khơng làm rõ mà chỉ khái qt vấn đề, trong khi có
những bợ môn khác lại tập trung làm rõ vấn đề đó thì ta phải tìm hiểu để có thể hiểu sâu
sắc hơn vấn đề và phải tiếp thu những ý kiến khác nhau để so sánh. Hoặc muốn nhận thức
đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta cịn phải tìm ra mới liên hệ của tri
thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức c̣c sớng và ngược lại, vì tri thức
triết học được khái quát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất
là tri thức chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.
Nhưng người ta vẫn thường nói “Học đi đôi với hành”. Học và hành là hai mặt của
mợt quá trình thớng nhất, nó khơng thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một.
Chỉ khi nào áp dụng những thứ học được vào thực tế thì mới có thể đới chiếu để so sánh
xem những điều mình học đã đúng hay chưa, có phát sinh ra những vấn đề khác hay
không. Điều quan trọng nhất là làm sao đưa lý thuyết vào thực tiễn để được kiểm nghiệm,
cụ thể hóa bằng những sản phẩm có thực. Chẳng hạn, khi học xong lý thuyết cách viết
luận, chúng ta phải thực hành bằng một luận cụ thể. Đặc biệt đối với môn ngoại ngữ, học
không thể tách rời với hành. Việc hiểu nghĩa từ sẽ có hiệu quả hơn nếu người học biết sử
dụng từ thường xun trong bất cứ tình h́ng giao tiếp nào. Như vậy thì việc nhớ từ mới
trở nên chính xác và bền lâu trong tâm trí người học. Nếu chúng ta chỉ chăm chú học
tḥc các thì trong tiếng Anh, các cấu trúc ngữ pháp trong khung đóng sẵn, ta sẽ khó nhớ
và mau quên. Tuy nhiên, nếu đem lí thuyết ấy vận dụng vào thực tiễn nói hoặc viết thì sẽ
nhớ lâu hơn rất nhiều.


Đương nhiên, chúng ta cũng cần chống lại quan điểm chiết trung, thuật ngụy biện.
Chúng ta cần nhận thức rõ ràng “Hành” không chỉ là mục đích mà còn là một phương pháp
học tập hiệu quả, thiết thực. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta
khơng vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vơ ích. Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế
nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan… Lúng túng không biết phải làm công việc mà

chuyên môn mình đã được học như thế nào? Dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi là
sự hoang mang, chán nản. Nguyên do dẫn đến việc “Học” mà không “Hành” được là do
học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường không thật sự chuyên tâm, rèn luyện,
trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động. Hiểu được việc này em luôn cố gắng
trau dồi, luyện tập kĩ năng nói của mình. Em nhận thức được rằng sau này mình sẽ làm một
giáo viên, dù em có sở hữu khối lượng kiến thức đồ sộ đi chăng nữa nhưng khi đứng trên
bục giảng lại nói năng không rõ ràng, lắp bắp thì học sinh chắc chắn không thể nào hiểu
bài được. Khi trên lớp em đã được thầy, cô chỉ dẫn cách truyền đạt hoặc em sẽ học theo
cách diễn đạt của thầy, cô và tạo thành phong cách dạy của riêng em. Để thực hành những
lý thuyết về khả năng Sư phạm, em thường hay dạy em trai mình học. Hiện nay, khả năng
trình bày vấn đề, thể hiện ý kiến của em ngày một mạch lạc, dễ hiểu hơn. Tất nhiên, để tiến
bộ được em đã bỏ ra nhiều thời gian, công sức và sự nhẫn nại. Ví dụ thầy, cô dạy cần phải
chú ý giọng nói, âm điệu, tốc độ của mình thì em phải học cách làm những điều này sao
cho thật phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể: bài thuyết trình về lòng yêu nước em sẽ thể
hiện với giọng hùng hồn, nhán mạnh những chỗ đáng chú ý, tốc độ tuyệt đối không được
chậm chạp, rề rà, khi bàn về tình cảm gia đình, em sẽ dùng giọng điệu nhẹ nhàng, chậm
rãi,...


Can đảm, tự tin thực hành những lý thuyết đã học (Ng̀n )
Qua quan điểm tồn diện ta có thể thấy mối quan hệ của việc học, và việc vận dụng
quan điểm tồn diện khơng chỉ có áp dụng trong học tập mà cịn áp dụng trong q trình
học, tu dưỡng các phẩm chất đạo đức để hoàn thiện bản thân. Một con người mà theo Bác
Hồ đã nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà khơng có tài thì làm việc
gì cũng khó” đây là hai mặt khác nhau về nội dung nhưng thớng nhất với nhau để góp phần
hồn thiện bản thân. Khi đã có tài qua việc học tập thì đức sẽ làm cho cái tài của ta được
bộc lộ mợt cách tồn diện. Đức khơng chỉ là do mợt phẩm chất tạo thành mà cần rất nhiều
phẩm chất góp lại để tạo nên. Nó được bộc lộ trong mọi thời gian khơng gian khác nhau,
nó phản ánh đúng bản chất con người trong việc đối nhân xử thế. Rõ ràng là giá trị con
người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới

trở nên toàn diện, mới đạt hiệu quả lao đợng cao và mới có ích cho mọi người.

(Nguồn )

(Nguồn )

Đức đi đôi với tài nhưng đức là gốc, là cái trước tiên


Cần tránh phiến diện siêu hình và triết chung ngụy biện. Tức là tránh việc không biết
rút ra bản chất, mối liên hệ cơ bản , để bảo vệ quan điểm của mình lại biến cái khơng cơ
bản thành cơ bản, không bản chất thành bản chất. Chẳng hạn như việc khẳng khăng chỉ
cần có đức là được không cần tài năng gì cả chính là quan điểm chiết trung, phiến diện. Có
đức, có khát vọng hành đợng vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực
kém thì những ý định tớt cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp con người lao đợng
có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta trở nên ít có tác dụng trong đời sống con người. Cũng
không thể ngụy biện cho việc có tài rồi thì không cần trau đời đạo đức. Có tài mà khơng có
đức là người vô dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cho
mợt cá nhân thì cũng vô giá trị. Con người ta không thể sớng mợt mình, khơng thể tách rời
khỏi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân dân, nhân loại. Giá trị một con người được xem
xét chính bởi tác dụng của cá nhân đó trong mối quan hệ với đồng loại. Người khơng có
đức là người khơng quan tâm đến qùn lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ vun
vén để có lợi cho riêng họ. Người có tài mà phản bợi Tở q́c, đi ngược lại lợi ích của tập
thể thì chẳng những vơ dụng mà cịn có tợi.
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh dù trong thời gian nghỉ dịch Covid
vẫn tổ chức rất nhiều hoạt động để rèn luyện cho sinh viên trường rèn luyện đạo đức, tấm
lòng nhân ái,... Vì đa số các bạn trường chúng ta sau này sẽ là những giáo viên tài giỏi.
Nhưng để thực sự là người theo nghề cao quý thì không thể thiếu cái tâm, cái đức. Chính
vì thế chương trình ‘Thắp sáng ngọn lửa trái tim” được tổ chức bởi Đoàn – Hội trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí với thông điệp: Đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ cho

các bạn sinh viên gặp khó khăn trong đại dịch Covid – 19.


Chương trình “Thắp sáng ngọn lửa
trái tim” từ 20 giờ đến 21 giờ 30 phút
ngày 27/10/2021 được phát sóng trên
trang cộng đồng “Tuổi trẻ trường Đại
học Sư phạm Thành phố Hờ Chí
Minh”
(Ảnh: tự chụp)

Học tập là mợt q trình hoạt động căng thẳng của tư duy. Muốn đạt tới mục đích học
tập, cho dù là rất nhỏ (giải một bài tập, học thuộc một công thức...). người học tập phải tập
dượt cách suy nghĩ thông qua các thao tác trí ṭ. từ nhận biết, so sánh, phân tích, tởng hợp
đến cụ thể hóa đến khả năng dự đoán, bảo vệ chân lý do mình đề xuất... Tất thảy những gì
có được về phương pháp nhận thức, về tư duy là kết quả tất ́u của mợt q trình học tập
lâu dài, bền bỉ.
Về quá trình học tập của sinh viên: Một khi người học đã tích lũy được một khối lượng
tri thức cần thiết có được một trình độ nhận thức xác định, họ có thể nhận thức thế giới
khách quan một cách sâu sắc hơn. Tính quy luật của những gì đang tồn tại và vận động
quanh họ được dần sáng tỏ vì chúng luôn có các mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau, sự thích
ứng của họ với tự nhiên, với xã hội vừa được định hướng theo những quan điểm chính
thớng của thời đại, vừa mang màu sắc cá nhân.


Là sinh viên học ở trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, bước vào một
môi trường mới có sự thay đổi về các yêu tố không gian và thời gian. Một môi trường học
tập mới khác nhiều với cách dạy truyền thống ở phổ thông, ở bậc đại học thì mọi thứ yêu
cầu cao hơn rất nhiều. chính vì thế không thể áp dụng các quá trình học tập cũ như: thầy
đọc trò chép, học thuộc lòng... Những phương pháp học thụ động này không hiệu quả cũng

như không đóng góp vào công cuộc đổi mới một cách căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo của Đảng và Nhà nước. Trên Đại học, việc học lấy người học làm trung tâm. Vì vậy,
sinh viên cần chủ động tìm tòi áp dụng các phương pháp học tập mới khi bước vào giảng
đường đại học. Cụ thể có thể áp dụng một số phương pháp học tập sau:
Đầu tiên, không thể không nói đến đó là Tự học: là quá trình lao động trí óc để chiếm
lĩnh kiến thức, quá trình tự học giúp sinh viên tìm kiếm và giải quyết một vấn đề được đặt
ra. Sau khi giải quyết được vấn đề đó sẽ giúp cho quá trình nhận thức của sinh viên ngày
càng phát triển. Không kể thời gian học trên giảng đường, khi lê đại học rồi chúng ta hơn
nhau chủ yếu ở phần tự học. Kiến thức trên Đại học vô cùng rộng lớn, thầy, cô chỉ dẫn dắt,
định hướng cho chúng ta những điều cơ bản, cần thiết nhất. Vì thế, kiến thức của chúng ta
có sâu, có đầy đặn hơn người hay không phải dựa vào quá trình tự học. Ở nhà, em cố gắng
chuẩn bị bài, đọc qua tài liệu thầy cô đã cho trước, nỗ lực hoàn thành những yêu cầu đặt ra
đối với môn học, tín chỉ như yêu cầu trước khi lên lớp như thế nào, trong khi lên lớp như
thế nào, sau khi về nhà như thế nào ra sau, quá trình ôn tập, kiểm tra, thi cử được tổ chức
theo hình thức nào,...

Tự học (Nguồn )


Trong quá trình học tập trên giảng đường: các bạn sinh viên khác cũng như em đều cần
tập trung nghe giảng. Vì mỗi sự vật, hiện tượng luôn có sự liên hệ nên tập trung nghe giảng
sẽ giúp sinh viên nắm được quy luật vận động và phát triển của một sự vật, hiện tương vấn
đề để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện. Bên cạnh đó, chúng ta cần có tinh thần ham học hỏi,
luôn hào hứng tìm tòi, tiếp thu những kiến thức mới vì mọi sự vật, hiện tượng luôn phong
phú, phổ biến. Khi vận dụng vào quá trình học tập, cần xem xét các yếu tố như: khả năng,
mục đích,... từ đó mỗi cá nhân sẽ sử dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.
Phân chia quá trình học tập thành các giai đoạn nhỏ khác nhau, từ đó nhận thức và tìm ra
được phương pháp học hiệu quả nhất, hiệu suất cao nhất, từ đó nhắm thúc đẩy quá trình
tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Hoặc khi ta học kém đi, điểm sớ giảm cần tìm ngun
nhân do đâu khiến ta như vậy. Do lười học, không hiểu bài, không làm bài tập hay khơng

có thời gian học. Nếu tìm được nguyên nhân cụ thể, chủ yếu thì sẽ tìm được cách giải quyết
đúng đắn
Tất cả các bạn sinh viên khác không chỉ riêng em nên chủ động trong việc tìm cách
tiếp thu kiến thức hiệu quả phù hợp với tư duy, tính cách, điều kiện, hoàn cảnh của bản
thân để không chỉ đạt được kết quả tốt mà còn có thể vận dụng những thứ đã học vào cuộc
sống, nghề nghiệp. Đừng chỉ nghe thầy cô giảng bài rồi từ tai nọ sang tai kia, nghe cho vui
thì sẽ không có ý nghĩa, lãng phí thời gian, công sức và tiền của.
Ngoài ra, quan điểm này đòi hỏi phải tránh quan điểm chiết trung và quan điểm ngụy
biện. Tức là tránh việc không biết rút ra bản chất, mối liên hệ cơ bản , để bảo vệ quan điểm
của mình lại biến cái khơng cơ bản thành cơ bản, không bản chất thành bản chất. Ví dụ
như sau mỗi tín chỉ em đều tự nhìn nhận lại toàn diện và rút ra bản chất cốt lõi. Việc thầy,
cô cho điểm chưa tốt, chưa như mong muốn là do bản thân còn thiếu sót, làm bài chưa
được hoàn chỉnh. Không được sa vào quan điểm nguy biện khi đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho
việc không đủ thời gian làm bài nên làm một cách cấu thả, qua loa. Không được nhìn nhận
một cách phiến diện là thầy, cô muốn làm khó mình. Tự bản thân phải chống lại cách xem
xét siêu hình, phiến diện, một chiều. Cũng không được cho rằng chỉ cần học sao cho điểm
cao, cho đủ số tín chỉ trường yêu cầu là được, còn việc có áp dụng nó được vào thực tế


cuộc sống hay không không quan trọng, thụ động trong việc tiếp thu kiến thức dẫn đến sa
vào quan điểm chiết trung.
Trên đây là những vận dụng của bản thân em trong học tập trước khi có Covid xảy đến.
Khi dịch bệnh bùng phát, trường cho chúng em nghỉ học trực tiếp trên giảng đường mà
chuyển sang học trực tuyến đã tạo điều kiện cho em được vận dụng quan điểm toàn diện
và quan điểm lịch sử cụ thể trong cuộc sống, học tập của bản thân rộng hơn, sâu hơn và
sáng tạo hơn. Bản thân là sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh em
ý thức được việc học trực tuyến không chỉ là giải pháp để giúp sinh viên có thể tiếp tục
q trình học tập an tồn mà cịn góp phần chủn giao công nghệ số trong giáo dục. Các
sinh viên linh hoạt hơn trong sử dụng thiết bị điện tử, tự tìm ra cho mình phương pháp học
mới để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Đồng thời do không thể làm việc trực tiếp

nên giảng viên khó có thể quản lý, theo dõi sát sao quá trình học tập của các bạn. Vì vậy,
mỡi cá nhân sinh viên càng cần tự đề cao ý thức, tính tự giác, sự chủ đợng, tính kỷ ḷt
nhiều hơn.

(Ng̀n />Quan điểm tồn diện đới lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ hướng nhận
thức con người vào xem xét nhiều mặt, nhiều mới liên hệ mà cịn ở chỡ từ những tri thức
về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỡ khái qt hóa, rút ra cái bản chất, quy


luật chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật. Chẳng hạn, xét trong vấn đề chuyển sang
hình thức học trực tuyến trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát của sinh viên, cần phải xác
định rõ trọng tâm của việc học online chính là hình thức vừa đảm bảo tiến trình của giáo
dục, vừa đảm bảo chớng dịch hiệu quả. Xét trong bới cảnh tác đợng, có thể thấy việc học
trực tuyến là một trong những biện pháp phịng chớng dịch của nhà nước, việc này nhằm
giảm thiểu số ca lây nhiễm trong cộng đồng bằng việc giảm thiểu tụ tập nơi đông người và
giảm tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, nếu nhận định vấn đề học trực tuyến của sinh viên thời
kỳ này chỉ là một biện pháp để chớng dịch thì sẽ sa vào quan điểm triết chung, xác định sai
bản chất thật sự của vấn đề. Học trực tuyến còn nhằm đảm bảo tiến trình giảng dạy, khới
lượng kiến thức cho sinh viên, tránh tình trạng sinh viên đứt gãy chuỗi kiến thức. Từ đó
rút ra, việc học online là tởng hịa cả hai vấn đề: đảm bảo tiến trình giáo dục và đảm bảo
chớng dịch hiệu quả. Nên sinh viên chúng ta cần thông cảm cho nhà trường, chấp nhận và
chủ động thích nghi với cách thức học tập mới mẻ này.
Từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng ta đặt mối liên hệ bản chất
đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Đặt trong mối quan hệ với giáo dục: Việc học tập của sinh viên là q trình xun
śt, việc tiếp thu kiến thức, quá trình thu nhận kiến thức của sinh viên tránh bị lỡ hởng
kiến thức sẽ làm khó khăn cho việc học trực tiếp khi hết dịch. Việc học và hình thức thi
cũng được nhà trường thay đởi để phù hợp với hồn cảnh. Từ đó, tạo cơ hợi giúp các bạn
sinh viên chúng ta linh hoạt hơn trong việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin, tìm ra phương
pháp học mới mẻ hơn so với phương thức học truyền thớng, thúc đẩy sự tìm kiếm thơng

tin để hỡ trợ việc học online hiệu quả hơn. Trong quá trình học trực tuyến, bản thân sinh
viên không lơ là mà chủ động giơ tay phát biểu, tương tác với thầy cô. Điều này tạo nên
khơng khí lớp học thoải mái, kích thích việc học tập, tránh b̀n ngủ.
Quan trọng khơng kém, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải tránh quan điểm chiết trung
và quan điểm ngụy biện. Tức là tránh việc không biết rút ra bản chất, mối liên hệ cơ bản,
để bảo vệ quan điểm của mình lại biến cái không cơ bản thành cơ bản, không bản chất
thành bản chất. Ví dụ: Việc sinh viên chúng ta vẫn có thể học tập bằng con đường trực
tuyến phải được nhìn nhận tồn diện và rút ra bản chất cớt lõi. Không thể khăng khăng


cho rằng đây chỉ là biện pháp chống dịch chứ khơng phải mợt phương thức học tập chính
gớc, dẫn đến lơ là việc học, lười biếng, mở lớp học lên rời làm việc riêng, đến lúc thành
tích học tập đi x́ng, lại đở lỡi cho việc dịch bệnh khiến mình không thể học được. Như
vậy đã sa vào quan điểm ngụy biện. Cũng không thể cho rằng đây chỉ là một biện pháp
học tập mới mà không để ý đến việc đây cũng là một biện pháp chống dịch, dẫn đến tình
trạng tuân thủ việc học nhưng vi phạm quy tắc chống dịch, như hẹn bạn bè tụ tập để học
chung, hay đến những nơi như quán cafe, quán ăn để học tập, dẫn đến việc dịch bệnh bùng
phát và lây lan nhanh hơn. Như vậy đã sa vào quan điểm chiết trung.
Ngoài ra, còn có thể vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào việc học tập khi Covid
bùng phát. Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều được sinh ra, tồn tại và phát triển trong
những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể nên khi nhận thức về tác động vào sự vật, hiện
tượng phải chú ý điều kiện hồn cảnh lịch sử, mơi trường cụ thể mà ở đó sự vật, hiện tượng
sinh ra, tồn tại và phát triển. Chẳng hạn như nếu bản thân mỗi sinh viên không cố gắng
thích nghi được với việc học tập từ xa trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, thì tất yếu sẽ
dẫn đến việc thu nhận tri thức khó khăn. Dẫn đến hậu quả xấu hơn là sẽ hởng kiến thức
trong śt q trình học tập hoặc và không thể đạt được điểm cao trong những kì thi ći
học phầ vơ cùng quan trọng.
Khi vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể, chúng ta tránh giáo điều, chung chung,
thiếu tính lịch sử - cụ thể. Tránh sùng bái cái đã biết, vận dụng nó mợt cách dập khn,
máy móc vào trong những điều kiện lịch sử khác nhau. Tránh vận dụng giáo điều kiến

thức sách vở mà không tính đến điều kiện thực tế. Dễ nhận thấy khi học Online, nhiều
sinh viên trở nên thụ động, chỉ biết học và ghi chép theo những gì thầy cơ giảng dạy mà
khơng biết tìm tịi, học hỏi thêm những kiến thức mở rộng, không biết tự mình đưa ra
những ví dụ cụ thể, sát với bài học và khơng biết tìm cách áp dụng vào đời sống hằng
ngày. Trong điều kiện dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, việc được thầy cô đưa đi tham
quan để có những trải nghiệm thực tế là khơng thể. Vì vậy, mỡi sinh viên cần phải có ý
thức tự giác học tập, không phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô, nếu không sẽ dẫn đến việc
tiếp thu bài một cách sáo rỗng, không hiểu rõ và đi sâu vào khai thác vấn đề.


Ngoài ra, khi học online, sinh viên cũng không thể áp dụng phương pháp học như ở
trên lớp, cần phải sáng tạo hơn trong việc học, tận dụng những thuận lợi về công nghệ để
tối ưu hóa việc học online của bản thân. Trong hoạt động thực tiễn cần xử lý cả tình
h́ng linh hoạt, căn cứ và o điều kiện cụ thể để sửa đởi các chính sách, qút sách một
cách phù hợp. Ví dụ như covid-19 đã trở thành chất xúc tác cho sinh viên trên toàn thế
giới khơng chỉ riêng em tìm kiếm các giải pháp học tập sáng tạo, hiệu quả, phù hợp nhất
với bản thân mỗi người trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá trình phát
triển về mọi mặt cả về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên thời kì này
phải tranh thủ điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả
đức cả tài, học hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã
hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển
tiếp tục trong tương lai. Chúng ta cần phải chuẩn bị một nền tảng thật vững chắc cho sự
phát triển mạnh mẽ trong tương lai.



×